Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với ông nguyễn tuấn thơm chủ nhà thuốc số 444 đường giải phóng – phường phương liệt quận thanh xuân – tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.88 KB, 24 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
“Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với ơng Nguyễn
Tuấn Thơm chủ nhà thuốc số 444 Đường Giải Phóng – phường
Phương Liệt - quận Thanh Xuân – Tp Hà Nội”

Họ và tên học viên: Đỗ Thị Vinh
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị cơng tác: Phịng Y tế quận Thanh Xn

Hà Nội, Tháng 11 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cơ, các khoa, phịng, bộ
mơn của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã trang bị cho em những kiến
thức bổ ích, thiết thực trong q trình cơng tác, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
em trong quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo chủ nhiệm lớp
chuyên viên K3A. Cô là người đã tận tình, quan tâm, chia sẻ, động viên, tạo điều
kiện cho các học viên trong suốt quá trình học tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban cán sự lớp và các bạn học viên đã nhiệt
tình hỗ trợ, cung cấp những thông tin, tài liệu quý báu về các nội dung trong
chương trình học.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND quận, lãnh đạo Phịng
Y tế quận Thanh Xn đã ln động viên, chia sẻ về tinh thần, thời gian, hỗ trợ em
trong cơng tác tại đơn vị trong suốt q trình em tham gia khóa học.

Trân trọng!


Học viên

1


PHẦN I. LỜI NĨI ĐẦU
Quận Thanh Xn là quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh với rất nhiều khu đơ
thị mới như khu đơ thị mới Trung Hồ - Nhân Chính, Royal City, Hapulico...
nhưng đồng thời trên địa bàn quận vẫn tồn tại một số khu dân cư với điều kiện nhà
ở đa số còn chật chội, xuống cấp. Ngồi ra có hai sơng Tơ Lịch và sơng Lừ là các
sông dẫn nước thải của Thành phố, hiện đang ô nhiễm gây ảnh hưởng môi trường
quận. Bên cạnh đó, quận có mật độ dân cư đơng, có nhiều trường Đại học, cao
đẳng, học viện, cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn với số sinh viên tập trung,
người dân nhập cư từ nơi khác về thuê trọ, làm ăn, sinh sống đã và đang có chiều
hướng gia tăng. Chăm sóc sức khỏe nhân dân sinh sống trên địa bàn là nhiệm vụ
trọng tâm và được đặt lên hàng đầu bởi sức khỏe là một tài sản vơ giá, có sức khỏe
là có tất cả, do đó khi ốm đau, bệnh tật cần phải dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng
dùng thuốc như thế nào cho có hiệu quả thì khơng phải ai cũng biết.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 - Ban chấp hành Đảng bộ quận
Thanh Xuân khóa IV; Nghị quyết của HĐND quận và chương trình công tác của
UBND quận; Kế hoạch về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu nhân dân quận
Thanh Xuân; Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, tạo điều kiện thường xuyên của
cấp uỷ Đảng, chính quyền từ quận tới cơ sở, sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Y tế Hà
Nội, cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn nhiều năm liền đạt và vượt
chỉ tiêu Thành phố và Quận giao. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về xã hội hóa cơng tác y tế, các cấp có thẩm quyền đã ban hành
nhiều chính sách để cơ sở y, dược ngồi cơng lập có điều kiện phát triển và đã có
những đóng góp quan trọng vào kết quả đạt được trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe nhân dân trên địa bàn quận.
Trên địa bàn quận Thanh Xuân có nhiều cơ sở có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

y tế hiện đại và ứng dụng kỹ thuật cao góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh
cho nhân dân trên địa bàn quận, giảm tải bệnh viện tuyến trênĐược sự quan tâm,
chỉ đạo, lãnh đạo, tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ quận đến cơ
sở, sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội, sự phối kết hợp đồng bộ của các
phòng, ban, ngành, đồn thể cơng tác quản lý hành nghề y, dược ngồi cơng lập của
các cấp ủy Đảng, HĐND, công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân quận Thanh
2


