Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận xử phạt vi phạm hành chính với hành vi phá rừng theo quy định pháp luật Thực tiễn tại Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127 KB, 25 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT II

Lớp: BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QLNN NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN
KHOÁ 50

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
Xử lý vi phạm hành chính về hành vi khai thác rừng trái pháp luật
trên địa bàn xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Họ và tên học viên: Đỗ Hữu Nghĩa
Đơn vị công tác: Hạt Kiểm lâm huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Tháng 6 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................2
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG.....................................................................................3
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG.............................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................4
2.2. Phân tích diễn biến tình huống.....................................................................9
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG...................................................................................12
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống...........................................................................12
3.2 Cơ sở để giải quyết tình huống.....................................................................12
3.3. Đề xuất phương án xử lý tình huống.........................................................14
4. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN...............................................................................18
4.1. Kiến nghị......................................................................................................18
4.2. Kết luận........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................22




1

MỞ ĐẦU
Cà Mau là một tỉnh cuối cùng của Tổ quốc, được thiên nhiên ban tặng cho
nguồn tài nguyên rừng phong phú, là một tỉnh có diện tích lấn biển tự nhiên, rừng
Cà Mau có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: hệ sinh thái rừng ngập mặn,
hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển. Do vậy, rừng
Cà Mau không những có ý nghĩa cân bằng sinh thái mà cịn đa dạng về sinh học,
năm 2009 được UNESCO công nhận rừng Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển thế
giới.
Những năm gần đây, môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động,
nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra, hậu quả một
phần là do khai thác, chặt phá cây rừng, dẫn đến thời tiết ngày càng thất thường.
Theo thơng tin khí tượng thuỷ văn, dự đốn trái đất đang nóng dần lên, nước biển
dâng nhanh, lũ lụt, hạn hán có thể liên tục xảy ra, cụ thể gần đây là hiện tượng El
Nino và hiện tượng La Nina ảnh hưởng trực tiếp đối với nước ta, và cũng là một
trong những nguyên nhân do khơng cịn rừng, cơng việc quan trọng hàng đầu là
phải bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng. Đây là một nội dung, một u cầu
khơng thể trì hỗn đối với mỗi người chúng ta và cần có sự chung tay góp sức của
tồn Đảng, tồn qn và tồn dân.
Các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều biện pháp để
quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng như: thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa
Kiểm lâm, Công an, Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thường xuyên
tuyên truyền, giáo dục, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, kịp thời ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó,
tình hình vi phạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã giảm đáng kể. Từ đầu năm 2020 đến
nay, các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, huyện vẫn tiếp tục thực hiện các biện
pháp truy quét lâm tặc xâm hại đến tài nguyên rừng, chú trọng truy quét tại các

điểm nóng, vùng giáp ranh giữa các tỉnh, huyện; các tuyến hành lang thường hay
vận chuyển lâm sản trái phép, qua đó phát hiện nhiều vụ vi phạm pháp luật về lâm


2

nghiệp đã được kiểm tra, xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, không phải vụ việc vi phạm
pháp luật về lâm nghiệp nào cũng đều được kiểm tra, phát hiện và xử lý dễ dàng,
đơn giản theo quy định của pháp luật. Mà cịn có những vụ vi phạm xảy ra với
nhiều tình tiết rất phức tạp, gây khó khăn trong q trình xử lý, địi hỏi cần có sự
xem xét, nghiên cứu, vận dụng các quy định của Nhà nước một cách tổng hợp, để
ban hành Quyết định xử phạt VPHC đúng theo quy định của pháp luật. Vấn đề đặt
ra đối với công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đó là các cơ quan chức năng
phải tăng cường cơng tác tuần tra, kiểm tra kiểm sốt để kịp thời phát hiện ra
những vi phạm. Đồng thời, phải kịp thời xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật nhằm giáo dục, răn đe những đối tượng khác để hạn chế được tình
trạng vi phạm.
Sau thời gian tham gia lớp học Bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý nhà nước ngạch
Kiểm Lâm viên, được quý thầy, cô Trường Cán bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn II truyền đạt kiến thức về quản lý hành chính nhà nước. Bản thân tôi đã tiếp
thu và rút ra được một số kiến thức cơ bản, những bài học cần thiết về cơng tác
quản lý hành chính cũng như trong thực thi cơng vụ của người cơng chức Kiểm
lâm. Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Xử lý vi phạm hành chính về hành vi khai thác
rừng trái pháp luật trên địa bàn xã Khánh Lâm, huyện U Minh”.
Kết cấu tiểu luận gồm 04 phần:
1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
4. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN



3

1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Ngày 25/5/2022, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Kiểm lâm địa
bàn xã Khánh Lâm phối hợp với Công an xã Khánh Lâm, Cán bộ Lâm nghiệp
UBND xã Khánh Lâm, Cán bộ Tiểu khu 002 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp U Minh Hạ tiến hành kiểm tra trên khu vực lâm phần Tiểu khu 002 thuộc
ấp 20, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau phát hiện có 03 đối tượng đang
dùng cưa máy đốn cây rừng, các đối tượng vi phạm phát hiện lực lượng làm nhiệm
vụ thì các đối tượng bỏ chạy. Tổ công tác đã tạm giữ được 01 đối tượng tên là Lâm
Văn Soái, 30 tuổi, đang cư ngụ tại ấp 17, xã Khánh Lâm cùng với tang vật thu
được 01 cây cưa máy dùng để khai thác cây rừng. Tiến hành kiểm tra tại hiện
trường nơi xảy ra vụ việc cây rừng bị khai thác trái pháp luật là 0,9 m 3 gỗ tràm loại
cừ 5m. Tổ cơng tác đã lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ người và tang vật,
chuyển giao cho Hạt Kiểm lâm huyện U Minh để điều tra xử lý theo quy định pháp
luật.
Tại Hạt Kiểm lâm huyện U Minh, bước đầu điều tra đối tượng Lâm Văn Sối
khơng chịu thừa nhận hành vi sai trái của mình đã vào rừng khai thác cây rừng trái
phép, không khai các đối tượng khác có liên quan. Qua q trình đấu tranh quyết
liệt, thuyết phục bằng biện pháp nghiệp vụ với đối tượng Lâm Văn Soái của cán bộ
Thanh tra - Pháp chế thuộc Hạt Kiểm lâm huyện U Minh, ông Lâm Văn Sối phải
thừa nhận hành vi sai trái của mình, ơng Lâm Văn Soái là chủ mưu cầm đầu, khai
các đối tượng tham gia cùng là: Thạch Sung và Lâm Văn Lũ trong vụ việc khai
thác rừng trái phép này gồm có 03 đương sự nêu trên đều đang cư ngụ tại ấp 17, xã
Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Trên cơ sở điều tra, đối chứng hiện trường cả 03 đương sự này đã thực hiện
hành vi vi phạm về khai thác rừng trái pháp luật; Mức độ khai thác lâm sản bị thiệt
hại: gỗ tràm (nhóm VIII): 0,9 m3; Chủng loại: Cừ tràm dài 5 mét, có đường kính
ngọn từ 4,2 đến 4,9cm; Hình thức khai thác: dùng cưa máy cắt chọn, xen kẻ không

tập trung (Biên bản kiểm tra của Kiểm lâm địa bàn xã Khánh Lâm xác định khu


4

vực bị các đương sự khai thác trái phép là rừng trồng năm 2017, bằng nguồn vốn
của nhà nước đầu tư để trồng rừng). Đối với thái độ hợp tác trong điều tra: tên cầm
đầu Lâm Văn Sối có thái độ quanh co, trốn tránh che dấu hành vi, không thành
khẩn khai báo sự thật. Ông Thạch Sung và Lâm Văn Lũ có thái độ chấp hành tốt,
thành thật khai nhận. Cán bộ Thanh tra - Pháp chế Hạt Kiểm lâm huyện U Minh
hoàn thành thủ tục, hồ sơ để làm căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Cơ sở lý luận
Để phân tích và đưa ra phương án giải quyết hợp tình, hợp lý đối với tình
huống này, cần làm rõ một số lý thuyết về pháp luật trong quản lý nhà nước về lâm
nghiệp và xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp
luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu
lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định
đó. Như vậy, tình huống này xảy ra vào thời điểm Luật xử lý vi phạm hành chính
2012 có hiệu lực, các nghị định hướng dẫn cũng đã được ban hành và có hiệu lực;
Nghi định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 10/06/2019. Chính vì vậy, theo ngun tắc này, ta
vận dụng các văn bản pháp luật trên để phân tích và giải quyết tình huống nêu trên.
Để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác rừng phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội và phát triển rừng vì tương lai, lợi ích của quốc gia một cách có
hiệu quả, Nhà nước phải thống nhất quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, quản lý rừng
là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật Nhà nước và các biện pháp
mang tính kinh tế, hành chính, dân sự và cả cưỡng chế trong những trường hợp cần
thiết đến hành vi của các cá nhân, tổ chức trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến

các quá trình phát triển, khai thác rừng và các sản vật từ rừng.
Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhu cầu gỗ, lâm sản rất lớn, trong khi dân số ngày càng tăng, công tác quản lý, bảo


