Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Từ dạo ấy của Natsume Soseki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.58 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG BUỔI GIAO THỜI QUA
TÁC PHẨM “TỪ DẠO ẤY” - NATSUME SOSEKI


MỤC LỤC

Mở đầu
Giai đoạn giao thời giữa thời kì Mạc Phủ và thời kì Minh Trị đã để lại nhiều biến
động về mọi mặt trong đất nước Nhật Bản. Đây là thời kì mà những văn minh
phương Tây xâm nhập vào trong xã hội tạo nên những sự thay đổi cũng như những
mâu thuẫn với những giá trị truyền thống. Con người trong thời kì này đứng giữa
lằn ranh giữa cái cũ và cái mới, giữa giữ lại và đổi mới. Họ dường như rơi vào nỗi
bi quan, lạc lõng, mất liên kết với các mối quan hệ và rồi có những cá nhân âm ỉ
trong mình những khát khao tự do, nổi loạn. Những vấn đề trên được phản ánh chân
thật trong các tác phẩm văn học thời kì này như một tấm gương bóng lống. Trong
đó, các tác phẩm của Natsume Soseki cũng đã góp phần khơng nhỏ vào sứ mệnh
trên. Cụ thể, qua tác phẩm “Từ dạo ấy”, một hình ảnh về những vấn đề của con
người trong buổi giao thời được khắc họa đậm nét.

I. KHÁI QUÁT CHUNG TÁC GIẢ NATSUME SOSEKI VÀ TÁC PHẨM
“TỪ DẠO ẤY”
1.1. Tác giả
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Natsume Soseki (夏夏 夏夏) sinh năm 1867, mất năm 1916. Theo Từ điển văn học
(bộ mới) thì ơng tên thật là Natsume Kinnosuke, sinh ra trong hồn cảnh khơng
được tốt đẹp tại Shinjuku - Tokyo. Ông được coi là nhà văn cận - hiện đại lớn nhất
Nhật Bản, một trong những người đi đầu trong trào lưu sáng tác theo khuynh hướng
sáng tạo văn hóa và là người đi đầu của trường phái văn chương “tâm lý cao sang”.
Ơng sinh ra trong hồn cảnh đất nước Nhật Bản trong khoảng thời gian cuộc
cách mạng Duy Tân Minh Trị, điều đó gây nên nhiều biến đổi trong cuộc đời của


ông. Sinh ra trong cảnh khơng được gia đình hoan nghênh, tới năm 2 tuổi ông được
cho một gia đình khá giả ở Shinjuku, Tokyo làm con ni. Dù nhận được tình u
thương của mẹ ni nhưng ơng vẫn ln thấy thiếu thốn tình cảm, tủi thân cho số


phận của mình. Natsume có lịng nhiệt huyết với văn chương. Theo học chữ Hán và
cả tiếng Anh để thi vào trung học, bên cạnh việc theo học tiếng thì ông cũng có
niềm đam mê văn chương cổ điển của Nhật Bản và cả những tác phẩm văn học Anh
cùng thời đại bấy giờ. Năm 1888, theo học khoa tiếng Anh của trường Đại học Đế
quốc Tokyo Nhật Bản. Tại nơi này Natsume gặp được Masaoka Shiki và nhanh
chóng trở thành bạn thân của nhau. Bên cạnh đó ơng cũng tiếp cận với tác phẩm
“Thất thảo tập” của Masaoka, nhà thơ Haiku nổi tiếng và bị ảnh hưởng ít nhiều từ
phong cách sáng tác của Masaoka. Từ đó ơng bắt đầu sáng tác bài thơ Haiku của
riêng mình và bắt đầu sử dụng biệt danh Soseki .
Năm 1895, sau khi tốt nghiệp ngành văn học Natsume dạy tiếng Anh ở một
trường trung học Matsuyama ở Shikoku. Tới năm 1896, ông chuyển sang giảng dạy
tại trường trung học Fifth ở Kumamoto, tới tháng 6 ông kết hôn với Nakane Kyoto.
Từ năm 1900 tới 1903 được xem là khoảng thời gian làm thay đổi những suy nghĩ
và cuộc đời của Natsume Soseki khi ơng được chính phủ Nhật cử sang Anh du học
với tư cách là “một học giả tiếng Anh người Nhật đầu tiên”. Năm 1904, ông về
nước và giảng dạy tại khoa văn học Anh của đại học Tokyo, trở thành giáo sư khoa
văn và có nhiều tác phẩm văn chương nổi tiếng.
Năm 1905, ông bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết “Wagahai wa neko de aru” (Tôi là
con mèo) và tới năm 1906 ơng hồn thành cuốn tiểu thuyết này, từ đó danh tiếng
của ơng bắt đầu đi lên. Tác phẩm được đăng dài kỳ trên tạp chí Sankai, “Tơi là con
mèo. Tơi chưa có tên” câu văn mở đầu tác phẩm và xuyên suốt tiểu thuyết, miêu tả
về hình tượng của con mèo đang chăm chú lắng nghe cuộc tranh cãi của những nhà
khoa học, thực chất là nói lên ý nghĩa về triết học và nghệ thuật.
Năm 1907, ông bắt đầu ngừng công việc giảng dạy tại trường đại học và trở
thành một tiểu thuyết gia, viết rất nhiều tiểu thuyết. Tới năm 1916, ông qua đời khi

mới 49 tuổi vì bị ung thư dạ dày, tuy ra đi khi tuổi đời còn trẻ nhưng Natsume
Soseki đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, có ảnh hưởng tới các thế hệ nhà văn sau
này, trong đó có những tác phẩm được chuyển thể thành phim.
1.1.2. Phong cách sáng tác
Yếu tố cảm xúc và tri giác trong sáng tạo nghệ thuật được nhắc tới trong các
sáng tác của Natsume Soseki. Natsume Soseki còn thể hiện rõ sự đối lập với chủ
nghĩa tự nhiên trong sáng tác của mình. Ơng cho rằng “tri giác mà khơng cảm xúc
thì là tri giác trong nhận thức khoa học, cảm xúc mà thiếu tri giác thì đó chỉ là tiền
- văn chương”. Yếu tố cảm xúc được nhấn mạnh trong các tiểu thuyết cũng như
trong các truyện ngắn của tác giả. Trong các tiểu thuyết yếu tố cảm xúc giúp cho
người đọc dễ dàng tiếp nhận tới tác phẩm, cách sử dụng từ ngữ cũng như phong
cách viết của tác giả qua các từ ngữ trang nhã, lộng lẫy, mang trong mình nét đẹp
riêng biệt. Đồng thời những tác phẩm ông sáng tác đều thể hiện tính trữ tình với tình
u đương thời của người viết đối với nhân vật bên trong tác phẩm mang trong
mình sự tinh hoa tri giác trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Yếu tố tri giác là điều
không thể thiếu trong sáng tác của Soseki, thông qua yếu tố tri giác đã giúp cho
người đọc cảm nhận được những giá trị cũng như hoàn cảnh xã hội phản ánh qua


những từ ngữ của tác phẩm. Đa phần các tác phẩm của Natsume Soseki đều phản
ánh hiện thực xã hội nước Nhật thời kỳ bấy giờ đồng thời ơng cịn sử dụng những
tri thức tiếp thu được trong quá trình học tập ở nước Anh làm cơ sở lý luận cho các
tác phẩm của mình. Chính quan niệm về cảm xúc và tri giác của Natsume Soseki là
quan niệm chung cho sáng tác của Dư dụ phái trong tổng số bốn khuynh hướng văn
học thời kỳ đó là Dư dụ phái, Chủ nghĩa duy mỹ, Bạch hoa và Chủ nghĩa tân hiện
thực.
Các chủ đề trong sáng tác của Natsume Soseki là những nỗi đau trong nội tâm
và sự cô đơn. Nhân vật trong tác phẩm có thể muốn có sự cách biệt với thế giới bên
ngồi khi văn hóa phương Tây hiện đại đang du nhập vào nước Nhật một cách quá
nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa cổ của Nhật.

1.2. Tác phẩm
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Đất nước Nhật Bản vào những năm 1868 đánh dấu bước chuyển mình một cách
mới mẻ và đầy mạnh mẽ cùng với đó là q trình hiện đại hóa đất nước cũng được
thực hiện. Vua Minh Trị lên ngơi, thay đổi chính sách “bế quan tỏa cảng” trước đó
của nước Nhật, mở cửa hội nhập với thế giới phương Tây với mong muốn thay đổi
kinh tế và phát triển theo hướng của các nước phương Tây. Cũng trong thời kỳ này,
văn học Nhật Bản mở cửa đón nhận những kiến thức, tiếp nhận những tinh hoa văn
hóa, văn học của phương Tây, học hỏi, bắt chước nền văn học phương Tây để chuẩn
bị cho một nền văn học mới bắt đầu nở rộ tại đất nước “Mặt Trời mọc”.
“Từ dạo ấy” hay “Sorekara” (夏夏夏夏) là tiểu thuyết sâu sắc và gây xúc động nhất
của Natsume Soseki, ra đời vào năm 1909. Câu chuyện được kể trong bối cảnh đất
nước Nhật Bản sau thời kỳ chuyển giao giữa Mạc phủ và Duy Tân Minh Trị, văn
minh phương Tây đang len lỏi vào trong cuộc sống của Nhật Bản, làm thay đổi
những suy nghĩ cũng như thói quen của con người Nhật Bản trong sinh hoạt.

1.2.2. Các nhân vật trong tác phẩm
Daisuke: nhân vật chính trong tác phẩm. Là cậu ấm vô dụng trong gia đình giàu
có. Ba mươi tuổi nhưng vẫn khơng chịu làm cơng việc gì, vẫn dựa vào khoản trợ
cấp hàng tháng từ gia đình.
Hiraoka: người bạn cùng khóa với Daisuke thời trung học. Sau khi tốt nghiệp
một năm thì hai người họ có mối quan hệ rất thân thiết. Vào cuối năm đó Hiraoka
lấy vợ và chuyển tới chi nhánh ngân hàng vùng Keihan làm việc và sinh sống tại đó.
Michiyo: Vợ của Hiraoka, lấy Hiraoka qua sự mai mối của Daisuke. Từng bị sảy
thai, sức khỏe không được tốt. Sau khi từ Keihan trở về Kyoto sinh sống có sự nhờ


cậy tới Daisuke. Sau khoảng thời gian tiếp xúc với Daisuke thì cậu ta thổ lộ tình
cảm với Chichiyo và hứa sẽ bảo vệ cô ấy.
Umeko: Vợ của Seigo, chị dâu của Daisuke. Là người như thể được chắp vá

không thương tiếc từ những phần cũ kỹ của thời kỳ trước vào thời Minh Trị hiện tại.
Cơ thích nhạc phương Tây và vơ cùng thích bói tốn.
Seigo: Anh trai của Daisuke, sau khi học xong thì vào một cơng ty mà cha mình
có quan hệ và hiện tại đang nắm giữ vị trí quan trọng trong đó.
Nagai Toku: Là cha của Daisuke, người thuộc thế hệ từng tham gia cuộc chiến
tranh vào giai đoạn cải cách Minh Trị, sau chiến tranh ơng từ bỏ chính trường, bước
chân vào lĩnh vực kinh doanh. Ông làm thử cái này đến cái kia, tích cóp qua thời
gian và trở thành một người giàu có. Ơng lo lắng cho chuyện gia đình của Daisuke,
thường xuyên mai mối cho cậu con trai nhưng đều bị từ chối.
Kadono: Người hầu trong nhà Daisuke, cậu ta bỏ học từ sớm, không màng tới
chuyện học hành, được Daisuke nhận xét là một người vơ tư. Nhờ có bà lão giúp
việc xin nên mới được nhận vào làm, cậu ta khá là lười biếng khi cả mẹ, anh trai và
cơ của cậu ta đi làm nhưng duy chỉ có Kadono là không làm việc.
Seitaro: Con trai của Seigo và Umeko, mười lăm tuổi, cậu bé thích chơi bóng
chày
Nuiko: con gái của Seigo và Umeki, mười hai tuổi, lúc nào cô bé cũng trả lời
mọi người rằng “Mọi người cứ coi chừng đấy”.
Terao: Bạn của Daisuke, sau khi tốt nghiệp đã tuyên bố ghét nghề giáo viên, vẫn
làm việc trong lĩnh vực văn học. Công việc thường ngày anh ta làm là dịch thuật
nhưng không đủ để chi tiêu cho cuộc sống.
Con gái nhà Sagawa: người được mai mối cho Daisuke, gặp nhau qua một bữa
ăn gia đình. Được học hành tại Kyoto, cô được học về âm nhạc như đàn koto, piano,
violin.

