Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.09 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÁI BẢO HIỂM PHI HÀNG HẢI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC)

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN THỊ CẨM TRANG

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÁI BẢO HIỂM PHI HÀNG HẢI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC)

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Cẩm Trang


Người hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và
hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình khoa học này.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ CẨM TRANG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM PHI HÀNG HẢI. .6
1.1 Tổng quan về bảo hiểm phi hàng hải và tái bảo hiểm...............................6
1.1.1 Khái niệm, vai trò của bảo hiểm và tái bảo hiểm......................................6
1.1.2 Khái quát chung về bảo hiểm phi hàng hải............................................12
1.1.3 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm..............................................................21
1.1.4 Các phương pháp tái bảo hiểm...............................................................25
1.2 Các loại hợp đồng và phương pháp tái bảo hiểm phi hàng hải..............30
1.2.1 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm phi hàng hải.........................................30
1.2.2 Các phương pháp tái bảo hiểm phi hàng hải..........................................30
1.3 Khái quát về tái bảo hiểm phi hàng hải trên thế giới..............................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI BẢO HIỂM PHI HÀNG HẢI TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI (MIC)....................................33

2.1 Khái quát về tái bảo hiểm phi hàng hải tại Việt Nam..............................33
2.2 Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC)..............35
2.3 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi hàng hải tại MIC...........................37
2.3.1 Các sản phẩm bảo hiểm tại MIC............................................................37
2.3.2 Cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ trong bảo hiểm phi hàng hải tại MIC.38
2.3.3 Tình hình bời thường bảo hiểm phi hàng hải tại MIC...........................39
2.4 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm và phương pháp tái bảo hiểm phi hàng
hải tại MIC........................................................................................................41
2.4.1 Các loại hợp đồng tái bảo hiểm phi hàng hải tại MIC............................41
2.4.2 Các phương pháp tái bảo hiểm phi hàng hải tại MIC.............................49
2.4.3 Quy trình khai báo và thu địi nhượng tái bảo hiểm tại MIC..................53


2.5 Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tái bảo hiểm phi hàng
hải tại MIC........................................................................................................54
2.5.1 Thuận lợi...............................................................................................54
2.5.2 Khó khăn...............................................................................................56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÁI
BẢO HIỂM PHI HÀNG HẢI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
QUÂN ĐỘI (MIC)...............................................................................................59
3.1 Giải pháp về quản lý nghiệp vu.................................................................59
3.2 Giải pháp liên quan dến phương pháp và hợp đồng tái bảo hiểm phi
hàng hải của MIC.............................................................................................62
3.3 Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện hoạt động tái bảo hiểm phi
hàng hải tại MIC..............................................................................................64
3.3.1 Tăng vốn chủ sở hữu, định hướng cạnh tranh bằng đàm phán hợp đồng
tái bảo hiểm cố định........................................................................................64
3.3.2 Đẩy mạnh marketing hỗn hợp trong kinh doanh bảo hiểm nói chung và
tái bảo hiểm nói riêng.....................................................................................66
3.3.3 Chú trọng chuẩn bị cho các hoạt động xếp hạng tín nhiệm (rating).......72

3.3.4 Xây dựng liên minh với các nhà tái bảo hiểm........................................75
KẾT LUẬN..........................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................78
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ
Bảng 1.1: Đối tượng, phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm thiệt hại nhà tư nhân........14
Bảng 1.2: Một số đặc điểm của đơn bảo hiểm xây dựng, lắp đặt..........................16
Bảng 1.3: Các sản phẩm bảo hiểm tài sản, kỹ thuật qua các giai đoạn hình thành tài sản.17
Bảng 1.4: Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm của bảo hiểm mọi rủi ro tiền. . .20
Bảng 1.5: Khái quát tái bảo hiểm theo tỉ lệ...........................................................26
Bảng 1.6: Phân biệt tái bảo hiểm tỉ lệ và phi tỉ lệ..................................................29
Bảng 1.7: Top 5 cơng ty tái bảo hiểm tồn cầu xếp hạng theo doanh thu năm 2015
............................................................................................................................ 32Y
Bảng 2.1: Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của top 10 doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016..............................................33
Bảng 2.2: Các sản phẩm bảo hiểm phi hàng hải tại MIC.......................................37
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm phi hàng hải của MIC giai đoạn 2012 –
2016....................................................................................................................... 38
Bảng 2.4: Số liệu bồi thường bảo hiểm gốc phi hàng hải của MIC giai đoạn 2012 –
2016....................................................................................................................... 39
Bảng 2.5: Doanh thu – bồi thường bảo hiểm gốc (phi hàng hải) tại MIC giai đoạn
2012 - 2016...........................................................................................................40
Bảng 2.6: Quy định chung trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định của MIC............42
Bảng 2.7: Phân loại đối tượng bảo hiểm - hợp đồng tái bảo hiểm cố định cho bảo
hiểm tài sản tại MIC..............................................................................................45
Bảng 2.8: Số liệu doanh thu nhận – phí nhượng tái BH tạm thời của MIC giai đoạn
2012 - 2016...........................................................................................................47
Bảng 2.9: Danh sách nhà nhận tái hợp đồng TBH cố định XOL của MIC............49

