Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam và chọn thị trường, khách hàng để xuất khẩu lao động trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.61 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phục hồi của các nước bị khủng
hoảng tài chính giai đoạn 1997 – 1998. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trên tồn cầu vẫn cịn tràn lan tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao
động và việc làm, do đó di cư lao động quốc tế tiếp tục trở thành thành tố quan trọng. Nắm
bắt được đặc điểm vận động của thị trường lao động quốc tế, trong thời gian qua Việt Nam
đã đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể để mở rộng thêm một số thị trường lao động
mới. Đặc biệt xuất khẩu lao động và chuyên gia được Đảng và nhà nước ta xác định là một
lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm được
Quốc Hội đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động
là hướng phát triển kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập mở cửa, góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động trong nước. Xuất khẩu lao động đã góp phần xóa đói giảm nghèo và
thu thêm ngoại tệ ( xấp xỉ 1.6 tỷ USD/năm ) cho hơn nửa triệu lao động, bao gồm cả lao
động kỹ thuật và lao động giản đơn hiện đang ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong những
năm qua xuất khẩu lao động đã gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào chiến lược giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đáng kể tình trạng đói nghèo, thúc đẩy đầu tư, tạo sự
ổn định và phát triển đất nước. Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động về trình độ lao
động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong
các công xưởng, nhà máy ngày càng khắt khe. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ
bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độ cịn hạn chế,
gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền kinh tế phát
triển. Thực tế, trước khi đi đến kí kết các hợp đồng xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp
phải nghiên cứu thật kĩ thị trường, phân tích thuận lợi, khó khăn, hành lang chính sách,
khung pháp lí cũng như định hướng phát triển của các thị trường trong thời gian tới. Nhằm
tạo tiền đề cho việc kí kết cũng như việc đưa xuất khẩu lao động , chúng em đi tới nghiên
cứu :

“Nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam và chọn thị trường, khách
hàng để xuất khẩu lao động trong thời gian tới”.
A.
I.


II.
B.

Với mục tiêu trên đề tài được xây dựng với các nội dung chính như sau:
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam
Thị trường truyền thống
Thị trường mới
Định hướng và đề xuất thị trường xuất khẩu lao động

Do phạm vi bài viết rộng và sự hiểu biết của chúng em còn hạn chế, bài viết của
chúng em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy thơng cảm. Chúng em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy PGS.TS Phạm Văn Hồng đã gợi ý và sữa chữa
cho chúng em làm bài tiểu luận này trong suốt thời gian qua.

1


NỘI DUNG
A. Nghiên cứu thị trường
I Thị trường truyền thống
1.
Thị trường Hàn Quốc
- Hàn Quốc là một nước phát triển với mức sống cao. Kinh tế Hàn Quốc chủ yếu
dựa vào các ngành công nghệ cao như điện tử, lọc dầu, đóng tàu, sản xuất ơ tơ.
- Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 80s đã khiến nước này
thiếu hụt nhân công trầm trọng. Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành công nghiệp
vừa và nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, Hàn Quốc đã bắt đầu tiếp nhận
lao động nước ngoài từ những năm 1980s. Hàng năm Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng
50.000 lao động nước ngoài để cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp.
1.1 Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc

- Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt
đầu từ năm 1993 và được thực hiện theo 5 hình thức:
a. Cung ứng tu nghiệp sinh (TNS): công nghiệp , xây dựng , nông nghiệp và thuỷ
sản;
b. Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc;
c. Cung cấp lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li-Bi;
d. Cung cấp lao động theo Luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS);
e. Cung cấp lao động kỹ thuật cao.
- Nhìn chung, tình hình lao động ta làm việc tại Hàn Quốc khơng có biến động
nhiều, phần lớn đều có việc làm và thu nhập ổn định. Từ 1/1/2008, mức lương cơ bản
tối thiểu là 787930W/tháng (40h/tuần) và 852020 Won/tháng (44h/tuần).
- Do + Việt Nam thuộc vào nhóm các nước dẫn đầu có lao động yêu cầu đòi hỏi
chuyển chỗ làm với những lý do khơng chính đáng tại Hàn Quốc (với tỷ lệ lên đến
32%, tương đương 22.455 người trong một năm)
+ Trong tổng số khoảng 62.971 lao động đã nhập cảnh vào Hàn Quốc từ năm
2004, khoảng 9.000 lao động bất hợp pháp tìm cách ở lại quá hạn hoặc đổi việc mà
không xin phép (số lao động này phải xuất cảnh từ tháng 1-8/2011) .
(thống kê từ Trung tâm Lao động Ngoài nước - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội))

- Từ tháng 8-2011, theo 1 viên chức Bộ Lao động Hàn

Quốc, Seoul đã quyết định: + Ngừng mở các cuộc thi tiếng Hàn cho người lao động
Việt Nam ( kì thi bắt buộc mà người lao động xuất khẩu vào Hàn Quốc phải vượt
qua).
+ Cắt giảm chỉ tiêu nhận lao động Việt Nam.
+Kêu gọi Việt Nam làm nhiều hơn để đưa người lao động quá hạn visa trở về
nước.
2



1.2 Một số thuận lợi và khó khăn của lao động Việt tại Hàn Quốc
- Hàn Quốc là thị trường lớn, đem về mỗi năm khoảng 600-700 triệu đô la
Mỹ, bằng gần 1/3 số tiền mà ngành xuất khẩu lao động có được. Đây là thị trường
tuyển lao động có thu nhập cao so với các thị trường nhập khẩu lao động khác của
Việt Nam nên Hàn Quốc là một trong những nước mà người lao động Việt Nam lựa
chọn khi muốn đi xuất khẩu lao động .
- Cũng có một số khó khăn là việc tuyển chọn lao động của Hàn Quốc khá
khắt khe , khó học tiếng. Mặt khác lao động Việt Nam thường xuất khẩu làm việc
trong các ngành nông lâm nghiệp, đặc biệt là làm việc trên các thuyền cá môi trường
làm việc vất vả, chủ yếu là sử dụng lao động chân tay. Chính điều này cũng đã làm
cho rất nhiều lao động Việt Nam bỏ trốn khỏi doanh nghiệp ra bên ngoài làm cũng
như hết thời hạn làm việc mà không chịu về nước đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới
hình ảnh về lao động Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt các
doanh nghiệp Hàn Quốc.
1.3 Các nguyên nhân dẫn đến việc lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp
pháp
- Không đủ điều kiện về sức khỏe và khơng có nguyện vọng làm việc trong ngành
đã đăng ký .
- Thiếu hiểu biết hoặc cố tình chuyển đổi sang ngành khác hoặc công ty khác trái
quy định nhằm có được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn.
- Không tuân thủ hợp đồng lao động, không chấp hành đúng nội quy làm việc của
công ty, vi phạm pháp luật Hàn Quốc.
- Đang được hưởng mức thu nhập cao không muốn về nước sau khi kết thúc thời
hạn hợp đồng lao động.
1.4 Chính sách của nhà nước Việt Nam nhằm giải quyết tình trạng này
- Việt Nam đang cố gắng nỗ lực để không phải mất đi thị trường Hàn Quốc :
+ Nhà nước ta đã ban hành một số thủ tục XKLD, chính sách khuyến khích
người lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc trở về nước .
+ Nhiều giải pháp đáng chú ý được phía người lao động và lãnh đạo các cơ quan
chức năng đưa ra, như yêu cầu người lao động đặt cọc tiền thế chấp, phạt hành chính

lao động và người liên quan, xử phạt chủ sử dụng lao động bất hợp pháp của Hàn
Quốc…Cũng như có nhiều chính sách khuyến khích lao động thực hiện đúng hợp
đồng như : chính sách ưu tiên tái xuất cảnh đối với các lao động về nước đúng hợp
đồng.
- Hàn Quốc là một thị trường lớn và có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu lao động
Việt Nam nên việc để mất thị trường này là rất đáng tiếc và sẽ gây ra rất nhiều khó
3