Xuân đã có nhiều kết quả tốt. Số lượng các cơ sở hành nghề y, dược trên địa bàn
quận tăng nhanh qua các năm. Tính tháng 9 năm 2015, tổng số có 385 cơ sở Hành
nghề y, dược ngồi cơng lập (205 nhà thuốc tư nhân, 180 các cơ sở hành nghề y,
YHCT, có 15 cơ sở massage); ngồi ra trên địa bàn 13 cơ sở thẩm mỹ viện, Spa,
Chăm sóc sắc đẹp.
Nhìn chung, các cơ sở hoạt động theo quy định của pháp luật, tính đến nay
khơng có các cơ sở hoạt động không phép và không xảy ra các vụ việc phức tạp,
nổi cộm trên địa bàn quận. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, hoạt động của
một số các cơ sở kinh doanh dược ngồi cơng lập cịn một số vi phạm: Khơng có
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP, khơng có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc, giấy chứng nhận GPP hết hạn sử dụng, không mở sổ sách theo dõi
mua, bán thuốc; để lẫn thuốc và không phải là thuốc, biển hiệu không đúng nội
dung quy định, để lẫn thuốc với thực phẩm chức năng, hoạt động sai địa chỉ, hoạt
động trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ, bán thuốc bảo hiểm, thuốc trong các
chương trình y tế quốc gia, các thuốc cấm lưu hành, các thuốc cắt rời không rõ
nguồn gốc, xuất xứ, lô hạn dùng, các thuốc tự pha chế, thuốc kê đơn khơng có đơn
của bác sỹ ... đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống nhân dân, gây bức
xúc trong dư luận xã hội.
Trước thực trạng nêu trên, tôi chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế đối với ơng Nguyễn Tuấn Thơm chủ nhà thuốc số 444 Đường
Giải Phóng – phường Phương Liệt - quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội”

làm đề tài cuối khoa học.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tỉnh huống
Ngày 10/10/2015 Ban tiếp công dân UBND quận Thanh Xuân nhận được
đơn của người dân sống tại phường Phương Liệt. Đơn tố cáo của công dân được
chuyển qua đường bưu điện.
Nội dung đơn tố cáo như sau:
Tên tôi là Nguyễn Thị Hiền, một người dân sống tại phường Phương Liệt,
quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Mẹ tôi bị viêm họng kèm các triệu chứng ho, sốt, đau họng, nuốt đau, hắt
hơi, sổ mũi. Bà đến mua thuốc tại nhà thuốc số 444 đường Giải Phóng, phường
Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Bà kể bệnh và các nhân viên bán hàng bán cho bà mấy gói thuốc trong đó có
2 viên nhộng màu xanh trắng, 2 viên vàng, 2 viên hồng, 2 trắng chẳng biết là thuốc
gì. Ngồi ra cịn có mấy hộp thuốc bổ mất hơn 600. Mẹ tôi uống thuốc xong khơng
đỡ mà cịn nổi mẩn khắp người phải mang đến bệnh viện cấp cứu.
Để tìm nguyên nhân gây dị ứng cho mẹ tôi bác sỹ yêu cầu người nhà mang
thuốc đến để bác sỹ kiểm tra. Bác sỹ nói thuốc cắt rời chẳng có tên thì làm sao mà
biết được. Cũng may mẹ tôi đưa mẹ tôi đến kịp thời.
Qua sự việc nêu trên tôi đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động
của nhà thuốc số 444 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân
để đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Căn cứ nội dung đơn tố cáo của Bà Nguyễn Thị Hiền, xác định đây là một
việc liên quan đến sức khỏe và tính mạng người dân trên địa bàn và công tác quản
lý hành nghề y dược ngồi cơng lập của các cơ quan quản lý các cấp. Lãnh đạo
4



UBND quận Thanh Xuân chỉ đạo Phòng Y tế quận Thanh Xuân chủ trì, phối hợp
cùng UBND Phương Liệt xem xét giải quyết vấn đề này theo quy định và báo cáo
kết quả về Ban tiếp công dân quận để tổng hợp báo cáo lãnh đạo UBND quận.
Phòng Y tế quận Thanh Xuân lập kế hoạch kiểm tra hành nghề y dược ngồi
cơng lập và đề xuất UBND quận, Sở Y tế Hà Nội ra quyết định thành lập đoàn
kiểm tra liên ngành xử lý vi phạm về lĩnh vực HNYDTN trên địa bàn quận. Sau khi
lên phương án kế hoạch cụ thể ngày 12/10/2015, Đoàn kiểm tra liên ngành quận do
đồng chí Trưởng phịng Phịng Y tế chủ trì hợp cùng Tổ quản lý xã hội phường
Phương Liệt bố trí kế hoạch kiểm tra cơ sở, xác minh thơng tin nêu trên.
Đồn cử 01 thành viên trong đồn đóng vai là khách mua hàng đi trước đóng
giả khách hàng đến tư vấn mua thuốc với các triệu chứng tương tự như trong đơn tố
cáo. Nhân viên của hàng bán cho 10 gói thuốc chia liều sẵn gồm có 5 viên thuốc
nhiều màu sắc. Khi đó đồn kiểm tra liên ngành quận và tổ quản lý xã hội phường
ập tới đọc quyết định kiểm tra, lập biên bản tại chỗ với đầy đủ chứng cứ. Niêm
phong và thu giữ thêm 100 gói thuốc chia liều sẵn chưa tiêu thụ.
Đồn tiến hành kiểm tra các thủ tục giấy tờ hành chính, cơ sở xuất trình được
chứng chỉ hành nghề của dược sỹ, giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh thuốc, giấy chứng nhận GPP, người giúp việc có đầy đủ hồ
sơ theo quy định. Tuy nhiên, giấy chứng nhận GPP đã hết hạn. Tại thời điểm kiểm
tra phụ trách cơ sở là ông Nguyễn Tuấn Thơm vắng mặt, không thực hiện ủy quyền
hoặc cử người thay thế theo quy định của pháp luật khi nhà thuốc đang hoạt động.
Kiểm tra thực tế tại cơ sở, biển hiệu đúng quy định điều kiện vệ sinh cơ sở đạt.
Tuy nhiên, thuốc sắp xếp lộn xộn còn để lẫn sản phẩm không phải là thuốc gồm mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng cùng với thuốc.
Kiểm tra thông tin tại các cơ quan quản lý trong năm 2015, cơ sở được 03
đơn vị tiến hành kiểm tra giám sát độc lập trước đó gồm Thanh tra sở y tế, Phịng Y
5



