Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ Năng Lãnh Đạo 18/02/2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.17 KB, 7 trang )




BẢN TIN KỸ NĂNG LÃNH ðẠO

(Ngày 18 tháng 02 năm

2013)
TIN DOANH NGHIỆP
BlackBerry bổ nhiệm cựu lãnh ñạo của Sony vào Hội ñồng quản trị

Ngày 8/2, BlackBerry thông báo bổ nhiệm nguyên Phó Giám ñốc ñiều hành của Verizon
Richard Lynch và nguyên CEO của Sony Ericsson Bert Nordberg vào Hội ñồng quản trị.
BlackBerry tin tưởng rằng, Lynch và Nordberg ở vị trí ñiều hành sẽ mang ñến cho Công ty
những kiến thức và kinh nghiệm quý giá. Nhiệm vụ của họ là tìm kiếm cơ hội ñể thúc ñẩy
nền tảng BlackBerry 10, ñáp ứng ñược sự ñòi hỏi của người dùng khi mà hãng ñã có một
khởi ñầu khá ấn tượng.
Bert Nordberg từng là Chủ tịch và CEO của Sony Ericsson, trước khi Sony mua lại cổ
phiếu của Ericsson với tổng trị giá 1,05 tỷ Euro (1,42 tỷ USD). Ông này cũng là Giám ñốc
của Sony Mobile ñến hết tháng 5/2012 và ñược thay thế bởi Kunimasa “Kuni” Suzuki.
Cũng trong khoảng thời gian này, Nordberg trở thành Chủ tịch Hội ñồng quản trị của Sony
Mobile Communication. Tuy nhiên, ñến bây giờ, ông không còn có tên trong danh sách
thành viên Hội ñồng của Sony trên website.
Về phần BlackBerry, Công ty này hiện có 12 thành viên trong Ban quản trị và mười người
trong số họ là thành viên ñộc lập.
(Genk.vn 8/2)

NHÂN VẬT
Ron Johnson – một trong những CEO ñáng sa thải nhất năm 2013
2012 là một năm tồi tệ với rất nhiều Công ty trên thế giới, và dĩ nhiên, những người chịu
trách nhiệm chính, cũng là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là các CEO. Theo dự


ñoán của 24/7 Wall Street, Ron Johnson – CEO Công ty J.C. Penney và một số người khác
có lẽ sẽ phải “khăn gói ra ñi” trong năm 2013.
Cựu giám ñốc bán lẻ của Apple - Ron Johnson trở thành CEO của J.C.Penney vào tháng
11/2011. Chỉ hơn 1 năm sau, ông ñã làm tê liệt hẳn hãng bán lẻ vốn ñang rất chật vật này.
Trong báo cáo quý III/2012, doanh thu của hãng ñã giảm từ 4 tỷ USD xuống 2,9 tỷ USD
với khoản lỗ 123 triệu USD.
Số liệu lũy kế 3 quý ñầu 2012 cũng không khá hơn. Doanh thu 9 tháng giảm từ 11,8 tỷ
USD năm 2011 xuống còn 9,1 tỷ USD với khoản lỗ 433 triệu USD. Giới phân tích nhận
ñịnh, J.C.Penney khó có thể ñảo ngược tình thế trong năm nay.
(VnEpress.net 17/2)

QUẢN LÝ
Những cách ñặc biệt ñộng viên nhân viên
Tăng lương và thăng chức không phải lúc nào cũng có tác dụng tốt trong việc ñộng viên và
giữ nhân viên làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Thực tế có những cách làm “là lạ” và
không mất quá nhiều tiền bạc ñể khiến nhân viên làm việc tích cực hơn và yêu mến doanh
nghiệp hơn…
1. Khởi xướng một chương trình ñề bạt các “CEO nhỏ”
Khi một nhân viên có một ý ưởng mới cho kinh doanh, Brian Halligan – CEO của
Hubspot, một Công ty phần mềm tiếp thị ở Boston có thể miễn nhiệm nhân viên ñó khỏi
công việc hiện tại và bổ nhiệm anh ta vào vị trí “mini- CEO” cho Công ty hay ñơn vị kinh



doanh mới ñược thành lập từ ý tưởng mà anh ta vừa sáng tạo ra.
“Mục ñích là tạo ra một tổ chức “phẳng” có ít cấp bậc, từ ñó thúc ñẩy tính sáng tạo của
nhân viên”, Halligan giải thích.
2. Xây dựng một mô hình kinh doanh vui vẻ.
“Khi niềm vui và sự hài hước trở thành một phần thường xuyên của công việc, các nhân
viên sẽ hiểu nhau hơn và chia sẻ với nhau như những con người thực sự”, Paul Spiegelman

