Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT tương dương 1 trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 56 trang )

MỤC LỤC VÀ DANH MỤC VIẾT TẮT
TT

Nội dung

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần I

Cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng Trường học hạnh
phúc

Phần II

Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại
trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay.

1

Thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc”

2

Xây dựng lớp học, trường học yêu thương, thân thiện

3

Phối hợp và gắn kết giữa học sinh, giáo viên, nhân viên với
các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để kết nối


yêu thương

4

Giáo dục học sinh bằng phương pháp kỉ luật tích cực để
phát triển phẩm chất năng lực, các kĩ năng mềm để tự bảo
vệ mình và thích ứng với mơi trường xung quanh

5

Xây dựng các câu lạc bộ phù hợp với đối tượng và kinh phí

6

Triển khai kế hoạch Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm,
đạo đức nhà

Phần III

Kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và hướng phát
triển đề tài
KẾT LUẬN
Kiến Nghị và tài liệu tham khảo
Một Số hình ảnh về quá trình xây dựng Trường học
hạnh phúc

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Từ hoặc cụm từ

THPT

Trung học phổ thông

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

DTTS

Dân tộc thiểu số

CBNGNLĐ

Cán bộ nhà giáo người lao động

BGH

Ban giám hiệu

KTX

Ký túc xá

CBGV, NV


Cán bộ giáo viên nhân viên

UBND

Ủy ban nhân dân

HS

Học sinh

2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2021-2022
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trong mọi thời đại trường học là cái nôi để trau dồi kiến thức, năng khiếu,
đam mê và nhân cách của các thế hệ học sinh. Với sự phát triển công nghệ thông
tin như hiện nay, việc kiến tạo mơ hình trường học hạnh phúc là nhiệm vụ trọng
tâm, thể hiện mục tiêu, lý tưởng và là điểm nhấn trong triết lý giáo dục hiện đại mà
các nhà trường phải không ngừng nỗ lực thực hiện.
Bản thân tôi là một giáo viên công tác hơn 20 năm tại trường THPT Tương
Dương 1, đóng trên địa bàn huyện miền núi giáp danh với Lào. Trường khơng cịn
chế độ nội trú từ năm 2013. Một số rất ít học sinh được ở trong kí túc xá của nhà
trường tận dụng cơ sở vật chất đã được đầu tư và các em phải trả chi phí điện
nước, cịn lại đa phần các em phải thuê nhà trọ của dân để ở.
Với đặc thù như vậy, để khích lệ các em tới tới trường, động viên các giáo
viên miền xuôi yêu nghề và an tâm cơng tác thì việc xây dựng ngơi trường hạnh
phúc là một việc cấp thiết, để thầy cô và học sinh thực sự cảm nhận được hạnh
phúc - "mỗi ngày tới trường là là một ngày vui".

Với tôi đơn giản trường học hạnh phúc là mỗi học sinh cảm nhận được sự
ấm áp, yêu thương tỏa ra từ thầy cô, bạn bè với niềm vui được nhân lên và nỗi
buồn được san sẻ. Khi học sinh cảm nhận được hạnh phúc, yêu thương, thấy
trường học thực sự là nơi hữu ích, sẽ tạo cho các em sự phấn chấn, mê say trong
học tập, nghiên cứu khoa học để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì thế có thể
nói trường học hạnh phúc là nền tảng, bệ đỡ tinh thần để những ý tưởng, mục tiêu
giáo dục, đào tạo được thực hiện 1 cách hiệu quả, ý nghĩa nhất.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, bản thân tơi đã chọn đề tài “Một số giải pháp xây
dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT Tương Dương 1 trong giai
đoạn hiện nay" . Qua việc nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng việc xây dựng
trường học hạnh phúc tại Trường THPT Tương Dương 1, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tiếp tục xây dựng nhà trường thành trường học hạnh phúc hơn. Góp
phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành cơng. Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giảm tình trạng bỏ học của học
sinh tại các trường học miền núi.
2. Đối tượng nghiên cứu
Tập thể giáo viên cán bộ và học sinh trường THPT Tương Dương 1
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi: Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc
tại Trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay
3


4. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp xây dựng trường học
hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay” với
mục đích:
- Giúp học sinh vui thích và hạnh phúc mỗi khi được đến trường. Giáo dục
đạo đức, tình cảm…cho học sinh THPT. Học sinh hứng thú, tích cực học tập.
- Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự

căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên u nghề
và thành cơng trong sự nghiệp trồng người của mình.
- Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành
cơng. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giảm tình
trạng bỏ học của học sinh tại các trường học miền núi.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm
hạnh phúc… có liên quan đến đề tài.
+ Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ q trình làm cơng
tác chủ nhiệm và giảng dạy trong hai năm học
+ Phương pháp điều tra xã hội học, sử dụng toán thống kê và so sánh.
6. Tính mới của đề tài:
- Lần đầu tiên đề tài " Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc
tại trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay "được triển khai thực
hiện ở tại Trường THPT Tương Dương 1 thuộc huyện miền núi vùng cao nhưng
khơng có chế độ nội trú.
- Các giải pháp được đưa ra trong giai đoạn cả nước đang tập trung vượt
qua đại dịch Covid và đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành giáo dục nói chung và
Trường THPT Tương Dương 1 nói riêng
- Các giải pháp mà đề tài đề xuất đáp ứng được quan điểm, yêu cầu xây
dựng trường học hạnh phúc, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đổi mới của ngành
giáo dục.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, đề tài gồm 3 phần:
Phần I. Cơ sở lý luận, thực tiễn về việc xây dựng Trường học hạnh phúc
Phần II. Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT
Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay
Phần III. Kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và hướng phát triển đề tài
4



NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần I. Cơ sở lí luận, thực tiễn về việc xây dựng Trường học hạnh phúc
1. Cơ sở lí luận
1.1. Các khái niệm liên quan
- Ngày 22/4/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ phát động “Triển
khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường
học hạnh phúc”.
- Ngày 12/11/ 2019 CĐGDVN đã có Kế hoạch số 312 - CĐGDVN ngày 12 11- 2019 về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc
theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao
động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Kế hoạch số 235 ngày 29/12/2019 của Cơng đồn ngành GD & ĐT Nghệ
An Về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo
kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Từ chỉ đạo của các cấp, các nhà trường đã triển khai kế hoạch xây dựng
trường học hạnh phúc.
1.2 . Các khái niệm liên quan
- Hạnh phúc
Theo Từ điển Bách khoa định nghĩa về hạnh phúc: “Hạnh phúc là một trạng
thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu
tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở lồi người, nó
mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí”.
- Trường học hạnh phúc
“Trường học hạnh phúc” là nơi mà thầy cô, học sinh, phụ huynh đều cảm
thấy hạnh phúc, là nơi khơng có bạo lực học đường, khơng có hành vi vi phạm đạo
đức nhà giáo, khơng có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể
nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống
trong sẻ chia, cảm thơng và u thương nhau. Đồng thời đó cũng là mái nhà chung
mà mỗi ngày GV và HS đến trường là một niềm hạnh phúc.

1.3. Mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc
- Góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo
đức, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ CBGV,NV và học sinh, hướng tới xây
dựng trường học hạnh phúc không chỉ là nơi cung cấp và đáp ứng các nhu cầu giáo
dục mà phải là nơi tạo ra hạnh phúc góp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc để có
thể tăng trưởng và phát triển bền vững.
5


