ĐẠI HỌC
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu hỏi tiểu luận:
“Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và sự
vận dụng trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc hiện nay”
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:
Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC..............5
1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.........5
1.2 Độc lập dân tộc gắn liền với tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc của nhân dân.........7
1.3 Độc lập dân tộc phải là nên độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để...............................8
1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ......................................8
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
TRONG BẢO VỆ VỮNG CHẮC ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN, THỐNG NHẤT, TOÀN
VẸN LÃNH THỔ CỦA TỔ QUỐC HIỆN NAY....................................................................10
2.1 Thực trạng của sự vận dụng trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc hiện nay....................................................................10
2.2 Vận quan điểm Hồ Chí Minh của Đảng ta trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc hiện nay..............................................10
2.3 Trách nhiệm của sinh viên nói chung và bản thân nói riêng trong việc bảo vệ
vững chắc độc lập dân tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ................................................12
KẾT LUẬN...................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................15
MỞ ĐẦU
Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng
hịa, Hồ Chí Minh đã đanh thép khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do”. Tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ
Chí Minh là độc lập dân tộc, Bác đã từng nói: “Tự do cho đồng bào tơi, độc lập
cho tổ quốc tơi, đó là tất cả những gì tơi muốn, đó là tất cả những gì tơi hiểu”1.
Cho đến nay tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc vẫn luôn soi
đường cho cách mạng của nhân dân ta, đặt nền tảng vững chắc cho sự hình
thành và phát triển lý luận cách mạng.
Đặc biệt là khi chúng ta đang ở trong một thế giới tồn cầu hóa mạnh mẽ,
đan xen cùng với nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu
tranh gay gắt giữa các nước, giữa các nền kinh tế, chính trị và văn hóa khác
nhau, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khơng cịn là
chuyện riêng của từng quốc gia hay dân tộc. Ðiều đó đã tạo ra những thời cơ và
thách thức cho mỗi quốc gia, nhất là đối với các nước nhỏ trong việc bảo vệ lợi
ích, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của tình hình khu
vực và trên thế giới trong những năm gần đây, hơn bao giờ hết, đòi hỏi đất nước
ta phải phát triển nhanh, bền vững, nâng cao sức mạnh tổng hợp, nội lực của đất
nước về mọi mặt; đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ
hoàn cảnh nào. Ðây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của chúng ta hôm nay
trước tổ tiên và các thế hệ cha anh đi trước, như lời Bác Hồ dạy: "Các Vua Hùng
đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" .
1 Học viện Chính Trị quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh: Biên niên
tiểu sử , Nxb. Chính trị quốc gia, 2006, t. 1, tr.112
Vì vậy, việc nghiên cứu, vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề độc
lập dân tộc vào việc học tập, rèn luyện trong sinh viên là vấn đề có ý nghĩa thiết
thực. Do đó, em đã lựa chọn chủ đề: “Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vấn
đề độc lập dân tộc và sự vận dụng trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc hiện nay” làm đề tài nghiên cứu tiểu
luận kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN
TỘC
1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các
dân tộc
Khát khao to lớn của dân tộc ta là, luôn mong nuốn có được một nền độc lập
cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng,
bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy. Người nói
rằng, cái mà tơi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được
độc lập.
Nhân cơ hội các nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ
nhất họp hội nghị ở Vécxây (Pháp) năm 1919. Thay mặt những người yêu nước
Việt Nam tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân
An Nam, với hai nội dung chính là địi quyền bình đẳng về mặt pháp lý và đòi
các quyền tự do, dân chủ. Bản u sách khơng được Hội nghị chấp nhận nhưng
qua đó ta thấy lần đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc
thuộc địa mà trước hết là quyền bình đẳng và tự do đã hình thành.
Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người - “những
quyền mà khơng ai có thể xâm phạm được” đã được ghi trong bản Tuyên ngôn
Độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị
thiêng liêng, bất biến về quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do… Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được”2.
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh cũng đã xác
định mục tiêu chính trị của Đảng là:
2Hồ Chí Minh: Tồn tập, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.1.
“- Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
- Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”3.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong Tuyên ngơn Độc lập,
Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân
đồng bào và thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và
sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và
độc lập ấy”4.
Trong thư gửi Liên hợp quốc năm 1946, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng
định: “Nhân dân chúng tơi thành thật mong nuốn hồ bình. Nhưng nhân dân
chúng tơi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng
liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”5.
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, trong Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người ra lời hiệu triệu, thể hiện
quyết tâm sắt đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc - giá trị thiêng liêng
mà nhân dân Việt Nam mới giành được: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”6.
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam: ồ ạt
đưa quân viễn chinh Mỹ, chư hầu vào miền Nam tiến hành chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trong hồn cảnh khó khăn,
chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý thời đại, một tuyên
ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập, tự do trên thế giới “Khơng
có gì quý hơn độc lập, tự do”7. Với tư tưởng trên của Hồ Chí Minh, nhân dân
Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, buộc chúng
3Hồ Chí Minh: Tồn tập, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.1.
4Hồ Chí Minh: Tồn tập,NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.3.
5Hồ Chí Minh: Tồn tập, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.522.
6Hồ Chí Minh: Tồn tập, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.534.
7Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.131.
phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của
nhân dân Việt Nam, rút quân Mỹ về nước.
1.2 Độc lập dân tộc gắn liền với tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc của
nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người
đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân
tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Và bằng lý lẽ đầy thuyết
phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách
mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải
ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”8, Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc
Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi. “Đó là
lẽ phải khơng ai chối cãi được”9. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người
cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách mạng là “Làm cho
nước Nam được hoàn toàn độc lập…dân chúng được tự do…thủ tiêu hết các thứ
quốc trái…thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân
cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo…thi hành luật ngày làm 8 giờ”10.
