Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với nhà hàng không đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.91 KB, 21 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN
K2A-2015
--------***-------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với
nhà hàng không đủ điều kiện An toàn thực phẩm”

Họ tên học viên

: Vũ Thị Thu Hà

Chức vụ

: chuyên viên.

Đơn vị công tác

: Bộ phận thanh tra- Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm Hà Nội- Sở Y tế

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn tình huống. ......................................................................... 1
2. Mục tiêu của tình huống. ............................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................... 2


5. Bố cục của tiểu luận gồm ............................................................................ 2
PHẦN I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG ............................................................. 3
PHẦN II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ........................ 6
PHẦN III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ... 7
1. Phân tích tình huống. .................................................................................. 7
2. Nguyên nhân của tình huống. ..................................................................... 8
3. Hậu quả của tình huống. ............................................................................10
PHẦN IV. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHỌN
PHƢƠNG ÁN TỐI ƢU ......................................................................... 12
1. Xây dựng phương án xử lý tình huống.......................................................12
2. Lựa chọn phương án tối ưu. .......................................................................14
PHẦN V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƢƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN 15
1. Bộ phận thanh tra Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội. ..................15
2. Phòng Y tế và Trung tâm Y tế Tây Hồ.......................................................15
3. Những kết quả đạt được. ............................................................................15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 17
1. Kết luận. ....................................................................................................17
2. Kiến nghị. ..................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 19


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn tình huống.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, một trong năm thành phố lớn của đất
nước. Đây cũng là nơi có nhiều văn hóa ẩm thực độc đáo với những đặc sản rất
riêng. Không chỉ người Hà Nội, người dân các tỉnh thành khác cũng rất yêu
thích những món ăn nơi đây. Không những vậy món ngon Hà Nội cũng thu hút
sự khám phá và nhận được nhiều lời khen tặng từ thực khách nước ngoài.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có hàng nghìn nhà hàng phục vụ
những món ẩm thực đặc sắc của ba miền Bắc-Trung-Nam, các nhà hàng này

được thiết kế sang trọng đầy đủ tiện nghi như các nhà hàng của khách sạn. Bên
cạnh đó không giống các nhà hàng cao cấp hay dịch vụ ăn uống tại các khách
sạn năm sao, các nhà hàng bình dân phổ biến hơn, đáp ứng thu nhập trung bình
của phần lớn dân số sống trên địa bàn Hà Nội. Đây có thể là những quán vỉa hè
hoặc những quán ăn bình dân dọc trên các con đường. Khách hàng đến ăn
thường chú ý đến giá thành của món ăn và sự tiện lợi hơn là nhà hàng đó, món
ăn đó có đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm không? Đánh vào tâm lý
của khách hàng thì các cơ sở nhà hàng mọc lên như nấm với tình trạng hoạt
động không có giấy phép, điều kiện vệ không đảm bảo, không có đầy đủ trang
thiết bị phục vụ cho việc chế biên thực phẩm, sử dụng hàng không đảm bảo an
toàn thực phẩm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... Đó là nguyên nhân gây mất
an toàn thực phẩm và lan truyền dịch bệnh trong cộng đồng. Do đó, hơn bao giờ
hết công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được các ngành, các cấp,
các cơ quan chức năng quan hàng đầu.
Trong bối cảnh hiện nay số lượng các cơ sở trên toàn địa bàn thành phố
rất lớn nên việc quản lý còn nhiều lỏng lẻo. Mặt khác số lượng cán bộ làm công
tác về an toàn thực phẩm chưa nhiều, trình độ chuyên môn còn hạn chế, một số
cán bộ quản lý còn nể nang, thiếu kiến thức không kiên quyết xử lý vi phạm
hoặc tiếp tay cho doanh nghiệp làm sai pháp luật.
Qua thời gian học tập lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại Trường đào
tào cán bộ Lê Hồng Phong, tôi đã hiểu rõ hơn nhiều vấn đề trong công tác quản
1


lý Nhà nước nói chung và quản lý ngành nói riêng. Trong khuôn khổ của bài
tiểu luận cuối khóa tôi xin chọn tình huống “Xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm đối với nhà hàng không đủ điều kiện An toàn thực phẩm” làm
tiểu luận cuối khóa học.
2. Mục tiêu của tình huống.
- Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm để xử lý

đúng người, đúng tội.
- Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu: tập trung mô tả tình huống và phân tích tình
huống.
4. Phạm vi nghiên cứu: diễn tại một buổi kiểm tra nhà hàng ăn uống của Bộ
phận thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.
5. Bố cục của tiểu luận gồm:
- Lời mở đầu.
- Nội dung.
- Kết luận và kiến nghị.