Bảng 2.10: Cơ cấu hợp đồng TBH cố định mức dôi phi hàng hải của MIC..........50
Bảng 2.11: Danh sách nhà nhận tái hợp đồng TBH cố định SPL của MIC............52
Bảng 2.12: Danh sách top 5 nhà nhận TBH tạm thời phi hàng hải của MIC năm
2016 5
Bảng 3.1: Vốn chủ sở hữu của một số công ty bảo hiểm Việt Nam năm 2016........64
Bảng 3.2: Kế hoạch doanh thu, thị phần của MIC giai đoạn 2017 – 2025.............65
Bảng 3.3: Xếp hạng tín nhiệm (rating) của các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trên
thế giới theo A.M.Best đến 21/02/2017 7

Biểu đồ 2.1: Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 6 tháng đầu năm năm 2016..34
Biểu đồ 2.2: Doanh thu MIC giai đoạn 2012 - 2016..............................................35
Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng nghiệp vụ xe cơ giới trong bảo hiểm phi hàng hải của MIC
giai đoạn 2012 - 2016............................................................................................38


Sơ đồ 1.1: Vai trò của tái bảo hiểm đối với tăng năng lực bảo hiểm của của công ty
bảo hiểm gốc.........................................................................................................11
Sơ đồ 1.2: Phân biệt đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.............................................12
Sơ đồ 1.3: Rủi ro trong bảo hiểm con người
1
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức của MIC....................................................................36
Sơ đồ 2.2: Quy trình khai báo và thu địi nhượng tái bảo hiểm tại MIC................53
Sơ đồ 2.3: Quy trình quản trị rủi ro tại MIC..........................................................55

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN


6

Với đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo

hiểm phi hàng hải tại Tổng cơng ty cổ phần bảo hiểm Qn đội (MIC)”¸ luận văn đã
đạt được các kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, luận văn đưa ra cái nhìn khái quát về tái bảo hiểm trong bảo hiểm
phi hàng hải – vấn đề chưa được trình bày trong các nghiên cứu về bảo hiểm nói
chung và tái bảo hiểm nói riêng. Đây là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng hoạt
động tái bảo hiểm phi hàng hải tại MIC.
Thứ hai, bài viết phân tích ba thuận lợi trong hoạt động tái bảo hiểm phi hàng
hải tại MIC, đó là lợi thế về doanh thu nội ngành, tính đơn giản trong cơ cấu hợp
đồng tái bảo hiểm cố định và quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ. Bên cạnh đó, nghiên
cứu cũng chỉ ra ba nhóm khó khăn MIC gặp phải trong hoạt động tái bảo hiểm phi
hàng hải như khó khăn về nghiệp vụ, về năng lực hợp đồng tái bảo hiểm cố định và
một số khó khăn khác.
Thứ ba, luận văn đưa ra ba nhóm giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn,
thúc đẩy hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm phi hàng hải tại MIC, bao gồm giải
pháp về quản lý nghiệp vụ, giải pháp liên quan đến phương pháp và hợp đồng tái
bảo hiểm và các giải pháp khác như tăng vốn chủ sở hữu, định hướng cạnh tranh
bằng đàm phán hợp đồng cố định, đẩy mạnh marketing hỗn hợp trong kinh doanh
bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng, chú trọng chuẩn bị cho các hoạt động
xếp hạng tín nhiệm (rating) và nâng cao nhận thức của khách hàng về bảo hiểm, tái
bảo hiểm.


7

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thị trường bảo hiểm thế giới đang trở nên sôi động và cạnh tranh hơn bao giờ

