Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.33 KB, 1 trang )
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn.
Đề bài: Nghệ thuật đặc sắc trong “Chí Phèo”
“Chí Phèo” thật sự là một kiệt tác, thể hiện đầy đủ nhất tài năng nghệ thuật xuất sắc, độc đáo
của nhà văn Nam Cao.
1. Bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật. Nam Cao có biệt
tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật. Tác giả có khả năng trong việc miêu tả tâm lý
phức tạp của nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc rất sống động, có cá tính
độc đáo. Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình nghệ thuật bất hủ. Họ vừa tiêu biểu cho một loại
người có bề dày xã hội, vừa là những con người rất cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ.
a. Khác với những nhân vật của một số nhà văn đương thời có chức năng chủ yếu là khái
quát tính cách nhân vật. “Chí Phèo” của Nam Cao đã khái quát một hiện tượng phổ biến đã trở
thành quy luật trong xã hội lúc bấy giờ; hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện do
bị áp bức bóc lột đè nén nặng nề bị đẩy vào con đường tha hoá lưu manh.
b. Tuy nhiên nhân vật của Nam Cao còn thể hiện như một nhân vật có cá tính hết sức độc
đáo, không lặp lại, vừa đa dạng vừa thống nhất. Chí Phèo vừa là kẻ bán rẻ cả nhân tính, nhân
hình để tồn tại, vừa là kẻ dám thủ tiêu sự sống của mình khi nhân phẩm đã trở về. Chí Phèo vừa
là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một thằng triền miên chìm trong cơn say đến mất cả lý trí, vừa là
kẻ khao khát lương thiện, muốn làm hoà với mọi người, vừa là một kẻ nô lệ thức tỉnh, một đầu
óc sáng suốt nhất, tỉnh táo nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có tầm khái quát sâu
sắc về quyền được làm người lương thiện đến mức Bá Kiến cũng phải ngạc nhiên, Chí Phèo vừa
là kẻ cố cùng, vừa là người tự xưng “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”
2. Nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ,
đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như
lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn.
3. Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng
một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là
ngôn ngữ của tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ
ngôn ngữ đa thanh đặc sắc.
“Chí Phèo” đánh dấu một trình độ phát triển mới của văn học và nghệ thuật viết truyện ở
nước ta.
Giáo viên:Nguyễn Quang Ninh.