Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SÁNG KIẾN Một số biện pháp tạo hứng thú học tập nội dung lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.92 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC
TẬP NỘI DUNG LÝ THUYẾT MƠN GIÁO DỤC
QUỐC PHỊNG – AN NINH CHO HỌC SINH
KHỐI 12 TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

Tổ: Thể dục – Quốc Phòng
Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Năm học: 2016 - 2017

MỤC LỤC


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 2


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân,
một nội dung trong xây dựng nền quốc phòng tồn dân, an ninh nhân dân; là mơn
học chính khóa trong chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thơng.
Mơn học Giáo dục Quốc phịng – An ninh góp phần giáo dục tồn diện cho
học sinh về lịng u nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối
với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, của các lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam, có ý thức cảnh giác, làm thất bại chiến lược “ Diễn
biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ và mọi âm mưu, thủ đoạn, phá hoại của các thế lực
thù địch; rèn luyện cho học sinh có kiến thức quốc phịng, kĩ năng về qn sự trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Giáo dục đào tạo và bảo vệ đất nước
trong tình hình mới, năm 2000 chương trình Giáo dục Quốc phòng cho học sinh,
sinh viên được sửa đổi, bổ sung và ban hành theo quyết định số 12/2000/QĐBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 05/05/2006, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành số 16/2006/ QĐ-BGD&ĐT về chương trình giáo
dục phổ thơng cấp THPT, trong đó có mơn Giáo dục Quốc phịng – An ninh với
thời lượng 35 tiết cho mỗi khối lớp và 105 tiết cho cả cấp học.
Đối với chương trình khối 12, phần lý thuyết chiếm tổng lượng hơn 2/3 (25
tiết lý thuyết so với 35 tiết học), trong đó có những nội dung kiến thức mang tính
hàn lâm, khoa học với nhiều nội dung, khái niệm rất khó tiếp thu đối với lứa tuổi
học sinh như: Một số hiểu biết về nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, Tổ
chức Quân đội và Công an nhân dân, Giới thiệu Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam và Luật Cơng an, cơng tác phịng khơng nhân dân,…. Chính điều đó địi
hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học sao
cho tạo được sự hứng thú học tập của các em học sinh, tránh sự nhàm chán, mệt

mỏi khi học tập tại lớp. Xuất phát từ ý nghĩa đó, chúng tơi mạnh dạn đề xuất giải
pháp: “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc phịng – An
ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục
Quốc phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu.
Xây dựng phương pháp học tập khoa học, tích cực, sáng tạo, phù hợp với
nội dung bài học.

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 3


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc phịng – An
ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu những biện pháp tạo hứng thú học tập mơn
Giáo dục Quốc phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội
Châu.
Phạm vi đối tượng: là đối tượng học sinh khối 12 (12C12, 12C13, 12C14,
12C15, 12A4) Trường THPT Phan Bội Châu – TP. Phan Thiết- tỉnh Bình Thuận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp logic
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp thống kê và tổng hợp
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần tìm ra những biện pháp để tạo hứng thú học tập mơn Giáo
dục Quốc phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu, từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả của từng tiết học, từng nội dung để từ đó góp phần
vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Hơn nữa, việc nghiên cứu sẽ giúp
cho giáo viên tìm ra cho mình những phương pháp dạy học mới, những hình thức
tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung bài học, những giải pháp hữu ích áp
dụng vào q trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của bản thân.

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 4


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hiện nay, tình hình chính trị thế giới cũng như từng khu vực có nhiều
chuyển biến khôn lường. Trong khu vực Đông Nam Á, sự tranh chấp về chủ quyền
trên Biển Đông đang diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp, tạo nguy cơ bất ổn,
thậm chí căng thẳng trong các quan hệ song phương, đa phương và sẵn sàng tấn
công bằng vũ lực.

Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng
cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ
thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường
chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị
định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT.
Chấp hành Nghị quyết TW 8, khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới thì cơng tác Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong các trường THPT
là một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân
dân. Đáp ứng nhu cầu xây dựng con người giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội; có ý thức trách nhiệm, có kỉ luật, có phẩm chất; năng động, sáng tạo, tích cực
trong học tập, công tác cũng như lao động; được trang bị những kiến thức, kĩ năng
quân sự, an ninh cần thiết để sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố
nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân.
Giáo dục Quốc phịng – An ninh là mơn học đặc thù cả về nội dung, phương
pháp và hình thức thực hiện. Giáo dục Quốc phòng – An ninh là môn học bao gồm
kiến thức khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật qn
sự và thuộc nhóm các mơn học chung, có tỷ lệ lí thuyết chiếm trên 70% chương
trình. Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, qn sự của
Đảng, cơng tác quản lí Nhà nước về quốc phòng - an ninh; về truyền thống đấu
tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam ; về chiến
lược “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách
mạng Việt Nam và kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng,
củng cố nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân .
Mơn học Giáo dục Quốc phịng – An ninh có mối quan hệ chặt chẽ với các
mơn học khác như: Tốn học, Vật lí, Hóa học, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân,
Giáo dục thể chất,… Môn học không những trang bị những vấn đề cơ bản về
đường lối quân sự của Đảng, tư duy quốc phòng, an ninh và kiến thức quân sự cần
Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân


Trang 5


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
thiết mà cịn góp phần rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách, nếp sống con người mới xã
hội chủ nghĩa.
Chương trình Giáo dục Quốc phịng – An ninh trong các trường THPT là
mơn học chính khóa nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc gắn liền với
phần thực hành các kĩ năng quân sự, an ninh cơ bản cho học sinh nhằm sẵn sàng
tham gia vào Hội thao giáo dục Quốc phòng – An ninh của trường và của Tỉnh, đáp
ứng mọi yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Thuận lợi
Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai
công tác Giáo dục Quốc phòng – An ninh theo quy định. Đồng thời, Nhà trường
luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để Giáo viên phát huy khả năng của mình trong
việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả.
Nhà trường tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng máy
chiếu hiện đại, sân bãi rộng rãi, thống mát đảm bảo q trình dạy học diễn ra bình
thường.
Tổ chun mơn, đồng nghiệp ln quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi và thường xuyên góp ý, trao đổi phương pháp giảng dạy giúp bản thân kịp thời
phát hiện những khuyết điểm để khắc phục, biết được những thế mạnh của bản
thân để tiếp tục phát huy.
Chất lượng của học sinh khá tốt tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình lĩnh
hội kiến thức của các em. Mặt khác, học sinh nhạy bén, linh hoạt trong những xử

lí tình huống, những vấn đề liên quan bài học mà giáo viên đặt ra. Các em cũng
tiếp cận nhanh với các thông tin hàng ngày trên các phương tiện thơng tin đại
chúng nên việc thu thập thơng tin, tìm hiểu những nội dung giáo viên yêu cầu được
dễ dàng và nhanh chóng.
2. Khó khăn
Từ năm 2005, mơn Giáo dục Quốc phịng – An ninh được đưa vào giảng
dạy chính thức ở cấp THPT. Đây là bộ môn mới, nên cơ sở vật chất và điều kiện
sân bãi để giảng dạy và tập luyện đang còn thiếu, chưa đáp ứng mục đích, u cầu
bài học. Mặt khác, do chưa có đầy đủ phòng học chức năng cho học sinh tập luyện
nên môn học này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
Đội ngũ Giáo viên Giáo dục Quốc phòng – An ninh đa phần là Giáo viên
được đào tạo từ chuyên ngành Giáo dục thể chất. Đối với lĩnh vực Quốc phòng –
An ninh, tuy được đào qua lớp giáo viên giáo dục Quốc phịng và được tập huấn về
chun mơn, nghiệp vụ, cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp Đào tạo ngắn hạn và
Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 6


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
được bồi dưỡng qua các chuyên đề thường xuyên hàng năm, nhưng do đây là một
lĩnh vực khá mới mẻ, thường xuyên cập nhật thông tin và thời gian được lĩnh hội
về chun mơn cịn hạn chế nên ít nhiều đã gặp phải khó khăn trong giảng dạy, đặc
biệt là những nội dung lý thuyết.
Khi dạy thực hành điều kiện sân bãi chật hẹp, trong một sân có nhiều lớp
học. Mặt khác những âm thanh, tiếng ồn từ các phương tiện giao thơng, từ các lớp

khác cũng gây khó khăn trong q trình dạy và học.
Việc tìm kiếm tài liệu tham khảo phục vụ cơng việc giảng dạy mơn Giáo
dục Quốc phịng – An ninh cũng gặp khơng ít khó khăn, chủ yếu là nguồn tài liệu
trên internet, qua học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp.
Có một phận học sinh cịn ngộ nhận và coi đây là môn học phụ dẫn đến ý
thức học tập mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh chưa cao, thái độ học tập mang
tính đối phó, thờ ơ gây khó khăn cho q trình giảng dạy bộ môn.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP
I.

