Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học phòng cháy chữa cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN ĐỨC QUỲNH

THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HàNội – 2014

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------*----------

NGUYỄN ĐỨC QUỲNH

THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 04 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU THỤ



Hà Nội – 2014

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác.

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014

NGUYỄN ĐỨC QUỲNH

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – ĐHQGHN, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học cùng tồn
thể các thầy cơ giáo đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Thụ, người
đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình tiến hành và
hồn thành đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời biết ơn đến Ban Giám hiệu, Bộ môn
Mác – Lênin và KHXHNV, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Khảo thí và Đảm
bảo chất lượng giáo dục, Phịng Quản lý Học viên, các giảng viên và sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học PCCC đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn

thành cuốn luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng
nghiệp, những người ln động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để
tơi có thể hồn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Quỳnh

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ........................................................................................5
1.1 Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu về thích ứng và thích ứng với hoạt động
học tập.....................................................................................................................5
1.1.1 Các lý thuyết, cơng trình nghiên cứu của nước ngồi về thích ứng ...........5
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước về thích ứng ..................................................11
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài .............................................................14
1.2.1 Khái niệm thích ứng .................................................................................14
1.2.2 Khái niệm thích ứng với hoạt động học tập..............................................20
1.2.3 Khái niệm thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường
Đại học PCCC ....................................................................................................21
1.2.4 Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ
nhất trường Đại học PCCC ................................................................................28
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động học tập của SV năm
thứ nhất trường Đại học PCCC ..........................................................................37
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.....................................................................................40

Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................42
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...............................................42
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu ..................................................................42
2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu ...............................................................43
2.2. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................44
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................44
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................44
2.3.2 Phương pháp điều tra viết ........................................................................45
2.3.3 Phương pháp quan sát ..............................................................................47
2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu .....................................................................48
2.3.5 Phương pháp phân tích chân dung nhân cách điển hình ..........................48
2.3.6 Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học ................................48
2.4 Tiêu chí và thang đánh giá thích ứng trong hoạt động học tập của SV
năm thứ nhất trƣờng Đại học PCCC .................................................................50
2.4.1 Mặt nhận thức ...........................................................................................50
2.4.2 Mặt thái độ ................................................................................................51
2.4.3 Mặt hành động ..........................................................................................51
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.....................................................................................52

TIEU LUAN MOI download :


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ..........................................53
3.1 Thực trạng thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trƣờng
Đại học PCCC ......................................................................................................53
3.1.1 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC thể hiện qua nhận thức ............................................................................53
3.1.2 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC thể hiện qua thái độ.................................................................................63
3.1.3 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học

PCCC thể hiện qua hành động ...........................................................................70
3.1.4 Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động học tập
của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC .....................................................81
3.1.5 Đánh giá chung thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất
trường Đại học PCCC ........................................................................................82
3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập của SV
năm thứ nhất trƣờng Đại học PCCC ................................................................84
3.2.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập
của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC .....................................................84
3.2.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập
của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC .....................................................86
3.3 Thích ứng với HĐHT của SV năm thứ nhất qua phân tích một số
trƣờng hợp điển hình ..........................................................................................87
3.3.1 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất Phan Đức C .......88
3.3.2 Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất Đỗ Ngọc T ........89
3.4 Đề xuất biện pháp Tâm lý – giáo dục nâng cao khả năng thích ứng với
hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trƣờng Đại học PCCC ....................90
3.4.1 Nâng cao nhận thức của SV năm thứ nhất về vai trò, tầm quan trọng và sự
cần thiết của thích ứng với HĐHT .....................................................................90
3.4.2 Tăng cường tối đa các tác động sư phạm tích cực từ phía GV, cán bộ làm
cơng tác quản lý giáo dục ..................................................................................91
3.4.3 Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV ....................................91
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3......................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................97
PHỤ LỤC

TIEU LUAN MOI download :



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
PCCC
PCCC và CNCH
BCA
HĐHT
SV
GV
ĐTB
ĐLC
TB
TBC

Xin đọc là
Phòng cháy chữa cháy
Phòng chãy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Bộ Công an
Hoạt động học tập
Sinh viên
Giảng viên
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Thứ bậc
Trung bình chung

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin về khánh thể nghiên cứu ..........................................................43

Bảng 3.1: Nhận thức của SV năm thứ nhất về bản chất của thích ứng......................53
Bảng 3.2: Nhận thức của SV năm thứ nhất về vai trị của thích ứng ........................55
Bảng 3.3: Nhận thức của SV năm thứ nhất về mức độ quan trọng của các
hành động học tập đối với thích ứng với HĐHT ....................................58
Bảng 3.4: Nhận thức của SV năm thứ nhất về mức độ cần thiết của các hành động
học tập đối với thích ứng với HĐHT .....................................................60
Bảng 3.5: Mức độ chủ động của SV năm thứ nhất khi thực hiện các hành động
học tập ......................................................................................................63
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng của SV năm thứ nhất khi tham gia các
hành động học tập ...................................................................................66
Bảng 3.7: Mức độ hài lòng của SV năm thứ nhất với nội dung cụ thể của học tập.........68
Bảng 3.8: Kết quả thực hiện hành động xây dựng kế hoạch học tập của
SV năm thứ nhất.......................................................................................71
Bảng 3.9: Kết quả hành động thực hiện giờ lý thuyết của SV năm thứ nhất ............72
Bảng 3.10: Kết quả hành động thực hiện giờ thảo luận của SV năm thứ nhất trường
Đại học PCCC........................................................................................74
Bảng 3.11: Kết quả hành động thực hiện giờ thực hành, thực tập, thí nghiệm của SV
năm thứ nhất ..........................................................................................76
Bảng 3.12: Kết quả hành động thực hiện giờ tự học, tự nghiên cứu
của SV năm thứ nhất ..............................................................................78
Bảng 3.13: Kết quả hành động thực hiện giờ kiểm tra, đánh giá của SV
năm thứ nhất ...........................................................................................79
Bảng 3.14: Đánh giá chung thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất
trường Đại học PCCC ............................................................................83
Bảng 3.15: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập
của SV năm thứ nhất ..............................................................................84
Bảng 3.16: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập
của SV năm thứ nhất ..............................................................................86

