Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại trung tâm y tế huyện lục ngạn tỉnh bắc giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.56 KB, 94 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THUỶ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG
SINH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LỤC
NGẠN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2020

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2020
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS
Phạm Thị Thuý Vân, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Thuỷ là những người Thầy, Cơ đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tôi cả về kiến thức cũng như phương
pháp luận, trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới: Ban giám hiệu, các Thầy Cơ phịng Đào tạo,
Bộ mơn Dược lâm sàng - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi,
truyền thụ cho tôi những kiến thức trong thời gian tôi học tập và rèn luyện tại
trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ viên chức khoa
Khám bệnh, khoa Nội, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Truyền nhiễm – Da liễu, khoa
Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi thu thập số liệu và tài liệu liên quan, giúp tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã
nhiệt tình ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.


Tơi xin chân thành cảm ơn!
Lục Ngạn, ngày 27 tháng 11 năm 2020
HỌC VIÊN

NGUYỄN THỊ THUỶ


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
3
1. 2. ĐÁNH GIÁ TIÊU THỤ KHÁNG SINH TRONG BỆNH VIỆN.............................................3
1.1.1. Đánh giá định tính...............................................................................................4
1.1.2. Đánh giá định lượng............................................................................................4
1.3. TỔNG QUAN MỘT SỐ BỆNH NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI TTYT HUYỆN LỤC
NGẠN...............................................................................................................................6
1.3.1. Nhiễm trùng đường hô hấp..................................................................................6
1.2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu...............................................................................9
1.3.3. Nhiễm trùng da mô mềm...................................................................................10
1.3.

TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ KHÁNG SINH THƯỜNG DÙNG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG

TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

LỤC NGẠN......................................................................14


1.3.1. Nhóm Pencillin.................................................................................................14
1.3.2. Nhóm cephalosporin.........................................................................................15
1.3.3. Nhóm fluoroquinolon........................................................................................16
1.3.4. Nhóm macrolid.................................................................................................17
1.3.5. Nhóm aminoglycosid........................................................................................18
1.4.

TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH...........18

1.5.

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LỤC NGẠN..............................................20


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:......................................................................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1................................................................21
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2................................................................21
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 3................................................................21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................22
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu..........................................................22
2.2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................23
2.2.4. Quy ước sử dụng trong nghiên cứu....................................................................24
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.............................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ............................................................................................27
3.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỤ KHÁNG SINH TẠI TTYT HUYỆN LỤC NGẠN GIAI
ĐOẠN


2018 -2019..........................................................................................................27

3.1.1. Đặc điểm về DDD/100 ngày nằm viện của kháng sinh toàn viện giai đoạn
2018 - 2019..................................................................................................................27
3.1.2. Đặc điểm về DDD/1000 đơn kê ngoại trú của các kháng sinh toàn viện giai
đoạn 2018 – 2019........................................................................................................32
3.1.3. Đặc điểm về chi phí sử dụng kháng sinh tại TTYT huyện Lục Ngạn giai đoạn
2018 – 2019.................................................................................................................34
3.2. KẾT QUẢ KÊ ĐƠN KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH TTYT.............................................................................................................................35
3.2.1. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trên toàn bộ đơn kê ngoại trú.............................36
3.2.2. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trên một số đơn kê..............................................37
3.3. PHÂN TÍCH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN TRÊN BỆNH
NHÂN NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ............................................................................43

3.3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu......................................43
3.3.3. Đặc điểm về sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp...................45
3.3.4. Đặc điểm về hiệu quả điều trị...........................................................................50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.........................................................................................51


4.1. MỨC ĐỘ VÀ XU HƯỚNG TIÊU THỤ KHÁNG SINH TẠI TTYT HUYỆN LỤC NGẠN.....51
4.1.1. Tình hình tiêu thụ kháng sinh nhóm Cephalosporin...........................................52
4.1.2. Tình hình tiêu thụ kháng sinh nitro-imidazol.....................................................54
4.1.3. Tình hình tiêu thụ các nhóm kháng sinh khác....................................................54
4.1.4. Tình hình tiêu thụ kháng sinh tại các khoa lâm sàng..........................................55
4.1.5. Tình hình tiêu thụ kháng sinh ngoại trú.............................................................56
4.1.6. Chi phí sử dụng kháng sinh theo các khoa trong điều trị nội trú và ngoại trú....57
4.2. KÊ ĐƠN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ................................................58
4.2.1. Sử dụng kháng sinh trên toàn bộ đơn kê ngoại trú.............................................58
4.2.2. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trên một số đơn kê..............................................58

4.2.3. Về chỉ định kháng sinh trong kê đơn ngoại trú..................................................59
4.2.4. Liều dùng kháng sinh trong kê đơn ngoại trú.....................................................61
4.2.5. Đường dùng, cách dùng kháng sinh, tương tác, chống chỉ định trong kê đơn
ngoại trú....................................................................................................................... 61
4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN CẤP NỘI
TRÚ................................................................................................................................62

4.3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.......................................................................62
4.3.2. Lý do sử dụng kháng sinh..................................................................................62
4.3.3. Sử dụng kháng sinh trong viêm phế quản cấp....................................................63
4.4. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU..................................................64
KẾT LUẬN................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................


