Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------o0o--------------

NGUYỄN THÙY PHƢƠNG

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Kim Nhung

Hà Nội, 2017

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ...................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 7
3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 10
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10


5. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 11
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 11
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 11
8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 12
9. Kết cấu của Luận văn .................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
CTRSH

.............................................................................................................14

1.1. Công nghệ xử lý CTRSH ........................................................................... 14
1.1.1. Tổng quan về CTRSH ...................................................................... 14
1.1.2. Xử lý CTRSH .................................................................................. 18
1.1.3. Công nghệ xử lý CTRSH ................................................................. 25
1.2. Quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH .......................................... 26
1.2.1. Công tác quản lý công nghệ xử lý CTRSH ...................................... 26
1.2.2. Lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cho các đô thị ........................... 27
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
CTRSH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................... 35
2.1. Thực trạng hoạt động quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội .................. 35
2.1.1. Khái quát về hoạt động quản lý CTRSH tại Việt Nam .................... 35
2.1.2. Thực trạng hoạt động quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội ......... 39
2.2. Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng tại Thành phố Hà Nội .......... 45
2

TIEU LUAN MOI download :


2.2.1. Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng tại Việt Nam ............... 45
2.2.2. Tổng quan các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng trên địa bàn

Thành phố Hà Nội ......................................................................................... 49
2.2.3. Đánh giá hiệu quả của các công nghệ xử lý CTRSH tại Hà Nội ...... 54
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH LỰA CHỌN CƠNG NGHỆ XỬ LÝ
CTRSH CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................. 59
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Thành phố Hà Nội........ 60
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 60
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................. 61
3.2. Quy hoạch quản lý CTR của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 ..................... 63
3.3. Đề xuất quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH Hà Nội Xanh cho
Thành phố Hà Nội ............................................................................................. 65
3.3.1. Rà soát các cơ sở pháp lý liên quan đến định hƣớng xử lý CTRSH. 68
3.3.2. Xác định các căn cứ lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH .................. 70
3.3.3. Xây dựng các nhóm tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH...... 71
3.3.4. Đánh giá các công nghệ xử lý CTRSH đề xuất bằng phƣơng pháp
lựa chọn công nghệ theo chỉ tiêu tổng hợp .................................................... 73
3.3.5. Đánh giá tính khả thi của việc thực hiện lựa chọn cơng nghệ xử lý
CTRSH theo quy trình Hà Nội Xanh ............................................................. 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 85

3

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCL


Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

HTX

Hợp tác xã

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


PLRTTN

Phân loại rác thải tại nguồn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

URENCO

Công ty Môi trƣờng và đô thị

XLCT

Xử lý chất thải

4

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1. Nguồn phát sinh CTRSH ................................................................ 16
Bảng 1.2. Minh họa các thành phần của CTRSH ........................................... 17
Bảng 1.3. Các phƣơng pháp xử lý CTRSH đô thị .......................................... 22

Bảng 1.4. Phân loại các nhóm cơng nghệ hiện nay ........................................ 33
Bảng 2.1. Lƣợng CTRSH phát sinh tại một số địa phƣơng trên cả nƣớc giai
đoạn 2011 - 2015 ............................................................................................. 36
Bảng 2.2. Các loại CTR đô thị của Thành phố Hà Nội năm 2015 ................. 40
Bảng 2.3. Dự báo lƣợng CTRSH phát sinh tại Hà Nội năm 2050 .................. 40
Bảng 2.4. Thành phần CTRSH của Thành phố Hà Nội .................................. 41
Bảng 2.5. Lƣợng CTRSH đô thị đƣợc thu gom, xử lý bình quân ngày trong
năm 2014 - 2015 tại các địa phƣơng vùng đồng bằng sông Hồng ................. 51
Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất quy hoạch dùng vào mục đích xử lý
CTR của Hà Nội đến năm 2050 ...................................................................... 61
Bảng 3.2. Ví dụ minh họa một phân tích sàng lọc các cơng nghệ xử lý
CTRSH ............................................................................................................ 74
Bảng 3.3. Đánh giá cho điểm các công nghệ xử lý CTRSH bằng phƣơng pháp
ma trận ............................................................................................................. 76

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mối liên hệ giữa các hoạt động quản lý CTRSH ............................ 19
Hình 1.2. Hình minh họa trình độ cơng nghệ theo thứ tự giảm dần ............... 31
Hình 2.1. Tổng thể hệ thống quản lý CTR đơ thị ở Việt Nam........................ 38
Hình 2.2. Chu trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn Hà Nội ............. 44

5

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự hình thành và
phát triển khơng ngừng của các ngành nghề sản xuất là sự gia tăng mạnh mẽ
về dân số, một mặt thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nƣớc, mặt khác làm
gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lƣợng. Q
trình đơ thị hóa nhanh chóng ở các đơ thị lớn, trong đó có Thành phố Hà Nội
đang gây sức ép về suy giảm môi trƣờng sống do không kiểm soát đƣợc
lƣợng chất thải phát sinh, nhất là CTRSH. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là kiểm
soát và xử lý chất thải sao cho hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ gây ơ nhiễm
mơi trƣờng, đồng thời có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, tránh những tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng mà vẫn
thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc. Hiện nay, thông qua hoạt động quản lý
CTR, con ngƣời kỳ vọng có thể cải thiện và nâng cao chất lƣợng công tác
BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trong hoạt động quản lý CTRSH, lựa
chọn công nghệ xử lý CTRSH là một nội hàm quan trọng.
Những năm qua, ở nƣớc ta bên cạnh công nghệ chôn lấp truyền thống
đã có một số cơng nghệ xử lý CTRSH mới đƣợc nghiên cứu và đƣa vào sử
dụng tại các đô thị lớn nhƣ công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ ủ
phân hữu cơ, công nghệ ASC, công nghệ Seraphin, công nghệ đốt, công nghệ
tái sinh/tái sử dụng... Giống nhƣ nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, Hà Nội hiện
vẫn đang áp dụng công nghệ chôn lấp hở là chủ yếu. Một vài công nghệ mới
đã đƣợc lựa chọn để áp dụng thử nghiệm song hầu hết chƣa mang lại hiệu
quả, chƣa phù hợp với các đặc điểm của Thành phố. Dƣờng nhƣ các nhà quản
lý trong lĩnh vực TN&MT vẫn đang phân vân trong việc tìm kiếm và lựa chọn
đúng các công nghệ xử lý CTRSH tối ƣu. Thực tế cho thấy, sau một khoảng
thời gian áp dụng, hầu hết các công nghệ đƣợc lựa chọn đều chƣa thực sự khả
thi; từ khâu lựa chọn công nghệ đã nảy sinh nhiều bất cập, các nhà quản lý
6