1. 2.3. Tóm tắt tác phẩm
Daisuke - một cậu ấm vơ dụng trong một gia đình giàu có, sau khi tốt nghiệp
nhưng không chịu đi làm mà sống dựa dẫm vào khoản trợ cấp hàng tháng của gia
đình . Ba mươi tuổi nhưng anh ta khơng có cơng việc, khơng vợ con dù cho gia
đình, người cha, anh trai hay chị dâu cố gắng mai mối cho nhưng anh ta vẫn từ chối
khéo léo các cuộc gặp gỡ và Daisuke dành hồn tồn thời gian của mình cho những

thứ tiêu khiển, thú vui phù phiếm. Bên cạnh Daisuke, Hiraoka là một người bạn
thân thời trung học của anh. Hiraoka kết hôn với Michiyo, người vợ qua sự mai mối
của Daisuke, rồi họ chuyển tới vùng Keihan. Một thời gian sau, Hiraoka trở về


Tokyo với lý do không phải do anh ta gây ra nhưng để tránh gây ra rắc rối cho ông
trưởng chi nhánh nên Hiraoka buộc phải nhận lỗi và vay tiền từ ông ta để trả cho
ngân hàng gần 1000 yên. Hiraoka với mong muốn được Daisuke giúp đỡ tìm một
công việc trong công ty của anh trai Daisuke. Trong khi đó, Michiyo sau khi cùng
chồng chuyển tới Tokyo thì thường xuyên lui tới nhà của Daisuke để nhờ giúp đỡ,
có lần cơ đến nhờ Daisuke xoay sở cho cơ số tiền 500 yên, số tiền đã chi tiêu để
điều trị bệnh của cô. Daisuke đành vay tiền của chị dâu Umeko và đem đến cho
Michiyo. Sau những lần gặp gỡ cũng như biết về tình cảnh của cơ, đầu óc của
Daisuke luôn nghĩ về Michiyo, điều đó không làm anh thấy trái với đạo đức mà
ngược lại là phấn chấn tinh thần hơn rất nhiều. Anh mời Michiyo tới nhà và nói rằng
lẽ ra phải thổ lộ tình cảm sớm hơn trước khi cô lấy Hiraoka. Sau khi thổ lộ được
những điều suy nghĩ trong lòng về Michiyo đã khiến cho Daisuke nhẹ nhõm hơn rất
nhiều, sáng hôm sau sau khi thức dậy anh lấy quyết tâm về nhà để nói chuyện với
cha về việc từ chối mối quan hệ với con gái nhà Sagawa. Đồng thời, Daisuke quyết
định sẽ nói chuyện với Hiraoka về vấn đề này. Daisuke xin lỗi và nói rằng anh có
tình cảm với Michiyo và muốn được bảo vệ cũng như chăm sóc cơ ấy. Song,
Hiraoka cũng trả lời rằng khi nào tình trạng sức khỏe của Michiyo ổn định sẽ giao
cô ấy cho Daisuke. Sau đó, Hiraoka đã âm thầm viết thư gửi tới nhà cho cha của
Daisuke và khiến cả gia đình tức giận, người cha đã tuyên bố rằng sẽ không nhận
Daisuke làm con vì việc mà cậu ta làm là trái với đạo lý. Tuy nhiên, Daisuke cho
rằng việc mình làm là hợp lý, sau khi người anh trai ra về thì Daisuke đứng phắt dậy
cầm mũ vụt chạy ra ngồi, chỉ nói một câu với người làm là đi tìm việc. Với một
người trước giờ chưa từng đi làm là một điều rất khó khăn, Daisuke lao ra ngồi
trời, như người vô định, anh lên tàu lửa, trong đầu anh như đang cháy rụi với sự
chuyển động của con tàu và anh quyết định sẽ tiếp tục đi tàu cho tới khi đầu anh

cháy rụi.
II. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG BUỔI GIAO THỜI

2.1. Con người thừa/ Superfluous man

“Con người thừa” được gọi là Superfluous Man theo tiếng Anh và Лишний
Человек (Lishny Chelovek) theo tiếng Nga. Đây hình tượng vừa mới mẻ, lại vừa
tiêu biểu trong giai đoạn đầu của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. Như nhân vật
Onegin trong Evghenny Onegin (1832) của Alexander Pushkin; Pierre Bezukhov
trong Chiến tranh và Hịa Bình của Leo Tolstoy (1865–69), Prince Myshkin trong
Chàng ngốc của Fyodor Dostoyevsky (1869), hay phần lớn những nhân vật anh
hùng trong các tác phẩm của Ivan Turgenev*, chính là những nhân vật mang đặc
điểm của hình tượng này.


Về nguồn gốc tên gọi kiểu nhân vật này, nhiều học giả cho rằng thuật ngữ Con
người thừa bắt nguồn từ tác phẩm The Diary of a Superfluous Man (Nhật kí của một
người thừa) của Ivan Turgenev xuất bản năm 1850. Về hình tượng, có giả thuyết
cho kiểu nhân vật này là do Lord Byron – nhà thơ lãng mạn nước Anh vào thế kỉ 19
tạo nên lần đầu tiên trong bài thơ của ông Childe Harold's Pilgrimage (Cuộc hành
hương của Childe Harold, 1812) với nhân vật chính Childe Harold. Tuy nhiên,
trước đó vào năm 1832, nhà thơ Alexander Pushkin mới chính là người giới thiệu
kiểu nhân vật này với Evghenny Onegin.

Về đặc điểm của hình tượng Con người thừa, họ mang hình mẫu thế hệ trẻ trong
giới quý tộc xa hoa, sang trọng, giàu có. Họ chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ để rồi
khơng biết làm gì đâm ra chán ghét cuộc sống vô vị tẻ nhạt, quay lưng lại với cuộc
sống xung quanh mình. Khơng chỉ trong đời sống vật chất mà đời sống tình cảm đối
với họ cũng chỉ là những giây phút thống qua, khơng có gì cuốn hút. Theo Từ điển
văn học nhận định, Con người thừa đó là kiểu người “trẻ tuổi, có năng lực, nhưng

lại bế tắc, vô dụng giữa cuộc đời”.

Và khi tiếp xúc với tác phẩm “Từ dạo ấy” của Natsume Soseki, nhóm chúng tơi
nhận thấy nhân vật chính của tác phẩm – Daisuke mang đầy đủ những nét đặc trưng
cơ bản của hình tượng “con người thừa” mà chúng tơi đề cập bên trên. Vì vậy,
chúng tơi quyết định phân tích Daisuke trong vai Con người thừa nhằm tạo tiền đề
tìm hiểu thái độ của con người Nhật Bản trước bối cảnh đất nước sau thời kỳ
chuyển giao giữa Mạc Phủ và Duy Tân Minh Trị; giữa những cuộc đụng độ Nhật
Bản truyền thống và phương Tây văn minh. Từ đó làm rõ bi kịch cái tơi cá nhân lạc
lõng, cô đơn giữa cộng đồng.
Daisuke là một cậu ấm con nhà danh giá trong xã hội Minh Trị. Cha của Daisuke
là Nagai Toku – một người già thuộc thế hệ từng tham gia cuộc chiến tranh diễn ra
vào giai đoạn cải cách Minh Trị và sau khi từ bỏ chính trường, ông bước chân vào
lĩnh vực kinh doanh rồi từ từ tích lũy thành một người giàu có. Chính nhờ hậu thuẫn
của cha và gia đình, Daisuke đến năm 30 tuổi vẫn sống thong dong với thái độ
chẳng cần biết tương lai như thế nào, không nghề nghiệp, không mục tiêu, không
ước mơ. Đến nỗi Soseki mô tả Daisuke trong tiểu thuyết của mình như một người
“dù chỉ mới ba tuổi mà đã đạt tới trình độ nil admirari.” (Tiếng Latinh: thờ ơ hết
thảy). Daisuke cho rằng xã hội anh đang sống khơng có điều gì tốt đẹp để anh có
động lực cố gắng: “Chẳng phải khi nhìn xung quanh trong đất nước Nhật Bản này,
sẽ không thấy được một mét vuông nào đang tỏa sáng sao? Tất cả đều tối đen. Một
mình đứng ở nơi như vậy thì mình có nói gì hay có làm gì cũng chỉ là vơ ích… ”
Daisuke hài lịng với bản thân ở hiện tại và hồn tồn khơng nghĩ mình là kẻ lười
biếng mà chỉ cho rằng mình là người thuộc đẳng cấp cao hơn, hạng người có nhiều
thời gian rảnh mà khơng nên bị xâm phạm do công ăn việc làm. Anh suốt đời quanh
quẩn với những cuốn sách phương Tây, đọc báo và mớ sách vở đặt từ nước ngoài.
“Nếu một ngày trôi qua mà không đọc một trang sách nào, anh sẽ có cảm giác như


