Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 71 trang )

1

BÀI THU HOẠCH GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI
Động từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
(đoạn Kiều bán mình chuộc cha)

Mơn:

Ngữ pháp tiếng Việt

GV:

ThS.Nguyễn Thùy Nương


2

BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ NHĨM
STT

Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

1

Lê Thị Diễm Kiều


2156020090

Động từ nội từ

2

Phan Ngọc Diệu Linh

2156020098

Động từ hoạt động tình cảm

3

Nguyễn Thị Như Quỳnh

2156020110

Động từ chỉ sự xuất hiện,tồn tại,tiêu
biến

4

Nguyễn Thị Trà Như

2156020106

Động từ biểu hiện ý chí/khả năng

5


Lê Yến Nhi

2156020103

Động từ biểu thị hành động ngoại
hướng

6

Huỳnh Như Ý

7

Ngơ Thanh Trúc

2156020127

Động từ chỉ cảm nghĩ,nói năng

8

Nguyễn Trương Thiên
Thủy

2156020046

Động từ khuyết ý

9


Trần Yến Nhi

2156020104

.Động từ “là”/hệ từ là

Động từ yêu cầu/phát nhận


3

BẢNG NỘI DUNG

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Đối tượng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.Dự kiến đóng góp của đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : Động từ trong Văn học
1.1 Giới thiệu động từ
1.2 Phân loại động từ
1.3 Động từ trong truyện thơ
Chương 2: Khảo sát động từ trong truyện Kiều của Nguyễn
Du
2.1 Giới thiệu về truyện Kiều của Nguyễn Du
2.2 Thống kê động từ được sử dụng trong truyện Kiều của
Nguyễn Du (đoạn Kiều bán mình chuộc cha)
2.3 Khái quát các loại động từ trong truyện Kiều của

Nguyễn Du (đoạn Kiều bán mình chuộc cha)


4

2.3.1 Động từ nội từ
2.3.2 Động từ hoạt động tình cảm
2.3.3 Động từ chỉ sự xuất hiện/tồn tại/tiêu biến
2.3.4 Động từ biểu thị ý chí/khả năng
2.3.5 Động từ biểu thị hành động ngoại hướng
2.3.6 Động từ yêu cầu/phát nhận
2.3.7 Động từ chỉ cảm nghĩ/nói năng
2.3.8 Động từ khuyết ý
2.3.9 Động từ là,hệ từ “Là”
2.4 Miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa, phân tích đặc điểm ngữ
pháp
2.4.1 Động từ nội từ
2.4.2 Động từ hoạt động tình cảm
2.4.3 Động từ chỉ sự xuất hiện/tồn tại/tiêu biến
2.4.4 Động từ biểu thị ý chí/khả năng
2.4.5 Động từ biểu thị hành động ngoại hướng
2.4.6 Động từ yêu cầu/phát nhận
2.4.7 Động từ chỉ cảm nghĩ/nói năng


5

2.4.8 Động từ khuyết ý
2.4.9 Động từ là,hệ từ “Là”


PHẦN KẾT
Phong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đến với tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, ta thấy được bộ mặt tàn
ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nơng dân vào
hồn cảnh khổ cực. Đồng thời, tác phẩm còn ca ngợi tình cảm vợ chồng, tình
mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa những con người cùng khổ. Mà tiêu biểu là
nhân vật chị Dậu trong truyện .Chị Dậu là một người phụ nữ mang nét đẹp
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam . Trong các tác phẩm Việt Nam , có
nhiều tác giả lại miêu tả hình tượng người phụ nữ là chính . Nét đẹp của họ
được nhà văn , nhà thơ tỉ mỉ khắc họa bằng những câu , từ , hình ảnh đầy nét
sinh động , hấp dẫn lơi cuốn bạn đọc . Có rất nhiều nhà văn chỉ chú trọng đến
nét đẹp bên ngồi mà ít khi quan tâm đến phẩm chất của họ . Duy chỉ có tác giả
Nguyễn Du đã dùng ngịi bút của mình để viết nên những câu thơ khắc họa đậm
nét vẻ đẹp phẩm chất lẫn vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam một cách toàn mỹ
và hoàn hảo . Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một đại thi hào lỗi lạc của thơ
ca trung đại Việt Nam. Không chỉ có đóng góp lớn cho văn học nước nhà ông
còn được cả thế giới biết đến với thi phẩm Truyện Kiều. Có thể nói Nguyễn Du
chính là một hiện tượng của nền văn học Việt Nam nói riêng và của thế giới nói
chung. Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực
cuộc đời cơ cực của ơng nói riêng, và xã hội đen tối, bất cơng nói chung. Tác
phẩm của ơng chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống
thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con
người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh mang tên Thúy Kiều trong tác phẩm . Để khắc họa rõ nét về các nhân vật , Nguyễn Du sử dụng các
động từ mang nét cổ điển và sử dụng các từ Hán Việt vào trong thơ làm cho câu

