Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.95 KB, 81 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Quan niệm về đề tài
Nguyễn Tuân là một nhà văn đa tài, ông thành công ở nhiều thể
loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, phê bình văn học và đặc biệt
thành công ở thể tuỳ bút. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu về phóng sự của Nguyễn Tuân để thấy được vị trí, giá trị và những
sáng tạo độc đáo của Nguyễn Tuân ở mảng sáng tác này.
Qua đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định phóng sự không tách
rời mà thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân; khẳng
định hai phóng sự của ông là những thiên phóng sự thực thụ xét trên
phương diện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Do chưa có
công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên luận nào về phóng sự
Nguyễn Tuân nên chúng tôi gặp không ít khó khăn khi thực hiện đề tài
này. Tác giả luận văn cũng không hy vọng trong khuôn khổ luận văn
này có thể nói được thấu triệt những giá trị cũng như phát hiện được
hết những sáng tạo độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân. Rất mong
thầy cô và các bạn đồng nghiệp cùng quan tâm để việc nghiên cứu
phóng sự Nguyễn Tuân ngày càng hoàn thiện hơn, trả lại đúng vị trí
xứng đáng cho phóng sự của tác giả này.
2. Lý do chọn đề tài
2.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Tuân
Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại phố
Hàng Bạc- Hà Nội. Quê ông ở làng Mọc, xã Nhân Mục nay thuộc
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thân sinh ông là cụ
Nguyễn An Lan, thường gọi là cụ Tú Lan - một nhà nho tài hoa bất
đắc chí và có ảnh hưởng lớn đến cá tính Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân học hết bậc thành chung (tương đương phổ
thông cơ sở) thì bị đuổi học vì tham gia bãi khoá phản đối một số
giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam, lúc đó là vào năm
1
1929. Sau đó ông cùng mấy người bạn quá cảnh sang Thái Lan thì bị


bắt đưa về Hà Nội rồi bị tù giam ở Thanh Hoá (năm 1930). Năm
1941 ông lại bị bắt và quản thúc ở trại tập trung Vụ Bản - Nho Quan
- Ninh Bình vì có quan hệ với một số phần tử chính trị chống đối
chính quyền thực dân Pháp.
Ông bắt đầu viết báo, viết văn từ những năm 1930, 1931 nhưng
mãi đến khoảng 1938, 1939 mới thành danh với tập tuỳ bút Một
chuyến đi và tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Sáng tác của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề
tài chính: giang hồ xê dịch (còn gọi là chủ nghĩa xê dịch) - đi không
mục đích, đi để thay đổi thực đơn cho giác quan; vang bóng một thời -
dựng lại những vẻ đẹp thời phong kiến xưa mà giờ chỉ còn vang bóng;
đời sống trụy lạc - rượu, thuốc phiện, ả đào.
Sau Cách mạng tháng Tám, vốn có tinh thần yêu nước thiết tha,
Nguyễn Tuân hăng hái tuyên bố “lột xác” và tham gia tích cực vào hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như công
cuộc kiến thiết đất nước. Ông đi nhiều, viết nhiều, ca ngợi vẻ đẹp đất
nước con người Việt Nam trong xây dựng và chiến đấu.
Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, có nhiều đóng
góp cho nền văn học nước nhà. Nhà văn Nguyễn Minh Châu coi ông là
một cái định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ. Ông cũng là tấm gương
lao động nghệ thuật nghiêm túc và đầy khổ hạnh. Ông sáng tác không
ngừng nghỉ cho đến khi qua đời - ngày 28 tháng 7 năm 1987.
Ông xứng đáng được coi là một cây bút lớn, một nhà văn hoá lớn
và được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt I
(năm 1996).
2.2. Lý do chọn đề tài
Trong số nhà văn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một hiện
tượng văn học phức tạp. Sự nghiệp sáng tác của ông đa dạng về thể
2
loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí, phóng sự…) và không

thuần nhất về quan điểm nghệ thuật. Giới nghiên cứu văn học, cho đến
nay, chưa chú ý đến phóng sự của Nguyễn Tuân mà chỉ chủ yếu tập
trung vào nghiên cứu những tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết của tác
giả này. Như thế không có nghĩa là phóng sự của ông kém cỏi về chất
lượng nội dung hay nghệ thuật. Mảng phóng sự vẫn nằm trong sự
thống nhất với phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nếu có chăng
chỉ là số lượng phóng sự của ông quá ít ỏi, vả lại đặt phóng sự bên các
tác phẩm nổi tiếng khác của ông như tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn, tiểu
thuyết thì nó bị chìm đi. Nếu đặt phóng sự Nguyễn Tuân bên cạnh các
phóng sự của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang…
và xem xét đánh giá một cách công bằng, khách quan chúng ta sẽ thấy
phóng sự của Nguyễn Tuân không thua kém về nội dung xã hội cũng
như chất lượng nghệ thuật, nếu như không muốn nói là ông có những
đóng góp không thể phủ nhận cho thể loại phóng sự Việt Nam giai
đoạn 1930- 1945. Đó chính là vấn đề mà chúng tôi, qua đề tài này,
muốn làm rõ để chúng ta có cái nhìn đầy đủ và công bằng hơn về sự
nghiệp của Nguyễn Tuân.
Với những lý do trên, chúng tôi cho rằng nghiên cứu về phóng
sự của Nguyễn Tuân có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không nhỏ:
* Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân góp phần soi sáng, bổ sung
thêm một bộ phận không thể bỏ qua trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn
Tuân, đồng thời giúp hiểu rõ thêm quan điểm và phong cách nghệ
thuật của ông. Đây là một nhà văn thống nhất về phong cách nhưng
quan điểm nghệ thuật thì rất phức tạp. Vả lại, việc nghiên cứu này còn
góp phần nhất định vào việc nghiên cứu, đánh giá thành tựu phóng sự
Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói riêng và lịch sử phát triển thể loại
phóng sự nói chung ở Việt Nam. Sở dĩ nói như vậy là vì, trong chừng
mực nào đó, Nguyễn Tuân đã mở rộng phạm vi phản ánh cho phóng
3