tế quận, Tổ quản lý xã hội phường Phương Liệt. Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra
15/3/2015 cơ sở đã thực hiện các hành vi vi phạm dược sỹ phụ trách cơ sở vắng
mặt tại thời điểm kiểm tra, bán thuốc cắt rời không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lô hạn
dùng, sắp xếp thuốc lẫn sản phẩm không phải là thuốc với thuốc. Thanh tra Sở Y tế
Hà Nội khơng thơng báo cho Phịng Y tế về trường hợp này, vì vậy cơ quan quản lý
nhà nước địa phương không tăng cường giám sát lại cơ sở thực hiện đúng các quy
định hiện hành về kinh doanh thuốc của cơ sở. Nhận thấy cơ sở có dấu hiệu tái
phạm và vượt quá khả năng thẩm quyền xử phạt của Phịng Y tế. Đứng trước khó
khăn trên Đồn đã quyết định hoàn tất mọi thủ tục và chuyển cho Thanh tra Sở Y tế
xử lý sự việc.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải kiểm tra, giám sát xử lý dứt điểm,
nhanh gọn vừa đảm đảm đúng quy định về hành nghề y dược ngồi cơng lập thơng
qua đó xác định mức độ sai phảm để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thơng qua giải quyết tình huống góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực
của công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề dược ngồi cơng lập,
phát hiện xử lý nghiêm và kịp thời tất cả các hành vi vi phạm tùy theo mức độ vi
phạm mà có các hình thức xử lý khác nhau theo đúng quy định của pháp luật:
+ Tịch thu tang vật, đề xuất UBND quận ra quyết định xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế đối với các hành vi vi phạm hành chính đã thực hiện.
+ Phòng Y tế phối hợp với UBND phường Phương Liệt, tổ quản lý xã hội
phường tiến hành kiểm tra, giám sát xác minh nguồn thông tin, kiểm tra thủ tục
hành nghề của ông Nguyễn Tuấn Thơm, niêm phong, tịch thu thuốc không rõ
nguồn gôc, xuất xứ, lô, hạn dùng để kiểm tra.

6


+ Phối hợp với UBND phường, Tổ quản lý xã hội phường thường xuyên

kiểm tra, giám sát để hạn chế đến mức tối đa việc thực hiện kinh doanh không tuân
thủ các quy định về hành nghề y dược ngoài công lập của cơ sở do ông Nguyễn
Tuấn Thơm phụ trách.
+ Bảo vệ uy tin của cơ quản lý nhà nước về y tế các cấp, bảo vệ uy tín của
các cơ sở kinh doanh hợp pháp trên địa bàn quận Thanh Xuân.
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, làm cho họ hiểu rõ hơn về công
tác quản lý nhà nước về y tế nói chung, thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế nói
riêng; nâng cao hiểu biết nhận thức của người dân sẵn sàng tham gia phối hợp trong
công tác quản lý nhà nước về y tế, phát hiện và thông tin kịp thời cho các cơ quan
quản lý về các hành vi hành nghề trái phép, trái pháp luật trên địa bàn quận.
- Trong trường hợp phát hiện vi phạm vượt quá thẩm quyền của UBND cấp
quận. Báo cáo tình tình với lãnh đạo UBND quận và đề xuất chuyển Thanh tra Sở
Y tế xử lý vi phạm.
- Sở Y tế nhanh chóng giải quyết xin tái thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở, tạo điều kiện để cơ sở hoạt động hợp
pháp.
2.3. Phân tích ngun nhân và hậu quả
2.3.1 Ngun nhân của tình huống
a. Nguyên nhân khách quan
- Việc kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện các quy định hành nghề của
các cơ sở hành nghề y dược ngồi cơng lập còn chưa thường xuyên. Các cấp quản
lý còn buồn lỏng trong quản lý các cơ sở hành nghề y dược ngồi cơng lập nói
chung và lĩnh vực hành nghề dược nói riêng. Cơng tác kiểm tra, giám sát chỉ được

