Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ngôi thứ giao tiếp trong nghi thức nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.29 KB, 5 trang )

Trường

: Đại học Nội vụ Hà Nội Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh

Tên

: Tơ Văn Bình

MSSV

: 1905QTVD007

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
Câu 1: Phân tích nội dung về ngơi thứ ngoại giao trong Nghi thức nhà
nước? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2: Việc thực hiện các nội dung nghi thức nhà nước hiện nay tại các
cơ quan hành chính nhà nước cịn có những hạn chế? Đề xuất phương hướng
khắc phục.
BÀI LÀM
Câu 1:
Ngôi thứ ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng trong Nghi
thức nhà nước, ngôi thứ ngoại giao thường được xác định dựa trên một số nội
dung sau:
1. Ngơi thứ bình đẳng: các nhà nước có chủ quyền đều bình đẳng như
nhau. Các nguyên thủ quốc gia trong một cuộc hội nghị hay đàm phán, nguyên
tắc này được đặc biệt chú trọng. Để giải quyết nguyên tắc ngôi thứ này, việc
sắp xếp ngôi thứ của các quốc gia (cờ, vị trí phái đồn đại diện quốc gia) trong
một cuộc hội nghị, một cuộc đàm phán... đảm bảo được tính tổ chức và bình
đẳng của các phái đồn thì được giải quyết theo thứ tự ABC từ A -Z hoặc theo
nguyên tắc thứ thự ABC bốc thăm chữ cái đứng đầu hoặc căn cứ vào một tiêu
chí khác dựa trên tính chất của từng hội nghị. Ví dụ: tại các tổ chức quốc tế,


chẳng hạn như Liên hợp quốc, vấn đề ngôi thứ giữa đại diện các nước hội viên
cũng dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia. Trong hội họp chính
thức đại diện các nước hội viên ngồi theo thứ tự ABC tên các nước bằng tiếng


Anh. Thứ tự này thay đổi hàng năm khi khai mạc Đại hội đồng (chữ đầu của
thứ tự ABC rút thăm và có giá trị một năm).
2. Tơn ti trật tự: người trên trước, người dưới sau. Người được công nhận
là quan trọng nhất được xếp vào vị trí được coi là hàng đầu, người kém quan
trọng nhất được xếp ở vị trí cuối cùng. Thực hiện quy tắc này trong sắp xếp
ngôi thứ, người ta thương căn cứ vào cấp bậc, tuổi tác, thâm niên và thực tế
công tác: người có cấp bậc cao hơn sẽ ngồi ở vị trí cao hơn. Nếu hai người có
cùng cấp bậc, người có thâm niên lâu hơn sẽ được xếp vị trí cao hơn. Nếu cùng
thâm niên, thì người nhiều tuổi hơn sẽ được xếp vị trí cao hơn. Người tiền
nhiệm sẽ xếp sau người đương nhiệm, người giữ cương vị danh dự đương nhiên
ở sau người giữ chức vụ thực tế. Ví dụ: trong cuộc họp quốc hội thường kỳ thì
Chủ tịch quốc hội sẽ là người được sắp xếp ở vị trí trên cùng phía sau là thư ký
và bên dưới là các cơ quan, ban, ngành tham dự.
3. Nhường chỗ: xảy ra khi một người được xếp ở vị trí quan trọng hơn
nhường chỗ lại cho người có cấp bậc cao hơn được xếp ở vị trí thấp hơn. Theo
thông lệ, chủ một buổi lễ hay bữa tiệc được xếp ở vị trí số 1, phía bên phải hay
trước mặt chủ là vị khách có cấp bậc cao nhất. Thơng lệ này có thể được điều
chỉnh khi chủ tiếp người khách có cấp bậc cao hơn sẽ lịch sự nhường chỗ cho
khách. Ví dụ: khi một thị trưởng tiếp một người khách là Thủ tướng nước ngoài
sẽ ngồi bên phải khách, hoặc khi tiếp một Thủ tướng nước ngoài có một Bộ
trưởng tháp tùng sẽ để vị Thủ tướng ngồi giữa, bên phải là vị Bộ trưởng và bản
thân ông ngồi bên trái Thủ tướng.
4. Ngôi thứ không ủy quyền: một người khi đại diện cho một người khác
thì khơng thể được đối xử như người mình đại diện, nếu người đại diện không
đồng cấp, trừ trường hợp đại diện cho nguyên thủ quốc gia, và rộng hơn cho

một vị trí khơng thể có người đồng cấp (bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh..ở