hết trước sự sẵn có hay nói đúng hơn là dư thừa về nguồn cung năng lực bảo hiểm tái bảo hiểm, đó là lý do khiến cho các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm tiến hành
cạnh tranh bằng giá, dẫn đến tỉ lệ phí bình quân giảm, tốc độ tăng trưởng doanh thu
bình quân thế giới có xu hướng giảm từ 3,1% (năm 2012) xuống 3% (năm 2013) và
2,5% (năm 2014). Thị trường bảo hiểm những nước phát triển đang ở mức bão hòa
dẫn đến xu hướng phát triển sang các nước và khu vực đang phát triển, trong đó có
Việt Nam, một trong những bằng chứng là tỉ lệ thâm nhập thị trường (tổng doanh
thu phí bảo hiểm/GDP) trung bình thế giới năm 2015 theo số liệu thống kê của Tạp
chí tài chính (2016) là 6,3% trong khi đó, tỉ lệ này của Việt Nam là 2%, khối Asean
là 3,35%…
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là ngành kinh doanh có đặc thù riêng với các
quy định về vốn, trích lập dự phịng, quản trị rủi ro và đặc biệt là tái bảo hiểm,
doanh thu của các doanh nghiệp lớn trên thị trường phần đa đều dựa vào các rủi ro
trong ngành, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội – MIC là một trong số đó.
Thị phần của MIC đang tăng dần với 2,83% vào năm 2013 (top 8 thị trường), 3,68%
vào năm 2014 (top 7 thị trường), 4% vào năm 2015 (top 6 thị trường). Với mục tiêu
vươn lên top 5 thị trường vào năm 2020 và top 3 thị trường vào năm 2025, bên cạnh
việc tăng trưởng doanh thu và thị phần ở các nghiệp vụ bảo hiểm tiềm năng như tài
sản – kỹ thuật, nghiệp vụ tái bảo hiểm của MIC cần được chú trọng, trở thành một
trong những trụ cột trong định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn đề tài, người viết nhận thấy đã có một số
nghiên cứu thực hiện về bảo hiểm phi nhân thọ, về tái bảo hiểm, tái bảo hiểm trong
một số nghiệp vụ của bảo hiểm phi hàng hải, tuy nhiên chưa có bài viết nào lựa
chọn nghiên cứu hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại MIC nên người viết lựa
chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tái bảo hiểm phi hàng
hải tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC)”.


8

2.


Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm phi hàng hải, đã có các
cơng trình nghiên cứu liên quan sau:
1) Luận án “Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam”,
năm 2012, Trịnh Thị Xuân Dung
Luận án đã tập trung nghiên cứu:
- Sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
- Phân tích thực trạng, đưa ra các tồn tại, hạn chế của thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ Việt Nam
- Đề xuất bảy nhóm giải pháp để phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Việt Nam
Như vậy, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề vĩ mô về thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam nói chung với các tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp, chưa
đề cập đến tái bảo hiểm phi hàng hải.
2) Luận văn “Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty
tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam – Vinare”, năm 2003, Triệu Thị Bảo Hoa
Luận văn tập trung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận chung về tái bảo hiểm và bảo hiểm kỹ thuật
- Phân tích thực trạng tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare, rút ra một số thuận lợi
và khó khăn
- Trình bày một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tái bảo
hiểm kỹ thuật tại Vinare
Luận văn đã đưa ra các giải pháp về phía nhà nước và về phía Vinare, tuy
nhiên, các giải pháp cho Vinare chỉ tập trung phân tích các yếu tố thuộc marketing
hỗn hợp, chưa đưa ra được các giải pháp cải thiện về nghiệp vụ.
3) Luận văn “Hoạch định chiến lược kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng
hải tại Công ty bảo hiểm ngân hàng BIDV (BIC)”, năm 2013, Nguyễn Mạnh Hà



9

Luận văn tập trung nghiên cứu:
- Khái quát cơ sở lý luận liên quan đến chiến lược và hoạch định chiến lược
kinh doanh
- Phân tích những căn cứ và xây dựng chiến lược kinh doanh bảo hiểm phi
hàng hải của BIC đến năm 2018
- Đề xuất chiến lược và các giải pháp thực hiện hoạt động kinh doanh nghiệp
vụ bảo hiểm phi hàng hải tại BIC đến năm 2018
Luận văn trình bày cơ sở lý thuyết và phân tích các căn cứ hoạch định chiến
lược kinh doanh, phát triển bảo hiểm phi hàng hải của Tổng công ty bảo hiểm ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) giai đoạn đến năm 2018. Tuy nhiên, bài
viết dựa trên quan điểm quản trị kinh doanh, không nghiên cứu về hoạt động tái bảo
hiểm trong bảo hiểm phi hàng hải của BIC.
Tóm lại, mặc dù đã có những nghiên cứu liên quan như đã trình bày ở trên,
nhưng chưa có cơng trình nào lựa chọn phạm vi nghiên cứu là Tổng công ty cổ phần
bảo hiểm Quân đội – MIC với đối tượng nghiên cứu là hoạt động tái bảo hiểm phi
hàng hải.
3.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Bài viết nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ tái bảo hiểm trong bảo hiểm phi hàng
hải thực hiện trong phạm vi nghiên cứu là Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội
– MIC, chủ yếu dựa trên số liệu trường bảo hiểm giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2016 để phân tích vấn đề.
Bảo hiểm phi hàng hải là một phạm trù khá rộng với nhiều nghiệp vụ khác
nhau, do đó để phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp đang
nghiên cứu, bài viết tập trung phân tích theo ba nhóm nghiệp vụ chính sau đây:

- Bảo hiểm tài sản (Property insurance): bao gồm bảo hiểm cháy nổ và bảo
hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm thiệt hại nhà tư
nhân…


10

- Bảo hiểm kỹ thuật (Engineering insurance): bao gồm bảo hiểm xây dựng lắp
đặt, bảo hiểm máy móc thiết bị, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm mọi rủi ro và
bảo hiểm khác
- Bảo hiểm hỗn hợp (Miscellaneous insurance): bao gồm bảo hiểm sức khỏe
và tai nạn con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tín dụng
và rủi ro tài chính, bảo hiểm bồi thường giải thưởng, bảo hiểm tiền…
4.

Muc đích và nhiệm vu của nghiên cứu

Mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
tái bảo hiểm phi hàng hải tại MIC.
Để đạt được mục đích trên, bài viết thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát lý luận chung về tái bảo hiểm và vai trò của tái bảo hiểm trong bảo
hiểm phi hàng hải
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động tái bảo hiểm phi
hàng hải tại MIC
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tái bảo hiểm phi hàng hải tại
MIC
5.

Phương pháp nghiên cứu


Luận văn chủ yếu sử dụng các tài liệu, số liệu được công bố từ các nguồn: Cục
quản lý và giám sát Bảo hiểm – Bộ tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, số liệu
trên website của MIC tại địa chỉ các bài viết đã được công bố trên
phương tiện thông tin đại chúng nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Luận văn đã sử dụng phương pháp lập bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, phương pháp
tổ hợp, phương pháp so sánh, nghiên cứu các tài liệu thu thập được để rút ra các vấn
đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Đây là các cơ sở về mặt lý luận cũng như
thực tiễn để người viết hoàn thành bài nghiên cứu này.
6.

Kết cấu bài nghiên cứu


11

Bên cạnh mục lục, lời mở đầu, danh mục bảng biểu, lời mở đầu, kết luận và tài
liệu tham khảo, nội dung bài nghiên cứu được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tái bảo hiểm phi hàng hải
Chương 2: Thực trạng tái bảo hiểm phi hàng hải tại Tổng công ty cổ phần
bảo hiểm Quân đội (MIC)
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tái bảo hiểm phi
hàng hải tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC)
Người viết xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình
hướng dẫn, giúp người viết hồn thành bài nghiên cứu.


12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM PHI HÀNG HẢI

1.1 Tổng quan về bảo hiểm phi hàng hải và tái bảo hiểm
1.1.1 Khái niệm, vai trò của bảo hiểm và tái bảo hiểm
1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm


Khái niệm bảo hiểm

Trên thế giới hiện có rất nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm, tuy nhiên
chưa có một định nghĩa thống nhất nào, dưới đây là một số khái niệm được thừa
nhận rộng rãi:
Theo Dennis Kessler trong “Risque No 17, Jan-Mars” 1994: “Bảo hiểm là sự
đóng góp của số đơng vào sự bất hạnh của số ít”.
Theo Monique Gaullier trong “Généralité sur I’assurance, Projet d’assur
L’ecole supérieure des Finances et de la Comptabilité de Hanoi” 1994: “Bảo hiểm
là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản
tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ
ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được
trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối
với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt định nghĩa bảo hiểm là “cơ chế chuyển giao
theo hợp đồng gánh nặng hậu quả của một số rủi ro thuần tuý bằng cách chia sẻ rủi
ro cho nhiều người cùng gánh chịu” (Trương Mộc Lâm, 2001, tr. 1 – I).
Hay có thể hiểu “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm
đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm
do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo
hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”
(Hoàng Văn Châu, 2006, tr. 8) và “thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất
của một hoặc một số người ra cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu”
(Hoàng Văn Châu, 2006, tr. 10).



13

“Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho
người tham gia bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với
điều kiện người tham gia nộp một khoản phí nhất định cho anh ta hoặc cho người
thứ ba. Điều này có nghĩa là người tham gia bảo hiểm (cá nhân hay tổ chức) chuyển
giao rủi ro cho người bảo hiểm (là một tổ chức) bằng cách nộp một khoản phí để
hình thành quỹ dự trữ. Nếu người tham gia gặp rủi ro (do tai nạn bất ngờ) gây ra
những tổn thất về kinh tế, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ để trợ cấp hoặc bồi thường
thiệt hại kinh tế thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia” (Hồ Sỹ Sà, 2014, tr. 9).


Vai trò của bảo hiểm

Vai trò của bảo hiểm được diễn tả qua bốn thuật ngữ: dịch vụ (service), rủi ro
(risk), bảo vệ (protection) và giá trị (value).