7


tiến hành theo chuyên đề, từng lĩnh vực cụ thể, tập trung kiểm tra trong các đợt cao
điểm, hoặc khi có các vụ việc nổi cộm.
- Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nhà

nước về y tế ở cơ sở còn hạn chế.
- Mạng lưới làm công tác quản lý nhà nước về y tế ở tuyến phường chưa đáp
ứng cả về số lượng và trình độ chun mơn nghiệp vụ trong cơng tác quản lý nhà
nước về y tế trong tình hình hiện nay.
- Ngành y tế chưa làm tốt cơng tác tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân về các
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về các quy định trong hành nghề y
dược ngồi cơng lập.
- Văn bản pháp luật chậm ban hành, chưa có quy định cơ chế phối hợp chưa
chặt chẽ dẫn đến việc phối hợp quản lý giữa các cấp, ngành trong việc quản lý cơ
sở cịn gặp nhiếu khó khăn;
- Sự yếu kém của dịch vụ công, thời gian xử lý thủ tục hành chính lâu, khơng
đúng thời gian quy định. Cơ sở hoạt động không phép chủ yếu do chờ cấp phép lâu,
trong khi đó đã đầu tư cơ sở vật chất, thuê địa điểm hành nghề và hành nghề khi
chưa có đủ các giấy tờ thủ tục pháp lý theo quy định, điều này dẫn tới việc hoạt
động không phép
b. Nguyên nhân chủ quan
- Ơng Nguyễn Tuấn Thơm cố tình vi phạm các quy định về hành nghề y
dược ngồi cơng lập quy định tại Luật dược năm 2005 và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
- Ông Nguyễn Tuấn Thơm đã hám lợi, vì lợi nhuận coi thường sức khỏe và
tính mạng của người dân. Bán thuốc cắt rời không rõ xuất xứ, lô, hạn sử dụng. Đây
là hành vi vô đạo đức, vô lương tâm.
8


- Do nhận thức của người dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý, sử dụng thuốc theo thói quen và kinh nghiệm, người dân tự ý đi mua thuốc
về sử dụng mà không đi khám và sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ chỉ định.
Người dân thiếu hiểu biết nên con thường sức khỏe của bản thân.
2.3.2. Hậu quả của tình huống

- Gây thiệt hại về sức khỏe: Sử dụng thuốc không chữa được khỏi bệnh ban
đầu, đồng thời gây ra các tác dụng phụ khác cho khách hàng khiến khách hàng phải
nhập viện điều trị.
- Gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình khách hàng: Người bệnh mất tiền mua
thuốc điều trị nhưng khơng khỏi bệnh lại phải chịu thêm chi phí nằm viện do bị dị
ứng khi dùng thuốc.
- Làm mất lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế nói chung và các cơ sở
hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn nói riêng.
- Tốn nhiều cơng sức, tiền của, thời gian cho việc giải quyết công việc, ảnh
dưởng đến việc thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết
Từ tình huống như trên, Phòng Y tế quận Thanh Xuân xây dựng các phương
án giải quyết như sau:
2.4.1. Xây dựng phương án
a. Phương án 1
Đoàn liên ngành y tế quận phối hợp với Sở Y tế thanh tra cơ sở của ông
Nguyễn Tuấn Thơm.
* Ưu điểm

9


- Các làm này có tính tổng hợp, đúng pháp luật, nặng về vấn đề pháp lý, đòi
hỏi sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về y tế từ thành phố tới
quận, phường.
- Phương án này giải quyết dứt điểm vụ việc xảy ra, thành viên tham gia đáp
ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dược.
- Thanh tra Sở Y tế có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính ngồi
phạm vi thẩm quyển của quận huyện để ơng Nguyễn Tuấn Thơm chấm dứt các
hành vi vi phạm của mình, buộc cơ sở phải tuân thủ các quy định trong HNYDTN.

