Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng lao động thông qua giải pháp cải tiến tư thế làm việc tại công ty cổ phần thực phẩm richy miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 110 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

TRẦN VĂN ĐƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LAO
ĐỘNG THÔNG QUA GIẢI PHÁP
CẢI TIẾN TƢ THẾ LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM RICHY MIỀN BẮC

LUẬN VĂN THẠC S QUẢN L AN
TOÀN VÀ SỨC HO NGHỀ NGHI
P
MÃ SỐ: 834 04 17

NGƢỜI HƢỚNG DẪN HOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ LAN CHI

HÀ NỘI, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn của tôi với đề tài “Nâng cao chất lượng lao
động thông qua giải pháp cải tiến tư thế lao động tại công ty cổ phần thực phẩm
Richy Miền Bắc” là cơng trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới

sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Lan Chi. Luận văn chưa được cơng bố trong
bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong
luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các
quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc
sĩ. Tác giả luận văn



Trần Văn Đông


LỜI CẢM ƠN

Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu cùng tồn thể các thầy, cơ giáo trường Đại học Cơng
đồn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau đại học và
khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Cơ giáo TS. Đỗ Thị Lan Chi đã ln nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Tập thể lãnh đạo, các anh, chị trong công ty cổ phần thực phẩm Richy
Miền Bắc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tìm hiểu và hồn
thành luận văn.
Trân trọng!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ, hình
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................


1.

Lý do chọn đề tài .....................................................................................................

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................

3.

Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................

4.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................

5.

Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................

6.

Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................

7.

Đóng góp của luận văn ............................................................................................

8.


Kết cấu của luận văn ...............................................................................................

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TƢ THẾ LÀM VI C CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG........
1.1.

Một số khái niệm cơ bản ..................................................................

1.2.

Các nghiên cứu về tƣ thế làm việc ở nƣớc ngoài ..........................

1.3.

Các nghiên cứu về tƣ thế làm việc ở trong nƣớc ........................

1.4.

Phân loại tƣ thế làm việc và các nguy cơ rủi ro đến tƣ thế làm v

1.4.1. Phân loại tư thế làm việc ...................................................................................
1.4.2. Các nguy cơ rủi ro đến người lao động do tư thế làm việc không hợp lý.........
1.5.

Phƣơng pháp đánh giá tƣ thế làm việc..........................................

1.5.1. Phương pháp đánh giá nhanh toàn bộ cơ thể (REBA) ......................................
1.5.2. Đánh giá tư thế làm việc theo phương pháp OWAS ........................................
1.6.


Các nhân tố liên quan đến tƣ thế làm việc ....................................

Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TƢ THẾ LÀM VI C CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM RICHY MIỀN BẮC .........................................

2.1. hái quát về công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc ............................
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................


2.1.2. Đặc điểm các công việc ảnh hưởng đến tư thế làm việc của người lao động tại
công ty....................................................................................................................... 37
2.2. Thực trạng tƣ thế làm việc của ngƣời lao động tại công ty cổ phần thực
phẩm Richy Miền Bắc............................................................................................. 38
2.2.1. Thực trạng tư thế làm việc của người lao động là nhân viên văn phòng..........38
2.2.2. Thực trạng tư thế làm việc của người lao động tại xưởng sản xuất.................48
2.2.3. Thực trạng tư thế làm việc của người lao động tại nhà kho............................. 54
2.2.4. Nguy cơ rối loạn cơ xương nghề nghiệp đối với người lao động trong công ty56
2.3. Nguyên nhân gây nguy cơ rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp đối với ngƣời lao
động trong công ty................................................................................................... 60
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................... 61
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THI

N TƢ THẾ LÀM VI

C CHO

NGƢỜI LAO ĐỘNG............................................................................................. 62
3.1. Giải pháp đối với nhóm nhân viên văn phịng................................................ 62
3.1.1. Thực hành tư thế trung lập............................................................................... 62

3.1.2. Lưu ý về chứng đau lưng và cổ....................................................................... 63
3.1.3. Tự tạo cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi trong vận động...............64
3.1.4. Đặt lời nhắc..................................................................................................... 64
3.1.5. Sử dụng Hỗ trợ Ecgonomic............................................................................. 65
3.2. Giải pháp đối với ngƣời lao động làm việc ở tƣ thế đứng tại xƣởng sản xuất
.................................................................................................................................. 66
3.2.1. Giải pháp thảm chống mệt mỏi........................................................................ 66
3.2.2 Giải pháp về trang bị giá đỡ cơ thể (chairless)................................................. 68
3.3. Giải pháp đối với bộ phận kho........................................................................ 72
3.3.1. Giải pháp đầu tư thiết bị nâng hàng................................................................. 72
3.3.2. Giải pháp vận chuyển băng chuyền................................................................. 73
3.4. Giải pháp về tuyên truyền, huấn luyện........................................................... 75
3.4.1. Tuyên truyền về ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính........................... 75
3.4.2. Tuyên truyền về nâng nhấc vật đúng cách....................................................... 77
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................... 80
ẾT LUẬN...............................................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LI U THAM