khăn cho kinh tế Việt Nam. Nên việc có các biện pháp để giải quyết vấn đề về lao
động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc là rất cần thiết và quan trọng hơn nữa
là việc nâng cao ý thức của người lao động .
2 Thị trường Nhật Bản
2.1.
Tình hình thị trường Nhật Bản hiện nay
Thơng tin từ Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Nhật Bản (Ban QLLĐ):
- Hiện có khoảng 35.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang học tập và làm việc tại
Nhật, riêng 6 tháng đầu năm 2011 con số đó có khoảng 3000, chủ yếu tập trung tại
miền Trung và miền Nam.
-Trong tổng số 14 nước có tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản, Việt Nam là
nước có số lượng đơng thứ hai (sau Trung Quốc). Trước đó, khơng ít người lo lắng sự
cố động đất, sóng thần tại Nhật Bản sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu lao
động, vì đây là thị trường vốn được xem là hấp dẫn, có thu nhập cao. Trong đó, nhiều
doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tuyển số lượng lớn như: Airseco, LOD, TMS HR,
Letco1, Sovilaco...
2.2.Thuận lợi, khó khăn của lao động Việt Nam khi làm việc tại Nhật Bản.
a. Thuận lợi:
- Lao động Việt Nam được đánh giá cao
+ Thị trường lao động Nhật Bản rất hấp dẫn bởi chương trình tu nghiệp sinh
(TNS) của họ. Đây là chương trình vừa mang tính đào tạo nhân lực cho các nước tham

gia lại vừa giải quyết tình trạng thiếu nhân cơng của Nhật. Qua thực tế tìm hiểu, các tổ
chức tiếp nhận Nhật Bản đánh giá cao một số đặc tính của người lao động Việt Nam
như tiếp thu các kỹ năng làm việc nhanh, khéo léo, cần cù và chịu khó học hỏi. Đây là
một lợi thế mà 51 tổ chức tiếp nhận Nhật Bản tham gia Hội thảo “Xúc tiến việc đưa
thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam sang Nhật Bản” tại Hà Nội do Cục Quản lý lao động
ngoài nước và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) vừa tổ chức vào
cuối tháng 1/2011 khẳng định.
+ Sau thảm họa động đất, sóng thần và sự cố rò rỉ hạt nhân, trong khi tu nghiệp
sinh một số nước cũng về nhiều, tu nghiệp sinh Việt Nam vẫn ở lại làm việc bình
thường. Phía chủ sử dụng lao động đánh giá rất cao lao động Việt Nam, họ rất cảm
kích trước tình cảm của lao động Việt Nam sẵn sàng ở lại chung tay tái thiết nước
Nhật sau thảm họa.
- Làm việc ở Nhật được nâng cao tay nghề
+ Riêng Nhật Bản, người lao động ngoài thu nhập hằng tháng, người lao động
được nâng cao tay nghề qua làm việc. Ngoài ra, được làm việc trên các thiết bị sản
xuất hiện đại, được rèn luyện về tác phong làm việc, ý thức kỷ luật, đồng thời được
đào tạo về kỹ năng quản lý và biết thêm tiếng Nhật. Vì vậy, sau khi trở về nước, cơ
hội việc làm của những tu nghiệp sinh rất rộng. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao
4


cung cấp cho các DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt là các
DN của Nhật Bản.
- Môi trường làm việc cực tốt, những đồng nghiệp người Nhật rất thân thiện, hết
sức tạo điều kiện cho LD VN làm việc, không bao giờ quát mắng, phân biệt đối xử
giữa chủ và thợ. Họ dạy cho lao động Việt Nam từ tính kỷ luật, tự lập, chủ động trong
công việc đến những điều tưởng như hết sức nhỏ nhặt trong quan hệ xã giao (như cách
chào hỏi, giao tiếp...).
b. Hạn chế:
- Trong những tồn tại lớn nhất và bức xúc nhất hiện nay ở Nhật Bản là số tu

nghiệp sinh (TNS) tự ý bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp tăng nhanh, làm ảnh hưởng
rất lớn đến kế hoạch tuyển dụng của các nghiệp đoàn. Theo số liệu thống kê từ năm
1999 đến năm 2003 số lượng TNS Việt Nam tại Nhật Bản bỏ trốn chiếm tỷ lệ khá cao
so với một số nước khác: Số TNS Việt Nam bỏ trốn là 2.228 trên tổng số 8.805 TNS
tu nghiệp tại Nhật (chiếm tỉ lệ 25,3%).
- Như vậy, muốn đi Nhật, ứng viên vừa phải có tay nghề, học vấn, có tính kỷ luật
và tác phong công nghiệp cao, đồng thời phải đáp ứng được các quy định về việc bảo
lãnh bằng thế chấp tài sản hoặc ký quỹ để hạn chế việc vi phạm bỏ hợp đồng. Chính
điều này đã hạn chế số người lao động đi tu nghiệp ở Nhật Bản. Do vậy, hàng năm
Việt Nam mới đưa sang Nhật Bản chưa được 2.000 người - một con số rất khiêm tốn
so với nhu cầu thật sự của thị trường này.
2.3 Chính sách Nhà nước Nhật Bản đối với lao động Việt Nam
- Theo luật xuất nhập cảnh mới của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, lao
động Việt Nam sang Nhật Bản khơng phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng, mà chỉ mất
chi phí làm hộ chiếu, lệ phí visa, khám sức khỏe. Cũng theo quy định mới tại luật xuất
nhập cảnh của Nhật Bản, khoản tiền đặt cọc này sẽ bị nghiêm cấm thu.
- Một số chế độ mới mà Chính phủ Nhật Bản dành cho người lao động như: Sau
1-2 tháng nhập cảnh, tham gia khóa học bổ trợ tiếng Nhật, kiến thức về văn hóa,
phong tục tập quán, pháp luật nước sở tại, người lao động sẽ được chuyển sang chế độ
lưu trú thực tập kỹ năng. Điều này đồng nghĩa với việc họ được xác lập tư cách lao
động, có tư cách quan hệ lao động, được đối xử như lao động bản địa.
- Trong thời gian 3 năm tu nghiệp tại Nhật Bản, người lao động được hưởng trợ
cấp tu nghiệp trong năm đầu khoảng 800-1.000 USD/tháng; từ năm thứ hai, được trả
lương theo hợp đồng ký với công ty tiếp nhận, với mức lương khoảng 1.000-1.500
USD/tháng (chưa kể tiền làm thêm ngoài giờ).
- Theo quy định, TNS Việt Nam chỉ được làm việc tại Nhật Bản 3 năm, nếu
muốn quay lại, họ phải đi theo chương trình đào tạo nghề cao hơn, thậm chí trên đại
học. Hàng năm số tu nghiệp sinh của ta ở Nhật gửi về nước khoảng hơn 300 triệu
USD Mỹ.
5



- Sau khi hoàn thành 3 năm tu nghiệp về nước, Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc
tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản hỗ trợ mỗi tu nghiệp sinh 600.000 yên
làm vốn.”
2.4 Ngành nghề triển vọng của lao động Việt Nam tại thị trường Nhật Bản
Hiện nay, Nhật Bản đang trong giai đoạn khôi phục và tái thiết lại đất nước vì vậy
cần nhiều lao động trong các lĩnh vực: dệt may, xây dựng, sửa chữa đóng tàu, chế biến
nơng sản, cơ khí: sản xuất phụ tùng ô tô (bọc da, dán giả da ghế ô tô), tiện kim loại,
đúc - tiện, mạ - đúc...Đây là thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam .
3.Thị trường Malaysia
3.1
Thực trạng thị trường Malaysia
- Malaysia có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngồi lớn, trong đó khơng địi hỏi
nhiều về trình độ tay nghề. Phần đơng các nhà máy lớn đang gấp rút tuyển dụng trở lại
lao động nước ngoài.
- Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết:
+ Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Malaysia từ năm 2002. Hiện
cả nước có 138 doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc.
+ Từ 2002 đến nay, đã có trên 190.000 lượt lao động sang làm việc tại 12 trong
tổng số 13 bang của Malaysia, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng,
nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình.
- Lao động Việt Nam phải cạnh tranh khá gay gắt với lao động Trung Quốc,
Bangladesh, Myanmar, nhưng phía Malaysia cam kết sẽ dành chỉ tiêu đáng kể cho lao
động Việt Nam.
-Trên thực tế Malaysia đang thiếu tới 90.000 lao động trong năm 2011 nên lao
động Việt Nam có rất nhiều cơ hội. Những ngành nghề Malaysia đang có nhu cầu
tuyển là dệt may, sản xuất - chế tạo, nhà hàng - khách sạn, xây dựng... Đây là thị
trường có mức thu nhập trung bình, khơng địi hỏi trình độ lao động cao và nhu cầu ổn
định.