14

Bảo hiểm được coi như một ngành dịch vụ (service industry). Giống như việc
di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa hay tàu thủy được coi là sử dụng dịch vụ vận tải,
bảo hiểm cũng là một dạng dịch vụ. Người được bảo hiểm kí hợp đồng bảo hiểm
hay đơn bảo hiểm với công ty bảo hiểm và phải đặt niềm tin vào công ty bảo hiểm,
vào khả năng nhận hay năng lực bảo hiểm của nó (capacity). Cơng ty bảo hiểm cam
kết sẽ bồi thường khi tổn thất xảy ra. Nhiều người cịn dùng từ “văn hóa” (culture)
để diễn tả tính dịch vụ trong bảo hiểm. Sản phẩm của bảo hiểm là vơ hình nên cần
phải làm cho khách hàng tin tưởng, nhân viên bảo hiểm phải luôn thân thiện vì
khách hàng có thể khơng đúng nhưng họ là những người quyết định kết quả kinh

doanh của công ty.
Thuật ngữ thứ hai là “rủi ro”. Có rất nhiều cách định nghĩa về rủi ro như: rủi
ro là những gì khơng đoán biết được, rủi ro là tập hợp những điều tồi tệ có thể xảy
ra, rủi ro là sự khơng chắc chắn về tổn thất, rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất… Mục
đích chính của bảo hiểm chính là chia sẻ rủi ro. Chẳng hạn, bạn tích góp cả đời để
mua được chiếc xe hơi 10 tỷ đồng, nhưng khơng ai biết được ngày mai liệu xe có bị
mất cắp hay bị tai nạn hay không, nếu quả thực nó xảy ra mà khơng có bảo hiểm thì
bạn sẽ bị tổn thất rất nặng. Công ty bảo hiểm khơng thể ngăn chặn rủi ro, nhưng họ
có thể chia sẻ với bạn những tổn thất có thể xảy ra. Trường hợp tương tự nếu bạn có
một cơ sở sản xuất, bạn biết những rủi ro mà mình có thể gặp phải và bạn mua bảo
hiểm, đóng phí bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường khi tổn thất xảy ra.
Tính bảo vệ của bảo hiểm, như đã nói ở trên, khơng phải ở chỗ bảo hiểm có thể
ngăn rủi ro nào đó xảy ra mà là ở chỗ nó giúp cho người được bảo hiểm trở về gần
nhất trạng thái tài chính của mình như trước khi xảy ra tổn thất.


15

Nhắc đến tính giá trị, kinh tế học truyền thống sẽ nghĩ đến giá trị trao đổi,
nghĩa là thể hiện bằng giá được bán trên thị trường, nhưng điều này là chưa đủ đối
với bảo hiểm. Khi bồi thường một chiếc xe bị hỏng, người bảo hiểm có thể chi trả
theo giá thị trường để mua một chiếc xe hay bộ phận mới, cũng có thể trả theo giá
của một chiếc xe đã bị khấu hao sau khoảng thời gian nó được đưa vào sử dụng. Vì
vậy, cơng ty bảo hiểm phải tính tốn thật kĩ giá trị của tổn thất có thể xảy ra tại một
thời điểm trong tương lai để đặt phí phù hợp và có sự chuẩn bị cho chi trả bồi
thường.
Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, có thể kể ra những tác dụng to lớn
của bảo hiểm đó là: sử dụng hiệu quả các khoản tiền nhàn rỗi; góp phần khơi phục
khả năng tài chính cho các đơn vị có tổn thất xảy ra, qua đó ổn định sản xuất, kinh
doanh và đời sống; phí bảo hiểm thu được là một nguồn vốn lớn để đầu tư sang

nhiều lĩnh vực sinh lợi khác; đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước; tạo ra tâm lý
an tâm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2 Khái niệm và vai trò của tái bảo hiểm


Khái niệm tái bảo hiểm

Nhắc đến tái bảo hiểm, người ta vẫn coi đó là bảo hiểm cho các cơng ty bảo
hiểm. Các công ty bảo hiểm đối mặt với rất nhiều khó khăn mà người được bảo
hiểm đang gặp, có thể kể đến như: khơng biết rủi ro có xảy ra hay khơng và nếu có
xảy ra thì khơng biết tổn thất sẽ là bao nhiêu. Công ty bảo hiểm thu một mức phí
nhất định và khơng lường trước được sự việc sẽ xảy ra, dù tổn thất có thực sự xảy
ra, họ cũng chỉ nhận được mức phí như vậy. Do đó, bản thân các cơng ty bảo hiểm
cũng cần được bảo vệ nghĩa là tìm đến các nhà tái bảo hiểm.
Như vậy, có thể hiểu tái bảo hiểm là dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo
hiểm, giúp doanh nghiệp bảo hiểm chuyển một phần trách nhiệm cho người khác
(phân tán rủi ro).
Tái bảo hiểm, về cơ bản, bao gồm ba dạng hợp đồng: tái bảo hiểm tạm thời
(Facultative reinsurance), tái bảo hiểm cố định (Treaty reinsurance) và tái bảo hiểm
mở sẵn (Open cover reinsurance). Trong đó, có thể hiểu tái bảo hiểm tam thời là