sự, đem đến những khả năng và phương thức phản ánh mới mẻ, độc
đáo cho thể loại này. Phóng sự của Nguyễn Tuân cho chúng ta thấy
phóng sự không chỉ bó hẹp ở việc phản ánh những hiện thực nhỡn tiền
mà còn phản ánh một cách hấp dẫn những bi kịch trong thế giới tinh
thần con người; thể loại này vốn đòi hỏi tôn trọng hiện thực khách
quan song dưới ngòi bút Nguyễn Tuân cái Tôi chủ quan của người
nghệ sĩ vẫn không hề bị yếu tố khách quan lấn lướt…
* Ý nghĩa thực tiễn:
Từ góc độ thực tiễn, nghiên cứu phóng sự của Nguyễn Tuân giúp
cho việc nghiên cứu và giảng dạy Nguyễn Tuân ngày càng toàn diện
hơn. Chúng ta thấy được sự phong phú về mặt thể loại cũng như đa
dạng về phong cách nghệ thuật cùng những khía cạnh tư tưởng của
một người nghệ sĩ tài hoa và đầy cá tính Nguyễn Tuân. Đồng thời qua
nghiên cứu phóng sự của ông, chúng ta sẽ thấy được nội dung xã hội
độc đáo cùng phong cách riêng của những phóng sự này. Về đại thể,
có thể nói đây là những phóng sự về bi kịch tinh thần của xã hội giai
đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 mang đậm chất chủ quan cá
nhân của cái Tôi tác giả. Chúng ta có thể thấy phần nào hiện thực xã
hội thực dân phong kiến cùng nhỡn quan tinh thần, nhỡn quan xã hội
của nhà văn này.
3. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn, sự nghiệp văn chương
của ông được rất nhiều các nhà nghiên cứu văn học quan tâm nghiên
cứu. Trước tiên phải kể đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, người đã
dày công nghiên cứu về Nguyễn Tuân một cách khá toàn diện và sâu
sắc. Ông cung cấp cho độc giả một cái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân
từ thân thế, sự nghiệp đến quan điểm nghệ thuật, phong cách ngôn từ
và thể loại… Tiếp đến là các giáo sư Phan Cự Đệ, Phong Lê, Trương
Chính… mỗi người đều có những hướng nghiên cứu riêng và có giá trị
khoa học cũng như giá trị thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, cho đến nay,

4
vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về phóng sự
Nguyễn Tuân. Có chăng chỉ là những nhận xét khái quát, những đánh
giá về mặt nào đó trong các công trình nghiên cứu của một vài học giả,
chưa đủ để làm nổi bật các đặc điểm phóng sự của Nguyễn Tuân cũng
như chưa làm nổi bật được những đóng góp của ông ở lĩnh vực này.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy phóng sự Nguyễn Tuân được nhắc đến
trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đăng
Mạnh, Vũ Ngọc Phan, Hà Văn Đức…xin dẫn ra đây một số nhận xét
về phóng sự Nguyễn Tuân của các học giả này:
Vũ Ngọc Phan: “Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc (Mai
Lĩnh- Hà Nội, 1941) chỉ là một thiên phóng sự về thuốc phiện, chia
làm hai quyển, mà đáng lý phải mang chung một nhan đề: Ngọn đèn
dầu lạc.
Đây là tâm trạng, là tình cảnh những người dưới quyền lực Nàng
Tiên Nâu. Nào họp nhau để nói xấu người vắng mặt (Ngọn đèn dầu
lạc, tr.29), nào tính ích kỷ phô bày một cách thản nhiên giữa một chỗ
cực kỳ bẩn thỉu (Ngọn đèn dầu lạc, tr.51), nào sự dối trá, xa lánh đối
với cả những người rất thân (Tàn đèn dầu lạc, tr.12), nào những cái
vui buồn không chừng, phút đến rồi phút đi (Tàn đèn dầu lạc, tr.45 và
46), rồi là những cách bòn rút của kẻ đã nương nhờ cửa Phật mà vẫn
không dứt tình được với ả phù dung. Đó là tất cả những tâm trạng và
cảnh huống gây nên bởi ả phiền.
Nguyễn Tuân viết thiên phóng sự này khá tài tình, nhưng cái
giọng khinh bạc vẫn là cái giọng bao hàm cả mọi việc; người đọc thấy
rõ ở đó sự linh hoạt, khác hẳn những thiên tuỳ bút lê thê của ông”.
(Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại, tập I, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà nội, 1989)
Tác giả Hà Văn Đức cho rằng: “Hai thiên phóng sự Ngọn đèn
dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc viết về tình cảnh và tâm trạng của những

người nghiện thuốc phiện. Tác giả đã lý giải những hành vi tâm địa
5
thấp hèn như nói xấu nhau, dối trá lừa lọc nhau, ích kỷ đến độ trắng
trợn của những kẻ nghiện hút. Nguyễn Tuân miêu tả những cảnh
huống và tâm trạng ấy một cách sinh động, với giọng văn tài hoa và
khinh bạc vốn có của mình.”
(Trích từ chương XXII - Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb
Giáo dục, 1997)
Phóng sự cũng nằm trong mảng đề tài về đời sống trụy lạc của
Nguyễn Tuân, xin dẫn ra đây nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh về đề tài trụy lạc trong sáng tác Nguyễn Tuân, để trên cơ sở ấy
chúng ta có thêm căn cứ để đánh giá phóng sự của ông: “Viết về đề tài
truỵ lạc, thực ra không chỉ có Nguyễn Tuân. Nhưng Nguyễn Tuân viết
không giống một cây bút nào khác. Dĩ nhiên ông không viết như
những nhà văn hiện thực phê phán mô tả trụy lạc như là một tệ nạn xã
hội. Nhưng ông cũng không viết như những cây bút tự nhiên chủ
nghĩa, mượn cớ tả thực để gợi trí tò mò tục tĩu. Đồng thời cũng không
thi vị hoá thuốc phiện, gái điếm như nhiều cây bút lãng mạn khác.[…]
Điều Nguyễn Tuân muốn nói (LTT) không phải là bản thân sự trụy lạc
mà là tâm trạng khủng hoảng cực độ của một thanh niên trí thức bất
mãn với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của nó nhưng tự biết
không sao thoát được, do không có lý tưởng cũng có, nhưng trước hết
là do yếu hèn, bất lực. Anh ta lao vào hành lạc để tiêu sầu, lấy cái ồn
ào của truy hoan để khuấy động một cách giả tạo những ngày tháng
trống rỗng của mình.”
(Nguyễn Đăng Mạnh - Những bài giảng về tác gia văn học Việt
Nam hiện đại- Nxb Đại học Sư phạm, 2005)
Nhìn chung đó là những nhận xét đánh giá khái quát xác đáng về
mặt này, mặt kia, song chưa đủ để làm nổi bật hết các khía cạnh giá trị
của phóng sự Nguyễn Tuân. Thực trạng này không phải là do chất