thơ sinh động , độc đáo . Truyện Kiều là một truyện thơ Nôm những nhà thơ đã
khéo léo đưa vào một số lượng tương đối các từ Hán Việt và các điển tích, điển
cố Hán. Điều đáng nói là các từ ngữ, các điển tích, điển cố đó được dùng rất
đúng chỗ và sáng tạo. Chính sự dụng đúng, có sự sáng tạo , độc đáo mang tính
khám phá , tị mị ở người đọc nên nhóm chúng em chọn đề tài này để mong
muốn mọi người tìm hiểu , học hỏi được cách dùng từ đúng đắn , hợp lí , độc
đáo , phong phú mà tác giả đã dùng ngòi bút của mình viết nên . Đề tài : “ Tìm
hiểu động từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ”
*Lịch sử vấn đề


7
Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814–1820). Lại có
thuyết nói ơng viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối thời Lê đầu thời Tây
Sơn. Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Ngay sau khi ra đời, Truyện
Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn
là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời
vua Tự Đức.
Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm
1521 tới năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, kỹ nữ
Vương Thúy Kiều, nhân vật Từ Hải là có thật trong lịch sử.
Bản in khắc đầu tiên năm 1920 có tựa chính thức là Đoạn trường tân thanh (chữ
Hán: 斷腸新聲), có nghĩa là ” tiếng kêu mới về nỗi đau lịng đứt ruột”
Chính vì nguồn gốc của truyện xuất phát từ Trung Quốc , nên những câu từ , từ
ngữ mang nét cổ điển , và sử dụng những từ Hán Việt độc đáo . Chính vì sự kết
hợp giữa từ ngữ mang nét độc đáo vừa Thuần Việt nên chúng tôi mạnh dạn
chọn đề tài : “Tìm hiểu động từ trong truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du để
nghiên cứu và tìm hiểu cách thức hoạt động của chúng”


2,Đối tượng ,mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a))Đối trượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống động từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đoạn Kiều bán
mình chuộc cha ( từ câu 573 đến câu 804).
b)Mục đích nghiên cứu
Đi sâu khảo sát tìm hiểu hoạt động ngữ pháp và vai trò ngữ nghĩa của từ
loại động từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ đó góp thêm một
cách hiểu, cách tiếp cận tác phẩm và qua đó khai thác được hiệu quả sử dụng
ngôn ngữ của Nguyễn Du, nhằm tiếp nhận giá trị Truyện Kiều một cách sâu sắc
hơn.
Khẳng định thêm tài năng nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du trên bình diện
ngơn ngữ văn chương.
c)Nhiệm vụ nghiên cứu
Thống kê có bao nhiêu động từ và số lần xuất hiện của nó; phân loại động từ;
tìm hiểu vai trị ngữ pháp của động từ ( giữ vai trị gì trong câu, kết hợp được
với những từ loại nào).


8
Phân tích giá trị ngữ nghĩa của các động từ trong Truyện Kiều.

3.Phương pháp nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số
phương pháp sau:
-Phương pháp khảo sát
-Phương pháp thống kê,lựa chọn

4.Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài khơng đi sâu vào nghiên cứu phân tích về mặt nội dung, giá trị nghệ
thuật, sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ nhân vật,... Mà tập trung vào việc nghiên cứu

một từ loại cụ thể đó là động từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” trích đoạn “Kiều
bán mình chuộc cha”.
Chúng tơi tìm ra và phân loại các động từ có trong đoạn trích để đưa ra
những con số thống kê cụ thể. Phân tích mặt ngữ pháp về khả năng kết hợp cú
pháp của động từ và phân tích mặt ngữ nghĩa của động từ trong ngữ cảnh cụ thể.
Qua đó, nêu lên sự đóng góp của tác giả Nguyễn Du về mặt ngôn ngữ trong tác
phẩm.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:ĐỘNG TỪ TRONG VĂN HỌC
1.1 Giới thiệu động từ
Giới thiệu động từ
Cũng như với các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, động từ là một trong hai từ
loại cơ bản. Bản chất ngữ pháp của động từ được đặc trưng tới các phương diện
ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp.
Về mặt số lượng, danh sách động từ ít hơn so với danh từ, điều đó có quan hệ
với bản chất ý nghĩa của từ loại này: Danh từ biểu đạt các khái niệm về sự vật
(và thực thể nói chung), cịn động từ thì gắn với các khái niệm thuộc phạm trù
vận động. Số lượng khái niệm của phạm trù thứ nhất lớn hơn của phạm trù thứ
hai nhiều do chỗ danh sách các sự vật (và thực thể) lớn hơn danh sách các dạng
vận động của chúng.