-Hiện nay, tại Malaysia gần đây xuất hiện thơng tin lao động Việt Nam có việc
làm khơng ổn định, muốn về nước nhưng khơng có tiền hoặc giấy tờ. Do vậy, Cục
quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra tình hình việc làm
và người lao động để phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tạo điều kiện
cho họ nếu có nhu cầu có thể về nước trong thời gian sớm nhất.
3.2 Thuận lợi:
- Với chương trình tạo nguồn lao động xuất khẩu, người lao động được cho mượn
100% chi phí sang Malaysia.
- Từ trước đến nay, phần lớn lao động đi XKLĐ chủ yếu nắm bắt thông tin nước
đến làm việc, công ăn việc làm, thu nhập... thông qua sự tuyên truyền, vận động của
doanh nghiệp XKLĐ. Bây giờ với các hoạt động phong phú như gặp gỡ giữa NLĐ và
6


chủ sử dụng lao động nước ngồi; cung cấp thơng tin tuyển dụng; hoạt động tư
vấn, tiếp nhận đăng ký lao động sang Malaysia làm việc...
- Nhằm chia sẻ khó khăn với NLĐ nghèo có nguyện vọng sang Malaysia làm
việc, tiếp tục đưa ra các chính sách ưu đãi như cho mượn 100% chi phí đối với lao
động nữ (riêng đối với lao động nam chỉ áp dụng cho mượn chi phí ở lĩnh vực may);
hỗ trợ chi phí khám sức khỏe theo quy định. NLĐ đăng ký sang Malaysia. Bên cạnh
đó, sẽ làm hộ chiếu thay cho những lao động ở các địa phương ngồi TPHCM để giúp
họ khơng bị xáo trộn cơng việc, mất cơng sức, chi phí đi lại làm thủ tục.
- Hầu hết đơn hàng được Cục Quản lý Lao động ngoài nước thẩm định và đánh
giá rất tốt, bảo đảm các tiêu chí về hợp đồng, việc làm, thu nhập bình quân 4,5 triệu
đồng đến 5 triệu đồng/tháng trở lên; cá biệt một số trường hợp đạt từ 7 triệu đồng đến
8 triệu đồng/tháng.
3.3 Khó khăn:
a.
Về phía các tổ chức, doanh nghiệp
- Khó khăn được nhắc đến nhiều nhất là thủ tục calling visa. Thủ tục này thông

thường chỉ mất khoảng 3 ngày nhưng bây giờ người lao động phải mất 1 tháng.
- Lao động gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng, mặc dù
chi phí đi Malaysia làm việc không nhiều (chỉ hơn 20 triệu đồng), buộc nhiều doanh
nghiệp áp dụng chính sách cho lao động đi làm việc trước, khấu trừ sau. Tuy nhiên,
khi áp dụng chính sách này, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro bởi có những lao động đã
trốn ra ngoài làm việc sau khi sang Malaysia.
- Thu nhập của lao động nhập cư tại Malaysia hiện thấp hơn so với nhiều thị trường.
Do Malaysia không quy định mức lương tối thiểu nên không thể đề xuất tăng lương
cho lao động nhập cư mà chỉ có thể cố gắng làm sao quyền lợi của lao động nhập cư
cũng như lao động bản địa.
b.Về phía Malaysia
- Nhiều DN và NLĐ bị “sốc” khi nghe tin Malaysia sẽ ngừng tiếp nhận LĐ nước
ngoài. Theo quy định mới lao động bất hợp pháp nước ngoài sẽ được đưa về nước mà
không qua xét xử giống trước đây.
- Malaysia cũng quy định lại thời hạn làm việc đối với NLĐ nước ngoài. Đối với
LĐ đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, thời hạn làm việc tối đa là 5 năm (trước đây
là 10 năm trở lên). Riêng với LĐ làm việc trong nhà máy và các lĩnh vực khác chỉ
được phép làm việc trong thời gian 10 năm. Tức là, sau khi hết thời hạn 5 năm, nếu
LĐ nào được Malaysia cấp chứng chỉ nghề, thì LĐ đó có thể ở lại làm việc thêm 5
năm nữa và không được gia hạn thêm thời gian.
- Nhiều lao động được doanh nghiệp cho nợ các khoản phí làm thủ tục rồi trừ
dần vào lương, nhưng mỗi công ty lại trừ một kiểu. Trong khi đó, một số chủ sử dụng
lao động Malaysia tuyển dụng lao động Việt Nam từ nhiều nguồn, qua nhiều công ty
7


mơi giới. Vì vậy, việc trừ lương cũng theo nhiều mức khác nhau khiến người lao động
hiểu lầm, bức xúc.
- Một số ít cơng ty mơi giới Malaysia thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền
lợi người lao động khi xảy ra tranh chấp, tai nạn. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu

lao động cần thẩm định rõ đơn hàng và cả năng lực, sự tín nhiệm của đối tác môi giới,
tránh những thiệt hại cho người lao động.
4.Thị trường Đài Loan
4.1 Thực trạng xuất khẩu lao động
- Theo báo cáo từ Cục quản lý lao động Ngoài nước về tình hình lao động Việt
Nam tại Đài Loan: +tổng số lao động Việt Nam làm việc trong khu vực sản xuất tại
Đài Loan vẫn gia tăng mạnh.
+ Cụ thể, tổng số lao động ta tại Đài Loan là 85.650 người, tăng 6.269 lượt người
kể từ đầu năm, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan và
chiếm 21,43% tổng số lao động nước ngồi làm việc tại thị trường này.
Trong đó: lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất chế tạo và xây dựng chiếm
56,44% (lao động ngành sản xuất và xây dựng chiếm 29,63% thị phần ngành nghề);
lao động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện và các cơ sở dưỡng lão chiếm tới
74,79%.
+Nếu cả năm 2010, chúng ta đưa được 28,449 người lao động sang thị trường
Đài Loan thì tính đến hết tháng 9 năm này, tổng số lao động Việt Nam đưa sang làm
việc tại Đài Loan là 27,232 lao động. Chỉ riêng trong tháng 9, chúng ta đã đưa đi thị
trường này 3,559 lao động.
4.2 Thuận lợi
- Kinh tế: Đài Loan đang phát triển khá mạnh mẽ (tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
2010 là 9,98%) với nền công nghiệp phát triển hiện đại. Trong hàng chục năm qua,
Đài Loan đã thành công trong việc xây dựng một nền kinh tế năng động, dễ thích ứng
với điều kiện bên ngoài, phát triển khá đồng đều đối với tất cả các thị trường. Quỹ tiền
tệ quốc tế IMF cho rằng, từ năm 2012, tăng trưởng kinh tế của Đài Loan sẽ quay trở
lại dẫn đầu 4 con rồng nhỏ châu Á. Đài Loan hiện có trên 1 triệu doanh nghiệp ở tất cả
các lĩnh vực.Trong đó Cơng nghiệp điện tử và cơ khí khá phát triển. Doanh nghiệp
vừa và nhỏ chiếm hơn 95%. Doanh nghiệp sản xuất có hơn 100000. Khoảng 20-25%
người dân có một doanh nghiệp.
- Nhân khẩu học: Với một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong khi cơ
cấu dân số đang có xu thế già hóa với tỷ lệ sinh của phụ nữ bình qn (2011) chỉ có

1,15 con và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi chiếm đến 10.9% dân số (2011) thì nhu cầu về lao
động nhập cư của thị trường này cũng gia tăng khá mạnh mẽ đặc biệt là các ngành sản
xuất, xây dựng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