lượng phóng sự của Nguyễn Tuân kém cỏi mà có lẽ là vì phóng sự bị
chìm đi bên các tác phẩm nổi tiếng khác của ông. Đồng thời, một phần
6
là do quan điểm nhìn nhận văn học thời kỳ trước đây nặng về chủ
nghĩa đề tài nên chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức tới mảng
sáng tác này của ông.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai tập phóng sự duy nhất trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân được sáng tác trong giai đoạn
trước Cách mạng tháng Tám 1945, đó là:
+ Ngọn đèn dầu lạc, Nxb Mai Lĩnh, 1939. Tập phóng sự này
gồm 10 chương, 94 trang sách (khổ 14,3 x 20,3 cm).
+ Tàn đèn dầu lạc, Nxb Mai Lĩnh, 1941. Tập phóng sự này gồm
8 chương, 100 trang sách (khổ 14,3 x 20,3 cm).
(Văn bản hai tập phóng sự mà chúng tôi sử dụng do nhà văn
Vương Trí Nhàn cung cấp. Sách xuất bản khi Mặt trận Dân chủ Đông
Dương đã chấm dứt. Chế độ kiểm duyệt sách báo của thực dân rất khắt
khe. Nhiều câu văn, đoạn văn không liền mạch là do kiểm duyệt cắt
bỏ, có khi cắt bỏ cả một trang, thậm chí cả chương sách).
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp vận dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp phân
loại - thống kê, phương pháp tiếp cận hệ thống… Nhưng phương pháp
chủ yếu của luận văn này là so sánh văn học. So sánh phóng sự của
Nguyễn Tuân với một số phóng sự của các tác giả khác cùng thời (Ngô
Tất Tố, Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng…) nhằm khẳng định
giá trị không thua kém cùng những sáng tạo độc đáo của phóng sự
Nguyễn Tuân.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của luận văn gồm ba

chương:
7
- Chương 1: Phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Tuân.
* Nguyễn Tuân bắt đầu nghề viết với tư cách một nhà báo.
* Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực.
* Phóng sự không nằm ngoài đề tài đời sống truỵ lạc của
Nguyễn Tuân.
- Chương 2: Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc - những thiên
phóng sự thực thụ.
* Phóng sự của Nguyễn Tuân phản ánh một tệ nạn xã hội nhức
nhối - nạn thuốc phiện.
* Tư liệu phóng sự của Nguyễn Tuân phong phú, xác thực.
* Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự Nguyễn Tuân.
- Chương 3 : Nét riêng của phóng sự Nguyễn Tuân.
* Phóng sự Nguyễn Tuân thể hiện sự uyên bác hơn đời.
* Phát hiện mới về nhân vật “ vang bóng một thời”.
* Cảm giác dữ dội, thú vị trong phóng sự Nguyễn Tuân.
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHÓNG SỰ THỐNG NHẤT TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN TUÂN
Phóng sự của Nguyễn Tuân tuy số lượng ít ỏi nhưng nó không hề
tách rời hay lạc lõng, mà thống nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như
phong cách nghệ thuật của ông. Hoạt động nghệ thuật của Nguyễn
Tuân rất phong phú và đa dạng. Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng
với những thiên tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết đặc sắc mà
còn là diễn viên kịch, diễn viên điện ảnh và đặc biệt, ông còn là một
nhà báo với những thiên phóng sự độc đáo không thua kém gì phóng

sự của các nhà phóng sự nổi tiếng cùng thời như Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng, Trọng Lang, Tam Lang…Có thể nói hai phóng sự
Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941) của Nguyễn
Tuân là những đóng góp không thể phủ nhận hay lãng quên của
Nguyễn Tuân cho thể loại phóng sự ở Việt Nam giai đoạn 1930-
1945. Sở dĩ nói phóng sự thống nhất trong sự nghiệp của Nguyễn
Tuân bởi vì Nguyễn Tuân bắt đầu bước vào nghề viết với tư cách
một nhà báo mà “phóng sự là đứa con đầu của nghề báo” (Vũ Ngọc
Phan). Thứ đến là đề tài mà phóng sự của ông đề cập không nằm
ngoài đề tài trụy lạc - một trong ba đề tài lớn của Nguyễn Tuân trước
cách mạng tháng Tám 1945. Đồng thời phóng sự cũng không nằm
ngoài cảm hứng hiện thực (Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng
hiện thực, điều này sẽ được nói rõ ở phần sau) cũng như phong cách
nghệ thuật của ông. Những điều này càng khẳng định việc nghiên
cứu phóng sự của tác giả này là cần thiết, qua đó, có cái nhìn đầy đủ
hơn về sự nghiệp sáng tác, tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân.
9
1. Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp viết văn với tư cách một nhà báo
Nguyễn Tuân bắt đầu vào nghề viết từ khoảng đầu những năm
ba mươi của thế kỷ XX, sau khi ra tù, với tư cách một nhà báo. Ông
vừa soạn những bản tin ngắn cho tờ Trung Bắc tân văn vừa gửi đăng
một số bài thơ, truyện ngắn, phóng sự trên các báo Đông Tây, An Nam
tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy …với các bút danh : Ngột Lôi Quật, Thanh
Hà, Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Tuân, Nguyễn Tuân, Tuấn Thừa Sắc
v.v…Ông bắt đầu sống với ngòi bút từ năm 1937 và được độc giả chú
ý khi tập du ký Một chuyến đi được đăng báo năm 1938 ( xuất bản
thành sách năm 1941). Hai phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn
đèn dầu lạc (1941) là những sáng tác có giá trị của Nguyễn Tuân ở
quãng đời làm báo của mình. Về sau, vì nhiều lí do, ông không viết

phóng sự nữa, chuyển hẳn sang sáng tác văn học và đặc biệt thành
công ở thể tuỳ bút- một thể loại rất gần gũi với phóng sự.
Vậy tại sao hai phóng sự chỉ xuất hiện đột xuất trong hành trình
sáng tác của ông, sau đó, Nguyễn Tuân không viết phóng sự nữa? Hãy
bắt đầu từ việc so sánh tỉ lệ phóng sự trong hành trình sáng tác và danh
mục tác phẩm của ông để tìm lời giải đáp.
* Giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945:
- Một vụ bắt rượu lậu (truyện ngắn), Đông Dương tạp chí, số 29,
ngày 27- 11- 1937.
- Một chuyến đi (du ký), đăng báo năm 1938, Tân Dân, Hà Nội xuất
bản thành sách năm 1941.
- Vang bóng một thời ( tập truyện ngắn), đăng báo năm 1939, Tân
Dân, Hà Nội xuất bản thành sách năm 1940.
- Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1939.
- Thiếu quê hương (tiểu thuyết), đăng báo năm 1940, Anh Hoa, Hà
Nội, xuất bản năm 1943.
- Xác ngọc lam (truyện ngắn), Tạp chí Thanh Nghị, 1943.
10
- Tàn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941.
- Chiếc lư đồng mắt cua (tuỳ bút), Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941.
- Tuỳ bút I, Cộng sự, Hà Nội, 1941.
- Tuỳ bút II, Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943.
- Tóc chị Hoài (tuỳ bút), Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943.
- Những đứa con hoang, Giai phẩm, Nxb Đời nay, Hà Nội, 1943.
- Vô đề (sau đổi là Lột xác - truyện), Tạp chí Văn mới, 1945.
- Nguyễn (tập truyện), Thời đại, Hà Nội, 1945.
* Giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945:
- Chùa Đàn (truyện), Quốc văn, Hà Nội, 1945.
- Đường vui (tuỳ bút), Hội văn nghệ Việt Nam, 1949.
- Tình chiến dịch ( 1950).

