ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Cơ quan thực tập: Ban Tài Chính –
Liên Đoàn Lao Động TP.HCM
Sinh viên thực hiện: Đinh Đức Huy
MSSV: 101415
Lớp: KT1011
GVHD: Thầy Phùng Thế Vinh
Người hướng dẫn: Chị Nguyễn Thị Hồng Phúc
Thời gian thực tập: 07/01/2013 – 10/03/2013
Thực hiện: 02/2013
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
2
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
TP.Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2013
KÝ TÊN
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
TP.Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2013
KÝ TÊN
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
4
TRÍCH YẾU
Thông qua quá trình thực tập nhận thức tại Liên đoàn lao động Thành phố,
tôi đã có cơ hội để tiếp cận với các công việc thực tế. Qua đó, tôi được tìm hiểu
thêm về mô hình tổ chức, tiếp cận với môi trường doanh nghiệp, ứng dụng những
kiến thức đã học vào thực tế làm việc cũng như quá trình giao tiếp tại doanh
nghiệp.
Tuy các công việc tôi được giao chủ yếu là các công việc văn phòng.
Nhưng qua khoảng thời gian thực tập, kỹ năng xử lý các văn bản trên word và
excel của tôi đã có tiến bộ, tôi đã sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng,
nâng cao trình độ chuyên môn cũng như những kỹ năng giao tiếp. Nhờ vậy, kiến
thức chuyên môn của tôi dần được cải thiện và giao tiếp ngày càng tự tin hơn,
đây là bước ngoặc lớn giúp tôi thành công trong học tập và trong công việc tương
lai.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
5
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành báo cáo thực tập là công việc không hề đơn giản, cần nhiều sự giúp
đỡ từ Ban Tài Chính của Liên đoàn lao động Thành phố, từ các anh chị làm việc
trong Ban, từ thầy cô hướng dẫn và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban Tài Chính thuộc Liên đoàn lao động Thành phố đã đồng ý tiếp
nhận tôi thực tập tại Ban. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn chị Phượng – trưởng Ban Tài
Chính, chị Phúc – kế toán trưởng và các anh chị trong Ban đã nhiệt tình giúp đỡ
và góp ý để các công việc của tôi được hoàn thành tốt hơn. Cảm ơn thầy Phùng
Thế Vinh đã tận tình hướng dẫn, trả lời những vướng mắc, khó khăn trong thời
gian tôi hoàn thành thực tập
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
6
DẪN NHẬP
Xã hội ngày càng phát triển, đất nước ngày càng hội nhập, tất cả các lĩnh
vực kinh tế, công nghiệp, công nghệ,…đều ngày càng cần đến một nguồn nhân
lực không chỉ vững vàng về kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm cũng như khả
năng thích ứng cao, đáp ứng được áp lực trong công việc. Do đó, ngày nay tại
các trường đại học, cao đẳng, sinh viên không chỉ được đào tạo về kiến thức
suông, mà còn được tích lũy những kinh nghiệm, những kỹ năng làm việc trong
môi trường thực tế thông qua những đợt thực tập bổ ích. Nêu cao tinh thần ấy,
trường Đại học Hoa Sen, trong suốt quá trình đào tạo, đã tạo điều kiện cho sinh
viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách nhuần nhuyễn thông
qua hai đợt thực tập nhận thức và tốt nghiệp.
Ý thức được vai trò quan trọng của việc thức tập nhận thức, tôi đã đề ra
cho mình những mục tiêu phải đạt được trong đợt thực tập nhận thức này như
sau:
Mục tiêu 1 : tìm hiểu và tiếp cận môi trường thực tế, tiếp cận với môi
trường làm việc của doanh nghiệp. Làm quen với các mô hình tổ chức của doanh
nghiệp, sơ đồ tổ chức, nhiệm vụ của các phòng ban, mối liên hệ giữa các phòng
ban,…
Mục tiêu 2 : sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng, nâng cao kỹ
năng sử dụng Word và Excel.
Mục tiêu 3 : áp dụng lý thuyết đã học vào môi trường làm việc thực tế.