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập trên lớp môn GDQP – AN
cho học sinh lớp 12

1. Dẫn dắt vào bài ấn tượng, sơi nổi với nhiều hình thức khác nhau

Lời dẫn dắt vào bài rất quan trọng, giúp cho học sinh tạo được hứng thú học
tập và có cái nhìn tổng quan về bài học. Giáo viên có thể thực hiện dẫn dắt vào bài
học mới với nhiều hình thức khác nhau như tổ chức trị chơi, thơng tin thời sự,
trích dẫn các câu nói nổi tiếng của các nhà quân sự hoặc các bài thơ hay liên quan
đến nội dung bài học. Hiệu quả giảng dạy của tiết học hay bài học phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng và thủ thuật của giáo viên đứng lớp trong việc dẫn dắt vào nội
dung bài mới.
2. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 7


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
Không thể phủ nhận những ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền
thống nhưng những phương pháp giảng dạy mới, tích cực luôn thu hút học sinh
chủ động lĩnh hội tri thức. Trong
q trình giảng dạy, Giáo viên có
thể vận dụng nhiều phương pháp
giảng dạy tích cực như nhập vai,
xử lí tình huống, dạy học nêu vấn
đề,… Vận dụng nhiều phương
pháp đổi mới vào việc giảng dạy
mơn Giáo dục Quốc phịng ở
trường phổ thơng sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học
bộ môn. Mặc khác, việc kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học
sinh cũng cần linh hoạt, đổi mới theo từng nội dung bài học. Có thể kiểm tra đánh
giá ở đầu giờ, trong quá trình học hoặc cuối giờ học. Có chính sách khuyến khích
bằng điểm cộng hoặc ghi điểm trực tiếp để tạo hứng thú và kích thích tinh thần tự
giác, tích cực học tập cho học sinh.

3. Tổ chức lớp học theo nhiều hình thức khác nhau, tránh rập khuôn, nhàm chán

Trong giảng dạy, Giáo viên
cần lồng ghép nhiều hình thức tổ
chức khác nhau để tránh sự nhàm
chán cho lớp học. Các hình thức
như sân khấu hóa nội dung bài học,

tổ chức lớp học bằng hình thức các
trị chơi truyền hình nổi tiếng, thi
tìm hiểu “Theo dịng sự kiện”,
“Qn ta tiến bước”, “Em là chiến
sĩ Cơng an Nhân dân”,…Các hình
thức tổ chức lớp như vậy vừa tạo
được sự hứng thú, lơi cuốn vừa giúp q trình lĩnh hội kiến thức Quốc phịng
tưởng chừng khơ khan lại trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 8


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
4. Phát huy hiệu quả hoạt động học nhóm
Học nhóm là một hình thức học tập hợp tác giữa các học sinh. Học sinh giao
lưu, trao đổi với nhau và tìm hiểu nội dung kiến thức một cách chủ động, tích cực
trên tinh thần tự giác học tập của các thành viên trong nhóm. Để q trình học
nhóm đạt hiệu quả, Giáo viên sẽ tổ chức chia nhóm hợp lý, mỗi nhóm là tập hợp
của các em học sinh với học lực khác nhau, tránh tình trạng một nhóm tập trung
q nhiều học sinh giỏi hay có nhóm tồn các em học sinh có học lực yếu. Giáo
viên sẽ giao nội dung thảo luận cụ thể cho từng nhóm. Đồng thời trong bảng phân
công nhiệm vụ, Giáo viên sẽ cung cấp nội dung làm việc của tất cả các nhóm để
khi làm việc, các nhóm vừa hồn thành nhiệm vụ của nhóm mình, vừa tìm hiểu và
bổ sung hay phản biện các nhóm khác. Khi trình bày kết quả thảo luận, Giáo viên