PHỤ LỤC

HẢO...............................................................................83


VIẾT TẮT

AT-SKNN
ATR
CS
EPA
KHKT

MAC
NLĐ
OWAS
PATH
RLCX
RLCXNN
RULA
REBA
ROSA
TCVN
TBNV


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Bảng 1.1. Xác định điểm tư thế.................................................................................. 22
Bảng 1.2. Xác định điểm tư thế.................................................................................. 24
Bảng 1.3. Kết hợp hàng tương ứng giữa điểm A và B................................................ 25
Bảng 1.4. Đánh giá mức độ nguy cơ và hướng hành động......................................... 26
Bảng 1.5. Bảng phân loại tư thế................................................................................. 26
Bảng 1.6. Bảng phân loại tư thế lao động theo phương pháp OWAS có tính đến
trọng lượng vật cầm (tay nắm/giữ hoặc thao tác) 27
Bảng 1.7. Mức độ cấp bách phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh đối với các
nhóm tư thế hay loại tư thế 27
Bảng 2.1. Trình độ người lao động trong Cơng ty năm 2020..................................... 33
Bảng 2.2. Thời gian trung bình trong một ngày người lao động làm việc ở các tư
thế chính tại văn phòng

39


Bảng 2.3. Kết quả đánh giá sự phù hợp của nhân viên văn phòng với nội thất bàn
ghế theo phương pháp ROSA

43

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá sự phù hợp của tầm mắt với màn hình và việc sử dụng
thiết bị ngoại vi của nhân viên văn phòng theo phương pháp ROSA 44
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá việc sử dụng chuột và bàn phím của nhân viên văn
phịng theo phương pháp ROSA 46
Bảng 2.6. Tổng điểm đánh giá tư thế làm việc của nhân viên theo............................47
Bảng 2.7. Thời gian trung bình trong một ngày người lao động làm việc ở các tư
thế tại xưởng sản xuất

50

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá cổ, thân và chân theo phương pháp REBA....................51
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá cánh tay, cẳng tay, cổ tay theo........................................ 52
Bảng 2.10. Đánh giá tư thế làm việc của người lao động theo................................... 53
Bảng 2.11. Thời gian trung bình trong một ngày người lao động làm việc ở các tư
thế tại nhà kho

54

Bảng 2.12. Đánh giá tư thế làm việc của nhân viên tại nhà kho................................. 56


DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ thời gian trung bình trong một ngày người lao động làm việc ở
các tư thế chính tại văn phịng


40

Biểu đồ 2.2. Thời gian ngồi làm việc của nhân viên được khảo sát...........................42
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ nhân viên văn phịng có nguy cơ rủi ro về xương khớp.................47
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh xương khớp trong xưởng sản xuất theo
phương pháp REBA 54
Biểu đồ 2.5. Số người tham gia khảo sát theo số năm làm việc................................. 57
Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ tư thế làm việc chính của 100 người lao động tham gia khảo sát .. 57
Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ làm việc ở tư thế tĩnh của 100 người lao động tham gia khảo sát . 58

Biểu đồ 2.8. Mức độ thực hiện công việc lặp đi lặp lại 100 người lao động tham gia
khảo sát

58

Biểu đồ 2.9. Tỉ lệ cảm nhận của 100 người lao động tham gia khảo sát....................59

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc............33


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các kiểu tư thế ngồi................................................................................... 15
Hình 1.2. Tư thế làm việc ngồi cao............................................................................ 16
Hình 1.3. Tư thế làm việc đứng có giá đỡ.................................................................. 17
Hình 1.4. Tư thế làm việc đứng.................................................................................. 18
Hình 1.5. Các mức điểm liên quan đến cổ................................................................. 20
Hình 1.6. Các mức điểm liên quan đến vị trí thân...................................................... 21
Hình 1.7. Các mức điểm liên quan đến vị trí chân..................................................... 21
Hình 1.8. Các mức điểm liên quan đến vị trí cánh tay............................................... 22
Hình 1.9. Các mức điểm liên quan đến vị trí cẳng tay............................................... 23

Hình 1.10. Các mức điểm liên quan đến vị trí cổ tay................................................. 23
Hình 1.11. Bảng tính điểm đánh giá sự căng thẳng của người lao động.....................28
Hình 2.1. Cơng ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc............................................. 32
Hình 2.2. Nhân viên làm việc trong văn phịng.......................................................... 39
Hình 2.3. Tư thế làm việc của nhân viên văn phịng.................................................. 41
Hình 2.4. Vận hành máy nướng bánh......................................................................... 48
Hình 2.5. Tư thế người lao động xếp bánh................................................................. 49
Hình 2.6. Tư thế người lao động hàn túi.................................................................... 49
Hình 2.7. Tư thế người lao động xếp bánh sau sàng rung.......................................... 49
Hình 2.8. Tư thế người lao động làm việc tại nhà kho............................................... 55
Hình 3.1. Hình ảnh minh họa bàn ―ngồi‖................................................................. 65
Hình 3.2. Hình ảnh thảm chống mệt mỏi................................................................... 68
Hình 3.3. Hệ thống tải của giá đỡ cơ thể.................................................................... 71
Hình 3.4. Hình ảnh xe nâng bằng điện....................................................................... 73
Hình 3.5. Hình ảnh bằng chuyền................................................................................ 74


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong điền kiện kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng
thì chất lượng lao động được coi là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ phát
triển kinh tế và đời sống của con người trong một xã hội nhất định. Lực
lượng lao động là nguồn lực quan trọng nhất của một quốc gia, đặc biệt là
trong một doanh nghiệp. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp vừa là mục
tiêu, vừa là động lực cho hoạt động của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp

được đánh giá mạnh hay yếu, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc phần lớn vào
chất lượng lực lượng lao động của doanh nghiệp đó.
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng nền kinh tế với sự phát triển
của các doanh nghiệp, mặc dù có nhiều thuận lợi, song lực lượng lao động
cũng chịu nhiều sức ép trong quá trình lao động tạo nên căng thẳng trong lao
động, thậm chí chịu những rủi ro trong q trình lao động mang lại như các
chấn thương hoặc các bệnh nghề nghiệp. Với nhiều nguyên nhân khác nhau,
người lao động đã mắc các bệnh liên quan đến cơ xương khớp do tư thế làm
việc không phù hợp. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong
những năm gần đây tỉ lệ người mắc các bệnh xương khớp gia tăng nhanh
chóng. Một phần nguyên nhân do tư thế lao động khơng phù hợp. Điều này
cho thấy vai trị của tư thế lao động vô cùng quan trọng trong q trình làm
việc cũng như ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người lao động. Tuy
nhiên trong thời gian qua ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ quan
tâm làm thế nào để tai nạn lao động khơng xảy ra, vì khi người lao động bị tai
nạn lao động, người sử dụng lao động phải chi phí một số tiền lớn để cấp cứu,
chữa trị, thuốc men… Trong khi đó, tư thế làm việc sai dẫn đến các bệnh
nghề nghiệp liên quan đến cơ xương khớp thì chủ doanh nghiệp lại không
quan tâm và những bệnh này chưa được đưa vào danh mục các bệnh nghề
nghiệp được hưởng bảo hiểm ở Việt Nam và cuối cùng người lao động phải
tự bỏ tiền để chữa trị, nhưng quan trọng là các bệnh này là những bệnh


2

mạn tính, người lao động khơng bao giờ khỏi. Đây quả thực là một vấn đề rất
lớn. Hậu quả là người lao động bị mắc các bệnh liên quan đến cơ xương khớp
làm cho họ có một tuổi già khơng an toàn khi mà họ phải sống dựa vào những
đồng lương hưu nhưng lại phải tiêu một số tiền lớn vào mua thuốc men.
Đồng thời khi người lao động bị đau ốm thì chất lượng lao động trong doanh

nghiệp sẽ bị suy giảm, điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc là công ty sản xuất bánh
kẹo và cũng là cầu nối mang nhiều sản phẩm bánh kẹo nổi tiếng thế giới về
Việt Nam. Công ty liên tục đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm và nguồn
nhân lực, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh hợp
tác xuất khẩu bánh kẹo ra nước ngồi, tích cực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm
tạo nên những sản phẩm trung, cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường. Mặc dù
cơng ty có những ưu điểm nhất định song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đối
với người lao động khi làm trong môi trường với mật độ cơng việc dày đặc,
áp lực, tư thế gị bó, không thoải mái, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài là
tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đến cơ xương khớp, thậm chí là bệnh nghề
nghiệp và ảnh hưởng lớn hơn đặc biệt là lao động nữ. Với mong muốn đưa ra
biện pháp nhằm tránh tác động xấu do tư thế lao động không phù hợp gây ra
đối với lực lượng lao động, tôi xin lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng lao
động thông qua giải pháp cải tiến tư thế lao động tại công ty cổ phần thực
phẩm Richy Miền Bắc” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2.
-

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu về thực trạng tư thế làm việc của người lao động của người

lao động tại công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc.
-

Đề xuất các giải pháp cải tiến tư thế lao động nhằm nâng cao chất

lượng lao động tại công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc.

3.

Đối tƣợng nghiên cứu

Người lao động tại công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc


3
4. Phạm vi nghiên cứu
 Theo không gian: Tại

công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc

 Theo th i gian Thông tin, số liệu hồi cứu từ năm 2016- 2021.
5.

Nội dung nghiên cứu

-

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tư thế làm việc của người lao động.

-

Đánh giá thực trạng tư thế làm việc của người lao động tại Công ty cổ

phần thực phẩm Richy Miền Bắc.
-

Đề xuất giải pháp cải tiến tư thế lao động nhằm nâng cao chất lượng


lao động tại công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc.
6.
-

Phƣơng pháp nghiên cứu

Hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung

nghiên cứu của đề tài.
-

Điều tra, khảo sát:

Lập 01 bảng khảo sát và điều tra các thông tin về tư thế làm việc và
những biểu hiện liên quan đến cơ xương khớp của người lao động tại Công ty
cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc. Số phiếu khảo sát: 100 phiếu.
Khảo sát hiện trường đối với vị trí làm việc để tìm hiểu về tư thế làm
việc của người lao động.
-

Tổng hợp, phân tích, đánh giá: Thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá

các yếu tố liên quan đến tư thế làm việc của người lao động tại Công ty cổ
phần thực phẩm Richy Miền Bắc thông qua các thông tin thu thập được.
7.
-

Đóng góp của luận văn


Đề tài luận văn nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp cải thiện tư thế làm

việc của người lao động từ đó góp phần nâng cao năng suất và giảm thiểu
nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp cho người lao động, nâng cao chất
lượng lao động tại Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc. Kết quả của
luận văn là căn cứ giúp cho doanh nghiệp cải tiến tư thế lao động, nhằm nâng
cao chất lượng lao động.


4
-

Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên và những người quan tâm đến

vấn đề này. Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu để các công ty khác tham
khảo và áp dụng.
8.

ết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tư thế làm việc của người lao động
Chương 2: Thực trạng tư thế làm việc của người lao động tại Công ty
cổ phần thực phẩm Richy Miền Bắc
Chương 3: ề u t gi i ph p c i tiến tư thế làm việc cho người lao động.