Trau dồi, tiếp thu những kiến thức mới.
Mục tiêu 4 : rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong môi trường làm
việc, môi trường văn phòng.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
7
Mục tiêu 5 : tạo các mối quan hệ tốt đẹp với các anh chị trong Ban, rèn
luyện tinh thần làm việc nhóm để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Tuy đây
chỉ là đợt thực tập nhận thức nhưng đó cũng là cơ hội cho tôi kiểm tra lại những
kiến thức đã học và rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, quý giá.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
8
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 3
TRÍCH YẾU 4
LỜI CẢM ƠN 5
DẪN NHẬP 6
MỤC LỤC 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH 11
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 12
I. Giới thiệu khái quát về Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh
(LĐLĐ TP.HCM) 12
1. Quá trình hình thành và phát triển 12
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của LĐLĐ TP.HCM 14
a. Chức năng của LĐLĐ TP.HCM (được quy định tại điều 28 Điều Lệ
Công đoàn Việt Nam) 14
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của LĐLĐ TP.HCM 14
3. Cơ cấu tổ chức quản lý 15
a. Ban tổ chức 15
b. Văn phòng Ủy ban kiểm tra 16
c. Văn phòng 16
d. Ban tuyên giáo 18
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
9
e. Ban thi đua chính sách 18
f. Ban nữ công 18
g. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động 20
II. Giới thiệu sơ lược về Ban Tài Chính Liên Đoàn Lao Động Thành Phố 21
1. Chức năng và nhiệm vụ 21
2. Tổ chức công tác kế toán 22
a. Chứng từ kế toán 22
b. Sổ kế toán 22
c. Hệ thống báo cáo tài chính 22
d. Tổ chức bộ máy kế toán 23
e. Hình thức kế toán 26
f. Phần mềm kế toán 27
PHẦN 2 : QUÁ TRÌNH THỰC TẬP NHẬN THỨC TẠI CƠ QUAN 28
I. Công việc được giao 28
1. Photocopy 28
2. Sử dụng máy in 29
3. Sử dụng các loại văn phòng phẩm 30
4. Trực điện thoại 31
5. Đánh máy, nhập văn bản, nhập liệu 32
6. Xếp công văn, thiệp vào bì thư 38
7. Kiểm tra chữ ký trong chứng từ, giấy tờ 38
8. Ghi biên lai và thu tiền bán biểu mẫu kế toán 39
9. Tham gia tổ chức, chuẩn bị “Ngày hội gia đình công nhân” và các buổi tập
huấn cán bộ 40
II. Công việc tìm hiểu thêm 41
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
10
LỜI KẾT 44
PHỤ LỤC 45
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
11
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động 20
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 23
Sơ đồ hình thức kế toán 26
Hình 1 27
Hình 2 33
Hình 3 34
Hình 4 34
Hình 5 35
Hình 6 36
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
12
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Giới thiệu khái quát về Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh
(LĐLĐ TP.HCM)
Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh được tổ chức theo địa giới
hành chính, do Đoàn Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thành lập
phù hợp với các quy định của Luật Công Đoàn.
Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh đại diện, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động – công nhân lao động.
Đồng thời xây dựng tổ chức Công Đoàn ngày càng lớn mạnh.
Tổ chức Công đoàn hoạt động theo Bộ Luật Lao Động và Luật Công
Đoàn nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Địa chỉ : Số 14 Cách Mạng Tháng Tám, P.Bến Thành, Q.1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 38.297.716 – (08) 38.290.845
Fax : (08) 38.243.787
MST : 0310097626
MSSDNS : 104009
1. Quá trình hình thành và phát triển
Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp. Số lượng công nhân năm 1906 là
49500 người. Sau đó thực dân Pháp tiếp tục tiến hành cuộc khai thác thuộc địa
lần thức hai (1919 – 1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
13
để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh. Từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm
xuất hiện một giai cấp mới – giai cấp công nhân Việt Nam.