- Thắng càn (truyện), Văn nghệ, 1953.
- Chú Giao làng Seo (sách Kim Đồng), 1953.
- Bút ký đi thăm Trung Hoa , Văn nghệ, Hà Nội, 1955.
- Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình, Văn nghệ ( tập I, 1955; tập II,
1956).
- Truyện một cái thuyền đất (sách Kim Đồng), 1958.
- Sông Đà (tập tuỳ bút), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960.
- Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (bút kí), Hội văn nghệ, Hà Nội, 1972.
- Ký, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976.
- Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập), Nxb Văn học, Hà Nội, 1981.
- Chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986.
- Cảnh sắc và hương vị đất nước (tuỳ bút), Nxb Tác phẩm mới, Hà
Nội, 1986.
11
- Nguyễn Tuân toàn tập (2000).
(Thư mục tác phẩm này được chúng tôi tham khảo trong cuốn:
Tôn Thảo Miên (tuyển chọn và giới thiệu)- Nguyễn Tuân- về tác gia
và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2003, tr.31,32; Cuốn: Nguyễn Đăng Mạnh
- Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học
Sư phạm, 2005, tr.251)
Nếu nhìn vào hành trình sáng tác và danh mục tác phẩm của
Nguyễn Tuân, chúng ta thấy cả hai phóng sự của ông đều thuộc giai
đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945 và chiếm tỉ lệ rất ít ỏi.
Chúng ta đều biết phóng sự không xa lạ với nghề báo. Có thể nói, bằng
báo chí, phóng sự tìm được con đường nhanh nhất để đến với công
chúng và tạo được dư luận rộng rãi, kịp thời mà không phải loại hình
nào cũng có được. Báo chí đáp ứng được một trong những yêu cầu có
tính đặc trưng của phóng sự- một thể loại phản ánh cuộc sống với yêu
cầu hàng đầu là tính thời sự trực tiếp và đáp ứng một vấn đề cấp bách
nào đó mà xã hội đang quan tâm. Sở dĩ sau hai phóng sự này, Nguyễn

Tuân không viết phóng sự nữa có lẽ là vì ông nhận thấy “những sản
phẩm về tinh thần mà căn cứ hẳn vào thời sự, nếu không thành đoảng
vị thì là nhạt thếch, một khi nó không còn ở địa hạt thời sự nữa. Có ai
nhắc tới một bài báo rất hay của hôm qua, hôm kia hoặc là năm vừa rồi
đâu. Ấy, xưa nay những cái gì nảy mầm bén rễ trên thời thượng của
một thời khắc đều có những số mệnh yểu như thế.” (chương I -
TĐDL). Ông chiêm nghiệm về số phận của một bài báo: “Nội tác
phẩm trong nghề cầm bút, bạc nhất có nhẽ là những bài báo. Có hay
tám vạn nghìn tư, qua tới ngày hôm sau chứ đừng nói chi đến năm sau
là đã trở nên vô vị rồi. Ai nhắc tới làm gì.” (chương I - TĐDL). Mà
như chúng ta đã biết hầu hết các phóng sự lúc bấy giờ đều đến với độc
giả thông qua các trang báo. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Tuân quay ra
nghề viết văn. Bởi ông quan niệm: “Tôi muốn quay ra nghề viết văn.
Thời gian có bao giờ làm già và chết được một cuốn tiểu thuyết hoặc
12
một vở kịch đâu, nếu truyện và kịch có một giá trị văn chương.”
(chương I - TĐDL). Thực ra đấy cũng là khát vọng của những người
nghệ sĩ chân chính, muốn khẳng định mình bằng những tác phẩm nghệ
thuật có giá trị để đời, vượt thời gian. Đây cũng là một khía cạnh tư
tưởng đáng trân trọng của Nguyễn Tuân, cho thấy cái cốt cách nghệ sĩ
chân chính của ông, nhất là trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Mặt
khác, một trong những nguyên tắc phản ánh của phóng sự là phải tôn
trọng sự thật khách quan, hư cấu và tưởng tượng không phải là thế
mạnh của thể loại này, trong khi, phong cách của Nguyễn Tuân là cái
tôi chủ quan luôn đậm nét và cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lãng mạn
chi phối hầu hết các trang viết của ông. Một lý do nữa là sau Cách
mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân tự nguyện đi theo cách mạng.
Cuộc sống cách mạng tuy gian khổ nhưng Nguyễn được làm công dân
một nước độc lập tự do, được giải phóng khỏi cái ngột ngạt tù túng
cùng những câu thúc của chế độ cũ trước đây. Ông làm lành với xã

hội, hoà mình vào cuộc sống của nhân dân. Có lẽ vì thế mà cảm hứng
hiện thực phê phán trước đây được thay thế bằng cảm hứng lãng mạn.
Ông tập trung ngòi bút của mình cho việc ca ngợi nhân dân, ca ngợi
cách mạng trong công cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc. Phải
chăng đó là những lý do mà sau hai phóng sự này, Nguyễn Tuân
không viết phóng sự nữa chăng?
2. Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực
Sở dĩ phải nói điều này bởi vì hai phóng sự của Nguyễn Tuân đề
cập đến một hiện thực rất nhỡn tiền ở xã hội Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám 1945- đó là nạn thuốc phiện. Đồng thời, ông đã sử
dụng bút pháp hiện thực làm chủ đạo khá thành công trong hai tác
phẩm này. Nói chung, mọi người đều biết đến Nguyễn Tuân với tư
cách một nhà văn lãng mạn với cá tính sáng tạo đặc sắc và độc đáo qua
những tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), tiểu thuyết Thiếu
quê hương (1943)… Song thực tế, ông đã từng là nhà văn sáng tác theo
13
bút pháp hiện thực. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có những phát hiện
thú vị: “Vào khoảng 1937 và đầu 1938, người ta thấy xuất hiện trên tờ
Đông Dương tạp chí (do Nguyễn Giang tái bản) một loạt truyện ngắn
của Nguyễn Tuân viết theo lối hiện thực trào phúng kiểu “xã hội ba
đào ký” của Nguyễn Công Hoan. Một điều thú vị là trong số truyện
ngắn này, có những nhân vật ưa thích của Nguyễn Tuân trong Vang
bóng một thời sau này (những ông Tú, ông Ấm, ông Khoá…) bị đem
ra chế riễu (Đánh mất ví; Đông phương là Đông phương, Tây phương
là Tây phương

…). Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Tuân nói
chung, thoải mái, hồn nhiên, đôi khi rất gần với tiếng cười dân gian
(Một vụ bắt rượu lậu