8


- Cơ chế, chính sách: Trước thực trạng trên, Ủy ban Lao động Đài Loan đã nới
lỏng biên độ “tổng lượng lao động nước ngoài”, đồng thời cũng triển khai sửa đổi luật,
theo hướng mở rộng phạm vi quyền được chuyển chủ sử dụng cho người lao động
trong trường hợp hai bên khơng thể tiếp tục duy trì hài hịa mối quan hệ chủ- thợ.
Ngoài ra, Ủy ban Lao động Đài Loan vừa thành lập “trung tâm tuyển dụng trực tiếp”.
Theo đó, lao động nước ngồi về nước 1 ngày là có thể trở lại Đài Loan làm việc
(khơng cần qua công ty môi giới). Trước mắt, đối tượng được áp dụng là lao động
giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh được chủ cũ tái tuyển dụng và cũng đang
thảo luận về đề án tăng lương cơ bản, dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2012 cho mọi
ngành nghề, không phân biệt lao động bản xứ hay lao động nước ngồi.
4.3 Khó khăn
- Cơ chế chính sách: Bên cạnh nhu cầu cao về lao động, Đài Loan cũng đặt ra
những yêu cầu khá cao đối với lao động nước ngồi về sức khoẻ, trình độ tiếng Hoa
và tay nghề trong các lĩnh vực như: thợ hàn, thợ tiện, điện tử. Người lao động được
tiếp nhận phải trải qua thời kỳ thử việc trong vịng 40 ngày, nếu trình độ nghề nghiệp
không đạt yêu cầu sẽ phải về nước. Và để có thể sang Đài Loan làm việc người lao
động cũng phải trả một mức chi phí mơi giới cao: 48.750 NT$ đối với công nhân nhà
máy & xây dựng, hộ lý y tá và 26.000 NT$ đối với lao động chăm sóc sức khỏe và
giúp việc gia đình.
- Quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động: Lao động nước ngồi
được phép tham gia cơng đồn, nhưng khơng được bầu là cán bộ cơng đồn. Người
lao động nước ngồi làm việc ở các doanh nghiệp có thể bị huỷ bỏ hợp đồng lao động
trong những trường hợp sau: + Khi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị thua lỗ,

chủ sử dụng có thể cho lao động thơi việc, hoặc (nếu có thể) chuyển tới chủ khác.
Nhưng chủ lao động phải thông báo trước cho lao động nước ngồi về ý định đó và
phải cấp tiền bơì thường cho họ.
+ Nếu lao động nước ngồi phạm lỗi hoặc phạm luật dẫn tới việc ngừng
hợp đồng lao động, người chủ có thể cho thơi việc mà khơng phải báo trước và có
quyền từ chối khơng thanh tốn tiền bồi thường.
II Thị trường mới
1. Thị trường Trung đông:
1.1.Khái quát
- Trung Đông gồm 15 nước nằm trên con đường huyết mạch Á - Âu và là thị
trường rộng lớn. Khác với các thị trường mới nổi ở châu Á và Đông Âu, thị trường lao
động ở Trung Đông không đủ năng lực cung cấp lao động phổ thông và lao động có
kỹ năng để phục vụ cho q trình phát triển kinh tế. Do vậy, Trung Đông là khu vực
nhận nhiều lao động nước ngoài nhất thế giới từ trước đến nay. Đây là thị trường tiềm
năng lớn cho việc đưa lao động sang làm việc tại vùng dầu mỏ này. Lao động ở khu
9


vực này chủ yếu là xây dựng với mức lương cho lao động khơng có nghề khoảng từ
190 USD trở lên, có nghề là 250 USD và tay nghề cao thì mức lương sẽ cao hơn nữa.
Ngồi ra, người lao động có thể làm thêm giờ để hưởng mức lương cao hơn. Thị
trường xuất khẩu lao động sang Trung Đông được tiến hành từ nhiều năm nay.
1.2.Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông những năm
gần đây:
- Giai đoạn 2006-2010, có khoảng hơn 30.000 lao động Việt Nam đang làm
việc tại khu vực này, điều kiện làm việc và thu nhập tương đối bảo đảm và ổn định
(lao động phổ thông thu nhập khoảng 300USD/tháng, lao động có nghề khoảng 500800USD/tháng). Đây được coi là thị trường đầy tiềm năng cho lao động Việt Nam.
Mặc dù thị trường xuất khẩu lao động Trung Đông được tiến hành từ nhiều năm nay
nhưng theo đánh giá chung thì đây vẫn là một thị trường có nhu cầu rất lớn về nguồn
nhân lực từ nước ngồi.

a. Thuận lợi: Trung Đơng gồm những nước có sẵn việc làm với ngành nghề rất
phong phú, có khả năng tiếp nhận lao động với số lượng lớn. Công việc khá ổn định,
người lao động khơng phải nộp thuế lương, ngồi ra được chủ th hỗ trợ thêm tiền
ăn,ở và giúp tối thiểu một lần vé máy bay,vì vậy thu nhập cầm tay (kể cả tiền làm
thêm giờ) dễ được lao động các nước chấp nhận. Mức lương cơ bản khoảng
200USD/tháng (đối với lao động khơng nghề) và trên 250USD/tháng (đối với lao
động có nghề).Ngồi thu nhập chính, người lao động có giờ làm thêm nên tổng mức
thu nhập đối với lao động phổ thông khoảng 400USD/tháng.
b. Khó khăn: Hiện nay, Việt Nam vẫn thiếu thông tin về việc làm tại thị trường
này và cũng chưa có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lao động ở một số nước tiếp
nhận lao động tại Trung Đông nên không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm đối tác
và cơng việc thích hợp với lao động Việt Nam.Ngồi ra, u cầu của thị trường Trung
Đơng về chất lượng lao động (sức khỏe, tay nghề, kỷ luật làm việc, về cách ứng xử
trong quan hệ chủ - thợ..,) cao. Hơn nữa, khí hậu khu vực này lại rất nóng, kỷ luật đặc
biệt hà khắc ... Đó là những thách thức đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng thích
nghi, mới tránh được rủi ro cho bản thân người lao động và quốc gia tiếp nhận lao
động.
1.3. Tình hình tại một số nước cụ thể
- Tạm dừng đưa lao động sang Trung Đơng: Trước tình hình chính trị ngày càng
căng thẳng tại các nước Trung Đông, Quản lý lao động ngoài nước đã họp khẩn với
các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ), bàn biện pháp bảo vệ tính mạng
và quyền lợi cho người lao động (NLĐ) đang làm việc tại khu vực này.
Lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước Trung Đông giảm mạnh trong 5
tháng đầu năm 2011. Điển hình như thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống
nhất (UAE) chỉ có 612 lao động sang làm việc, thấp hơn gần 7 lần so với cùng kỳ năm
10


2010 (4.082 lao động). Do tình hình chính trị biến động phức tạp và kéo dài ở Trung
Đông, Bộ LĐ-TB-XH chủ trương hạn chế XKLĐ sang khu vực này, nhất là các nước

Bahrain, Oman, Yemen…
2. Thị trường Nga và các nước SNG
2.1 Tình hình hiện tại.
- Năm 2008- 24/6/2011, theo Cục quản lí lao động ngồi nước (Bộ LĐ-TB-XH),
nước ta đã đưa 2.667 lao động sang làm việc tại Nga, lĩnh vực dệt may chiếm 51%,
xây dựng chiếm 39%, còn lại làm việc trong các công xưởng, nhà máy cơ khí, mộc.
Có 36 doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Nga, ngồi ra thì cịn 1 số lượng
tương đối lớn thơng qua các hình thức đi tự do khác.
- Mức lương cơ bản của lao động theo các hợp đồng đã đăng ký thẩm định và
được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thực hiện: 300-400 USD/tháng. Hiện
nay, mức lương thực tế cũng đang dần được tăng lên.
- Lao động qua Nga bằng visa du lịch . Theo đó, lao động phổ thơng đã được chủ
tuyển chọn sẽ được chủ làm thủ tục xin cấp thẻ xanh để có thể làm việc hợp pháp. Lao
động giúp việc gia đình phải tập trung tại các cơng ty môi giới lao động của Macao để
đợi chủ đến tuyển chọn. Khi được chọn, chủ sử dụng lao động sẽ ký hợp đồng và làm
thủ tục đổi visa cho người lao động có thể làm việc hợp pháp.
- Lao động qua Nga bằng visa lao động: khi người lao động sang đến nơi làm việc
giấy phép của cơ sở sản xuất tại Nga lại đến lúc hết hạn, người lao động trở thành lao
động bất hợp pháp.
- Việc bắt giữ lao động Việt Nam đã liên tục xảy ra trong vài năm gần đây.
+ 10/2009: 60 lao động Việt Nam trái phép bị bắt trong 1 công ty của Nga chuyên
sx dụng cụ học sinh.
+ 3/2010: 60 lao động khác bị bắt khi đang sản xuất hàng may mặc.
- Cho đến thời điểm ngày 27/8/2011, có 200 lao động bất hợp pháp tại Nga đã tự
nguyện trình báo tại cục quản lí di trú Moscow xin hồi hương với lí do cuộc sống gặp
nhiều khó khăn, các chủ doanh nghiệp của họ đã bỏ trốn. Sau khi nhận được quyết
định của tòa án, khi mua được vé máy bay, những người hồi hương tự nguyện sẽ tự về
nước mà không phải bị tạm giữ trong các khu trại tạm giam. Chủ thể sử dụng lao động
bất hợp pháp sẽ bị phạt tiền rất nặng, từ 250000 đến 80 000 rúp đối với mỗi trường
hợp vi phạm.