thói quen bị mục nát. Vì vậy, dù vẫn thường có chuyện gì đó xảy ra nhưng anh ln

cố gắng sắp xếp để có thể ở gần những con chữ. Có những lúc anh có cảm giác như
đọc sách là thế mạnh duy nhất của mình.” Có thể nói, sách có một kết nối vơ cùng
đặc biệt với người có tâm hồn nhạy cảm như Daisuke, ảnh hưởng đến suy nghĩ của
anh và đầu anh thường xuyên đắm chìm vào những cảnh tượng cuối cùng trong các
câu chuyện mình đọc được. Ngồi ra, Daisuke cịn say mê mùi hương trà, linh lan
và lan quân tử. Thứ mùi hương ấy giúp anh thư giãn và cảm thấy yêu sự sống và nó
cịn tỏa ra một thứ mùi sang trọng.
Daisuke coi trọng vẻ ngồi và cơ thể mình. Anh chăm chút cơ thể tỉ mỉ và tự
cảm thấy hài lòng về cơ thể ấy. Thậm chí, cho dù bị những người khác nói là điệu
đà, anh cũng chẳng hề thấy khó chịu. Vẻ ngồi bóng bẩy và giàu có giúp anh thu hút
và quen biết khá nhiều kiểu phụ nữ. Tuy nhiên, bản thân Daisuke chẳng hề có một
kế hoạch rõ ràng liên quan đến việc kết hôn. Anh không hề hứng thú chuyện kết hôn
và muốn tương lai đến một cách tự nhiên, phù hợp thay vì nơn nóng mà đâm ra bất
hợp lý, thậm chí cịn mang đầy sự thơ tục. Daisuke đắm mình trong cuộc sống xa
hoa, tự do phù phiếm vui chơi, phí hồi tuổi trẻ trong những cuộc dạo chơi. Những
lần cùng chị dâu Umeko đi nghe nhạc phương Tây, đi xem bói, xem kịch và cùng
bàn luận những vở kịch ấy.
Như vậy, Daisuke sống khơng có mục đích, bng thả, cơ đơn, khơng biết mọi
việc xung quanh, khơng làm được việc gì cho đời. Anh trở thành kiểu “con người
thừa” sống trong xã hội Nhật Bản thời Minh Trị những năm đầu thế kỉ XX.
2.2. Con người cô đơn trước thời cuộc
Hầu hết các nhân vật trong Từ dạo ấy đều là những cá nhân phải chịu ràng buộc
trách nhiệm với cộng đồng, trong một xã hội theo định hướng Nhóm. Họ khơng tìm
được tiếng nói chung với cộng đồng, dù trong mối quan hệ tình thân hay bạn bè thì
cũng như chiếc vỏ rỗng được kết nối bởi quan hệ huyết thống hoặc bởi trách nhiệm,
càng thân thiết lại càng lạnh nhạt, càng xa lạ lại càng tin tưởng. Có thể nói, tất cả
bọn họ đều cô đơn trong chiếc vỏ rỗng tuếch, trong thờ ơ và tràn trề nỗi thất vọng.
2.2.1. Cô đơn trong chính gia đình
Trước hết, về mối quan hệ của Daisuke với cha. Người cha mang luồng tư tưởng
ảnh hưởng nặng bởi Nho giáo và ông một mực tin vào nền nếp truyền thống cũ. Dù

cho những quan điểm phương Tây đang dần thẩm thấu, ông cũng chẳng nhận thấy
mọi thứ thay đổi so với thời đại mình một chút nào. Ông tạo một môi trường giáo
dục khắc nghiệt cho tâm hồn non nớt từ bé của Daisuke. Ông tin rằng, việc ông là
người ban cho Daisuke sự sống sẽ là thứ đảm bảo cho tình yêu thương vĩnh cửu,
ngược lại với những bất mãn, khổ đau. Chính vì phương pháp giáo dục này, Daisuke
không nhận được sự thấu hiểu, không được bao dung, và anh trở nên chai lì, phớt lờ
cha mình. Bản thân Daisuke bị đè nén bởi những xúc cảm, tình cảm cố hữu mà con
người cần bộc phát ra bên ngồi, thay vào đó, anh dồn nén chúng và giữ riêng cho
mình. Kết quả, Daisuke dần cảm thấy cô đơn, phiền muộn và bất mãn. Anh vấp phải
sự bế tắc và vơ dụng trong chính cuộc đời an nhàn của mình. Daisuke vốn đã lười


biếng và nhàn hạ lại càng trở nên hoài nghi, thất bại, chán chường với tất cả mọi
thứ. Anh nhận ra rằng: “Xã hội hiện đại chẳng qua chỉ là tập hợp của những cá
nhân biệt lập. Mặt đất vẫn cứ trải rộng như nó vốn có nhưng trên đó, người ta xây
nên những ngôi nhà và lập tức trở nên tách biệt. Rồi từng người trong nhà cũng trở
nên tách biệt. Văn minh là thứ biến chúng ta thành những cá thể biệt lập.”
Tiếp đến tình cảnh của Hiraoka và vợ mình - Michiyo. Ngay chính trong mối
quan hệ vợ chồng với Michiyo, sự cô đơn của Hiraoka phần nào thể hiện rõ tình
yêu, tình nghĩa vợ chồng của Hiraoka khơng có sự thấu hiểu và nổi bật là cảnh
“đồng sàng dị mộng” khi chính người vợ đầu ấp tay gối của mình là Michiyo về sau
lại có cuộc tình vụng trộm với bạn thân anh. Điều đó khiến Hiraoka cơ đơn ngay
chính căn nhà mình “Dù thế, mình có về nhà thì cũng chẳng có gì hay ho nên mình
biết phải làm sao đây?”. Tình yêu trong sáng tác của Soseki thường miêu tả với
giọng điệu châm biếm và dấy lên sự hoang mang về sự vụn vỡ trong tình thân.
Chính sự cơ đơn trong tình cảm vợ chồng với Michiyo hay trong mối quan hệ bè
bạn với Daisuke mà hơn ai hết Hiraoka tìm kiếm cho mình sự đồng cảm về tiếng
nói chung và sự thấu hiểu thật sự. Bằng chứng cho thấy anh thường đi xã giao trong
cơng việc, ít khi ở nhà hay qua lời kể của Michiyo“...ở nhà ngủ. Nếu khơng thì lại
uống rượu. Khi có người đến chơi thì cậu ta cịn uống nhiều nữa. Rồi rất hay tức

giận và suốt ngày chửi rủa”. Theo Huỳnh Thanh Phương (2013), truyền thống ứng
xử của người Nhật được chia thành Bên trong và Bên ngoài. Bước ra ngoài ranh
giới bên trong là một thái độ ứng xử hồn tồn khác trong khơng gian bên ngồi.
Nếu nói: “Hắn ta tốt bên ngồi nhưng xấu bên trong” theo cách hiểu của người
Nhật, tức là cách nói chê bai người đó vì tính ích kỉ và cư xử khó khăn với người
trong nhà, trong khi các mối quan hệ bên ngoài của anh ta được coi là dễ chịu và
đáng trọng. Ở đây, Hiraoka của Soseki có lẽ cũng được xây dựng như thế“Em vẫn
cất giữ những thứ như thế à? Em hãy cắt nó ra và làm giẻ lau đi” đó là thái độ của
Hiraoka khi nhìn thấy bộ kimono của trẻ con mà Michiyo vừa tháo dây buộc ra. Tác
giả không miêu tả kĩ cảm xúc của Hiraoka về chi tiết mất đứa con, nhưng thông qua
câu nói trên thì phần nào ta cũng thấy được sự vô cảm của anh đối với những ký ức
mất mát ấy. Cịn đối với ơng trưởng chi nhánh thì anh lại“cố gắng để khơng nói
những điều mà đối phương khơng hiểu hay cảm thấy khó chịu”. Trong tác phẩm của
Soseki, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội thường rất trái ngược nhau.
2.2.2. Lạc lõng trong xã hội khi những lý tưởng bị sụp đổ
Trước đây, Daisuke luôn đề cao cái tôi cộng đồng lên trên cái tôi cá nhân. Cha
anh từng nói: “Là con người thì khơng nên chỉ suy nghĩ cho bản thân mình. Cịn có
cả xã hội, có cả đất nước nữa. Nếu khơng làm điều gì đó cho người khác, dù là một
chút thơi thì sẽ thấy khó chịu.” Quan niệm này khiến Daisuke một thời ln sống,
phục vụ vì cộng đồng và cho rằng đó là điều đúng đắn. Vì lẽ này, anh sẵn sàng thay
anh trai Michiyo là Suganuma chăm sóc và nâng đỡ cơ. Vì lẽ này, anh sẵn sàng vứt
bỏ niềm riêng, vui vẻ chấp nhận làm người mai mối cho Hiraoka và Michiyo. Anh
xem hành động ấy là nghĩa cử hy sinh cao thượng vì dám nhường lại người thương
cho bạn mình. Lý tưởng trước đây là sống vì cộng đồng. Tuy nhiên, sống trong
nhóm xã hội, Daisuke khơng cảm thấy hạnh phúc, lạc lõng khi khơng tìm thấy sự
đồng cảm, chia sẻ từ chính cộng đồng đó. Để rồi, cho đến hôm nay, khi chứng kiến


kết quả việc làm của mình, anh bắt đầu thức tỉnh, cái tôi cá nhân bắt đầu bộc phát,
tự ý thức thì bi kịch trong anh bắt đầu lộ diện.

Về nhân vật Hiraoka, anh là hình ảnh rõ nét con người cá nhân lạc lõng trong xã
hội hiện đại hóa. Khi mới nhậm chức, Hiraoka tất bật làm việc và nghiên cứu đến
độ anh cịn suy nghĩ “có thể từ học thuật nghiên cứu ra vài ứng dụng thực tế”
nhưng những điều đó lại đi ngược với xã hội hiện tại- nơi mà những giá trị giả tạo,
tầng lớp tư sản mới nổi mê đắm đồng tiền và thang giá trị đánh giá con người dựa
trên việc phục vụ lợi ích quốc gia. Còn Hiraoka lại là con người cá nhân hành động
và suy nghĩ theo cách riêng của mình. Thậm chí, anh cịn bình phẩm những con
người tầm thường, xấu xa trong xã hội nhưng chính anh cũng dần trở thành những
con người mà anh bình phẩm:
“Hiraoka đã quen với cơng việc, có được nhiều sự tin tưởng, các mối quan hệ
cũng tăng lên, và thời gian học hành cũng tự nhiên hết đi. Ngược lại, anh còn thấy
rằng, việc học hành cịn cản trở cơng việc thực tế.”
Đồng thời, anh còn đứng ra nhận trách nhiệm và đề nghị thôi việc về vụ biển thủ
tiền do ông trưởng chi nhánh thúc ép và hậu quả là anh phải gánh trên mình một
món nợ khơng thuộc về mình. Hệ lụy của xã hội văn minh tiên tiến mà Soseki khắc
họa là hình ảnh con người chạy theo đồng tiền, chỉ đồng tiền và địa vị mới cho con
người tạo ra đẳng cấp mới của sự bình đẳng và phân biệt.
Ngồi ra, Hiraoka cịn là hình ảnh tiêu biểu của cá nhân sợ hãi trước dư luận xã
hội. Hiraoka cho rằng bản thân mình có thể sắp xếp cuộc sống của mình mà khơng
biết chính mơi trường mới là thứ sắp xếp cuộc sống của anh. Vì vậy, lúc đầu anh cứ
cho rằng việc làm theo ý mình mà khơng để ý đến người khác nói gì nhưng bản thân
anh lại u uất, dè chừng khi bị xã hội phản ứng xấu về mình. Như việc lúc đầu anh
phản ứng với thái độ của trưởng chi nhánh nhưng về sau“sự bực bội của Hiraoka
cũng nhạt đi và dần dần anh đã có thể trở nên hịa hợp với mơi trường xung quanh.
Tự bản thân cũng phải cố gắng để có thể làm được việc ấy”. Nhân vật Hiraoka rơi
vào tình huống “tiến thối lưỡng nan”, anh cần phải hịa nhập vào khơng khí xã hội
đang văn minh hóa từng ngày, nhưng lại khơng thích ứng được bầu khơng khí đó.
Nếu đứng lại, hay cư xử khác đi, anh lại trở thành đối tượng bị chê bai, bình phẩm.
Điều đó cũng thể hiện ngay trong chính mối hơn nhân của anh. Mặc dù bản thân
hiểu rõ mối quan hệ của Daisuke và Michiyo nhưng vì sợ bị chê bai và xã hội đánh

giá anh vẫn không thể trao Michiyo cho Daisuke, bằng chứng là việc anh đã gửi thư
đến gia đình Daisuke. Chắc hẳn, Hiraoka mong muốn rằng việc này sẽ giúp Daisuke
từ bỏ Michiyo. Điều đó giúp ta nhận thấy một mâu thuẫn trong Hiraoka rằng, mối
quan hệ tình cảm vợ chồng của anh và Michiyo đang đi đến bế tắc đồng thời anh
cũng rơi vào sự cô đơn trong chính mối quan hệ đó nhưng vì sự sợ hãi trước dư luận
xã hội “Cậu nghĩ là trên đời này cịn có cách để phục hồi danh dự đã bị hủy hoại
của mình sao?” mà anh lại tiếp tục đắm mình vào và cố gắng thích ứng. Kết lại
thành sự u uất, cảm giác bơ vơ, lạc lõng và nỗi niềm này chẳng những xuất hiện
trong sáng tác của Natsume Soseki mà còn được phát triển xuyên suốt trong nền văn
học Nhật Bản hiện đại, trở thành tình cảnh “thất lạc giữa cõi người”.