TIEU LUAN MOI download :



lúng túng trong công tác lựa chọn công nghệ, các công nghệ đƣợc chọn chƣa
phù hợp, hiệu năng của công nghệ thấp. Chính vì vậy, tác giả thấy rằng cần
xây dựng một quy trình tiêu chuẩn để dựa vào đó tiến hành đánh giá, lựa chọn
công nghệ xử lý CTRSH cho Thành phố Hà Nội; sao cho phù hợp nhất với
điều kiện và đặc điểm của Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác
BVMT và phát triển bền vững.
1.2. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về CTRSH: Nguồn phát sinh, các loại CTRSH và tính
chất của chúng, các phƣơng pháp xử lý CTRSH (tập trung vào các công nghệ
xử lý CTRSH).
- Nhận định ảnh hƣởng và tác động của CTRSH đến môi trƣờng, sức khỏe
cộng đồng và phát triển bền vững.
- Nghiên cứu về vấn đề quản lý công nghệ xử lý CTRSH, tập trung vào lựa
chọn công nghệ xử lý CTRSH.
1.3. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu hỗ trợ cho các nhà quản lý đô thị, quản lý môi
trƣờng trong việc quản lý hoạt động xử lý CTRSH, thông qua công tác quản
lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH.
Cụ thể, nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc:
- Phân tích các đặc điểm và điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH của Thành
phố Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của các cơng nghệ xử lý CTRSH đang đƣợc sử
dụng tại Thành phố Hà Nội khi chƣa có quy trình lựa chọn cơng nghệ.
- Đề xuất quy trình lựa chọn cơng nghệ xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện
và đặc điểm của Thành phố Hà Nội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ những năm 2000, quản lý công nghệ (bao hàm lựa chọn cơng nghệ)
đã chính thức đƣợc thế giới cơng nhận là một ngành khoa học. Bởi lẽ, công

nghệ và quản lý cơng nghệ giữ một vai trị quan trọng đối với sự tăng trƣởng
7

TIEU LUAN MOI download :


và phát triển KT-XH của một quốc gia nói riêng cũng nhƣ thế giới nói chung.
Ngày nay, quản lý cơng nghệ đƣợc phát triển và ứng dụng ngày càng rộng rãi
trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ kỹ thuật, xây dựng, thƣơng mại, quốc
phòng, TN&MT…
Nhiều trƣờng đại học ở Việt Nam đã đƣa quản lý cơng nghệ thành mơn
học chính thức bắt buộc đối với một số ngành học, trong đó có ngành khoa
học quản lý; đã có giáo trình riêng phục vụ công tác giảng dạy, học tập và
nghiên cứu. Tiêu biểu nhất có cuốn Giáo trình Quản lý Công nghệ của Bộ
môn Quản lý công nghệ - Khoa Khoa học quản lý - Trƣờng Đại học Kinh tế
Quốc dân do PGS.TS Nguyễn Đăng Dậu chủ biên, đƣợc NXB Thống kê xuất
bản lần đầu năm 2007, sau đó tái bản vào năm 2010 và năm 2012.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, các phịng quản lý cơng nghệ trực
thuộc các sở ban ngành, các công ty đƣợc thành lập ngày càng nhiều. Riêng
với ngành TN&MT, quản lý công nghệ môi trƣờng, mà cụ thể là quản lý
công nghệ xử lý chất thải (bao hàm lựa chọn công nghệ xử lý chất thải) rất
đƣợc quan tâm bởi tác động ngày càng sâu sắc (mà hầu hết là các tác động
tiêu cực) của chất thải tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Theo tổng hợp của tác giả, hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về
quản lý công nghệ xử lý CTRSH nói chung, cũng nhƣ lựa chọn cơng nghệ
xử lý CTRSH nói riêng. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu nhƣ:
Đề tài khoa học “Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý CTRSH ở Hà
Nội và đề xuất công nghệ xử lý” (2014) của Trung tâm Phát triển công nghệ
cao, trực thuộc Bộ KH&CN. Đề tài đã đƣa ra đƣợc các phân tích và đánh giá
tổng thể về hiệu quả của các công nghệ xử lý CTRSH đang đƣợc áp dụng

trên địa bàn Thành phố; phân tích đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của các cơng nghệ
này; từ đó đề xuất, lựa chọn ra cơng nghệ xử lý phù hợp. Đề tài này chủ yếu
đi vào nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật của công nghệ xử lý CTRSH.
Kế đến là luận án Tiến sĩ “Mơ hình và giải pháp quản lý CTRSH khu
ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030” (2015) của tác giả Lê
Cƣờng, Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Luận án đã đƣa ra đƣợc một nghiên
8