- CEO của Beryl Companies chia sẻ.
3.Tạo ñiều kiện ñể nhân viên sở hữu Công ty
Doanh nghiệp ñã có bao giờ nghĩ về việc tạo ñiều kiện ñể nhân viên sở hữu Công ty? Foss
Miller - nhà sáng lập của Sawbones Worldwide ñã làm ñiều ñó vào mùa Giáng sinh năm
2010 với “Chương trình Sở hữu cổ phiếu dành cho nhân viên” (Employee Stock
Ownership Program - ESOP).
“Mục ñích của chương trình này là ñể ñộng viên nhân viên, gắn liền lợi ích của họ với lợi
nhuận, thành công của Công ty”, Miller nói.
4. Làm ñiều gì ñó “ñiên rồ”
Eric Ryan - nhà sáng lập của Method, một Công ty sản xuất xà phòng và các sản phẩm làm
sạch ở San Francisco nghĩ rằng, việc ñưa thêm một số hoạt ñộng ñộc ñáo vào văn hóa
doanh nghiệp sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho nhân viên ñể họ có thể hoàn thành nhiều
nhiệm vụ khó khăn.
5. Gửi thư viết tay cho nhân viên
Việc gửi thư viết tay cho nhân viên cũng là một cách ñộng viên nhân viên rất hữu hiệu mà
nhà lãnh ñạo thường sử dụng.
6. Tạo ñiều kiện ñể nhân viên ngủ trưa
ðiều này nghe có vẻ không hợp lý, nhưng một giấc ngủ ngắn có thể là một cách tuyệt vời
ñể ñộng viên nhân viên. Trên thực tế, rất nhiều Công ty có quy mô lớn cũng như nhỏ ñã tạo
ra “phòng nghỉ cho nhân viên” ñể họ có thể tranh thủ ngủ trưa trong một thời gian ngắn,
thậm chí chỉ 15 phút, khi quá căng thẳng hay mệt mỏi.
7. Tham vấn cho nhân viên
Các chương trình tham vấn giúp nhân viên gắn kết hơn với tổ chức và xây dựng quan hệ tốt
ñẹp với nhiều nhân viên khác không liên quan trực tiếp ñến công việc chính của họ. Ở
Allen & Gerritsen - một Công ty tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu có trụ sở ở Mỹ,
ngay cả CEO cũng có một người cố vấn chiến lược công nghệ với 22 năm kinh nghiệm.

(Doanhnhan360.com)

10 lỗi quản lý: CEO quá sa ñà vào công việc thường ngày

Phần lớn các nhà quản lý thừa nhận rằng, mình phải bỏ ra 80% thời gian hay thậm chí
nhiều hơn ñể giải quyết các công việc kinh doanh thường nhật và rất ít thời gian dành cho
việc ngăn ngừa sao cho những sự kiện ñó không tái xuất hiện.
Nếu ñiều này nghe có vẻ quen thuộc với bạn thì chắc hẳn bạn ñang mắc phải một hoặc một
vài trong số 10 sai lầm quản lý dưới ñây:
1. Bạn có một viễn cảnh kinh doanh thuyết phục cho Công ty của mình, một viễn cảnh
phác họa tương lai công ty thật rõ nét, nhưng chỉ một vài nhân viên ñược nghe về nó hay
có thể giải thích về nó nếu ñược hỏi ñến.
2. Bạn có một kế hoạch kinh doanh thể hiện rõ những nhu cầu của khách hàng, nhưng
cho ñến nay, toàn bộ Công ty vẫn thất bại trong việc ñánh giá các quy trình kinh doanh dựa
trên kế hoạch của bạn.