9
- Định nghĩa về động từ:
Xưa nay các sách giáo khoa vẫn định nghĩa động từ là từ chỉ hành động, trạng
thái của sự vật... Cũng như với định nghĩa của danh từ, điều đó đúng nhưng
chưa đủ.
Theo nhiều nhà ngôn ngữ, động từ là từ chỉ tất cả các dạng vận động khác nhau
của tất cả những gì được tri nhận là thực thể:

Động từ chỉ các hành động (tơi chạy, nó đọc), trạng thái (tơi ngủ, nó thức), các
liên hệ dưới dạng tiến trình (tơi u gia đình, tơi hiểu bạn bè), có mối quan hệ
với chủ thể và diễn ra trong thời gian. Nhưng chủ thể không chỉ là sự vật, cũng
như danh từ khơng chỉ có ý nghĩa sự vật. Chủ thể bao hàm cả những khái niệm
được thực thể hoá (những đối tượng được tri nhận như thực thể), danh từ có ngữ
nghĩa rộng hơn khái niệm sự vật – đó cũng là ý nghĩa thực thể. Như vậy, ý
nghĩa của động từ trên bậc khái quát nhất là ý nghĩa vận động – động từ chỉ các
dạng vận động khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể (về
mặt từ loại, là của tất cả những khái niệm có thể diễn đạt bằng danh từ).
- Ngữ nghĩa của động từ hình thành, một mặt, từ nội dung phản ánh
thực tại (các dạng vận động của vật chất) mang tính chất từ vựng, và
một mặt khác, từ mối quan hệ giữa các khái niệm trong cách thức
phản ánh. Với động từ, hai mối quan hệ nổi bật là quan hệ với chủ thể
và với tình huống xác định trong thời gian. Các quan hệ này là cơ sở
của các ý nghĩa ngữ pháp của động từ bao gồm các ý nghĩa hình thái
học/từ pháp và cú pháp.
- Ngữ nghĩa của động từ thể hiện rất rõ ở chức năng ngữ pháp của động
từ trong câu.
- Do bản chất ngữ nghĩa và ngữ pháp, trong hoạt động của lời nói (trong
ngữ lưu), động từ có một khả năng kết hợp đa dạng và phong phú.
- Đảm nhiệm nhiều chức vụ cú pháp, phổ biến nhất là vị ngữ, có thể là
chủ ngữ, định ngữ.
Tham khảo: Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt Từ loại 1&2, NXB ĐHQGHN

1.2 Phân loại động từ
1.2.1 Động từ nội động là
- Khái niệm :


10

Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động
trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ: ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.....
1.2.2 Động từ biểu thị hành động tình cảm
-Khái niệm:
Động từ biểu thị hoạt động tình cảm là những động từ được dùng để biểu thị
hoạt động, trạng thái cảm xúc của con người.
VD: yêu, ghét, thương, quý, mến, lo, sợ, mong, đợi..
-Đặc điểm:
+ Có kết hợp được với phó động từ chỉ phương hướng, mức độ: rất, quá,
lắm,...(VD: rất yêu, q ghét,…)
+ Khơng có khả năng biểu thị ý nghĩa lặp lại, tức là khơng có mặt trong cấu trúc
“ A đi A lại ” ( VD: thương đi thương lại)
+ Khơng có khả năng kết hợp với các thành tố chỉ sự kết thúc “xong”, “A
xong”,...(VD: sợ xong, mến xong, mong xong,…)
1.2.3 Động từ chỉ sự xuất hiện/tồn tại/tiêu biến
-Về ý nghĩa :
đây là những từ biểu thị trạng thái tồn tại hay tiêu biến,xuất hiện hay biến mất
của sự vật-hiện tượng.
-Đặc điểm:
Hầu như khơng dính dáng 1 chút nào với ý nghĩa hành động,tức là chúng ta
không thể tri nhận chúng trong tiến trình như các động từ khác.
bắt đầu còn tiền (-)
còn cà phê xong(-)
-Động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến là những động từ chỉ trạng thái tồn
tại, xuất hiện, tiêu biến của sự vật ở một vị trí nào đó: có, cịn, xuất hiện, biến
mất, diễn ra, nổi lên... Những động từ này vừa có nét nghĩa nội hướng: chỉ hoạt
động tồn tại, xuất hiện, tiêu biến của chủ thể (hoạt động khơng hướng tới đối
thể bên ngồi), vừa có nét nghĩa ngoại hướng: chỉ sự tác động của hoạt động
vào sự vật (hoạt động hướng tới đối thể).
- Động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến cịn có nét nghĩa không chủ động:

chỉ hoạt động không xuất phát từ chủ thể, hoạt động mà chủ thể không làm chủ
được .