Đến với Terao, anh thuộc tuyến nhân vật phụ không xuất hiện trong xuyên
suốt tác phẩm. Tuy nhiên, sự hiện diện của nhân vật này đã góp phần thể hiện một
khía cạnh khác của con người cá nhân trong thời đại. Anh là một đại diện hình ảnh
người nghệ sĩ cô độc giữa xã hội khi lý tưởng bị sụp đổ. Chỉ qua vài dòng giới thiệu
sơ nét ban đầu, ta thấy được anh ta là một người có ý thức bản thân khơng thích gì
cũng như đam mê điều gì “Anh này sau khi tốt nghiệp đã tuyên bố là ghét nghề
giáo viên nên sẽ làm việc trong lĩnh vực văn học”. Với lý tưởng của mình, anh ta
quyết tâm theo đuổi mục tiêu đã đặt ra bất chấp những tác động bên ngoài “Bất
chấp lời ngăn cản của những người xung quanh, anh ta bắt đầu một cuộc phiêu lưu
mạo hiểm”. Đây là một thiên hướng cao đẹp của người nghệ sĩ khi ước vọng sống
hết mình với nghệ thuật, văn chương. Nung nấu trong lòng một niềm hăng say theo
đuổi nghề văn, hẳn trong anh có những hồi bão sẽ khẳng định tài năng của mình
một cách chân chính. Tuy nhiên, lý tưởng dù có cao cả thế nào vẫn không thể vượt
thắng nỗi lo cơm áo gạo tiền vụn vặt. Đây là một bi kịch đớn đau đối với những
người trao trái tim mình cho nghệ thuật bởi nghệ thuật là vô vị lợi. Hiện thực xã hội
tàn nhẫn khiến cho người nghệ sĩ không thể thỏa được ước mơ của chính mình bởi
họ khơng thể sống ngoài những nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Terao không thể sống
với thiên lương của một người nghệ sĩ mà phải khổ sở với những nhu cầu tủn mủn

“Đã ba năm trôi qua từ khi bắt đầu nhưng anh ra vẫn chưa thành danh, vẫn đang
sống chắt chiu và tiếp tục việc viết lách”. Anh dường như lạc lõng trong một xã hội
mà tài năng dường như không được công nhận mà giá trị vật chất lại được đưa lên
hàng đầu. Terao hẳn phải đau đáu trong sự mâu thuẫn một bên là phẩm giá thiêng
liêng của người nghệ sĩ và sự tầm thường trong nghề viết để được những đồng bạc
nuôi sống anh ngày qua ngày. Suốt ba năm miệt mài trong nghiệp viết nhưng chẳng
mấy ai quan tâm đến tài năng của anh, điều đó khiến cho người nghệ sĩ vỡ mộng,
ngày qua ngày chỉ cố viết để kiếm ít tiền để sinh sống “anh ta nói rằng hôm nay
làm việc từ sáng đến chiều và đã kiếm được 2 yên 5 xu rồi”. Những tác phẩm của
mình khơng được quan tâm khiến anh trở nên cơ độc đến nỗi tự khen ngợi những
bản dịch của mình và chê bai những tác phẩm văn học đương thời. Đây được xem là
một dấu hiệu của việc anh ta cảm thấy mặc cảm, thiếu tự tin. Khi không hài lịng
với bản thân người ta có xu hướng chê bai, phán xét người khác kém cỏi. Khi thấy
người khác được cơng nhận cịn mình thì khơng được, điều đó đã tạo nên một ác
cảm ăn sâu trong tâm thức của họ. Nó cịn là dấu hiệu của việc họ đang cô đơn,
hành động chê bai người khác hầu lôi kéo được một ai đó có thể kết bạn với mình.
Điều này có thể thấy rõ qua việc khi nghe những lời Terao “đả kích các nhà văn và
các nhà phê bình Nhật Bản đương thời...Daisuke thích thú lắng nghe”. Tuy nhiên,
dù có quyết liệt, thẳng thắn như thế nhưng Terao khơng dám bộc lộ trực tiếp những
ý kiến của mình bởi anh còn bị ràng buộc bởi kế sinh nhai. Anh khơng được tự do
viết nên những gì mình nghĩ như một nhà văn chân chính, là “thư kí trung thành của
thời đại” nhưng nghề văn giờ đây chỉ là “cái cần câu cơm”. Anh chua chát bộc bạch
lịng mình với Daisuke “Nếu mình được sống thoải mái như cậu thì mình sẽ khơng
ngần ngại nói ra hết, nhưng dù gì mình cũng cần kiếm ăn mà. Nói thế nào thì đó
khơng phải một cơng việc nghiêm túc.”. Dường như xã hội ngày càng hiện đại, nhu
cầu vật chất cũng tăng cao bởi sức mạnh của đồng tiền mà tư tưởng phương Tây
mang vào. Con người cảm thấy bị lạc lõng bởi khơng thể sống với những ước mơ
của mình mà gắn chặt vào những đòi hỏi từ xã hội. Họ không được tự do. Terao là



một đại diện điển hình cho một tài năng bị chôn vùi khiến những mộng ước cao quý
bị sụp đổ, để rồi những nỗi lo lắng đã ăn mòn đi trái tim đầy nhiệt huyết với nghề
cũng như phẩm chất thiêng liêng của người làm văn. Anh trở nên cô độc giữa xã hội
và chỉ là cái vỏ rỗng vô hồn hằng ngày làm việc chỉ để kiếm miếng ăn.
2.2.3. Nỗi lòng của những người phụ nữ trước thời cuộc
Trong tác phẩm, các nhân vật phần lớn là nam, chỉ có hai nhân vật nữ là
Michiyo và Umeko, nhưng từ hai nhân vật này đã cho ta thấy rõ số phận của những
người phụ nữ trong buổi giao thời. Họ là những người phụ nữ kiểu mẫu, mang trên
vai gánh nặng trách nhiệm đối với gia đình dù trong tâm hồn họ trống rỗng, cô đơn,
héo hon theo thời gian.
Trước hết, Michiyo là một nhân vật khá đặc biệt trong tiểu thuyết Từ dạo ấy của
Natsume Soseki. Cô là người vợ đầu ấp tay gối của Hiraoka được Daisuke mai mối.
Những tưởng sẽ được hạnh phúc bên người chồng nhưng cơ dần rơi vào những bi
kịch. Trước hết, đó là bi kịch của những sự mất mát. Mất mẹ, mất anh trai và đau
đớn hơn là mất đi đứa con nhỏ của mình. Từ những sự mất mát đó, người phụ nữ
này như bị rút dần sức sống, tồn tại từng ngày như ngọn đèn leo lét trước gió trong
một thể trạng yếu ớt. Là người chi phối hành động và tâm lí của Daisuke.
Trước khi kết hơn với Hiraoka, Michiyo và Daisuke vốn đã có tình cảm với
nhau, nhưng Michiyo vẫn không chọn cách từ chối cuộc hôn nhân này. Đến đây, ta
phải nhắc đến mỗi quan hệ giữa Michiyo, Daisuke và người anh trai:“Ba người họ
cứ như vậy, quay vịng giống như chong chóng ba cánh từ ngày này sang tháng
khác”. Giữa họ có một sự gắn bó mật thiết, tạo nên sự cân bằng trong mối quan hệ
đó nên khi người anh trai mất, hai người cịn lại đều cảm thấy được sự chênh vênh.
Michiyo vốn đã khơng có chỗ dựa, anh trai muốn cơ ở gần mình vốn là để cơ có một
tương lai tốt hơn, thế nhưng giờ đây, cơ lại trơ trọi một mình. Cịn Daisuke thì lại
nhận được lời ủy thác của người anh trai về Michiyo. Có lẽ, từ thời điểm ấy,
Daisuke thấy thân phận của mình là một người anh trai và phải có trách nhiệm tìm
được người tốt nhất cho “cơ em gái”. So mình và Hiraoka, mặc dù là cậu ấm nhưng
anh lại khơng có ý muốn tự lập, khơng thể tự trang trải cuộc sống. Vì lẽ ấy, Daisuke
bỏ qua đoạn tình cảm này mà làm mai cơ cho Hiraoka. Với Michiyo, thời điểm đó

cơ cũng có tình cảm với anh nhưng cô lại đồng ý kết hôn với Hiraoka, đó hẳn là vì
tính cách nhu thuận truyền thống của phụ nữ Nhật nói riêng và phụ nữ Đơng
phương nói chung. Thật ra, trong nội tâm cơ gái khi ấy vẫn xuất hiện sự dằn vặt,
mâu thuẫn rằng có nên chấp nhận cuộc hơn nhân này hay khơng. Bằng chứng là khi
nhắc về chuyện cũ, Michiyo hỏi Daisuke: “Nếu hồi đó anh trai em khơng qua đời
mà thành đạt thì bây giờ em sẽ thế nào nhỉ?”. Đây rõ ràng là một sự hối tiếc, mỗi
lần đối mặt với Daisuke, trong lịng cơ vẫn mãi là một sự nuối tiếc. Michiyo nói
rằng: “Nhưng từ hồi đó anh đã thay đổi rồi”. “Hồi đó” chính là thời điểm anh trai
cô mất, nghĩa là từ lúc ấy Michiyo cảm nhận được tình cảm của Daisuke dành cho
mình có gì đó thay đổi, khơng phải mất đi, mà nó chuyển từ tình yêu trai gái sang
tình anh em. Cứ như thế, dưới sự mai mối của người anh trai bất đắc dĩ này,
Michiyo chấp nhận. Cô không chọn cách phản kháng. Thứ nhất, với cơ, tình u mà
cơ chờ đợi nhận được từ Daisuke đã khơng đến, thay vào đó là một cuộc hôn nhân.


