Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kỹ năng mềm kỹ năng lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.59 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Phòng thi:
Lớp KNM:

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................i
NỘI DUNG CHÍNH
1. Các nội dung của kĩ năng lãnh đạo nhóm...............................................................1
 Khái niệm về lãnh đạo nhóm..............................................................................1
 Các phong cách lãnh nhóm................................................................................2
 Nguyên tắc lãnh đạo nhóm làm việc hiệu quả..................................................3
2. Ví dụ về phong cách lãnh đạo nhóm của một cá nhân cụ thể và phân tích các
ngun tắc lãnh đạo mà người đó đã sử dụng............................................................7
3. Ý nghĩa của lãnh đạo nhóm trong cuộc sống bản thân..........................................9
KẾT LUẬN..................................................................................................................10

2


3



NỘI DUNG CHÍNH
1. Các nội dung của kĩ năng lãnh đạo nhóm
 Khái niệm về lãnh đạo nhóm
Các nhà tâm lý học cho rằng: Phong cách lãnh đạo không phải là yếu tố bẩm sinh,
khơng mang tính di truyền mà nó được hình thành và phát triển thơng qua q trình
rèn luyện và thể hiện tập trung thống nhất nhân cách của con người làm công
táclãnh đạo. Phong cách lãnh đạo cũng hể hiện các đặc điểm tâm sinh lý, tính cách,
xu hướng của mỗi cá nhân lãnh đạo.
Mỗi nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn một phong cách lãnh đạo khác nhau. Các nhà Tâm lý
học cũng cho rằng: Phong cách lãnh đạo không phải là yếu tố bất biến, mà nó ln
có sự thay đổi, điều chỉnh bổ sung trong mỗi tình huống và hồn cảnh cụ thể; dựa
trên sự nhận thức của nhà lãnh đạo ở từng giai đoạn cụ thể.
Phong cách lãnh đạo cũng thể hiện yếu tố, lĩnh vực nghề nghiệp một cách rõ ràng.
Nếu là lãnh đạo của 1 trường đại học thì phong cách lãnh đạo sẽ thể hiện sự mực
thước, mô phạm, “khá nhẹ nhàng” so với Tổng Giám đốc của một doanh nghiệp
luôn thể hiện phong cách lãnh đạo với sự quyết đốn, linh hoạt và khơn ngoan.
Như vậy, yếu tố nghề nghiệp cũng ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành, phát
triển và thể hiện của phong cách lãnh đạo.
Từ 2 phân tích trên có thể xác định: Phong cách lãnh đạo chính là sự kết hợp hài
hịa của 2 yếu tố: Cá tính và mơi trường; được hình thành từ các yếu tố mang tính
chủ quan và khách quan; thể hiện sống động lề lối và cách thức tác động đặc thù
của nhà lãnh đạo.
“Phong cách lãnh đạo là cách thức và phương pháp mà nhà lãnh đạo có thể vạch ra
đường hướng, kế hoạch thực hiện cũng như sự động viên mọi người”.
Các phong cách lãnh nhóm
1. Lãnh đạo tầm nhìn


Đây là phong cách lãnh đạo chia sẻ mục tiêu cuối cùng của bạn với đội nhóm của bạn

và cho mọi người tự do tính tốn, thử nghiệm đổi mới mục tiêu. Những người theo
phong cách lãnh đạo này thường khối chí với những điều mới mẻ, tư duy hướng tương
lai và có mục tiêu cao ngất ngưởng.
2. Phong cách lãnh đạo huấn luyện
Những lãnh đạo này tập trung vào cá nhân các thành viên của đội nhóm và nâng cao
hiệu quả công việc thông qua việc huấn luyện trên diện rộng. Họ có xu hướng đảm bảo
thời gian huấn luyện 1-1 với nhân viên nhằm đảm bảo ai cũng được phát triển.
4