, Mười năm trời mới gặp cố nhân

). Có những
truyện không có ý nghĩa gì sâu sắc lắm, nhưng cũng có nhiều truyện,
xét về nội dung hiện thực và tính chiến đấu, không thua kém gì những
truyện ngắn hay tiểu phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố thời
kỳ Mặt trận Dân chủ (Một vụ bắt rượu lậu, Thời sự). Thời sự phê phán
bọn làm báo xỏ xiên, bịp bợm. Một vụ bắt rượu lậu đả kích vào bản
chất tàn ác và thói nhũng nhiễu đục khoét dân đen của bọn Tây Đoan
và bọn quan lại ngày trước. Những truyện ngắn trên không nói gì
nhiều lắm về tài năng Nguyễn Tuân, nhưng giúp người đọc hiểu được
một mặt của tư tưởng nghệ thuật của ông: ông sẽ không đi tiếp con
đường của chủ nghĩa hiện thực phê phán nữa, nhưng cái nhìn hiện thực
về mặt xã hội với tinh thần phê phán, sau này vẫn thể hiện trong nhiều
tác phẩm của ông dù viết theo xu hướng cảm hứng nào” (Nguyễn
Đăng Mạnh - Những bài giảng văn về tác gia văn học Việt Nam hiện
đại, Nxb Đại học Sư phạm, 2005, tr.263). Hai phóng sự Ngọn đèn dầu
lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941) cũng không nằm ngoài mạch
cảm hứng này của Nguyễn Tuân. Bằng vốn sống và sự trải nghiệm của
chính bản thân mình những ngày “phóng túng hình hài”, “tự thiêu
diệt” mình gần mười năm trong khói thuốc phiện, Nguyễn Tuân đã
phơi bày chân thực và sống động nạn thuốc phiện đã trở nên nhức nhối
trong xã hội lúc bấy giờ. Thế giới nghiện hiện lên đông đúc với đủ mọi
14
loại người, thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau. Chân dung các
nhân vật cũng như đời sống tinh thần của họ, dưới ngòi bút Nguyễn
Tuân hiện lên hết sức sinh động. Nói chung, nghiên cứu phóng sự của
ông, chúng ta nhận thấy tuy chỉ viết hai tập phóng sự với dung lượng
không nhiều, khoảng gần hai trăm trang sách, nhưng với những sáng
tạo độc đáo cả trên phương diện nội dung cũng như phương thức phản

ánh, Nguyễn Tuân đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của thể
loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. Chính vì vậy càng
không thể bỏ qua những phóng sự của Nguyễn Tuân khi nghiên cứu về
nhà văn này.
3. Phóng sự của Nguyễn Tuân không nằm ngoài đề tài đời sống
trụy lạc - một trong ba đề tài lớn của ông trước Cách mạng tháng
Tám 1945
Nói phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Tuân,
trước hết, là vì đề tài mà phóng sự Nguyễn Tuân đề cập thuộc một
trong ba đề tài lớn của ông trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là
đề tài đời sống trụy lạc. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, sáng tác
của Nguyễn Tuân tập trung vào ba đề tài chính: giang hồ xê dịch, vẻ
đẹp vang bóng một thời và đời sống trụy lạc.
Đề tài giang hồ xê dịch in đậm dấu ấn trong một loạt tác phẩm:
Một chuyến đi (1938), Tuỳ bút I (1941), Tuỳ bút II (1943), Thiếu quê
hương (1943)… Nguyễn Tuân thể hiện đề tài này như là một phản ứng
trước sự câu thúc, gò bó trong cuộc sống cũng như trong văn chương
lúc bấy giờ. Con người có tâm hồn lãng mạn, phóng túng, tự do ấy lao
vào giang hồ xê dịch để “thay thực đơn cho giác quan” - ông chủ
trương “lấy sự hoàn toàn phát triển giác quan của mình làm lẽ chính
cuộc sống”. Ông nâng chủ nghĩa xê dịch lên thành một triết lý sống.
Với Nguyễn Tuân, đi là “hình thức tốt đẹp nhất của sự thoát ly”, thoát
ly khỏi cái tủn mủn, ngột ngạt của cuộc sống hàng ngày. Quan niệm ấy
phảng phất triết lý “hành động để hành động”, hành động cũng là một
15
cách thoát ly của Andre Gide. Nhưng “xê dịch” mãi cũng mệt mỏi
chán chường, có lúc ông đã phủ nhận chính cái thuyết lý xê dịch của
mình: “Không bao giờ người ta có thể nâng sự xê dịch lên đến thành
một lý tưởng được”. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “Xét cho cùng
thì chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân là một hình thức thoát ly vào

không gian, là một cách phản ứng lại cái môi trường xã hội, tù đọng,
trì trệ, buồn tẻ, một cách phủ nhận thực tế xã hội thực dân nô lệ tủi
nhục, khiến người dân mất nước sống giữa quê hương mà vẫn thấy xa
lạ, vẫn cảm thấy “ thiếu quê hương”.
Đề tài vẻ đẹp vang bóng một thời cũng là một trong những thành
công lớn của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Thất
vọng trước cuộc sống hiện tại, Nguyễn tìm về với những cái đẹp của
quá khứ mà giờ chỉ còn “vang bóng” với hi vọng tìm lại hơi ấm, niềm
tin cho cuộc sống hiện tại đang buồn tẻ, tù đọng, trì trệ, tối tăm. Bởi
ông quan niệm xã hội hiện đại với mối quan hệ kiểu con buôn, tiền
trao cháo múc, không có chỗ cho Cái Đẹp tồn tại, thậm chí, nó giết
chết Cái Đẹp. Tiêu biểu cho đề tài này là Tuỳ bút I (1941), Tuỳ bút II
(1943) và đậm nét hơn cả là tập truyện ngắn Vang bóng một thời
(1940). Ở đó, Nguyễn Tuân làm sống lại những nét đẹp xưa của thời
phong kiến với những ông Nghè, ông Cử, ông Tú, ông Ấm … cùng lối
sống nhàn tản và những thú chơi phong lưu, cầu kì. Sẽ rất nhầm nếu
cho rằng Nguyễn Tuân là người đi theo chủ nghĩa phục cổ. Quay về
với quá khứ không phải ông muốn khôi phục lại cái thời phong kiến đã
suy tàn mà chỉ là muốn lưu giữ lại những cái Đẹp của một thời đã qua
giờ chỉ còn vang bóng, xét cho cùng đó là một khía cạnh của chủ nghĩa
lãng mạn lúc bấy giờ. Thực chất nó chính là thái độ bất mãn, phủ nhận,
quay lưng lại cái thể chế xã hội thực dân phong kiến đương thời của số
đông các nhà văn lãng mạn lúc bấy giờ, trong đó, có Nguyễn Tuân.
Thái độ phủ nhận xã hội ấy còn dẫn Nguyễn Tuân tới con đường
thoát li tiêu cực, lao vào cuộc sống trụy lạc với bàn đèn thuốc phiện,
16
tiếng hát ả đào như một con người hư hỏng. Sáng tác ở mảng đề tài
truỵ lạc này, ngoài tuỳ bút Chiếc lư đồng mắt cua (1941), ông còn có
hai tập phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941).
Đây là hai phóng sự duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông viết về