16

hình thức tái bảo hiểm cho những rủi ro đơn lẻ (individual risk). Khi một công ty
muốn bảo hiểm cho dịch vụ với số tiền bảo hiểm lớn hơn mức giữ lại của mình thì
cơng ty bảo hiểm đó phải chào tái cho một nhà nhận tái bảo hiểm tạm thời. Trong
trường hợp này, nhà tái bảo hiểm có thể chấp nhận hoặc từ chối bản chào này hoặc
cũng có thể thực hiện các bước đàm phán, hoàn giá. Tái bảo hiểm cố định là một
thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm gốc với nhà nhận tái bảo hiểm, theo đó, nhà nhận

tái bảo hiểm sẽ tự động chấp nhận trách nhiệm cho mọi rủi ro xảy ra trong phạm vi
của thỏa thuận. Như vậy, công ty nhận tái không có quyền từ chối bản chào của
cơng ty nhượng tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm mở sẵn là dạng kết hợp của hai hợp
đồng trên, trong đó, cơng ty nhượng tái có thể nhượng hoặc khơng nhượng tái bảo
hiểm nhưng cơ ty nhận tái bảo hiểm thì bắt buộc phải nhận các dịch vụ mà công ty
nhượng tái bảo hiểm chuyển cho.
Khái niệm tiếp theo luôn được quan tâm trong kinh doanh tái bảo hiểm là mức
giữ lại (retention). Mức giữ lại có thể hiểu là phần giới hạn trách nhiệm mà nhà
nhượng tái bảo hiểm phải chịu sau khi trừ đi phần trách nhiệm đã tái cho công ty
nhận tái. Mục đích của việc đặt ra mức giữ lại là để giới hạn những biến động tổn
thất mà các rủi ro có thể tạo ra.
Tại Việt Nam, theo khoản 3, điều 44, Thông tư 124/2012/TT-BTC ngày
30/07/2012: “Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được
phép giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ
không quá 5% vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được phép giữ lại
mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá
10% vốn chủ sở hữu”.
Điều 42, nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần
nhưng khơng được nhượng tồn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp
đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi
nhánh nước ngoài khác.
2. Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ


17

không quá 10% vốn chủ sở hữu.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo
hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là

90% mức trách nhiệm bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngồi có thể nhận tái bảo hiểm
trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đánh giá rủi ro để bảo
đảm phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngồi và khơng được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái
bảo hiểm.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm và mức giữ
lại đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài. ”
Như vậy, từ ngày 01/07/2016, mức giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc tổn thất
riêng lẻ của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên thành 10% vốn chủ sở hữu thay vì
5% vốn chủ sở hữu như trước đây.


Vai trị của tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm có ba vai trị chính, bao gồm:
Thứ nhất, tái bảo hiểm làm tăng năng lực bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc.
Chẳng hạn, người được bảo hiểm mua bảo hiểm cho rủi ro với số tiền bảo hiểm lên
đến 100 triệu USD, công ty cấp đơn bảo hiểm – cịn gọi là cơng ty bảo hiểm gốc –
chỉ có khả năng giữ lại 5 triệu USD. Như vậy, trong trường hợp công ty nhận tái bảo
hiểm chấp nhận chia sẻ 95 triệu USD cho dịch vụ này thì rõ ràng năng lực bảo hiểm
của công ty bảo hiểm gốc đã tăng lên rất nhiều. Hơn nữa, nhờ có cơng ty nhận tái,
cơng ty bảo hiểm gốc đã không phải chia sẻ dịch vụ này với cơng ty đồng bảo hiểm
khác mà có thể cấp toàn bộ đơn bảo hiểm này.


18


Người được
bảo hiểm

Công ty bảo
hiểm

Công ty tái
bảo hiểm

Rủi ro 100
triệu USD

Giữ lại 5
triệu USD
Chuyển
nhượng 95
triệu USD

Chấp nhận
95 triệu
USD

Sơ đồ 1.1: Vai trò của tái bảo hiểm đối với tăng năng lực bảo hiểm của của
công ty bảo hiểm gốc
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thứ hai, tái bảo hiểm giúp mở rộng phạm vi phân tán rủi ro, tạo ổn định trong
hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Tái bảo hiểm không chỉ giúp phân tái rủi ro từ công
ty bảo hiểm này sang cơng ty bảo hiểm khác trong nước mà cịn giúp phân tán sang
cơng ty bảo hiểm ở nước ngồi. Vai trò này đặc biệt quan trọng trong điều kiện khí
hậu tồn cầu đang biến đổi khắc nghiệt và khả năng xảy ra thảm họa đáng báo động

sau hàng loạt sự kiện như vụ nổ Nhà máy Hoá chất AZF năm 2001 tại Pháp, vụ nổ
Thiên Tân – Trung Quốc năm 2015…
Bên cạnh đó, tái bảo hiểm cịn hỗ trợ các công ty bảo hiểm về thị trường quốc
tế, tư vấn kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm mới…