Chữ viết tắt
HSCC
ICU
TTYT
ĐKKV
VPQ
C1G
C2G
C3G
C4G
BN
DDD
FQ

CCĐ

KS
HDSD
NSX
H

DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chú thích
Hồi sức cấp cứu
Chăm sóc tích cực
Trung tâm y tế
Đa khoa khu vực
Viêm phế quản
Cephalosporin thế hệ 1
Cephalosporin thế hệ 2
Cephalosporin thế hệ 3
Cephalosporin thế hệ 4
Bệnh nhân
Defined daily dose
Fluoroquinolon
Chỉ định
Chống chỉ định
Kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng
Nhà sản xuất
Giờ


DANH MỤC CÁC
Bảng 1. 1: Chỉ định kháng sinh trong các nhiễm trùng theo các hướng dẫn................11
Bảng 1. 2: Phổ tác dụng nhóm penicilin......................................................................14

Bảng 1. 3: Phổ tác dụng nhóm cephalosporin..............................................................15
Bảng 1. 4: Phổ tác dụng nhóm fluoroquinolon............................................................16
YBảng 2. 1: Các tiêu chí đánh giá đơn kê kháng sinh.................................................25
Bảng 2. 2: Các tiêu chí đánh giá chỉ định kháng sinh điều trị VPQ cấp....................26Y
Bảng 3. 1: DDD/100 ngày nằm viện của các nhóm kháng sinh trong tồn viện..........27
Bảng 3. 2: Số liều DDD/100 ngày nằm viện hoạt chất kháng sinh toàn viện...............29
Bảng 3. 3: Đặc điểm về DDD/1000 đơn kê ngoại trú các hoạt chất kháng sinh...........33
Bảng 3. 4: Đặc điểm kê đơn thuốc ngoại trú tại TTYT................................................36
Bảng 3. 5: Mơ hình bệnh nhiễm trùng tại khoa khám bệnh TTYT..............................36
Bảng 3. 6: Các kháng sinh được kê đơn ngoại trú.......................................................37
Bảng 3. 7: Đặc điểm đơn kê kháng sinh......................................................................37
Bảng 3. 8: Đặc điểm chung bệnh nhân........................................................................38
Bảng 3. 9: Số lượng và tỷ lệ kháng sinh được kê đơn đơn độc hoặc phối hợp.............38
Bảng 3. 10: Tỷ lệ các kháng sinh kê theo chẩn đoán nhiễm trùng...............................38
Bảng 3. 11: Đặc điểm chỉ định kháng sinh trên một số đơn kê ngoại trú.....................39
Bảng 3. 12: Đặc điểm các kháng sinh chỉ định không phù hợp...................................40
Bảng 3. 13: Đặc điểm liều dùng kháng sinh................................................................41
Bảng 3. 14: Đặc điểm về các kháng sinh có liều dùng.................................................42
Bảng 3. 15: Đặc điểm về cách dùng kháng sinh..........................................................42
Bảng 3. 16: Đặc điểm chung của bệnh nhân................................................................44
Bảng 3. 17: Đặc điểm về chức năng thận của bệnh nhân.............................................45
Bảng 3. 18: Lý do chỉ định kháng sinh........................................................................45
Bảng 3. 19: Tỷ lệ các kháng sinh, nhóm kháng sinh được kê trong bệnh án................46
Bảng 3. 20: Tính phù hợp về chỉ định kháng sinh trong điều trị VPQ cấp...................46
Bảng 3. 22: Đặc điểm phác đồ điều trị dùng cho bệnh nhân........................................47
Bảng 3. 23: Đặc điểm về hiệu chỉnh liều kháng sinh trên bệnh nhân...........................48
Bảng 3. 24: Đặc điểm liều dùng của các kháng sinh kê đơn điều trị VPQ cấp............48


Bảng 3. 25: Đặc điểm cách dùng của các kháng sinh điều trị VPQ cấp.......................49

Bảng 3. 26: Hiệu quả điều trị viêm phế quản cấp........................................................50


DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1: Xu hướng tiêu thụ 2 nhóm kháng sinh trong giai đoạn 2018 -2019............28
Hình 3. 2: Xu hướng tiêu thụ các phân nhóm cephalosporin giai đoạn 2018 -2019.....28
Hình 3. 3: Đặc điểm tiêu thụ 1 số kháng sinh sử dụng chủ yếu sử dụng tại toàn viện
giai đoạn 2018 -2019...................................................................................................30
Hình 3. 4: Đặc điểm tiêu thụ kháng sinh theo từng khoa lâm sàng trong toàn viện
giai đoạn 2018 – 2019..................................................................................................30
Hình 3. 5: Đặc điểm tiêu thụ các nhóm kháng sinh theo khoa lâm sàng giai đoạn
2018 - 2019..................................................................................................................31
Hình 3. 6: Đặc điểm tiêu thụ các nhóm kháng sinh tại khoa Sản giai đoạn năm 2018
-2019............................................................................................................................ 32
Hình 3. 7: Đặc điểm tiêu thụ các nhóm kháng sinh tại khoa Ngoại giai đoạn năm
2018 -2019................................................................................................................... 32
Hình 3. 8: Đặc điểm về DDD/1000 đơn kê ngoại trú các nhóm kháng sinh giai đoạn
2018 – 2019.................................................................................................................33
Hình 3. 9: Tỷ lệ giá trị sử dụng kháng sinh so với tổng tiền thuốc sử dụng theo từng
khoa trong điều trị nội trú giai đoạn 2018 -2019..........................................................34
Hình 3. 10: Tỷ lệ chi phí sử dụng kháng sinh so với tổng tiền sử dụng thuốc theo
từng phòng khám chuyên khoa trong kê đơn ngoại trú giai đoạn 2018 -2019.............35
Hình 3. 11: Kết quả thu thập kê đơn ngoại trú.............................................................35
Hình 3. 12: Kết quả thu thập bệnh án VPQ điều trị nội trú tại TTYT..........................43



ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm đầu thế kỷ 20, kháng sinh đã được đưa vào sử dụng, nhưng đến
nay, việc sử dụng kháng sinh hợp lý vẫn đang là một thách thức lớn của toàn thế giới

và Việt Nam. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn rất cao, đứng hàng thứ
hai (16,7%) chỉ sau các bệnh lý về tim mạch (18,4%) [2].
Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Quyết định số 772/QĐ-BYT về việc “Hướng
dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” ngày 04 tháng 3 năm 2016
để tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý và hạn chế vi khuẩn kháng thuốc [10]. Tuy
nhiên, việc triển khai hướng dẫn này chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả tại tất cả bệnh
viện. Hiện nay mới chỉ có một số bệnh viện lớn chú trọng đến việc xây dựng và triển
khai mạnh các hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh.
TTYT huyện Lục Ngạn được xếp hạng II thực hiện chức năng khám bệnh, chữa
bệnh và y tế dự phòng cho nhân dân trong huyện và các huyện lân cận. Những năm
gần đây số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại TTYT huyện Lục Ngạn về các
bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng; theo kết quả phân tích ABC/VEN hàng năm nhóm
thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có tổng tiền sử dụng đứng thứ 3 sau thuốc điều trị tim
mạch và đái tháo đường, được kê đơn phổ biến cả ở nhóm bệnh nhân ngoại trú và nội
trú.
Thực hiện theo Quyết định số 772/QĐ-BYT, TTYT huyện Lục Ngạn bước đầu
triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh từ năm 2016 nhưng chưa thực sự
đem lại hiệu quả. TTYT huyện Lục Ngạn chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả
của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh như mức độ tiêu thụ kháng sinh thông
qua liều DDD, đánh giá các tiêu chí kê đơn kháng sinh ngoại trú và nội trú, các vấn đề
liên quan đến kê đơn thuốc kháng sinh trong bệnh lý nhiễm trùng, …
Do vậy để việc sử dụng kháng sinh tại TTYT huyện Lục Ngạn an tồn, hiệu
quả, hợp lý, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích tình hình sử
dụng kháng sinh tại Trung tâm y tế huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang” với ba mục
tiêu:
1. Khảo sát thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại Trung tâm y tế huyện Lục Ngạn giai
đoạn 2018- 2019.

1



2. Phân tích thực trạng kê đơn kháng sinh điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn năm 2020.
3. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản trên bệnh nhân
nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn năm 2020.
Kết quả của nghiên cứu mô tả được thực trạng tiêu thụ kháng sinh và phân tích
được chất lượng kê đơn kháng sinh trên bệnh nhân nội trú và ngoại trú từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại TTYT huyện Lục
Ngạn.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Nội dung của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 của Bộ Y tế, khuyến cáo một số
nhiệm vụ chính của chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện như sau [10]:
- Xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại bệnh viện; xây dựng danh mục
kháng sinh cần hội chẩn khi kê đơn, danh mục kháng sinh cần duyệt trước khi sử dụng,
hướng dẫn điều trị cho một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp tại bệnh viện, xây dựng
quy trình quy định kiểm sốt nhiễm khuẩn.
- Thực hiện các biện pháp can thiệp dựa vào các hướng dẫn đã xây dựng để cải
thiện việc sử dụng kháng sinh và hiệu quả điều trị.
- Tối ưu hóa liều dùng theo các thơng số dược động học: sử dụng các thông số
dược động học để chỉnh liều hoặc hướng dẫn cách dùng phù hợp để tối ưu hóa hiệu
quả diệt khuẩn và giảm nguy cơ kháng thuốc.
- Đánh giá sau can thiệp và phản hồi thông tin.
Căn cứ theo Quyết định số 772/QĐ-BYT, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá một số
tiêu chí sử dụng kháng sinh sau:
- Đánh giá mức độ tiêu thụ kháng sinh thông qua liều dùng một ngày DDD
(DDD - Defined Daily Dose) với từng kháng sinh cụ thể theo toàn viện và các khoa

lâm sàng, đánh giá trên cả nội trú và ngoại trú.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh.
- Số lượng, tỷ lệ % kháng sinh được kê phù hợp với hướng dẫn.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn 1 kháng sinh.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê kháng sinh phối hợp.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh kê đơn kháng sinh theo đường dùng.
- Số lượng, tỷ lệ % kháng sinh chuyển đường dùng.
- Đánh giá các vấn đề liên quan đến kê đơn kháng sinh trên một số bệnh nhiễm
trùng: Chỉ định, liều dùng, cách dùng, tương tác thuốc, chống chỉ định.
1. 2. Đánh giá tiêu thụ kháng sinh trong bệnh viện

3


Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá việc tiêu thụ kháng sinh nhưng
nhìn chung có thể phân làm hai nhóm phương pháp: đánh giá định tính và đánh giá
định lượng.
1.1.1. Đánh giá định tính
Đối với nghiên cứu định tính nhằm đánh giá tính phù hợp của việc dùng thuốc
trên phương diện chất lượng và tính cần thiết của sử dụng thuốc so với các tiêu chuẩn
được xây dựng trước đó. Các tiêu chuẩn này bao gồm chỉ định, liều dùng, độ dài đợt
điều trị và các thông tin khác. Ở Bắc Mỹ, những nghiên cứu này được gọi là DUR
(Drug Utilization Review) - Đánh giá sử dụng thuốc [43], khái niệm này cũng được
hiểu tương tự như DUE - Drug Utilization Evaluation [28].
1.1.2. Đánh giá định lượng
Phương pháp đánh giá định lượng thực hiện tính tốn lượng thuốc hoặc tổng chi
phí thuốc được sử dụng nhưng khơng đánh giá được chất lượng của việc sử dụng
thuốc. Mục đích của phương pháp này thường bao gồm [35]:
- Tính tốn lượng thuốc tiêu thụ trong bệnh viện;
- Theo dõi xu hướng sử dụng thuốc theo thời gian;