TIEU LUAN MOI download :



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1: Đánh giá chung nhận thức của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC
về thích ứng với HĐHT ......................................................................62
Biểu đồ 3.2: Đánh giá chung thái độ của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC
khi tham gia các HĐHT ......................................................................70
Biểu đồ 3.3: Đánh giá chung hành động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại
học PCCC khi tham gia các HĐHT ....................................................80
Biểu đồ 3.4: Đánh giá chung thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất
trường Đại học PCCC .........................................................................83

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người và là nhân tố quyết định trực
tiếp sự hình thành, phát triển nhân cách. Trong cuộc sống con người phải tham gia
vào nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi hoạt động lại có cách thức tiến hành khác nhau
và tùy thuộc vào lứa tuổi mà mức độ quan trọng của từng hoạt động đối với sự phát
triển nhân cách của cá nhân là không giống nhau. Muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt
động của mình, con người phải mau chóng thích ứng với nó dù ở bất cứ hồn cảnh
nào. Bởi lẽ, sự thích ứng là tiền đề cho hoạt động thành công của cá nhân trong một
vai trò xã hội này hay một vai trị xã hội khác. Hay nói cách khác, để có thể tồn tại
và phát triển con người cần có khả năng thích ứng với cuộc sống ln vận động,
biến đổi. Trong q trình thích ứng, con người thu được những tri thức mới, hình
thành được các kỹ năng, kỹ xảo mới đi liền với hoạt động, bộc lộ được khả năng
đặc biệt, khả năng sáng tạo trong hoạt động đó.
Khi làm quen với môi trường sống mới, con người không tránh khỏi những

bỡ ngỡ ban đầu và phải có sự nỗ lực trong một khoảng thời gian mới có thể hịa
nhập và thích ứng được. SV năm thứ nhất hầu hết là học sinh phổ thông trung học
mới tốt nghiệp, chưa quen với cuộc sống cần sự tự lập cao trong trường đại học. Họ
phải tập thích nghi và làm quen với một môi trường mới, một cuộc sống mới độc
lập hơn, với nhiều mối quan hệ hơn, do vậy khó tránh khỏi những bỡ ngỡ rụt rè. Trở
thành SV đại học vừa là cơ hội vừa là thách thức buộc họ phải có sự thích ứng phù
hợp kịp thời để làm chủ được cuộc sống và công việc học tập của mình.
Cũng như nhiều trường đại học khác, trường Đại học Phòng cháy chữa
cháy tuyển sinh trên cả nước, lại mang đặc thù của lực lượng vũ trang nhân dân.
SV của trường tới từ mọi miền tổ quốc với nhiều thói quen, nhiều cách sống và
phong tục khác nhau chưa kể tới việc sống trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau về mặt khách quan và chủ quan. Là trường vũ trang nên tất cả các SV phải
cùng sống, cùng sinh hoạt, học tập tập trung. Do đó, với SV năm nhất của trường
sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ với việc làm quen với cuộc sống mới khác hơn rất nhiều hơn
với học sinh phổ thông. Việc học tập tại trường Đại học PCCC đòi hỏi tinh thần tự
học tự rèn luyện rất cao, vì vậy đối với SV năm nhất nếu khơng thích ứng kịp thời
sẽ làm giảm hiệu quả học tập và nghiên cứu cũng như ảnh hưởng tới chất lượng
đào tạo của nhà trường.
1

TIEU LUAN MOI download :


Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất khi bước vào mơi trường học tập mới vẫn
cịn nhiều lúng túng trong cách học, chưa thích ứng được với cách học chủ động lấy
người học làm trung tâm, kết quả học tập chưa tốt... Từ đó, để chỉ ra những yếu tố
ảnh hưởng tới sự thích ứng của SV năm nhất và góp phần tìm ra giải pháp giúp SV
nhanh chóng hịa nhập với mơi trường mới, chúng tơi quyết định chọn vấn đề:
“Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận thích ứng, thực trạng thích ứng và chỉ ra những yếu tố
ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại
học PCCC. Từ đó đưa ra những giải pháp, kết luận, kiến nghị góp phần giúp SV,
giáo viên và ban lãnh đạo nhà trường nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập, giảng dạy
và quản lý trong nhà trường hiện nay.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC, sự thích ứng được biểu hiện thơng qua 3 mặt: nhận thức, thái độ, hành vi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có những nhiệm vụ sau:
4.1 Nghiên cứu lí luận
4.1.1. Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
4.1.2. Chỉ ra đặc điểm tâm lý của SV nói chung và SV trường Đại học
PCCC nói riêng và đặc điểm hoạt động học tập của họ.
4.1.3. Đưa ra các biện pháp tâm lý – xã hội tăng cường khả năng thích ứng
của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC.
4.2 Nghiên cứu thực tiễn
4.2.1. Nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động học tập của SV năm
thứ nhất trường Đại học PCCC.
4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng (chủ quan và khách quan) đến thực
trạng thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC.
4.2.3. Rút ra kết luận và đề xuất một số biện pháp tâm lý – xã hội giúp cho
quá trình thích ứng với hoạt động học tập của SV năm thứ nhất tốt hơn.