Vì vậy, Michiyo thật sự khơng đủ sức để vượt qua cú sốc này, chỉ đành để số phận
sắp đặt cho mình. Thứ hai, khơng có chi tiết nào cho biết rằng Michiyo đã thật sự
nhận được một lời tỏ tình từ Daisuke. Điều đó khiến cơ tự hồi nghi bản thân, phải
chăng đó chỉ là sự ngộ nhận của chính mình mà thơi? Cứ thế, Michiyo rơi vào thế bị
động và mất dần năng lực phản kháng.
Khi sống với Hiraoka, khơng có thơng tin nào cho ta biết rằng Michiyo đã hoặc
đã từng hạnh phúc. Mặc dù chi tiết sinh con chỉ được nhắc thoáng qua, làm tiền đề
cho sức khỏe của Michiyo sau này nhưng với một người phụ nữ, nhất là người phụ
nữ của thời Duy Tân Minh Trị - mang nhiệm vụ vun vén gia đình thì đây là một việc
hết sức quan trọng. Đứa con ra đời có lẽ là sự gắn kết thiêng liêng cho hai vợ chồng,
nếu cô không yêu Hiraoka hoặc Hiraoka khơng u Michiyo nhưng ít nhất, đứa con
sẽ là gạch nối tình cảm giữa hai con người này. Nhưng con mất, sức khỏe rơi vào
suy kiệt, Michiyo như khơng cịn điểm tựa nữa. Nếu đứa trẻ này cịn sống thì khi
gặp lại Daisuke, dù tình cảm có dâng lên đến độ nào thì người phụ nữ này cũng
khơng hẳn dám rơi vào cuộc ngoại tình trớ trêu kia. Cả sức khỏe lẫn chỗ dựa tinh

thần đều khơng cịn, gia đình rơi vào nợ nần, Michiyo thật sự đang gánh trên vai sức
nặng vượt quá sự chịu đựng của người phụ nữ. Điều đó đã góp phần đưa cơ đến
những hành động về sau.
Khi gặp lại Daisuke, điều làm ta và cả Daisuke thấy rõ ở cơ gái này nhất đó là sự
trốn tránh. Trên vẻ mặt cô gái từng rất xinh đẹp và hồng hào thì giờ đây lại chất
chứa nỗi buồn man mác. Cơ ln che dấu hồn cảnh thật sự của mình đến độ đáng
thương. Michiyo gặp Daisuke, Daisuke là người trong lịng của cơ, khơng cơ gái
nào muốn người trong lịng mình thấy được sự nhếch nhác của bản thân. Vì vậy, dù
có là một bơng hoa khơ héo, Michiyo vẫn phải thể hiện mình đang rất tươi vui hoặc
ít ra là khơng biết mình đã khơ héo.
Đối mặt với Daisuke, tâm lý của Michiyo luôn luôn là một sự hỗn độn. Nếu
Michiyo hạnh phúc, nếu Michiyo khơng gặp khó khăn thì hẳn cuộc gặp gỡ của hai
người sẽ thoải mái và chân thành hơn. Từ nội tâm mình, Michiyo ln thấy hổ thẹn
vì sự thất bại của cuộc hơn nhân, cơ tự biết mình chỉ đang là hồn thành nhiệm vụ
của một người vợ mà thơi. Bình thường, khơng có ai khiến cơ phải tự chất vấn về
cuộc sống mà cô đang sống. Nhưng Daisuke lại khác, anh như một chất xúc tác làm
dấy lên mùi vị chua chát của cuộc đời Michiyo. Mỗi lần đối mặt với anh, “... nét bối
rối trong lời nói của cơ hiện lên ở vầng trán, cơ cúi nhìn xuống nhưng rồi lại ngẩng
lên. Đôi má của cô nhuốm trong màu đỏ ửng” . Michiyo gặp lại người mình u
khơng chỉ trong vị thế một người phụ nữ bất hạnh trong hơn nhân mà cịn cả trong
vị thế của một người sắp phải nhờ vả. Người cô muốn nhờ vả lại là người cô rất
yêu. Bao nhiêu sự tốt đẹp Michiyo muốn gây dựng trước người mình yêu đều bị sự
khắc nghiệt của hồn cảnh xơ đổ. Cơ biết nếu nói ra thì Daisuke sẽ giúp mình,
nhưng điều đó đồng nghĩa với việc Michiyo thừa nhận rằng cô đang thực sự khốn
đốn, thực sự chấp nhận ánh nhìn thương hại của Daisuke. Mỗi lần đối mặt với
Daisuke lại là một lần Michiyo khổ sở, khổ sở che giấu đi vẻ tiều tụy, khổ sở tỏ ra
nét mặt bình thản nhưng cuối cùng lại phải bị anh phát hiện ra bí mật trong lịng.
Trong cơ ln là sự chiến đấu giữa một người là Michiyo rất yêu Daisuke, một
người là vợ của Hiraoka. Cuối cùng, Michiyo chọn cách theo đuổi tiếng gọi của tình



yêu, bằng cách đến với Daisuke. Trong luật pháp của xã hội thời Meiji, ngoại tình là
một tội vơ cùng nghiêm trọng, tất nhiên là chỉ với phụ nữ, nam giới có thể qua lại
với bất cứ ai họ muốn, cũng như với việc cha mình có tình nhân, Daisuke cho rằng
“chỉ có những người chẳng có điều kiện có tình nhân mới chỉ trích chuyện đó”. Có
thể anh thật sự nghĩ thế, cũng có thể đây chỉ là lời giễu nhại về thời đại mà anh đang
sống. Michiyo biết mình sẽ phải đối mặt với cái nhìn khinh miệt, đầu tiên là của
chồng, rồi của hàng xóm, của xã hội,... Nhưng bằng chút sức lực cuối cùng, cô chấp
nhận cùng Daisuke vượt rào, dù có phải chịu hậu quả gì đi nữa.
Một nhân vật nữ khác mà ta cần nhắc đến đó là Umeko - chị dâu của Daisuke.
Umeko được Daisuke nhật xét:“Chị là người như thể được chấp vá không thương
tiếc từ những phần cũ kỹ của thời kỳ trước vào thời Minh Trị hiện tại” . Cô chăm
sóc tốt cho hai đứa con của mình, quản lý tài chính, chăm lo cho ba chồng, hối thúc
em chồng kết hôn,... Umeko hiểu rõ Daisuke nhưng cô vẫn chọn cách thuận theo
chồng và cha mà khuyên răn anh, điều đó làm cho Daisuke bỗng dưng thấy sợ chị
dâu mình. Xét đến yếu tố hồn cảnh, người ta có thể bảo rằng nếu chồng của
Michiyo cũng khá giả như chồng của Umeko, anh ta sẽ không dằn vặt Michiyo đến
độ cơ phải chọn cách ngoại tình. Nhưng thực chất, giàu có hay khá giả chỉ là một lí
do. Yếu tố quyết định nằm ở tính cách mỗi nhân vật, Umeko chọn cách nhu thuận
khơng phải vì chồng cơ khơng lạnh nhạt. Khi Daisuke hỏi Umeko có buồn khơng,
cơ lảng tránh và bảo: “Vì thế, nếu chú muốn lấy vợ thì hãy suốt ngày ở nhà và yêu
thương cô ấy”. Chỉ một câu nói thơi nhưng cả Daisuke và độc giả đều nhận ra sự
phũ phàng mà những người phụ nữ thời bấy giờ đang phải ngày ngày chịu đựng. Họ
đến với hôn nhân và phải thực hiện nghĩa vụ của một người vợ, ln có một ranh
giới giữa nhiệm vụ và tình u mà họ khơng thể vượt qua.
2.3. Sự nổi loạn của những cá nhân bị bó buộc
Con người cá nhân trong văn học truyền thống Nhật Bản thuộc kiểu con người
tự do trong phụ thuộc. Nghĩa là cá nhân có mong muốn riêng, vẫn làm những điều
mình thích nhưng họ vẫn nhìn về nhóm của mình và phụ thuộc vào đó. Nhóm có thể
là gia đình, bạn bè hoặc cả xã hội. Họ bị hạn chế những ham muốn cá nhân và

khơng có điều kiện vượt lên nhóm. Điều này dẫn tới những xung đột, mâu thuẫn mà
khi va chạm, tiếp xúc với làn sóng tự do cá nhân của phương Tây, khiến họ ra sức đi
tìm sự đồng cảm, tìm lại con người cá nhân, bản ngã của mình.
Bối cảnh lịch sử mà Daisuke nói đến là thời Minh Trị. Sau khi trải qua thời kỳ
chuyển giao từ Mạc Phủ sang thời kỳ Minh trị, khi văn minh, những luồng tư tưởng
phương Tây xâm nhập và len lỏi mọi ngóc ngách trong đời sống xã hội Nhật Bản thì
xảy ra sự va chạm với những giá trị truyền thống lâu đời, ở một đất nước khép kín
hàng trăm năm. Khi đó, con người cá nhân phải tìm cách xoay sở trong bối cảnh
ngoại nhập và từ đó bật lên tiếng nói khao khát địi hạnh phúc cá nhân trong sự ràng
buộc của lễ giáo phong kiến.
Sự phản kháng rõ nét nhất trong tác phẩm chính là mối tình tay ba ngang trái
Daisuke – Michiyo – Hiraoka. Nó đã đặt các nhân vật vào tình huống ối oăm, khó
xử và đưa Daisuke đi đến sự nổi loạn. Anh yêu Michiyo, một tình yêu đi ngược lại


những đạo lý thông thường, ngược quy tắc xã hội và ngược lại cách giáo dục của
cha Daisuke. Một sự thách thức cộng đồng, những lễ nghi phong kiến, dù biết rằng
chẳng ai rủ lịng cảm thơng và đưa tay chấp thuận.
Ngày anh gặp lại Michiyo và Hiraoka, anh nhìn thấy một Michiyo ốm yếu, bệnh
tật, thể trạng không tốt sau lần sảy thai và khơng cịn đủ sức khỏe để mang thai lần
thứ hai. Bất giác, anh đã có suy nghĩ bất an về tương lai mờ mịt, nhen nhóm ý nghĩ
rằng việc mình hy sinh tình cảm cho Hiraoka có phải đúng đắn với Michiyo. Rồi khi
chứng kiến Michiyo trong mối quan hệ với Hiraoka dần đi vào ngõ cụt, anh hồi
tưởng quá khứ, nghĩ đến cùng rằng dường như trước khi Michiyo cưới Hiraoka, cô
đã cưới anh. Lúc ấy, anh mới nhận ra một thứ gì đó nặng nề không thể chịu được bị
nén vào trong ngực mình. Sau tất cả, chính anh lại là người mai mối Michiyo kết
hôn với bất hạnh, sự vỡ mộng về đức hy sinh của anh trong quá khứ đã thắp lên
trong anh ngọn lửa phản kháng. Daisuke nổi loạn, bắt đầu từ những chuyến lên tàu
mà khơng biết đích đến. Cho đến khi anh lại đứng trước cổng nhà Michiyo. Rồi anh
muốn kết hôn. Anh sốt sắng trong công cuộc đi tìm kiếm bản thân, tìm kiếm tự do.