2.2
Thuận lợi
+ So với nhiều thị trường khác, thị trường Nga có nhu cầu cao và ổn định, hành
lang pháp lí về sd LĐ nước ngoài tại Nga vài năm trở lại đâu trở nên chặt chẽ hơn
+ Thực chất Nga không phải là thị trường “đen tối” trong lĩnh vực xuất khẩu lao
động. Đặc biệt là giữa 2 nước đã kí hợp tác lao động thì quyền lợi và lợi ích của lao
động cũng được chính phủ 2 bên bảo vệ hợp pháp.
11


+ Các xí nghiệp may ở Nga chia thành 2 loại “Đen” và”trắng”. Trắng là xí nghiệp
của chính phủ, tuy nhiên xí nghiệp này được cấp hạn ngạch tiếp nhận lao động khơng
nhiều, họ rất ít tuyển dụng qua trung gian -> Nga vẫn là 1 thị trường triển vọng nếu
được khai thác bài bản.
+ Đầu năm 2010, quy định mới về các quỹ bảo hiểm của LB Nga quy định rõ
người nước ngồi khơng phải nộp các quỹ bảo hiểm y tế, xã hội v.v…, các khoản này
trước đây lên tới 28% quỹ lương và do cơ quan phải trả ngoài lương -> tăng cao khả
năng cạnh tranh của lao động nước ngoài so với LĐ bản xứ.
2.3
Hạn chế
+ “Nô lệ lao động” là cụm từ đã được sử dụng để nói về tình trạng của hàng ngàn
lao động Việt Nam ở các cơ sở lao động không hợp pháp tại Liên bang Nga.
+ Tình trạng những cơng nhân Việt Nam lao động trái phép tại Nga ngày càng
tăng.( hiện ở Moscow có khoảng 200 xưởng may “đen”, trung bình mỗi xưởng có 100
lao động Việt. chủ yếu là lao động bất hợp pháp – 90%).
+ 1 khó khăn khác là Lao động Việt Nam ở Nga thường bị tống tiền. Nghiên cứu
của một học giả Nga: Có hiện tượng giới cảnh sát, nhân viên chính quyền sở tại coi
cộng đồng người Việt tại Nga như một nguồn để ăn hối lộ. Một cuộc khảo sát trên các
đối tượng người Việt từng ở Nga cho thấy 65,3% số người được hỏi cho biết họ từng
bị cảnh sát xâm phạm quyền công dân, 12,9% bị nhân viên sở nhập cư vòi vĩnh, 6,5%

bị nhân viên hải quan và biên phòng địi hối lộ
+ Lí do: Từ người lao động: Phần lớn trong số họ không hiểu rõ về luật pháp
nước Nga , họ bị phụ thuộc vào các công ty, các xưởng, Phần lớn họ khơng biết tiếng
Nga; có ý thức kém.
Từ các xí nghiệp tại Nga: thất thốt tư bản, phá giá trên thị trường lao
động, trong thương mại, dịch vụ, ngáng trở qui trình tăng năng suất lao động, vô số vi
phạm về kinh tế như trốn thuế, bn lậu, các hoạt động tái chính bất hợp pháp -> đảm
bảo an ninh cho người nước ngoài ngày càng xấu.
Từ các doanh nghiệp nhận môi giới Việt Nam: Chỉ thích mở rộng thị
phần, khơng chú ý đến thương hiệu, làm dịch vụ 1 chiều, “đem con bỏ chợ”. Khơng
có kế hoạch đào tạo, định hướng cho người lao động, lách luật…
2.4
Nhận xét, đánh giá và một số giải pháp đề xuất cho thị trường Nga
-Với mục tiêu hiện tại của Việt Nam khi xuất khẩu lao động ra nước ngồi: giải
quyết cơng ăn việc làm cho tầng lớp cơng nhân trẻ; giảm các tệ nạn xã hội; thu về cho
ngân sách nước nhà một số ngoại tệ to lớn, tiếp cận và học hỏi được các kỹ thuật
chuyên môn.., với tình hình lao động Việt Nam ở Nga như đã phân tích, có thể thấy
rằng Nga khơng phải là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng cho xuất khẩu lao
động Việt Nam.

12


- Để có được những hiệu quả nhất định từ thị trường này thì giải pháp đưa ra đó là
các cơ quan và ban ngành liên hệ có bổn phận phải săn sóc, chăm lo đời sống cụ thể
của người công nhân xuất khẩu về vật chất cũng như về tinh thần, nhất là bảo vệ và
bênh vực cho họ trước sự đàn áp và bóc lột của các chủ nhân cũng như của những
cơng chức thối hóa của các nước sở tại. Đồng thời, với người lao động, nên tìm hiểu
kĩ khâu visa và hợp đồng lao động. Hợp đồng phải được kí trực tiếp với chủ sử dụng
là người Nga, khơng qua trung gian và phải có thẩm định của Cục Quản lí lao động

ngồi nước và Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.
3. Thị trường các nước Châu Âu khác
Hiện nay lao động Việt Nam làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
có 12 quốc gia trong khối EU là: Bulgaria, CH Síp, CH Czech, Phần Lan, Pháp,
Itallia, Manta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani.
3.1 Thuận lợi:
Liên minh châu Âu là một thị trường nhiều tiềm năng đối với lao động Việt Nam:
+ Thu nhập cao, mơi trường an ninh, chính trị, xã hội ổn định, tôn trọng nhân
quyền, do
+ Quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với một số nước thành viên EU (các
nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ) đã có từ những năm 80;
+ Cộng đồng người Việt đơng đảo nhiều người là trí thức, có địa vị cao trong xã
hội; một số lượng lớn doanh nhân trẻ gốc Việt năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này.
+ Quan hệ của Việt Nam và EU đã từng bước được cải thiện kể từ khi bắt đầu
thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, đang tiến tới quan hệ đối tác bình đẳng, hợp
tác tồn diện, lâu dài giữa Việt Nam và EU vì hịa bình và phát triển.
+ Phần lớn lao động Việt Nam được đánh giá khá tốt về khả năng làm việc, chăm
chỉ và tiếp thu nhanh. Nhìn chung, thu nhập của người lao động ổn định. Đặc biệt, lao
động làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trường xây dựng lớn có
liên doanh với nước ngồi có điều kiện làm việc, ăn ở và thu nhập khá tốt.
3.2 Khó khăn :
+ Sự cách biệt về địa lý, khác biệt lớn về ngơn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán
giữa Việt Nam và EU;
+ Sự cạnh tranh gay gắt của lao động các nước đang phát triển khác (đặc biệt là
các nước trước đây đã có truyền thống đưa lao động sang làm việc tại một số nước
thuộc EU như các nước châu Phi);
+ Sự cạnh tranh lao động của các nước mới gia nhập EU; lao động Việt Nam
phần lớn là lao động phổ thông hoặc bán nghề,
3.3 Tình hình XKLD cụ thể ở một số nước Châu Âu

13


+ Thị trường Phần Lan: đã có nhiều chính sách đảm bảo an toàn cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài sang làm việc. Quốc gia này sẵn
sàng hợp tác đào tạo ngoại ngữ, nâng cao tay nghề cho lao động Việt Nam.Bộ trưởng
Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, ngoài việc hợp tác tuyển dụng lao động thơng qua đại
sứ qn, hai bên có thể hợp tác ký kết hợp đồng lao động theo thời vụ, theo hợp đồng
ngắn hạn.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam
và Bộ Việc làm và Kinh tế Phần Lan, 24 lao động Việt Nam có tay nghề sẽ được thí
điểm đưa sang làm việc tại Phần Lan trong tháng 9 tới. (số liệu )
+ Thị trường Bulgaria: Báo 24 giờ của Bulgaria số ra mới đây có bài viết về việc
này, trong đó nhấn mạnh lao động Việt Nam đã trở lại Bulgaria làm việc sau 18 năm
vắng bóng. Nhưng, lần này lao động Việt Nam đến khơng chỉ vì tình hữu nghị giữa
hai dân tộc mà bởi vì Bulgaria rất cần tiếp nhận các lao động của Việt Nam. Báo chí
Bulgaria dẫn lời ơng Cơlơ Rainốp Kơlép - người làm thủ tục nhập cư và tiếp nhận lao
động Việt Nam vào Công ty Oragan Khin - cho biết hiện nay có 30 cơng ty của
Bulgaria cần 2.000 lao động, trong đó rất cần lao động xây dựng và dệt may.
Vừa qua, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và các
Vấn đề Xã hội của Bulgaria đã đàm phán về việc Bulgaria tiếp nhận lao động Việt
Nam
+ Thị trường Slovakia: thì chậm hơn, tới giữa năm 2007 Slovakia mới bắt đầu
tiếp nhận lại LĐ Việt Nam. Theo thống kê của phía Slovakia hiện đã có khoảng 800
Lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này, chủ yếu làm việc trong các nhà máy
có vốn đầu tư nước ngồi
Các cơng ty tiếp nhận LĐ nước ngoài chủ yếu là các đơn vị kinh tế hàng đầu của
Slovakia vì vậy chế độ cho LĐ nước ngồi rất được coi trọng, luật pháp Slovakia
khơng có sự phân biệt giữa LĐ bản xứ và LĐ nước ngoài.
Đặc biệt chú ý tới việc giáo dục định hướng để người LĐ nắm bắt và hiểu biết sâu