2

TIEU LUAN MOI download :



5. Khách thể nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 312 khách thể, trong đó:
+ 292 SV năm thứ nhất trường ĐH PCCC
+ 20 giáo viên, cán bộ quản lý, đào tạo đã và đang trực tiếp giảng dạy cho
SV thứ nhất để thu thập thông tin cho đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến cứu trên khách thể là SV năm thứ nhất trường Đại học
PCCC, cụ thể đó là 292 SV các lớp: D29A, D29B, D29C, D29D, D29E.
6.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về thích ứng, biểu hiện và mức độ thích
ứng qua nhận thức, thái độ, hành động của SV trong HĐHT qua các hành động sau
đây: Xây dựng kế hoạch học tập; học lý thuyết trên lớp; thảo luận; tự học; tự nghiên
cứu; tự kiểm tra; đánh giá
7. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn SV năm thứ nhất trường Đại học PCCC thích ứng với hoạt động học tập
ở mức độ thấp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng, cả những yếu tố chủ quan
lẫn khách quan. Trong đó các yếu tố chủ quan, tâm lý của người học quyết định nhất.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu lý luận, thực tiễn có liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.
8.2 Phương pháp quan sát
Quan sát những hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, biểu hiện của thái độ hoạt
động học tập, các kỹ năng học tập… kết hợp lại để thấy những biểu hiện bề ngồi,
cụ thể của sự thích ứng.
8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu khẳng định tính khách quan của
đề tài.
8.4 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu


3

TIEU LUAN MOI download :


Được sử dụng góp phần vào việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu, tìm thêm
những phương án thích hợp cho bảng hỏi, điều chỉnh cấu trúc bảng hỏi sao cho phù
hợp nhất, đồng thời lấy dẫn chứng từ thực tiễn sinh động cho đề tài.
8.5 Phương pháp phân tích chân dung nhân cách điển hình
Lựa chọ một SV có mức độ thích ứng tốt và một SV có mức độ thích ứng
trung bình, một SV thích ứng ở mức độ kém để làm nghiên cứu sâu và mô tả về q
trình thích ứng của họ từ khi vào mơi trường Đại học.
8.6 Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
Là phương pháp sử dụng một số đại lượng cơ bản trong tính tốn đo lường
và phân tích số liệu nhằm giúp người nghiên cứu có thông tin cá biệt chuyển thành
thông tin tổng thể, qua đó có thể nhận thức đối tượng nghiên cứu một cách tổng thể.
Cụ thể chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và phân tích số liệu nghiên
cứu của đề tài.

4

TIEU LUAN MOI download :


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG
VÀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.1 Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu về thích ứng và thích ứng với hoạt động
học tập

1.1.1 Các lý thuyết, cơng trình nghiên cứu của nước ngồi về thích ứng
1.1.1.1 Vấn đề thích ứng trong Tâm lý học phát triển
Tâm lý học phát triển với đại diện là Jean Piaget - nhà Tâm lý học người
Thuỵ Sĩ đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra lý thuyết về sự thích nghi trong mối
tương quan giữa tâm lý học và giáo dục học. Theo Piaget, nếu một kinh nghiệm
không hợp với cơ cấu nhận thức của một người, thì sự mất cân bằng diễn ra và xuất
hiện khuynh hướng thay đổi cơ cấu nhận thức để tiếp thu kinh nghiệm mới. Quy
trình biến đổi này gọi là sự thích nghi, đại khái giống như sự học tập. Piaget tin rằng
hầu như mọi kinh nghiệm của một người đều bao gồm cả sự tiếp thu lẫn thích nghi,
bởi vì mọi kinh nghiệm đã có đều có phần khơng giống với bất cứ kinh nghiệm nào
chúng ta đã có trước kia.
Theo Piaget, sự thích ứng có ba mức độ: (1) Thích ứng sinh học (thích ứng
vật chất); (2) Thích ứng tâm lý (thích ứng chức năng) có nguồn gốc sinh học; (3)
Thích ứng trí tuệ.
Piaget đã có những đóng góp quan trọng vào lý luận về sự thích ứng tâm lý ở
con người và cơ chế phát triển của thích ứng nhận thức. Tuy nhiên, Piaget đã nhìn
nhận sự phát triển tâm lý dưới góc độ thích nghi sinh học, ơng chủ yếu chú ý tới
mặt hình thức của sự thích ứng mà chưa quan tâm đúng mức đến bản chất, nội dung
xã hội - lịch sử sự thích ứng tâm lý người [14].
1.1.1.2 Vấn đề thích ứng trong Phân tâm học
Theo lý thuyết của Sigmund Freud, nhân cách là một cấu trúc tổng thể gồm
ba yếu tố: "cái nó", "cái tơi" và "cái siêu tơi". Ba yếu tố này có vai trị và chức năng
khác nhau trong q trình hình thành nhân cách con người.
Trong đó, "cái nó" là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của con
người. "Cái nó" hoạt động theo nguyên tắc thoả mãn, đòi hỏi phải giảm căng thẳng
ngay lập tức. Nhưng "cái nó" ln ln bị cấm đốn bởi "cái siêu tôi". Trong sự vận
5

TIEU LUAN MOI download :



hành của ba thành tố này thì "cái tơi" ln nằm ở giữa. "Cái tơi" phải trì hỗn những
địi hỏi của "cái nó" và đáp ứng khát vọng vươn tới sự hồn thiện của "cái siêu tơi".
"Cái tơi" phải đáp ứng cả hai bằng cách hướng tới sự cân bằng giữa địi hỏi của "cái
nó" và "cái siêu tơi: Sự cân bằng đó chính là sự thích ứng. Và như vậy theo Freud
con người có được là do hành vi thích nghi, là có khả năng chế ngự kiểm sốt được
các xung năng, có khả năng giải quyết tốt xung khắc giữa “cái nó” và “cái siêu tơi”.
Các nhà phân tâm học mới đã chú ý hơn đến vai trò của yếu tố xã hội trong
hành vi thích ứng của nhân cách. Erik Erikson đã chỉ ra “Sự thích ứng tâm lý là sự
thiết lập các quan hệ xã hội của các cá nhân với những người xung quanh” [14].
Các nhà tâm thần học theo Freud cho rằng “thích ứng của con người là khả
năng duy trì quan hệ giữa cá nhân với mơi trường sống của mình, được xác định
bằng mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản và mức độ chấp nhận về mặt xã hội của
hệ thống ứng xử đó. Vì vậy thực chất q trình hình thành nhân cách là q trình cá
nhân thích ứng với xã hội” [26].
1.1.1.3 Vấn đề thích ứng trong Tâm lý học hành vi
John Watson (1878-1958) - người sáng lập ra tâm lý học hành vi - tuyên bố
rằng: khoa học tâm lý không thể lý giải được đời sống tâm hồn, nếu như không từ
bỏ khái niệm mô tả các dịng ý thức. Tâm lý học dứt khốt phải lấy hành vi, tức là
cái mà ta có thể quan sát, đo đạc được, dự đoán được làm đối tượng nghiên cứu.
Quan điểm hoàn toàn mới về đối tượng nghiên cứu của tâm lý học, thuyết
hành vi đã giải quyết vấn đề “thích ứng” theo một phương hướng khác. Lý luận
thích ứng của Watson dựa trên những thành tựu của ngành tâm lý học động vật
được áp dụng trong nghiên cứu tâm lý con người (Thorndike, Morgan…). Watson
cho rằng : Tất cả mọi hành vi ứng xử với nghĩa là thích ứng đều được hình thành
thơng qua q trình học tập, tiếp thu kinh nghiệm của cá thể (tập nhiễm). Đó là q
trình cá nhân học được những hành vi mới cho phép giải quyết những yêu cầu đòi
hỏi của cuộc sống. Sự kém thích ứng là khơng học hỏi được hoặc hành vi học
không đáp ứng được yêu cầu môi trường [20]. Như vậy, J.Watson coi con người với
bộ kỹ xảo đã học được, là một cơ thể sống, hành động thích ứng với những địi hỏi