Cuối cùng, sau bao nỗ lực, anh thổ lộ tình cảm với Michiyo. Sự nổi loạn của
Daisuke chính là dám dũng cảm nói lên tiếng lịng của mình với người thương thay
vì thờ ơ hay chấp nhận thỏa hiệp những điều đang xảy ra. Tình u ấy nhen nhóm
một mộng ước rằng, họ sẽ trở về như những ngày mới quen nhau. Daisuke biết rõ
mình sắp đón một trận cuồng phong, mọi khoản trợ cấp sẽ bị cắt, mối quan hệ với
người nhà sẽ chấm dứt, cả người bạn thân cũng không cịn. Rồi đây, anh sẽ phải tự
đi bằng đơi chân của mình, một đơi chân gần như tê liệt suốt ba mươi năm qua. Anh
ta vẫn khơng chắc mình có thể đi được không. Daisuke vẫn lưỡng lự đấu tranh. Thật
tiếc, Daisuke quá thảm hại, hèn nhát để có thể bảo vệ tình u của mình. Anh khơng
có một hành động kiên quyết, một kế hoạch cụ thể nào về việc sẽ độc lập tài chính
lẫn việc giải thốt Michiyo. Anh gieo cho cô ấy niềm tin, nhưng cuối cùng chỉ còn
lại nỗi bất lực của cả hai. Cái trái ngang ấy, cũng là bi kịch của chính Daisuke.
Tuy nhiên, Daisuke cũng đã dám vùng vẫy và tách mình ra khỏi nhóm, cộng
đồng, dám đối diện với sự cơ đơn, lạc lõng khi rời khỏi tình thân, khỏi cha, anh trai
và chị dâu. Daisuke trở thành kẻ “thất lạc giữa cuộc đời”. Cái tôi cá nhân thời kỳ
này đã không tìm thấy được sự thơng cảm, thấu hiểu từ xã hội, dù cho đã phát đi tín
hiệu, phát thành tiếng nói, nhưng vẫn chưa đủ mạnh mẽ giữa những đổi mới, hịa
nhập của văn minh phương Tây.
Trong khi đó, ở nhân vật Michiyo cũng có sự phản kháng. Nếu dùng một cụm từ
để hình dung Michiyo thì đó là “sự thức tỉnh”. Đó là sự thức tỉnh của một người phụ
nữ, một con người và một tình yêu. Khi đã gần như đến đường cùng, Michiyo đã
quyết định cùng Daisuke bày tỏ tình yêu mà trước kia họ chỉ dám giấu giếm tận tâm
khảm của mình. Hơm ấy, Michiyo mang đến phịng Daisuke một bó hoa huệ trắng.
Hoa huệ trắng hay còn gọi là Suzuran hoặc “Lily of the valley”. Từ sắc trắng tinh
khơi và mùi hương nhẹ nhàng, lồi hoa ấy đã đưa hai người quay lại thời điểm đẹp
nhất của tuổi trẻ, ngọn lửa tình yêu bùng cháy, họ biết đó là sai lầm nghiêm trọng và
vẫn chấp nhận chịu bất cứ hình phạt nào cho điều đó. Sự xuất hiện của Suzuran
cũng ẩn chứa hàm ý của nó. Trong ngơn ngữ của các lồi hoa thì Suzuran tượng
trưng cho “tình yêu tái sinh”. Điều này làm gợi nhớ đến tác phẩm Cánh huệ trong



thung lũng của Honoré de Balzac, tác phẩm viết về một chuyện tình yêu đầy bi đát
bị pháp luật ngăn cấm của hai con người mà đến phút chết, nó mới được thừa nhận.
Tình u tái sinh và có lẽ đây cũng chính là tình u duy nhất, bởi Hiraoka “không
yêu Michiyo cho lắm” và tất nhiên, Michiyo chỉ yêu Daisuke. Thật ra, sự phản
kháng của Michiyo khá muộn màng vì khi ấy cơ thể Michiyo đã yếu ớt, cơ tự biết
mình sẽ khơng trụ nổi bao lâu nữa, như đi vào đường cùng, Michiyo lấy tình yêu để
vực dậy, điều đó gần với hiện tượng “hồi quang phản chiếu” của những người sắp
chết. Vì là hồi quang nên nó sẽ đến một cách đột ngột và đi cũng rất nhanh. Sau khi
quyết định đến với Daisuke, sắc mặt Michiyo hồng hào lên hẳn, tinh thần cơ cũng
có vẻ tốt hơn. Michiyo đã bật khóc khi nghe Daisuke thổ lộ với mình. Đây là lời mà
đáng lẽ cơ phải nghe từ nhiều năm về trước, nếu cô nghe được sớm hơn thì mọi
chuyện hẳn đã diễn biến theo hướng hồn toàn khác. Dù vẫn ở thế bị động, nhưng
lúc này, Michiyo đã nghe được điều cô muốn nghe. Mặc dù u Daisuke là thế, cơ
vẫn tự thấy việc mình đã làm rất có lỗi với Hiraoka. Ta thấy rằng, Michiyo lựa chọn
việc ngoại tình vừa là một hành động của trái tim vừa là một hình phạt có chủ đích
cơ đặt ra cho mình. Tiến tới với Daisuke là việc mà Michiyo muốn làm từ trước khi
kết hôn, nhưng cô đã thất bại. Giờ đây, khi cơ hội lại đến một lần nữa, cô chọn cách
nắm bắt dù biết rằng điều đó là sai trái. Michiyo biết sự sai trái ấy sẽ gây ra hậu quả
khôn lường, cô sẽ bị xã hội, bị pháp luật giày xéo. Có chăng, vì biết có sự giày xéo
này nên Michiyo mới ngoại tình. Vì khi ấy, cơ biết mình đã thỏa mãn nuối tiếc trong
q khứ, cũng nhận được một hình phạt thích đáng cho tội lỗi mà mình gây ra. Ít
nhất, cơ đã khơng lấy đi của ai đó mà khơng trả lại cho họ bất cứ thứ gì. Với
Michiyo, cơ đã đặt ra một quyết tâm, đó là cái chết. Michiyo nhiều lần lặp lại với
Daisuke rằng cô sẽ chết, cô nguyện chết nếu có gì khơng may xảy ra. Đây vừa là sự
mạnh mẽ lẫn sự yếu đuối. Mạnh mẽ vì cơ đã đưa ra được quyết định. Yếu đuối vì đó
là một hình thức của sự trốn chạy. Tuy nhiên, với tình trạng sức khỏe của mình,
Michiyo có lẽ thầm hiểu rằng, dù không trốn chạy, cô cũng chẳng sống được bao lâu
nữa.
Kết thúc tác phẩm, Daisuke quyết định tiếp tục đi tàu đến khi đầu anh cháy rụi.

Một ảo giác đỏ rực cháy lên trong mắt anh, và có lẽ, mọi thứ đã cháy, đã lụi tàn
ngay từ trước khi lửa bùng lên. Hoặc có chăng đây là một cuộc thử nghiệm rằng,
sau đám cháy, mọi thứ sẽ bắt đầu lại, Daisuke sẽ tìm cho mình con đường đúng đắn,
tươi mới mà anh cho là có ý nghĩa, trước hết xuất phát từ ý muốn của bản thân anh.
Cịn về Michiyo, khơng ai nhắc đến cơ, cũng khơng có một gợi ý nào về số phận
của cơ. Khơng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều duy nhất ta chắc chắn biết
chính là Michiyo đã thức tỉnh và chính cơ cũng đánh thức Daisuke. Dù khơng biết
sẽ đi về đâu nhưng ít ra, Michiyo đã khiến Daisuke chịu bước đi. Sau những chấn
thương tâm lý, sau những bi kịch giằng xé nội tâm, Daisuke lẫn Michiyo sẽ được vị
trí của mình giữa những nhu cầu cạnh tranh của thời tiền hiện đại và hiện đại, giữa
tình yêu và đạo đức, giữa phương Tây và Nhật Bản.
III. NGHỆ THUẬT
3.1. Nghệ thuật miêu tả các cặp nhân vật


Trong “Từ dạo ấy”, Natsume Soseki cũng miêu tả con người cá nhân với
những nét tính cách trái ngược nhau, tạo nên kiểu cặp nhân vật đối lập. Và đồng
thời cũng có các kiểu nhân vật bị vỡ mộng, họ có khát vọng, có ước mơ nhưng đều
bị hiện thực xã hội dập tắt.
Đối với bối cảnh xã hội sau thời kỳ chuyển giao giữa Mạc Phủ và Duy Tân
Minh Trị, thì việc tạo nên một cặp nhân vật đối lập sẽ khắc họa rõ nét hơn những
vấn đề tồn tại trong xã hội lúc ấy, và mỗi nhân vật đều đại diện cho một nhóm người
trong xã hội, con người cá nhân của họ cũng chính là hình tượng cho con người xã
hội.
Đầu tiên chắc hẳn phải kể đến cặp nhân vật Daisuke và cha của anh. Một cặp
nhân vật đại diện cho thế hệ trước và sau, giữa người ứng xử theo truyền thống và
hiện đại. Daisuke được đi học, tiếp xúc với nền tri thức phương Tây với những lý
luận triết lý và ta có thể dễ dàng nhận thấy điều ấy ngay khi Daisuke lên tiếng. Cách
nói chuyện của anh ln ẩn chứa điều gì đó triết lý, anh luôn tỏ vẻ rằng bản thân
hiểu biết rất nhiều và những hành động của mình vượt lên trên những quan niệm

thẩm mỹ cũ. Sự đối lập giữa hai cha con Daisuke thể hiện rất rõ qua góc nhìn của
nhân vật chính, Daisuke cứ lặp đi lặp lại rằng những tư tưởng giữa thời đại của anh
và cha khác nhau như thế nào, và mỗi khi nghe cha mình thuyết giảng về vấn đề nào
đó, thì Daisuke ln phản bác trong suy nghĩ. “Chỉ có một điều khiến Daisuke bận
tâm là cha anh đang nhầm lẫn thời thanh niên của ông với thời đại bây giờ của
Daisuke, ông tin rằng cả hai chẳng có gì khác biệt”. Cha của Daisuke đúng chuẩn
hình mẫu về mẫu phụ huynh mà ta hay nói đùa rằng thuộc tuýp phụ huynh Châu Á,
ơng khó tính, bảo thủ, mà theo góc nhìn của Daisuke thì có vẻ ơng khơng bao giờ
chấp thuận quan điểm của con trai mình mà ln áp đặt và coi quan điểm của ông là
đúng. Từng tham gia chiến tranh, nên đối với ông sự gan dạ là “năng lực tối cao”
của con người và dũng cảm là yếu tố quan trọng để ông định giá người khác. Cha
của Daisuke là kiểu người ln nhìn về q khứ, ơng tìm thấy giá trị của bản thân ở
những năm tháng huy hoàng đã qua, nhưng năm tháng mang lại chiến công, giúp
ông thể hiện được giá trị của bản thân và hơn hết những sự cống hiến trong quá khứ
đã tạo nên một cơ ngơi giàu có cho gia đình ông như ngày hôm nay. Vậy cho nên,
những quan điểm và lý tưởng của ông, dù cho đối với Daisuke là hồn tồn sai và
cũ kĩ, thì ơng vẫn lấy làm vinh hạnh và có phần coi trọng quá mức những quan điểm
ấy. Thuở nhỏ, Daisuke rất sợ cha mình và anh nghe theo những lời dạy bảo của ông,
nhưng khi lớn lên, được tiếp xúc với nhiều kiến thức hiện đại, thì trong Daisuke
hình thành những quan điểm riêng và trái ngược hoàn toàn với quan điểm ở thời đại
của cha. Daisuke phản bác những ý kiến của cha anh nhưng anh chưa bao giờ bác
bỏ trực tiếp trước mặt cha mình, phần vì anh biết chắc rằng dù có phản bác và nêu
quan điểm của mình thì sẽ chẳng được đón nhận mà cịn có nguy cơ tạo ra những
cuộc cãi vả mà Daisuke thì chắc chắn là chẳng thích dính tới việc gì rắc rối, hơn nữa
trong anh cịn có sự thờ ơ và cái tơi cá nhân cũng rất cao. “Theo Daisuke, bởi cha
anh cứ tùy tiện phán đoán mọi việc rồi đưa ra quan điểm cá nhân, nên những suy
nghĩ của anh chẳng có chút ý nghĩa thật sự nào…Những lời lẽ của ông cứ tn ra
với vẻ quan trọng nhưng nói tóm lại chỉ là chuyện phiếm mà chẳng đáng phải lao
tâm khổ tứ. Để tấn công và làm sụp đổ lý luận của ông từ những điều căn bản là