5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ TƢ THẾ LÀM VI C CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
-

Ecgônômi:

Theo TCVN 7437: 2018, Ecgônômi là ngành khoa học liên quan đến sự
hiểu biết về các mối tương tác giữa con người với các thành phần khác của
một hệ thống và nghề nghiệp áp dụng theo lý thuyết, các nguyên lý, dữ liệu và
các phương pháp để thiết kế nhằm tối ưu hóa trạng thái thoải mái của con
người và hiệu suất của toàn bộ hệ thống
- Bệnh

nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của

nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
- Rối

loạn cơ xƣơng nghề nghiệp: là một nhóm bệnh mãn tính của

những mơ mềm được phát sinh và gây khó chịu cho người, do quá trình làm
việc và cử động lặp đi lặp lại quá sức của cơ thể. Rối loạn cơ xương nghề
nghiệp (RLCXNN) gây ảnh hưởng tới mô cơ, thần kinh, gân, bao gân của tay
và ở một số bộ phận khác của cơ thể.
-

Tƣ thế: Cách đặt toàn thân thể và các bộ phận của thân thể ở yên tại

một vị trí nhất định. Tư thế ở trạng thái tĩnh. Điều phân biệt tư thế với 'vị trí'
là bao gồm một thành phần tinh thần, đặc biệt là tâm trạng hoặc cảm xúc; tức

là, tư thế là một 'vị trí với thái độ'. Con người ln có một tư thế kiểu này hay
kiểu khác, ngay cả khi ý định tinh thần đằng sau nó là tiềm thức. Tư thế là
một phần của ngơn ngữ cơ thể đóng một vai trị quan trọng trong giao tiếp.
- Tƣ

thế làm việc: Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về tư thế

làm việc, do vậy, có thể hiểu về tư thế làm việc là tư thế, cách thức, dáng điệu
để người lao động thực hiện công việc.
- Ngƣời

lao động: là người thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ trong một

hệ thống làm việc để đạt được mục tiêu.


6

1.2. Các nghiên cứu về tƣ thế làm việc ở nƣớc ngoài
Nghiên cứu về tư thế làm việc là một trong những nghiên cứu về ứng
dụng của Ecgônômi liên quan đến giải phẫu, nhân trắc học và sinh lý học.
Việc nghiên cứu về tư thế làm việc đã được các nhà các nhà thiết kế hệ thống
quân sự và công nghiệp nhận ra khi họ nhận thấy phải đặt yếu tố con người
làm trung tâm của hệ thống làm việc. Cần phải tìm ra những hạn chế của con
người và các máy thiết bị, các yếu tố khác của hệ thống cần phải phù hợp với
người lao động chứ không phải là người lao động phải phù hợp với máy thiết
bị như trước kia. Năm 1953, Cơ quan Năng suất Châu Âu (EPA), một đơn vị
trực thuộc Tổ chức Hợp tác và Kinh tế Châu Âu, đã khởi động dự án ―Phù
hợp với nhiệm vụ cho người lao động‖. Trong dự án này, người sử dụng lao
động, nhân viên và các chuyên gia đã hợp tác để đưa các yếu tố con người

vào năng suất. Trước đây, Ecgônômi chủ yếu được liên kết với việc giảm lỗi
và cải thiện hiệu suất của hệ thống con người. Sau đó, khối kiến thức đang
phát triển này đã được mở rộng để bao gồm thiết bị và thiết kế hệ thống.
Nghiên cứu về tư thế làm việc của người lao động nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất và giảm thiểu được bệnh tật cho người lao động đã được các
quốc gia nghiên cứu từ lâu. Như chúng ta đã biết, điều kiện lao động và sức
khỏe người lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu điều kiện lao
động tốt, quan hệ lao động hài hịa thì sức khỏe người lao động được cải thiện
sẽ kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động. Nếu điều kiện lao động không
tốt sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh tật, chấn thương, tai
nạn sẽ dẫn tới tăng chi phí lao động xã hội và giảm năng suất lao động.
Theo nghiên cứu của Chowdury M. L. Rahman và công sự (2015), các
triệu chứng rối loạn cơ xương khớp khác nhau có thể gặp phải đối với người
lao động thực hiện nhiệm vụ của họ ở tư thế làm việc xấu, phần lớn là tĩnh và
do đó, những triệu chứng này có liên quan đến rủi ro và thương tích lâu dài.
Những tư thế này cũng tác động không tốt đến hiệu quả công việc và năng
suất lao động. Nghiên cứu điển hình được tiến hành tại một nhà máy gốm sứ


7

của Bangladesh với mục đích đánh giá tư thế làm việc của công nhân làm việc
trong bộ phận sản xuất của nhà máy thông qua đánh giá chi trên nhanh (RULA)
và tác động của họ đối với năng suất lao động. Hầu hết cơng nhân đã tiếp xúc
với tình trạng khó chịu ở chi trên, do đó góp phần vào nguy cơ bị thương trong
q trình thực hiện cơng việc. Qua phân tích cho thấy 43,59% người lao động
cần điều tra ngay lập tức và những thay đổi cho thấy mức độ phơi nhiễm với các
rủi ro tư thế là rất cao và can thiệp Ecgônômi ngay lập tức để giảm mức độ rủi
ro. Hậu quả của tư thế làm việc xấu dẫn đến rối loạn cơ xương cũng đã được
phân tích trong cơng trình nghiên cứu này. Các vùng cơ thể thường bị ảnh hưởng

nhất trong số công nhân được liệt kê là vai (92,31%), cổ (71,79%), cổ tay
(71,31%), lưng dưới (43,59%) và lưng trên (41,03%). Các kết quả thu được từ
cơng trình nghiên cứu này được chia thành ba phần chính, đó là xác định tư thế
làm việc tốt hay xấu và mức độ rủi ro liên quan đến tư thế làm việc kém và tác
động của chúng đến năng suất lao động.