TIEU LUAN MOI download :


cứu tổng thể về vấn đề quản lý CTRSH khu ven đô đô thị trung tâm Thành
phố Hà Nội trƣớc tác động của q trình đơ thị hóa. Từ đó tác giả luận án xây
dựng ra 03 mơ hình quản lý CTRSH và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý CTRSH cho khu ven đô đô thị trung tâm Hà Nội; nghiên cứu mơ
hình cơ cấu tổ chức quản lý URENCO huyện, HTX dịch vụ môi trƣờng…
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị; cũng nhƣ đƣa ra các cơ chế chính
sách và xã hội hóa quản lý CTRSH.
Thấy rằng, đề tài thứ nhất chủ yếu đi vào đánh giá kỹ thuật của các
công nghệ xử lý CTRSH, đề tài thứ hai đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý CTRSH. Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý
CTRSH mới chỉ xuất hiện trong các hội thảo khoa học: Hội thảo “Công nghệ
xử lý CTRSH đô thị và Khu Công nghiệp” (2009) do Bộ Xây dựng phối hợp
với Hiệp hội Môi trƣờng đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức; hay là
hội thảo “Lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện Việt
Nam” (2011) do Hiệp hội Môi trƣờng đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ
chức. Nội dung của hai cuộc hội thảo này cũng tập trung vào việc đánh giá,
tổng kết hiệu quả của các công nghệ xử lý CTRSH đã áp dụng tại các địa
phƣơng trên cả nƣớc, sau đó đề xuất một số cơng nghệ mới có tính thực thi
hơn, tức là đi tìm những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, theo tác giả cách giải

quyết vấn đề này là khơng triệt để. Mấu chốt là phải tìm ra căn ngun vì
sao mà hầu hết các cơng nghệ xử lý CTRSH đƣợc chọn đều không đem lại
hiệu quả nhƣ mong muốn. Nhƣ nhận định của tác giả, nguyên nhân có thể
xuất phát từ việc thiếu quy trình lựa chọn đƣợc chuẩn hóa, bởi hiện nay khi
tiến hành lựa chọn cơng nghệ xử lý CTRSH, các địa phƣơng trên cả nƣớc
không sử dụng bất kỳ một quy trình lựa chọn nào.
Ngồi ra, do những khác biệt đặc thù trong thực trạng quản lý công
nghệ xử lý chất thải của từng địa phƣơng, tác giả nhận thấy một khoảng trống
nghiên cứu trong hệ thống lý luận về công tác quản lý và lựa chọn cơng nghệ
xử lý CTRSH. Vì vậy, với đề tài “Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn
sinh hoạt cho Thành phố Hà Nội”, tác giả hi vọng sẽ góp phần lấp đầy
9

TIEU LUAN MOI download :


khoảng trống này bằng việc bổ sung thêm một số lý luận về công tác quản lý
công nghệ (cụ thể là lựa chọn cơng nghệ) xử lý chất thải nói chung và
CTRSH nói riêng. Trong chƣơng cuối của luận văn, tác giả xin đề xuất quy
trình lựa chọn cơng nghệ xử lý CTRSH Hà Nội Xanh nhƣ một công cụ hỗ trợ
cho các nhà quản lý công nghệ môi trƣờng; với hi vọng có thể áp dụng quy
trình này vào thực tiễn tại địa bàn Thủ đô Hà Nội, nơi tác giả đang sinh sống,
học tập và làm việc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Nhận dạng đối tượng nghiên cứu
- Các đặc điểm và điều kiện đặc trƣng của Thành phố Hà Nội.
- Các công nghệ xử lý CTRSH đang đƣợc áp dụng tại Thành phố Hà Nội.
- Quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội.
3.2. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phù hợp với các điều

kiện và đặc điểm đặc trƣng của Thành phố Hà Nội.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cho các
đô thị.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH tại các đơ thị ở Việt Nam nói
chung và Thành phố Hà Nội nói riêng. Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu
quả của các công nghệ xử lý CTRSH hiện đang áp dụng tại Thành phố Hà
Nội) khi chƣa có quy trình lựa chọn.
- Đề xuất quy trình lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện
và đặc điểm của Thành phố Hà Nội (tầm nhìn đến năm 2025).
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn phạm vi về nội dung
Hoạt động quản lý công nghệ xử lý CTRSH, trong đó tập trung vào việc lựa
chọn công nghệ xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội.
4.2. Giới hạn phạm vi không gian khảo sát
Tất cả các quận/ huyện/ thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
10

TIEU LUAN MOI download :


5. Mẫu khảo sát
5.1. Nhận dạng khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý cơng nghệ xử lý CTRSH, trong đó tập trung vào việc lựa
chọn công nghệ xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội.
5.2. Nhận dạng khách thể để có cơ sở chọn mẫu khảo sát
Giới hạn khách thể cũng chính là mẫu khảo sát:
- Các điều kiện và đặc điểm về tự nhiên, về KT-XH… của Thành phố Hà Nội.
- Hoạt động quản lý lý công nghệ xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội, trong
đó tập trung vào việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH.

- Các công nghệ xử lý CTRSH đã và đang đƣợc áp dụng trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Câu hỏi chủ đạo của đề tài (Leading question)
Làm thế nào để lựa chọn đƣợc công nghệ xử lý CTRSH phù hợp trong điều
kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội?
6.2. Các câu hỏi cụ thể (Sub-questions)
- Thành phố Hà Nội có các đặc điểm nhƣ thế nào (các điều kiện đặc trƣng về
tự nhiên, điều kiện về KT-XH…)?
- Thực trạng hoạt động quản lý và xử lý CTRSH tại Thành phố Hà Nội ra
sao? Các công nghệ xử lý CTRSH đang đƣợc áp dụng mang lại hiệu quả nhƣ
thế nào khi chƣa có quy trình lựa chọn cơng nghệ?
- Làm thế nào để lựa chọn đƣợc công nghệ xử lý CTRSH phù hợp trong điều
kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội?
7. Giả thuyết nghiên cứu
7.1. Giả thuyết chủ đạo
Đề xuất áp dụng quy trình Hà Nội Xanh trong lựa chọn công nghệ xử lý
CTRSH cho Thành phố Hà Nội.
7.2. Các luận điểm cụ thể
- Thành phố Hà Nội mang đầy đủ đặc điểm của các đô thị ở Việt Nam, ngồi
ra cịn mang những đặc điểm riêng khác biệt: Hà Nội là một thành phố có quá
11