* Nhược điểm:
- Cả quận huyện, thành phố lực lượng mỏng, số lượng cơ sở quản lý nhiều
khó có thể thường xuyên tham gia phối hợp với các quận huyện thường xuyên.
- Cần thời gian để quận huyện đề xuất Thanh tra Sở Y tế phối hợp, không thể
chủ động và giải quyết sự việc nhanh chóng.
b. Phương án 2
Đồn kiểm tra liên ngành quận do Phòng Y tế chủ trì phối hợp với Tổ quản
lý xã hội phường tiến hành kiểm tra cơ sở. Khi phát hiện các sai phạm vượt quá
thẩm quyền hoàn thiện hồ sơ chuyển Thanh tra Sở Y tế xử lý.
* Ưu điểm
+ Địa phương chủ động được thời gian trong việc ra quyết định thành lập
đoàn liên ngành, triệu tập các thành viên và tiến hành kiểm tra xác minh thơng tin
nhanh chóng.
+ Thành viên tham gia đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ liên quan đến sự việc.
* Nhược điểm:
10


+ Cơ sở có dấu hiệu vi phạm vượt thẩm quyền của UBND cấp quận vì vậy
hồ sơ vi phạm phải chuyển lên cơ quan cấp trên xử lý.
c. Phương án 3
Tổ quản lý y tế xã hội phường Phương Liệt tổ chức kiểm tra giám sát và báo
cáo kết quả về Phòng Y tế quận là đơn vị thường trực của UBND quận về công tác
quản lý nhà nước về HNYDTN.
* Ưu điểm
Triệu tập các thành viên và tiến hành kiểm tra xác minh thông tin. Cơ sở nằm
trên địa bàn quản lý có thể xuống ngay để kiểm tra xác minh thông tin.
* Nhược điểm:
Thành viên Tổ quản lý xã hội phường thành phần gồm có Phó chủ tịch phụ

trách VH - XH là Tổ trưởng, Trạm trưởng trạm Y tế phường là Tổ phó, thành viên
là Cơng an phường, quản lý thị trường, cán bộ UBND phường hoặc đồn thể chính
trị xã hội. Tổ quản lý xã hội phường khó khăn trong việc kiểm tra sự việc có liên
quan đến nghiệp vụ dược do các thành viên khơng có chun mơn, nghiệp vụ dược.
2.4.2. Lựa chọn phương án
Dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước củng cố, mở rộng hệ thống cơ sở
HNYDTN góp phần sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trên cơ sở tuân thủ các
quy định của nhà nước và pháp luật; Mục tiêu đối với các nhà quản lý nhà nước về
cơng tác y tế là tiến hành xóa bỏ, khơng để các cơ sở hành nghề không phép trên
địa bàn quận.
Đối với ông Nguyễn Tuấn Thơm
Nhà thuốc của ông Nguyễn Tuấn Thơm hoạt động lâu năm và có đầy đủ giấy
tờ theo quy định, điều kiện cơ sở vật chất, bảo quản đảm bảo, dược sỹ phụ trách
11


chun mơn và người giúp việc có trình độ chun môn phù hợp theo quy định. Tại
thời điểm kiểm tra giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã hết hạn, cơ
sở đã tiến hành thủ tục xin thẩm định lại. Trong thời gian tái thẩm định cơ sở không
được phép hoạt động nhưng nhà thuốc vẫn hoạt động. Về mặt chấp hành quản lý
nhà nước của ngành y tế đây là cơ sở hoạt động không phép.
Đối với cơ quan quản lý
Các cơ quan quản lý chuyên môn ngành y tế cũng còn nhiều khuyết điểm:
việc phối hợp với cơ quan hữu quan, với chính quyền trên địa bàn chưa được tốt,
hiệu quả cơng tác phối hợp cịn thấp; Công tác tổ chức giao ban HNYDTN, tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật về HNYDTN còn chưa được chú trọng, việc
còn chưa thường xuyên; Phòng Y tế quận là cơ quan quản lý nhà nước về y tế chưa
tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở HNYDTN hợp pháp và bất hợp pháp thường
xuyên trên địa bàn.
Sau khi phân tích ba phương án giải quyết sự việc, xét về ưu điểm và hạn chế

phương án 2 là phương án tối ưu nhất để giải quyết tình huống nêu trên. Vì nó đúng
với chức năng, thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, nhanh chóng xác
định được tồn tại ở cơ sở, đồng thời giải quyết dứt điểm tình huống, hạn chế đến
mức thấp nhất thiệt hại của nhân dân về sức khỏe và kinh tế trong thời gian tới, tạo
được niềm tin cho nhân dân đối với ngành y tế, cơ quan quản lý nhà nước về y tế
và chính quyển các cấp. Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chủ động được
mọi hoạt động và sự việc giải quyết được dứt điểm. Chấm dứt việc hành nghề bất
hợp pháp của cơ sở, phù hợp với chủ trương đường lối, pháp luật của nhà nước.
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện
2.5.1. Lập kế hoạch