sẽ gọi bất kỳ thành viên nào trong nhóm trình bày chứ khơng nhất thiết người trình
bày là nhóm trưởng hay nhóm phó. Điều này giúp cho tất cả các thành viên trong
mỗi nhóm tích cực học tập, tự giác tìm hiểu nội dung bài, tránh tình trạng lười
biếng, tư tưởng ỷ lại. Tổ chức tốt hoạt động làm việc nhóm là chúng ta đang dần
chuyển biến q trình thụ động thu nạp kiến thức thành quá trình chủ động, tự giác
lĩnh hội kiến thức bộ môn.
5. Vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng để tạo sự sinh động, hấp dẫn

Vận dụng kiến thức Văn, Sử, Địa, Giáo dục cơng dân,… vào q trình
giảng dạy nhằm thu hút sự chú ý theo dõi của học sinh cũng như tạo sự sinh động
cho bài giảng. Một nội dung bài giảng dù khơ khan, khó tiếp thu nhưng giáo viên
biết cách vận dụng linh hoạt, đúng thời điểm kiến thức các môn Văn, Sử, Địa,
Giáo dục công dân,… sẽ giúp tiết học thêm hấp dẫn, thú vị. Mặt khác, học sinh
cũng được mở rộng thêm kiến thức xã hội của bản thân. Để thực hiện được điều
này, giáo viên phải nghiên cứu kỹ kiến thức các môn học, các tài liệu liên quan để
tổ chức học tập thật tôt, tránh chồng chéo nội dung kiến thức gây nhàm chán.
6. Phát huy hiệu quả của các trang thiết bị, công nghệ thông tin

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 9


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
Trang thiết bị, dụng cụ học
tập có vai trị quan trọng góp phần

nâng cao hiệu quả giảng dạy. Khi
học sinh vừa được nghe giảng, vừa
nhìn thấy hình ảnh minh họa, những
đoạn phim dẫn chứng cụ thể sẽ góp
phần khắc sâu nhớ lâu kiến thức
cho các em. Chẳng hạn khi dạy về
bài Tổ chức Quân đội và Công an
nhân dân Việt Nam, Giáo viên có
thể trình chiếu sơ đồ tổ chức bộ
máy của Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an hay hình ảnh của Bộ trưởng Quốc phịng –
Bộ trưởng Cơng an; khi dạy bài Cơng tác phịng khơng nhân dân, Giáo viên có thể
trình chiếu các đoạn phim về cuộc chiến trên khơng ở Hà Nội và các thành phố
miền Bắc; các đoạn phim về máy bay tàng hình, tên lửa Sam – 2,… Dạy học với sự
hỗ trợ của máy chiếu sẽ giúp giáo viên triển khai nội dung bài theo nhiều hình thức
khác nhau tạo nên sự hứng thú và kích thích sự tị mị của học sinh trong q trình
lĩnh hội tri thức.

7. Phát huy vai trò của đội ngũ cán sự bộ môn

Cán sự bộ môn là cánh tay
đắc lực của giáo viên trong việc
triển khai quá trình dạy học trên
lớp. Ý tưởng thực hiện tiến trình
trên lớp của giáo viên có đạt được
hiệu quả như mong muốn hay
khơng phụ thuộc một phần vào quá
trình thực hiện nhiệm vụ giáo viên
giao cho học sinh. Lúc này, ban cán
sự bộ môn cùng với ban cán sự lớp
sẽ phát huy vai trị của mình trong

việc triển khai thực hiện nhiệm của các nhóm.
8. Kết thúc bài bằng nhiều hình thức ấn tượng, hấp dẫn

Phần kết thúc nội dung bài giảng rất quan trọng, giúp cho học sinh hệ thống,
xâu chuỗi lại kiến thức của bài. Chính vì vậy, để học sinh thật sự hiểu sâu, nhớ lâu,
Giáo viên phải vận dụng nhiều hình thức kết bài khác nhau để tạo dấu ấn cho học
sinh khắc sâu. Qua quá trình giảng dạy, tơi đã vận dụng nhiều hình thức kết bài
mang lại hiệu quả như: tổ chức trò chơi, hệ thống bằng câu hỏi trắc nghiệm, câu
hỏi tư duy, sơ đồ tư duy, đặt vấn đề, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân,…nhằm đưa
bài học gần gũi, sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh.
Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 10