TIEU LUAN MOI download :


trình đơ thị hóa nhanh, song quỹ đất lại bị giới hạn không đủ phục vụ phát
triển; dân cƣ Thành phố đơng đúc và có thành phần đa dạng do sự di cƣ đến
liên tục hàng năm từ các địa phƣơng khác; các ngành dịch vụ, đặc biệt là
ngành du lịch của Hà Nội tăng trƣởng rất mạnh… Về tổng thể, các hoạt động

phát triển KT-XH của Thành phố một mặt giúp cải thiện đời sống ngƣời dân,
thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ; mặt khác làm gia khối lƣợng
CTRSH phát sinh, tạo ra sức ép mạnh mẽ đến môi trƣờng, gây ra những ảnh
hƣởng tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên và gây mất cân bằng sinh thái.
- Thực trạng công tác quản lý công nghệ CTRSH tại Thành phố Hà Nội chƣa
đồng bộ, chƣa đƣợc áp dụng theo phƣơng thức quản lý tổng hợp. Các công
nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng chƣa phù hợp và kém hiệu quả. Hầu hết các
công nghệ này đều không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng, ít chú
trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lƣợng
từ chất thải.
- Cần xây dựng một quy trình để đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý
CTRSH cho Thành phố Hà Nội. Đề xuất quy trình Hà Nội Xanh.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Các hướng tiếp cận chủ yếu sẽ được sử dụng
- Các hƣớng tiếp cận lý thuyết: Thống kê, tổng hợp.
- Các hƣớng tiếp cận phƣơng pháp: Kế thừa, so sánh và đối chứng, phân tích
và tổng hợp.
8.2. Các phương pháp thu thập thông tin
- Nghiên cứu tài liệu: Thu thập dữ liệu, so sánh và đối phân tích và tổng hợp
dữ liệu.
- Thực nghiệm.
- Thu thập thông tin, dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, thu
thập số liệu từ các báo cáo tổng hợp của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực
TN&MT, các báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng BCL,
các trạm xử lý, nhà máy xử lý chất thải của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn
2011 - 2016; thu thập thông tin, dữ liệu từ các văn bản pháp luật hiện hành
12

TIEU LUAN MOI download :



của Việt Nam; từ các cơng trình nghiên cứu đã đƣợc công bố về quản lý
CTRSH, về quản lý và lựa chọn cơng nghệ xử lý CTR nói chung và CTRSH
nói riêng; các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định
tính, chủ yếu là quan sát, nghiên cứu tình huống; sau đó xử lý bằng phƣơng
pháp thống kê tổng hợp và so sánh, phân tích để đánh giá thực trạng công tác
quản lý, lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH trên địa bàn Thành phố Hà Nội; từ
những kết quả đã đạt đƣợc cho đến những khó khăn đang gặp phải, từ đó đề
xuất giải pháp khắc phục hạn chế và hoàn thiện hoạt động quản lý, lựa chọn
công nghệ xử lý CTRSH cho Thành phố Hà Nội.
+ Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa đƣợc sử dụng để hệ thống hóa cơ sở
lý luận về hoạt động quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH.
+ Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp đƣợc sử dụng để thống kê các số liệu, thông
tin từ báo cáo của các nguồn chính thống; từ đó chọn lọc, tổng hợp thành các
bảng dữ liệu cụ thể về hoạt động quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH
tại Thành phố Hà Nội.
+ Phƣơng pháp so sánh, phân tích đƣợc sử dụng để so sánh, phân tích nguồn
dữ liệu đã đƣợc tổng hợp; đánh giá tính ƣu việt, tính khả thi và đo lƣờng hiệu
quả của các phƣơng án công nghệ xử lý CTRSH đƣợc đề xuất.
9. Kết cấu của Luận văn
Luận văn bao gồm các phần nội dung sau:
Phần mở đầu
Chƣơng 1. Cở sở lý luận về việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH
Chƣơng 2. Hoạt động quản lý chất thải và các công nghệ xử lý CTRSH tại
Thành phố Hà Nội
Chƣơng 3. Đề xuất quy trình lựa chọn cơng nghệ xử lý CTRSH Hà Nội Xanh
cho Thành phố Hà Nội
Kết luận và Khuyến nghị


13

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRSH

1.1. Công nghệ xử lý CTRSH
1.1.1. Tổng quan về CTRSH
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
“Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài
ra, chất thải cịn phát sinh trong giao thơng vận tải như khí thải của các
phương tiện giao thông, chất thải là kim loại hoá chất và từ các vật liệu
khác”. [10;41].
Xét về trạng thái tồn tại, chất thải có ba dạng:
+ Chất thải ở trạng thái rắn (thƣờng gọi là CTR), bao gồm chất thải
sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo máy, các khu xây dựng (kim loại, da,
hóa chất, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng…).
+ Chất thải ở trạng thái lỏng, gồm phân bùn từ cống rãnh, bể phốt;
nƣớc thải từ các nhà máy lọc dầu, nhà máy bia rƣợu, từ nhà máy sản xuất
giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp…
+ Chất thải ở trạng thái khí, bao gồm các khí thải từ các động cơ đốt
trong của các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt
điện, sản xuất vật liệu…
“CTR bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng khơng cịn hữu ích
hay khi con người không muốn sử dụng nữa; Thuật ngữ CTR bao gồm tất cả

các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR
đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, cơng nghiệp, khai khống…”
[12;5].
Phần lớn CTR hiện nay là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản
xuất và các hoạt động sống của con ngƣời ở các đô thị, ngƣời ta gọi loại CTR
14