- So sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các bệnh viện;
- Xác định các thuốc chậm sử dụng hoặc bị lạm dụng;
- Đo lường sử dụng thuốc theo sự thay đổi các yếu tố nhân khẩu học;
- Đo lường bệnh tật liên quan dựa trên lượng tiêu thụ thuốc cụ thể.
Một số phương pháp đánh giá định lượng kháng sinh được sử dụng đã được áp
dụng trong thực tế bao gồm:
1.1.2.1. Tính tốn dựa trên số đơn kê
Phương pháp này tính tốn lượng kháng sinh sử dụng dựa trên việc đếm tổng số
đơn kê kháng sinh, tổng số liều thuốc, ống hoặc gói thuốc sử dụng tại cơ sở. Do đó,
phương pháp này khơng cung cấp một cái nhìn cụ thể về sử dụng thuốc ở bệnh nhân
trừ trường hợp tất cả các bệnh nhân tại cơ sở đều sử dụng thuốc khảo sát với cùng một
chế độ liều và/ hoặc khoảng liều. Nhìn chung, với mục tiêu là xác định lượng thuốc sử
dụng tại cơ sở điều trị, phép tính tốn theo tổng số gam thuốc sẽ có tính định lượng
cao hơn [31].

4


1.1.2.2. Tính tốn dựa trên chi phí sử dụng thuốc
Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng phổ biến trước đây và hiện nay vẫn
được áp dụng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, việc tính tốn dựa trên chi phí được
xem là khơng đủ tin cậy do giá thuốc có xu hướng biến thiên theo thời gian dẫn đến sự
biến thiên lớn về kết quả đo lường trong thực tế sử dụng. Bên cạnh đó, giá thuốc cịn
thay đổi tùy theo biệt dược và kênh phân phối thuốc. Do đó, tính tốn này có hiệu lực
rất kém, đặc biệt là trong những nghiên cứu dọc phân tích xu hướng sử dụng thuốc
theo thời gian [31].
1.1.2.3. Tính tốn lượng kháng sinh sử dụng dựa trên tổng số gam kháng sinh
Phương pháp đánh giá này sử dụng dữ liệu về tổng khối lượng kháng sinh mua
từ khâu mua sắm thuốc. Trong trường hợp phân tích xu hướng sử dụng một thuốc theo
thời gian, đánh giá theo tính tốn này là khá tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ

cho kết quả khơng chính xác nếu so sánh các thuốc có liều sử dụng hàng ngày khác
nhau. Do đó, cần có một phép đo lường cho phép chuẩn hóa việc tính toán cho các
thuốc với liều dùng hàng ngày khác nhau, đặc biệt khi đánh giá sử dụng tổng lượng
các kháng sinh khác nhau trong cùng một nhóm điều trị [31]. Tính tốn theo liều xác
định hàng ngày (DDD) sẽ giải quyết vấn đề này.
1.1.2.4. Tính tốn theo liều xác định hàng ngày (DDD)
Tính tốn theo liều xác định hàng ngày (DDD) là phương pháp được thừa nhận
rộng rãi nhất. Phương pháp này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thơng qua từ
những năm 1970 với mục đích chuẩn hóa nghiên cứu về sử dụng thuốc giữa các quốc
gia. DDD là viết tắt của Defined Daily Dose, là liều trung bình duy trì giả định mỗi
ngày cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn [31].
Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong
điều trị nhiều hơn là trong dự phòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định
khác nhau, DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉ dành được cho
những thuốc đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại [31]. DDD là một công cụ
thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các khoảng thời gian khác nhau hoặc
giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. DDD có thể được áp dụng để tính lượng tiêu
thụ thuốc trong bất kỳ một khoảng thời gian nào. Mặc dù vậy, phương pháp DDD cũng

5


có những hạn chế như: liều DDD khơngcó ý nghĩa đối với sử dụng thuốc ở trẻ em và
hiện cũng khơng có một liều DDD nào được xác định cho bệnh nhân có suy giảm chức
năng thận [31]. Thơng thường, liều ít thay đổi, tuy nhiên đối với kháng sinh, vẫn có
một số trường hợp DDD thay đổi theo thời gian, điều này gây khó khăn cho việc đánh
giá xu hướng sử dụng kháng sinh.
1.3. Tổng quan một số bệnh nhiễm trùng thường gặp tại TTYT huyện Lục Ngạn
Qua khảo sát sơ bộ tại TTYT huyện Lục Ngạn nhiễm trùng thường gặp nhất
trong cả nội trú và ngoại trú là nhiễm trùng đường hô hấp, trong nhiễm trùng đường hô