Năm 1921, đồng chí Tôn Đức Thắng bắt tay vào cuộc vận động thành lập
Công Hội Ba Son. Mục đích của hội là : đấu tranh bênh vực quyền lợi của công
nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản. Công Hội Đỏ đã trở thành linh hồn trong
các phòng trào bãi công của công nhân Ba Son, Sài Gòn – Chợ Lớn vào những
năm 1920 – 1925, mà điển hình là cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng
8/1925. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân ta mang tính chính trị quốc
tế.
Tổng Công Hội Đỏ Bắc Kỳ - tổ chức tiền thân của Công đoàn Việt Nam.
Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng Sản Đảng quyết định tổ
chức Hội Nghị đại biểu Tổng Công Hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất ngày
18/07/1929. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở Tổng Công Hội Bắc Kỳ, số nhà 15
phố Hàng Nón, Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời
Tổng Công Hội Đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên Ban chấp hành
Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng Sản Đảng đứng đầu.
Từ năm 1940 đến 1975, tổ chức Công Hội Đỏ đã cùng với Đảng sát cánh
cùng nhân dân lao động trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Tổ chức Tổng Công Hội Đỏ sau nhiều lần đổi tên, đến năm 1988 đã chính
thức đổi tên thành Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, trụ sở chính đặt tại số
82 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
14
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của LĐLĐ TP.HCM
a. Chức năng của LĐLĐ TP.HCM (được quy định tại điều 28 Điều Lệ Công
đoàn Việt Nam)
Liên Đoàn Lao Động Thành Phố Hồ Chí Minh được tổ chức theo địa giới
hành chính, do Đoàn Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thành lập
phù hợp với các quy định của Luật Công Đoàn.
Đối tượng tập hợp của LĐLĐ TP.HCM gồm đoàn viên, công nhân viên
chức lao động trên địa bàn.
LĐLĐ thành phố chỉ đạo trực tiếp các Liên đoàn Lao động quận huyện,
Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn tổng công ty (thuộc thành phố), Công
đoàn Khu chế xuất – công nghiệp và các Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực
thuộc (kể cả Công đoàn cơ sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn
ngành Trung ương hoặc Công đoàn tổng công ty).
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của LĐLĐ TP.HCM
Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên,
công nhân viên chức lao động trên địa bàn.
Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp Hành, Đoàn
Chủ Tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nghị quyết đại hội Công đoàn
thành phố. Tham gia với cấp Đảng Ủy cơ quan nhà nước về các chủ trương, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc
làm và các điều kiện làm việc của công nhân, viên chức lao động trên địa bàn, tổ
chức các phong trào thi đua yêu nước.
Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành
Trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
15
có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức, lao động trong các cơ quan,
doanh nghiệp. Hướng dẫn và chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, tham gia
điều tra tai nạn lao động, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao
động trên địa bàn.
Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở của Công đoàn Tổng công ty
thuộc Trung ương và Công đoàn ngành Trung ương.
Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp cho công
nhân viên chức lao động. Tổ chức các trung tâm giới thiệu việc làm, văn phòng
tư vấn pháp luật theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt
Nam.
Thực hiện quản lí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán
bộ theo phân cấp của Thành Ủy và Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.
Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội các Công đoàn cấp dưới, xây dựng Công đoàn
cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh.
Thực hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ Tịch Tổng Liên
Đoàn Lao Động Việt Nam.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý
a. Ban tổ chức
Tham mưu đề xuất với Ban thường vụ quyết định các hình thức, các mô
hình tổ chức Công đoàn phù hợp với cơ chế mới, phù hợp với tình hình thực tế
trên địa bàn, đúng nguyên tắc và điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định.