nạn thuốc phiện. Có thể nói các tác phẩm này đã ghi lại tâm trạng của
chính Nguyễn Tuân những ngày “phóng túng hình hài”, “tự thiêu diệt
mình” trong khói thuốc phiện . Ngày ấy là vào khoảng đầu những năm
ba mươi của thế kỷ XX, khi ông vừa ra khỏi nhà lao tỉnh Thanh Hoá
với tâm trạng “Ở tù về, tôi chỉ thèm chơi”, một năm giam cầm “đã tạc
lên mặt tôi những nét chắc chắn của hoài nghi”. Còn gia đình thì nể sợ
một ông con, một ông chồng “đại bất đắc chí”. Đó là lý do khiến ông
lao vào cuộc sống trụy lạc như một con người hoàn toàn hư hỏng.
Thực ra, viết về đề tài trụy lạc không chỉ có Nguyễn Tuân mà Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam đều có những phóng
sự về đề tài này. Nhưng Nguyễn Tuân viết không giống một cây bút
nào khác. Ông không viết như những nhà văn hiện thực phê phán mô
tả trụy lạc như là một tệ nạn xã hội với thái độ phê phán trực tiếp, gay
gắt quyết liệt, cũng không viết như những cây bút tự nhiên chủ nghĩa,
mượn cớ tả thực để gợi trí tò mò tục tĩu. Nguyễn Tuân cũng không thi
vị hoá thuốc phiện, gái điếm như nhiều cây bút lãng mạn khác. Hai
phóng sự Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc cùng với tuỳ bút Chiếc
lư đồng mắt cua giống như lời thú tội về một quãng đời chơi bời, lêu
lổng của chính tác giả, nhưng không hẳn là có sự ăn năn, hối hận sâu
sắc vì nhân vật Tôi nhiều phen muốn làm lại cuộc đời nhưng không
bao giờ thực hiện được. Nói cách khác, “viết về đề tài trụy lạc nhưng
điều Nguyễn Tuân muốn nói không phải là bản thân sự trụy lạc mà là
tâm trạng khủng hoảng cực độ của một thanh niên trí thức bất mãn sâu
sắc với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của nó nhưng tự biết
không sao thoát được, do không có lý tưởng cũng có, nhưng trước hết
là do yếu hèn, bất lực. Anh ta lao vào hành lạc để tiêu sầu, lấy cái ồn
ào của truy hoan để khuấy động một cách giả tạo những ngày tháng
17
trống rỗng của mình” (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, sđd). Chính đặc
điểm này tạo nên sự độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân, đồng thời,

trong chừng mực nào đó, cũng làm phong phú cho thể loại phóng sự
Việt Nam nói chung, phóng sự giai đoạn 1930- 1945 nói riêng. Nói
cách khác, Nguyễn Tuân đã góp vào thể loại phóng sự Việt Nam
những thiên phóng sự về bi kịch tinh thần một thời đại.
18
CHƯƠNG 2
NGỌN ĐÈN DẦU LẠC VÀ TÀN ĐÈN DẦU LẠC – NHỮNG
THIÊN PHÓNG SỰ THỰC THỤ
Nói Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc là những phóng sự
thực thụ của Nguyễn Tuân bởi vì hai tác phẩm này của ông đáp ứng
đầy đủ các đặc điểm, yêu cầu, chức năng của thể loại phóng sự. Thực
ra, thể loại phóng sự ở nước ta mới xuất hiện vào khoảng đầu những
năm ba mươi cùng với sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội
cũng như văn hóa tinh thần mà nguyên nhân chính là do công cuộc
“khai hóa văn minh” của thực dân Pháp. Tác giả Lê Tràng Kiều cho
rằng những người mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta là ba nhà văn
họ Vũ: Tam Lang - Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu - Vũ Bằng và người thứ
ba là Thiên Hư - Vũ Trọng Phụng (Lê Tràng Kiều – Nhà văn tả thực
mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta. Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện
tuyển chọn giới thiệu trong cuốn: Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác
phẩm, Nxb Giáo dục, 2003, tr.316). Theo Từ điển tiếng Việt của
Hoàng Phê, phóng sự là thể văn chuyên miêu tả những việc thật có
tính thời sự xã hội. Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có giải thích : “Phóng sự là một thể thuộc
loại hình kí. Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ, việc nhằm làm sáng
tỏ trước công luận một sự kiện, một số vấn đề có liên quan đến hoạt
động và số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối
với một địa phương hay toàn xã hội. Mục đích của phóng sự là cung
cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để
họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan

tâm theo dõi. Vì thế, người viết phóng sự thường sử dụng những biện
pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại
chỗ… Ngày nay họ còn sử dụng cả những phương tiện máy móc (máy
ảnh, máy ghi âm, máy quay phim….) vào công việc này. Việc sử dụng
19
một số các phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ,
ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ
nhất định) của nhân vật… khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể
trở thành văn học, một số tác phẩm thuộc loại này thường được chấp
nhận như là những tác phẩm văn học có giá trị” (tr.256,257).
Nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân chúng ta sẽ thấy nội dung
phản ánh trong phóng sự của ông là nạn thuốc phiện đã thâm nhập vào
đủ mọi thành phần xã hội, đủ mọi lứa tuổi, huỷ hoại nghiêm trọng thể
xác và tinh thần con người, nó đã thực sự trở thành một nỗi nhức nhối
đòi hỏi xã hội phải quan tâm giải quyết. Mục đích của tác giả khi phơi
bày đủ mọi cảnh huống tâm trạng của các con nghiện là để thức tỉnh
họ hoàn lương nếu không muốn trở thành phế nhân, cảnh báo chính
quyền đương thời về lối sống sa đoạ đang trở lên báo động, không thể
làm ngơ. Cũng như các phương thức biểu đạt trong phóng sự của ông
đã đạt đến độ nhuần nhuyễn giữa văn phong báo chí và văn phong
nghệ thuật… Tất cả đã chứng tỏ Ngọn đèn dầu lạc (viết tắt là NĐDL)
và Tàn đèn dầu lạc (viết tắt là TĐDL) là những thiên phóng sự thực
thụ, giá trị của nó không thua kém các phóng sự của các tác giả khác
cùng thời. Có khác chăng, các tác giả phóng sự khác viết về những
hiện thực nhỡn tiền của đời sống xã hội còn Nguyễn Tuân, thông qua
thế giới nghiện, để viết về bi kịch tinh thần của giới trí thức tiểu tư sản
trước Cách mạng tháng Tám 1945.
1. Phóng sự của Nguyễn Tuân phản ánh một tệ nạn xã hội nhức
nhối - nạn thuốc phiện
Giai đoạn 1930- 1945, phóng sự phát triển rực rỡ cả về số lượng