11
Ví dụ :Bát vỡ, Cây đổ
Hai yếu tố vỡ và đổ chỉ trạng thái của bát và cây;đồng thời, thực thể bát và cây
cũng không thể tạo ra và làm chủ được hoạt động vỡ và đổ.
Ví dụ:Tơi chạy, Tơi nhảy
Hai hoạt động chạy và nhảy đều thuộc về chủ thể tôi, xuất phát từ tôi và bản
thân chủ thể tơi làm chủ được. Do đó, động từ nội hướng hành động mang
nghĩa chủ động rất cao.
1.2.4 Động từ biểu thị ý chí/ khả năng.
- Là những động từ biểu thị quan hệ chủ quan (thái độ, sự đánh giá, ý muốn, ý
chí…) của người nói đối với nội dung của câu nói hoặc với hiện thực khách
quan.
- Gồm các động từ : cần, phải, định, toan, nỡ, bèn, hòng, nên, chực, đành,.....
Ý nghĩa: + nêu 1 khả năng, ý chí, nguyện vọng.
+ khơng chỉ 1 nội dung cụ thể nào.
+ thường kết hợp với 1 yếu tố khác để bổ sung ý nghĩa.
Ví dụ: cần + giúp đỡ, đi ngủ,...
định+ bỏ đi, ăn,....
đành+ ở lại,...
- Yếu tố đi cùng để bổ sung ý nghĩa cho nhóm này có thể là 1 từ (DT,ĐT,TT)
hoặc 1 đơn vị cấu trúc bậc trên từ (đoản ngữ, mệnh đề).
Ví dụ: nên + ngủ
phải + học tiếng Anh cho tốt
mong+ cậu ấy sẽ đến
Trừ “toan, định, dám” khơng + mệnh đề.
-Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ trừ “toan, định, dám,..”


1.2.5 Động từ biểu thị hành động ngoại hướng
-Khái niệm
-Là những động từ thường kèm theo những yếu tố bổ sung ý nghĩa nào đó cho
chúng.


12
-Có thể là hành động chi phối đến sự việc hoặc hành động hướng đến sự việc.
-Đặc điểm
-Gồm có các tiểu loại sau:
+ Động từ chỉ vận động có hướng, GS.TSKH Nguyễn Lai gọi là “từ chỉ hướng
vận động tiếng Việt”.
VD: lên, xuống, qua, lại, ra, vào, sang, về, tới,...
+ Động từ ngoại hướng là động từ chỉ hành động chung chung, có khả năng kết
hợp rộng rãi với yếu tố phụ.
VD: học tập, xây dựng, ăn uống,...
 Nhóm động từ này không thể biểu thị mức độ tăng giảm như
động từ chỉ hoạt động tình cảm hoặc động từ biểu thị khả
năng, ý chí.
VD: chị hơi làm việc, bạn rất ăn phở,...
- Có thể biểu thị ý nghĩa A đi A lại:
VD: • học đi học lại
• nhắc đi nhắc lại
• nói đi nói lại
• làm đi làm lại
• hỏi đi hỏi lại
 1.2.6 Động từ yêu cầu/phát nhận

-Khái niệm:

Là các động từ như:
+ ‘ khuyên, bảo, bắt, đề nghị, yêu cầu, cử, bầu cử,…’
+ ‘ cho, gửi, biếu, tặng, xin,…’
-Đặc điểm:
- Đòi hỏi sự xuất hiện gần như bắt buộc các yếu tố phụ nghĩa, hai yếu tố
phụ nghĩa trở lên
+ Một yếu tố chỉ sự vật mà hoạt động tác động vào.


13
+ Một yếu tố chỉ đối tượng mà hoạt động hướng đến.
 Ví dụ:
+ bảo con đi chợ,…
1.2.7 Động từ chỉ cảm nghĩ,nói năng
- Khái niệm động từ:
-

là từ chỉ tất cả các dạng vận động khác nhau của tất cả những gì được tri
nhận là thực thể.

- Động từ cảm nghĩ nói năng (nói, hiểu, biết, tưởng, nghĩ, lo, định,...):
-Về ý nghĩa
Biểu thị những lời nói, những nhận định về một sự tình nào đó.
+ Thường có yếu tố phụ nêu rõ cái nội dung mà ĐTTT nhằm vào.
+ Yếu tố phụ có hình thức là một mệnh đề liên kết với ĐTTT qua liên từ
“rằng/là”.
- Ví dụ: Tơi nghĩ rằng bạn nên đi ăn cơm.
Em tưởng là hôm nay được nghỉ học.
Anh định là ngày mai đi Hà Nội.
1.2.8 Động từ khuyết ý

- ĐT loại này tự thân chúng không biểu thị một hành động, một trạng thái đầy
đủ trọn vẹn
- Ít khi tự mình làm vị ngữ
- Muốn làm vị ngữ phải có thêm yếu tố phụ
- Yếu tố phụ có thể là 1 từ, 1 ngữ, 1 mệnh đề
+ Nhóm được, bị, mắc, chịu,…: Chủ thể luôn là kẻ chịu tác động, hay chịu tiếp
nhận tác động, chứ khơng phải gây ra hành động. Có sắc thái nghĩa khác nhau
với từng từ/ do chủ quan.
Ví dụ: Nó bị bệnh
+ Nhóm trở thành, trở nên, hóa ra,…: Biểu thị một quá trình biến đổi. Yếu tố
phụ đi kèm là một từ, một ngữ. Chúng không tồn tại độc lập mà có khác nhau
về sắc thái nghĩa.
Ví dụ: Vì chuyện này mà cậu ta đã trở thành một kẻ ăn chơi đàng đúm


14
1.2.9 Động từ là/hệ từ “là”
-“Là”không mang ý nghĩa chỉ một hành động tác động đến đối tượng mà thể
hiện đồng nhất giữu 2 thực thể A là B.
-Dùng với ý nghĩa đánh giá bình phẩm.