Thường xuyên theo dõi biến động về tổ chức, củng cố tổ chức, chú trọng
phát triển công tác đoàn viên và xây dựng mới Công đoàn cơ sở trong khu vực và
ngoài quốc doanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Giúp Ban thường vụ tổ chức thực hiện việc quản lý đội ngũ cán bộ.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
16
Tham mưu cho thường vụ thực hiện đúng chế độ chính sách đối với đội
ngũ cán bộ, đề xuất các chủ trương quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bố trí sử dụng,
nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ,… một cách hợp lý trên cơ sở yêu cầu
công tác khả năng và phẩm chất cán bộ.
b. Văn phòng Ủy ban kiểm tra
Văn phòng Ủy ban kiểm tra là bộ phận chuyên trách thường trực của Ủy
ban kiểm tra, giúp Ủy ban kiểm tra thực hiện các nghị quyết của Ban chấp hành
LĐLĐ TP. HCM và các chương trình công tác của Ủy ban kiểm tra giữa hai
nhiệm kỳ.
Văn phòng Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ :
o Kiểm tra giám sát việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản Công
đoàn và các hoạt động kinh tế trong công đoàn các cấp.
o Kiểm tra và giải quyết các khiếu nại tố cáo của đoàn viên Công
đoàn, công nhân viên chức – người lao động.
o Kiểm tra thi hành điều lệ Công đoàn.
o Bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra cho các cấp Công
đoàn.
c. Văn phòng
o Công tác tổng hợp
Nghiên cứu và soạn thảo về chỉ thị, nghị quyết, báo cáo và các văn kiện
chung của LĐLĐ TP (trừ các văn bản có tính chất chuyên đề thì do các Ban soạn
thảo).
Giúp Ban thường vụ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cấp Công đoàn tổ
chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Ban chấp hành, Ban
thường vụ LĐLĐ TP.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
17
Tổng hợp chung về tinh thần, về số liệu có liên quan đến hoạt động Công
đoàn để phục vụ yêu cầu nghiên cứu và chỉ đạo của Ban thường vụ.
Xây dựng các dự thảo báo cáo, chương trình công tác trong các hội nghị
Ban Chấp Hành theo các định kỳ.
Giúp Ban thường vụ báo cáo tình hình phong trào công nhân viên chức và
hoạt động Công đoàn cho thành ủy và Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.
o Công tác hành chính
Quản lý hồ sơ, công văn đi, đến, phát hành các loại công văn của Ban
thường vụ, các Ban đến các cơ quan hữu quan và trong hệ thống, lo các mặt về
thủ tục hành chính do cơ quan và cán bộ, quản lý việc sử dụng con dấu cơ quan.
In ấn các tài liệu công văn phục vụ cho công tác chỉ đạo của Ban thường
vụ.
Phục vụ cho việc tiếp các đoàn khách quốc tế theo các chủ trương của
thường trực.
o Công tác quản trị, bảo vệ cơ quan.
o Công tác tổ chức quản lý
Mua sắm trang thiết bị các phương tiện làm việc ở các Ban, có kế hoạch
kiểm tra sửa chữa kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực hiện cho các Ban làm việc.
Quản lý việc sử dụng điện, nước, vệ sinh cơ quan, quản lý tài sản cơ quan.
Phục vụ các cuộc hội nghị, đón tiếp khách và giải quyết các yêu cầu khách
đến liên hệ công tác.
Quản lý các loại xe của cơ quan – phục vụ cho việc đi lại theo điều hành
của thường trực.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
18
d. Ban tuyên giáo
Tham mưu đề xuất Ban thường vụ về chủ trương, biện pháp giáo dục và
rèn luyện đội ngũ công nhân viên chức phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa
phương.
Hướng dẫn về việc tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và của LĐLĐ TP.HCM.
Hướng dẫn và tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đòi hỏi của công nhân lao động
thành phố.
e. Ban thi đua chính sách
Nghiên cứu đề xuất chủ trương phương hướng, nội dung biện pháp vận
động phong trào thi đua trên địa bàn.
Nghiên cứu và tham mưu với Ban thường vụ chỉ đạo đổi mới các hình
thức, biện pháp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Đại hội công nhân viên chức
ký thỏa ước lao động tập thể.
Tham mưu cho Ban thường vụ tham gia giải quyết chính sách về lao động,
tiền lương, tiền thưởng, việc làm, nhà ở cho người lao động.
Tham mưu cho Ban thường vụ chỉ đạo hướng dẫn cơ sở xây dựng mạng
lưới an toàn vệ sinh, những biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp cho công nhân lao động.