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập và
một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do. Người nói:
“Nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì”11.
Ngồi ra, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân.
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong hồn cảnh nhân
dân đói rét, mù chữ… , Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải….
Làm cho dân có ăn.
8Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.1.
9Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.1.
10Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.1,2.
11Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.64.
Làm cho dân có mặc.
Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”12.
Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh,
Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như
Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”13.
1.3 Độc lập dân tộc phải là nên độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dân đế quốc hay dùng chiêu
bài mị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi là “độc
lập tự do” giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thực chất là nhằm
che đậy bản chất “ăn cướp” và “giết người” của chúng.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt
để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân khơng có
quyền tự quyết về ngoại giao, khơng có qn đội riêng, khơng có nền tài chính
riêng…. , thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong hoàn
cảnh đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là
nạn thù trong giặc ngồi bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc lập thật sự mới
giành được, Người đã thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp
định Sơ bộ ngày 6-3-1946, theo đó: “Chính phủ Pháp cơng nhận nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của
mình, qn đội của mình, tài chính của mình”14.
1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
12Hồ Chí Minh: Tồn tập, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.175.
13Hồ Chí Minh: Tồn tập, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.187.
14Hồ Chí Minh: Tồn tập,NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.583
Sau Cách mạng Tháng Tám, miền Bắc nước ta thì bị qn Tưởng Giới
Thạch chiếm đóng, miền Nam thì thực dân Pháp xâm lược và sau khi độc chiếm
hoàn toàn Việt Nam, một lần nữa thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam Kỳ tự
trị” hòng chia cắt nước ta một lần nữa. Trong hồn cảnh đó, trong bức Thư gửi
đồng bào Nam Bộ (1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân
nước Việt Nam. Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý đó khơng bao giờ
thay đổi”. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm
thời bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì đấu tranh để thống
nhất Tổ quốc. Tháng 2 năm 1958, Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một,
dân tộc Việt Nam là một”. Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt
đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khan
gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ
nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào
Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc
lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên
suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ
DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ VỮNG CHẮC ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN,
THỐNG NHẤT, TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA TỔ QUỐC HIỆN NAY
2.1 Thực trạng của sự vận dụng trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc hiện nay
2.1.1 Thực trạng của sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, Đảng ta và nhân
dân ta nhất quán thực hiện nguyên tắc đặt lợi quốc gia, dân tộc lên đầu, giữ vững
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chế độ chính trị xã
hội chủ nghĩa, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hịa bình",
hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; bước đầu
đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kiềm chế được tốc
độ gia tăng tội phạm.
2.1.2 Những hạn chế trong việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh hiện nay.
Bên cạnh đó vẫn cịn có những hạn chế như: nhận thức của một số cán bộ
các cấp, các ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chưa thật
đầy đủ, sâu sắc. Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc
phòng, an ninh trên một số lĩnh vực, địa bàn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Việc
quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, các nghị quyết của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phịng, an ninh của một số cấp ủy, chính
quyền có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để; cịn thiếu những giải pháp mang
tính chiến lược, tổng thể. Cơ chế, chính sách, pháp luật về quốc phịng, an ninh
chưa hồn thiện.
2.2 Vận quan điểm Hồ Chí Minh của Đảng ta trong bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc hiện nay.
Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững mơi
trường hịa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự,
an tồn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả
hệ thống chính trị và tồn dân, trong đó Qn đội nhân dân và Cơng an nhân dân
là nịng cốt. Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc
phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái,
đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa
an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an tồn thơng tin, an
ninh mạng.
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời
của Tổ quốc; đồng thời giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển bền
vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình
trên cơ sở tơn trọng luật pháp quốc tế.
Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc
phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển,
đảo. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc
phòng, an ninh tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược.
Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp
tác quốc tế về quốc phòng, an ninh. Xây dựng "thế trận lòng dân", tạo nền tảng
vững chắc xây dựng nền quốc phịng tồn dân và nền an ninh nhân dân. Có kế
sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động
phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố
bên trong có thể gây ra đột biến.
Xây dựng Quân đội nhân dân, Cơng an nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh
chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức
mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân
dân.
2.3 Trách nhiệm của sinh viên nói chung và bản thân nói riêng trong việc
bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Sinh viên phải khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi
mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc,
truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tơn
dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác
định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc,
xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến
thức quốc phịng - an ninh đối; hồn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng trong thời gian học tập.
Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và
người có thẩm quyền huy động, động viên. Tích cực, tự giác, tình nguyện tham
gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế - quốc phịng, góp phần xây
dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ
vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm
chỉnh Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
KẾT LUẬN
Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc là tư tưởng
chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của
những nhà yêu nước đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước.
Vì vậy để tiếp tục kế thừa và phát huy tư tưởng tốt đẹp này mỗi công dân cần
phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ không được phép sao
nhãng, lơ là, nhưng cũng là cuộc đấu tranh lâu dài, kiên trì, bền bỉ với những
khó khăn, thử thách to lớn.
Là sinh viên Trường Đại học …. cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan
trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất
lãnh thổ; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc
xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng
cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân
sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (khơng chun)
2. Học viện Chính Trị quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Hồ Chí Minh và các lãnh
tụ của Đảng: Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử , Nxb. Chính trị quốc gia, 2006
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011
4. Tuyên Ngôn Độc Lập
5. />6. />
nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/bao-vevung-chac-doc-lap-chu-quyen-thong-nhat-toan-ven-lanh-tho-cua-to-quoc544849.html
7.
/>
voi-chu-nghia-xa-hoi-124636
8. />