hấp một số chẩn đốn có tỷ lệ gặp cao như viêm phế quản, viêm mũi họng… Ngồi ra
cịn các nhiễm trùng khác như về đường tiêu hoá, đường tiết niệu, da và mơ mềm,
mắt…
Nhóm nghiên cứu lựa chọn một số nhiễm trùng đưa vào nghiên cứu, cụ thể là:
- Đối với đánh giá sử dụng kháng sinh trong kê đơn ngoại trú nhóm nghiên cứu
lựa chọn viêm phế quản, viêm mũi họng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da
và mô mềm.
- Đối với đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú nhóm nghiên cứu
lựa chọn nhiễm trùng có tỷ lệ gặp cao như viêm phế quản.
1.3.1. Nhiễm trùng đường hô hấp
1.3.1.1. Viêm phế quản cấp
- Khái niệm
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở
người trước đó khơng có tổn thương; khi khỏi khơng để lại di chứng; nguyên nhân
thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại [6].
Đây là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng.
Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi mà không cần điều trị [6].
Viêm phế quản cấp cũng thường liên quan nhiều tới tình trạng dùng kháng sinh
khơng phù hợp. Căn ngun gây bệnh thường gặp nhất là do virus, tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu nhận thấy, có tới 70% số trường hợp viêm phế quản cấp được dùng kháng
sinh [6].
- Dịch tễ
Viêm phế quản cấp đứng hàng thứ 5 trong tổng số những chẩn đoán hay gặp
nhất cho bệnh nhân. Tại Mỹ, hàng năm viêm phế quản chiếm khoảng 10% số lượt

6


khám chữa bệnh tương ứng với 100 triệu lượt khám bệnh [6]. Tỷ lệ mắc bệnh viêm
phế quản cấp tính cao nhất vào cuối mùa thu và mùa đông khi các bệnh lây nhiễm do

siêu vi qua đường hô hấp đạt đỉnh [23], [45].
Bệnh nhân đến khám vì viêm phế quản cấp thường được kê đơn kháng sinh từ
70 -90% trường hợp, mặc dù đa số các trường hợp là do virus. Tần suất mắc viêm phế
quản cấp vào mùa đông và mùa thu cao hơn trong mùa hè và mùa xn [23].
- Chẩn đốn
+ Người bệnh thường khơng có sốt.
+ Ho khan hoặc có thể có khạc đờm trắng, màu xanh, màu vàng, hoặc đục như
mủ.
+ Một số ít người bệnh có thể có khó thở.
+ Hầu hết các biểu hiện lâm sàng của viêm phế quản cấp thường kéo dài chừng
1 tuần thì hết, tuy nhiên, ho có thể kéo dài đến 20 ngày [45].
- Căn nguyên
Các căn nguyên thường gặp nhất gây viêm phế quản cấp là virus chiếm khoảng
60% các trường hợp [25], [26]. Virus là căn nguyên thường gây viêm phế quản ở bệnh
nhân người lớn, căn nguyên vi khuẩn ít phổ biến hơn nhiều so với căn nguyên virus.
+ Các virus phổ biến gây viêm phế quản cấp là: influenza A và B,
parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, coronavirus, adenovirus, rhinovirus.
+ Một tỷ lệ nhỏ viêm phế quản cấp tính gây ra bởi các tác nhân không phải
virus, như: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Bordetella pertussis,
Legionella,

Haemophilus

influenzae,

Streptococcus

pneumoniae,

Moraxella


catarrhalis.
- Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
- Nhiều hiệp hội Y tế lớn và các tổ chức chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả Hoa
Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Dịch vụ Y tế ở Vương quốc Anh,
đặc biệt khuyến cáo không nên sử dụng theo kinh nghiệm thông thường thuốc kháng
sinh để điều trị viêm phế quản cấp [33], [48], [46].
- Kháng sinh có thể được chỉ định trên một số bệnh nhân nhất định. Có thể cân
nhắc áp dụng chiến lược sử dụng kháng sinh ngay lập tức sau chẩn đốn hoặc thực
hiện trì hỗn sử dụng kháng sinh trên các bệnh nhân có nguy cơ cao gặp biến chứng:
(1) Bệnh nhân toàn trạng khơng khỏe
(2) Bệnh nhân có nguy cơ cao gặp biến chứng, bao gồm:
• Bệnh nhân có bệnh mắc kèm (ví dụ: bệnh nặng về thận, gan, tim, hô hấp,
bệnh thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch)

7


• Bệnh nhân tuổi ≥80 kèm một hoặc nhiều hơn một trong các triệu chứng sau;
hoặc bệnh nhân tuổi ≥65 kèm hai hoặc nhiều hơn hai trong các triệu chứng sau:
- Nhập viện trong năm trước
- Đang sử dụng corticosteroid uống
- Đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2
- Tiền sử suy tim sung huyết
(3) Bệnh nhân có cải thiện lâm sàng chậm hoặc không cải thiện lâm sàng
(4) Bệnh nhân có đờm mủ hoặc đờm có màu vàng/xanh.
1.3.1.2. Viêm họng cấp
- Định nghĩa
Viêm họng cấp tính tức là viêm cấp tính của niêm mạc họng miệng kết hợp chủ
yếu với viêm amiđan (A) khẩu cái, một số ít trường hợp kết hợp với viêm amiđan đáy