một việc rất khó khăn, hơn nữa đó sẽ là một cuộc tranh luận không hồi kết và tốt
hơn hết là ngay từ đầu không nên đụng vào”.
Cặp nhân vật tiếp theo là Daisuke và Hiraoka, giữa một kẻ giàu có nhưng thờ
ơ và biếng nhác và một kẻ lăn lộn trong xã hội, có mối bận tâm về cơm áo gạo tiền.
Trong màn đối thoại đầu tiên của cả hai xong bao năm xa cách, ta có thể dễ dàng
thấy được sự khác biệt qua cách đối đáp và góc nhìn của hai người. Thoạt đầu, trái
với sự hào hứng của Daisuke thì giọng điệu và cách đối đáp của Hiraoka có phần tẻ
nhạt và gợi lên một cảm giác gì đó khá thiếu kiên nhẫn. Và quả thật, sau khi
Hiraoka kể về tình hình của bản thân những năm gần đây và lý do vì sao lại chuyển
về thì có thể hiểu được, sự nặng nề và có phần né tránh người bạn lâu ngày gặp mặt
có lẽ là do Hiraoka ngượng ngùng, xấu hổ về hoàn cảnh của bản thân. Và hơn hết,
Hiraoka nhận thấy rõ những khác biệt trong lối sống và quan điểm nhìn nhận xã hội
của cả hai. Daisuke cũng thấy rõ điều ấy, và điều đó thể hiện qua những suy nghĩ lý
luận của anh cịn Hiraoka thì rõ hơn qua giọng điệu, cách đối đáp. Trong mắt
Daisuke, Hiraoka lúc 3 năm về trước là một con người tỏa sáng, khát khao hành
động, sẵn sàng đương đầu với thử thách để đạt được mục tiêu. Cịn Hiraoka sau 3
năm gặp lại thì đã thay đổi thành một người tẻ nhạt, bị hiện thực làm phai nhịa đi
những góc nhìn lãng mạn. Nhiệt huyết thuở ban đầu dần nhường chỗ cho gánh nặng
mà hiện thực cuộc sống mang lại, Hiraoka cứ chạy đôn chạy đáo để tìm kiếm cơng
việc, cố gắng chống đỡ và tỏ vẻ bản thân vẫn có thể xoay xở kiếm tiền để trả nợ
được, nhưng rồi lại vẫn phải gạt bỏ tự trọng để xin nhờ sự giúp đỡ. Daisuke có thể
thoải mái bàn luận những chuyện rối ren ở xã hội, về những thay đổi trong tâm trí
người dân thời kỳ chuyển giao mà Daisuke coi đó như là một sự tha hóa, bởi ở
Daisuke khơng có gánh nặng gia đình, khơng phải mang nợ nần bởi vì sống q
liêm chính. Đối với Daisuke, thì thật khó sống nếu như làm việc chỉ bởi vì miếng
cơm manh áo, anh sống với một tâm thế rất vơ tư, có đủ thời gian để nhận rõ và
phân tích những mặt trái của đời sống và con người. Nhưng Hiraoka thì khơng được
như vậy, “chỉ vì miếng ăn nên mới muốn làm việc hết mình.”. Nếu như trong mắt
Daisuke, Hiraoka là một con người chỉ biết đến công việc, chật vật để kiếm tiền, và

mất hết cả tình u đã từng vơ cùng tha thiết đối với vợ của mình thì Hiraoka lại
luôn xem Daisuke chỉ là một cậu ấm, một kẻ giàu sang thiếu sự trải đời, chỉ tồn nói
những lý luận cao sang nhưng lại chẳng có ý nghĩa. “ Ở hồn cảnh của mình, trong
khi đang vật lộn với hiện thực thì mình khơng cịn tâm trí để suy nghĩ về việc đó
nữa. Nhật Bản có thể nghèo đói, yếu kém nhưng trong khi làm việc, mình đã quên
điều đó. Một người rảnh rang như cậu sẽ bận tâm về sự nghèo đói của Nhật Bản và
sự tha hóa của những người như mình, nhưng đó là lời nói của một người ngồi
cuộc khơng có ích gì cho xã hội. Bởi cậu có thời gian ngắm khn mặt mình trong
gương nên mới có chuyện như vậy. Khi bận rộn thì người ta sẽ qn cả khn mặt
của chính mình.” Sự đối lập của cả hai còn thể hiện qua tình yêu đối với Michiyo.
Thuở ban đầu, khi mới yêu và cưới nhau thì Hiraoka và Daisuke vẫn cịn hạnh phúc,
nhưng hiện thực cuộc sống và mất mát quá lớn đã bào mịn tâm hồn cả hai, họ
khơng cịn dành cho nhau những âu yếm ngọt ngào nữa, thứ gắn kết còn lại giữa hai
người chỉ còn là danh phận vợ chồng. Gánh nặng mưu sinh đã biến Hiraoka thành
một người thơ lỗ, say xỉn, khơng coi gia đình là quan trọng nhất nữa. Cịn Daisuke,
tình cảm anh dành cho Michiyo vẫn vẹn nguyên, dù cho anh nhận ra tình cảm của


bản thân quá đỗi muộn màng. Daisuke có phần chán ghét Hiraoka, bởi những quan
niệm sống quá khác nhau, và cũng bởi vì Hiraoka khơng cịn trân trọng Michiyo
nữa, anh muốn “giành lấy” Michiyo để có thể yêu thương, chăm sóc cơ.
Một cặp nhân vật cũng khá thú vị nếu so sánh họ với nhau, đó chính là
Hiraoka và Terao. Cả hai đều bị đời vùi dập mất đi những mộng tưởng ban đầu và
phải chật vật tìm kế sinh nhai. Nếu Hiraoka những năm tháng trước vừa có được
tình u đẹp, một cơng việc ổn định, có lý tưởng sẽ thực hiện được những điều lớn
lao khi vào đời thì Terao cũng có ước mơ sẽ làm việc trong lĩnh vực văn học, trở
thành một nhà văn thành danh. Nhưng qua 3 năm, Hiraoka lại trở thành một kẻ suy
sụp, khơng sức sống, trong anh chỉ cịn mối lo về cơng việc, tiền bạc, lãng qn
chính người vợ của mình. Cịn Terao vẫn phải chắt chiu từng đồng, vẫn rất nhiệt
huyết khi nói về các bản dịch của mình nhưng sự chưa thành danh đã khiến cho anh

chê bai những tác phẩm đương thời, lòng mặc cảm khi thành quả của bản thân
khơng được đón nhận đã khiến Terao đả kích thành quả của người khác. Và hiện
thực xã hội cũng biến Terao thành một người khơng dám nói lên những quan điểm
về văn chương của mình, chỉ bởi anh cịn phải kiếm ăn, “ Nếu mình được sống thoải
mái như cậu thì mình sẽ khơng ngần ngại nói ra hết, nhưng dù gì thì mình vẫn phải
kiếm ăn mà.” Như vậy, Hiraoka và Terao đều là những người đang phải chật vật với
gánh nặng tiền bạc, loay hoay khơng lối thốt với cuộc sống và đều chịu bi kịch về
việc đánh mất đam mê, lý tưởng sống.
Tiếp đến là hai người phụ nữ trong tác phẩm, Michiyo và Umeko. Cả hai đều là
những người phụ nữ hiền diệu, có thể cảm nhận được nét tính cách của phụ nữ Nhật
Bản thời xưa qua họ, nhưng số phận của cả hai lại có phần khác nhau. Đầu tiên,
thơng qua cách nói chuyện cũng thể hiện được hồn cảnh của cả hai. Michiyo vốn là
một cô gái rụt rè, nhẹ nhàng, và những biến cố trong cuộc sống sau hôn nhân càng
làm cho cô trở nên yếu ớt hơn cả về tính cách lẫn sức khỏe. Khi Michiyo nói
chuyện, cơ hiện lên với dáng vẻ e dè, tĩnh lặng bởi những mất mát đau thương trong
q khứ. Cịn Umeko thì cách nói chuyện có phần thoải mái, cơ cũng hay đưa ra
những lời khuyên cho cậu em chồng Daisuke. Và trong con người của Umeko có
phần tự tại, và chắc hẳn cuộc sống của Umeko cũng sẽ dễ dàng và hạnh phúc hơn
Michiyo, ít nhất là về mặt vật chất. Nhưng chung quy lại, thì cả Michiyo và Umeko
đều thể hiện được tính cách và lối sống của người phụ nữ Nhật Bản truyền thống
vào thời ấy. Và dù cả hai sống trong hồn cảnh khác nhau, thì họ đều đã thể hiện
được cá tính của riêng mình. Michiyo- tĩnh lặng, yếu ớt nhưng rồi cô cũng đã bộc lộ
được khát khao được sống, được yêu mãnh liệt của mình và chính cơ cũng đã truyền
động lực cho Daisuke- một con người nhỏ bé trong xã hội. Umeko- thì cũng đã cho
thấy được con người tận tâm với gia đình, cơ buộc mình với gia đình khơng phải vì
bị ép buộc mà bởi quan niệm về người phụ nữ của gia đình trong cơ, nhưng khơng
phải vì thế mà cơ khơng có chính kiến hay quan điểm riêng, ta có thể nhận thấy tính
cách mạnh mẽ và truyền thống của Umeko thông qua những đoạn đối thoại với
Daisuke.
Và dù cho các nhân vật kể trên hay các nhân vật trong “Từ dạo ấy”, tất cả họ

đều có một điểm chung đó chính là cơ độc. Họ khơng cảm thấy lạc lõng giữa xã hội
mà lại lạc lõng và cô độc với chính bản thân.