3. Phong cách lãnh đạo liên kết
Phong cách của những người lãnh đạo này chủ yếu tập trung vào đội nhóm như một tập
thể, làm cho cả đội hoạt động hiệu quả và tuyên dương luôn cả đội. Họ làm cho nhân
viên thấy được rằng mỗi cá nhân trong đội nhóm, tổ chức là một phần tử liên kết vơ
cùng quan trọng trong tổng thể tổ chức. Những nhà lãnh đạo này thường nói rằng “ con
người và đội nhóm là trên hết”
4. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Những đồng đội đánh u này ln tìm cách giữ hịa khí bằng có được sự đồng thuận
trong nhóm.Những lãnh đạo này thường hỏi : “ Vậy tất cả các bạn nghĩ như thế nào?
việc này khơng chỉ giúp người có được sự cam kết nhất trí từ các thành viên trong đội
nhóm của bạn mà cịn tận dụng được hết kiến thức hiểu biết từ nhân viên siêu thông
minh để ảnh hưởng đến quyết định. Mặt bất lợi của phong cách lãnh đạo này là cuộc
họp nhóm sẽ mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên để đưa ra các quyết định quan trọng cần
những điều như thế. Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự
chủ rất cao để hồn thành cơng việc và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao
năng suất làm việc của mình. Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách
phù hợp, nếu khơng có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm.
5. Phong cách lãnh đạo tạo tốc độ
Với phong cách này các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu cao ngất trời mây và mong chúng ta
gặt hái được. Họ đặt mục tiêu cao cho người khác và đương nhiên mục tiêu dành cho

bản thân họ cũng vô cùng hà khắc. Hơn nữa họ lãnh đạo là làm gương nên phải hết
mình vì sự xuất sắc và mong người khác cũng thế.
6. Phong cách lãnh đạo độc đoán/cưỡng ép
Đây là phong cách lãnh đạo có tơn ti, ra lệnh từ trên xuống dưới. Câu nói thường trực
là “ làm như lệnh tơi đi” Những nhà lãnh đạo này ít có tác động tích cực đến bầu
khơng khí chung, họ địi hỏi sự tn thủ tức thì. Làm việc tồn thời gian cho vị lãnh
đạo có phong cách này chẳng khác gì “ nếm mật nằm gai”. Trong những thời điểm cấp
bách, cần đưa ra quyết định nhanh chóng và chuẩn xác thì đây là phong cách hiệu quả
nhất và cần được ưu tiên hàng đầu.

5


Nguyên tắc lãnh đạo nhóm làm việc hiệu quả.
1. Có chung một mục tiêu


Là một người lãnh đạo nhóm của mình bạn cần dẫn dắt tập thể của mình đạt được mục
tiêu chung , phải xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng. Từ đó để
được các thành viên trong nhóm hiểu được những mục tiêu đó và thực hiện một cách
hiệu quả hơn.
2. Hãy ln chú ý đến bản thân
Ngun tắc lãnh đạo nhóm thứ nhất đó chính là hãy ln chú ý đến bản thân. Việc chú
ý này không hiểu đơn thuần là sự chú ý về hình thức bề ngồi, cách giao tiếp, kỹ năng
làm việc mà bản thân ở đây mang ý nghĩa ở tầm cao hơn.
Cụ thể, người lãnh đạo phải có trách nhiệm với bản thân, hiểu được tại sao mình lại
đứng ở vị trí này, mình cần phải thực hiện những nhiệm vụ nào. Có nghĩa là xem bản
thân mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng khơng phải là “cái rốn của vũ trụ”. Phải biết
cách phát huy tầm ảnh hưởng của mình để xứng đáng được đứng ở vị trí “lãnh đạo”.
Bạn phải biết cam kết hồn thành tốt nhiệm vụ mà mình đề ra, phát triển chuyên môn,

kỹ năng không chỉ của riêng của bản thân mà còn của các thành viên khác. Nhưng điều
này không đồng nghĩa với việc bản thân bạn không được làm sai mà bạn vẫn có thể cho
phép bản thân sai phạm để tìm được lỗ hổng và tìm cách khắc phục.
Bên cạnh đó, hãy biết cách phát triển bản thân để đáp ứng công việc, nếu bản thân bạn
làm lãnh đạo mà khơng ngừng phát triển thì khơng thể lãnh đạo người khác. Tóm lại,
chú ý đến bản thân ở đây là chú ý đến tính cốt lõi, mang tính tri thức, kết hợp với kỹ
năng chứ khơng phải chú ý đến những yếu tố đơn thuần bên ngoài của một nhà lãnh
đạo.
3. Xây dựng yếu tố của một nhà lãnh đạo
Xây dựng yếu tố của một nhà lãnh đạo cũng là một trong những nguyên tắc lãnh đạo
nhóm vơ cùng quan trọng. Cụ thể, có 3 yếu tố cần phải có như sau:

6


- Liêm chính: Hãy trả lời cho câu hỏi rằng bạn đã thực hiện được lời hứa, mục tiêu mà
mình đề ra hay chưa.
- Năng lực: Bạn cống hiến được gì cho cơng việc? Bạn đã thực sự hiểu nhiệm vụ mà
mình cần thực hiện hay chưa?
- Đặt ra một hình mẫu cụ thể: Bạn có phải là một hình mẫu để nhân viên của bạn noi
theo. Bạn đã thực hiện trách nhiệm là gương mẫu trong mọi việc hay chưa?
4. Tập trung vào nhân viên
Sẽ thật sai lầm nếu nhà lãnh đạo lại không đi tập trung vào nhân viên mà lại đi tập
trung vào mình hoặc những yếu tố khác. Một trong những mục tiêu cơ bản của nhà
lãnh đạo đó chính là tạo được sự chú ý và thúc đẩy các nhân viên, sao cho tăng khả
năng cống hiến lên đến 100%.
Do đó, trong nguyên tắc lãnh đạo nhóm, hãy có trách nhiệm và hướng sự tập trung vào
nhân viên của bạn. Có như vậy, bạn mới tạo được mơi trường làm việc thích hợp để
nhân viên tăng khả năng gắn bó và cống hiến, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, người lãnh đạo cũng cần biết cách giúp đỡ mọi người, hỗ trợ trong công việc

và trong vấn đề khắc phục lỗ hổng mà nhân viên đang mắc phải. Đồng thời, biết cách
thúc đẩy nhân viên cống hiến để tăng năng suất và tạo sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Trong nguyên tắc này, có 3 yếu tố chủ chốt mà bạn cần nắm vững bao gồm:
- Hiểu về bản thân: Bạn có thấy bản thân đang làm việc tốt hay không?
- Quan tâm tới nhân viên: Bạn có đang quan tâm nhân viên của mình hay khơng?
- Phát triển các lãnh đạo mới: Liệu bạn có giúp nhân viên của mình phát triển hơn.
5. Tính tổ chức
Ngun tắc lãnh đạo nhóm cuối cùng đó chính là tính tổ chức. Sai lầm lớn nhất của nhà
lãnh đạo đó là suy nghĩ tổ chức sinh ra là để phục vụ cho bản thân mình. Điều này lâu
7


dần sẽ tạo nên một nội bộ làm việc mang tính đố kỵ, nịnh bợ và kém hiệu quả trong
quá trình làm việc.
Do đó, tính tổ chức của một nhà lãnh đạo là sự liên kết, kết hợp giữa các thành viên
trong đội nhóm với nhau để phát huy sức mạnh. Tìm ra điểm mạnh của nhân viên để
phát huy và điểm yếu để khắc phục. Hãy biết cách hiểu nhân viên của mình và phát
triển họ thành một người có tài năng đích thực.
6. Phản hồi
Thiết lập quy trình báo cáo tiến hộ làm việc như thời gian thực hiện , hình thức, các
nội dung cần báo cáo. Những điều này đều do những người lãnh đạo đặt ra đến các
nhóm và cá thành viên. Đây là việc cần triển khai để bạn có thể cập nhật tình hình của
đội ngũ một cách chủ động.
- Khi nhận được ác báo cáo của những nhóm hoặc thành viên trong nhóm, người quản
lý cần phải phản hồi bằng cách đưa ra quyết định có tính xây dựng. Bằng cách đưa là
những lời khen ngợi động viên tinh thần làm việc, tránh những lời chê bai không cần
thiết.
- Trong trường hợp các nhân viên của bạn không làm việc hiệu quả như năng suất chất
lượng không đảm bảo. Người quản lý hãy đưa ra những lời cảnh báo và hậu quả sẽ phải
chịu trách nhiệm đối với những nhân viên đó. Sẵn sàng nhận lỗi của bản thân khi gây

