Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN KINH TẾ đầu TƯ đề bài cách mạng công nghiệp 4 0 và ảnh hưởng của nó tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.09 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----□□
 ----

BÀI TẬP NHĨM
BỘ MƠN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề bài: Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thu Vân
Lớp học phần: Kinh tế đầu tư (03)
Sinh viên thực hiện: Đỗ Mạnh Dũng – 11200912
Hồ Chí Tuấn Hồng – 11201585
Nghiêm Thị Lan Anh – 11200178
Nguyễn Hữu Tâm - 11203473
Nguyễn Thị Thúy Hiền – 11201432
Hoàng Thị Ngân - 11202736
Hà Nội, 4/2022
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..3


lOMoARcPSD|9242611

PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………..4
I. Những vấn đề lý luận chung……………………………………………………..4
1. Cách mạng công nghiệp 4.0……………………………………………………..4
2. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp……………………………………………..5
II. Thực trạng về tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới hoạt động………..6



đầu tư của

doanh nghiệp
1. So sánh hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trước và sau Cách mạng……..........6

Công nghiệp 4.0

2. Cách mạng Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư như……………...9 thế nào?
3. Cơ hội…………………………………………………………………………..11
4. Thách thức………………………………………………………………….......13
III. Giải pháp………………………………………………………………………15
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………17
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….18

PHẦN NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận chung
1. Cách mạng Công nghiệp 4.0
a) Khái niệm
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công
nghệ sản xuất. Đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, có tốc độ diễn biến nhanh, tạo ra
những khả năng hồn tồn. mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế thế giới.
Diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý
- Cốt yếu của Kỹ thuật số trong cuộc Cách mạng này sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (loT), và dữ
liệu lớn (Big Data)

2


lOMoARcPSD|9242611


- Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông
nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ mơi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu,
- Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene,
skyrmions,..) và công nghệ nano.
b) Vai trị của Cách mạng Cơng nghiệp 4.0
- Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời tác động tới quá trình điều chỉnh cấu
trúc và vai trò của các nhân tố trong lực lượng sản xuất xã hội.
- Hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội, đặt ra những yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo điều
kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và trao đổi
thành tựu công nghệ khoa học, kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội giữa các nước.
- Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển để thích ứng với sự phát triển của cơng nghệ mới, hình
thành hệ thống thơng tin quản lý và “chính phủ điện tử”.
2. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp
a) Khái niệm
- Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về mặt bản chất chính là q trình thực hiện sự chuyển hóa vốn bằng tiền
để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh và phục vụ sinh hoạt xã hội. Q trình này cịn được
gọi là hoạt động đầu tư hay đầu tư vốn.
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong quá trình hoạt động của
mình nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và là điều kiện
phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
b) Vai trò
- Là phương tiện để dịch chuyển và phát triển cơ cấu kinh tế
- Giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển kinh tế
- Góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực mới cho phát triển
- Giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm , dịch vụ trên thị trường , cân đối quan hệ giữa sản xuất và tiêu
dùng trong xã hội
- Góp phần khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cải biến bộ mặt kinh tế - xã
hội cho đất nước.
c) Phân loại

- Theo lĩnh vực hoạt động:


Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh



Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật



Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

- Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư

3


lOMoARcPSD|9242611



Đầu tư phát triển



Đầu tư dịch chuyển

- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra:



Đầu tư ngắn hạn là hình thức đầu tư có thời gian hồn vốn nhỏ hơn một năm.



Đầu tư trung hạn và dài hạn là hình thức đầu tư có thời gian hồn vốn lớn hơn một năm.

- Theo quan điểm quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư có thể chia thành:


Đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn khơng trực tiếp tham gia điều hành quá trình quản lý,
quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Thường là việc của cá nhân, các tổ chức mua
các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu .. v.v.. hoặc là việc viện trợ khơng hồn lại, hồn lại
có lãi suất thấp của các quốc gia với nhau.



Đầu tư trực tiếp: Trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quá trình điều hành, quản lý quá trình
thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.

- Theo đặc điểm các hoạt động đầu tư


Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định.



Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
mới hình thành hoặc thêm các tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có.