Sự phổ biến ngày càng tăng của công nghệ di động và suy giảm khả
năng vận động thường dẫn đến tư thế xấu và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe,
tất cả đều địi hỏi các can thiệp Ecgônômi tốt hơn. Nhận định này được Alexa
Schneck và cộng sự đưa ra trong một nghiên cứu có tiêu đề ―Các giải pháp
chăm sóc sức khỏe tư thế tại nơi làm việc: Đánh giá hiện tại‖ vào 10/ 2019.
Nghiên cứu này đã chỉ ra, rối loạn cơ xương thường do tư thế bị tổn thương
tiến triển và giảm khả năng phục hồi thể chất. Chúng thường được nhìn thấy


nơi làm việc, không chỉ tác động tiêu cực đến năng suất và gia tăng số

người vắng mặt mà còn phải chịu chi phí sức khỏe đáng kể. Các chương trình
được nghiên cứu bao gồm bàn học ngồi; từng cơn đứng ngắt quãng; can thiệp
khoa học hoặc giáo dục; chương trình tập thể dục; và tư thế làm việc. Các kết
quả hầu hết đều khả quan trong việc ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng
cơ xương khớp nhưng không giảm được chi phí chăm sóc sức khỏe. Qua
nghiên cứu này cho thấy, cần tập trung nhiều nghiên cứu và đổi mới hơn vào
các can thiệp hiệu quả hơn về chi phí để cải thiện tư thế ở nơi làm việc, đặc


8

biệt là về các giải pháp điều chỉnh tư thế tại nơi làm việc hiệu quả về chi phí.
Chi phí chăm sóc sức khỏe cần được đánh giá trong cơng nghệ chăm sóc sức

khỏe và các giải pháp điều chỉnh tư thế trong những nỗ lực trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu trong nhà máy sản xuất thép và điện ở Chhattisgarh
được thực hiện bởi Kottala Sriyogi (2014) chỉ ra rằng điều kiện nhà máy rất
căng thẳng, kém an toàn, giao tiếp với nhau yếu do thiết bị làm việc ồn cũng
như thiết kế bố trí nơi làm việc thực tế chưa hợp lý. Kết quả cũng cho thấy
rằng tiếng ồn, độ rung, khí hậu, ánh sáng và tư thế làm việc không phải là giới
hạn chấp nhận được theo quan điểm Ecgơnơmi. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu tích cực chính là điều kiện thuận lợi trong mơi trường làm việc dẫn đến tỷ
lệ nhân viên vắng mặt do ốm đau thấp. Việc cung cấp môi trường làm việc
thuận lợi cho người lao động đóng một vai trị quan trọng trong việc quyết
định sự phát triển của cơng ty. Vì Ecgônômi là thiết kế một nơi làm việc để
đảm bảo có sự phù hợp tốt giữa người lao động và những gì họ tương tác
trong mơi trường của họ. Ecgơnơmi rất quan trọng vì nó làm cho người lao
động có sức khỏe tốt hơn, tinh thần được chú ý hiệu quả hơn khi họ phải làm
việc trong môi trường dễ chịu. Từ nghiên cứu này, kết luận rằng điều kiện nơi
làm việc tốt hơn thì hiệu suất của người lao động tốt hơn và do đó năng suất
lao động của cơng ty sẽ cao hơn. Ngồi những tác động trực tiếp về mặt sinh
lý, điều kiện làm việc tốt hơn còn gây ra những ảnh hưởng về tâm lý cho
người lao động, vì những yếu tố này là cơng cụ tạo động lực để nâng cao hiệu
quả làm việc của người lao động đến mức tối ưu. Việc cung cấp các điều kiện
làm việc thuận lợi đóng vai trị là động lực thúc đẩy người lao động hăng hái
làm việc. Do đó, việc thiết kế và cải thiện các điều kiện làm việc hiện có sẽ
giúp tổ chức phát triển vượt bậc trong môi trường kinh doanh để tăng trưởng
bền vững.
Rối loạn cơ xương (RLCX) được xếp hạng trong số các vấn đề sức
khỏe phổ biến nhất cả về tần suất xảy ra đồng thời và số tiền chi cho các rối
loạn này, chủ yếu xuất phát từ tư thế làm việc kém, nó cũng ảnh hưởng tiêu


9


cực đến nhân viên về năng suất công việc, chất lượng cuộc sống và cả thể
chất và các hoạt động xã hội. Phân tích và cải thiện tư thế làm việc bằng các
phương pháp khoa học mang lại những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực kiểm
sốt hiệu suất cơng việc và giảm RLCX. Rối loạn cơ xương mở rộng đến hầu
hết các ngành nghề và lĩnh vực, mang lại hậu quả nghiêm trọng về thể chất và
kinh tế cho người mắc phải: cơng nhân, gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.
Những căn bệnh này được coi là những vấn đề y tế lao động phổ biến nhất
của người lao động ở Liên minh châu Âu. Việc người lao động tiếp xúc liên
tục với các rủi ro lao động khác nhau dẫn đến những rối loạn này và mặc dù
có những dạng biểu hiện khác nhau, nhưng họ có thể được phân thành hai
nhóm lớn: tích lũy (chi trên và chi dưới) và chấn thương thắt lưng. Theo Cục
Quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp của Bộ Lao động Hoa Kỳ, rối loạn
cơ xương khớp gây ra mất nhiều giờ làm việc. Mỗi năm, một số lượng lớn
công nhân Mỹ bị MSDs liên quan đến công việc ở lưng và vai, viêm gân và
hội chứng ống cổ tay.
Trung tâm An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của Canada khẳng định
rằng MSD là một vấn đề nghiêm trọng. Do đó, việc đánh giá rủi ro cần được
thiết lập để giảm thiểu rủi ro, vì những khiếu nại này gây ra nhiều trường hợp
vắng mặt, thiệt hại nặng nề về kinh tế và giảm năng suất. Tổ chức Y tế Thế
giới định nghĩa RLCX là―các vấn đề sức khỏe của bộ máy vận động, tức là
cơ, gân, khung xương, sụn, dây chằng và dây thần kinh. Điều này bao gồm
bất kỳ loại khiếu nại nào, từ những khó chịu nhẹ nhất thời đến những thương
tích khơng thể phục hồi và mất khả năng phục hồi‖.
Như vậy có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên thế giới về tư thế làm
việc của người lao động đã được triển khai khá đầy đủ từ những nghiên cứu
lý thuyết đến các nghiên cứu ứng dụng triển khai trên các doanh nghiệp với
nhiều quy mô và lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ
giữa tư thế làm việc với bệnh rối loạn cơ xương khớp. Các nghiên cứu đều
chỉ ra rằng việc ứng dụng Ecgônômi trong lao động sẽ giúp cho tư thế làm