1.3 Động từ trong truyện thơ
a). Đặc điểm động từ trong truyện thơ:
- Giá trị nghệ thuật của từ nói chung và động từ nói riêng trong một tác phẩm
văn học hay cụ thể là truyện thơ không chỉ nằm ở nghĩa gốc, nghĩa đen được
định nghĩa sẵn trong từ điển mà còn là nghĩa ngữ cảnh, nghĩa kết hợp, nghĩa
bóng, nghĩa liên tưởng trong quan hệ liên tưởng (trục dọc) và nghĩa ngữ pháp
trong quan hệ kết hợp (trục ngang). - Đó phải là một động từ đúng ý mà tác giả
muốn diễn đạt, ngắn gọn, hàm xúc. Ví dụ khi Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân
“Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” còn khi tả Thuý Kiều lại dùng “Hoa

ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” các động từ “thua”, “nhường” mang sắc
thái khác hoàn toàn với “ghen”, “hờn” là dụng ý của tác giả để tiên đoán trước
về cuộc đời của Vân và Kiều. - Động từ trong truyện thơ phải diễn tả được tính
nghệ thuật của mình, điều này phụ thuộc vào sự tinh tế trong cách dùng từ của
tác giả. Ví dụ, trong câu thơ “Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
(Truyện Kiều) Nguyễn Du đã sử dụng động từ “thoắt” để chỉ sự đứt gãy trong
cuộc đời Đạm Tiên (chống váng, bất ngờ). - Ngồi ra, động từ trong truyện thơ
còn phải đáp ứng được yêu cầu về cấp độ âm vị, âm tiết (thanh điệu, âm tiết
đóng/ mở…).
b). Cách sử dụng động từ trong truyện thơ:
- Cách sử dụng động từ trong truyện thơ chủ yếu đến từ sự sáng tạo của tác giả.
Có thể sử dụng nhiều từ Hán Việt xen lẫn Thuần Việt để tạo nên những sắc thái
khác nhau trong cùng hành động của nhân vật hoặc ngược lại sử dụng nhiều
động từ khác nhau cho cùng 1 ý nghĩa. - Ví dụ theo “Từ điển Truyện Kiều”,
Đào Duy Anh đã xem 3 từ “định”, “toan”, “rắp” đồng nghĩa với nhau khi dùng
từ này để diễn tả cho từ kia.
c). Tài liệu tham khảo:
- Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học - Theki.vn
- Phân Tích Đặc Điểm Ngơn Ngữ Văn Học
- NHẬN XÉT VỀ ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI TRONG TRUYỆN KIỀUNGUYỄN DU


15

CHƯƠNG 2:KHẢO SÁT ĐỘNG TỪ TRONG
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
2.1 Giới thiệu về truyện Kiều của Nguyễn Du
Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), thường được biết đến với cái tên
đơn giản là Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹), là một truyện thơ của đại thi hào
Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh

điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục
bát, gồm 3254 câu.
Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.
Tác phẩm kể lại cuộc đời, những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một phụ
nữ trẻ xinh đẹp và tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để cứu cha
và em trai khỏi tù, cơ bán mình kết hơn với một người đàn ơng trung niên,
khơng biết rằng hắn ta là một kẻ buôn người, và bị ép làm kĩ nữ trong lầu xanh.

- Giá trị nội dung:
+ Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước cơng lí.
+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài
trong xã hội phong kiến.
+ Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa.
Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự "lên ngôi" của thế lực đồng tiền.
+ Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với "con tim thấu cả sáu
cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời", trái tim chan chứa tình yêu thương con
người.

- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Nghệ thuật tự sự mới mẻ.
+ Thể loại


16
+ Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, ...
+ Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Du.