12


Sau khi nghe báo cáo phản hồi sự việc của ông Nguyễn Tuấn Thơm, UBND
quận Thanh Xuân đã họp bàn; phân tích tình huống, làm rõ ngun nhân và có kế
hoạch giải quyết như sau:
- Phòng Y tế tham mưu ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành giải
quyết sự bao gồm:
+ Đồng chí Trưởng Phịng Y tế quận – Trưởng đồn
+ Đồng chí Phó phịng Y tế phụ trách nghiệp vụ dược – Phó đồn
+ Đại diện Công an quận – Thành viên
+ Đại diện Đội quản lý thị trường số 12 – Thành viên
+ Đại diện Trung tâm Y tế quận – Thành viên
Đồng chí trưởng đoàn yêu cầu nghiêm túc kiểm tra phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm. Trong quyết định lãnh đạo UBND quận đã quán triệt
việc hướng giải quyết sự việc theo đúng mục đích và yêu cầu đặt ra; Có sự phân
cơng trách nhiệm thực hiện rõ ràng của các thành viên tham gia để làm sáng tỏ sự
việc.
- Tiến hành kiểm tra thực tế xem xét kỹ lưỡng, tổng hợp báo cáo trình lãnh

đạo UBND quận, tham mưu phương án xử lý sự việc.
- Phối hợp cũng các cơ quan hữu quan liên quan giải quyết sự việc.

13


2.5.2. Tiến độ, thời gian triển khai hoạt động
Nội dung cơng viêc

STT

1

Tham mưu ra quyết định thành lập đồn kiểm

Chủ thể thực

Thời gian

ĐK cơ sở vật chất,

Giám sát, kiểm

hiện

thực hiện

kinh phí thực hiện

tra thực hiện


Phịng Y tế

11/10/2015

Lãnh đạo UBND

tra liên ngành xử lý sự việc
2

Ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên

quận
PCT UBND quận

Lãnh đạo UBND

11/10/2015

quận

ngành
3

Triệu tập thành viên đồn và tiến hành kiểm

Phịng Y tế

12/10/2015


tra thực tế
4

Tổng hợp báo cáo trình UBND quận, đề xuất

Hồn thiện hồ sơ xử lý vi phạm chuyển Thanh

Phòng Y tế

12/10/2015

Làm việc với cơ sở và ra quyết định xử lý

Lãnh đạo UBND
quận

Phòng Y tế

13/10/2015

tra Sở Y tế giải quyết
6

Lãnh đạo UBND
quận

phương án giải quyết
5

50.000đ/người/ngày


Lãnh đạo UBND
quận

Thanh tra Sở Y tế

14 15/10/2015

14

Lãnh đạo Sở Y tế


2.5.3. Kết quả kiểm tra
Qua kiểm tra phân tích mẫu thuốc cho thấy thành phần gói thuốc gồm có:
1. Rovamycine (Viên màu trắng): Đây là kháng sinh học macrolide. Thuốc chỉ
định trong các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như viêm họng,
viêm xong cấp, bội nhiễm viêm phế quản cấp, cơn kịch phát viêm phế quản
mạn, viêm phổi cộng đồng ở những người khơng có nguy cơ, khơng có dấu
hiệu lâm sàng, thiếu những yếu tố lâm sàng gợi đến nguyên nhân do
pneumocoques. Trong trường hợp nghi ngờ viêm phối khơng điển hình,
nhiễm trùng miệng, nhiễm trùng đường sinh dục, phòng ngừa viêm màng
não, phòng ngừa thấp khớp cấp ở bệnh nhân dị ứng với peneciline.
2. Chymotrypsin hay Alphachymotrypsin (Viên màu hồng): Hổ trợ điều trị
giảm viêm và phù nề trong các trường hợp áp xe, chấn thương hay sau phẫu
thuật. Làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên trong viêm phế quản, viêm
xoang, các bệnh phổi.
3. Terpincodein (Viên màu trắng – xanh): Điều trị các chứng ho gió, kho khan,
ho do nhiễm lạnh và ho do viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản
phổi cấp và mãn tính, viêm khí quản co thắt, khan tiếng, bệnh nhân ho có

đau nhẹ và vừa.
Thuốc trên có thành phần là hoạt chất gây nghiện Codeine (3 –
methylmorphine). Thuốc được quản lý theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT
ngày 02/06/2014 quy định về quản lý thuốc gây nghiện, hướng thần và tiền
chất dùng làm thuốc
4. Presnisolon (Viên màu vàng): Prednisolon là một glucocorticoid có tác
dụng rõ rệt chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Prednisolon
được chỉ định khi cần đến tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch: Viêm
khớp dạng thấp, lupút ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch; viêm động
15


mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid, hen phế
quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt, và
những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ. Ung thư, như bệnh bạch cầu cấp,
u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.