2


PHẦN I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
9h ngày 25/12/2014 đoàn kiểm tra của Chi cục ATVSTP thành phố Hà
Nội đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về an toàn
thực phẩm tại Nhà hàng Thu Hằng của Hộ kinh doanh Nguyễn Thu Hằng, địa
chỉ 90 Lạc Long Quân- Tây Hồ- Hà Nội đúng lúc nhà hàng có 100 khách đang
dự lễ tổ chức sinh nhật;
Đoàn kiểm tra gồm có 05 người trong đó: Trưởng đoàn là Bác sỹ Nguyễn
Ngọc Hùng – Phụ trách thanh tra Chi cục và 04 chuyên viên của Bộ phận thanh
tra Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.
Ông Hùng trưởng đoàn đọc quyết định của Chi cục trưởng Chi cục an
toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành
các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau đó Ông Hùng nêu rõ đoàn sẽ

kiểm tra theo hai nội dung gồm: thủ tục pháp lý và kiểm tra vệ sinh thực tế:
* Về thủ tục pháp lý bà Hằng đã xuất trình đƣợc những giấy tờ nhƣ
sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh nhà hàng do phòng kinh tế quận Tấy Hồ cấp
trong đó ghi rõ ngành nghề kinh doanh là nhà hàng;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm do phòng Y tế
Tây Hồ cấp ngày 25 tháng 6 năm 2011 (hết hiệu lực);
- Giấy khám sức khỏe và giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực
phẩm của 15 nhân viên do Trung tâm Y tế quận Tây Hồ cấp ngày 10 tháng 7
năm 2014;
- Hợp đồng, hóa đơn mua bán các loại nguyên liệu thực phẩm: thịt lợn,
thịt bò, thịt gà, rau củ quả, nước đá dùng liền, gia vị, gạo bún, bánh phở...
* Về điều kiện vệ sinh thực tế tại nhà hàng:
- Vệ sinh cơ sở: theo nguyên tắc một chiều, phân khu riêng biệt sống chín.
Khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi. Theo bà Hằng thì trưa ngày hôm nay có
tiệc sinh nhật nên nhân viên chưa kịp dọn dẹp.
3


- Vệ sinh trang thiết bị dụng cụ: nhà hàng sử dụng thớt sống và thớt chín
lẫn lộn không riêng biệt, các dụng cụ còn để lộn xộn không theo nguyên tắc.
- Số lượng nhân viên ở thời điểm hiện tại trong bếp là 18 người; đã có
trang phục riêng của từng bộ phận; Khi được hỏi tại sao chỉ có giấy xác nhận tập
huấn kiến thức an toàn thực phẩm và giấy khám sức khỏe của 15/18 nhân viên
thì bà Hằng nói rằng 3 người kia mới bắt đầu thử việc từ chiều hôm qua nên
chưa đi tập huấn và khám sức khỏe.
- Đoàn kiểm tra dụng cụ lưu mẫu thức ăn lưu thì không có, khi hỏi bếp
trưởng về lưu mẫu thức ăn thì bếp trưởng cho biết là chưa thấy ai nói phải lưu
mẫu thức ăn và cũng không biết phải lưu như thế nào?
- Thực hành vệ sinh cá nhân: các nhân viên có trang phục bảo hộ lao