Cách xây dựng các cặp nhân vật đối lập và tương đồng cho thấy một cái nhìn
tồn cảnh của Natsume Soseki về bức tranh con người trong xã hội vào thời kỳ vừa
có những cách tân hiện đại, vừa lưu giữ những truyền thống quen thuộc. Tác giả xây
dựng những nhân vật đối lập nhau hoàn toàn dù họ ở trong một mối quan hệ thân
thuộc, cha-con hay thế hệ trước và thế hệ sau, hai người bạn thân hay hai con người
với hoàn cảnh sống, quan niệm sống trái nhau. Cách xây dựng các cặp nhân vật này
làm tăng thêm cá tính hóa cho nhân vật, làm nổi bật hơn con người cá nhân của họ
giữa xã hội đang có nhiều đổi thay. Mỗi nhân vật đều là những mảnh đời trong xã
hội ấy, dù thờ ơ, chán chường, thực dụng, cũ kĩ hay sâu sắc thì thơng qua mỗi nhân
vật, ta cũng sẽ thấy được bóng dáng của rất nhiều kiếp người ở xã hội hiện đại ngày
nay.
3.2. Nghệ thuật đặc tả không gian
Natsume Soseki sử dụng những khơng gian vừa mang tính cá nhân nhưng lại
thể hiện được đặc điểm của xã hội thời bấy giờ để tô đậm nên tâm lý nhân vật và bối
cảnh xã hội.
Có ý kiến rằng chính khơng gian sinh hoạt hằng ngày sẽ phản ánh phần nào đó
bản chất con người bạn và trong “Từ dạo ấy”, tác giả đã phác họa nên không gian
riêng tư của mỗi nhân vật và khơng gian ấy cũng phản ánh hồn cảnh sống, cách
sống và quan niệm, cả những vướng mắc mà họ đang phải đối mặt. Với Daisuke,
căn phòng ngủ của anh là nơi mà khơng chỉ để nghỉ ngơi mà cịn là không gian giúp
cho anh chiêm nghiệm được những thắc mắc về cuộc sống. “Phòng của anh là một
căn phòng kiểu Nhật bình thường. Trong đó cũng khơng có đồ trang trí gì đặc biệt.
Những thứ mà màu sắc chúng đẹp đẽ đến mức bắt mắt đều được tập hợp trong
những cuốn sách phương Tây đang xếp trên kệ sách”. Chỉ với việc miêu tả một căn
phịng ngủ, khơng gian cá nhân của nhân vật thôi, mà Soseki đã cho ta thấy được
bối cảnh xã hội diễn ra trong tác phẩm và những vấn đề đang diễn ra trong xã hội

ấy- sự đan xen không đứt rời giữa truyền thống và hiện đại. Vừa nêu lên được thân
phận của nhân vật, một cậu ấm trong một gia đình truyền thống, với những cống
hiến cho đất nước từ đời cha và đồng thời cũng là một nhà trí thức trong xã hội
Minh Trị. Căn phịng của Daisuke lúc nào cũng có sự hiện diện của những bông
hoa, anh thường đặt hoa bên gối để có thể dễ dàng hít hà hương thơm từ những
bơng hoa ấy và điều đó giúp tâm hồn anh dịu lại. Daisuke là một con người biếng
nhác, thờ ơ nhưng trong anh cũng đầy những suy tư và lý luận về xã hội, về những
con người mà anh tiếp xúc, và có những lúc Daisuke khơng chịu được kích thích từ
thế giới bên ngồi, thì anh ln thu mình lại trong căn phịng ngủ bình thường giản
đơn của mình. Nếu căn phịng ngủ của Daisuke thể hiện được con người của anh, thì
căn nhà thuê của Hiraoka cũng miêu tả được những chật vật mà Hiraoka và Michiyo
đang phải xoay sở. Đó là một căn nhà chật hẹp nằm giữa những ngôi nhà chật hẹp
khác mà Daisuke gọi sự xuất hiện của kiểu nhà này là “sự phát triển của thất bại”
và chỉ có tầng lớp trung lưu đang sống cảnh thắt lưng buộc bụng mới phải ở. Ngơi
nhà của Hiraoka nói riêng và những ngơi nhà tương tự vậy nói chung cũng đại biểu
cho phần đơng của tầng lớp trung lưu, đang phải gồng gánh để mưu sinh trong xã
hội Nhật Bản thời ấy. Và qua góc nhìn của Daisuke, thì khơng chỉ hiện thực xã hội


được phơi bày mà chính góc nhìn thẩm mỹ của Daisuke cũng tô đậm nên sự khác
biệt giữa anh và người bạn thân của mình.
Một khơng gian cũng được nhắc đến khá nhiều đó chính là khơng gian có sự
xuất hiện của tàu điện. Những con tàu điện cứ tới lui được Soseki khắc họa tạo nên
một khung cảnh có vẻ gì đó vừa thành thị, hiện đại và hối hả. Và chính sự chuyển
động của đồn tàu cũng thể hiện cho nhịp sống của mọi người trong xã hội, vừa hối
hả nhộn nhịp nhưng đôi lúc cũng chậm rãi. Đối với Daisuke, chuyển động của tàu
điện luôn đem đến cho anh cảm giác gì đó khó chịu, hoang mang. Bởi lẽ, Daisuke
vốn là người thích sự tĩnh lặng, anh cơ độc trong chính xã hội bởi khơng tìm được
sự đồng điệu và anh cũng cơ độc với chính bản thân mình. Chắc hẳn Daisuke là
tp người khơng thích sự thay đổi, nên phân cảnh cuối của tác phẩm khi Daisuke

lên tàu và khi tàu bắt đầu chạy, anh thốt lên “ A, nó chuyển động. Thế giới chuyển
động” là một phân cảnh rất đắt giá. Daisuke lên chuyến tàu ấy khi anh nhận ra cuộc
đời mình đang trở nên tan nát, anh mong chờ một kết cục cho tình yêu mờ mịt của
mình, khi anh bị gia đình chối bỏ bởi những điều trái luân thường đạo lý mà anh đã
gây ra và đó cũng là khi anh quyết định đi tìm cho mình một cơng việc- dù cho
trước giờ Daisuke khá khinh thường việc đi làm. Tàu điện từng khiến cho Daiskuke
thấy khó chịu thì cũng là nơi mà làm cho anh thức tỉnh, nhận ra rằng tất cả mọi thứ
xung quanh đang chuyển động và ngay cả con người thờ ơ của anh cũng phải bắt
đầu di chuyển. “Tàu điện bắt đầu chạy thẳng về phía trước…. Đột nhiên, một thùng
thư đỏ đập vào mắt Daisuke. Lập tức, màu đỏ đó chui vào đầu anh rồi bắt đầu quay
tròn. Ở ngã tư, người ta đang bán những quả bóng bay to màu đỏ thẫm. Khi tàu
điện đột ngột rẽ ở một góc cua, những quả bóng bay theo sau và lao vào đầu
Daisuke.” Như đã nói ở trên, Daisuke hồn tồn khơng thích thú trước những
chuyển động của tàu điện, và giờ đây, trong chính khơng gian của đoàn tàu đang
chạy ấy, Daisuke- một con người biếng nhác, thích sự yên tĩnh, xem thường những
quan niệm về gánh nặng vật chất, đã không theo kịp tốc độ của tàu điện. Mọi thứ
xảy đến đột ngột và quyết định lên tàu của Daisuke cũng vậy nên tâm trí và tâm hồn
anh dường như đang bốc cháy. Trong không gian chuyển động ấy, có một ngọn lửa
đang thiêu đốt anh, và trong mắt Daisuke mọi thứ đang lướt qua đoàn tàu đều mang
sắc đỏ. Soseki đã rất hay trong việc tạo nên một sắc đỏ trong một không gian
chuyển động khơng ngừng của tàu điện, chính khơng gian này đã miêu tả những bối
rối trong lòng Daisuke về hiện tại và cả tương lai mờ mịt của anh. Và hơn nữa,
không gian này cũng gợi cho ta cảm giác bi thương, về những mảnh đời đang phải
sống trong bất hạnh, kẻ thì bất hạnh về mặt vật chất, người thì về mặt tâm hồn hoặc
có lẽ là cả tâm hồn lẫn đời sống vật chất. Những nhân vật trong tác phẩm, khơng
riêng gì Daisuke, đều ở trong khơng gian chuyển động của tàu điện, họ bị cháy rụi
dần dần và con tàu thì khơng biết sẽ đưa họ đi tới đâu.
KẾT LUẬN
“Từ dạo ấy” dù chỉ vỏn vẹn vài trăm trang nhưng đã vẽ nên những thân phận
con người trong các vấn đề khác nhau. Họ là những con người thừa khơng tìm được

ý nghĩa sống, họ là những cá nhân cô đơn, lạc lõng trong môi trường họ thuộc về,
họ là những cá nhân có những ước mơ, lý tưởng cao đẹp nhưng lại vỡ mộng để sống
phù hợp với xã hội dù tầm thường, họ cũng có thể là những người phụ nữ cô độc,


khát khao hạnh phúc khi sống trong sự phụ thuộc. Từ những nỗi đau ấy, họ ấp ủ
trong mình những khát vọng thốt khỏi sự ràng buộc, đơi khi vượt khỏi luân lý đạo
đức để được sống cho hạnh phúc nhưng cuối cùng đành bất lực. Bên cạnh đó, nghệ
thuật xây dựng những cặp nhân vật đối lập cùng với không gian nghệ thuật chứa
đựng những dụng ý vô cùng tinh tế, góp phần khơng nhỏ tạo nên sự thành công
trong làm cho những mảnh đời của các nhân vật thêm sinh động và chân thật. Mỗi
nhân vật, mỗi hoàn cảnh, mỗi nỗi niềm làm cho tác phẩm “Từ dạo ấy” phong phú
như một xã hội Nhật Bản thu nhỏ. Song, khi gấp lại những trang sách, ta lại sẽ thấy
những mảnh đời bất hạnh kia không chỉ là những sự tưởng tượng viễn vông hay chỉ
thuộc về một thời đại nhưng vẫn xuất hiện đâu đó trong cuộc sống hiện đại quanh
ta. Do đó, vấn đề trong tác phẩm có thể được xem là vấn đề nhân sinh, là nỗi niềm
của nhân loại. Biết đâu ta lại thấy điều ấy nơi chính bản thân mình?

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Natsume Soseki. (2021). Từ dạo ấy. (Mai Đỗ dịch). Hà Nội: NXB Hội Nhà

Văn.
2. Kokoro1986. (24/9/2020). 夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏

夏夏夏. Truy xuất từ: />3. Hoàng Hữu Đản. (25/5/2013). Phần lãng mạn trong tác phẩm của Honoré de

Balzac. Truy xuất từ: />4. Bùi Thanh Phương (2013), Vấn đề con người cá nhân trong các sáng tác thời

kì đầu của Natsume Soseki (Luận văn Thạc sĩ Văn học), Bộ GD&ĐT Trường
Đại học Sư phạm TP. HCM

5. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học (tập 1), NXB Văn học, Hà Nội, tr.233,

234.
6. Nguyễn Tuấn Khanh (2003), Natsume Soseki – Con người và tác phẩm,

Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6 (60). Truy cập ngày 19/3/2021.
Truy xuất từ: />7. Superfluous

man. Truy cập ngày 19/3/2021.
/>
Truy

xuất

từ:

8. Tất tần tật về nhà văn Natsume Soseki nổi tiếng xứ mặt trời mọc. Truy cập tại:

/>9. Phan Thị Ái Vy (2014). Đặc điểm tiểu thuyết cuộc nổi loạn ngoạn mục của

tác giả Natsume Soseki (Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn).


Trường Đại học Cần Thơ - Bộ môn Ngữ Văn. Truy cập tại:
/>10. Quế Sơn. Gối đầu lên cỏ. Natsume Soseki. Xứ Nẫu. Truy cập tại:

/>11. Natsume Soseki - Tiểu thuyết gia nổi tiếng. Dịch và biên tập CH Nhật Bản

Hachi Hachi. Truy cập tại: />12. GS. Nguyễn Văn Tuấn, Thói chê bai (phán xét) người khác


/>


×