16


2.5.4. Kết luận của đoàn kiểm tra
- Đoàn kiểm tra đã thu hồi 110 gói thuốc chia liều sẵn, đồn kiểm tra đã tiến
hành lập biên bản xử lý tạm thu tang vật, số thuốc đã được đem đi phân tích, kiểm
nghiệm.
- Đồn tiến hành kiểm tra các thủ tục giấy tờ hành chính, cơ sở xuất trình
được chứng chỉ hành nghề của dược sỹ, giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, giấy chứng nhận GPP, người giúp việc có đầy
đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, giấy chứng nhận GPP đã hết hạn. Tại thời điểm
kiểm tra phụ trách cơ sở là ông Nguyễn Tuấn Thơm vắng mặt, không thực hiện ủy
quyền hoặc cử người thay thế theo quy định của pháp luật khi nhà thuốc đang hoạt

động. Kiểm tra thực tế tại cơ sở, biển hiệu đúng quy định điều kiện vệ sinh cơ sở
đạt. Tuy nhiên, thuốc sắp xếp lộn xộn cịn để lẫn sản phẩm khơng phải là thuốc
gồm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cùng với thuốc.
Với các vi phạm trên, theo Nghị định 176/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực y tế đối vưới các
hành vi vi phạm hành chính sau:
- Người quản lý chun mơn vắng mặt nhưng không thực hiện ủy quyền
hoặc cử người thay thế heo quy định khi nhà thuốc hoạt động quy định tại Điểm a,
Khoản 1, Điều 37, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế mức phạt 5.000.000
đồng. Hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược
trong thời gian 02 tháng.
- Để lẫn sản phẩm không phải là thuốc (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng quy
định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 42, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế mức
phạt 750.000 đồng.
17


- Bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xử, thuốc không được phép lưu hành
quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 40, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
y tế mức phạt 45.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung buộc phải tiêu hủy toàn
bộ số thuốc theo quy định.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hết hạn quy định tại Điểm c,
Khoản 1, Điều 37, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế mức phạt 7.500.000
đồng
Các lỗi vi phạm giống như lần trước cơ sở có tình tiết tăng năng vì do cố tình
tái phạm. Nhưng đồn kiểm tra hồn tồn vướng mắc trong vị xử lý vi phạm, theo

quy định tại quy định tại Khoản 2, Điều 89, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
y tế thì UBND cấp quận huyện chỉ được phạt đến 50.000.000 đối với vi phạm hành
chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2.5.5. Kết quả đạt đƣợc
- Giải quyết được vụ việc nhanh gọn, đem lại niếm tin cho nhân dân với
ngành y tế nói dung và y tế địa phương.
- Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp, kế hoạch đề ra, do
đó hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho nhân dân.
- Có tác dụng giáo dục, răng đe các trường hợp hành nghề y dược bất hợp
pháp, góp phần đấu tranh với các mặt trái của xã hội.
- Các cán bộ trực tiếp thi hành cơng vụ nhiệt tình trong cơng việc, hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- Bảo vệ được sức khỏe và lợi ích của nhân dân.
18


- Giữ vững kỷ cương, phép nước.
2.5.6. Những khó khăn, tồn tại trong quá trình giải quyết vụ việc và
trong công tác quản lý của địa phƣơng
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan hữu quan còn chưa chặt chẽ, việc
thông báo, phối hợp trong giám sát các cơ sở vi phạm còn chưa thường xuyên.
- Phòng y tế quận còn chưa thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở hành
nghề y dược tư nhân trên địa bàn mình quản lý.
- Cơng tác tun truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân nói chung và các
quy định của nhà nước về y tế còn chưa sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân.

19



PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Việc khuyển khích hệ thống HNYDTN cùng song hành phát triền với hệ
thống y tế công lập là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước. Các cơ sở
HNYDTN đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khoe nhân dân dân. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở kinh doanh thuốc hành nghề
không phép trong thời gian chờ đợi thẩm định và chờ cấp giấy phép hoạt động,
chưa chấp hành đầy đủ các quy định về kinh doanh thuốc.
- Việc thanh tra, kiểm tra và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa nhịp
nhàng, thường xuyên, liên tục. Công tác xử lý những sai phạm và việc quản lý hoạt
động HNYDTN ở địa phương còn nhiều bất cập, vướng mắc do hệ thống văn bản
pháp quy còn một số điểm chưa phù hợp.
- Việc giải quyết trường hợp vi phạm trong lĩnh vực y tế của Ông Nguyễn
Tuấn Thơm trên cơ sở hài hịa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
cho thấy tính hiệu quả của văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực HNYDTN.
- Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế nhất là
HNYDTN trong những năm qua đã đóng góp quan trọng trong cơng tác quản lý
điều hành hệ thống y tế nói chung và hệ thống cơ sở HNYDTN nói riêng. Tuy
nhiên, các hoạt động quản lý nhà nước về HNYDTN trong thực đã bộc lộ một số
điểm trong hệ thống văn bản y tế chưa phù hợp và cần được sửa đổi và bổ sung cho
phù hợp với thực tiễn hoạt động.
- Sự kém hiểu biết về pháp luật của người dân nói chung cũng như nhận thức
chưa đầy đủ của các cơ sở HNYDTN dẫn đến tính trạng tự ý sử dụng thuốc, bán
thuốc không theo đơn đã gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cộng đồng. Hiện