Tổ chức thực hiện những công tác cụ thể về thi đua, chính sách bảo hộ lao
động trên địa bàn thành phố do thường vụ giao cho.
f. Ban nữ công
Tổ chức thực hiện những công tác về nữ giới trong hệ thống công đoàn
theo chủ trương của Ban thường vụ, thực hiện các mặt công tác xã hội do Ban
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
19
thường vụ giao. Tham mưu Ban thường vụ đề xuất những biện pháp góp phần
chăm lo về vật chất, tinh thần cho nữ giới.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
20
g. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động LĐLĐ TP.HCM
CHỦ TỊCH LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG TP.HCM
PHÓ CHỦ TỊCH
THƯỜNG TRỰC
PHÓ CH
Ủ
T
Ị
CH
KIÊM TRƯỞNG
BAN TUYÊN GIÁO
PHÓ CH
Ủ
T
Ị
CH KIÊM
TRƯỞNG BAN CHÍNH
SÁCH PHÁT LU
Ậ
T
PHÓ CH
Ủ
T
Ị
CH
KIÊM TRƯỞNG
BAN T
Ổ
CH
Ứ
C
BAN
TỔ
CHỨC
BAN
TÀI
CHÍNH
ỦY
BAN
KIỂM
TRA
VĂN
PHÒNG
BAN
TUYÊN
GIÁO
BAN
CHÍNH
SÁCH
PHÁT
LUẬT
BAN
NỮ
CÔNG
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
21
II. Giới thiệu sơ lược về Ban Tài Chính Liên Đoàn Lao Động Thành Phố
1. Chức năng và nhiệm vụ
Ban Tài chính là ban quản lý tài chính, tài sản của Liên Đoàn Lao Động,
quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ công khai, có trách nhiệm hướng dẫn
nghiệp vụ về công tác tổ chức quản lý kế toán đối với các Công đoàn cơ sở, Công
đoàn cấp trên và các đơn vị hành chính sự nghiệp – kinh tế trực thuộc Liên đoàn
thành phố.
Ban Tài chính có nhiệm vụ sau :
Tham mưu cho Ban thường vụ xây dựng kế hoạch thu - chi ngân sách
Công đoàn trên địa bàn thành phố. Đảm bảo hoàn thành quyết toán ngân sách
Công đoàn theo đúng quy định của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.
Quản lý, sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của cơ quan và hệ thống
Công đoàn thành phố.
Hướng dẫn, kiểm tra các Công đoàn xây dựng dự toán thu – chi tài chính.
Xét duyệt và kiểm tra việc thực hiện quyết toán, dự toán của Công đoàn các cấp.
Chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ về việc đảm bảo thu – chi tài chính
Công đoàn theo đúng nguyên tắc quy định.
Tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế cơ quan theo chủ trương của
Ban thường trực để tạo nguồn kinh phí chăm lo cải thiện đời sống cán bộ, công
nhân viên chức cán bộ cơ quan và góp phần hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phong
trào.
Các đơn vị trực thuộc Liên Đoàn Lao Động (14 đơn vị), hoạt động dưới sự
quản lý và kiểm soát về tài chính của Ban Tài chính :
Đơn vị hành chính sự nghiệp : Cung Văn Hóa Lao Động, trường TC Công
đoàn Thành Phố, quỹ C.E.P, báo Người Lao Động, trung tâm Công Tác Xã Hội,
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
22
trường TCN KTNV Tôn Đức Thắng, trường BDVH Tôn Đức Thắng, trung tâm
Tư vấn pháp luật, nhà nghỉ Thanh Đa.
Đơn vị kinh tế : công ty CP Du lịch Công Đoàn, công ty TNHH Du lịch Á
Đông, công ty TNHH XD Trường Thịnh, công ty TNHH in Người Lao Động,
công ty TNHH Du lịch Thanh Thanh.