của mơi trường.
Lý thuyết hành vi hiện đại còn được phát triển theo hướng Tâm lý học nhận
thức. Đại diện tiêu biểu cho hướng này là Walter Mischel, ông chú trọng đến vai trò
6

TIEU LUAN MOI download :


nhận thức của con người trong q trình thích ứng, đặc biệt là các kỹ xảo tinh thần bên
cạnh các kỹ xảo hành vi. Cùng với việc nhấn mạnh vai trị của yếu tố bên trong, ơng đã
phát hiện ra tính tích cực của chủ thể thích ứng. Đó khơng phải là quá trình thụ động
như phái hành vi cổ điển quan niệm, mà có sự tương quan giữa ý nghĩa bên trong với
hành vi bên ngoài, và hành vi được điều chỉnh bởi ý nghĩa bên trong đó [20].
Tóm lại, chủ nghĩa hành vi vẫn chưa vạch rõ được bản chất của sự thích ứng,
nhưng cũng đã có những đóng góp nhất định vào việc giải quyết vấn đề.
1.1.1.4 Vấn đề thích ứng trong Tâm lý học chức năng
Herbert Spencer cho rằng “Cuộc sống là sự thích nghi liên tục của các quan
hệ bên trong với bên ngoài”; theo đó, thích ứng là chức năng tâm lý, chức năng ý
thức con người. Các hiện tượng tâm lý, ý thức là hình thức của sự thích ứng được
biểu hiện bằng hệ thống hành vi. Thích ứng tâm lý có cùng bản chất với thích nghi
sinh học, thích ứng tuân theo những quy luật khách quan của sinh học là “biến dị”,
“di truyền”, “chọn lọc tự nhiên”. Và tâm lý, ý thức là các hình thức mới của sự thích
ứng giữa cơ thể người với môi trường. Quan điểm này chưa thấy được bản chất xã
hội của sự thích ứng của con người.
William James kế thừa và phát triển tư tưởng của Spencer, đưa ra quan niệm:
“Tâm lý học phải nghiên cứu, xem xét các hiện tượng tâm lý tồn tại để khắc phục cái gì?
Nghiên cứu xem cá nhân có sử dụng những chức năng tâm lý để thích ứng với những
biến đổi của mơi trường thế nào và tìm ra con đường để cá nhân có thích ứng hiệu quả”.
Như vậy, Spencer và James đã có cơng xây dựng cơ sở của tâm lý học thích
ứng với tư tưởng chủ đạo là: Tâm lý, ý thức có chức năng là thích ứng và là cơng cụ

để thích ứng. Ý thức đóng vai trị tiếp nhận, phân loại, lựa chọn, so sánh, các kích
thích của mơi trường để điều chỉnh hành vi của cơ thể đáp ứng với yêu cầu và điều
kiện mới của nó. Với ý nghĩa đó, “ý thức” và “hồn cảnh có vấn đề” là những khái
niệm cơ bản của tâm lý học chức năng.
Như vậy bên cạnh những đóng góp nhất định, quan điểm của Spencer và
James cịn mang tính thực dụng, duy tâm chưa giải quyết được vấn đề bản chất xã
hội của tâm lý cũng như bản chất của sự thích ứng tâm lý ở người.
1.1.1.5 Vấn đề thích ứng trong tâm lý học hoạt động
Ra đời từ những năm 20 của thế kỷ XX, trường phái tâm lý học hoạt động
lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở thế giới
quan và phương pháp luận.
7

TIEU LUAN MOI download :


TLH hoạt động đã phê phán những sai lầm của các nhà TLH thuộc các
trường phái khác, ví dụ tâm lý học hành vi coi con người là “cái máy phản ứng” hay
“lồi động vật có vú thượng đẳng”, phân tâm học coi con người là thực thể sinh học
do bản năng quyết định.
Các cơng trình nghiên cứu của L.X. Vưgôtxki, A.N Leonchiep, X.L.
Rubistêin, A.R. Luria… đã xác lập cơ sở lý luận, phương pháp của tâm lý học
Marxist, thông qua các phạm trù: “hoạt động, ý thức, nhân cách”. Các phạm trù này
đóng vai trị nền tảng, quyết định trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể trong
nghiên cứu tâm lý.
L. X. Vưgôtxki đã chỉ ra sự khác biệt giữa sự thích ứng tâm lý - xã hội ở người
và sự thích nghi sinh học ở động vật. Bằng cơ chế lĩnh hội nền văn hoá, xã hội, con
người một mặt hình thành các dạng thức cấp cao của hành vi, mặt khác, hình thành
các chức năng tâm lý cấp cao để trở thành chủ thể của các hành vi đó [10].
A. N. Leonchiep đã phân tích sự khác nhau giữa sự phát triển của con người