20


tượng kháng thuốc diễn ra dẫn tới thiệt hại kinh tế do phải điều trị lâu dài khi mắc
bệnh.

3.2. Kiến nghị
Từ việc phân tích nguyên nhân và hậu quả trong công tác quản lý nhà nước
về HNYDTN và xử lý vi phạm hành chính về y tế đối với ơng Nguyễn Tuấn Thơm,
với suy nghĩ chủ quan của cá nhân tôi đề xuất các kiến nghị như sau:
* Bộ Y tế
- Nghiên cứu, tham mưu sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về y
tế, trình cơ quan có thẩm quyền các văn bản quản lý nhà nước về y tế cho phù hợp
với thực tiễn. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 89, Nghị định 176/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế. Phân cấp cho UBND cấp quận huyện xử lý mức phạt vi phạm hành chính
về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế có mức phạt trên
50.000.000 đống.
- Thường xuyên chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở HNYDTN ở
địa phương. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho hệ
thống thanh tra chuyên ngành y tế.
* Sở Y tế
- Có kế hoạch tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về y tế ở tuyến quận huyện, xã phường.
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở HNYDTN chưa thực hiện đúng các quy định của
pháp luật và của Bộ Y tế.
- Tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe, giáo dục pháp
luật dưới mọi hình thức cho người dân, các cơ sở HNYDTN để người dân hiểu và
tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
21


- Rà sốt, hồn thiện các thủ tục hành chính, thực hiện giải quyết thủ tục hành
chính nhanh chóng trên cơ sở thực hiện đúng các quy định củ pháp luật, của Bộ Y
tế tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở HNYDTN hoạt động.
- Phối hợp với các cấp, các nghành thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm

tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động y dược ngồi cơng lập.
* UBND quận
- UBND quận chỉ đạo phòng Y tế quận, Tổ quản lý Y tế xã hội các phường,
các đơn vị liên quan đã nghiêm túc triển khai thực hiện các hoạt động quản lý nhà
nước đối hành nghề y, dược ngồi cơng lập, có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị
nhằm đảm bảo hiệu quả cao. Quan tâm chỉ đạo các lực lượng liên quan tiếp tục duy
trì, làm tốt cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y, dược ngồi
cơng lập trên địa bàn phường;
- Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơng tác quản lý hành nghề y dược tư nhân
cho tuyến phường;
* Phòng Y tế
- Quản lý các chặt chẽ cơ sở hành nghề y dược ngồi cơng lập, tăng cường
cơng tác kiểm tra, giám sát các cơ sở hành nghề để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn
các quy định của pháp luật về vấn đề này. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo
quy định của pháp luật; Tổ chức kiểm tra, giám sát theo lịch hoặc đốt xuất đối với
các cơ sở hành nghề y, dược ngồi cơng lập, kiểm tra chuyên ngành hoặc phối hợp
liên ngành; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của
người dân tại cộng đồng.
- Tổ chức các Hội nghị, tập huấn, tuyên truyền tới các cơ sở hành nghề thực
hiện các quy định trong công tác hành nghề y dược ngồi cơng lập. Đẩy mạnh cơng

22


tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về hành nghề y, dược ngồi cơng lập trên các
phương tiện thơng tin đại chúng.
* UBND 11 phƣờng
- Tăng cường phát hiện, đề xuất xử lý và xử lý kịp thời các cơ sở hoạt động
không phép trên địa bàn; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng về UBND
quận qua cơ quan thường trực (phòng Y tế quận) và báo cáo đột xuất khi có yêu

cầu.
- Tiếp tục chỉ đạo UBND phường, Tổ quản lý y tế xã hội phường tăng cường
nhiệm vụ quản lý, kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược ngồi cơng lập, đảm bảo
mỗi cơ sở được kiểm tra 04 lần /năm;
* Các cơ sở HNYDTN
- Nghiêm túc chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật nhà
nước, các quy định của Bộ Y tế trong lĩnh vực y tế.
- Cần trau dồi đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của
người hành nghề, bảo vệ danh dự nghề nghiệp.

23



×