- Giúp cho CBGV, NV đang công tác trong nhà trường có nhận thức đầy đủ,
đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì nhà trường mà ở đó học
sinh, CBGV,NV được u thương, được tơn trọng, được an tồn được hiểu và
được có giá trị; nói rộng hơn là phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn
minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đối mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
- Hướng đến xây dựng phát triển một mơ hình “Trường học Hạnh phúc” dựa
trên nguyên lý trải nghiệm hạnh phúc của con người: Kết nối với bản thân - Kết
nối với người khác - Kết nối với thế giới tự nhiên. Theo đó, giáo dục cho học sinh
các năng lực: Tự quan tâm, quan tâm đến người khác và quan tâm đến môi trường.
- Cơng đồn nhà trường chủ động tổ chức và biết cách tham gia cùng với
chun mơn, các đồn thế khác trong trường tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện
cho CBGV, NV thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp
với điều kiện thực tế tại nhà trường.
1.4. Tiêu chí để xây dựng Trường học hạnh phúc
- Xây dựng Trường học có tình u thương
Trường học có tình u thương và hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ
huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cơ tìm được
niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình và tích cực đưa ra các phương pháp
dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học sinh của mình trong quá trình
học tập, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh.

Trường học có tình u thương và hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có
hứng thú với những giờ học, hứng thú với thời gian học tập, sinh học tại trường.
Khơng có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn
bè. Quên đi mọi vất vả để cùng nhau vượt khó trước mọi mọi hoàn cảnh.
- Xây dựng Trường học an toàn
Trường học an tồn là nơi khơng có bạo lực học đường, khơng có những vụ
đánh nhau, xơ xát, bắt nạt giữa học sinh, khơng có những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Ở đó, CBNGNLĐ và học sinh được đảm bảo sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lí,
học sinh được chăm sóc, bảo vệ.
- Xây dựng Trường học có sự tôn trọng
Một trường học được xem là hạnh phúc khi ở đó khơng có những hành vi, lời
lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó
là nơi phải biết tơn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của
tập thể. Trong ngơi trường đó, mọi thành viên đều có cơ hội để phát triển tối đa tiềm
năng của bản thân, khơng có ai bị bỏ lại phía sau, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ.
1.5. Nhiệm vụ xây dựng trường học hạnh phúc
6


- Công tác tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh về mục đích, ý nghĩa của việc Cơng đồn phối hợp với chính quyền
tham gia xây dựng trường học hạnh phúc.
+ Tuyên truyền để CBGV, NV có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan
trọng trong việc tạo dựng và duy trì nhà trường mà ở đó học sinh và CBGV, NV
được yêu thương, được tơn trọng, được an tồn, được hiểu và được có giá trị; nói
rộng hơn là phát triển mơi trường nhà trường thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì
sự phát triển bền vững trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo hiện nay.
+ Cơng đồn nhà trường chủ động tổ chức và biết cách tham gia cùng với
chun mơn và các đồn thể khác trong nhà trường; tổ chức, hướng dẫn và tạo

điều kiện cho CBGV, NV thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc
phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi CB GV, NV và
học sinh trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, an tồn, thân thiện trong
mơi trường giáo dục.
+ Tiếp tục tuyên truyền, vận động CB-GV-NV nắm vững và tổ chức thực
hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, 2 bộ quy tắc ứng
xử của UBND thành phố Hà Nội, bộ quy tắc ứng xử trong trường học.
+ Tổ chức quán triệt lại đối với CBGV, NV các quy định của Nhà nước, của
ngành về đạo đức nhà giáo, về xây dựng trường học thân thiện, an tồn, các tiêu
chí của trường học hạnh phúc.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, về trường học thân
thiện, hạnh phúc trong sinh hoạt chuyên môn của Hội đồng sư phạm, sinh hoạt
Cơng đồn nhà trường hàng tháng.
+ Tổ chức tọa đàm trong giáo viên, học sinh và phụ huynh về trường học
hạnh phúc, về sự đồng cảm, khoan dung, có mối quan hệ tích cực và sáng tạo; có
khả năng, kỹ năng và sẵn sàng hợp tác và biết Chung sống chung một cách tốt đẹp
(có giá trị sống và kỹ năng sống)
+ Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tâm
gương đạo đức tự học và sáng tạo” ; “ Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách
nhiệm”’ “ Nhà giáo Hà Nội giúp đỡ học sinh khó khăn”’ “ Xây dựng nhà trường
văn hóa - nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch” ; và giải thưởng “ Nhà giáo Hà
Nội tâm huyết, sáng tạo” trong đó có đổi mới nội hàm và đưa ra các nội dung, tiêu
chí cụ thể cho giáo viên thực hiện phù hợp với điều kiện hiện nay.
+ Tăng cường công tác truyền thông trên trang thông tin điện tử của nhà
trường, về nội dung trường học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, lớp học hạnh phúc,
học sinh hạnh phúc, xã hội hạnh phúc, đất nước phồn vinh bằng các hình thức
thích hợp, sinh động.
7