với sự thích nghi của cá thể sinh học về nội dung và cơ chế. Ông chỉ rõ “sự khác
biệt cơ bản giữa các q trình thích nghi và các q trình lĩnh hội, tiếp thu là ở chỗ:
q trình thích nghi sinh vật là q trình thay đổi các thuộc tính của loài, năng lực
và hành vi của cơ thể; quá trình lĩnh hội hay tiếp thu ở người thì khác. Đó là q
trình mang lại kết quả cá thể tái tạo lại được những năng lực và chức năng người đã
hình thành trong quá trình lịch sử”. Như vậy về bản chất, nội dung của sự thích ứng
ở người và thích nghi sinh vật có sự khác biệt về chất. Theo TLH hoạt động: “con
người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, thống nhất ở bản chất xã hội
của nó, con người lấy làm đối tượng nghiên cứu ở đây là một tồn tại xã hội, lịch sử,
tồn tại lý trí, lao động, tình cảm” [10].
Tâm lý, nhân cách con người được hình thành thơng qua hoạt động và giao
tiếp. Con người tiếp thu những tri thức kinh nghiệm do lồi người đạt được trước
đó, đồng thời thông qua hoạt động giao tiếp con người tác động, cải tạo môi trường
xung quanh và bản thân mình. Thích ứng chính là q trình sống, phát triển của mỗi
cá nhân. Q trình đó diễn ra ở cả bình diện sinh vật và bình diện xã hội, trong đó
bình diện xã hội là chủ yếu.
Thích ứng của con người là thích ứng trong cuộc sống cộng đồng với các
quan hệ xã hội cụ thể. Là một quá trình tích cực, sự thích ứng ấy thể hiện trong tâm
8

TIEU LUAN MOI download :


thế của cá nhân hướng tới các ứng xử giữa người với người, trong thái độ đối với hệ
thống giá trị xã hội hiện tại được thừa nhận chung và được thừa nhận chính trong
tập thể nơi con người đó sống và hoạt động.
Rõ ràng, quan niệm của TLH hoạt động về thích ứng đã thốt khỏi ảnh
hưởng của lý luận thích nghi sinh học, chỉ ra được bản chất hoạt động, nội dung lịch
sử - xã hội, tính tích cực của hiện tượng thích ứng con người.
D.A. Andreeva là một tác giả đã đóng góp nhiều nghiên cứu về sự thích ứng.

Theo bà “thích ứng là sự thích nghi đặc biệt của cá nhân với điều kiện mới, là sự
thâm nhập của cá nhân vào những điều kiện mới một cách khơng gượng ép”. Từ đó
bà đã đưa ra khái niệm: “Thích ứng là một q trình tạo ra chế độ hoạt động tối ưu
và có mục đích nhân cách” [10], trong đó con người vừa thích nghi với điều kiện
mới vừa phải chủ động thâm nhập vào những điều kiện đó để xây dựng một chế độ
hoạt động mới, phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu mới. Trong cuốn “Con
người và xã hội” (1973), А Andreeva trong việc so sánh khái niệm “thích ứng” và
“xã hội hố” đã nhấn mạnh vai trị tích cực chủ thể với môi trường mới.
Như vậy, với cách tiếp cận khoa học về vấn đề thích ứng, các nhà TLH hoạt
động đã chỉ ra được bản chất hoạt động, nội dung xã hội, lịch sử, tính tích cực và
các chỉ số của hiện tượng thích ứng ở người.
1.1.1.6 Một số cơng trình nghiên cứu khác về thích ứng
- Năm 1990, nhà nghiên cứu người Mỹ Bruce P. Allen đã nghiên cứu sự
thích ứng học tập của sinh viên thơng qua hệ thống các kĩ năng như: kĩ năng quản lý
thời gian cá nhân, kĩ năng kiểm soát các cảm xúc tiêu cực, kĩ năng hình thành các
hoạt động học tập, kĩ năng chủ động luyện tập và hình thành các thói quen hành vi
mang tính nghề nghiệp [21].
- Năm 1992, trong tác phẩm "Sự thích nghi của con người", Richard E.
Tremblay (nhà TLH người Canada) đã phát biểu rằng: thích nghi tâm lý - xã hội là
sự tìm kiếm sự cân bằng giữa các xung năng, những ham muốn của bản thân với
những địi hỏi, mong đợi từ mơi trường bên ngồi. Theo ơng, khi xem xét sự thích
nghi ở con người cần xem xét sự thích nghi bên ngồi và thích nghi bên trong của
bản thân. Ơng cũng đã chỉ ra hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến q trình thích nghi ở
mỗi cá nhân: 1. Nhóm thứ nhất bao gồm các yếu tố thuộc về các nhân như đặc điểm
di truyền, lịch sử phát triển của cá nhân, việc cá nhân được tự do lựa chọn hay
9

TIEU LUAN MOI download :