5

vệ rừng của các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm còn hạn chế
khiến cho các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gia tăng một cách đáng
kể cả về số lượng, tính chất, mức độ. Vì vậy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
rừng cần gắn bó chặt chẽ với việc bảo đảm trật tự pháp luật (pháp chế xã hội chủ
nghĩa).
Theo quy định tại Điều 9, của Luật Lâm nghiệp 2017, những hành vi dưới đây
bị nghiêm cấm:
“- Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
- Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ,
phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi
vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
- Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu
thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
- Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, cơng trình bảo vệ và phát triển
rừng.
...”
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hành vi phá rừng trái pháp luật
là hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà chủ thể thực
hiện sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
Xử lý vi phạm pháp luật là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng. Tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm được pháp luật xác định
chế tài (hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật) và tính chất, mức độ của hành vi đó

mà các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành các biện pháp và các thủ tục cần thiết
để truy cứu trách nhiệm pháp lý tương ứng nhằm trừng phạt vi phạm, khôi phục
trật tự pháp lý bị xâm hại và khắc phục các hậu quả của vi phạm đó.
Theo Khoản 1, Điều 2, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “Vi
phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định


6

của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Theo Khoản 2, Điều 2, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “Xử
phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.
Trong q trình xử lý cần tn thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị
xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc
phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, cơng khai,
khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả
vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp
luật quy định.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người
vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành
chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính.
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
(Quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012)


7

Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả
vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Điều này có
nghĩa khi phân tích diễn biến tình huống và đưa ra quyết định xử phạt, người có
thẩm quyền cần căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi diễn ra trên thực tế cũng
như những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của hành vi để đưa ra mức phạt phù hợp
với các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo được mục đích cưỡng chế của
pháp luật. Tuy nhiên, để xác định những tình tiết, dấu hiệu của hành vi có được
xem là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hay khơng thì căn cứ vào quy định của pháp
luật xử lý vi phạm hành chính về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Cụ thể, các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012,
cụ thể như sau:
* Các tình tiết giảm nhẹ: (i) Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn
chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi
thường thiệt hại; (ii) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật
hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi
phạm hành chính; (iii) Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh
thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra,vượt q giới hạn phịng vệ
chính đáng; vượt q yêu cầu của tình thế cấp thiết; (iv) Vi phạm hành chính do bị
ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; (v) Người vi phạm hành chính
là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả

năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; (vi) Vi phạm hành
chính vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng do mình gây ra; (vii) Vi phạm
hành chính do trình độ lạc hậu; (viii) Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ
quy định. (Quy định tại Điều 9, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012)
* Các tình tiết tăng nặng: (i) Vi phạm hành chính có tổ chức; (ii) Vi phạm
hành chính nhiều lần; tái phạm; (iii) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành
niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện
hành vi vi phạm hành chính; (iv) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc


8

bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi
phạm hành chính; (v) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm
hành chính có tính chất cơn đồ; (vi) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành
chính; (vii) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc
những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính; (viii) Vi phạm
trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành
quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính; (ix) Tiếp tục thực hiện
hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt
hành vi đó; (x) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành
chính; (xi) Vi phạm hành chính có quy mơ lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
(xii) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật,
phụ nữ mang thai. (Quy định tại Điều 10, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012)
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực lâm nghiệp được Chính phủ quy định cụ thể, phân chia cho từng
đối tượng có thẩm quyền thực hiện các hình thức xử phạt theo quy định của pháp
luật. Cụ thể, về hình thức phạt cảnh cáo đối với người thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp các chủ thể có thẩm quyền theo quy định trong

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 35/2019/NĐ-CP đều có quyền
áp dụng hình thức xử phạt này. Về hình thức xử phạt tiền, Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012 và Nghị định 35/2019/NĐ-CP phân chia các mức phạt cho các chủ thể
có thẩm quyền khác nhau như kiểm lâm viên đang thi hành cơng vụ thì được phạt
tiền đến 500.000 đồng, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền phạt tiền đến
10.000.000 đồng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có quyền phạt tiền đến 25.000.000.
Như vậy, khi xem xét xử lý một hành vi vi phạm pháp luật hành chính về quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng, cần xem xét cụ thể hành vi khách quan và đối chiếu với
các quy định của pháp luật để ra quyết định xử phạt cho đúng thẩm quyền.


9

Về mức phạt tiền áp dụng đối với người vi phạm hành chính, pháp luật quy
định một khung xử phạt nhất định để cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi ra quyết
định xử phạt với hình thức phạt tiền có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật
cũng như tính chất, mức độ của hành vi, nhân thân người vi phạm, hoàn cảnh thực
hiện hành vi vi phạm,… để ra mức xử phạt hợp tình, hợp lý. Theo các quy định của
pháp luật, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức
trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết
giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng khơng được giảm quá mức
tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể
tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Như
vậy, khi ra quyết định xử phạt, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần xem xét lưu ý
những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để ra quyết định mức phạt cho phù hợp.
2.2. Phân tích diễn biến tình huống
Trong tình huống vi phạm pháp luật của ơng Lâm Văn Sối, Thạch Sung,
Lâm Văn Lũ là một điển hình về hoạt động khai thác rừng trái pháp luật để trồng
cây cam, quýt, chuối…ở trên địa bàn huyện U Minh.
Theo các quy định pháp luật hiện hành, có thể xác định các hành vi vi phạm