lưỡi. Do đó, hiện nay người ta có xu hướng nhập lại thành viêm họng - viêm amiđan
cấp [1].
Là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là vào mùa đơng khi
thời tiết thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm
amiđan, viêm mũi, viêm xoang v.v... hoặc trong các bệnh nhiễm trùng lây của đường
hô hấp trên như cúm, sởi [1], ...
- Nguyên nhân
Do virus là chủ yếu, chiếm 60 - 80%, gồm Adénovirus, virus cúm, virus parainfluenzae, virus Coxsakie, virus Herpès, virus Zona, EBV...
Do vi khuẩn chiếm 20 - 40%, gồm liên cầu (tan huyết nhóm A, các nhóm B, C,
G ít gặp), Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn kị
khí. Các vi khuẩn Neiseria, phế cầu, Mycoplasme rất hiếm gặp [1].
1.3.1.3. Viêm mũi họng mạn tính
- Viêm họng mạn tính:
+ Theo hướng dẫn điều trị bệnh tai mũi họng của Bộ Y tế nguyên tắc điều trị:
Chủ yếu là điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng, kết hợp điều trị các nguyên nhân
bệnh lý toàn thân khi nghĩ tới [4].
- Trong điều trị viêm mũi họng mạn tính một số tài liệu cho thấy:
+ Theo các báo cáo đồng thuận của chuyên gia từ các nhóm chuyên khoa tai
mũi họng và dị ứng/miễn dịch học có kết luận rằng có ít bằng chứng về kháng sinh
trong điều trị viêm mũi họng cấp, ngoại trừ việc điều trị các đợt cấp [39], [29], [37].
Bằng chứng về hiệu quả của thuốc kháng sinh khi đơn trị liệu còn hạn chế và hiệu quả

8


thấp [34]. Mục tiêu của việc điều trị viêm mũi họng mạn tính hiện nay đã chuyển sang
kiểm sốt tình trạng viêm gây ra tắc nghẽn cho bệnh nhân để từ đó giảm thiểu nhiễm
khuẩn.
1.2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
1.3.2.1. Viêm bàng quang cấp

- Định nghĩa
Viêm bàng quang cấp là tình trạng nhiễm trùng cấp tính tại bàng quang. Biểu
hiện lâm sàng thường có hội chứng bàng quang rõ với tiểu buốt, tiểu dắt, có thể có tiểu
máu, tiểu mủ ở cuối bãi. Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu.
Bệnh thường gặp ở nữ với tỷ lệ nữ/nam= 9/1. Chẩn đoán và điều trị phụ thuộc vào các
thể lâm sàng: Viêm bàng quang cấp thông thường hay viêm bàng quang cấp biến
chứng [7].
- Căn nguyên: Vi khuẩn Gram (-) chiếm khoảng 90%, vi khuẩn Gram (+) chiếm
khoảng 10%. Thường gặp là [9]: Escherichia coli (70 - 80% người bệnh), Proteus
mirabilis (10 - 15%), Klebsiella (5 - 10%), Staphylococus saprophyticus (5 - 10%),
Pseudomoras aeruginosa (1 - 2%), Staphylococus aereus (1 - 2%).
1.3.2.2. Viêm niệu đạo cấp khơng lậu cầu
- Định nghĩa
+ Viêm niệu đạo cấp có thể do nguyên nhân nhiễm trùng, ký sinh trùng, virus
hoặc nguyên nhân cơ học [8].
+ Viêm niệu đạo cấp có thể là tổn thương đơn độc hoặc phối hợp với viêm bàng
quang, viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn [8].
- Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây viêm niệu đạo không do lậu thường gặp là: Chlamydia
trachomatis, mycoplasma genitalium, trichomonas vaginalis, candida albicans, herpes
simplex virus, streptococcus, staphylococcus saprophyticus, escherichia coli [8].
- Nguyên tắc điều trị: Điều trị tốt nhất dựa theo kháng sinh đồ.
1.3.2.3. Nhiễm trùng tiết niệu khơng xác định vị trí
Lựa chọn điều trị tương tự như viêm bàng quang cấp [7].
1.3.3. Nhiễm trùng da mô mềm
1.3.3.1. Nhọt

9



- Định nghĩa: Nhọt (Furuncle) là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lơng
và tổ chức xung quanh. Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi
đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở trẻ em [9].
- Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng (S. aureus). Bình thường
vi khuẩn này sống ký sinh trên da nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi
má, rãnh liên mông… hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi các nang lông bị tổn
thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh
dưỡng, người bệnh mắc bệnh tiểu đường… vi khuẩn phát triển và gây bệnh [9].
- Nguyên tắc điều trị: Cần kết hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh toàn thân
1.3.3.2. Viêm da cơ địa
- Định nghĩa
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ
với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Bệnh thường xuất hiện ở những cá
thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: hen, viêm mũi
xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay [3].
- Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Yếu tố mơi trường đóng vai trị động lực:
+ Ơ nhiễm mơi trường
+ Các dị ngun có trong bụi nhà, lơng súc vật, quần áo, đồ dùng gia đình…
+ Bệnh cơ địa liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa con cái với bố
mẹ do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu.
Yếu tố di truyền: bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng do gen nào
đảm nhiệm. Khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và
mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh [3].
- Nguyên tắc điều trị: Sử dụng kháng sinh khi có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Chỉ định kháng sinh trong các bệnh nhiễm trùng theo các phác đồ tham chiếu:
Bảng 1. 1: Chỉ định kháng sinh trong các nhiễm trùng theo các hướng dẫn
Phác đồ
Bệnh


Phác đồ theo hướng dẫn Bộ Y tế

Ưu tiên
Viêm phế quản (VPQ) cấp [6]
Người hoàn toàn khỏe Macrolid, doxycyclin
mạnh

10

Thay thế
Beta-lactam


Phác đồ

Phác đồ theo hướng dẫn Bộ Y tế
Bệnh
Người có dùng kháng sinh Beta-lactam phối hợp Macrolid, doxycyclin
trong vòng 3 tháng gần vớichất
đây
Người có bệnh mạn tính

Viêm họng cấp [1]

ức

chế

lactamase
Beta-lactam


phối

vớichất

chế

ức

betahợp Macrolid, doxycyclin
beta-

lactamase, Quinolon
Amoxicilin, cephalexin, Penicillin V 500 mg 4
erythromycin,

lần/ngày, hoặc 1000 mg 2

clarythromycin

lần/ngày

Viêm bàng quang cấp [7]
Thông thường
Trimethoprim-sulfamethoxazol: viên 480 mg, uống 1-2
viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 3 - 5 ngày.
Cephalexin: viên 500 mg, uống 1- 2 viên/lần, 2
lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày.
Nitrofurantoin: viên 100 mg, uống 1 viên/lần, 2
lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày.