không khi thực hiện hành vi, cách ứng xử của mình; 2. Nhóm thứ hai là những yếu
tố của mơi trường sống của cá nhân như điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội [21].
Nghiên cứu của Yao- Ming Wu (Đại học Quốc gia Đài Loan) năm 2000 trên
học sinh tiểu học khu vực Pingtung về ảnh hưởng của việc quản lý lớp học tới sự
thích ứng học tập của người học cho kết quả: Có mối quan hệ tích cực giữa việc
quản lý lớp học của giáo viên với sự thích ứng học tập của học sinh; có sự trái
ngược về cách quản lý lớp học của giáo viên dạy nhóm học sinh điểm kém và học
sinh điểm cao [21].
P.Zettergren ở Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Stockholm, Thụy Điển
nghiên cứu trẻ em vị thành niên 10 – 11 tuổi (2003), thấy rằng: Thành tích học tập
và mức độ thông minh của những trẻ em bị bạn bè hắt hủi là kém hơn so với những
nhóm trẻ em khác. Có dấu hiệu rằng những học sinh nữ bị bạn bè ghét bỏ có thái độ
tiêu cực với trường học và các nhiệm vụ của trường. Tỉ lệ bỏ học giữa chừng ở học
sinh nam bị ghét bỏ cao hơn nhiều so với các nhóm học sinh nam khác. Những trẻ
bị bạn bè hắt hủi là những em có thể gây rắc rối ở trường và khi lớn lên, vì vậy, cần
quan tâm đặc biệt tới những em này [21].
Mowei Liu và Xinyiu Chen, Khoa Tâm Lý học Trường Đại học Tây Ontario
năm 2003 đã nghiên cứu trên 296 học sinh Trung học cơ sở lớp 8 ở Thượng Hải,
Trung Quốc thấy rằng: Những em có nhiều nhóm bạn khác về các chỉ số thích ứng
xã hội, thích ứng tình cảm và thích ứng xã hội so với những em chỉ có một hoặc hai
người bạn và những em hồn tồn cơ đơn. So sánh những bộ đơi có mối quan hệ
bạn bè hai chiều, các thành viên của các nhóm đạt điểm cao ở năng lực xã hội và
năng lực học tập. Những em đạt điểm thấp, cô đơn, tác giả dự đốn rằng, các hội
bạn bè có thể là hiện tượng khác biệt so với quan hệ cặp đơi. Cuối cùng, những học
sinh có vấn đề về hành vi và học tập gặp khó khăn khơng chỉ liên quan đến hội bạn
bè mà cả trong việc thiết lập các quan hệ bạn bè hai chiều trong lớp [21].
Như vậy, vấn đề thích ứng đã được các nhà tâm lý học ngồi nước quan tâm
nghiên cứu, các cơng trình này đã góp phần khái qt và xây dựng những nét cơ bản nhất
về vấn đề thích ứng ở con người. Mỗi nghiên cứu đều tập trung nêu một đến hai yếu tố
ảnh hưởng cùng với sự phân tích sâu sắc những ảnh hưởng của các yếu tố đó trên những

trường hợp cụ thể. Đây chính là những đóng góp rất lớn để các nhà giáo dục và bản thân
người học tự rút ra những bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
10

TIEU LUAN MOI download :


1.1.2 Các nghiên cứu trong nước về thích ứng
"Thích ứng" là một khái niệm quan trọng trong tâm lý học, là vấn đề được nhiều
nhà tâm lý học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Do đó, trong lịch sử đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu của Việt Nam về sự thích ứng. Trong khn khổ luận văn này,
chúng tơi xin khái qt một số cơng trình nghiên cứu của tác giả trong nước.
1.1.2.1 Các cơng trình nghiên cứu về thích ứng học tập
Từ năm 1994 đến năm 1996, Vũ Thị Nho và các cán bộ thuộc Trung tâm
Tâm - sinh lý học lứa tuổi, Viện Khoa học Giáo dục đã thực hiện đề tài cấp Bộ
mang tên "Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh tiểu học". Tác giả xem
xét sự thích nghi với hoạt động học tập ở học sinh bậc tiểu học biểu hiện thông qua
các hành vi học tập trên lớp. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng
đến q trình thích nghi như: q trình giáo dục ở bậc mẫu giáo, điều kiện gia đình,
giáo viên tiểu học, mơi trường sư phạm, văn hố ứng xử trong các quan hệ ở trường,
phương pháp dạy học.
Năm 1998 có luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hương về "Nghiên cứu sự
thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm
Thanh Hố". Tác giả cho rằng "thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là một
quá trình người sinh viên tích cực chủ động làm quen, hồ nhập vào các điều kiện học
tập mới khác về chất so với hoạt động học tập trong trường phổ thông trung học nhằm
hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ trong tương lai, thực hiện hiệu quả
mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại".
Năm 2009, Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Thanh Mai về “Mức độ thích
ứng với HĐHT của sinh viên hệ Cao đẳng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”.

Tác giả đã nhận xét: Sinh viên hệ Cao đẳng thích ứng khơng giống nhau với hoạt
động thực hành các môn học tại trường. Đa số SV năm thứ ba hệ Cao đẳng Trường
Đại học Cơng nghiệp Hà Nội thích ứng ở mức độ trung bình với hoạt động thực
hành mơn học tại trường. Trước khi tốt nghiệp, số SV thích ứng tốt với hoạt động
thực hành môn học vẫn chiếm tỉ lệ chưa cao. Mức độ thích ứng với hoạt động thực
hành của SV chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Các yếu tố chủ quan như: chỉ số
phát triển trí thơng minh, kiểu tính cách, sức khỏe, sự nỗ lực cá nhân. Các yếu tố
khách quan như: việc tổ chức đào tạo của nhà trường, sự nhiệt tình và phương pháp
dạy của giáo viên... Đồng thời nâng cao nhận thức và thái độ đối với hoạt động thực
11

TIEU LUAN MOI download :


hành môn học của SV sẽ nâng cao được kỹ năng thực hành môn học của SV, đồng
thời nâng cao được mức độ thích ứng với hoạt động thực hành môn học của SV,
nâng cao được kết quả học tập của họ [21].
Năm 2009, Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Thị Lan về “Mức độ thích ứng
với hoạt động học tập một số môn học chung và môn đọc hiểu tiếng nước ngoài của
SV Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN”. Tác giả rút ra một số kết luận sau:
Mức độ thích ứng với hoạt động học tập một số môn học chung và môn đọc hiểu
tiếng nước ngoài của SV Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN cịn thấp. So mới
mức độ thích ứng với hoạt động học tập một số mơn học chung thì mức độ thích
ứng hoạt động học tập mơn đọc hiểu tiếng nước ngồi là thấp hơn. Có nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với hoạt động học tập của
SV Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng
nhiều hơn. Hành động học là yếu tố chủ quan và cơ sở vật chất là yếu tố khách quan
có ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ thích ứng với hoạt động học của họ. Nếu tổ
chức và hướng dẫn SV thực hành một số hành động học cơ bản sẽ nâng cao khả
năng thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ của SV.