ra, không được im lặng cho qua. Điều này làm mất khá nhiều sự tôn trọng của người
khác dành cho bạn. Một lời xin lỗi đúng lúc với đội ngũ sẽ quý hơn vạn lời khen.
7. Tôn trọng
- Việc người lãnh đạo tôn trọng và tin tưởng cấp dưới của mình tọa được động lực làm
việc giữa các thành viên trong nhóm, nó là nền tảng để xây dựng một nhóm làm việc
hiệu quả.
- Tuân thủ kỷ luật có mặt đúng giờ tham gia cuộc họp. Hồn thành cơng việc đúng thời
gian quy định sẽ cho thấy một đội nhóm biết hợp tác với nhau.
8


- Là người chuyên nghiệp chúng ta cần tôn trọng phương pháp làm việc của các thành
viên trong nhóm. Đừng nên áp đặt cách làm của mình lên người khác; vì tùy thuộc vào
kỹ năng riêng mỗi người sẽ có phương pháp thực hiện nhiệm vụ khác nhau.
8. Giải quyết các xung đột
- Trong q trình làm việc nhóm giữa các thành viên sẽ có những lúc xảy ra xung đột
hoặc nhóm làm việc khơng hiệu quả những lúc như vậy là người quản lý đội nhóm bạn
khơng nên la hét đổi lỗi hay dùng những lời nói nặng nề với nhân viên của mình. Thay
vào đó bạn hãy bắt đầu nói về lý do tại sao chúng ta cùng nhau thực hiện nhiệm vụ này.
Đôi khi làm việc với nhau một thời gian dài, mọi người dần quên đi tất cả mọi người đã
được lựa chọn để cùng nhau đi đến mục tiêu chung.
- Để giải quyết xung đột của thành viên nhằm để mọi người làm việc nhóm hiệu quả
hơn. Bạn cần tách những người đang là người cơn của mâu thuẫn, xung đột ra những
người còn lại để nói chuyện riêng. Hãy giữ hình ảnh cá nhân cho họ, đừng đưa ra giải
quyết trước cả nhóm khi chưa ở mức nghiêm trọng. Tránh việc nói sau lưng người khác
sẽ khơng hay cho hình ảnh một người lãnh đạo.
9. Lắng nghe mọi người trong nhóm
Bạn nên nhớ rằng khi bạn đã chấp nhận làm việc theo nhóm tức là khi bạn đưa ra ý
kiến sẽ có trường hợp bạn không được người khác lắng nghe, ý kiến của bạn sẽ được
người khác phản ác và loại bỏ. Khi đó bạn cần học cách lắng nghe nhiều hơn.

Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho đồng nghiệp, giúp bạn hiểu ra mình
cịn nhiều thiếu sót so với những kiến thức bạn biết.
10. Bộc lộ quan điểm của mình
Lắng nghe nhiều hơn điều đó khơng có nghĩa là bạn sẽ im lặng đây là một điều tối kỵ
trong q trình làm việc nhóm. Bạn có biết sự im lắng sẽ biến bạn trở thành cái bóng
vơ hình bạn sẽ khơng được đồng nghiệp nhớ tới mà cịn bị đánh giá là thiếu năng lực.

9


Trong quá trình lắng nghe bạn hãy mạnh dạn chia sẻ ý kiến, đưa ra những lời gốp ý nếu
như bạn thấy vấn đề đồng nghiệp đưa ra còn nhiều thiết sót. Sự thẳng thắn, khách quan
sẽ là yếu tố giúp cho bạn được mọi người tôn trọng và tin tưởng hơn.