động, không có ai mắc các bệnh ngoài da.
- Kiểm tra sổ kiểm thực 3 bước cơ sở đã ghi chép đủ 3 bước gồm: bước
nhập thực phẩm, bước sơ chế, bước chế biến.
Sau khi kiểm tra thủ tục pháp lý và kiểm tra vệ sinh thực tế của nhà hàng
thì Ông Hùng – trưởng đoàn kiểm tra đưa ra nhận xét nhà hàng còn một số tồn
tại như sau:
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực;
+ Không có giấy Khám sức khỏe và giấy xác nhận kiến thức an toàn thực
phẩm của 03 nhân viên mới tuyển dụng.
+ Khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi.
+ Không lưu mẫu thức ăn.
+ Sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn.
Sau khi nghe nhận xét của đoàn kiểm tra bà Hằng đã xin đoàn kiểm tra
cho bà khắc phục các lỗi trên. Đồng thời bà Hằng hứa sẽ cho nhân viên đi khám
sức khỏe và đăng ký tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm ngay trong chiều
nay, về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực thì
cơ sở của bà đã làm hồ sơ và nộp phòng một cửa quận Tây Hồ ngày 20/12/2014
hiện cơ sở đang chờ lịch thẩm định của Phòng Y tế Tây Hồ. Đồng thời bà Hằng
sẽ mời đơn vị thi công và thiết kế đến bếp để sửa chữa và trang bị thêm các
4


trang thiết bị, dụng cụ. Bà Hằng nói có chút quà cảm ơn đoàn và đưa vào tay
ông Hùng nhưng ông Hùng nhất định không nhận. Lúc này bà Hằng tỏ rõ thái độ
không đồng tình với đoàn kiểm tra và nói nhà hàng của bà nằm trên địa phận
quận Tây Hồ và được phòng Y tế Tây Hồ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện thì Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm không được phép vào kiểm tra. Chi
cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội làm việc không đúng thẩm quyền, gây
khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời bà Hằng khăng khăng nói sẽ không ký
biên bản kiểm tra. Ông Hùng thấy tình hình có vẻ nghiêm trọng nên đã hội ý

đoàn kiểm tra để đưa ra phương án giải quyết.

5


PHẦN II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý chính xác, dứt điểm đảm bảo
giữ vững kỷ cương phép nước. Việc xử lý nghiêm giúp doanh nghiệp hiểu được
tầm quan trọng của các quy định, từ đó có thái độ đúng đắn và tích cực để tuân
thủ các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, đồng thời làm giảm bớt
các vi phạm không đáng có xẩy ra. Xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở vi
phạm sẽ làm gương cho các cơ sở khác và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh các cơ
sở đang hoạt động trái phép hoặc đang vi phạm. Trên quan điểm ấy mục tiêu xử
lý tình huống được xác định như sau:
- Thông qua giải quyết tình huống để góp phần tăng cường pháp chế Xã
hội chủ nghĩa.
- Xác định đúng mức độ sai phạm của cơ sở để có biện pháp xử lý đúng
người, đúng tội.
- Tạo ra môi trường công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho
các nhà hàng đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng khi ăn uống tại các nhà
hàng.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng cùng quản lý cơ sở trên địa bàn để
hạn chế tối đa những hậu quả mà vi phạm đó gây ra.

6


PHẦN III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
1. Phân tích tình huống.

Đây là tình huống rất hay gặp trong quản lý nhà nước về ATTP. Doanh
nghiệp sau khi có giấy phép và đi vào hoạt động một gian thì điều kiện về cơ sở
vật chất bị hao mòn trong khi cơ sở không có kế hoạch tu bổ, sửa chữa dẫn đến
các sai phạm không đáng có; Việc thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết của nhiều nhà
hàng cũng dẫn đến tình trạng các vi phạm về an toàn thực phẩm ngày càng gia
tăng. Chính vì vậy, cần phải xử lý nghiêm các sai phạm của nhà hàng.
Trong tình huống này nhà hàng Thu Hằng đã phạm phải những sai lầm
như sau:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực trên
3 tháng. Theo Khoản 2 Điều 37 Luật ATTP số 55/2010/QH12 có hiệu lực từ
ngày 01/07/2011 thì trước khi hết hiệu lực 6 tháng cơ sở phải tiến hành làm các
thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận cơ sở điều kiện ATTP. Tuy nhiên cơ sở đã
nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Ủy
ban nhân dân quận Tây Hồ trước khi đoàn đến kiểm tra 05 ngày.
- Không khám sức khỏe và không có giấy xác nhận kiến thức ATTP cho
03 nguời trực tiếp chế biến thực phẩm: Căn cứ Khoản 1,2 Điều 3 thông tư
15/2012/TT – BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy định về điều
kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm” thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải:
+ Được khám sức khỏe và cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe.
+ Được tập huấn và cấp giấy xác nhận tập huấn ATTP.
- Khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi. Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 1
thông tư 15/2012/TT – BYT ngày 12/9/2012 của Bộ y tế quy định về “Quy định
về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm” thì: cống rãnh thoát nước thải phải được che kín và vệ sinh
khai thông thường xuyên;
- Không lưu mẫu thức ăn: Căn cứ Khoản 7 Điều 4 thông tư 30/2012/TT –
BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy định về điều kiện an toàn
7



thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường
phố” thì nhà hàng phải có đủ dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn
lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ.
- Sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn: Căn cứ Khoản 3 Điều 4 thông tư
30/2012/TT – BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy định về điều
kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh
thức ăn đường phố” thì có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối
với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến; có đủ dụng cụ chia, gắp,
chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ, thực hiện chế độ vệ sinh
hàng ngày;
- Việc bà Hằng nói "nhà hàng của bà nằm trên địa phận quận Tây Hồ và
được phòng Y tế Tây Hồ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện thì Chi cục An
toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội không được phép vào kiểm tra. Chi cục an toàn
vệ sinh thực phẩm Hà Nội làm việc không đúng thẩm quyền, gây khó khăn cho
doanh nghiệp" là sai. Vì căn cứ Điều 9 thông tư 30/2012/TT – BYT ngày
05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm
đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống , kinh doanh thức ăn đường phố” thì
Sở Y tế tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền có
trách nhiệm kiểm tra các cơ sở ki nh doanh dich
̣ vu ̣ ăn uố ng và kinh doanh thức
ăn đường phố trên điạ bàn quản lý . Vì vậy Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Hà Nội là cơ quan hành chính trực thuộc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra tại nhà hàng
Thu Hằng là đúng thẩm quyền.
2. Nguyên nhân của tình huống.
Qua phân tích tình huống xảy ra trên, nguyên nhân chính là:
- Thời điểm cơ sở làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm lần đầu thì Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 chưa ra đời dẫn đến
tình trạng trên giấy giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
không ghi thời hạn của giấy. Vì vậy có thể dẫn đến hiểu lầm cho doanh nghiệp

tưởng giấy có giá trị mãi mãi.
8


- Do nhận thức của doanh nghiệp về các văn bản pháp luật chưa cao, thiết
hiểu biết và coi thường pháp luật. Chủ nhà hàng cũng như người quản lý không
tự tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động, lĩnh vực của mình. Điều đó
được thể hiện là bà Hằng trả lời "rằng 3 người mới bắt đầu thử việc từ chiều
hôm qua nên chưa đi tập huấn và khám sức khỏe".
- Mặc dù bếp trưởng của nhà hàng đã được tập huấn kiến thức an toàn
thực phẩm và được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm tuy nhiên khi
được hỏi về lưu mẫu thức ăn thì lại trả lời "chưa thấy ai nói phải lưu mẫu thức
ăn và cũng không biết phải lưu như thế nào?". Điều này có thể do nhân viên có
đi tập huấn nhưng không chú ý lắng nghe giảng viên, trong khi đó giảng viên thì
cứ giảng mà không cần quan tâm là học viên có tiếp thu hay không? hoặc tập
huấn cũng chỉ là hình thức để cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
Việc cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không phản ánh
đúng kiến thức của người được tập huấn nên mới dẫn đến tình trạng có giấy xác
nhận tập huấn nhưng người được tập huấn lại không có kiến thức. Điều này
cũng đặt ra tình huống cần phải thay đổi phương pháp tập huấn và cần phải kiểm
tra kiến thức của người được tập huấn nếu đạt mới cấp giấy xác nhận tập huấn
kiến thức an toàn thực phẩm.
- Khi người chế biến thực phẩm không có kiến thức về an toàn thực phẩm
nên mới dẫn đến tình trạng thực hành sai. Cụ thể trong tình huống này là nhân
viên đã sử dụng thớt sống để thái đồ chín. Họ không hiểu được việc làm đó của
họ sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Và tại sao phải sử dụng riêng hai loại thớt
này?
- Nhận thức của chủ cơ sở và người quản lý còn thấp, xem nhẹ các quy
định của nhà nước về an toàn thực phẩm dẫn đến thực tế là nhà hàng phục vụ
cho 100 khách nhưng lại không có dụng cụ lưu mẫu thức ăn. Cũng chính vì hạn