2.2 Thống kê động từ được sử dụng trong truyện Kiều của

Nguyễn Du (đoạn Kiều bán mình chuộc cha)
LOẠI ĐỘNG TỪ

SỐ
ĐỘNG
TỪ

8 Động từ khuyết ý

41 động
từ
18 động
từ
13 động
từ
11 động
từ
23 động
từ
11 động
từ
10 động
từ
5 động từ

Động từ là,hệ từ “Là”

1 động từ

1 Động từ nội từ

2 Động từ hoạt động tình cảm
3 Động từ chỉ sự xuất hiện/tồn tại/tiêu biến
4 Động từ biểu thị ý chí/khả năng
5 Động từ biểu thị hành động ngoại hướng
6 Động từ yêu cầu/phát nhận
7 Động từ chỉ cảm nghĩ/nói năng

TỔNG SỐ
LẦN
XUẤT
HIỆN
51 lần
21 lần
53 lần
26 lần
23 lần
12 lần.
25 lần
9 lần
6 lần

2.3 Khái quát các loại động từ trong truyện Kiều của Nguyễn Du
(đoạn Kiều bán mình chuộc cha)
2.3.1.Động từ nội động
Tổng số động từ nội động là 41 với tần suất xuất hiện là 52 lần . về (2), giải dề ,
xôn xao ,ào ào , vét , giật dàm , biết, xưng xuất, hoảng hốt , van lạy (2), đau đớn
, làm(3) , kêu ,đồn đại , nghĩ (4), thương thầm , hiếu trọng , tiếc, ngồi (2), tức ,
ngại ngùng , đắn đo , đầy đọa , rộn ràng , giục giã, dạy, ngã , vội vàng , giữ ,



17
liều , ký , khắng khít , phụ (2), ngậm , tấp nập , nức nở , ngập ngừng , xót xa ,
đau lịng (3), bâng khng
Đoạn trích gồm 231 câu thơ , Động từ nội động xuất hiện nhiều nhất từ câu 573
đến câu 724 ( 41 lần) ít nhất là từ câu 725 đến 804 ( 11lần) . Động từ nội động
được sử dụng nhiều nhất trong đoạn thơ : nghĩ (4 lần) , làm (3 lần ), đau lòng (3
lần. ), ngồi (2 lần ) , lạy (2 lần ) , về (2 lần ) .
2.3.2.Động từ hoạt động tình cảm
Trong tác phẩm“ Truyện Kiều” đoạn Kiều bán mình chuộc cha (câu 573-804)
sử dụng tổng cộng 18 động từ biểu thị hành động tình cảm với số lần xuất hiện
là 21 lần. Đoạn trích gồm 231 câu thơ, động từ biểu thị hành động tình cảm xuất
hiện nhiều nhất là từ câu 573-655 (10 lần), tiếp theo từ câu 656-733 (6 lần) và ít
nhất từ câu 734-804 (5 lần).
Các động từ biểu thị hành động tình cảm được sử dụng trong “Truyện Kiều”
đoạn Kiều bán mình chuộc cha (573-804) là: thương (3 lần); tiếc (2 lần); thẹn (2
lần); hoảng hốt, ngại ngùng, e, buồn, dứt, sầu, bàng hoàng, thổn thức, thẹn
thùng, tương tư, cười, nức nở, dặn, say (1 lần).
2.3.3.Động từ chỉ sự xuất hiện,tồn tại,tiêu biến
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đoạn thơ Kiều Bán Mình Chuộc Cha từ câu
573-804 tổng cộng có 13 động từ chỉ sự xuất hiện,tồn tại,tiêu biến với số lần
xuất hiện là 53 lần.Đoạn trích gồm 231 câu thơ,động từ chỉ sự xuất hiện,tồn
tại,tiêu biến nhiều nhất là từ câu 724-804 (25 lần),ít nhất là từ câu 573-647 (13
lần) cịn lại từ 648-723(15 lần)
Các động từ chỉ sự xuất hiện,tồn tại,tiêu biến được sử dụng trong đoạn thơ là:
cịn,có (22 lần) ;mất (1lần);tan (6 lần);trôi (1 lần);rụng (3);rơi(3 lần), ở (3 lần);đi
(2 lần);nổi(1 lần );phai (1 lần); tàn (3 lần);đầy(3 lần);ngồi (4 lần).

2.3.4.Động từ biểu hiện ý chí/khả năng
Tổng cộng 12 động từ biểu thị ý chí/khả năng được xuất hiện trong truyện với
tần suất xuất hiện là 33 lần. Đoạn trích gồm 213 câu thơ, câu từ số 648 -> 773

có động từ biểu thị ý chí/khả năng xuất hiện nhiều nhất (20 lần) và câu từ số
774 ->804 có động từ biểu thị ý chí khả năng xuất hiện ít nhất (3 lần).
Các động từ biểu thị ý chí/khả năng được sử dụng là: chưa kịp,trông, định, dám,
nỡ, tự (1 lần); mong, đành, quyết (2 lần);phải (3 lần); rằng(8 lần); thôi (11 lần).