Amoxycillin + Clavulanat: viên 625 mg, uống 1
viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ trong 5 ngày.
Norfloxacin được dùng khi các kháng sinh khác thất
Phụ nữ mang thai

bại
Cephalexin: viên 500 mg, uống 1-2 viên/lần, 2 lần/ngày
cách nhau 12 giờ trong 7 ngày.
Amoxycillin + Clavulanat: viên 625 mg, uống 1

Nam giới

viên/lần, 2 lần/ngày cách nhau 12h trong 7 ngày.
Trimethoprim - sulfamethoxazol: viên 480 mg, uống 2
viên/lần, 2 lần/ngày trong 14 ngày.
Cephalexin: viên 500 mg, uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày
trong 14 ngày.
Amoxycillin + acid clavulanic: viên 1000 mg, uống 1

viên/lần, 2 lần/ngày trong 14 ngày.
Viêm niệu đạo cấp thông Fluoroquinolon,
beta-lactam,
thường [8]
Nhọt [9]

trimethoprim-

sulfamethoxazol
Cloxacilin: viên nang 250 mg và 500 mg; lọ thuốc bột


11


Phác đồ

Phác đồ theo hướng dẫn Bộ Y tế

Bệnh

tiêm 250 mg và 500 mg. Người lớn cứ mỗi 6 giờ dùng
250 – 500 mg
Augmentin (amoxillin phối hợp với acid clavulanic):
Người lớn 1,5-2 g/ngày chia ba lần, uống ngay trước
khi ăn.
Roxithromycin viên 50 mg và 150 mg: Người lớn 2
viên/ngày chia hai lần, uống trước bữa ăn 15 phút.
Azithromycin: viên 250 mg và 500 mg; dung dịch treo
50 mg/ml: Người lớn uống 500 mg trong ngày đầu tiên,
sau đó 250 mg/ngày trong 4 ngày tiếp theo, uống trước
bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
Cephalosphorin thế hệ 1 khi có nguy cơ nhiễm trùng

Viêm da cơ địa [3]

1.3. Tổng quan về một số kháng sinh thường dùng điều trị nhiễm trùng tại Trung
tâm Y tế huyện Lục Ngạn
1.3.1. Nhóm Pencillin
1.3.1.1. Phổ tác dụng [5]
Bảng 1. 2: Phổ tác dụng nhóm penicilin
Phân nhóm

Penicilin phổ kháng

Tên thuốc
Cloxacilin

Phổ kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn kém hơn trên các

khuẩn hẹp đồng thời

vi trùng nhạy cảm với penicilin G, nhưng

có tác dụng trên tụ

do có khả năng kháng penicilinase nên có

cầu

tác dụng trên các chủng tiết penicilinase
như S. aureus và S. epidermidis chưa

Penicilin phổ kháng
khuẩn trung bình

Ampicilin
Amoxicilin

kháng methicilin.
Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn so với
penicilin G trên các vi khuẩn Gram-âm

như Haemophilus influenzae, E. coli, và
Proteus mirabilis. Các thuốc này không
bền vững với enzym beta-lactamase nên
thường được phối hợp với các chất ức chế

12


Phân nhóm

Tên thuốc

Phổ kháng khuẩn
beta-lactamase như acid clavulanic hay

sulbactam.
1.3.1.2. Tương tác thuốc:
- Dùng kết hợp với kháng sinh kìm khuẩn như tetracyclin, erythromycin sẽ làm
giảm tác dụng của penicillin do làm chậm tốc độ phát triển của vi khuẩn.
- Dùng đồng thời với probenecid sẽ làm chậm thải trừ, tăng nồng độ penicilin
trong huyết tương và kéo dài tác dụng của penicilin.
- Một số thuốc chống viêm không steroid, như aspirin, indomethacin,
phenylbutazone... kéo dài thời gian bán thải của penicilin.
1.3.2. Nhóm cephalosporin
1.3.2.1. Phổ tác dụng [5]
Bảng 1. 3: Phổ tác dụng nhóm cephalosporin
Thế hệ

Tên thuốc


Phổ kháng khuẩn
Có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn
Gram-dương nhưng hoạt tính tương đối yếu
trên các chủng vi khuẩn Gram-âm. Phần lớn
cầu khuẩn Gram-dương nhạy cảm với C1G (trừ

C1G

Cephalexin
Cefadroxil

enterococci, S. epidermidis và S. aureus kháng
methicilin). Hầu hết các vi khuẩn kỵ khí trong
khoang miệng nhạy cảm, nhưng với B. fragilis
thuốc khơng có hiệu quả. Hoạt tính tốt trên các
chủng Moraxella catarrhalis, E. coli, K.