3. Các mục tiêu của bạn tập trung vào việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận, trong khi cả
Công ty lại thực thi chúng một cách thiếu ñồng bộ, tạo ra một lưu lượng tiền mặt khiêm tốn
và chỉ bận rộn với các khoản nợ mà thiếu chú ý ñến việc gia tăng lợi nhuận.
4. Bạn thường xuyên nói chuyện về các nhân viên của bạn (khen hoặc chê) mà không
chú ý ñến những kết quả ñạt ñược của các nhân viên cùng với các biện pháp ñánh giá họ.
5. Bạn dành nhiều thời gian làm việc trong Công ty của bạn theo các phương pháp, chiến
thuật khác nhau, song vẫn thất bại với việc dành một lượng thời gian nhất ñịnh cho hoạt
ñộng soạn thảo các chiến lược kinh doanh, các phương pháp ñánh giá công việc và các nhu
cầu nguồn lực thực tế của bạn.
6. Bạn thường xuyên giao tiếp với nhân viên, nhưng lại không thể diễn giải và truyền ñạt
cho họ các mục tiêu kinh doanh, tình hình tài chính và thực tế hoạt ñộng của Công ty.
7. Bạn có sẵn một khoản tiền dành cho hoạt ñộng ñào tạo, nhưng vẫn thất bại trong việc
ñánh giá hiệu quả của các khoá ñào tạo ñó trong việc giúp cCông ty của bạn ñạt ñược các
kế hoạch ñề ra.
8. Bạn không ngừng cố gắng ñể cải thiện hoạt ñộng của Công ty, nhưng bạn không thể
so sánh hoạt ñộng thực tế của bạn với các tiêu chuẩn bên ngoài.

9. Bạn tin rằng khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp của bạn ñều yêu thích Công ty,
nhưng bạn vẫn không có một quy trình nào ñể ñánh giá sự thoả mãn của họ với những gì
ñang diễn ra.
10. Bạn thường xuyên ñưa ra các dự ñoán và các khoản ngân quỹ cần thiết, nhưng
vẫn thất bại trong việc ñạt ñược các mục tiêu ñề ra từ trước, hay rút kinh nghiệm ñể
cải thiện trong tương lai.
(Doanhnhan360.com)

Những ñiều cần làm trong việc quản lý nhân sự
Nếu hỏi một Giám ñốc ñiều hành: “Quản lý nhân sự của Công ty làm gì?”, thì ña phần câu
trả lời là: “Tôi chỉ biết cần phải có một quản lý nhân sự”. Hầu hết các CEO cũng không có
câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào ñể quản lý nhân sự giúp Công ty cạnh tranh?”, và họ
cũng không có danh sách hoạt ñộng cụ thể cần phải làm của bộ phận phụ trách nhân sự
nhằm thúc ñẩy sự cạnh tranh trong Công ty.
Vì thế, Liz Ryan - người có kinh nghiệm làm việc cho nhiều Công ty trong danh sách
Fortune 500 (Mỹ), chia sẻ những việc mà các nhà quản lý nhân sự cần phải làm ngay:
1. Phối hợp với các nhà quản lý ñể xây dựng và truyền ñạt một tầm nhìn cho Công ty.
2. Quảng bá Công ty gắn với hình ảnh trọng dụng nhân tài, quảng bá bằng mọi phương
tiện, kể cả truyền miệng
Một lãnh ñạo nhân sự nên hiểu rõ văn hóa của Công ty và có những câu chuyện không chỉ
sử dụng cho mục ñích tuyển dụng, mà còn ñể tạo ñộng lực cho tất cả các hoạt ñộng với
khách hàng, nhà cung cấp, phương tiện truyền thông và cộng ñồng doanh nghiệp.
3. Huấn luyện tất cả nhân viên nói lên sự thật tại nơi làm việc. Bởi vì, sự thật là văn hóa
của mọi Công ty lớn.
4. Củng cố một nền văn hóa doanh nghiệp linh hoạt và khéo léo.
5. Xây dựng một lực lượng nhân sự phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Công ty, tạo lập
mô hình tuyển dụng hiệu quả.
6. Soạn thảo các quy ñịnh nhân sự ñáp ứng quy ñịnh của Công ty nhưng không quá
nhiều ñể không khiến nhân viên bị lúng túng hoặc có cảm giác bị ñối xử như trẻ em.
7. Xây dựng một nền văn hóa hợp tác ñể tạo ñộng lực cho tất cả các hoạt ñộng, chiến lược

quan trọng.