sắc về văn hoá, phong tục tập quán của nước bạn, nâng cao uy tín và thị phần Lao
động Việt Nam tại Slovakia.
4 Thị trường Hoa Kì vs Canada
4.1.Đặc điểm của thị trường:
- Từ cuối năm 2004, đầu năm 2005, một số doanh nghiệp XKLĐ đã tìm hiểu và
ký kết hợp đồng để đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại hai nước này, nhưng do
một số khó khăn như yêu cầu chất lượng lao động (ngoại ngữ, tay nghề,...) và khâu
thủ tục xin visa, nên mới có một số doanh nghiệp đưa được một số lao động sang các
thị trường lao động này mặc dù điều kiện làm việc, sinh hoạt ở đây khá tốt, thu nhập
cao
- Đây là thị trường có nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ,
14


xây dựng, nơng nghiệp, khai khống và dịch vụ y tế cộng đồng, Mỹ và Canada có nhu
cầu tiếp nhận lao động nước ngồi có trình độ tay nghề cao.
- Mỹ và Canada có khả năng tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, thu
nhập lên tới 3.000 USD một tháng, nhưng không nhiều doanh nghiệp Việt Nam dám
xông pha vào thị trường này. Thị trường vô cùng tiềm năng, đó là đánh giá chung của
nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhưng chính vì u cầu khắt khe của phía bạn nên
không nhiều doanh nghiệp mặn mà với thị trường Mỹ và Canada.
4.2 Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi : + Thị trường Mỹ và Canada là 1 thị trường màu mỡ đối với lao
động ngoại quốc.Với những quốc gia phát triển bền vững như Mỹ và Canada thì việc
nhập cư vào thị trường này luôn là nguyện vọng của người lao động nước đang phát
triển đồng thời cũng là nguyện vọng của giới sử dụng lao động quốc gia này.
+ Thu nhập có thể cao hay thấp hơn tùy thuộc nơi làm việc, bộ phận
làm việc và việc tiết kiệm chi tiêu sinh hoạt của người lao động. Xin lưu ý rằng cơ hội
để nhận lương cao gấp nhiều lần so với thu nhập hiện tại của người lao động, song nó
chỉ dành cho người lao động chăm chỉ và tơn trọng pháp luật.

+Theo quy định của Chính phủ Canada, tiền lương không phân biệt
giữa lao động bản địa với lao động nước ngoài, mà chỉ phân biệt theo trình độ chun
mơn. Với nhóm lao động thuộc nhóm lao động kỹ thuật, hưởng lương 20 đôla Canada
(tương đương 18 USD)/giờ. Tính ra, mỗi tháng làm 160 giờ, cộng thêm tối đa 40 giờ
làm thêm, thu nhập của người lao động đạt khoảng 4.000 USD Canada, tương đương
3.700 USD Mỹ. Sau khi trừ các chi phí ăn ở, đi lại, đóng thuế thu nhập khoảng 40% 50%, thu nhập cịn lại của người lao động bình qn khoảng 1.500 USD/tháng.
b. Khó khăn: + Ranh giới giữa việc vào lao động có thời hạn và việc nhập cư rất
mong manh. Chính vì thế nhiệm vụ các cơ quan chức năng của những quốc gia này
luôn phải tạo hàng rào để tránh việc nhập cư bất hợp pháp. Cho nên để có được giấy
phép nhập cư cũng như giấy phép lao động quả thực rất khó khăn.
+ Chủ sử dụng yêu cầu rất khắt khe về lao động. Ngoài các tiêu
chuẩn tuổi đời không quá 40 như các quốc gia phát triển khác phải có sức khoẻ tốt,
trung thực khi làm hồ sơ, được chủ sử dụng chấp nhận thì một điều kiện cần nữa là
phải có chứng chỉ nghề và tiếng Anh do các trường nghề của Canada cấp. Muốn xuất
khẩu lao động, các doanh nghiệp trước hết phải hợp tác với một trường nghề của Mỹ
và Canada để đào tạo theo giáo trình, giáo viên của nước này.

B.

Đề xuất thị trường cho xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian tới
15


1. Thực trạng các thị trường XKLD của Việt Nam:
Biểu đồ thể hiện số lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo các năm
(số liệu từ Cục quản lí lao động ngồi nước – Bộ LĐ – TB – XH)

- Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, sau một thời gian dài các doanh nghiệp
nỗ lực mở rộng thị trường sang khu vực châu Âu, Bắc Phi, khai thác thị trường tiềm
năng châu Á (Xin-ga-po, Ma Cao (Trung Quốc)), nay khả năng tiếp cận của người lao

động bị thu hẹp và quay về với 4 thị trường truyền thống: Đài Loan (Trung Quốc),
Nhật Bản,Hàn Quốc và Ma-lai-xi-a . Đó là 4 thị trường XKLD ổn định, chiếm tỉ trọng
cao và phù hợp với lao động Việt Nam.
- Các thị trường mới, thị trường tiềm năng chỉ tuyển dụng nhỏ giọt hoặc khơng có
nguồn cung ứng.
Cụ thể: + thị trường thu nhập cao như Mỹ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a gần như đóng băng
+ A-rập Xê-út, UAE chỉ tuyển từ 120 đến 170 lao động/tháng, Ma Cao hơn 100 lao
động/tháng và thị trường chủ lực Ma-lai-xi-a tuyển chưa tới 1000 lao động/tháng.
+ Libya là thị trường tiềm năng, nhưng việc khôi phục lại thị trường này phụ thuộc

vào sự ổn định chính trị bên đó.
2. Ưu thế và bất lợi của lao động Việt Nam
16


2.1 Ưu thế
- Lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù, chăm chỉ, khéo léo; đặc biệt họ rất
thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại được
chuyển giao từ bên ngồi, tích cực làm thêm giờ...
- Giúp đỡ mọi người, chia sẻ khó khăn , là những con người thân thiện trong mắt
bạn bè thế giới(điều này chứng minh rất rõ trong thời gian thiên tai diễn ra tại Nhật
Bản đầu năm 2011, được Chính phủ cũng như chủ lao động khen ngợi.)
- Được hỗ trợ rất nhiều từ phía Nhà nước Việt Nam: các khoản vốn vay ưu đãi từ
Ngân hàng Chính sách cho người lao động; liên tục tìm kiếm và đàm phàn tìm thị
trường mới cho người lao động Việt Nam...
2.2 Bất lợi.
Bên cạnh một vài ưu điểm của người lao động thì tồn tại rất nhiều nhược điểm,
đây là lý do lao động Việt Nam mất điểm trước các nhà tuyển dụng
- Ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp chưa cao
- Trình độ tay nghề cịn thấp, chưa được đào tạo một cách bài bản

- Ngoại ngữ kém gây ra nhiều bất ổn, không chỉ khiến LĐ VN bị “tụt hạng” vè
tiền lương mà còn là nguyên nhân gây nên những hiểu lầm đáng tiếc, những xung đột
giữa chủ sử dụng và NLĐ như thời gian qua. Hơn nữa hiểu biết về phong tục văn hóa
của nước mình lao động cịn hạn chế, gây khó khăn trong việc học hỏi, tiếp thu kiến
thức cũng như giao tiếp.
- Thiếu am hiểu luật pháp cũng như hạn chế do trình độ thấp, đa số chưa qua đào
tạo, chưa tiếp cận đựơc các kênh thơng tin chính thức nên người lao động dễ bị các
công ty lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: mất tiền mà không đi xuất khẩu được, hoặc sang
nước bạn mà khơng có việc làm cũng khơng thể về nước vì khơng có tiền...
- Một bộ phận không nắm rõ các thông tin cần thiết như địa chỉ liên hệ ở nước
ngoài khi cần giúp đỡ, vấn đề thanh lý hợp đồng khi về nước, đặc biệt là nhiều người
cịn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm sau khi trở về
- Một bộ phận người nghèo trong nước chưa tiếp cận được nguồn vốn chính sách
của Nhà nước hỗ trợ người lao động xuất khẩu hoặc nhiều lao động đã được cấp visa,
hoàn tất các khóa học nhưng lại khơng thể vay tiền ngân hàng do nhiều thủ tục.