2. Ví dụ về phong cách lãnh đạo nhóm của một cá nhân cụ thể và phân tích các
nguyên tắc lãnh đạo mà người đó đã sử dụng.
Một đại diện tiêu biểu của phong cách lãnh đạo độc đoán có thể kể đến đó là
Steve Jobs .Để hình thành nên phong cách lãnh đạo như vậy phải kể đến các tác động
khách quan và chủ quan như sau:
-

Thứ nhất về chủ quan, tính cách của Steve Jobs được mọi người cảm nhận

chung nhất đó là tính cầu tồn, tinh tế và u thích sự sáng tạo. Ơng ln có yêu cầu
cao đối với sự tỉ mỉ và sự sáng tạo trong cơng việc. Ơng thường ép các thiết kế phải
tn theo cách nhìn của ơng, cái mà ơng quan niệm là hoàn hảo. Điều này trả lời cho
câu hỏi các sản phẩm nổi tiếng như iPod, iPhone, iPad từ kiểu dáng bên ngoài, đến sự
đồng bộ phần cứng và phần mềm đều thể hiện nét tinh tế, sáng tạo và sự khao khát.
Một số tính cách khác của ơng dẫn đến việc phong cách lãnh đạo của ông là độc đốn
có thể kể ra như là rất dễ nổi nóng. Hay ơng là một con người rất tham vọng và muốn

kiểm soát mọi thứ, một người quyết đoán, một người cay độc và lạnh lùng.
-

Thứ hai, nguyên nhân khách quan dẫn đến phong cách lãnh đạo của Steve Jobs là
việc khi ông trở lại năm 1997, công ty đang trên bờ vực phá sản. Do quá trình điều
hành kém của ban quản trị trước đó, cơng ty đã mất đi nhiều kỹ sư và nhân viên
quản lý giỏi. Tình hình lúc này địi hỏi một giám đốc điều hành quyết đoán hơn.

Các quyết định quan trọng mà Steve Jobs đã phải ban hành ở Apple:
-

Ông sắp sếp các nhân viên thân cận vào các vị trí ở Apple, giúp ơng có thể kiểm
sốt hồn tồn cơng ty từ mảng phần mềm đến mảng kỹ thuật, nói chung là tất cả
10


mọi thứ. Từ đây Apple chỉ được đi theo duy nhất một hướng phát triển của Steve
Jobs.
-

Ông giải tán bộ phận quản trị cấp cao của Apple, những người chỉ lo tới lợi ích
của bản thân chứ khơng phải cơng ty.

-

Ông định hướng lại sản phẩm mục tiêu để đáp ứng đúng thị trường mục tiêu, nơi
mà ông nghĩ sẽ đem lại giá trị tối đa cho cơng ty.

-


Ơng mở ra các cửa hàng bán lẻ khi tình hình bán hàng của cơng ty gặp khó khăn.
Từ phong cách lãnh đạo độc đốn của Steve Jobs, nhóm có một số nhận xét cũng
như bài học về phong cách lãnh đạo này đối với việc ra quyết định như sau:

-

Thứ nhất, đối với một cơng ty có sự tập trung khá nhiều nhân tài như ở Apple, với
sự đa dạng tính cách và cá tính mạnh mẽ, thì phong cách lãnh đạo độc đoán như
của Steve Jobs cho thấy sự hiệu quả của nó. Giúp cho các nhân viên có sự tập
trung tư tưởng tối đa để hồn thành cơng việc của mình, hướng tới mục tiêu chung
của cơng ty.

-

Khi mà khơng khí làm việc ở cơng ty đang có sự căng thẳng nhất định giữ nhân
viên và đội ngũ lãnh đạo, thì cần một người cầm trịch và ra quyết định một cách
quyết đoán, giải quyết hết tất cả các vấn đề trong công ty, không để cho quyền lực
phân tán dẫn đến việc chia bè kết phái trong công ty có cơ hội phát triển.

-

Những quyết định dựa trên phong cách lãnh đạo độc đốn cũng phần nào đó là
một áp lực vơ hình đối với các nhân viên cấp dưới nhận chỉ thị. Và để họ tập trung
trí lực, thể lực, tâm lực cho công việc hướng đến mục tiêu chung của công ty.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vẫn cịn đó những nhược điểm trong phong cách
lãnh đạo độc đoán cần lưu ý khi áp dụng vào công ty như sau:
-

Việc áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác khi khơng bàn bạc kỹ lưỡng

với người khác thì rủi ro sai lầm trong các quyết định là cao, đặc biệt nếu người ra
11


quyết định không thực sự giỏi, không thực sự đủ tầm trong vấn đề cần ra quyết
định đó.
-

Trong thời gian ngắn, thì việc áp dụng những áp đặt cho nhân viên có vẻ hiệu quả,
nhưng theo thời gian, sẽ xuất hiện những bất mãn trong nội bộ nhân viên khi họ
cảm thấy ý kiến của mình khơng được tơn trọng.