của ơng Lâm Văn Sối, Thạch Sung, Lâm Văn Lũ như sau:
- Với diện tích rừng sản xuất bị khai thác rừng trái pháp luật với sản lượng là
0,9 m3 gỗ tràm loại cừ 5m, ông Lâm Danh đã thực hiện hành vi khai thác rừng trái
pháp luật. Theo quy định tại Điều 13, Nghị định Số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25 tháng
4 năm 2019 của Chính phủ thì “Hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được
phép của cơ quan có thẩm quyền” thì bị xử phạt bằng các hình thức và theo các
khung tiền phạt được xác định từ Khoản 1 đến Khoản 13, Điều 20 của Nghị định
Số 35/2019/NĐ-CP.
Loại rừng mà ơng Lâm Văn Sối, Thạch Sung, Lâm Văn Lũ khai thác trái
pháp luật là rừng sản xuất, loại rừng trồng dưới 01 m3; thì bị áp dụng hình thức xử
phạt là phạt tiền (hình thức xử phạt chính); Tịch thu tang vật, cơng cụ, phương tiện


10

vi phạm (hình thức phạt bổ sung); buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của
pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản
5, khoản 6 Ðiều này (biện pháp khắc phục hậu quả).
Căn cứ quy định tại Điều 13 của Nghị định Số 35/2019/NĐ-CP, vi phạm của
ơng Lâm Văn Sối, Thạch Sung, Lâm Văn Lũ không cấu thành tội phạm theo quy
định tại Điều 232 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.
Căn cứ quy định Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì ơng ơng Lâm
Văn Sối, Thạch Sung, Lâm Văn Lũ đều đủ năng lực chịu trách nhiệm hành chính.
- Trong tình huống trên lãnh đạo Hạt Kiểm lâm U Minh chỉ đạo kịp thời và
các Kiểm lâm địa bàn thực thi công vụ đã lựa chọn phương án hành động hợp lý,
vừa đảm bảo yêu cầu của pháp luật trong việc lưu giữ căn cứ cho việc đấu tranh,
xử lý vi phạm (lập biên bản về vi phạm hành chính), vừa tuyên truyền, phối hợp tốt
với địa phương để xử lý kịp thời, triệt để đối tượng tiếp tục vi phạm. Đồng thời,

tiến hành tham mưu, sử dụng các biện pháp quản lý mềm dẻo để tác động đến nhận
thức, thái độ của đồng bào nhằm từng bước tạo sự chuyển biến về hành vi chấp
hành pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn
được tốt hơn.
* Nguyên nhân xảy ra tình huống
- Nguyên nhân khách quan:
Các cơ quan chức năng có liên quan, trong đó có chính quyền địa phương
chưa thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng dân cư
đang sinh sống trong lâm phần rừng tràm hiểu biết sâu sắc về pháp luật và quản lý
rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa được sâu rộng, nội
dung tuyên truyền mang tính chung chung chưa đi vào trọng tâm, chưa sâu sắc,
chưa có tính thiết thực.


11

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng còn quá mỏng so với yêu cầu đặt ra; dụng cụ,
trang thiết bị và phương tiện hỗ trợ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn
hạn chế, chưa đủ điều kiện để ngăn ngừa triệt để các hành vi xâm hại đến rừng và
tài ngun rừng.
Chính quyền địa phương chưa có cơ chế chính sách tạo cơng ăn việc làm cho
đối tượng lao động nông thôn nhàn rỗi nhằm tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho dân cư vùng rừng để cải thiện mức sống thu nhập.
Nhìn chung, đại đa số dân cư sinh sống trong vùng rừng trên địa bàn hiện nay có
mức thu nhập thấp và vẫn cịn rất nhiều hộ gia đình gặp khó khăn về điều kiện sản
xuất.
Các đối tượng là người dân tộc thiểu số, hạn chế trình độ học vấn, từ đó dẫn
tới sự nhận thức, thiếu hiểu biết pháp luật Nhà nước nói chung và lĩnh vực Lâm
nghiệp nói riêng.
- Nguyên nhân chủ quan:

Do sự thiếu hiểu biết về pháp luật, các đối tượng chuyên kinh doanh mua, bán
lâm sản lợi dụng xúi giục, các đối tượng vì vụ lợi cá nhân, tăng thu nhập bất chính,
các đương sự sẵn sàng khai thác cây rừng trái phép mà không quan tâm đến chủ sở
hữu rừng là ai và quên luôn mình thực hiện hành vi đó là vi phạm pháp luật.
Hồn cảnh đương sự cịn nhiều khó khăn, nghèo khổ, thực hiện hành vi khai
thác rừng nhằm giải quyết khó khăn cuộc sống hiện tại.
* Hậu quả của tình huống:
Hậu quả của việc làm mà đối tượng thực hiện, trước hết là ảnh hưởng đến uy
tín bản thân và gia đình của đối tượng. Mặt khác, hiện nay hồn cảnh kinh tế của
gia đình các đối tượng thuộc diện hộ nghèo phải chấp hành quyết định xử phạt của
cơ quan Kiểm lâm thì rất khó khăn do điều kiện kinh tế eo hẹp.
Hành vi của đối tượng làm cho trữ lượng, sản lượng rừng bị hao hụt, giảm độ
che phủ rừng gây ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái rừng, lâu dài làm thay đổi
khí hậu, hạn chế khả năng phòng hộ.


12

Gây thiệt hại về kinh tế, ngân sách của Nhà nước đã đầu tư và chăm sóc bảo
vệ rừng nhiều năm qua.
Việc xử lý các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn chưa kiên quyết và nghiêm minh, tạo
tiền lệ coi thường pháp luật của nhà nước làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hơi trên địa bàn cũng như gặp khó khăn trong cơng tác
quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Trong trường hợp xử lý khơng thỏa đáng, sẽ kích động lơi kéo nhiều đối
tượng tham gia, gây khó khăn cho cơ quan Kiểm lâm trong việc thi hành chức
năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống

Hành vi vi phạm của các đương sự đã vi phạm quy định pháp luật Nhà nước
về lĩnh vực lâm nghiệp quy định quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản cần xử lý nghiêm minh đúng theo quy định pháp luật.
Nhằm ngăn chặn kịp thời tình hình chặt phá rừng, khai thác rừng trái pháp
luật hiện nay trên địa bàn huyện U Minh lập lại trật tự kỷ cương, mang tính giáo
dục, răn đe các đối tượng thực hiện và các đối tượng khác là quần chúng, dân cư
sinh sống trên địa bàn.
Phát huy vai trò thi hành pháp luật góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp của
tỉnh Cà Mau nói chung và trên địa bàn huyện U Minh nói riêng.
3.2 Cơ sở để giải quyết tình huống
- Cơ sở pháp lý:
Ngày 15 tháng 11 năm 2017, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khoá 14 ban hành
Luật số 16/2017/QH14 quy định về Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế
biến và thương mại lâm sản (gọi tắt là Luật Lâm nghiệp).


13

Hiện nay, với các vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ rừng được xử lý
theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nghị định số
07/2022/NĐ-CP, ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm
nghiệp; Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Thú y; Chăn nuôi. Các Nghị định này còn
xác lập cơ sở pháp lý cho việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội
phạm (Điều 232 của Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017). Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện vi phạm, các đối tượng thường không chỉ dừng lại ở các hành
vi vi phạm trên mà có thể kéo theo các vi phạm khác (hình sự, hành chính, dân sự,
kỷ luật). Vì vậy, quá trình xử lý thường hết sức phức tạp, bởi không chỉ xác định

đúng vi phạm, áp dụng đúng chế tài, đảm bảo thực thi quyết định vì sự nghiêm
minh của pháp luật mà cịn phải đảm bảo cả các yêu cầu về chính trị - xã hội, ổn
định an ninh, trật tự địa phương.
Tổ chức và hoạt động của lực lượng Kiểm lâm được quy định tại Nghị định
Số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo
vệ rừng.
Từ Điều 3 đến Điều 10 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều
21, 23, 26, 28, 43 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Điều 9 của Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động Lâm nghiệp.
Điều 13 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2019 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết:
Áp dụng đúng các quy định pháp luật để xử lý đúng người đúng tội nhưng có
tính đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân người vi phạm, điều kiện, hồn
cảnh kinh tế gia đình, trình độ dân trí.


14

Phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm, tiến hành xử lý theo quy định
của pháp luật với tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và tạo các điều kiện thuận lợi
cho nhân dân ổn định về đời sống vật chất, tinh thần để ổn định về an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội trên địa bàn để những người vi phạm không tái phạm hoặc
phạm tội nhiều lần.
Ngăn chặn vi phạm tiếp diễn, không để các hộ dân khác làm theo, huy động lực
lượng và các nguồn lực một cách hiệu quả để khắc phục các hậu quả do vi phạm
pháp luật.
- Kinh nghiệm xử lý, giải quyết những tình huống tương tự:
Trong quá khứ đã xảy ra những tình huống tương tự nếu khơng kịp thời, kiên