10

việc của người lao động thoải mái và tạo ra năng suất hiệu quả cao đồng thời
hạn chế bệnh rối loạn cơ xương mang lại tuổi già an toàn cho người lao động.
1.3. Các nghiên cứu về tƣ thế làm việc ở trong nƣớc
Nghiên cứu về tư thế làm việc của người lao động đã được quan tâm ở
Việt Nam trong những năm gần đây. Các nghiên cứu này có thể độc lập hoặc
gắn với nội dung nghiên cứu về Ecgônômi trong lao động.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung, Khoa Tâm sinh lý lao động và
Ecgônômi, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường năm 2017 đã cho kết
quả, các phiếu điều tra đánh giá về hoạt động thể chất cũng như sức khoẻ của
người lao động là không quá quan trọng, vấn đề cuối cùng là mức độ phù hợp
đối với công việc cụ thể và các hoạt động hàng ngày ảnh hưởng đến họ như
thế nào. Những căng thẳng của cơng việc văn phịng, đặc biệt là ngồi làm việc
trong thời gian dài tại một nơi làm việc thiết kế khơng phù hợp, có thể góp
phần dẫn đến chứng rối loạn cơ xương khớp cho người lao động, bao gồm hội
chứng ống cổ tay, rối loạn chức năng lưng dưới và cổ, viêm dây chằng, cong
vẹo cột sống… Chúng ta thường cho rằng chứng rối loạn cơ xương khớp là
hậu quả của những cơng việc nặng nhọc ví dụ như nâng các vật nặng. Tuy
nhiên, người lao động có thể phải chịu đựng các tổn thương và rối loạn chức
năng cơ xương khớp chỉ đơn giản là do ngồi tại bàn làm việc cả ngày. Ngồi
làm việc trong qng thời gian dài có thể làm giảm lưu thơng máu, gây kích
thích dây thần kinh, và gây chấn thương nhỏ cho các nhóm cơ. Các nghiên
cứu cũng chỉ ra, có hai tư thế làm việc chính là tư thế đứng và tư thế ngồi.
Ngồi sử dụng ít năng lượng hơn đứng và giúp ổn định cơ thể, vì vậy ngồi để
thực hiện các thao tác như lái xe, làm việc máy vi tính, tạo ra bản vẽ chi tiết…
là phù hợp. Tuy nhiên việc ngồi lâu hơn một tiếng đồng hồ đã được chứng
minh là gây ra những thay đổi sinh hóa trong hoạt động của enzym Lipase

lipoprotein (một enzym liên quan đến quá trình trao đổi chất béo) và trong
quá trình trao đổi chất glucose dẫn đến sự tích tụ chất béo trong mơ mỡ hơn là
chuyển hóa bằng cơ, liên quan đến nguy cơ một số bệnh mãn tính. Các


11

nghiên cứu gần đây cho thấy có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và
bệnh thận do ngồi quá nhiều.
Làm việc trong tư thế đứng quá lâu cũng gây mệt mỏi cho người lao
động. Đối với những người bị bệnh thiếu máu cục bộ nó làm tăng tiến trình
của xơ vữa động mạch cảnh vì tăng áp lực trên hệ thống tuần hoàn. Việc đứng
làm việc lâu dài cũng làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch và chiếm hơn 1/5
trong tất cả các trường hợp trong độ tuổi lao động. Vì vậy, đứng cả ngày là
khơng có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã từ lâu nhận ra rằng làm việc
ở tư thế đứng mệt mỏi hơn ở tư thế ngồi. Đứng cần khoảng 20% năng lượng
hơn ngồi. Đứng tăng áp lực lên hệ tuần hồn, chân và bàn chân. Do đó, cung
cấp giày dép chống mỏi và ghế để cho phép người lao động ngồi xuống trong
thời gian nghỉ ngơi cũng là một trong những giải pháp cải thiện.
Trong nhiều năm các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng ngồi nên kết
hợp với đứng và di chuyển, tốt nhất là 1-2 phút trong mỗi khoảng 20 đến 30
phút. Cũng có nghiên cứu khuyến cáo rằng nên ngồi trong 20 phút (ở tư thế
tốt), 8 phút đứng và 2 phút đứng và di chuyển (nhẹ nhàng, đi bộ...). Đối với
một ngày làm việc 7,5 tiếng (trừ thời gian ăn trưa) bạn sẽ ngồi 5 tiếng, 16 lần
thay đổi từ ngồi sang đứng, 2 tiếng đứng và nửa tiếng di chuyển (không cần
phải tập thể dục một cách mạnh mẽ mà chỉ cần đi bộ xung quanh là đủ). Vì
vậy hãy thực hiện tại nơi làm việc như đi cầu thang bộ, đi dạo quanh sàn nhà,
hành lang, đài phun nước, đứng trong cuộc họp…)
Khi điều kiện lao động khơng được đảm bảo thì ngồi vấn đề tai nạn lao
động, người lao động còn phải chịu hậu quả của các bệnh nghề nghiệp mà