Phân biệt tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm

Đồng bảo hiểm có thể hiểu là việc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng tham
gia bảo hiểm gốc cho một đối tượng. Ví dụ, một khách hàng có tài sản trị giá 100
triệu đồng đã thỏa thuận với ba công ty bảo hiểm về chuyển giao như sau: công ty A
nhận bảo hiểm 30% số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng, công ty B nhận bảo hiểm 45%
số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng và công ty C nhận bảo hiểm 25% số tiền bảo hiểm
100 triệu đồng. Trong trường hợp tổn thất xảy ra, ba công ty bảo hiểm sẽ bồi thường
theo tỷ lệ tương ứng đã tham gia (30%, 45% và 25%). Như vậy ưu điểm của nó là


19

khả năng phân tán rủi ro nhanh, tuy nhiên, việc kí kết hợp đồng thường kéo dài dẫn
đến dễ mất thời cơ kinh doanh. Chẳng hạn, trước khi kí kết hợp đồng, các nhà đồng
bảo hiểm cần thống nhất về mức phí, về điều kiện điều khoản… trong trường hợp
xảy ra tổn thất thì việc bồi thường khó tập trung cùng một lúc dẫn đến người được
bảo hiểm khó khắc phục rủi ro được một cách nhanh chóng.
Khách hàng
Khách hàng

Doanh nghiệp bảo
hiểm A – 30%


Doanh nghiệp bảo hiểm gốc
100%
Doanh nghiệp bảo
hiểm C – 25%

Doanh nghiệp bảo
hiểm B – 45%

Đồng bảo hiểm

Doanh nghiệp TBH

Doanh nghiệp TBH thứ
cấp

Tái bảo hiểm

Sơ đồ 1.2: Phân biệt đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Tuy nhiên, nếu áp dụng tái bảo hiểm thì rõ ràng khơng những khả năng phân
tán rủi ro nhanh, nhà bảo hiểm gốc còn nâng cao được uy tín và năng lực khai thác,
đồng thời thu về mức hoa hồng nhất định trong quá trình nhượng tái bảo hiểm dịch
vụ và dễ dàng tạo lập mối quan hệ quốc tế rộng rãi với đối tác nước ngoài.
1.1.2 Khái quát chung về bảo hiểm phi hàng hải
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, bảo hiểm
phi hàng hải gồm nhiều nghiệp vụ: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản và bảo
hiểm thiệt hại, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tín dụng và rủi ro
tài chính, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm bảo lãnh… Tuy nhiên, để phù
hợp với phần phân tích thực trạng tái bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm phi hàng
hải tại MIC ở chương 2, bài viết sẽ phân tích theo ba nhóm nghiệp vụ chính: bảo

hiểm tài sản (bao gồm bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro


20

tài sản, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm thiệt hại nhà tư nhân…), bảo
hiểm kĩ thuật (bao gồm bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm máy móc thiết bị, bảo
hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm mọi rủi ro và bảo hiểm khác) và
nhóm hỗn hợp (bao gồm bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người, bảo hiểm xe cơ
giới, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính…).
1.1.2.1 Bảo hiểm tài sản


Đặc điểm của bảo hiểm tài sản: mang tính đa dạng do rủi ro gắn với

đặc trưng của từng ngành sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó, giá trị bảo hiểm thường
lớn và cố định, khơng dao động nhiều; tài sản không vận động; thời hạn bảo hiểm
thường là 12 tháng.


Các sản phẩm chính của bảo hiểm tài sản bao gồm:

- Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Đối tượng bảo hiểm là các tài sản – bất động sản, động sản, bao gồm: cơng
trình, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai); máy móc, thiết bị, phương tiện
phục vụ sản xuất kinh doanh; sản phẩm, vật tư hàng hóa dự trữ trong kho; nguyên
vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và các loại tài sản
khác.
Phạm vi bảo hiểm hay thiệt hại được bảo hiểm bao gồm: thiệt hại của tài sản
được bảo hiểm, chi phí đề phịng hạn chế tổn thất và chi phí dọn dẹp hiện trường

sau cháy, bao gồm các rủi ro cơ bản và các rủi ro phụ (Phụ lục 1).
- Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Đối tượng bảo hiểm: là đối tượng bắt buộc phải thực hiện bảo hiểm cháy nổ
theo điều 2, nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006. Điều kiện tham gia bảo
hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm: thuộc nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc theo nghị định 130 và có giấy phép đủ điều kiện an tồn phịng
cháy chữa cháy (PCCC) theo phục lục 2 nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày
04/04/2003 (Phụ lục 2).