- Hỗ trợ CBGV, NV nâng cao kỹ năng ứng xử sư phạm ý thức đạo đức
nghề nghiệp, giáo dục học sinh để thầy cô và học sinh biết lắng nghe, thấu hiểu,
biết tơn trọng và được an tồn, biết chia sẻ, được ghi nhận và yêu thương
+ Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, chuyên đề để hỗ trợ và chia
sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm, mời chuyên gia tư vấn, nhận diện,
xử lý các tình huống vi phạm các quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật
của CBGV, NV trong lao động nghề nghiệp, về trường học hạnh phúc v.v
+ Tổ chức đối thoại, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử
sư phạm với CBGV, NV học sinh trên cổng thông tin điện tử của trường.
+ Xây dựng các tư liệu về tình huống sư phạm, các câu chuyện đạo đức, về
truyền thống Tôn sư trọng đao, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống v.v.
+ Quyết tâm xây dựng mơ hình Trường học hạnh phúc - Thầy cơ hạnh phúc
- Học sinh hạnh phúc, trong đó lấy tiêu chí trường học khơng có hiện tượng vi
phạm đạo đức nhà giáo là tiêu chí chính.
- Phát hiện, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể
điển hình về việc xây dựng mơi trường sư phạm, những tấm gương nhà giáo tận
tụy , mẫu mực, có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sáng tạo
để lan tỏa trong toàn trường, trong địa phương và tới cộng đồng xã hội
+ Tiếp tục tham gia phong trào Viết về tấm gương người tốt việc tốt, gương
điển hình tiên tiến, phấn đấu mỗi tháng có 2 bài viết đăng tải website của trường và
của quận, được lựa chọn những tấm gương của nhà trường để tôn vinh, tuyên
dương cấp quận và cấp thành phố.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể lớp, tổ chun mơn, các cá
nhân CBGV, NV có thành tích trong phong trào xây dựng trường học hạnh phúc,
trong việc triển khai thực hiện chủ đề và nhiệm vụ năm học.
2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT
Tương Dương 1
2.1. Thực trạng chung
Trong những năm qua, giáo dục đào tạo nước ta đã có nhiều cố gắng và đã đạt

được nhiều thành tựu đáng trân trọng, tạo được một số nhân tố cần thiết để phát triển
trong tương lai. Tuy vậy, giáo dục vẫn cịn trong tình trạng yếu kém, khó khăn về
nhiều mặt. Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII của Đảng đã chỉ ra những yếu kém
của giáo dục: "Giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy
mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng kịp
thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tếxã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
8