hầu như đến giờ người ta vẫn chưa tìm thấy các phương thuốc chữa trị. Theo
định nghĩa chung nhất bệnh nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý phát sinh do lao
động hay do những điều kiện lao động có tác hại nghề nghiệp gây nên. Nhiều
bệnh có thể coi là bệnh nghề nghiệp dù những bệnh này gặp cả trong nhân
dân nhưng theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh này ở trong những người tiếp xúc
cao hơn ở những người không tiếp xúc. Sự gia tăng ô nhiễm môi trường


12

lao động cũng đồng nghĩa với sự gia tăng số người mắc mới bệnh nghề
nghiệp.
Các giải pháp Ecgônômi can thiệp để cải thiện điều kiện lao động nhằm
bảo an toàn vệ sinh lao động - sức khỏe nghề nghiệp cũng đã được áp dụng ở
Việt Nam:
-

Tạ Tuyết Bình và cộng sự năm 1993 đã áp dụng phương pháp luyện

tập thư giãn cho công nhân làm việc trong điều kiện đơn độc, tự động hố cao
dưới cơng trình ngầm, sau luyện tập các chức năng hô hấp, tim mạch ở công
nhân tốt hơn, giảm căng thẳng thần kinh-cảm xúc và một số rối loạn chức
năng cơ thể [1].
-

Năm 1995, Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cải

thiện điều kiện lao động tại xí nghiệp sản xuất ủng cao su Thống nhất, giảm
bớt gánh nặng lao động thể lực cho công nhân bằng cách dùng xe đẩy vận
chuyển vật liệu nặng thay cho khiêng sọt, dùng máy ép ủng vừa đảm bảo chất

lượng sản phẩm cao hơn, vừa giảm nguy cơ rối loạn cơ xương do tư thế làm
việc xấu phải cúi vẹo người để viền mép ủng bằng thủ công [5].
-

Năm 1998, giải pháp can thiệp Ecgônômi được áp dụng tại vị trí lao

động cắt ống tiêm của một xí nghiệp dược phẩm và bằng phương pháp tập
huấn cho người lao động ở cơ sở, 6 giải pháp cải thiện về an tồn lao động và
mơi trường làm việc cũng được áp dụng tại dây chuyền sản xuất mì ăn liền
thuộc xí nghiệp kinh doanh lương thực Việt Hà.
-

Trần Thanh Hà năm 2000 đã áp dụng giải pháp cải thiện Ecgơnơmi tại

Cơng ty Xà phịng Hà Nội để thiết kế vị trí lao động phù hợp với đặc điểm cơ
sinh và tâm sinh lý người lao động, tạo điều kiện cho cơng nhân có thể thay
đổi tư thế trong quá trình lao động để giảm mệt mỏi [2].
-

Năm 2002, Tôn Thất Khải đã áp dụng phương pháp WIND (work

improvement in neighbourhood development) đưa ra những hành động thiết
thực dễ thực hiện cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và cải
thiện điều kiện làm việc tại Cần Thơ. Tôn Thất Khải (2003) cũng đã lồng


13

ghép chương trình WISE vào hệ thống quản lý ILO-OSH 2001 thấy rằng sau
một năm thực hiện, ở 15 doanh nghiệp có tổng số 316 cải thiện, trong đó 103

cải thiện do công nhân thực hiện [3].
-

Nguyễn An Lương, Nguyễn Đức Hồng (2010) qua nghiên cứu đã đưa

ra các giải pháp can thiệp thiết thực để ―nâng cao sức khỏe nơi làm việc‖
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc nâng cao nhận thức cho người sử
dụng lao động cũng như người lao động và cộng đồng hiểu biết về Ecgônômi
để cải thiện điều kiện lao động là cần thiết nhằm đảm bảo an tồn vệ sinh lao
động, dự phịng các bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp và
tăng năng suất lao động [4].
Như vậy có thể thấy rằng, các nghiên cứu về tư thế làm việc của người
lao động cũng đã được xem xét nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên trong thời
gian gần đây do tốc độ phát triển, mở rộng về hệ thống máy thiết bị quá
nhanh, đồng thời do nhận thức của chủ doanh nghiệp chưa đầy đủ nên việc
chi một khoản kinh phí cho đánh giá tư thế làm việc của người lao động nhằm
cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu suất làm việc vẫn cịn khó khăn.
Đặc biệt là trong ngành sản xuất bánh kẹo, một ngành mới, có tốc độ phát
triển nhanh ở Việt Nam, có nhiều yếu tố đặc trưng gây các rủi ro về cơ xương
khớp cho người lao động. Do vậy cần có những nghiên cứu về tư thế làm việc
đối với người lao động trong lĩnh vực này để từ đó xem xét các cải tiến về
điều kiện lao động giúp cho doanh nghiệp nâng cao được chất lượng lao
động, một trong những yếu tố chủ chốt của quá trình sản xuất và đồng thời
giúp người lao động không bị mắc các bệnh về cơ xương khớp khi họ về già,
làm cho tuổi già của họ được an toàn.
1.4. Phân loại tƣ thế làm việc và các nguy cơ rủi ro đến tƣ thế làm việc

1.4.1. Phân loại tư thế làm việc
1.4.1.1 Phân loại theo yêu cầu s n u t
Do yêu cầu sản xuất, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tư thế riêng.