18
2.3.5.Động từ biểu thị hành động ngoại hướng
- Về (574); lạy (591); rút (593); đồn đại (622); rước (630); dâng (671); gánh vác
(674); sang (685); buộc (688); giục giã (694); xuống (710); ghé (714); hỏi han
(714); hở (721); ngồi (724); lạy (724); trông ra (743); về (744); gửi lại (751);
đến (779); về (785); sinh ra (797); gói vào (800).
- Động từ biểu thị hành động ngoại hướng xuất hiện trong đoạn này là 23 lần;
xuất hiện nhiều nhất là từ câu 710-800 (13 lần), tiếp theo là từ câu 622-694 (7
lần), và ít nhất là từ câu 574-593 (3 lần).
- Số lần xuất hiện là: về (3 lần); lạy (2 lần); rút, đồn đại, rước, dâng, gánh vác,
sang, buộc, giục giã, xuống, ghé, hỏi han, hở, ngồi, trông ra, gửi lại, đến, sinh
ra, gói vào (1 lần).
2.3.6.Động từ yêu cầu/phát nhận
Trong tác phẩm“ Truyện Kiều” đoạn Kiều bán mình chuộc cha (câu 573-804)
sử dụng tổng cộng 13 động từ biểu thị yêu cầu/ phát nhận với số lần xuất hiện là
14 lần.
Đoạn trích gồm 213 câu thơ, từ câu số 573-689 có số động từ yêu cầu/ phát
nhận xuất hiện nhiều 11 lần, còn lại 3 lần là từ câu 700-804.Các động từ biểu
thị yêu cầu, phát nhận được sử dụng trong “Truyện Kiều” đoạn Kiều bán mình
chuộc cha (573-804) là: chuộc (1), lót (1), luồn(1), ép(1), mua(1), khuyên(1),
bán (1) trao(1), trả(2), cầu(1), đừng(1), cho(1),đưa(1)
2.3.7.Động từ chỉ cảm nghĩ,nói năng
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đoạn thơ “Kiều bán mình chuộc cha” từ câu
573-804 có tổng cộng 10 động từ cảm nghĩ nói năng với số lần xuất hiện là 2

lần. Đoạn trích gồm 231 câu thơ, động từ cảm nghĩ nói năng xuất hiện đều ở
mỗi đoạn: đoạn 1 ( từ câu 573-647), đoạn 2 ( từ câu 648-723), đoạn 3 ( từ câu
724-804) mỗi đoạn xuất hiện 8 động từ cảm nghĩ nói năng.
Xuất hiện 10 động từ cảm nghĩ nói năng với tần suất xuất hiện là 24 lần. Trong
đó: biết (6 lần),nghĩ(4 lần),kể(4 lần),thấy(3 lần),mong(2 lần),quên(1 lần),định(1
lần),kêu(1 lần),mừng(1 lần),lo(1 lần).
2.3.8.Động từ khuyết ý
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đoạn Kiều Bán Mình Chuộc Cha từ câu
573-804 tổng cộng có 5 động từ khuyết ý với số lần xuất hiện là 9 lần. Trong đó
được sử dụng nhiều nhất là: được (3 lần), ít nhất là mắc (1 lần), chịu (1 lần),
ngồi ra cịn có được (2 lần), đành (2 lần).


19
2.3.9.Động từ “là”/hệ từ là
Trong Truyện Kiều, từ câu thơ 573 đến câu thơ 804, động từ “là”/ hệ từ “là”
được sử dụng 6 lần.
Cụ thể ở những câu:
Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ (588)
Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người (594)
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm (608)
Một lần sau trước cũng là (663)
Tan nhà là một thiệt mình là hai (682)
Trong đoạn trích Kiều bán mình chuộc cha ( từ câu thơ 573 đến câu thơ 804),
động từ “là”/ hệ từ “là” được sử dụng nhiều nhất là từ câu 651 đến câu 728 (4
lần), tiếp theo là câu 573 đến câu 650 (2 lần) và từ câu 729 đến câu 804 khơng
có động từ “là”/ hệ từ “là” nào được sử dụng.

2.4 Miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa, phân tích đặc điểm ngữ pháp
*Về ngữ nghĩa,ngữ pháp

2.4.1 Động từ nội từ
Đặc điểm ngữ pháp
* Sử dụng nội động từ tiêu biểu + Đảo động từ
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Rụng rời khung dệt, tan tành gói may.
Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.
Dặn nàng qui liệu trong đơi ba ngày.
Thương tình con trẻ thơ ngây,
Đau lòng tử biệt sinh ly,
.Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
Ngại ngùng giợn gió e sương,
Ngại ngùng giợn gió e sương,


20
Khất từ tạm lĩnh Vương ơng về nhà.
Thương tình con trẻ cha già,
Nhìn nàng ơng những máu sa ruột dàu:
Ni con những ước về sau,
Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi.
Liều mình ơng rắp gieo đầu tường vơi.
Vội vàng kẻ giữ người coi,
Xót lịng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi.
Tái sinh chưa dứt hương thề.
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Nợ tình chưa trả cho ai

Đặc điểm ngữ nghĩa

Tần ngần dạo gót lầu trang,
Một đồn mừng thọ ngoại hương mới về,
575.. Hàn huyên chưa kịp giãi dề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Già giang một lão một trai,

574. Ngoại hương: Làng ngoại, quê ngoại.
Giãi dề: Giải bày, chuyện trò.
576. Sai nha: Nha lại do quan trên sai phái đi.
577. Thước: Tay thước, một thứ võ khí cổ, bằng gỗ, dài độ một thước tây, cạnh
vng bốn góc, dùng để đánh người.
Nách thước: Nách cắp tay thước.