II. Thực trạng về tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp
1. So sánh hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trước và sau Cách mạng Công nghiệp 4.0
a) Trước Cách mạng Công nghiệp 4.0
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trải dài từ nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Bắt đầu
bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, cuộc cách mạng này đánh dầu sự
khởi đầu của kỷ nguyên sản xuất cơ khí góp phần tăng năng suất lao động cho tất cả lĩnh vực.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, bởi sự ra đời của điện
năng và dây chuyền lắp ráp đưa con người tiếp cận gần hơn tới cuộc sống văn minh.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào khoảng những năm 60 của thế kỉ trước với sự ra đời
của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối. Nó thường
được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán
dẫn, máy tính cỡ lớn (mainframe) (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet
(thập niên 1990)
b) Sau Cách mạng Công nghiệp 4.0
- Theo giới chuyên gia, cách mạng công nghiệp 4.0 đã thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng
suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời sinh
ra một hình thức kinh tế mới, đó là “nền kinh tế chia sẻ” với sức ảnh hưởng rộng và mang tính cách mạng như
một số nền tảng gọi xe trực tuyến hay các không gian làm việc, thơng qua hình thức doanh nghiệp và doanh
nghiệp và giữa doanh nghiệp và khách hàng.

4


lOMoARcPSD|9242611

- Ngồi ra, cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản
xuất trí thơng minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công
nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự
liên kết các lĩnh vực lý -sinh; cơ -điện tử-sinh... hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề
có sựliên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.

- Trong thời kì dịch bệnh Covid-19:
+, Đại dịch Covid-19 kéo dài trong hơn một năm qua đã gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình
kinh tế tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nó khiến nhiều doanh nghiệp trong nước phải thay đổi
cách vận hành để thích ứng cũng như tồn tại với thời cuộc. Bằng chứng là nhiều thương hiệu bán lẻ đã nhanh
chóng điều chỉnh mơ hình kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh
nghiệp tập trung nhiều hơn vào các kênh bán hàng trực tuyến và tìm hiểu các chiến lược mới nhằm tiếp cận và
thu hút thêm nhiều khách hàng.
+, Cụ thể, các siêu thị như BigC, Vinmart... cung cấp thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến qua ứng dụng điện
thoại. Các công ty công nghệ cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợmua hàng online như "Be đi chợ", Grab
Mart...Ngay đến các ông lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng xuất hiện thường xuyên hơn trên các chiến dịch
quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tiếp cận nhiều hơn đến người tiêu dùng. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, ngay cả trong thời điểm COVID làm tê liệt gần như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh
online Việt vẫn đạt được con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ lên đến 30% mỗi năm, giai đoạn từ 2016-2020.
Thêm vào đó, thị trường này cũng đón chào thêm 40% khách hàng mới lần đầu mua sắm trực tuyến và doanh
thu sẽ vượt 15 tỉ USD trong năm nay, theo thống kê của VECOM. Sự phát triển Internet và các biến động
trong đầu năm 2020. Khi dịch bệnh Covid-19 bất ngờ “đổ bộ” đã làm xáo trộn đời sống. Điều này đã khiến
hành vi tiêu dùng của chúng ta thay đổi khi khách hàng chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp ngồi shop
sang mua sắm trực tuyến. Đây chính là thách thức nhưng cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà bán
lẻ, tận dụng cơ hội, xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh nhất nhằm bắt kịp xu thế. Từ đó xóa dần
khoảng cách giữa shop truyền thống và shop online.
=> CÓ THỂ THẤY, các doanh nghiệp ở thời đại 4.0 chú trọng vào việc chuyển đổi số, số hố, đầu tư mạnh
vào lĩnh vực cơng nghệ. Từ đó làm giảm thiểu chi phí nhân cơng, tiền sinh hoạt cho công nhân, làm việc bất
chấp khoảng cách, nhiệt độ, điều kiện sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm và đạt được mục tiêu, kế hoạch của các
doanh nghiệp hơn bao giờ hết.
Một ví dụ thực tế: Bosch Việt Nam, là công ty chuyên sản xuất dây truyền động cho hộp số xe hơi có lịch sử
lâu đời, và hơn cả thế nữa. Công ty đã phát triển các sản phẩm công nghệ như hệ thống định vị TravelPiot với
chức năng định tuyến bằng giọng nói,hệ thống phun dầu trực tiếp áp lực cao Common Rail,...Việc đầu tư cho
sự phát triển về công nghệ và sự đổi mới là ưu tiên hàng đầu của Bosch.