2. Tổ chức công tác kế toán
a. Chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán mà Liên Đoàn Lao Động TP.HCM hiện đang
sử dụng bao gồm : phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn mua – phù hợp với chế độ Kế
Toán Hành Chính Sự nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành số 19/2006/QĐ–BTC
ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
b. Sổ kế toán
Liên Đoàn Lao Động sử dụng các loại sổ kế toán sau :
Sổ chi tiết : sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tài khoản, sổ công nợ, sổ chi tiết
tăng giảm tài sản cố định.
Sổ tổng hợp : sổ tổng hợp quyết toán Công đoàn cơ sở, sổ tổng hợp tài
khoản.
c. Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo quyết toán thu–chi Công đoàn.
Bảng cân đối tài khoản.
Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định.
Thuyết minh quyết toán.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
23
d. Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
o Trưởng Ban Tài Chính
Là người phụ trách chung của Ban, chịu trách nhiệm trực tiếp từ Ban
thường vụ LĐLĐ TP.HCM, có các trách nhiệm và quyền hạn :
Tổ chức bộ máy và điều hành hoạt động của Ban. Thực hiện nhiệm vụ cấp
phát, thanh toán tài chính, tài sản, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán Tổng
Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã ban hành, tổ chức việc phổ biến và thi hành
các chính sách, chế độ thu - chi tài chính, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ công nhân viên trong Ban và các đơn vị trực thuộc.
TRƯỞNG BAN
PHÓ BAN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
CÁN BỘ
QUẢN LÝ
CƠ SỞ
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
24
Giám sát việc chấp hành chế độ thu - chi đã quy định, thông qua số liệu
thu - chi mà xem xét thực hiện chương trình kế hoạch công tác, giúp Ban thường
vụ tăng cường chỉ đạo các mặt công tác khác của Liên Đoàn.
Phân tích tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế trực thuộc để đề xuất,
tham mưu với Ban thường vụ của LĐLĐ TP.HCM để đưa ra biện pháp quản lý
tốt.
o Phó Ban Tài Chính
Là người giúp trưởng Ban, được phân công phụ trách một số lĩnh vực do
trưởng Ban giao, chịu trách nhiệm trực tiếp trước trưởng Ban.
Tổ chức và lãnh đạo công tác kế toán của cơ quan, giúp trưởng Ban trong
việc kiểm kê, kiểm tra và phân tích mọi hoạt động tài chính kinh tế của cơ quan.
o Kế toán trưởng
Tổng hợp số liệu từ các chứng từ, tài liêu ghi chép, các biểu thống kê, các
báo cáo tài chính.
Phát hiện, phân tích, kết luận về các vấn đề phản ánh từ các dữ liệu tổng
hợp được để tham mưu, đề xuất cho trưởng Ban hoặc phó Ban.
Tổ chức việc ghi chép, theo dõi, kiểm tra, lưu trữ và bảo quản chứng từ,
hồ sơ, tài liệu kế toán.
o Kế toán thanh toán
Có nhiệm vụ lập chứng từ thu - chi, định khoản chứng từ, cập nhập số liệu
báo cáo. Tổ chức việc theo dõi, lập hợp đồng, khế ước kinh tế cơ quan, lưu trữ và
bảo quản chứng từ, hồ sơ tài liệu liên quan đến việc mua bán, thanh toán.
Theo dõi các khoản phải thu, phải trả của cơ quan, nhắc quyết toán các
khoản tạm ứng, tạm giữ, các khoản nợ chưa thanh toán.
Trường Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức
25
o Cán bộ quản lý cơ sở
Theo dõi tình hình cấp và quyết toán kinh phí của các Công đoàn cấp trên
và các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị chấp
hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính và thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy
định.
Tham mưu đề xuất tăng cường quản lý cho trưởng Ban hoặc phó Ban
quyết định.
o Thủ quỹ
Là người trực tiếp cất giữ tiền mặt, các loại thanh toán, các loại kỳ phiếu
tiền gửi,… , thực hiện việc thu - chi theo phiếu thanh toán hợp pháp.
Thực hiện việc bảo quản tiền tệ nghiêm túc theo chế độ quản lý tài chính
hiện hành.