quyết ngăn chặn hành vi vi phạm thì đối tượng vi phạm tiếp tục phá rừng và các hộ
dân khác sẽ làm theo gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
Khi làm việc với đồng bào dân tộc ít người thì nên mời người có uy tín như
Trưởng ấp, Công an Ấp đối tượng sẽ không chống đối Kiểm lâm và tuân thủ theo
lời của Trưởng Ấp, Công an Ấp. Tập trung tham mưu cho chính quyền UBND xã
đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống vật chất,
nhu cầu sản xuất, canh tác của người dân nhất là đồng bào dân tộc Khơ me.
- Cơ sở thực tiễn để giải quyết tình huống:
Khi Kiểm lâm lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính thì đối tượng sẽ
dừng lại việc khai thác rừng trái pháp luật vừa mang tính răn đe vừa mang tính
giáo dục, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho các đối tượng tùy
theo mức độ, tính chất, hành vi vi phạm để từ đó các đối tượng khơng dám tiếp tục
khai thác rừng trái pháp luật.
3.3. Đề xuất phương án xử lý tình huống
* Phương án 1: Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức áp dụng
khung thấp nhất của khung hình phạt tiền và tịch thu, bán phát mãi tang vật
phương tiện


15

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện U Minh ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với các đương sự Lâm Văn Soái, Thạch Sung và Lâm Văn Lũ mỗi đương
sự là: 1.000.000 đồng (Một triệu đồng) tổng cộng 03 đương sự phải nộp tiền phạt
là: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng), tịch thu toàn bộ tang vật, lâm sản vi phạm gồm
01 cưa máy và 0,9 m3 gỗ tràm loại cừ 05 mét để bán phát mãi theo quy định của
Nhà nước. (Do vi phạm lần đầu, áp dụng mức khung xử phạt khởi điểm).
Tổ chức họp dân cư ấp 17, xã Khánh Lâm công bố quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, buộc các đương sự cam kết trước dân và cơ quan Hạt Kiểm lâm
huyện U Minh, Ủy ban nhân dân xã Khánh Lâm không tái phạm.

- Ưu điểm của phương án
Phương án này nhẹ nhàng, dễ thực hiện, thể hiện được chính sách chiếu cố,
khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với các đương sự.
- Hạn chế của phương án
Mang tính chất răn đe, giáo dục khơng cao, khơng truy cứu vai trị cầm đầu
của Lâm Văn Sối nên chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
* Phương án 2: Xử lý bằng hình thức phạt cảnh cáo và tịch thu, bán
phát mãi tang vật phương tiện
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện U Minh ra Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với Lâm Văn Soái, Thạch Sung và Lâm Văn Lũ ở mức phạt là phạt Cảnh
cáo. Vì cả 03 đương sự vi phạm lần đầu và thuộc diện hộ nghèo.
Tổ chức họp dân tại ấp 20, xã Khánh Lâm nhằm kiểm điểm 03 đương sự Lâm
Văn Soái, Thạch Sung và Lâm Văn Lũ trước nhân dân để từ đó các đương sự
không tái phạm trong việc khai thác rừng trái phép, cũng như vi phạm các quy định
của pháp luật nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp.
- Thu hồi toàn bộ số lâm sản mà các đương sự khai thác trái phép là: 0,9m 3 cừ
tràm loại 05 mét và 01 cưa máy để phát mãi theo trình tự pháp luật quy định.


16

- Ưu điểm của phương án
Phương án này thì quá nhẹ đối với hành vi vi phạm của các đương sự,
nhưng dễ thực hiện, khơng truy cứu vai trị cầm đầu của Lâm Văn Sối. Có thể
hiện chính sách chiếu cố, khoan hồng của Đảng và Nhà nước.
- Hạn chế của phương án
Phương án này là trái với Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ, bởi
vì tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP khơng có quy định
khung phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm khai thác rừng trái pháp luật; Mang
tính chất răn đe, giáo dục khơng cao, khơng thể hiện được tính nghiêm minh của

pháp luật.
* Phương án 3: Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức áp dụng
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong khung hình phạt tiền và tịch thu, bán phát
mãi tang vật phương tiện
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện U Minh ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với đương sự Lâm Văn Sối với vai trị chủ mưu (có tình tiết tăng nặng)
là: 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng), tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện vi
phạm gồm 01 cưa máy và 0,9 m3 gỗ tràm loại cừ 5 mét để bán phát mãi theo quy
định của Nhà nước. Đồng thời xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đương sự:
Thạch Sung và Lâm Văn Lũ với vai trò đồng phạm: 4.000.000 đồng( Bốn triệu
đồng), tức 2.000.000 đồng/đương sự. (Có tình tiết giảm nhẹ là: có sổ gia đình hộ
nghèo do UBND xã Khánh Lâm cấp).
Tổ chức họp dân cư ấp 20, xã Khánh Lâm cơng bố quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, buộc các đương sự cam kết trước dân và cơ quan Hạt Kiểm lâm
huyện U Minh, Ủy ban nhân dân xã Khánh Lâm không tái phạm.
- Ưu điểm của phương án
Xử lý mức khung phạt này là thể hiện được tính đúng đắn, nghiêm minh
của pháp luật xử lý đúng người đúng luật, đúng quy định của pháp luật, có tính
thuyết phục răn đe cao.