21

- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là sự kết hợp của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc
biệt và bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh bảo vệ người được bảo hiểm tránh khỏi
các hậu quả tài chính khi doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh:
lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm, các chi phí cố định
bắt buộc và các chi phí cố định phát sinh (tiền thuê nhà tạm…).
Điều kiện để tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là chỉ bảo hiểm khi tài
sản sử dụng cho mục đích kinh doanh đã được bảo hiểm vật chất, thường được thu
xếp cùng với bảo hiểm thiệt hại vật chất và chỉ được xem xét khi khiếu nại đòi bồi
thường của đơn bảo hiểm vật chất được chấp thuận.
- Bảo hiểm thiệt hại nhà tư nhân (home care)
Đối tượng bảo hiểm là nhà cửa, đồ đạc, cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Đối tượng, phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm thiệt hại nhà tư nhân


22


Đối tượng bảo hiểm
Chỗ cư trú riêng, nhà
phụ, thiết bị trong nhà,
tường, hàng rào, cổng,
bể bơi, sân thượng, lối
đi. Thiết bị trong nhà
thường bao gồm bếp,
thiết bị buồng ngủ, thiết
bị vệ sinh, thiết bị điện,
cửa kính…
Nhà cửa

Đồ đạc

Phạm vi bảo hiểm
Hỏa hoạn, nổ, sét đánh, động đất
Bạo loạn, bạo động, đình cơng, rối
loạn chính trị hoặc do người lao động, thiệt
hại có chủ ý hay phá hoại
Va chạm máy bay, thiết bị hàng
không, xe cộ, tàu hỏa hay súc vật
Bão, giông tố, lụt
Cây đổ, cành gãy
Lún, lở đất loại trừ:
+ Thiệt hại với cấu trúc mới xây, lún nền
mới tạo hoặc xói mịn ven biển
+ Thiệt hại đối với hoặc phát sinh từ nền nhà
trong khi móng khơng hư hại đồng thời
+ Sử dụng vật liệu khiếm khuyết hay lỗi do
tay nghề kém trong q trình xây dựng

móng
Trộm cắp
Nước hoặc dầu thoát ra hoặc tràn ra
từ hệ thống cấp nước
Hư hại ngẫu nhiên đối với ống cống,
ống ga, ống nước, cáp điện…
Thiết bị vệ sinh và kính
Chi phí thuê chỗ ở tạm
Các tài sản, đồ đạc có Thường được quy định hết sức chặt chẽ
thể di chuyển được,
tiền…


23

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảo hiểm thiệt hại nhà tư nhân thường mở rộng bảo hiểm cho thuyền và máy
bay hạng nhỏ, bảo hiểm cho vật nuôi, dụng cụ thể thao, xe đạp, xe móc nhà lưu
động… Hiện nay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm còn cung cấp bảo hiểm trọn gói:
bảo hiểm thiệt hại nhà tư nhân, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kết hợp con người.
- Một số nghiệp vụ khác như bảo hiểm trộm cắp, bảo hiểm kính…
1.1.2.2 Bảo hiểm kỹ thuật


Đặc điểm của bảo hiểm kỹ thuật: các đối tượng được bảo hiểm đều

liên quan đến kỹ thuật (dân dụng, cơ khí, điện, hóa học…) do đó, yêu cầu phải có
đội ngũ cán bộ chuyên mơn tốt. Bên cạnh đó, các tổn thất nhỏ có tính thường xun
cịn các tổn thất lớn thường mang tính thảm họa.



Các sản phẩm chính của bảo hiểm kỹ thuật bao gồm: nhóm sản phẩm

khơng tái tục và nhóm sản phẩm có tái tục.
- Bảo hiểm kỹ thuật khơng tái tục gồm bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm lắp đặt,
bảo hiểm tổn thất lợi nhuận ước tính
Trong đó, đơn bảo hiểm xây dựng lắp đặt bảo hiểm cho các dự án, cơng trình
trong q trình xây dựng, lắp đặt, là nhu cầu cần thiết đối với chủ đầu tư cũng như
chủ thầu với giá trị bảo hiểm tăng dần theo tiến độ thi công. Nếu giá trị xây dựng
lớn hơn 50% tổng số tiền bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm xây dựng, nếu giá trị lắp
đặt lớn hơn 50% tổng số tiền bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm lắp đặt. Người được
bảo hiểm có thể là chủ đầu tư, chủ thầu chính, các chủ thầu phụ và các bên liên
quan khác.


×