5



lOMoARcPSD|9242611

- Trước thời kỳ cách mạng 4.0, mặc dù luôn đi đầu trong lĩnh vực oto và mở rộng ra các ngành khác, tuy
nhiên, Bosch cũng gặp phải khá nhiều vấn đề bất cập. Lần thất bại của Bosch có thể kể đến lỗi máy giặt được
lắp ráp ở Ba Lan và Nga. Lỗi này đã gây tổn thất khá lớn cho tập đồn. Lỗi này khơng dễ dàng được khắc phục
và gây tốn kém vì việc kiểm tra lỗi cịn thủ cơng, chưa áp dụng các thiết bị kiểm tra tiên tiến, việc thu hồi và
sửa chữa còn cồng kềnh, cơng nghệ sử dụng để sửa chữa cịn chưa hoàn thiện. Bosch trong thời điểm này chưa
thực sự tập trung hoàn toàn vào đầu tư cho sự cải tiến về công nghệ.
- Thời kỳ cách mạng 4.0 bùng nổ, đã tạo áp lực rất lớn cho công ty trong việc cải tiến sáng tạo nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Cơng ty có nhiều điều kiện thuận lợi để
thực hiện nhà máy thơng minh, những điều kiện đó là: tiềm lực tài chính mạnh, nền tảng về kỹ thuật sản xuất
cao, các nhà cung cấp hàng đầu thế giới, các phần mềm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp,
cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin rất tốt, và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao phù hợp với yêu
cầu của nhà máy thơng minh. Chính vì vậy, cơng ty đã tập trung đầu tư rất nhiều để cải tiến kỹ thuật khoa học
và công nghệ để bắt kịp thời đại số:
+, Máy móc: Bosch đầu tư cho dây chuyền sản xuất vô cùng hiện đại và tiên tiến - Dây chuyền sản xuất
bao gồm ba mô-đun tự động và hai mô-đun thủ công được lắp ráp qua các bộ điều khiển máy của Bosch
Rexroth. Bằng các Chip nhận diện qua tần số vô tuyến (Chip RFID), máy quét trong các mô-đun tự động luôn
biết phải tạo ra bộ điều khiển nào. RFID là thuật ngữ dùng cho công nghệ tự động nhận diện và xác định vị trí
vật thể bằng sóng vô tuyến. Keo dán dẫn nhiệt được tra vào trạm đầu tiên qua hệ thống xử lý. Kế đến, dữ liệu
được đọc bằng cách quét RFID để robot lắp ráp bảng mạch trang bị bộ tản nhiệt rồi chuyển sang cho robot thứ
hai cố định vị trí bằng vít.
+, Dữ liệu: Yếu tố đưa dây chuyền sản xuất i4.0 thành phương tiện kết nối hoàn chỉnh là việc chuyển đổi
và sử dụng dữ liệu: Dây chuyền hoạt động dưới sự kiểm soát của Hệ thống điều hành sản xuất (MES — Giải
pháp CNTT cho khu vực sản xuất). Cổng IoT Bosch chuyển đổi dữ liệu thành ngôn ngữ máy của "Giao thức
quản lý hiệu suất sản xuất (PPMP)" và chuyển ngơn ngữ đó thành "Trình quản lý hiệu suất sản xuất". Cổng thu
thập dữ liệu từ việc sản xuất, máy móc và cảm biến đồng thời hiển thị dữ liệu theo thời gian thực tế. Ngoài ra,
hệ thống cũng xác định các sự cố bất thường và thông báo cho nhân viên phụ trách. Điều này giúp cải thiện

chất lượng sản phẩm, giảm số lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và thời gian ngừng hoạt động của các bộ
phận trên dây chuyền sản xuất. MES cung cấp thông tin về các linh kiện và toàn bộ các bước trong quy trình
sản xuất để phân tích, lập kế hoạch và giám sát việc lắp ráp rõ ràng theo thời gian thực tế. Tất cả dữ liệu được
gửi đến các hệ thống cấp cao hơn để nhân viên có thể truy cập mọi lúc — trên máy tính bảng, điện thoại di
động, bảng điều khiển khu vực sản xuất hoặc trên các máy móc. Nhân viên cịn có thể thực hiện các hoạt động
bảo trì bằng cách sử dụng các thiết bị đầu cuối.
+, Trong Công nghiệp 4.0, con người là nhân tố chính yếu của q trình sản xuất. Khi xử lý các nhiệm vụ
đặc biệt phức tạp, người lao động được hỗ trợ bởi trạm hoạt động ActiveAssist thông minh. Các thiết bị điện tử