Nghiên cứu của Hồng Thế Hải và cộng sự (năm 2012) về đề tài “Sự thích
ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng”, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thích ứng với hoạt
động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng còn thấp, sự khác biệt về mức độ thích ứng giữa các hành động học tập cơ
bản là không lớn [7].
Như vậy, chúng ta thấy rằng có sự khác biệt giữa các cơng trình nghiên cứu
của các nhà Tâm lý học Việt Nam với các nhà Tâm lý học nước ngồi khi nghiên
cứu về sự thích ứng với hoạt động học tập của HS, SV. Các nhà Tâm lý học Việt
Nam khi nghiên cứu về sự thích ứng với hoạt động học tập đã chỉ ra được các yếu tố
chủ quan và khách quan, từ đó đưa ra được các biện pháp tác động cho phù hợp.
1.1.2.2 Một số cơng trình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp
Cơng trình nghiên cứu về “Kế hoạch đường đời và tự xác định nghề nghiệp
của thanh niên – sinh viên” của Nguyễn Thạc. Trong cơng trình này tác giả đã đề
cập đến sự thích ứng nghề nghiệp và chỉ ra được ý nghĩa của nó với việc lựa chọn
nghề nói riêng và đối với cả cuộc đời người sinh viên nói chung. Theo tác giả, thích
12

TIEU LUAN MOI download :


ứng tốt sẽ tạo ra được sự ổn định nghề nghiệp và đảm bảo niềm tin vào sự đúng đắn
trong việc lựa chọn nghề, là cơ sở để tự khẳng định nhân cách và củng cố xu hướng
nghề nghiệp của bản thân.
Tác giả Nguyễn Xn Thức với cơng trình nghiên cứu: “Các biện pháp nâng
cao sự thích ứng với hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho SV của sinh viên
sư phạm”. Đây là khía cạnh thích ứng với nghề sư phạm mà mỗi sinh viên sư phạm
cần phải được rèn luyện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Theo tác giả, sự thích
ứng này chính là nhân tố tâm lý bên trong tạo nên kết quả của hoạt động thực tập sư
phạm và sự phát triển nhân cách nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.

1.1.2.3 Các công trình nghiên cứu về thích ứng với thay đổi mơi trường văn
hóa, kinh tế - xã hội
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu theo hướng này rất ít. Trong số các
cơng trình đã được cơng bố chúng tơi đưa ra một số cơng trình sau:
Nghiên cứu của tác giả Lã Văn Mến (1987): “Tìm hiểu sự thích ứng với đời
sống tập thể của sinh viên năm thứ nhất” Trong cơng trình nghiên cứu của mình tác
giả cho thấy sự thích ứng với đời sống tập thể của sinh viên diễn ra rất chậm chạp,
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như điều kiện sinh hoạt thấp kém, điều
kiện sinh hoạt cịn khó khăn, nội quy, quy chế khơng chặt chẽ...
Cơng trình nghiên cứu của Lâm Như Tạng về: “Sự thích ứng trong q trình
hội nhập quốc tế” đã đề cập đến khía cạnh xã hội của những người đến công tác,
học tập, giao lưu quốc tế ở những quốc gia khác nhau. Trên thực tế, mỗi quốc gia có
hệ thống ngơn ngữ, phong tục, tập qn, văn hóa khác nhau điều đó đỏi hỏi người
nhập cư cần phải có sự hiểu biết để biến đổi hành vi tương ứng cho phù hợp. Theo
tác giả Lâm Như Tạng, thích ứng xã hội, thích ứng với điều kiện sống mới có thể
hiểu như là sự “hội nhập” – hội nhập vào cuộc sống mới, vào môi trường mới. Khi
cuộc sống thay đổi, mơi trường sống thay đổi thì con người cũng cần có sự thay đổi
nhất định về tâm lý và hành vi của cá nhân cho phù hợp với sự thay đổi của cuộc
sống giúp họ có thể hội nhập với cuộc sống mới dễ dàng. Theo tác giả, đây chính là
khả năng con người cần rèn luyện để thích ứng (hội nhập) khi cuộc sống thay đổi:
“Nhập giang tùy khúc, đáo xứ tùy tục”.
Tác giả cho rằng, muốn sự thích ứng diễn ra được tốt nhất thì phải có sự
thích ứng từ hai phía: Phía người mới đến phải thích ứng mới mơi trường mới và
13

TIEU LUAN MOI download :


người bản địa phải thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống khi có người mới đến.
Đây là điều kiện cần thiết tạo nên sự thông hiểu, đồng cảm lẫn nhau giữa người bản

địa và người di cư đến, là nền tảng của sự ổn định trong xã hội có nhiều biến động
phức tạp trong thời kỳ hội nhập. Có những trường hợp hội nhập khơng tốt gây cản
trở xã hội nên có những điều tiêu cực xảy ra vì thiếu hiểu biết của cả hai bên, thiếu
sự thơng cảm, thiếu tinh thần khoan dung xây dựng lẫn nhau, biến thành những vấn
đề nan giải cho xã hội chúng ta.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm thích ứng
Thuật ngữ “thích ứng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Adaptacia”, gốc
tiếng Anh là “Adaptation”. Trong tiếng Anh, động từ “adapt” hay danh từ
“adaptation” có nghĩa là thích ứng. Theo cuốn từ điển Advanced Learner’s
Encyclopedic Dictionary, động từ “adapt” có nghĩa là cho phù hợp với hoàn cảnh
mới, điều kiện mới hay cách thức sử dụng mới. Danh từ “adaptation” là thuật ngữ
của sinh học dùng để chỉ hoạt động hoặc q trình thích nghi, thích ứng.
Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội năm 1994 định nghĩa khái
niệm “thích nghi” là “có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, mơi
trường mới”; cịn “thích ứng” là “những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện,
yêu cầu mới”.
Từ điển TLH do Nguyễn Khắc Viện chủ biên, xuất bản 1994 đặt hai khái niệm
này trong một mục. Tác giả cho rằng: “Một sinh vật sống trong một mơi trường có
nhiều biến động bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân, hoặc tìm cách thay đổi
mơi trường. Bước đầu là điều chỉnh phản ứng sinh lý (thích nghi với điều kiện nhiệt độ,
môi trường…). Sau này là thay đổi các ứng xử, đây là thích nghi tâm lý”.
Theo cuốn Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng xuất bản năm 2008,
“Thích ứng là phản ứng của cơ thể với những thay đổi của mơi trường”. Về ngun
tắc có hai phương thức thích ứng khác nhau của cơ thể đối với những thay đổi các
điều kiện của môi trường: 1/ Thích ứng bằng cách thay đổi cấu tạo và hoạt động của
các cơ quan; đây là phương thức phổ biến với động vật và thực vật. 2/ Thích ứng
bằng cách thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức; phương thức này chỉ đặc
trưng cho động vật và gắn liền với sự phát triển tâm lý. Theo quan niệm này thì khái
niệm thích ứng cũng có điểm đồng nghĩa với thích nghi [1].