21
Đao: Dao to, mã tấu, thứ võ khí bằng sắt, lưỡi to.
579. Già: Cái gông. Giang: Khiêng đi, giải đi. ở đây nói cha con viên ngoại và
Vương quan bị đóng gơng lạ
 Nghĩa từ câu 573 đến 579
Tai họa đã đột ngột ập đến Vương gia trong lúc người thiếu nữ cịn đang thổn
thức với mối tình đầu. Bọn sai nha đầu trâu, mặt ngựa đã đánh đập cha và em
nàng một cách tàn nhẫn trong nỗi oan kêu trời không thấu.
580.. Một dây vô lại buộc hai thâm tình.
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung dệt, tan tành gói may.
Đồ tế nhuyễn, của riêng tây,
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
585.. Điều đâu bay buộc ai làm ?

Này ai dan dậm, giật giàm bỗng dưng ?
Hỏi ra sau mới biết rằng:
Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ.
Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,
590.. Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.
Hạ từ van lạy suốt ngày,
Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.
Rường cao rút ngược dây oan,
Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người.
595.. Mặt trơng đau đớn rụng rời,
Oan này cịn một kêu trời, nhưng xa.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,
600.. Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao ?


22
Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn ?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
605.. Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha !
Họ Chung có kẻ lại già,
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm.
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm,
610.. Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay.
Tính bài lót đó luồn đây,
Có ba trăm lạng việc này mới xi.

Hãy về tạm phó giam ngồi,
Dặn nàng qui liệu trong đơi ba ngày.
615.. Thương tình con trẻ thơ ngây,
Gặp cơn vạ gió tai bay bất kỳ!
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên !
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
620.. Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.
Sự lòng ngỏ với băng nhân,
Tin sương đồn đại xa gần xôn xao.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
625.. Hỏi tên rằng: Mã Giám sinh.
Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,


23
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao
630.. Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng !
635.. Ngại ngùng giợn gió e sương,
Nhìn hoa bóng thẹn, trơng gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
Ngại ngùng giợn gió e sương,


640.. ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường ?
645.. Mối rằng: đáng giá nghìn vàng,
Gấp nhà nhờ lượng người thương dám nài.
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Một lời thuyền đã êm dằm
650.. Hãy đưa canh thiếp trước cầm làm ghi.
Định ngày nạp thái vu qui,
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong !
Một lời cậy với Chung công,


24
Khất từ tạm lĩnh Vương ơng về nhà.
655.. Thương tình con trẻ cha già,
Nhìn nàng ơng những máu sa ruột dàu:
Nuôi con những ước về sau,
Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi.
Trời làm chi cực bấy trời,
660.. Này ai vu thác cho người hợp tan !
Búa rìu bao quản thân tàn,
Nỡ đầy đọa trẻ, càng oan khốc già.
Một lần sau trước cũng là,
Thơi thì mặt khuất chẳng thà lịng đau !
665.. Theo lời càng chảy dịng châu,

Liều mình ơng rắp gieo đầu tường vôi.
Vội vàng kẻ giữ người coi,
Nhỏ to nàng lại tìm lời khuyên can:
Vẻ chi một mảnh hồng nhan,
670.. Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.
Dâng thư đã thẹn nàng Oanh,
Lại thua ả Lý bán mình hay sao ?
Cỗi xuân tuổi hạc càng cao,
Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành.
675.. Lòng tơ dù chẳng dứt tình,
Gió mưa âu hẳn tan tành nưóc non.
Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.
Phận sao đành vậy cũng vầy,
680.. Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh.


25
Cũng đừng tính quẩn lo quanh,
Tan nhà là một thiệt mình là hai.
Phải lời ơng cũng êm tai,
Nhìn nhau giọt vắn giọt dài ngổn ngang.
685.. Mái ngoài họ Mã vừa sang,
Tờ hoa đã ký, cân vàng mới trao.
Trăng già độc địa làm sao ?
Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên.
Trong tay đã sẵn đồng tiền,
690.. Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì !
Họ Chung ra sức giúp vì,
Lễ tâm đã đặt, tụng kỳ cũng xong.

Việc nhà đã tạm thong dong,
Tinh kỳ giục giã đã mong độ về.
695. Một mình nàng ngọn đèn khuya,
áo dầm giọt lệ, tóc xe mối sầu.
Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,
Xót lịng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Cơng trình kể biết mấy mươi.
700. Vì ta khăng khít, cho người dở dang.
Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa.
Trời Liêu non nước bao xa.
Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi.
705. Biết bao duyên nợ thề bồi.
Kiếp này thôi thế thì thơi cịn gì.
Tái sinh chưa dứt hương thề.


×