6


lOMoARcPSD|9242611

điều khiển được thử nghiệm và chức năng của các linh kiện được kiểm tra tại trạm cuối cùng trong dây chuyền
sản xuất. Để chẩn đoán lỗi, dữ liệu từ các trạm trước đó sẽ được mang ra so sánh với kết quả kiểm định.
2. Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư như thế nào?
a) Lợi ích
- Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 đang giúp các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các khách
hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung ứng. Nó cải thiện năng suất và khả năng
cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh
tế và bền vững.
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường phát triển, tham gia vào
chuỗi cung ứng tồn cầu: nước ta có điều kiện tiếp thu với các công nghệ mới hay cịn gọi là đi tắt đón đầu,
tạo ra phương pháp sản xuất thông minh, chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức, vì vậy nếu được đầu tư đúng
hướng, các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Ngồi ra Cách mạng Cơng nghiệp
4.0 với tính chất lan tỏa tồn cầu sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá hình ảnh, mở rộng
thị trường mới.
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp cọ xát, hưởng lợi từ nhà cung ứng nhờ việc các nhà cung
cấp sẽ cạnh tranh nhau để cải thiện chất lượng, tốc độ giao nhận, mức giá của hàng hóa và tính minh bạch tăng

nhờ việc tiếp cận được với các hệ thống kỹ thuật số toàn cầu nhằm nghiên cứu, phát triển, tiếp thị, bán và phân
phối hàng hóa.
- Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động: nhiều doanh nghiệp chủ động ứng
dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, nhiều mơ hình đã được triển khai thành cơng. Đặc biệt là trong ngành chăn
nuôi, các tiến bộ khoa học kĩ thuật đóng góp gần 40% giá trị gia tăng trong sản xuất, mức độ cơ giới hóa ở
khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm đạt khoảng 90%. (Bộ Công thương).
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp tối ưu hóa q trình sản xuất: Các nhà máy thơng minh đều
được kết nối vì vậy một mạng lưới kết nối các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và các hệ thống sản
xuất thông minh khác là cực kì cần thiết. Các hệ thống sản xuất vật lý điện tử cho phép các nhà máy và cơ sở
sản xuất phản ứng nhanh chóng và đúng đắn với những thay đổi về mức độ nhu cầu của khách hàng, mức độ
chứng khoán, lỗi máy và sự chậm trễ không lường trước. Tiếp thị thông minh, hậu cần thông minh và dịch vụ
khách hàng thân mật cũng rất quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị. Việc tích hợp tạo điều kiện cho việc thiết
lập và bảo trì các mạng tạo ra và gia tăng giá trị. Nó cũng có thể có nghĩa là sự tích hợp của các mơ hình kinh
doanh mới trên khắp các quốc gia và thậm chí trên khắp các châu lục, tạo nên một mạng lưới tồn cầu.
- Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp phát triển công nghệ tăng tốc: Công nghiệp 4.0 cung cấp
một nền tảng cho cơ sở đổi mới hơn nữa với các công nghệ đang phát triển. Hệ thống sản xuất và dịch vụ có

7


lOMoARcPSD|9242611

thể được phát triển hơn nữa. Ví dụ, với các ứng dụng điện thoại di động, ngày càng có nhiều nhà phát triển sử
dụng API mở để kết hợp các ứng dụng và xem xét các công nghệ sẽ là một cải tiến trên GPS, RFID, NFC và
thậm chí cả cảm biến gia tốc được nhúng trong điện thoại thông minh tiêu chuẩn.
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp phát triển dịch vụ khách hàng tốt hơn: Công nghiệp 4.0 có
thể theo dõi phản hồi của khách hàng theo thời gian thực để cung cấp dịch vụ tốt hơn các trải nghiệm khách
hàng.
b) Hạn chế
- CMCN 4.0 yêu cầu doanh nghiệp đầu tư nhiều về khoa học vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc

rất lớn. Trong giai đoạn 2001 –2019, đầu tư thực tế vào ứng dụng, đổi mới công nghệ trên lao dộng Việt Nam
tăng gần 250% (Báo tài nguyên – môi trường). Đối với doanh nghiệp Việt Nam lại càng khó khăn hơn vì
nguồn lực tài chính cịn hạn hẹp, khó tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ. Điều này làm giảm khả năng kết nối
thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, thiếu sự đầu tư trong nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng
cạnh tranh và thu hút khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt
- CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.
- CMCN 4.0 khiến doanh nghiệp quá phụ thuộc vào máy móc thiết bị. Khi mọi dữ liệu được số hóa và
chuyển vào máy tính, các thơng tin nếu khơng được bảo mật nghiêm ngặt và cẩn thận có thể bị đe doạ hoặc
đánh cắp bởi đối thủ, nhất là những thông tin quan trọng mang vị trí chiến lược. Theo kết quả nghiên cứu mới
nhất của Cisco, 59 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp sự cốmạng trong 12 tháng trước đó, các sự cố
tấn cơng mạng đã khiến 86% số doanh nghiệp bị mất thông tin khách hàng vào tay kẻ xấu (báo Nhân Dân)
- CMCN 4.0 làm chuyển đổi cơ cấu lao động nhanh và đột ngột. Các hệ thống tự động hóa thay thế dần cho
lao động thủ công, sự chuyển dịch từ công nhân sang máy móc sẽ tác động đến thu nhập của lao động giản đơn
và tăng thất nghiệp.
3. Cơ hội
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống
gia tăng
- Việt Nam đã bị lỡ nhịp trong ba cuộc cách mạng cơng nghiệp trước thì lại có cơ hội không nhỏ trong cuộc
CMCN 4.0 với bản chất là sự tăng tốc và diễn ra trong mọi lĩnh vực của q trình số hóa. Nếu tận dụng tốt cơ
hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước
tiên tiến hơn, và sớm thực hiện được mục tiêu trở thành nước được cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Cách
mạng công nghiệp mới mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ cơng nghệ, năng lực sản xuất và cạnh

8


lOMoARcPSD|9242611

tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, mang lại tiềm năng cho các quốc gia đang phát triển có thể rút ngắn q trình

cơng nghiệp hóa, trong đó đầu tư có bước phát triển nhảy vọt bằng cơng nghệ cao
VD1: Những doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT - VinaPhone hay MobiFone bên cạnh hứa hẹn về
phát triển mạng 4G, 5G hay mạng cáp quang để làm nền tảng cho cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 thì cũng đã
có những cam kết phát triển đô thị thông minh ở các thành phố lớn của nước ta.
VD2: Việc sở hữu nhân lực chất lượng cao, chính sách mở cửa và khả năng bắt kịp xu thế tất yếu của ngành
công nghiệp điện hóa sẽ mang đến một tương lai đầy triển vọng việc đầu tư phát triển cho thị trường xe ô tô
điện Việt Nam. Mà hiện nay Vinfast đã tiên phong trong việc đầu tư 4 tỉ USD thị trường bên Mỹ.
- Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ kết nối, xây dựng một cộng đồng mở giúp q trình tiếp nhận tri
thức, thu nhận thơng tin dễ dàng hơn. Trên thị trường, thơng tin càng hồn hảo, hiệu quả đầu tư cao hơn.
VD: Thị trường chứng khoán Việt Nam do đó đã có sự bứt phá mạnh mẽ, liên tục lập kỷ lục mới về cả chỉ số,
giá trị giao dịch, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước mở mới và có được nhiều điểm nổi bật.