TIEU LUAN MOI download :


này là CTR đô thị. CTR đô thị là loại CTR mà ngƣời tạo ra ban đầu vứt bỏ
trong khu vực đơ thị mà khơng đƣợc địi hỏi bất kỳ sự bồi thƣờng cho sự vứt bỏ
đó; xã hội nhìn nhận CTR đô thị nhƣ một thứ mà thành phố phải có trách
nhiệm thu gom và tiêu hủy. CTR đơ thị bao gồm: CTRSH, CTR xây dựng và
đập phá (xà bần), bùn thải từ các bể tự hoại, từ các hoạt động nạo vét cống
rãnh và kênh rạch, CTR của các nhà máy xử lý (nhà máy xử lý nƣớc cấp, nhà
máy xử lý nƣớc thải sinh hoạt), lò đốt CTRSH.
CTRSH (còn gọi là rác sinh hoạt) là CTR đƣợc thải ra từ sinh hoạt cá
nhân, các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cƣ...), khu thƣơng
mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà
nghỉ, trạm dịch vụ...), khu cơ quan (trƣờng học, viện và trung tâm nghiên cứu,
các cơ quan hành chánh nhà nƣớc, văn phịng cơng ty...), từ các hoạt động
dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đƣờng phố, cơng viên, khu giải trí, tỉa
cây xanh,...), từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh...) của các khoa, bệnh viện không
lây nhiễm, từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong các cơ sở công nghiệp
(khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ). CTRSH chiếm tỷ
trọng cao nhất trong thành phần CTR đô thị.
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả xin thu hẹp nội dung nghiên
cứu của mình vào CTRSH tại các đô thị.
1.1.1.2. Phân loại CTRSH

Thông thƣờng, CTRSH đƣợc phân loại theo mức độ nguy hại đối với
con ngƣời và sinh vật. Việc phân loại CTRSH theo mức độ nguy hại nhằm
phục vụ việc nghiên cứu, sử dụng, kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả.
Theo cách phân loại này, CTRSH bao gồm:
+ CTRSH thông thƣờng (sau đây sẽ gọi là CTRSH): là những CTRSH
không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực
tiếp hoặc gián tiếp. Chúng thƣờng là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt
gia đình, ở các khu đô thị…
+ Chất thải nguy hại (CTNH) trong sinh hoạt: là những CTNH bị thải
lẫn vào CTRSH mang đến bãi chôn lấp, tỷ lệ từ 0,02 - 0,82%. CTNH bao gồm
15

TIEU LUAN MOI download :


các chất dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, các chất nhiễm khuẩn độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất thải phóng xạ, các kim loại nặng…
Các CTNH này tiềm ẩn khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ tới sức
khoẻ con ngƣời và sự phát triển của các loài động thực vật, đồng thời là
nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và khơng khí.
1.1.1.3. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH
Về nguồn phát sinh:
CTRSH đƣợc thải ra mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố, từ các
khu dân cƣ, các hộ gia đình, đến các khu thƣơng mại dịch vụ, tổ hợp vui chơi
- giải trí, các khu chợ, nhà hàng, khách sạn, các viện, trƣờng học, các cơ quan
đoàn thể…
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh CTRSH
Nguồn

Nơi


phát sinh

phát sinh

Các thành phần chất thải
Thực phẩm dƣ thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy,
gỗ, vải, da, cao su, thiếc, nhơm, thủy tinh…), tro,
đồ điện tử, vật dụng hƣ hỏng (đồ gia dụng, bóng

Khu

Hộ gia đình, chung

đèn, đồ nhựa, thủy tinh…) và CTNH (pin, ac-

dân cƣ

cƣ, biệt thự

quy, thuốc chuột; bao bì thuốc BVTV và hóa
chất; bóng đèn neon; dầu thải từ phƣơng tiện giao
thông cơ giới; bơm kim tiêm của ngƣời nghiện
ma túy; bình xịt cơn trùng…)

Khu

Nhà kho, nhà hàng, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại

thƣơng


khách sạn, nhà trọ,

mại

các trạm sửa chữa,

và CTNH (pin, ac-quy, bóng đèn neon…)

bảo hành
và dịch vụ
Dịch vụ

Hoạt động dọn rác

Rác, cành cây cắt tỉa, lá cây, chất thải chung tại

công

vệ sinh đƣờng phố,

các khu vui chơi giải trí, bùn cống rãnh…

cộng đơ

cơng viên, vƣờn

thị

hoa, khu vui chơi


16

TIEU LUAN MOI download :


giả trí, cống rãnh,
bùn thải…
Cơ quan,

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại,
CTNH (pin, ac-quy, bóng đèn neon…)

cơng sở

Nguồn: Tạp chí Mơi trường tổng hợp (2016)

Về thành phần:
Thành phần của CTRSH là thuật ngữ dùng để mơ tả tính chất và nguồn
gốc các yếu tố riêng biệt cấu thành nên dịng chất thải. Các thơng tin về thành
phần CTRSH đóng vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn các
quy trình để xử lý, những cơng nghệ và thiết bị thích hợp, cũng nhƣ trong việc
hoạch định các hệ thống, chƣơng trình và kế hoạch quản lý CTRSH.
Thành phần cơ bản của CTRSH bao gồm:
+ Chất hữu cơ: các chất có nguồn gốc hữu cơ nhƣ cây cỏ loại bỏ, lá
rụng, các loại thực phẩm hƣ hỏng, chất thải từ các lò giết mổ, từ các hộ chăn
nuôi cho đến các dung môi, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật…
+ Chất vô cơ: bao gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại,
giấy, cao su, nhựa, túi nilon, vải, đồ điện, đồ chơi…
+ Các chất khác.

Bảng 1.2. Minh họa các thành phần của CTRSH
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

Các vật liệu làm từ giấy bột

Các túi giấy, mảnh bìa,

và giấy

giấy vệ sinh

Hàng dệt

Các nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon...

Thực phẩm

Các chất thải

Cọng rau, vỏ quả, thân cây,

từ đồ ăn thực phẩm

lõi ngô...