chế về nhận thức nên họ không hiểu được tầm quan trọng của việc lưu mẫu thức
ăn. Và việc lưu mẫu có tác dụng như thế nào? Trên thực tế thì việc lưu mẫu có
vai trò vô cùng quan trọng. Mẫu thức ăn lưu sẽ là bằng chứng để chứng minh
người bị ngộ độc thức ăn có phải do đồ ăn của nhà hàng hay không? Trên thực
9


tế thì chủ cơ sở chỉ tập trung vào việc làm thế nào để bán được nhiều sản phẩm,
làm thế nào để đem lại lợi nhuận nhiều nhất mà quên đi việc mình cần làm để
bảo vệ mình khi có ngộ độc thực phẩm xẩy ra.
3. Hậu quả của tình huống.
- Cơ sở hoạt động trong khi chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã hết
hiệu lực. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP chứng nhận cho cơ sở đó
có đủ điều kiện để kinh doanh, sản xuất hay không? Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện dùng để trả lời về điều kiện cơ sở vật chất đúng theo các quy định hiện
hành và đảm bảo an toàn thực phẩm để chế biến, kinh doanh thực phẩm. Nhà
hàng Thu Hằng giấy chứng nhận đã hết hiệu lực nên mới có tình trạng cống rãnh
còn để hở và bốc mùi. Tuyển nhân viên trong khi họ không có giấy khám sức
khỏe và chưa được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
- Việc khám sức khỏe rất quan trọng. Khám sức khỏe để biết được người
đó có đủ sức khỏe để làm việc hay không? có mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mắc
bệnh không được tiếp xúc với thực phẩm? Trên thực tế đã xẩy ra tình trạng
người chế biến thực phẩm mắc bệnh lao hoặc bệnh tả mà họ không biết hoặc
biết nhưng vẫn tham gia chế biến. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc
thực phẩm cấp tính do vi khuẩn.
- Trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm bên cạnh các yếu tố liên quan
đến cơ sở vật chất thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Do đó việc cung
cấp và trang bị những kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm cho nhân viên là
hết sức cần thiết. Từ việc có kiến thức thì nhân viên sẽ có thái độ nghiêm túc,
tuân thủ các quy định và thực hành an toàn thực phẩm đúng. Việc không có kiến

thức dẫn đến tình trạng làm việc theo cảm tính, không theo quy định dấn đến
những hậu quả đáng tiếc.
- Việc lưu mẫu thức ăn là vô cùng quan trọng. Trên thực tế có rất nhiều vụ
ngộ độc thực xẩy ra. Tuy nhiên số vụ ngộ độc tìm ra nguyên nhân thì rất ít. Do
các nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có mẫu thức ăn lưu
nên không có bằng chứng để xét nghiệm. Việc lưu mẫu thức ăn sẽ giúp cơ quan
quản lý tìm ra nguyên nhân và căn nguyên của ngộ độc thực phẩm. Đồng thời
10


mẫu thức ăn lưu sẽ là bằng chứng để truy xuất nguồn gốc nguyên liệu không
đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc nhà hàng không lưu mẫu thức ăn thì khi có
ngộ độc thực phẩm xẩy ra thì rất khó cho các cơ quan trong việc tìm ra nguyên
nhân và căn nguyên gây ngộ độc.
- Việc sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn cũng có thể dẫn tới ngộ độc thực
phẩm. Bởi thớt dùng để thái đồ sống tiềm ẩn rất nhiều các loại vi sinh vật đặc
biệt là các loại vi sinh vật gây bệnh cấp tình. Khi người chế biến dùng thớt sống
để thái đồ chín đã làm lây nhiễm số lượng lớn vi sinh vật có hại sang đồ ăn chín.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc cấp tính hàng loạt.
- Khi khu vực cống rãnh còn để hở bốc mùi đây sẽ là nơi có rất nhiều
mầm bệnh và là nơi côn trùng như ruồi, muỗi, rán cư ngụ, xâm nhập và bay đến
đậu vào các đồ ăn hay dụng cụ chế biến. Cống bị ứ đọng và không kín tạo nên
mùi hôi thối rất mất vệ sinh và ảnh hưởng đến thực phẩm cũng như sức khỏe của
người trực tiếp chế biến thực phẩm.