- Công nghệ 4.0 giúp đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với sự hỗ trợ của
khoa học – công nghệ sẽ giảm bớt sử dụng sức lao động của con người trong những việc nặng nhọc. Nhờ vây
gia tăng năng suất, cải thiện môi trường lao động. Công nghệ 4.0 mở ra cơ hội đầu tư lớn, thu lợi nhuận khổng
lồ.
VD: Robot nông nghiệp được thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng để thay các cơng việc địi hỏi nhiều sức
lao động của con người như trong chăn nuôi: vắt sữa tự động, cắt lông cừu, dọn rửa chuồng… Robot sử dụng

9


lOMoARcPSD|9242611

trong trồng trọt như làm đất (cày bừa, gieo hạt, bón phân, làm cỏ, thu hoạch, phun thuốc cắt tỉa, theo dõi sinh
trưởng và thu hoạch cây trái…) -> Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp.
4. Thách thức
Trước những cơ hội, CMCN 4.0 đã mang đến khơng ít thách thức cho doanh nghiệp Việt:
- Máy móc tự có những hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có thể khiến doanh
nghiệp sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng vềtài chính bởi

vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc sẽ là rất lớn.
- Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về sốlượng, cơ cấu và trình độ học vấn,
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;
thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong cơng nghiệp
và kỷ luật lao động cịn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ
thống.
- Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại
chưa tương thích với q trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Khi đầu tư vào doanh nghiệp một nền sản xuất
công nghiệp hiện đại 4.0, số lượng giai cấp công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng
lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
- Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải thiện, song vẫn cịn thấp,
đã ảnh hưởng khơng thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038, năng
suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan.
Do đó, nếu không tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì
chúng ta sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng
quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao...
- Hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp chưa hoàn toàn sẵn sàng hoặc chưa biết cách hội nhập, thay đổi cho
phù hợp với thời đại. Có nhiều doanh nghiệp hoạt động theo hình thức truyền thống tại Việt Nam cịn đang
loay hoay tìm cách tồn tại và phát triển trong thời đại công nghệ số.
- Thực trạng phát triển về cơ sở hạ tầng dữ liệu non yếu cũng là một trong những thách thức không nhỏ mà
các doanh nghiệp Việt đang phải gánh chịu trong thời đại cơng nghệ 4.0. Nói cách khác so với các doanh
nghiệp trong khu vực và trên thế giới, tốc độ phát triển công nghệ, cũng như việc áp dụng công nghệ hiện đại
4.0 của các doanh nghiệp Việt còn hạn chế và yếu kém. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng cạnh tranh
và thu hút khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt. Ngoài ra nguồn nhân lực cịn thiếu và yếu cũng là
khó khăn trong việc phát triển công nghệ số tại các doanh nghiệp trong nước.

10



lOMoARcPSD|9242611

- Thực tế cho thấy, hầu hết doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nhiều hạn chế do: Nguồn lực tài chính hạn hẹp;
khó tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ; năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, thiếu kiến thức về pháp lý quản trị
doanh nghiệp; khả năng kết nối thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng với yêu cầu của quy
trình sản xuất; thiếu sự đầu tư trong nghiên cứu, chậm đổi mới công nghệ, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ
KHCN vào SXKD và quản trị DN...Điều này khiến nhiều DN tư nhân chưa thích ứng kịp thời với những xu
hướng mới, khơng ít DN vẫn bị động, chưa hiểu rõ bản chất, thậm chí số ít cịn chưa sẵn sàng về tâm thế, chưa
chủ động chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực để tiếp cận với những thành tựu khoa học mà cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 mang lại.
III. Giải pháp
Trước những cơ hội, CMCN 4.0 đã mang đến không ít những thách thức cho doanh nghiệp Việt. Các doanh
nghiệp Việt muốn đứng vững trong thời đại công nghệ 4.0 cần chuẩn bị cho mình những chiến lược dài hạn
và bài bản, chiến lược về kinh doanh, ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, chất lượng
nhân sự...
- Một minh chứng cho thấy các doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng đương đầu với thời đại công nghệ 4.0 chính là
tự trang bị cho mình các giải pháp phần mềm. Các doanh nghiệp lớn cần xử lý số lượng dữ liệu khổng lồ, nếu
áp dụng các phương pháp truyền thống sẽ gây nên những khó khăn và sai sót khơng đáng có. Các giải pháp
phần mềm giúp quy trình làm việc, sản xuất, bán hàng, tuyển dụng,... trở nên đơn giản và chính xác hơn. Các
phần mềm cũng giúp quy trình sản xuất được tự động hóa, tiết kiệm nhân lực, sức lao động và thời gian.
- Cải tiến văn hóa doanh nghiệp: Cuộc CMCN 4.0 cũng mang đến các tác động đến văn hóa phát triển, hợp
tác của các doanh nghiệp Việt. Trong thời đại kinh tế số doanh nghiệp cần phải nói khơng với trì trệ, chậm
chạp, không ngừng đổi mới, linh hoạt trong việc tiếp cận khách hàng. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngồi
chun mơn, kinh nghiệm cịn cần trang bịcác giải pháp, cơng cụ phần mềm cho mình.
- Trong thời đại cơng nghệ 4.0 các doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi, trau dồi, tiếp thu, cập nhật các
công nghệ nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất. Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn công
nghệ, giải pháp phần mềm đến nhân sự của mình. Qua đó tạo nên bộ máy nhân sự có chun mơn, trình độ và
kỹ năng nhằm tạo dựng doanh nghiệp sở hữu sức mạnh từ bên trong. Xu hướng công nghệ 4.0 đang thể hiện
sức ảnh hưởng và phạm vi tác động của mình lên tất cả các lĩnh vực. Doanh nghiệp Việt muốn tồn tại cần
không ngừng đổi mới, tiếp thu những giải pháp từ các nước phát triển trên thế giới. Mong rằng trong tương lai