17

- Hạn chế của phương án
Các đương sự gặp khó khăn trong việc thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính
(vì các đương sự thuộc diện hộ nghèo).
* Lựa chọn phương án giải quyết
Qua các phương án vừa nêu trên, cơ quan Hạt Kiểm lâm huyện U Minh lựa
chọn phương án 3. Bởi phương án 3 có tính khả thi hơn bởi vì:
- Mức độ thiệt hại quy đổi ra giá trị thành tiền chưa phải quá lớn, chưa vượt

thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hạt Kiểm lâm huyện U
Minh, không phải khởi tố vụ án, chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra vụ án.
- Rừng ở đây được xác định là rừng sản xuất, loại gỗ vi phạm là thơng
thường nhóm VIII, thuộc danh mục thực vật rừng, giá trị kinh tế không cao (gỗ
tràm).
- Các đương sự Lâm Văn Soái, Thạch Sung, Lâm Văn Lũ mới vi phạm lần
đầu, chưa có tiền án, tiền sự, nhân thân tốt, gia đình thuộc diện chính sách (người
dân tộc thiểu số, hộ nghèo).
- Động cơ phá rừng, khai thác rừng là do hoàn cảnh kinh tế nghèo khó, trình
độ thấp, thiếu hiểu biết pháp luật.
Tuy nhiên qua vụ việc đã thể hiện về hành vi vi phạm có tổ chức, có chủ
mưu cầm đầu và đồng phạm giúp sức… cho nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh
theo đúng tính chất, mức độ thiệt hại của hành vi.
* So với phương án 1: Việc tổ chức thực hiện phương án 1 có phần đơn giản,
vụ việc có thể giải quyết nhanh chóng hơn, có tính thuyết phục hơn về pháp lý, về
tính phù hợp với tính nhân đạo của Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Bởi như phân tích trên, yếu tố cần xem xét đến là tính chất, động cơ dẫn đến
vi phạm và mặt dù chưa có tiền án, tiền sự khơng có. Nhưng vụ việc có tổ chức, có
chủ mưu. Do đó, phương án 1 khơng khả thi.
* So với phương án 2: Phương án 2 đơn giản, song chỉ nghiêng tính giáo dục
mà khơng có tính răn đe, không phù hợp theo quy định của pháp luật về quản lý


18

rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng và trái với Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của
Chính phủ. Bởi vì: Tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP
không có quy định khung phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm khai thác rừng trái
pháp luật. Vì vậy, phương án 2 vẫn không khả thi.
* Tổ chức thực hiện phương án tối ưu

1. Ngày 01/6/2022: Soạn thảo Quyết định xử phạt cho các đương sự.
2. Ngày 01/6/2022: Ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ba
đương sự.
3. Ngày 03/6/2022: Mời đương sự và công bố Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính tại cơ quan Hạt Kiểm lâm huyện U Minh.
4. Ngày 13/6/2022: 03 đương sự nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước hoặc bộ
phận Kế tốn - Hành chính của đơn vị Hạt Kiểm lâm huyện U Minh.
5. Ngày 15/6/2022: Tổ chức họp dân ấp 20, xã Khánh Lâm công bố Quyết
định xử phạt đối với 03 đương sự.
6. Ngày 25/6/2022: Giải quyết yêu cầu, khiếu nại của 03 đương sự. (nếu có)
7. Ngày 25/6/2022: Hạt Kiểm lâm U Minh làm các thủ tục bán phát mãi tài
sản; thông báo, niêm yết xác định giá tang vật, lâm sản tịch thu và tổ chức bán đấu
giá phát mãi lâm sản thu nộp vào ngân sách Nhà nước.
8. Ngày 25/6/2022: Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
9. Ngày 30/6/2022: Họp BLĐ Hạt, Bộ phận Thanh tra - Pháp chế và các Bộ
phận nghiệp vụ… rút kinh nghiệm.
10. Ngày 30/6/2022: Cán bộ Thanh tra-pháp chế kiểm tra lại hồ sơ, báo cáo
quyết toán ấn chỉ pháp chế, đưa hồ sơ vào lưu trữ.
4. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
4.1. Kiến nghị
* Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước
- Cần xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những văn bản quy định trong xử
lý vi phạm hành chính và có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương, tránh


19

sự chồng chéo trong văn bản pháp luật. Chế tài phải đủ tính răn đe, giáo dục
nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý rừng và bảo vệ đất quy hoạch
cho lâm nghiệp.

- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các Hội, Đoàn thể của tỉnh,
huyện, xã, cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo
vệ, phát triển rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
* Kiến nghị đối với cơ quan chức năng
- Các cấp, các ngành, cần có sự phối hợp chặt chẽ, và thực hiện đồng bộ và
quan tâm hơn nữa trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp.
- Chủ rừng cần có biện pháp quản lý, thường xuyên kiểm tra nắm tình hình
diễn biến rừng để báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng trước
khi đưa ra phương án xử lý vụ việc vi phạm theo đúng pháp luật, có tình, có lý và
phù hợp với điều kiện của từng đối tượng và tình hình thực tế ở địa phương.
- Các cấp chính quyền địa phương thường xuyên chủ động phối hợp với các
đoàn thể, các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động quần
chúng nhân dân hiểu biết pháp luật về bảo vệ rừng đồng thời tham gia công tác
quản lý bảo vệ rừng trở thành phong trào rộng khắp và có hiệu quả;
Bên cạnh việc xử lý các hành vi vi phạm cần xem xét và có chế độ khuyến
khích, biểu dương, khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích
đóng góp trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng hằng năm. Có biện pháp tích cực
trong việc quản lý nhân hộ khẩu trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm đối với
những đối tượng di dân tự do, cư trú bất hợp pháp ở những vùng gần rừng để lợi
dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các quy định về quản lý
bảo vệ rừng nói riêng.
- Tăng cường cơng tác khuyến lâm, quản lý rừng phải mang tính cộng đồng.
- Đề nghị Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng các cấp chỉ đạo các ban
ngành chức năng phối hợp với Kiểm lâm, chủ rừng thường xuyên tăng cường công


20

tác tuần tra bảo vệ rừng, nắm bắt, phân loại đối tượng chuyên nghiệp, các đầu nậu

phá rừng lên kế hoạch triệt phá các đối tượng này và có biện pháp bảo vệ rừng phù
hợp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng, đưa pháp luật vào trong cuộc sống của người dân sống trong rừng, ven rừng,
nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật về bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp.
4.2. Kết luận
Từ tầm quan trọng của rừng đối với nền kinh tế quốc dân, đời sống của toàn
xã hội mà trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo
công tác quản lý bảo vệ rừng. Đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho
người dân nỗ lực tham gia cùng với các ngành, các cấp chính quyền địa phương
thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, hàng năm Thủ tướng Chính phủ đã đưa
ra nhiều Quyết định, Chỉ thị, giải pháp để tăng cường cơng tác ngăn chặn tình trạng
chặt phá, khai thác rừng để mưu sinh, chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất rừng sang mục đích khác trái quy định pháp luật.
Qua tình huống: “Xử lý vi phạm hành chính về hành vi khai thác rừng trái
pháp luật trên địa bàn xã Khánh Lâm, huyện U Minh” cho thấy: Biện pháp giải
quyết hài hòa giữa việc căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật với lợi ích kinh
tế và lợi ích xã hội, lợi ích của cơng dân là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần giữ
vững kỷ cương pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương nơi xảy ra
tình huống, để các hộ dân nhận thức cịn nhiều hạn chế thấy được việc làm của
mình là vi phạm pháp luật, thành thật hối lỗi và tự nguyện khai báo, khắc phục hậu
quả là mục tiêu tốt nhất của hoạt động quản lý nhà nước trong việc xử lý các vụ
việc vi phạm về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Đối với cán bộ, công chức trong
hoạt động quản lý nhà nước, khi thừa hành công vụ xử lý các tình huống nói
chung, các tình huống có nhiều hành vi liên quan đến nhiều đơn vị xử lý cần cân
nhắc các tình tiết, phân tích kỹ lưỡng bản chất của tình huống, tìm ra nguyên nhân
thật sự của tình huống để đề ra và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất, thấu
tình đạt lý nhằm giải quyết có hiệu quả tình huống xảy ra.


21


Việc lựa chọn phương án 3 để xử lý là vừa đảm bảo tính hợp lý vừa mang tính
nhân văn sâu sắc trong việc xử lý tình huống, vừa thực hiện tốt chủ trương của
Đảng và Nhà nước, vừa đảm bảo hài hịa lợi ích của Nhà nước và của người dân./.


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam Khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn;
2. Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
3. Luật Lâm nghiệp năm 2017 số 16/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày
15/11/2017 quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và
thương mại lâm sản;
4. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 số 15/2012/QH13 được Quốc hội thông
qua ngày 20 tháng 6 năm 2012;
5. Nghị định Số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
6. Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ Quy định về Kiểm
lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;
7. Nghị định Số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về bn
bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
8. Nghị định Số 35/2019/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ Quy định
xử phạt hình chính trong lĩnh vực lâm nghiệp;
9. Nghị định số 84/2021/NĐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019
của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và

thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp;
10. Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;


23

11. Nghị định số 07/2022/NĐ-CP, ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy
định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Thú y; Chăn nuôi.


×