và chất lượng với hàng loạt các tên tuổi như Trọng Lang, Tam Lang,
Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyễn Đình Lạp, Vũ
Bằng, Nguyễn Tuân…(phóng sự phát triển mạnh nhất ở giai đoạn
1936- 1939, khi Phong trào Mặt trận Dân chủ thắng thế). Phóng sự thu
hút chú ý của độc giả không chỉ bởi những vấn đề thời sự nóng hổi mà
20
nó đề cập mà còn ở chất lượng nghệ thuật của tác phẩm. Khả năng
nhạy cảm trước các vấn đề xã hội cộng với năng khiếu bẩm sinh của
một nhà văn đã tạo nên các thiên phóng sự không chỉ đáp ứng nhu cầu
thời sự trước mắt mà còn có giá trị nghệ thuật lâu dài. Nhìn chung, các
cây bút phóng sự đều tập trung phơi bầy những vấn đề mặt trái của xã
hội đã trở nên cấp bách, đang được xã hội quan tâm, đòi hỏi phải được
giải quyết. Song mỗi tác giả lại đi vào những địa hạt riêng và có cách
thức thể hiện riêng tạo ra sự phong phú cho thể loại phóng sự Việt
Nam giai đoạn 1930- 1945.
Trước khi nói về nội dung xã hội của phóng sự Nguyễn Tuân,
chúng ta cần điểm qua một số tác giả phóng sự cùng những đóng góp
của họ, xét về mặt nội dung xã hội, để từ đó có sự nhìn nhận đánh giá
công bằng, khách quan hơn với phóng sự của Nguyễn Tuân. Vấn đề từ
trước đến nay, có thể do nhiều lý do này khác, nên chưa được quan
tâm nghiên cứu đúng mức.
Trước hết là Ngô Tất Tố, người thành công nhất ở những phóng
sự viết về cuộc sống nông thôn, tiêu biểu là phóng sự Tập án cái đình
(1939) và Việc làng (1940). Tác giả vạch trần những phong tục đồi bại
ở thôn quê, những đám kiện cáo, ẩu đả vì tranh giành ngôi thứ chốn
sân đình, thần tích hoang đường của các làng. Ông xem chúng như là
cái gì vô lí, quái gở, mọi rợ, qua đó, đặt trách nhiệm phải giải quyết
những vấn đề đó đối với chính quyền thực dân đương thời. Không
dừng lại ở những hiện tượng tiêu cực trên bề mặt như phóng sự Làm
dân của Trọng Lang mà thông qua việc miêu tả nạn xôi thịt ở chốn

đình trung, Ngô Tất Tố lên án bọn cường hào lý dịch lợi dụng những
hương ước hủ tục để bóc lột nông dân. Đó là cái lí do chủ yếu cắt
nghĩa tại sao những hủ tục vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác, không
ai dám đụng chạm đến. Cũng thông qua hai thiên phóng sự về những
hủ tục này, tác giả lên án chính sách ngu dân thâm độc của bọn thực
dân Pháp ở thuộc địa, tố cáo những thủ đoạn bóc lột của bọn tay sai
21
cường hào lý dịch ở nông thôn và là đòn đánh mạnh vào chủ nghĩa
phục cổ lúc bấy giờ, đồng thời, nói nên nỗi thống khổ của người nông
dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Nếu thế mạnh và sở trường của Ngô Tất Tố là những phóng sự
về xã hội nông thôn thì sở trường của Vũ Trọng Phụng - “ông vua
phóng sự Bắc kì”, lại là những phóng sự về xã hội thành thị. Tiêu biểu
là các phóng sự Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ
lấy Tây. Với ngòi bút tả chân hiện thực, tác giả đã phần nào phản ánh
được tình trạng bần cùng phá sản, lưu manh hoá của tầng lớp tiểu tư
sản, dân nghèo thành thị, tình trạng bất công cùng đầy rẫy những tệ
nạn trong xã hội thành thị lúc bấy giờ. Công cuộc khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp làm cho đô thị mở rộng. Nhiều người nông dân bỏ
thôn quê nghèo ra thành thị với hi vọng đổi đời. Nhưng cuộc sống của
họ nơi đô thị ra sao? Phóng sự Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng
đã phơi bầy tất cả ra ánh sáng. Những người thôn quê khốn khó trở
thành món hàng bán mua. Thành phố là một cái “cạm bẫy người”
khổng lồ. Ở đó, họ lại “chết đói lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà” . Ở
đó, “giá con người ngang hàng với giá của loài vật”. Tương lai của họ
là “bọn trẻ đực vào nhà Hoả Lò và bọn trẻ cái làm nghề mại dâm”.
Đằng sau cái vẻ hào nhoáng của ánh đèn hoa lệ là đầy rẫy những tệ
nạn cờ bạc, trộm cắp, mại dâm; là đời sống khốn khổ của người dân
lao động trong những ngôi nhà ổ chuột sau khi đã bị các ông chủ vắt
kiệt đến những giọt mồ hôi cuối cùng. Cạm bẫy người của Vũ Trọng

Phụng là phóng sự về nạn cờ bạc bịp. Ông đã miêu tả những ngón
nghề tinh vi mà các con bạc dùng để sát phạt nhau trong các chiếu bạc-
một thế giới của sự lừa lọc và ăn cướp trắng trợn. Bạn bè, bố con, bác
cháu đều “ăn thịt” lẫn nhau. “Mình không xơi thì cũng đến lượt chán
vạn thằng khác nó xơi”, triết lý sống đó của những con bạc không chỉ
làm tan nát bao nhiêu gia đình mà còn làm băng hoại những giá trị đạo
đức truyền thống. Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả
phơi bày hiện thực mà còn là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho toàn xã hội.
22
Vẫn trong mảng đề tài đời sống xã hội đô thị còn có phóng sự Tôi kéo
xe của Tam Lang không chỉ miêu tả nỗi cực nhọc của người phu xe
“miệng thở, mũi thở, cả tai cũng thở” mà còn vạch trần sự táng tận
lương tâm của những kẻ giàu có ngồi trên xe khi chúng cố tình ăn quỵt
tiền công của người kéo xe; phóng sự Hà Nội lầm than của Trọng
Lang viết về cuộc sống của những cô gái nhảy vì miếng cơm manh áo
họ phải đi làm gái nhảy. Cuộc sống của họ cũng hết sức khốn khó
“chuyên lấy rau cà làm món bổ dưỡng”…
Nguyễn Tuân không viết về xã hội nông thôn như Ngô Tất Tố.
Cũng khai thác đề tài cuộc sống trụy lạc ở xã hội thành thị như Vũ
Trọng Phụng, Trọng Lang, Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp… nhưng ông
có hướng tìm tòi riêng không lẫn với các tác giả khác. Không viết về
nạn mại dâm hay cờ bạc bịp như Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Đình
Lạp, Nguyễn Tuân phóng bút vào địa hạt chưa ai đề cập đến, đó là nạn
thuốc phiện. Với giọng văn tài hoa và khinh bạc, nghệ thuật kể chuyện
độc đáo, nghệ thuật miêu tả chân dung, cảnh huống tâm trạng sinh
động, bằng hai phóng sự của mình, Nguyễn Tuân đã làm hiện lên chân
thực, sống động cả một thế giới nghiện thuốc phiện cùng tình cảnh và
tâm trạng của những người nghiện. Tác giả đã khắc hoạ sinh động đủ
mọi loại người thuộc đủ mọi thành phần xã hội trong cái thế giới
nghiện, lý giải những hành vi và tâm địa thấp hèn như nói xấu nhau,