Tuy nhiên, để nghiên cứu ảnh hưởng của tư thế làm việc đến người lao động,


14

người ta có thể chia tư thế làm việc thành 2 loại: Tư thế làm việc bắt buộc và
tư thế làm việc thoải mái.
-

Tư thế làm việc bắt buộc là tư thế mà người lao động phải giữ mãi một

tư thế để khỏi ảnh hưởng đến công việc trong quá trình làm việc. Ví dụ, cơng
việc đánh máy tính, người lao động phải ngồi trên ghế, mắt nhìn vào màn
hình, tay gõ phím chữ. Người lao động khơng thể thay đổi từ tư thế ngồi sang
tư thế đứng hoặc đi lại để làm cơng việc đánh máy tính.
-

Tư thế thoải mái là tư thế mà người lao động có thể thay đổi từ tư thế này

đến tư thế khác mà khơng ảnh hưởng đến q trình làm việc. Ví dụ cơng việc
giảng dạy của giảng viên, trong q trình làm việc, người giảng viên có thể ở tư
thế đứng, ngồi hoặc là đi lại đều không ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Tư thế làm việc thoải mái là tư thế mà người lao động muốn hướng đến,
nhưng trong thực tế thì hầu hết các quá trình làm việc đều sử dụng tư thế bắt
buộc. Người lao động làm việc ở tư thế bắt buộc trong một thời gian dài, nếu
khơng có những phương pháp, biện pháp hỗ trợ thì sẽ dẫn đến hiện tượng đau
mỏi cơ xương và nặng hơn nữa là mắc bệnh rối loạn cơ xương nghề nghiệp.
Đây là bệnh mãn tính, khơng thể chữa khỏi.
1.4.1.2. Phân loại theo tư thế làm việc chính đối với m y, thiết bị:

Để người lao động đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc đối với
máy thiết bị, tiêu chuẩn TCVN 9060:2011(tương đương ISO 14738:2002) đã
hướng dẫn người thiết kế máy, thiết bị các tư thế làm việc chính bao gồm:
ngồi, ngồi cao, đứng có giá đỡ và đứng. Đồng thời tiêu chuẩn cũng chỉ ra
những ưu điểm và bất lợi của từng tư thế làm làm việc chính.
-

Tư thế làm việc ngồi:

Tư thế làm việc ngồi là tư thế mà trọng lượng cơ thể được nâng đỡ chủ
yếu bởi phần mông tiếp xúc với một vật nằm ngang như ghế tựa, chân tiếp
xúc với mặt sàn, thân ít nhiều thẳng đứng.
Các thuận lợi của tư thế ngồi bao gồm:
+ Chi phí về năng lượng sinh lý và sự mệt mỏi giảm đi;


15
+
+

Cung cấp giá đỡ ổn định và bền vững cho cơ thể;
Cho phép thực hiện cơng việc chính xác.

+

Vùng làm việc bị hạn chế;

+

Khả năng tác dụng lực bị hạn chế;

+

Có thể có rủi ro khi bị ép buộc ở một tư thế cố định trong thời gian

dài. Thông thường, tư thế ngồi được chia làm 3 kiểu, kiểu ngồi nghiêng về

phía sau, kiểu ngồi thẳng và kiểu ngồi nghiêng về phía trước. Để tránh sự khó
chịu do phải ngồi ở một vị trí cố định trong thời gian dài, thiết kế vị trí làm
việc phải cho phép thay đổi các tư thế ngồi. Để có được các tư thế ngồi thích
hợp, phải cung cấp đủ khơng gian cho các di chuyển tự do của cơ thể, đặc
biệt là các chân và bàn chân. Vùng làm việc cho các cánh tay phải ở trong các
khoảng cách thích hợp theo tần suất và thời gian dự định cho các di chuyển
của cơ thể, đầu và các chi.

Ngồi nghiêng về phía sau

Ngồi thẳng

Ngồi nghiêng về phía trước

Hình 1.1. Các kiểu tƣ thế ngồi
Nguồn: [6]
-

Tư thế làm việc ngồi cao:

Tư thế làm việc ngồi cao về bản chất cũng là tư thế làm việc ngồi nhưng
chân không chạm sàn.



16

Hình 1.2. Tƣ thế làm việc ngồi cao
Nguồn: [6]
Vì các lý do khác nhau mà người lao động phải sử dụng một bề mặt làm
việc cao ở đó có thể thực hiện công việc khi ngồi cũng như khi đứng (ví dụ,
duy trì cùng một mức chiều cao mắt như khi đứng; các yêu cầu cần thiết về
kỹ thuật; các yêu cầu khác nhau của nhiệm vụ công việc), do vậy mà người
lao động phải thực hiện tư thế ngồi cao khi làm việc. Tư thế làm việc ngồi
cao thường được thực hiện khi người lao động phải thao tác với máy thiết bị
trong một thời gian dài và các hệ thống điều khiển ở cao hơn tầm với của
người lao động khi họ ngồi.
Thuận lợi của các tư thế ngồi cao cũng tương tự như khi ngồi trên ghế
ngồi bình thường. Cũng có thể thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
Các bất lợi bao gồm:
+

Khó khăn trong di chuyển ghế so với máy;

+

Có rủi ro bị ngã khi ngồi lên ghế hoặc khi rời khỏi ghế;

+

Có rủi ro bị vấp vào chân ghế khi qua ghế;

+

Khó khăn trong lựa chọn các vị trí ngồi tốt.


-

Tư thế làm việc đứng có giá đỡ:


×