tất cả các doanh nghiệp Việt đều có thể phát huy được vai trò và khả năng của mình, chứng tỏ vị thế trong thời
đại cơng nghệ 4.0.
- Cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, đến doanh nghiệp, hiệp hội doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh về bản chất, xu thế vận động, những cơ hội, thách thức, tác động của cách mạng công
nghiệp 4.0.

11


lOMoARcPSD|9242611

- Hoàn thiện hệ thống thể chế thuận lợi cho nền kinh tế số phát triển và tham gia cách mạng cơng nghiệp
4.0, tự do hóa đầu tư tham gia, ứng dụng cách mạng cơng nghiệp 4.0. Cần hồn thiện hạ tầng pháp lý, tạo môi
trường phát triển và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại và hỗ trợ
pháp lý phát triển các hình thức kinh doanh mới. Bên cạnh đó, là các giải pháp tối ưu hóa mơ hình sản xuất
kinh doanh trong bối cảnh ra đời của tư liệu sản xuất và sự thay đổi về phương thức sản xuất mới dưới tác
động bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Cần tập trung cho giáo dục và đào tạo tốt, đặc biệt là trong khoa học và công nghệ; đảm bảo môi trường
đầu tư ổn định và quản lý tài chính cơng tốt. Đồng thời, đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng cơng sang hàng
hóa và con người cũng như đầu tư vào công nghệ thông tin.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ cơng nhân có trình độ cao, ngày càng làm chủ được
khoa học - cơng nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa
đổi, xây dựng chính sách đào tạo và đào tạo lại công nhân; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng cao trình độ;
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm.
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành kinh phí và thời gian thích đáng cho đào
tạo công nhân.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra sơi động trên tồn thế giới được đánh giá là mang lại cơ

hội lớn cho các quốc gia thì Việt Nam cũng khơng phải ngoại lệ. Và những tác động đối với hoạt động đầu tư
mà nó mang lại sẽ là những cơ hội cho các doanh nghiệp cần phải nắm bắt. Với đề tài “Tác động của cách
mạng công nghiệp 4.0 tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp”, bài thảo luận của chúng em gồm những nội
dung chính sau: Những vấn đề lý luận chung về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp. Phần tiếp theo của bài thảo luận đề cập đến thực trạng về hoạt động đầu tư của các doanh
nghiệp trước và sau cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Từ đó so sánh và đưa ra được những kì vọng về hoạt
động đầu tư trong tương lai. Nhận định đúng những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những
thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong hoạt động đầu tư. Cuối cùng trên những cơ sở đã nêu ra, sẽ tiến
hành đưa ra những giải pháp phù hợp giúp các doanh nghiệp có thể lựa chọn được phương án đầu tư hiệu quả,
mang tính khả thi, tận dụng được tối đa những cơ hội cuộc cách mạng 4.0 đem lại. Đề tài được hoàn thành dựa
trên những kiến thức đã được học ở trường trong khoảng thời gian vừa qua và kiến thức thực tế. Tuy nhiên do
khả năng còn hạn chế nên bài thảo luận còn nhiều thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự đóng góp của cơ và
các bạn để bài thảo luận được hồn thiện hơn.

12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

13

Downloaded by tran quang ()



×