11


PHẦN IV. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHỌN
PHƢƠNG ÁN TỐI ƢU

1. Xây dựng phƣơng án xử lý tình huống.
1.1 Phƣơng án thứ 1: Đoàn kiểm tra của chi cục do ông Hùng làm
trưởng đoàn sẽ nhận quà cảm ơn của nhà hàng và thống nhất đồng ý theo
phương án đó là bỏ qua một số sai phạm của nhà hàng (không ghi vào biên bản)
và sẽ xử lý vi phạm về hành vi không lưu mẫu thức ăn.
- Ƣu điểm: Phương án này vừa đơn giản vừa hợp tình vì: Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực. Tuy nhiên cơ sở đã
nộp hồ sơ xin cấp mới trước khi đoàn kiểm tra đến; Giấy khám sức khỏe và giấy
xác nhận của 03 người lao động thời vụ bà Hằng hứa sẽ cho làm ngay trong
chiều cùng ngày và 03 nhân viên này mới được tuyển dụng chiều hôm trước;
Cống rãnh hở và bốc mùi thì có thể khắc phục ngay bằng cách dọn vệ sinh và
làm kín hóa; Việc sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn thì cỏ thể khắc phục bằng cách
giáo dục nhân viên, và mua thớt mới có dán biển tên thớt sống, thớt chín.
- Nhƣợc điểm: Khi thực hiện phương án này tức là đoàn kiểm tra đã vi
phạm đạo đức công vụ, không hoàn thành đúng trách nhiệm của người thi hành
công vụ, không thực thi được pháp luật. Mặt khác tạo ra thói quan xấu cho
doanh nghiệp, dẫn đến tư tưởng chỉ cần có tiền đưa cho cơ quan chức năng thì
mọi chuyện làm sai của mình sẽ được giải quyết và không phải truy cứu trách
nhiệm trước pháp luật. Việc không ghi các lỗi vào biên bản sẽ dẫn đến tình trạng
nhà hàng Thu Hằng sẽ không khắc phục các tồn tại mà đoàn đã nêu.
1.2 Phƣơng án 2: Đoàn kiểm tra sẽ gọi điện cho phòng Y tế Tây Hồ và
Trung tâm Y tế Tây Hồ đến cơ sở và đoàn sẽ bàn giao Phòng Y tế Tây Hồ tiếp
tục xử lý, báo cáo kết quả về chi cục ATVSTP Hà Nội. Trong trường hợp Bà
Hằng nhát định không ký biên bản thì sẽ cho gọi công an phường và trạm y tế
phường đến cùng chứng kiến và ghi nhận.
- Ƣu điểm: Với cách xử lý này đoàn kiểm tra đã chuyển toàn bộ trách
nhiệm cho Phòng Y tế giải quyết. Vì nhà hàng Thu Hằng được tổ chức với quy
mô hộ kinh doanh, Phòng Y tế Tây Hồ là đơn vị trực tiếp cấp phép và quản lý,
12



cơ sở đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện mới, các lỗi khác
thì việc có xử lý vi phạm hành chính hay không thì cũng tùy vào Phòng Y tế.
Việc giao cho Phòng Y tế lý như vậy vừa dễ dàng cho đoàn kiểm tra của Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, vừa không làm mất thời gian và công sức
của cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội mà lại không gây hiềm
khích hay mâu thuẫn với cơ sở.
- Nhƣợc điểm: Nếu giải quyết theo phương án này thì rất có thể cơ sở chỉ
bị nhắc nhở và không bị xử lý vi phạm hành chính. Vì cơ sở nằm trên địa bàn có
thể sẽ nhờ người quen tác động và giúp đỡ để không bị xử lý. Hơn nữa Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội là cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm
tuyến thành phố lại không xử lý một cơ sở có vi phạm như vậy, gây nên hiểu
lầm hoặc có cái nhìn khác đối với cơ sở và Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Tây Hồ.
1.3 Phƣơng án 3: phạt lỗi không lưu mẫu thức ăn, nhắc nhở lỗi giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hiệu lực (vì cơ sở đã nộp hồ sơ xin
cấp mới). Các lỗi còn lại sẽ cho cơ sở khắc phục trong vòng 03 ngày, sau 03
ngày đoàn sẽ đến kiểm tra lại. Sau 03 ngày mà cơ sở vẫn không khắc phục các
tồn tại thì lúc đó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội sẽ xử lý vi phạm
theo quy định. Đồng thời thảo công văn gửi Phòng Y tế và Trung tâm Y tế Tây
Hồ biết các tồn tại nêu trên và đề nghị Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Tây Hồ giám
sát việc khắc phục của cơ sở.
- Ƣu điểm: Ở phương án này chi cục đã làm đúng chức năng và thẩm
quyền của mình, xử lý tình huống một cách dứt khoát và triệt để. Việc này tạo
sự tin tưởng cho doanh nghiệp trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, doanh
nghiệp sẽ không sợ cán bộ làm sai, làm không đúng thẩm quyền mà xử lý oan
cho doanh nghiệp. Đồng thời tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan cấp trên và
cơ quan cấp dưới. Giữa cơ sở với những cơ quan quản lý trên địa bàn. Đồng thời
cho cơ sở cơ hội để khắc phục vì căn cứ vào nghị định 178/2013/ND-CP của thủ
tướng chính phủ ngày 14/11/2013 về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính
về an toàn thực phẩm thì cơ sở không bị xử lý vi phạm hành chính về lỗi: cống