1. Các chất cháy được
Giấy

Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu đƣợc
chế tạo từ tre, gỗ, rơm...
Chất dẻo

Đồ dùng bằng gỗ nhƣ bàn,
ghế, đồ chơi, vỏ dừa...

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Phim cuộn, túi chất dẻo, chai,
chế tạo từ chất dẻo

lọ, dây điện...

17

TIEU LUAN MOI download :


Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Bóng, giày dép, túi xách, ví,
chế tạo từ da và cao su

vật dụng bằng cao su...

2. Các chất không cháy
Các kim loại sắt


Các vật liệu và sản phẩm

Vỏ hộp, dây điện,

đƣợc chế tạo từ sắt dễ bị

hàng rào, dao, nắp lọ...

nam châm hút
Các kim loại

Các vật liệu không bị

Vỏ nhôm, giấy bao gói,

phi sắt

nam châm hút

đồ đựng...

Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc

Chai lọ, đồ đựng bằng

chế tạo từ thủy tinh


thủy tinh, bóng đèn...

Các vật liệu khơng cháy

Vỏ chai, ốc, xƣơng,

ngoài kim loại và thủy tinh

gạch, đá, gốm...

3. Các chất

Tất cả các vật liệu khác không

Đá cuội, cát, đất, tóc...

hỗn hợp

đƣợc phân loại trong bảng này.

Đá và sành sứ

Loại này có thể chia thành
hai phần: kích thƣớc > 5 mm
và loại < 5 mm.
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Xét về thành phần lý, hóa học của CTRSH ở mỗi địa phƣơng rất khác
nhau tùy thuộc vào các đặc điểm riêng của từng nơi và từng mùa khí hậu, tùy
vào điều kiện kinh tế và rất nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần

CTRSH trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Việc nghiên cứu thành
phần CTRSH là rất cần thiết bởi từ đó con ngƣời có cơ sở để tận dụng những
thành phần có thể tái chế, tái sinh với mục đích BVMT và phát triển kinh tế.
1.1.2. Xử lý CTRSH
1.1.2.1. Quản lý CTRSH
Quản lý CTRSH là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm
bớt ảnh hƣởng của CTRSH đến sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng hay mỹ
quan. Giống nhƣ công tác quản lý CTR nói chung, quản lý CTRSH cũng có
năm mục đích trọng yếu, đó là:
18

TIEU LUAN MOI download :


- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- BVMT.
- Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lƣợng.
- Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ.
- Giảm thiểu CTRSH.
Quản lý CTRSH bao gồm các hoạt động: Quy hoạch, quản lý, đầu tƣ
xây dựng cơ sở quản lý CTR, giảm thiểu tại nguồn, phân loại, thu gom, lƣu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH. Trong công tác quản lý
CTRSH, thứ tự đƣợc sắp xếp ƣu tiên là: Giảm thiểu phát thải - Tái sử dụng Tái chế - Xử lý - Tiêu hủy.
Hình 1.1. Mối liên hệ giữa các hoạt động quản lý CTRSH

Nguồn: Giáo trình Quản lý và xử lý CTR, Nguyễn Văn Phước (2013)

Hệ thống quản lý CTRSH ngày nay không ngừng phát triển, đặc biệt là
ở các nƣớc công nghiệp lớn mạnh nhƣ Mỹ, Đức, Nhật… Hệ thống này đóng
vai trị kiểm sốt các vấn đề liên quan đến CTRSH một cách hợp lý, dựa trên

19

TIEU LUAN MOI download :


các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo
tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn đề môi trƣờng dựa trên thái độ cộng đồng.
Nhiều hệ thống quản lý CTRSH đạt hiệu quả cao nhờ vào sự kết hợp đúng
đắn giữa các thành phần:
- Luật pháp và quy định quản lý CTRSH.
- Hệ thống tổ chức quản lý.
- Quy hoạch quản lý.
- Lựa chọn đúng các công nghệ xử lý.
Các luật lệ và quy định về quản lý CTRSH ngày càng chặt chẽ hơn đã
góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTRSH. Hệ thống quản lý
CTRSH liên quan đến nhiều vấn đề nhƣ quản lý hành chính, luật lệ, quy
hoạch và kỹ thuật nên muốn giải quyết tốt cần có sự phối hồn chỉnh giữa các
lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quy hoạch vùng - thành phố, địa lý, sức khỏe cộng
đồng, xã hội học, kỹ thuật, khoa học và các vấn đề khác. Quản lý CTRSH
ngày nay chính là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trƣờng sống cho
con ngƣời. Vì vậy, các đơ thị phải có kế hoạch tổng thể về quản lý CTRSH
sao cho thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả.
Xét tổng quát, các hợp phần chức năng của hệ thống quản lý CTRSH ở
nƣớc ta tuân theo mơ hình phân tầng nhƣ sau:
- Bộ TN&MT phối hợp với Bộ KH&CN chịu trách nhiệm đƣa ra chiến
lƣợc cải thiện mơi trƣờng chung cho cả nƣớc, có nhiệm vụ tƣ vấn, đề xuất lên
Chính phủ các chính sách quản lý môi trƣờng quốc gia.
- Bộ Xây dựng hƣớng dẫn chiến lƣợc quản lý xây dựng đô thị, quản lý
chất thải.
- UBND Tỉnh/Thành phố chỉ đạo UBND các quận/huyện/thị xã và Sở

KH&CN, Sở TN&MT phối hợp với các Sở - Ban - Ngành có liên quan thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đô thị, thực thi các chiến lƣợc chung và các
luật về BVMT của Nhà nƣớc, thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế
cụ thể trong công tác BVMT của tỉnh/thành phố.