3. Định hướng thị trường XKLD trong thời gian tới:

Bảng: Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
17


chia theo ngành và các nước năm 2006-2011.
(Đơn vị : Người)
Số LĐXK đã qua đào tạo
Thị
trường

Nhật
Bản


Hàn
Quốc

Đài
Loan

Ngành nghề

2007

2008

Công nghiệp
Vận tải biển
Xây dựng
Ngành nghề khác
Lao động lành nghề
(TDC)
Cộng
Công nghiệp
Thuyền viên tàu cá
Vận tải biển
Xây dựng
Ngành nghề khác
Lao động lành nghề
(TDC)
Cộng
Khán hộ công, giúp
việc gia đình

Cơng nghiệp
Vận tải biển
Thuyền viên tàu cá
Xây dựng
Ngành nghề khác
Lao động lành nghề
(TDC)

3950
1211
75
124

4158
1130
137
92

4577
1078
57
430

12685
3419
269
646

4652


4373

5822

14847

5.360
8205
1219
90
1031
32

5.517
10462
1409
82
152
82

6.142
14219
2380
68
783
691

1255

1579


8428

10.577

12.187

18.141

1419

8734

7430

17583

10980
252
1376
12
88

12980
71
1812
15
28

21492

55
1890
21
743

45452
378
5078
48
859

4325

8033

9534

21892

Cộng

14.127

23.640

31.631

35237
0


26442
0

7337
245

69106
245

2704

239

192

3135

3915

4705

2467

11087

5.456

2010

Tổng


2006

Malaysia Cơng nghiệp
Giúp việc gia đình
Nơng nghiệp và dịch
vụ
Lao động lành nghề
(TDC)

2009

7
tháng
đầu
năm
2011

4.931

3.527

30.933
32886
5008
240
1966
805
11262


7.578

8.628

13.541 70.652

21.677 28.499 20.504 140.223

18


UAE

Ả rập xê
út

CH Séc

Ma Cao

Khác
Tổng cộng

Cộng
Xây dựng
Công nghiệp
(SXCT)
Dịch vụ (Nhà hàng,
KS….)
Lao động lành nghề

(TDC)
Cộng
Xây dựng
Cơng nghiệp
(SXCT)
Vận tải
Giúp việc gia đình
Lao động lành nghề
(TDC)
Cộng
Công nghiệp
Dệt may
Xây dựng
Dịch vụ
Lao động lành nghề
(TDC)
Cộng
Giúp việc gia đình
Dịch vụ
Cơng nghiệp
Khác
Lao động lành nghề
(TDC)
Cộng
Cộng

37.941
1420

26.704

1488

7.810
2341

2.792

302

667

477

1146

38

15

27

80

1585

1554

2389

5528


1.760
59

2.130
711

2.845
1232

22

457

708

1187

17
0

41
452

61
986

119
1438


74

955

1293

2322

98
0
0
0
7

1.620
338
85
0
0

2.987
1370
47
15
0

0

406


1127

7
0
0
0
7

423
1169
836
2
125

1.432
2474
446
3
102

0

869

548

4.733

2.221


11.741 5.886

5.241

2.729

805

2.627

92.847
5249

17.514
2002

12.282
1708
132
15
7
1533

6.500

3.550

398

12.310

3643
1282
5
234
1417

0
2132
3025
2.543 3.124 1.189 12.013
5766
5982
11355 27.500 17.103 6.010
57202
53268 42294 75000 85.546 54.532 248.551
(Nguồn: Cục quản lí lao động ngồi nước – Bộ LĐ-TB-XH).


7 tháng đầu năm 2011, với những tín hiệu đáng mừng đến từ các thị trường như
hiện tại, chúng ta có thể tự tin rằng sẽ đạt được chỉ tiêu xuất khẩu lao động trong năm
nay, nhưng nói thế khơng có nghĩa là chúng ta đầu tư tràn lan và xuất khẩu 1 cách tràn
lan mà khơng có định hướng. Qua những thơng tin và phân tích ở trên, có thể rút ra
được 4 thị trường tiềm năng mà chúng ta có thể đầu tư xuất khẩu trong tương lai,
19


nhưng nếu xét về tất cả các khía cạnh: về nhu cầu, về tình hình nguồn cung, về chính
sách nhận lao động của các nước thì chúng ta có thể thấy, Malaysia và Đài Loan là 2
thị trường sáng giá và triển vọng hơn cả, vậy hãy thử làm 1 phép so sánh để có thể
đánh giá xem thị trường nào mới là thị trường chúng ta cần đầu tư trong 3 tháng cuối

năm 2011.
• Về thị trường Đài Loan:
- Ngày 8.8.2011, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết,
trong 7 tháng đầu năm 2011, chúng ta đã có 54.352 lao động đi làm việc ở nước ngồi.
Trong đó, chủ yếu là thị trường Đài Loan với 20.504 lao động, hiện nay, tổng số lao
động VN tại Đài Loan (Trung Quốc) là gần 86.000 người, tăng 6.269 lượt người kể từ
đầu năm, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan.
- Trong đó lao động ngành sản xuất và xây dựng là 58.812 người (chiếm 29,63%
thị phần ngành nghề), tăng so với đầu năm 5.769 lượt người; lao động chăm sóc người
bệnh tại bệnh viện và các cơ sở dưỡng lão tại Đài Loan hiện vẫn do phía Việt Nam
cung ứng là chủ yếu với 7.434 người (chiếm 74,79% thị phần ngành nghề). Trong đó
56,44% lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo (nhà máy), 42% lao động
làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình, cịn lại là lao động
làm việc trong các lĩnh vực khác như xây dựng, thuyền viên…Thu nhập của người lao
động tại thị trường Đài Loan khoảng 500 USD/tháng (giúp việc gia đình) và từ 650
USD – 700 USD (lao động công xưởng, hộ lý). Sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt tại
Đài Loan, số tiền trung bình lao động có thể gửi về nhà từ 300 USD – 350 USD.
- Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cho biết, hiện nhu cầu tiếp nhận lao
động Việt Nam tại Đài Loan vẫn tăng, đặc biệt trong ngành điện tử - vốn trước đây
chủ sử dụng thuê lao động Philippines. Từ 8.2.2011, Ủy ban lao động Đài Loan đã
tuyên bố nâng cấp thẩm định hồ sơ xin nhận lao động Philippines vào Đài Loan làm
việc, trong đó thời gian thẩm định các loại hồ sơ này có thể kéo dài tới 4 tháng, cịn
được gọi là lệnh “đơng kết mềm”- được hiểu là lệnh tạm dừng tiếp nhận lao động
Philippines vào Đài Loan trong thời gian 4 tháng. Qua đánh giá sơ bộ, lệnh này sẽ ảnh
hưởng tới khoảng hơn 2.000 lượt lao động Philippines sang Đài Loan làm việc. Theo
Tạp chí Lao động nước ngồi của Đài Loan, với lệnh “đơng kết mềm” nêu trên, đã có
44% cơng ty mơi giới đề nghị chủ sử dụng chuyển sang thuê lao động Việt Nam và
khoảng 40% đề nghị chuyển sang thuê lao động Thái Lan – đây thật sự là 1 tín hiệu tốt
cho Việt Nam.
- Có thể nói rằng, Đài Loan đang rất cần lao động Việt Nam có tay nghề trong các

lĩnh vực như cơng nghiệp, giúp việc gia đình, xây dựng, chăm sóc người bệnh,… và
thật sự, Việt Nam đang có thế mạnh ở các lĩnh vực này, cũng đang chiếm 1 thị phần
rất lớn để đáp ứng nhu cầu nơi đây. Vì thế, đầu tư vào Đài Loan, là chúng ta đang khai