không kín, có mùi; Sử dụng thớt sống, chín lẫn lộn...
13


- Nhƣợc điểm: Phương án này tốn thời gian cho cả Chi cuc An toàn vệ
sinh thực phẩm Hà Nội (phải xuống kiểm tra việc khắc phục các tồn tại của cơ
sở), Phòng Y tế và Trung tâm Y tế phải cắt cử cán bộ giám sát, đôn đốc việc
khắc phục của cơ sở.
2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu.
Để giải quyết tình huống đã được nêu ra ở trên tôi chọn phương án 3 là
phương án tối ưu nhất vì phương án này đáp ứng được nhiều mục tiêu xử lý tình
huống nhất:
- Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trên địa
bàn đối với cơ sở cụ thể là Phòng Y tế và Trung tâm Y tế Tây Hồ sẽ giám sát
việc khắc phục tồn tại của cơ sở.
- Thông báo cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nơi về
những vi phạm của cơ sở. Để giám sát cơ sở khắc phục tồn tại và hạn chế tối đa
những hậu quả mà vi phạm đó gây ra.
- Việc xử lý vi phạm hành chính tạo ra môi trường công bằng và bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho các nhà hàng đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định
của nhà nước.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng khi ăn uống tại các nhà
hàng.

14


PHẦN V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƢƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
Phương án 3 là phương án tối ưu nhất được lựa chọn để giải quyết vấn đề trên.
Sau đây là kế hoạch cụ thể thực hiện phương án nêu trên:

1. Bộ phận thanh tra Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.
- Báo cáo lại ban lãnh đạo kết quả của buổi kiểm tra định kỳ các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn;
- Tham mưu cho ban lãnh đạo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội
ban hành: Công văn gửi Phòng Y tế và Trung tâm Y tế Tây Hồ về việc kiểm tra
giám sát việc khắc phục tồn tại của cơ sở. Nội dung công văn gồm 02 phần:
thông báo các tồn tại nhà hàng Thu Hằng và đề nghị Phòng Y tế, Trung tâm Y tế
Tây Hồ giám sát việc khắc phục của cơ sở.
- Tiến hành kiểm tra giám sát tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
nói chung và nhà hàng ăn uống nói riêng thuộc quyền quản lý của thành phố để
kịp thời phát hiện những sai phạm và những cơ sở không đủ điều kiện để có kế
hoạch khắc phục, xử lý.
- Sau 03 ngày tiến hành kiểm tra lại việc khắc phục tồn tại của cơ sở và
hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.
2. Phòng Y tế và Trung tâm Y tế Tây Hồ.
Phân công cán bộ giám sát việc khắc phục các tồn tại của nhà hàng Thu
Hằng. Đồng thời lên lịch thẩm định cơ sở theo quy định.
3. Những kết quả đạt đƣợc.
- Sau 03 ngày đoàn kiểm tra của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà
Nội đã đến kiểm tra việc khắc phục các tồn tại của nhà hàng Thu Hằng, kết quả
cụ thể như sau:
- Nhà hàng đã có thớt sống và thớt chín riêng biệt, có ghi biển tên và có
giá treo riêng.
- Hệ thống cống đã được kín hóa bằng inox, đảm bảo khai thông tốt và
không có mùi hôi tanh.
- Cơ sở đã mua dụng cụ lưu mẫu thức ăn và dành riêng 01 tủ lạnh để lưu
mẫu thức ăn.
15