C2G

Cefoxitin
Cefaclor
Cefuroxim

pneumoniae, và P. mirabilis.
Các C2G có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn
Gram-âm so với C1G (nhưng yếu hơn nhiều so
với C3G). Một số thuốc như cefoxitin,
cefotetan cũng có hoạt tính trên B. fragilis

C3G


Cefotaxim
Cefpodoxim
Ceftriaxon
Cefoperazon
Ceftazidim

Các C3G nói chung có hoạt tính kém hơn C1G
trên cầu khuẩn Gram-dương, nhưng có hoạt
tính mạnh trên vi khuẩn họ Enterobacteriaceae
(mặc dù hiện nay các chủng vi khuẩn thuộc họ
này đang gia tăng kháng thuốc mạnh mẽ do

13


Thế hệ

Tên thuốc

Phổ kháng khuẩn
khả năng tiết beta-lactamase). Một số các thuốc
như ceftazidim và cefoperazon có hoạt tính trên
P. aeruginosa nhưng lại kém các thuốc khác
trong cùng C3G trên các cầu khuẩn Gramdương.

1.3.2.2. Tương tác thuốc
- Khi dùng đồng thời với các thuốc gây độc với thận như aminosid, furosemid,
acid ethacrynic... sẽ làm tăng độc tính với thận.
- Probenecid làm chậm thải trừ, do đó kéo dài tác dụng của cephalosporin.

1.3.3. Nhóm fluoroquinolon
1.3.3.1. Phổ kháng khuẩn
Các kháng sinh nhóm quinolon khơng có nguồn gốc tự nhiên, tồn bộ được sản
xuất bằng tổng hợp hóa học.
Các kháng sinh trong cùng nhóm quinolon nhưng có phổ tác dụng khơng hồn
tồn giống nhau. Căn cứ vào phổ kháng khuẩn, theo một số tài liệu, quinolon tiếp tục
được phân loại thành các thế hệ như tóm tắt trong Bảng 1.4:
Bảng 1. 4: Phổ tác dụng nhóm fluoroquinolon
Kháng sinh FQ
Thế hệ 2:
Ofloxacin
Ciprofloxacin

Phổ tác dụng
FQ loại này có phổ kháng khuẩn mở rộng hơn loại 1
trên các vi khuẩn gây bệnh khơng điển hình.
Ciprofloxacin cịn có tác dụng trên P. aeruginosa.
Khơng có tác dụng trên phế cầu và trên các vi khuẩn

Thế hệ 3:
Levofloxacin
Moxifloxacin

Gram-dương.
Các FQ thế hệ 3 vẫn có phổ kháng khuẩn trên
Enterobacteriaceae, trên các chủng vi khuẩn khơng
điển hình. Khác với thế hệ 2, kháng sinh thế hệ 3 có
tác dụng trên phế cầu và một số chủng vi khuẩn
Gram-dương, vì vậy đơi khi cịn được gọi là các FQ
hơ hấp.


1.3.3.2. Tương tác thuốc

14


- Thuốc làm chậm hấp thu các fluoroquinolon: Các antacid, các chế phẩm chứa
kim loại hoá trị II và III như sắt, magnesi, kẽm, các thuốc chống ung thư (vincristin,
cyclophosphamid…).
- Thuốc chống viêm không steroid làm tăng tác dụng của fluoroquinolon do
cạnh tranh liên kết với protein.
- Fluoroquinolon ức chế enzym chuyển hố do đó làm tăng tác dụng của
theophylin, thuốc chống đơng máu đường uống…
1.3.4. Nhóm macrolid
Kháng sinh nhóm macrolid: Erythromycin, clarithromycin, azithromycin.
1.3.4.2. Phổ kháng khuẩn
Macrolid có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu tập trung vào một số chủng vi
khuẩn Gram-dương và một số vi khuẩn khơng điển hình.
Macrolid có hoạt tính trên cầu khuẩn Gram-dương (liên cầu, tụ cầu), trực khuẩn
Gram-dương (Clostridium perfringens, Corynebacterium diphtheriae, Listeria
monocytogenes). Thuốc không có tác dụng trên phần lớn các chủng trực khuẩn Gramâm đường ruột và chỉ có tác dụng yếu trên một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác như
H. influenzae và N. meningitidis, tuy nhiên lại có tác dụng khá tốt trên các chủng N.
gonorrhoeae. Kháng sinh nhóm macrolid tác dụng tốt trên các vi khuẩn nội bào như
Campylobacter jejuni, M. pneumoniae, Legionella pneumophila, C. trachomatis,
Mycobacteria (bao gồm M. scrofulaceum, M. kansasii, M. avium-intracellulare –
nhưng không tác dụng trên M. fortuitum) [5].
1.3.4.3. Tương tác
- Erythromycin và các macrolid 14 carbon gây ức chế enzym chuyển hoá thuốc
ở microsom gan của nhiều thuốc như theophylin, methylprednisolon, ergotamin,
lovasstatin, carbamazepin, acid valproic và hiệp đồng tác dụng với các wafảin,

bromocriptin, digoxin. Hậu quả của các tương tác trên là làm tăng tác dụng và độc tính
của thuốc phối hợp. Đặc biệt khi phối hợp với các chất gây độc với tim như terfenadin,
astemizol có thể gây xoắn đỉnh.
- Ngược lại, nếu phối hợp với các kháng sinh macrolid khác hoặc lincosamid thì
sẽ làm giảm tác dụng kháng khuẩn vì có sự cạnh tranh vị trí tác dụng.
1.3.5. Nhóm aminoglycosid

15


×