20


thác thế lanh của chính chúng ta, xây dựng 1 vị thế ngày càng vững chắc hơn trong
xuất khẩu lao động sang quốc gia này.
• Mặt khác, xét đến Thị trường Malaysia, một trong những thị trường tiềm
năng của Việt Nam.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, sau ảnh hưởng kinh tế thế giới 2008,
từ cuối năm 2009, nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư của Malaysia đã tăng trở lại.
Năm 2010, Việt Nam đã có gần 12 nghìn lao động sang thị trường này. Năm 2011, nhu
cầu về lao động nhập cư của Malaysia lên đến 90 nghìn người.
Bên cạnh những thuận lợi của thị trường như khá dễ tính và có khả năng tiếp
nhận nhiều lao động Việt Nam; phù hợp với trình độ lao động của ta, tạo cơ hội cho
một số lượng lớn lao động nông thôn, người nghèo đi làm việc ở nước ngồi. Theo
thống kế, đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
đang đưa lao động sang làm việc tại Malaysia thì về chính sách tiếp nhận lao động
Việt Nam hay để đưa lao động Việt Nam sang làm việc đang gặp 1 số khó khăn nhất
định.
Nhiều doanh nghiệp khai thác thị trường Malaysia lại cho biết, họ vẫn gặp
khơng ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình đưa lao động sang Malaysia. Khó khăn
được nhắc đến nhiều nhất là thủ tục calling visa. Lương đã thấp hơn so với nhiều thị
trường khác và thậm chí họ cịn khơng có mức lương cơ bản cho lao động xuất khẩu
(theo ông Dato’Sh Yahya Bin SH. Mohamed, Cục trưởng Cục Lao động, Bộ Nguồn
nhân lực Malaysia), điều này sẽ gây bất lợi trong bảo vệ quyền lợi người lao động, lại
phải chờ đợi visa hơn 1 tháng khiến lao động thêm nản. Trong khi đó, thủ tục này
thông thường chỉ mất khoảng 3 ngày. Vấn đề vay vốn cũng được các doanh nghiệp đề

cập, mặc dù chi phí đi Malaysia làm việc khơng nhiều, chỉ hơn 20 triệu đồng, nhưng
lao động vẫn gặp khơng ít khó khăn khi làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng. Trong
khi đó, đại diện của Cơng ty Châu Hưng thì bức xúc chuyện nhiều địa phương khơng
tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác nguồn. Cụ thể, tại Thanh Hóa, Nghệ an, Bắc
Giang, giấy phép cấp cho doanh nghiệp tạo nguồn chỉ có thời hạn 6 tháng. Ngồi ra,
một số tỉnh lại giới hạn địa phận tạo nguồn, chỉ cho phép doanh nghiệp tuyển dụng ở
một hai huyện nhất định.


Kết luận: Từ những thực tế nêu trên, có thể thấy, để đạt được chỉ tiêu
xuất khẩu lao động trong năm nay, chúng ta nên tập trung vào thị trường
Đài Loan vì những vấn đề về thủ tục pháp lí đối với thị trường Malaysia
là khơng thể giải quyết trong 1 sớm 1 chiều.

3. Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
21


- Thứ nhất, với người lao động, cần triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ
biến nâng cao nhận thức về pháp luật, đào tạo nâng cao tay nghề, giúp lao động có 1
số hiểu biết cơ bản về chính trị, văn hóa của đất nước mình sẽ đi lao động.
- Thứ hai, đối với việc thành lập các tổ chức hoạt động XKLĐ, buộc họ phải
công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn
tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí XKLĐ, đối với từng thị trường phải có
những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế những đơn vị khơng có đủ điều kiện, khơng
đúng chức năng. Cần có chiến lược đào tạo, giáo dục một cách bài bản về ý thức cho
người lao động thay vì “mất bò mới lo làm chuồng” như hiện nay.
- Thứ ba, cơ quan có chức năng ở địa phương có các trụ sở của các doanh nghiệp
dịch vụ XKLĐ phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động, diễn biến tình hình
XKLĐ của các doanh nghiệp này. Nắm bắt một cách kịp thời tình hình thực hiện pháp

luật cũng như phát hiện sớm các sai phạm để xử lý thích đáng.
- Thứ tư, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật một cách đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn,
đồng thời ban hành chính sách, văn bản pháp luật về phịng chống, xử lý các hành vi
vi phạm trong hoạt động XKLĐ với các chế tài xử lý ngày càng mạnh và hiệu quả
hơn. Với các biện pháp nghiêm khắc bằng kinh tế, xử lý nghiêm trường hợp TNS bỏ
trốn và nghĩa vụ người thân của TNS trong trường hợp con em họ bỏ.
- Thứ năm, ký kết các điều ước quốc tế để tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động
XKLĐ, cũng như có những cơ chế hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của người
Việt Nam lao động ở nước ngoài như Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định trách
nhiệm của DN và trách nhiệm của người lao động và người bảo lãnh cho người lao
động đi làm việc ở nước ngồi do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

22


KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu các thị trường, chúng ta có thể thấy được rằng lao động Việt Nam
đang có mặt khắp nơi, khắp các châu lục trên thế giới. Bên cạnh những khó khăn mà lao
động gặp phải ở các thị trường như Nga hay Mỹ,.. thì cũng khơng thể phủ nhận được một
thực tế rằng viễn cảnh cho lao động Việt Nam ở nước ngoài đang được mở ra một cách rộng
mở nhất như ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia,…,xuất khẩu lao động
cũng đã đem lại cho Việt Nam 1 nguồn thu đáng kể, không chỉ cho nhà nước mà cịn giúp
cho các gia đình cải thiện cuộc sống. Sau một thời gian dài nghiên cứu, đầu tư và thử nghiệm
xuất khẩu ở các thị trường tiềm năng ở các châu lục khác như Mỹ, Canada, Phần Lan,.., các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đã và đang quay trở lại với các thị trường trong
khu vực có nhu cầu lao động và tình hình kinh tế, chính trị ổn định.
Trong giai đoạn tồn cầu hóa đang diễn ra hết sức sơi động và mạnh mẽ như ngày
nay xuất khẩu lao động là một tất yếu khách quan không những đối với đất nước Việt Nam
mà còn đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cùng với sự tăng tốc của các cường quốc
mạnh và những phát minh khoa học công nghệ tiên tiến tối ưu thì ngồi việc học hỏi tiếp thu

các thành tựu của nước bạn, chúng ta cần đem chính những nhân cơng Việt Nam sang tận các
nước đó để tiếp thu những kỹ năng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nước sở tại. Bởi nếu
được trực tiếp quan sát, làm việc thì chúng ta sẽ nhanh chóng lĩnh hội tốt hơn. Đồng thời
xuất cảnh làm cho người lao động Việt Nam có cơ hội mở rộng tầm nhìn toàn cảnh nền kinh
tế thế giới, để rồi cải thiện cuộc sống người lao động, gây dựng viễn cảnh tương lai tươi sáng
hơn cho chính mình và tương lai phồn thịnh của đất nước mình.
Trong thời gian qua có gần nửa triệu lao động Việt Nam, bao gồm cả lao động kỹ
thuật lẫn lao động giản đơn hiện đang lao động ở 40 nước và vùng lãnh thổ, xuất khẩu lao
động đã góp phần đáng kể vào mục tiêu giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo và thu thêm
ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên cần hiểu và giải quyết vấn đề xuất khẩu lao động này như
thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước là một vấn đề cần phải có chiến lược lâu dài
và vững chắc. Vì thế trả lời câu hỏi ai thuộc diện xuất khẩu lao động? đi đâu? đi như thế nào?
nên điều chỉnh chính sách, quy định ra sao? làm gì? là một vấn đề lớn mà để giải quyết được
một cách tồn diện thì cần phải có sự quan tâm và nhập cuộc của rất nhiều nhà hoạch định
chính sách, tư vấn chuyên gia và hơn hết là các doanh nghiệp, để cho lao động Việt Nam ngày
càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thương trường lao động quốc tế.

23


MỤC LỤC
Lời mở đầu
A. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam...............................................1
I. Thị trường truyền thống...................................................................................................1
1. Thị trường Hàn Quốc.................................................................................................1
2. Thị trường Nhật Bản..................................................................................................2
3. Thị trường Malaysia...................................................................................................4
4. Thị trường Đài Loan..................................................................................................6
II. Thị trường mới......................................................................................................……...7
1. Thị trường Trung Đông..............................................................................................7

2. Thị trường Nga và các nước SNG..............................................................................8
3. Thị trường các nước Châu Âu...................................................................................10
4. Thị trường Hoa kì và Canada....................................................................................11
B. Định hướng và đề xuất thị trường xuất khẩu lao động...................................................12
1. Ưu thế và bất lợi của thị trường lao động Việt Nam.................................................12
2. Thị trường nhập khẩu lao động tiềm năng trong thời gian tới...................................13
3. Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.....................15

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phân công nhiệm vụ

24



×