20

TIEU LUAN MOI download :


- URENCO là cơ quan trực tiếp đảm nhận xử lý CTR, nhằm đảm bảo
vệ sinh môi trƣờng theo nhiệm vụ của Sở TN&MT giao.
Có hai mơ hình quản lý chất thải thƣờng đƣợc sử dụng là:
Mơ hình phân loại rác thải tại nguồn (PLRTTN):
Trong mơ hình này, phƣơng pháp thực hiện tránh phân loại nhầm lẫn,
nơi đổ rác hay thu gom rác tại khu dân cƣ và tính từng bƣớc. Hiện nay, chất
thải đang là một vấn đề nan giải và vô cùng nhức nhối cho xã hội và mơi
trƣờng. Vì vậy, PLRTTN nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ cắt giảm chi phí, tạo thuận
lợi cho q trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động nguy hại tới môi trƣờng.
PLRTTN gồm:
- Phân loại ra rác hữu cơ và rác vơ cơ.
- Tại các hộ gia đình: Trang bị thùng rác hai ngăn hoặc hai thùng riêng
biệt để phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ.
- Xe thu gom rác: Xe cũng phân hai ngăn tách biệt cho hai loại rác.
- Nhà máy chế biến rác: rác sau khi đƣợc thu gom đƣợc vận chuyển tới
ngay nhà máy chế biến rác.
Mơ hình quản lý dựa vào cộng đồng:
Là mơ hình trực tiếp tác động và có ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống
của từng cá nhân trong xã hội. Những hoạt động do cộng đồng thực hiện một
mặt có thể làm cho mơi trƣờng trở nên trong lành, tạo điều kiện cho phát triển

KT-XH; mặt khác cũng có thể làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm, gây ra những
ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe con ngƣời. Mô hình quản lý dựa vào cộng
đồng sẽ thực hiện việc tun truyền, phổ biến các mơ hình bảo vệ mơi trƣờng,
mơ hình HTX quản lý mơi trƣờng dựa vào cộng đồng với những gợi ý, quy
định về áp dụng khuôn mẫu chung cho việc xây dựng mơ hình HTX dựa vào
cộng đồng. Sau đó, tiến hành xây dựng và thực hiện chƣơng trình nâng cao
nhận thức cho mỗi cán bộ, mỗi xã viên HTX, kết hợp với các chƣơng trình
thực tiễn về xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân
để phát huy tối đa quyền tự chủ của mỗi công dân khi tham gia BVMT và
quản lý tài nguyên thiên nhiên.
21

TIEU LUAN MOI download :


1.1.2.2. Xử lý CTRSH
Xử lý CTRSH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần
nguy hại của CTRSH (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập,
chôn lấp) với mục đích cuối cùng là khơng gây tác động xấu đến môi trƣờng
và sức khoẻ con ngƣời, tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát
huy hiệu quả kinh tế.
Xử lý CTRSH là một hoạt động khơng thể thiếu và đóng vai trị quan
trọng nhất trong hoạt động quản lý CTRSH; sau hàng loạt các hoạt động:
Giảm thiểu tại nguồn, thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Mục
tiêu của xử lý CTRSH là giảm thiểu hoặc loại bỏ các thành phần không mong
muốn trong chất thải nhƣ các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật
liệu và năng lƣợng trong chất thải. Phƣơng án xử lý CTRSH phù hợp thể hiện
thông qua việc lựa chọn ra công nghệ xử lý tối ƣu chính là yếu tố quyết định
tới sự thành công của công tác quản lý CTRSH. Một phƣơng án công nghệ xử

lý chất thải đƣợc lựa chọn phải đáp ứng đƣợc ba mục tiêu:
- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải, BVMT và an toàn cho
sức khỏe cộng đồng.
- Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế.
- Thu hồi năng lƣợng từ rác cũng nhƣ các sản phẩm chuyển đổi.
Theo nguyên tắc công nghệ, có các phƣơng pháp xử lý CTRSH chủ đạo
đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:
Bảng 1.3. Các phƣơng pháp xử lý CTRSH đô thị chủ đạo
Chi tiết phƣơng pháp

STT
1. Cơ học

2. Nhiệt
3. Sinh học

Giảm

Phân loại

Phân loại theo

Phân loại theo

kích

theo kích

khối lƣợng


điện / từ trƣờng

thƣớc

thƣớc

riêng

Đốt

Khí hóa
Ủ hiếu khí

Nén

Nhiệt phân
Lên men kỵ khí

và hóa học

22

TIEU LUAN MOI download :


4. Chơn lấp

BCL hở

BCL hợp vệ sinh


Nguồn: Giáo trình Quản lý và xử lý CTR, Nguyễn Văn Phước (2013)

 Phƣơng pháp cơ học:
 Giảm kích thƣớc: Phƣơng pháp giảm kích thƣớc đƣợc sử dụng để giảm
kích thƣớc của các thành phần CTRSH. Chất thải đƣợc làm giảm kích
thƣớc có thể sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đáy hay làm phân
compost, hoặc một phần đƣợc sử dụng cho các hoạt động tái sinh. Thiết bị
thích hợp để làm giảm kích thƣớc chất thải tùy thuộc vào loại, hình dạng,
đặc tính của chất thải và tiêu chuẩn u cầu; thƣờng là: Búa đập, kéo cắt
bằng thủy lực, máy nghiền...
 Phân loại theo kích thƣớc: Là một q trình phân loại một hỗn hợp các vật
liệu chất thải có kích thƣớc khác nhau thành hai hay nhiều loại vật liệu có
cùng kích thƣớc, bằng cách sử dụng các loại sàng có kích thƣớc lỗ khác
nhau. Q trình phân loại có thể thực hiện cả khi vật liệu ƣớt hoặc khơ,
thơng thƣờng q trình phân loại gắn liền với các công đoạn chế biến chất
thải tiếp theo.
 Phân loại theo khối lƣợng riêng: Là một phƣơng pháp kỹ thuật đƣợc sử
dụng rất rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có trong chất thải dựa vào
khí động lực và sự khác nhau về khối lƣợng riêng của chúng. Phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng để phân loại CTRSH đô thị, tách rời các loại vật liệu sau
quá trình tách nghiền thành hai phần riêng biệt: dạng có khối lƣợng riêng
nhẹ (nhƣ giấy, nhựa, các chất hữu cơ…) và dạng có khối lƣợng riêng nặng
hơn (nhƣ kim loại, gỗ, phế liệu vô cơ…).
 Phân loại theo điện trƣờng và từ trƣờng: Kỹ thuật này đƣợc thực hiện dựa
vào tính chất điện từ khác nhau của các thành phần CTRSH. Phƣơng pháp
phân loại bằng từ trƣờng đƣợc sử dụng phổ biến khi tiến hành tách các kim
loại màu ra khỏi kim loại đen. Còn phƣơng pháp phân loại bằng tĩnh điện
đƣợc áp dụng để tách ly nhựa và giấy dựa vào sự khác nhau về sự tích điện
bề mặt của hai loại vật liệu này. Phân loại bằng dịng điện xốy là kỹ thuật