trong một tỉnh). Trong trường hợp sau, người đại điện được đối xử trọng thị
như người được đại diện. Ví dụ: phó chủ tịch UBND tỉnh đại điện đi họp tha
cho chủ tịch UBND tỉnh thì sẽ được xếp lại chỗ ngồi trong cuộc họp và sẽ
không được nêu tên danh dự, phát biểu trong buổi họp.
5. Lịch sự với phụ nữ: một trong những cử chỉ đẹp được biết đến nhiều
nhất là nam giới thường lịch sự nhường chỗ cho nữ giới. Trong một hoạt động
chính thức, một quan chức cao cấp nhường chỗ khi người phụ nữ có cùng cấp
bậc.Về mặt lễ tân, hai người khơng thể có cùng một chỗ nên người phụ nữ được
ưu tiên. Đây là tiền lệ được thừa nhận hàng thế kỷ nay. Ví dụ: trong một buổi
tiệc hai người cùng một cấp bậc là chủ tịch của một tỉnh thì chủ tịch nam sẽ
lịch sự nhường chỗ ngồi cho vị chủ tịch nữ.
6. Các cặp vợ chồng: vợ được ưu tiên vị trí hơn chồng trong sắp xếp ngơi
thứ trong các sự kiện yêu cầu sự có mặt của cả hai. Trong các buổi lễ, các cặp
vợ chồng được xếp cùng nhau căn cứ vào thứ bậc người giữ cương vị được
mời. Trong các bữa tiệc, các cặp vợ chồng thường được tách ra. ngồi ở cùng
một dãy hoặc ngồi ở các bàn khác nhau, trừ trường hợp họ là chủ nhà. Ví dụ:
trong một buổi lễ thì vợ chồng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp được xếp ngồi
cùng nhau.
7. Các nhân vật tôn giáo: trong các buổi lễ thường các chức sắc tôn giáo
xếp sau các quan chức dân sự nhưng nguyên tắc này cần được điều chỉnh tuỳ
theo chức tước, tuổi, địa điểm và hồn cảnh. Ví dụ: Những tín đồ phật giáo thì
sắp xếp cùng nhau, thiên chúa giáo thì sắp cùng nhau... cách sắp xếp này có ý
nghĩa không phân biệt tôn giáo.
8. Thứ tự chữ cái: thứ tự chữ cái là cách thường dùng để xác định ai trước
ai sau. Nguyên tắc này nhằm thực hiện triệt để sự bình đẳng giữa các đại biểu,



phái đồn hay quốc gia. Ngơn ngữ lựa chọn sẽ là ngôn ngữ nơi diễn ra sự kiện
hoặc ngôn ngữ chính thức của tổ chức hay một ngơn ngữ khác do các bên thoả
thuận. Ví dụ: Ở các cuộc họp của Liên hợp quốc thường được sắp xếp theo
nguyên tắc chữ cái tức là từ A đến Z theo thứ tự như bảng chữ cái Tiếng Anh.
Câu 2:
Hiện nay, việc thực hiện các nội dung nghi thức nhà nước tại các cơ quan
hành chính nhà nước cịn có những hạn chế sau:
- Trình độ nhận thức và hiểu biết của các cán bộ, công chức viên chức
về những nội dung của nghi thức nhà nước chưa đồng đều.
- Tại một số cơ quan, tổ chức nhà nước việc thực hiện nghi thức vẫn chưa
được nghiệm chỉnh như: lập bàn thờ trong văn phịng, treo cờ khơng đúng quy
định của pháp luật,…
- Một số cơ quan vẫn còn lúng túng trong một số nghi thức của hoạt động
như: nghi lễ đón, tiễn khách, bố trí làm việc, thăm quan, bố trí chỗ ngồi, treo
cờ, khẩu hiệu chào mừng, xe ô tô phục vụ, xe cảnh sát dẫn đường, tặng phẩm,
đài thọ…
- Việc lợi dụng các nghi thức nhà nước quá phô trương và khơng phù
hợp gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra, nước ta ngày càng hội
nhập quốc tế một cách sâu rộng thì chúng ta cần phải ngày càng hồn thiện các
Nghi thức nhà nước một cách tốt hơn để có thể nâng cao hình ảnh và vị thế của
chúng ta trên trường quốc tế. Một số giải pháp được đưa ra là:


Thứ nhất, cán bộ cơng chứ, viên chức nói chung và cán bộ làm cơng tác
lễ tân nói riêng phải thường xuyên trau dồi phẩm chất, đạo đức và tác phong.
Người làm công tác lễ tân thường tiếp xúc với người nước ngồi, đơi khi lại
phải xử lý các vấn đề liên quan đến vật chất, vì vậy cần thực hiện liêm, chính,
biết coi trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, nhưng đồng thời
cũng không để các vấn đề "lợi ích vật chất" làm giảm giá trị tinh thần của người

cán bộ.
Thứ hai, nhà nước cần thường xuyên kiểm tra, giám sát trong các hoạt
động nghi thức từ đó có thể đánh giá và kịp thời sửa chữa, khắc phục những sai
sót. Có thể áp dụng quy chế “Thưởng – Phạt” sẽ tạo động lực cho các cán bộ
công chức viên chức làm công tác lễ tân.
Thứ ba, trong cơng tác lễ tân có những biện pháp nếu khơng tính tốn kỹ
có thể lãng phí sức người và của cải, vì vậy người làm cơng tác lễ tân phải có
ý thức tiết kiệm cao, khơng nên đưa ra lý do không xác đáng về yêu cầu chính
trị để có những khoản chi phí khơng cần thiết.
Thứ tư, việc mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về sự hiểu biết
các nghi thức nhà nước cho các cán bộ công chức viên chức là một việc làm
cần thiết và cần được xem xét.



×