8. Gieo ý thức cho nhân viên về công việc kinh doanh, sự nghiệp và cuộc sống nói chung.
ðây là việc thường xuyên mỗi ngày chứ không phải cuộc khảo sát hằng năm.
9. Thay thế nỗi sợ hãi bằng sự tin tưởng trong chính sách, các buổi ñào tạo, thực hành quản
lý, và qua mỗi cuộc nói chuyện tại chỗ.
(Kynang.com.vn)

KỸ NĂNG
Tổ chức họp báo thành công
Họp báo là một hình thức ñể kết nối doanh nghiệp với giới truyền thông và cộng ñồng. ðể
có một buổi họp báo ấn tượng ñòi hỏi phải tiến hành một khối lượng công việc không nhỏ.
Nếu cảm thấy khoản kinh phí bỏ ra cho việc thuê một Công ty PR chuyên tổ chức dịch vụ
họp báo là quá tốn kém, bạn hoàn toàn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức ñể tự tổ
chức một buổi họp báo trang trọng và gọn nhẹ, lôi cuốn ñược giới truyền thông ñến tham
dự.
ðể bắt tay vào việc tổ chức một cuộc họp báo, bạn hãy nắm kỹ 7 bước cơ bản sau:
1. Chuẩn bị phần nội dung
Giới nhà báo ñến với sự kiện của Công ty bạn là ñể lấy thông tin. Bạn nên nhớ, thông tin là
“nhân vật” chính của mỗi cuộc họp báo. Do ñó, nhà tổ chức cần ñảm bảo rằng, phần thông
tin ñược giới thiệu trong sự kiện này là những thông tin xác ñáng nhất.
2. ðịa ñiểm tổ chức họp báo
Có rất nhiều lựa chọn cho buổi họp báo của Công ty bạn. Một ñiều bạn cần phải nhớ là tiêu
chuẩn của một phòng họp báo là phải ñảm bảo không gian, ñiều kiện tác nghiệp cho phóng
viên, quay phim, kỹ thuật thu thanh... Các trung tâm hội nghị, phòng họp của các khách sạn
với trang bị kỹ thuật ñầy ñủ thường là sự lựa chọn hàng ñầu của các Công ty ngày nay. Bên
cạnh các yếu tố kỹ thuật, phải ñảm bảo ñiều kiện về ánh sáng, trang trí lịch sự, không phô
trương.

3. Mời khách (phóng viên)
Lời mời (thường dưới dạng mời tư vấn truyền thông) cần trang trọng, lịch thiệp và thật
ngắn gọn: Chủ ñề, ñịa ñiểm, thời gian, những nhân vật có mặt và tham gia trả lời phỏng
vấn trong buổi họp báo. Cần chủ ñộng email, Fax cho các cơ quan báo chí từ trước ñó 1
tuần ñến 10 ngày trước khi gửi giấy mời chính thức. Hãy cố gắng ñể cơ quan báo chí...
không bỏ quên lời mời của bạn.
4. Chuẩn bị tư liệu họp báo
Tư liệu họp báo cần phải ñược chuẩn bị thật khoa học, rõ ràng ñể nhà báo theo dõi ñược
nội dung cuộc họp, tra cứu ñược các thông tin ñến chủ ñề họp báo. Phần này có thể bao
gồm: Kế hoạch họp báo (nội dung ñi kèm thời gian), lý lịch trích ngang của nhân vật chính
và các nhân vật có bài phát biểu, hình ảnh, biểu ñồ, bào phát biểu soạn trước của nhân vật
chính.
5. Thảo luận với MC và người diễn thuyết
1 – 2 ngày trước buổi họp báo, bạn cần gặp gỡ trước với những nhân vật có bài nói quan
trọng trước báo giới, có thể ñấy chính là lãnh ñạo của bạn. Lý do là nhà tổ chức buổi họp
báo cần phải xem trước những nội dung nào ñược phát ngôn. Bạn cần góp ý với những bài
nói dài lê thê, ñi xa trọng tâm chủ ñề buổi họp. Hướng dẫn các nhân vật cách trả lời các câu
hỏi khó khăn của báo giới khi họ trình bày bài phát biểu của mình, hoặc làm thể nào ñể
tháo gỡ các vấn ñề gây tranh cãi.
MC của buổi họp báo phải thoả mãn tiêu chí: Giới thiệu ñúng và nói rành mạch ñể mọi
người nghe ñược. MC không cần và không nên nhắc lại hoặc tổng hợp lại quan ñiểm của
các người phát biểu bởi phần tổng hợp ấy có thể... bị sai, gây nhiễu thông tin cuộc họp. MC


cũng có thể làm giảm không khí căng thẳng của cuộc họp báo bằng nụ cười, tác phong nhẹ
nhàng, lịch sự. Mọi cử chỉ vui nhộn, hài hước không nên diễn ra trước mặt báo giới.
6. Diễn tập
Họp báo là sự kiện quan trọng ñể bạn nâng cao hình ảnh Công ty mình trong mắt báo giới,
do ñó bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trong tất cả mọi khâu. Diễn tập chính là lúc bạn phát
hiện, dự phòng những bất ổn có thể xảy ra trong mỗi buổi họp báo.