dối trá lừa lọc nhau, ích kỉ, ăn chằn, hút chạc… đến độ trắng trợn của
những kẻ nghiện hút. Qua đó, Nguyễn Tuân nêu lên một vấn đề xã hội
nhức nhối không thể làm ngơ, cần phải được giải quyết. Đó là nạn
thuốc phiện cùng với sự tàn phá thể xác, tinh thần con người, băng
hoại đạo đức truyền thống… đã đến lúc báo động, chính quyền thực
dân cần phải có trách nhiệm quan tâm giải quyết.
1.1. Thế giới nhân vật trong phóng sự Nguyễn Tuân
Mở đầu thiên phóng sự Ngọn đèn dầu lạc, thông qua việc miêu
tả cảnh đưa ma chủ tiệm thuốc phiện Phùng Văn Trô, tác giả đã cho
23
người đọc xem một đoạn phim toàn cảnh cái thế giới nghiện mà ở đó
có đủ mọi thành phần xã hội, mọi giới tính, mọi lứa tuổi, đủ cả người
ta lẫn người Tây. Tất cả chìm trong không gian của tang tóc và muội
đèn dầu lạc. Ngoài ông Tây lai Paul Q, hai người giúp việc tin cẩn của
chủ tiệm Phùng Văn Trô là chú Cẩu, chú Trương và một vài con cháu
trong nhà, đám ma chủ tiệm thuốc phiện Phùng Văn Trô còn có vô số
những con nghiện đi đưa ma ông vua tiệm : “Đàn ông có, đàn bà có.
Này là một ông bác sĩ, này là một ông y sĩ, này là những thiếu phụ An
Nam có những cái tên đầm nghe rất du dương. Và những ông chủ tiệm
[…] Thật là cả một cái thế giới nghiện đang làm tối xẫm cả một con
đường rộng sáng. Ngoài cái màu đen của tang tóc, lại còn cái màu cáu
sỉn của xảm của sái, của muội đèn dầu nữa.” (chương I - NĐDL). Nghệ
thuật miêu tả đậm chất điện ảnh cùng những so sánh độc đáo, sắc sảo
của Nguyễn Tuân cho người đọc thấy toàn cảnh thực trạng nạn thuốc
phiện thực sự đã trở nên báo động, không thể làm ngơ. Thuốc phiện,
xảm, sái, muội đèn dầu lạc cùng ma lực của nó lây lan, bao trùm toàn xã
hội, làm cho bức tranh xã hội trở nên xám xịt, đầy tử khí. Theo ngòi bút
miêu tả của tác giả, đi vào cận cảnh thì hoá ra trong cái thế giới nghiện
ấy, đa số là những công chức, viên chức đương thời, có đủ cả những
ông thông , ông phán, ông tham đã về vườn. Họ hút thuốc phiện có sổ

chịu, thanh toán vào lương tháng, loại có quyền thế thì trả theo quý. Họ
không dưỡng già theo kiểu “vui thú điền viên” mà “phần nhiều đã lấy
cái tiệm hàng Buồm này làm cái vườn cảnh. Ở đây, “có cây trăm thước,
có hoa bốn mùa” . Hoa bốn mùa là cái ngọn đèn dầu lạc cháy cả đêm
lẫn ngày; cây trăm thước là cái luồng khói đưa lên từ con tim bấc lúc lụt
ống muống, sa vào cái bầu pha lê” (chương VII - NĐDL).
Cái môi trường xã hội đầy tử khí ấy như một thứ vi trùng xâm
nhập, tấn công không chỉ vào những viên chức đã nghỉ hưu mà nó còn
tấn công cả vào giới trẻ, không trừ một ai: “Một người con trai sinh
trưởng ở đất Hà Nội, trừ phi hắn suốt đời ở nhà đóng cửa đọc sách
thánh hiền không bước chân ra đến ngoài thì không kể, còn thì đều biết
24
đến cái toà nhà nhũn nhặn này” (chương VII - NĐDL). Toà nhà nhũn
nhặn này chính là cái tiệm hút ở phố Hàng Buồm - “Ở đấy là bao
nhiêu khởi điểm của những lịch sử nghiện ngập” (chương VII -
NĐDL). Bằng thực tế quãng đời làm bạn với thuốc phiện gần mười
năm của mình, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra trong cái thế giới nghiện
ấy có sự góp mặt của nhiều con nghiện thuộc tầng lớp văn nghệ sĩ trí
thức. Hãy nghe đám con nghiện kháo nhau: “Này, sao trong đám
nghiện, làng báo, làng thơ, làng tiểu thuyết có đủ rồi. Đông lắm, ấm
cúng lắm. Đãn hiềm thiếu một ít ông nhạc sĩ, hoạ sĩ. Có cái bọn này
không thấy xông vào các tiệm. Hay tụi ấy đều có bàn thờ bày ở nhà? ”
(chương V - NĐDL). Không chỉ có đám trí thức Tây học mà cả trí
thức Nho học cũng không thoát khỏi cám dỗ của a phiến mà tiêu biểu
là nhân vật ông Ấm X (chương V - TĐDL). Có thể nói đây là nhân vật
tiêu biểu đại diện cho lớp trí thức Nho học lỡ thời, bất đắc chí trong cái
thế giới nghiện hút lúc bấy giờ: “Ông Ấm X là cái còn xót lại của một
cái gì sắp hết nhẵn. Giữa thời đại mới, ông là một thứ người cũ. Ông
lạc loài vào giữa phong hội mới để làm một người đại biểu xoàng xĩnh
cho cái thế hệ đã sắp chấm dấu hết”. Đây là một khía cạnh mới và thú

vị về loại nhân vật “vang bóng một thời” trong sáng tác của Nguyễn
Tuân (Điều này sẽ được chúng tôi trình bày ở chương cuối của luận
văn này).
Con người giang hồ, xê dịch đã giúp Nguyễn Tuân đi nhiều, biết
nhiều. Người đọc phóng sự Nguyễn Tuân vô cùng sửng sốt vì ông phát
hiện ra ngay cả chốn nhà Phật vốn là nơi diệt dục vậy mà cũng không
thoát khỏi ma lực của Ả Phiền (a phiến). Theo bước hành hương của
tác giả về chốn chùa chiền Yên Tử - Quảng Ninh, độc giả sẽ vô cùng
sửng sốt và bất ngờ vì “Một vùng Yên Tử, chùa nào cũng có bàn đèn.
Khách thập phương có nổi cơn nghiện trong chùa thì cứ bạch thực
cùng sư cụ.” (chương VIII - TĐDL). Nguyễn Tuân đã không ngần ngại
chỉ mặt vạch tên từng vị hoà thượng núp bóng Bồ Đề không phải để
nghiên cứu kinh Phật mong muốn lên cõi Niết Bàn, hay cứu nhân độ
25

×