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà tơi trình bày sẽ giúp giáo viên tạo
được sự hứng thú, thu hút cho học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài
học một cách tự giác, tích cực. Học sinh sẽ dần bồi đắp hứng thú, say mê học tập
bộ môn, góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ mơn.
Qua trình dạy học nói chung và giảng dạy mơn GDQP-AN nói riêng yêu
cầu người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, kết hợp các phương pháp trong
tiết học thì mới giúp cho học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức một cách chủ động.
Để đạt được điều đó, yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm và kỹ
năng đứng lớp nhằm thu hút sự chú ý, tạo sức hấp dẫn cho học sinh. Ngoài ra, để
tạo được hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ mơn GDQP-AN giáo viên cần

phải có nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ cho
q trình giảng dạy, ứng dụng cơng nghệ thông tin, phát huy tối đa dụng cụ học
tập, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tìm cách “chế biến” nguồn tri
thức bộ mơn thành những “món ăn tri thức” hết sức hấp dẫn và dễ “tiêu hóa” cho
học sinh.

II.

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn GDQP – AN cho học
sinh lớp 12 thông qua lồng ghép các hoạt động khác của nhà trường

1. Kết hợp giảng dạy với đi tham quan thực tế

Kiến thức lĩnh hội trên lớp chỉ là nền tảng cho lòng yêu quê hương, đất
nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tự hào, tự tôn dân tộc. Để tinh thần ấy được ươm mầm
trỗi dậy mạnh mẽ cần kết hợp nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế. Việc tổ chức
tham quan các doanh trại quân đội, các bảo tàng, đền thờ liệt sĩ,….sẽ bồi đắp thêm
lòng tin, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đât nước. Và trên hết, hoạt
động thú vị này còn giúp cho học sinh khắc sâu những kiến thức đã được học tập
tại lớp, đưa những nội dung đã học vào thực tế cuộc sống.
2. Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể tổ chức sinh hoạt truyền thống

Các hoạt động ngoại khóa tại trường luôn tạo được sức hút cho học sinh.
Đặc biệt, những hoạt động ngoại khóa liên quan đến nội dung học tập mơn Giáo
dục Quốc phịng – An ninh như kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam và Ngày Hội Quốc phịng tồn dân (22/12), kỉ niệm ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (3/2), Chương trình Hướng về biển đảo quê hương (13/3), kỉ
niệm Ngày giải phóng Bình Thuận (19/4), Kỉ niệm Ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước (30/4),…luôn là những hoạt động thu hút đơng đảo học sinh
tồn trường tham gia. Chính những hoạt động ấy đã tái hiện một cách hùng hồn

tinh thần và ý chí của cha ơng ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tu dưỡng tình
u q hương đất nước và khơi gợi về trách nhiệm của bản thân các em trong sự

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 11


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện
nay.
III.

Hiệu quả thực hiện

Qua quá trình vận dụng kết hợp nhiều biện pháp vào quá trình giảng
dạy, chúng tơi thấy học sinh hứng thú học tập hơn, hăng say tìm hiểu bài học,
tích cực trao đổi, phát biểu ý kiến xây dựng bài. Kết quả học tập của học sinh
cũng được nâng cao đáng kể. Đa phần học sinh đạt kết quả học lực khá giỏi,
trong đó tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi khá cao. Điều đó khẳng định được tính ưu
việt và hiệu quả của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra.
Bảng 1: Cảm nhận của học sinh đối với cách vận dụng những phương pháp dạy
học của GV
Cảm nhận
của học
sinh

Tổng số HS
khảo sát
Số lượng
Tỉ lệ

Hứng thú

Hấp dẫn

Sinh động

196

196

196

Dễ tiếp thu Cảm
bài học
nhận
khác
196
196

167
85,2 %

173
88,3 %


171
87,2 %

181
92,3 %

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

73
37,2 %

Trang 12


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
Bảng 2: Kết quả học tập của học sinh khối 12 năm học 2016 – 2017 khi vận
dụng phương pháp tích cực vào giảng dạy
Lớp