- 03 nhân viên vừa tuyển dụng nhà hàng đã cho thôi việc do không đáp
ứng được các yêu cầu của nhà hàng.
- Nhà hàng đã có biên bản thẩm định của Phòng Y tế Tây Hồ tại nhà hàng
Thu Hằng, Kết quả cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh nhà
hàng ăn uống.
- Căn cứ Điểm i Khoản 2 Điều 21 Nghị định 178/2013/ND-CP ngày
14/11/2013 của thủ tướng chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm thì cơ sở bị phạt 4.000.000 đồng về hành vi không
lưu mẫu thức ăn.
* Kết quả của phƣơng án 3:
- Giải quyết được vụ việc nhanh gọn, đem lại niềm tin của nhân dân đối
với ngành y tế.
- Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp đã đề ra, do đó
đã hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho nhân
dân.
- Có tác dụng giáo dục, răn đe các co so kinh doanh dich vu an uong bất
hợp pháp, góp phần đấu tranh với các mặt trái của xã hội.
- Các cán bộ trực tiếp thi hành công vụ nhiệt tình trong công việc không
quản thời gian vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tạo sự phối hợp và liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan cấp trên và cơ quan
cấp dưới cùng quản lý cơ sở trên địa bàn.
- Giữ vững kỷ cương phép nước.

16


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Đây là tình huống hay gặp trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trên
địa bàn thành phố chính vì vậy cán bộ quản lý cần có phương pháp giải quyết

tình huống một cách hài hòa nhưng phải đảm bảo đúng pháp luật, cũng như đảm
bảo quyền lợi của các bên một cách tốt nhất. Nếu không xử lý triệt để tình huống
trên dễ dẫn đến những tiêu cực nghiêm trọng như: thái độ coi thường pháp luật,
coi thường cán bộ quản lý nhà nước của các doanh nghiệp và của người dân; hay
sự tha hóa trong tư tưởng của cán bộ quản lý, vi phạm đạo đức công vụ trong khi
đang thi hành công vụ.
Qua tình huống trên có thể thấy nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
vẫn chưa nắm được các quy định của nhà nước về linh vực mình đang kinh
doanh, dẫn đến thái độ xem nhẹ, coi thường pháp luật gây khó khăn cho công
tác quản lý của nhà nước. Do vậy một yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý là phải
tuyên truyền sâu rộng các quy định của nhà nước tới doanh nghiệp để các quy
định pháp luật đi sâu, đi sát vào từng hành động của người dân. Đồng thời giúp
doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của các quy định cũng như hậu quả nếu
không thực hiện đúng các quy định đó.
2. Kiến nghị.
+ Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với công tác đảm bảo an
toàn thực phẩm, có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của doan
nghiệp về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn
uống.
+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho
các cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm.
+ Phối hợp với các ngành có liên quan để làm tốt hơn nữa công tác tuyên
truyền các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm cho người dân và chủ các
doanh nghiệp.
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra việc chap hành các quy định
của nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành
17


phố, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà

nước về an toàn thực phẩm nói chung và về kinh doanh dịch vụ ăn uống nói
riêng.
Với sự hiểu biết còn hạn chế, thời gian đầu tư nghiên cứu có hạn, tôi đã
mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống
trong quá trình nghiên cứu thực hiện tình huống. Mặc dù đã có nhiều cố gắng,
song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo Trường đào tạo cán bộ lê hồng
phong và các đồng chí học viên trong lớp để bài viết của tôi được hoàn chỉnh
hơn.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 co hieu luc tu ngày 01/07/2011;
2/ Nghị định 178/2013/ND-CP ngày 14/11/2013 của thủ tướng chính phủ về
việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
3/ Thông tư 15/2012/TT – BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy
định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm”;
4/ Thông tư 30/2012/TT – BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về “Quy
định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,
kinh doanh thức ăn đường phố”;

19



×