7. Buổi họp báo bắt ñầu
Mọi thành viên trong ban tổ chức phải có mặt ít nhất 1 giờ trước khi buổi họp báo bắt ñầu.
Một lần nữa, bạn phải kiểm tra mọi hệ thống kỹ thuật, chỗ ñứng tác nghiệp, khâu ñón tiếp,
chỉ dẫn chỗ ngồi, chỗ tác nghiệp cho phóng viên.
Buổi họp báo phải ñược bắt ñầu ñúng giờ, bất chấp có bao nhiêu người tham dự. Hãy vận
dụng những tình huống bạn ñã phòng bị sẵn ở khâu diễn tập ñể ứng phó cho buổi họp báo.
Kết thúc buổi họp báo, bạn hãy dành cho giới truyền thông những lời cảm ơn chân thành
nhất, ñồng thời bày tỏ mong muốn ñược tiếp tục ñón tiếp họ trong những lần họp báo tiếp
theo.
(Kynang.com.vn)

ðÀM PHÁN
6 gợi ý ñàm phán dành cho người quản lý
Là nhà quản lý, khả năng sử dụng các kỹ năng ñàm phán thành công có thể làm nên ñiều
khác biệt cho sự thành công trong ñàm phán. Tương tự như vậy, việc gây ảnh hưởng ñối
với ñồng nghiệp và nuôi dưỡng các mối quan hệ có tính xây dựng và tích cực là ñiều cần
thiết. Dưới ñây là 6 ñiều mà các nhà quản lý cần nghĩ ñến khi chuẩn bị cho một cuộc ñàm
phán.
Biết rõ những ñiều mà bạn muốn: Là một nhà quản lý, ñiều quan trọng cần làm khi bước
vào cuộc ñàm phán là biết rõ bạn muốn kết quả cuối cùng của mình như thế nào. Hãy chắc
rằng bạn dành nhiều thời gian và suy nghĩ cho những gì mà bạn muốn và lý do mà bạn
muốn nó.
Biết rõ ñối tác muốn gì: ðối tác của bạn cũng sẽ có một lịch làm việc khi họ bước vào
cuộc ñàm phán. Hãy lưu ý tìm hiểu trước họ muốn kết thúc buổi ñàm phán ñó như thế nào;
hiểu rõ giải pháp tài chính, tình cảm, tinh thần hay vất chất mà họ mong muốn có ñược.
Hãy dự ñoán các ý kiến phản ñối do quá trình ñàm phán không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Xác ñịnh những khoản nhượng bộ: Xác ñịnh những yếu tố không thể ñàm phán và những
ñiều mong muốn và những ñiều mà bạn sẵn sàng cho ñi ñể nhận lại cái khác. Tất nhiên,
bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn hết tất cả các nhu cầu của mình sau buổi ñàm phán. Các
cuộc ñàm phán thường mang tính chất có qua có lại và với tư cách là một nhà quản lý, bạn

cần ñáp ứng một phần ñòi hỏi của nhân viên.
Xác ñịnh “ñiểm ra về” của bạn: Khi bạn xác ñịnh “ñiểm ra về” của mình, bạn sẽ ñịnh rõ
vào lúc nào sẽ không cần phải tiến hành ñàm phán nữa. Trước khi bắt ñầu các cuộc ñàm
phán, phải nắm chắc những ñiểm mà mình sẽ chấm dứt cuộc nói chuyện. ðây sẽ là một
nguồn rất quan trọng ñể bạn nắm ñược quyền lực trong cuộc ñàm phán, vì thế khi bạn gặp
phải tình huống ñã chuẩn bị thì bạn phải chắc chắn là mình hành ñộng.
Luyện tập với ñồng nghiệp: Cũng như bất kỳ buổi thuyết trình quan trọng nào khác, bạn
cần phải luyện tập. Bạn có thể ñối mặt với một cuộc tranh luận và cách tốt nhất là phải tập
dượt các kết quả có thể có. Thông qua việc tập luận với một ai ñó, bạn sẽ xây dựng ñược sự
tự tin trước tình huống ñó và nó sẽ giúp cuộc ñàm phán diễn ra thật suôn sẻ.
(Kynang.edu.vn)

KINH NGHIỆM

×