-

Những quyết định độc đốn đơi khi cũng kéo theo những áp lực khá lớn, tạo
khơng khí căng thẳng đến nhân viên.

-

Người lãnh đạo theo phong cách này cần có một sức khỏe thực sự tốt, vì phải ơm
vào mình rất nhiều việc, từ việc lớn đến việc bé trong công ty.
Trên đây là những ý kiến của nhóm về phong cách lãnh đạo của Steve Jobs và bài

học rút ra từ phong cách lãnh đạo của ông. Dù sao đi nữa, khơng có phong cách lãnh
đạo nào là hồn hảo tuyệt đối. Vì nhóm cho rằng, phong cách lãnh đạo tốt là phong
cách lãnh đạo phù hợp với thực trạng của công ty, phù hợp với con người và hài hòa
đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhận hòa. Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo
cũng là một vấn đề không dễ dàng cho các nhà quản trị công ty và thực sự cần được
lưu ý đến.
3. Ý nghĩa của lãnh đạo nhóm trong cuộc sống bản thân.

Lý luận và thực tiễn cho thấy: Khơng chi có nhà lãnh đạo mới cần phải rèn
luyện và học tập các kỹ năng này mà tất cả các cá nhân đều có nhu cầu và trách
nhiệm trang bị cho minh những kỹ năng nêu trên. Có rất nhiều cách thức, con đường
để đạt tới các kỹ năng đó. Nhưng ý thức tự học, tự giáo dục, tự rèn luyện là nhân tố
quan trọng bậc nhất, có tính chất quyết định đến việc hình thành các kỹ năng này ở
mỗi cá nhân.
Ý nghĩa thực sự của kỹ năng lãnh đạo nhóm là sau khi học xong học phần
này tôi tự nhận thấy bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như cịn nhiều thiếu
sót cần phải rèn luyền thêm nhưng dưới đây là một số phẩm chất, kỹ năng của
người lãnh đạo mà tơi nhìn thấy ở bản thân minh:
12


- Có định hướng rõ ràng trong hành động và việc mình làm trong việc học và
cơng việc hiện tại, có khả năng truyền tại ý kiến, quan điểm của mình cho
mọi người hiểu.
- Năng động, chủ động trong mọi việc tạo khơng khí và nguồn cảm hứng,
niềm tin của mọi người với bản thân họ.
- Làm mọi việc một cách liêm chính, cơng bằng nhất đối với mọi người
xung quanh
- Hoạch định được kế hoạch hợp lý, phân chia thiết kế nhiệm vụ cho mọi
người xung quanh phù hợp với điểm mạnh cũng như tránh được điểm
còn yếu của mọi người
- Tìm ra nguyên nhân trong những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp và
cách tối ưu nhất để xử lý vấn đề sao cho hiệu quả nhất.
Kỹ năng lãnh đạo nhóm cũng giúp tơi nhận ra thiếu sót và cần cải thiện bản
thân rất nhiều để đáp ứng được nhu cầu của công việc trong tương lai và hiện tại
nếu muốn cuộc sống và công việc của mình tốt hơn.
KẾT LUẬN
Kỹ năng lãnh đạo nhóm là kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống ngày nay.

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một
nhóm nhằm đạt được mục tiêu định sẵn trong những điều kiện nhất định. Lãnh
đạo cũng bao gồm khả năng lôi cuốn người khác theo mình, tạo ra mối ràng buộc
giữa người với người, giữa người với công việc bằng sự quan tâm.
Để lãnh đạo, nhà lãnh đạo phải có khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng lên
người khác để hướng họ đến những mục tiêu mong muốn. Mà muốn lãnh đạo
được nhóm phát triển đi đúng hướng theo mục tiêu ban đầu thì địi hỏi người lãnh
đạo cận rất nhiều phẩm chất và kỹ năng. Qua học phần này đã giúp tối nhận ra thiếu
sót của bản thân để sửa đổi và cải thiên giúp ích cho cuộc sống và sự nghiệp của
mình.

13



×