12A4

12C12

12C13

12C14


12C15

Số
Tỉ lệ
lượng (%)

Số
Tỉ lệ
lượng (%)

Số
Tỉ lệ
lượng (%)

Số
Tỉ lệ
lượng (%)

Số
Tỉ lệ
lượng (%)

Giỏi

37

100

38


95.00

33

82.50

37

100

41

97.62

Khá

0

0

2

5.00

7

17.50

0


0

1

2.38

Trung
bình

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


Yếu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Kém

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mỗi bộ mơn đều có những phương pháp dạy học đặc thù riêng. Và trong
từng chương, từng bài của mỗi bộ môn yêu cầu người giáo viên vận dụng linh hoạt
nhiều phương pháp khác nhau để “chế biến” những kiến thức trong sách vở cho
học sinh thật dễ hiểu, dễ nhớ.
Đây mới chỉ là quan điểm của chúng tôi trong quá trình giảng dạy vì vậy sẽ
cịn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của
các đồng nghiệp để những giải pháp của chúng tơi được hồn thiện hơn góp phần
nâng cao hiệu quả trong cơng tác giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng – An ninh
và có thể áp dụng để giảng dạy trong các trường THPT trong tỉnh.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Giáo dục Quốc phòng –
An ninh đối với học sinh lớp 12 trường THPT Phan Bội Châu, chúng tôi mạnh dạn
đề xuất một số ý kiến đóng góp cụ thể sau:


Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 13


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu
2.1. Đối với nhà trường:
Các cấp lãnh đạo quan tâm và đầu tư hơn nữa đối với mơn Giáo dục Quốc
phịng – An ninh. Tạo điều kiến tốt nhất về phòng học, trang thiết bị, dụng cụ tập
luyện, phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đối
với bộ mơn Quốc phịng. Đặc biệt là tài liệu tham khảo và trang thiết bị để giáo
viên giảng dạy có điều kiện nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ.
2.2. Đối với giáo viên:
Thường xuyên tự nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan, tham gia đầy đủ
các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về kĩ năng sư phạm để từ đó
xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
Không ngừng học hỏi từ đồng nghiệp, cập nhật thông tin kiến thức liên quan
đến bộ mơn, nâng cao trình độ để góp phần nâng cao chất lượng bài giảng.
2.3. Đối với học sinh:
Cần có tinh thần học tập tích cực, thường xun cập nhật kiến thức trên các
phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến lĩnh vực Quốc phòng – An ninh.
Thường xuyên theo dõi các thông tin về quân sự, trang thiết bị vũ khí của các nước
để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình quân sự thế giới, từ đó vun đắp tinh thần
u nước, lịng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm trong học tập.
Luyện tập thể dục thể thao để có sức khỏe tốt tham gia học tập đạt hiệu quả

các môn học trong đó có mơn Giáo dục quốc phịng – An ninh.
Phát huy tính tự giác, tích cực học tập, phát huy năng lực cá nhân trong tự
nghiên cứu bài học, tự học tại nhà, học nhóm,…. để q trình học tập được nhanh
chóng và đạt hiệu quả.

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 14


TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
TỔ: THỂ DỤC – QUỐC PHÒNG
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập mơn Giáo dục Quốc

phịng – An ninh cho học sinh khối 12 trường THPT Phan Bội Châu

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Công tác Đảng, Cơng tác chính trị tập
2), NXB QĐND.
2. Một số văn bản chỉ đạo công tác GDQP-AN của Bộ GD-ĐT, Hà Nội
07/2002.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục quốc phịng (2005), Giáo trình
Giáo dục quốc phịng đại học, cao đẳng tập 4, NXB Quân đội nhân dân.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình GDQP-AN (tập 1), NXB GD.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Sách GDQP-AN (sách giáo khoa) lớp 10,
NXB Giáo Dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Sách GDQP-AN (sách giáo khoa) lớp 11,
NXB Giáo Dục.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Sách GDQP-AN (sách giáo khoa) lớp 12,
NXB Giáo Dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Sách GDQP-AN (sách giáo viên) lớp 12,
NXB Giáo Dục.

Thực hiện: Nguyễn Thanh Xuân

Trang 15



×