23

TIEU LUAN MOI download :


phân loại trong đó các dịng điện xốy tạo ra trong các kim loại không
chứa sắt nhƣ nhôm và tạo thành nam châm nhôm.
 Phƣơng pháp nén: Nén CTRSH là kỹ thuật làm tăng mật độ dẫn đến tăng
khối lƣợng riêng của chất thải để công tác lƣu trữ và vận chuyển chất thải
đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ nhƣ cơng nghệ Hydromex nghiền nhỏ rác, sau
đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm.
 Phƣơng pháp nhiệt: Phƣơng pháp này sử dụng nhiệt để tiêu hủy (bằng việc
đốt) chất thải; làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối
cùng. Đốt là q trình oxy hóa CTR bằng oxy khơng khí dƣới tác dụng của
nhiệt và q trình oxy hóa hóa học. Đây là một phƣơng pháp hiệu quả và
đang đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc cơng nghiệp phát triển nhờ tính ƣu
việt của nó. Nhiệt phát sinh trong quá trình này đƣợc thu hồi và tận dụng
cho các lò hơi, lò sƣởi hoặc cho ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Tuy
nhiên, việc thu đốt CTRSH bao gồm nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo ra
khói độc dioxin, nếu khơng xử lý tốt sẽ rất nguy hiểm tới sức khoẻ. Vì vậy,
hiện phƣơng pháp đốt rác thƣờng chỉ áp dụng cho xử lý rác thải độc hại
nhƣ rác thải bệnh viện hoặc rác thải cơng nghiệp. Tùy thuộc vào lƣợng oxy
trong q trình đốt mà ngƣời ta phân loại thành nhiệt phân hay khí hóa.
 Q trình nhiệt phân: Nhiệt phân CTRSH là q trình phân hủy hay biến
đổi CTRSH bằng cách nung chúng trong điều kiện khơng có oxy; sản
phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi là các chất ở dạng rắn, lỏng, khí.
 Q trình khí hóa: Khí hóa là q trình đốt CTRSH trong điều kiện thiếu
oxy. Kỹ thuật khí hóa đƣợc áp dụng với mục đích giảm thể tích chất thải
và thu hồi năng lƣợng.

 Phƣơng pháp chuyển hóa sinh học và hóa học:
 Q trình ủ phân hiếu khí: Là q trình biến đổi sinh học đƣợc sử dụng
rộng rãi, với mục đích là biến đổi các chất thải hữu cơ thành các chất vô cơ
dƣới tác dụng của vi sinh vật. Sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là phân
compost. Phƣơng pháp này thích hợp với các chất hữu cơ trong CTRSH do
24

TIEU LUAN MOI download :


chứa nhiều carbonhydrate nhƣ đƣờng, cellulose, lignin, mỡ, protein; những
chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng bƣớc.
 Q trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí: Là quá trình biến đổi sinh
học dƣới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí, áp dụng đối với
các loại CTRSH có hàm lƣợng rắn từ 4 - 8%. Sản phẩm cuối cùng là khí
metan, khí CO2 và chất mùn ổn định dùng làm phân bón.
 Quá trình chuyển hóa hóa học: Bao gồm một loạt các phản ứng thủy phân
đƣợc sử dụng để tái sinh các hợp chất nhƣ là gluco và một loạt các phản
ứng khác dùng để tái sinh dầu tổng hợp, khí và axetat xenlulo.
 Phƣơng pháp chôn lấp: Chôn lấp hợp vệ sinh là phƣơng pháp kiểm soát
phân hủy chất thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt.
CTRSH đọng lại trong ô chôn lấp bị tan rữa ra về mặt hóa học và sinh học
rồi theo thời gian tạo ra các chất rắn, lỏng, khí. Đây là phƣơng pháp xử lý
có mức chi phí thấp, đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc đang phát triển.
 Một số phƣơng pháp xử lý khác: Ngoài các phƣơng pháp chủ yếu đã nêu ở
trên, rác thải còn đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp tạo khí ga, hóa rắn để làm
vật liệu xây dựng, trung hịa và chƣng cất.
1.1.3. Cơng nghệ xử lý CTRSH
Công nghệ dùng để chỉ hoạt động trong mọi lĩnh vực có áp dụng những
kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm mang lại hiệu

quả cao hơn trong hoạt động của con ngƣời. Còn theo định nghĩa của ESCAP
(Ủy ban KT-XH khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng), cơng nghệ là kiến thức
có hệ thống về quy trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ
bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong
việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Một công nghệ hàm chứa bốn thành
phần: Phần kỹ thuật (T), phần con ngƣời (H), phần thông tin (I) và phần tổ
chức (O).
Công nghệ xử lý CTRSH dùng để chỉ các hoạt động trong lĩnh vực mơi
trƣờng có áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng
dụng nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động xử lý CTRSH.
25

TIEU LUAN MOI download :


×