14

TIEU LUAN MOI download :


Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều khái niệm thích ứng ở các khía cạnh
khác nhau, nhưng cho đến nay vẫn chưa có khái niệm nào được thừa nhận rộng rãi
bởi hai lý do:
Thứ nhất: Trong tâm lý học ít có cơng trình nghiên cứu lý luận nào chuyên
biệt về vấn đề thích ứng.
Thứ hai: Thích ứng là vấn đề phức tạp, có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. Trên thực tế, các trường phái tâm lý học khác nhau thường xem xét bản
chất của sự thích ứng trong khi giải quyết các phạm trù, khái niệm cơ bản của
trường phái mình.
Theo tác giả E.A. Ermoleava, “thích ứng là q trình thích nghi của người mới
lao động, với những đặc điểm và điều kiện lao động trong một tập thể nhất định” [29].
Theo tác giả D.A Andreeva, “thích ứng” được hiểu như “một thích nghi đặc
biệt của cá nhân vào những điều kiện mới, là sự thâm nhập của cá nhân vào những
điều kiện đó một cách khơng gượng ép” [29].
Q trình thích ứng diễn ra theo 3 mức độ:
Mức độ 1: Cá nhân hòa đồng với nhóm, tổ chức bằng cách điều chỉnh các
nhu cầu, suy nghĩ, hành vi… của mình theo các chuẩn mực.
Mức độ 2: Cá nhân có những sáng kiến từng bước góp phần thay đổi chuẩn mực.
Mức độ 3: Là mức độ cao nhất và cũng là mục tiêu cuối cùng cần đạt tới của
q trình thích ứng, đó là cá nhân làm thay đổi hệ thống chuẩn mực, xây dựng hệ
thống chuẩn mực mới và có những biện pháp để duy trì chuẩn mực ấy. Như vậy,
“thích ứng” và “thích nghi” tuy tương đồng về mặt ý nghĩa, nhưng vẫn có một số
khác biệt cần phân biệt giữa chúng.
Theo A.N. Lêônchiev đã khẳng định: “Sự khác biệt cơ bản giữa các qua
trình thích nghi theo đúng nghĩa của nó là các q trình tiếp thu, lĩnh hội là ở chỗ

thích nghi là q trình thích nghi sinh vật, là q trình thay đổi các thuộc tính của
lồi, năng lực của cơ thể là hành vi lồi của cơ thể. Cịn q trình tiếp thu, lĩnh hội
thì khác: đó là q trình mang lại kết quả là cá thể tái tạo lại năng lực và chức
năng người đã hình thành trong q trình lịch sử”. Sự khác nhau giữa thích nghi và
thích ứng là q trình giúp con người đạt được nhờ sự tác động của di truyền. A.N
Lêônchiev làm rõ sự khác nhau giữa thích nghi sinh học và thích ứng tâm lý người
đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu hiện tượng này cả về lý luận và thực tiễn.
15

TIEU LUAN MOI download :


Theo chúng tơi, thích ứng là q trình chủ thể tích cực, chủ động thay đổi
nhận thức, thái độ, hành động nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động để hoạt
động có kết quả, thích ứng được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành động của họ.
1.2.1.1 Đặc điểm của thích ứng
Sự thích ứng của con người có đặc điểm sau đây:
- Thích ứng là q trình tích cực của chủ thể trong quá trình tác động qua lại
giữa chủ thể với môi trường mới, với những hoạt động có những u cầu mới.
- Kích thích chỉ xảy ra khi xuất hiện kích thích mới từ mơi trường sống mới.
Khi điều kiện kích thích thay đổi, những đặc điểm về cơ thể, đặc điểm tâm lý trong
cấu trúc tâm lý khơng cịn thích hợp để phản ứng thích hợp với môi trường sống
mới buộc chủ thể phải thay đổi cấu trúc tâm lý bên trong, trên cơ sở đó điều chỉnh,
hình thành hành vi mới cho phù hợp với điều kiện kích thích mới.
Kích thích tác động đến chủ thể có thể là một kích thích đơn, có thể là hệ
thống kích thích. Tùy theo dạng kích thích này, thì phản ứng thích ứng của chủ thể
có tính chất khác nhau.
- Sự phản ứng của con người được thể hiện bằng một hệ thống phản ứng phù
hợp với các kích thích nhằm tạo ra sự cân bằng, sự hịa nhập trong mơi trường sống
mới. Kết quả là cá nhân hòa nhập được với cộng đồng, hòa nhập với cuộc sống lao

động sản xuất, với đời sống văn hóa xã hội và sinh hoạt cộng đồng tại môi trường
sống mới, đem lại sự thoải mái tinh thần trong môi trường sống mới.
- Kết quả của sự thích ứng là làm thay đổi cấu trúc bên trong hoặc dẫn đến sự
thay đổi cấu trúc bên trong của chủ thể. Đối với sự thích ứng của con người thì đó là
sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của chủ thể thích ứng.
- Biểu hiện khách quan nhất, rõ nét nhất của thích ứng là có được hành vi
phù hợp với hoạt động.
Sự thay đổi trực tiếp của cấu trúc bên trong (cấu trúc cơ thể - như thay đổi nội
tiết tố, chiều cao, cân nặng, cấu tạo của cơ thể sinh vật...) để thích ứng với sự thay đổi
của mơi trường sẽ tạo ra dạng kích thích đơn giản nhất – kích thích sinh học.
Sự thay đổi cấu trúc tâm lý: thay đổi tư duy, tình cảm, tính cách, thái độ, xu
hướng, niềm tin... cho phù hợp với tác động của mơi trường sống thay đổi. Đây
chính là thích ứng tâm lý.

16

TIEU LUAN MOI download :


×