Thực tế cho thấy, các trường THPT nói chung, của trường THPT Tương
Dương nói riêng chưa đáp ứng được địi hỏi của xã hội trong thời kỳ mới, chưa thực
sự ngang tầm với vị trí và nhiệm vụ được giao. Việc xây dựng môi trường giáo dục
trường học tuy đã có nhiều cố gắng song chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Những hạn
chế về môi trường giáo dục nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo
dục. Vì vậy, xây dựng Trường học hạnh phúc là việc làm hết sức cần thiết.
2.2. Thực trạng về xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT
Tương Dương 1
Trường THPT Tương Dương 1 đóng trên địa bàn huyện miền núi giáp danh
với Lào thuộc quốc lộ 7A với 55 năm bề dày lịch sử là địa chỉ đỏ, là trung tâm văn
hóa và chính trị của vùng, là nơi khởi đầu nuôi dưỡng và chắp cánh ước mơ, từ đây
bao thế hệ học trị đã trưởng thành và đóng góp công sức to lớn vào công cuộc xây
dựng quê hương giàu mạnh. Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn cán bộ và nguồn
nhân lực cho các huyện miền núi trong tương lai.
- Cơ cấu bộ máy nhà trường
Tổng số cán bộ, giáo viên gồm 70 đồng chí biên chế và 1 hợp đồng, trong đó
Ban giám hiệu gồm có 3 đồng chí, giáo viên 62 đồng chí và nhân viên là 5 đồng
chí. Được chia làm 4 tổ: Tốn - Tin, Tự Nhiên, Xã Hội và Văn - Ngoại Ngữ.
Những đồng văn phịng được ghép vào tổ Tốn - Tin, cịn đồng chí phụ trách thiết
bị ghép vào tổ Tự Nhiên, cịn các đồng chí BGH được ghép vào tổ ứng với chuyên

ngành của họ.
Trong đó số lượng giáo viên nữ là 45 đồng chí chiếm 69%. Dân tộc Thái là 22
đồng chí chiếm 30%. Độ tuổi trung bình là 37 khá trẻ nên nhiệt tình trong cơng tác
giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên luôn biến động, một
số năm gần đây do thiếu giáo viên mỗi giáo viên phải dạy thêm giờ nhiều, giáo
viên còn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục chưa nhiều. Số lượng giáo
viên ở dưới xuôi lên cơng tác chiếm phần đơng nên tính ổn định khơng cao.
Về trình độ chun mơn, chính trị: BGH có 3 Thạc sĩ và 3 Trung cấp chính
trị; Giáo viên có 8 Thạc sĩ, 7 Trung cấp chính trị, 35 sơ cấp chính trị; Nhân viên có
3 đại học, 2 Trung cấp và khơng có sơ cấp chính trị
- Về phía học sinh
Trường THPT Tương Dương 1 có tổng số học sinh 1076 em (tính đến
18/10/2021) gồm 3 khối, mỗi khối 10 lớp. Khối 10 có 424 em, khối 11 có 312 em
và khối 12 có 340 em. Trong đó dân tộc Thái chiếm 72,15%, dân tộc Mông chiếm
6,45%, dân tộc Kinh chiếm 9,14%, dân tộc Khơ mú chiếm 10,65%, dân tộc Tày
Poọng chiếm 1,40%, dân tộc Hoa 0,21%. Tỉ lệ học sinh nữ chiếm 42,24%.
Do trường đóng trên địa bàn miền núi nên tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm
gần 48%. Học sinh của nhà trường cơ bản các em ngoan. Tuy nhiên chất lượng đầu
vào của học sinh còn thấp so với các huyện khác. Học sinh ở phân tán trên khắp
9


địa bàn huyện, điều kiện đi lại khó khăn do đó việc duy trì sĩ số, nề nếp cịn nhiều
bất cập. Số lượng học sinh hộ nghèo gia tăng. Ý thức học tập của một bộ phận học
sinh chưa cao, động cơ học tập chưa rõ ràng. Còn một bộ phận phụ huynh do mưu
sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em phó thác việc học tập
cho nhà trường.
Đội ngũ cán bộ chủ yếu đều từ dưới xuôi lên công tác và đều ở trong KTX
của nhà trường, cịn học sinh thì các em đến từ các bản xã nghèo, trường bị cắt nội
trú nên cơ sở vật chất không đủ để các em ở nội trú mà đa số các em phải thuê nhà

ở trọ của dân để sinh hoạt và học tập. Việc quản lý các em đối với nhà trường thật
sự gặp nhiều khó khăn, tình trạng bỏ học diễn ra đến mức báo động. Với đặc thù
của môi trường như vậy nên công việc của giáo viên, công nhân viên nhà trường
cũng khác với các trường THPT khác trong tỉnh. Ngồi những giờ lên lớp trên bục
giảng, chúng tơi cịn là những người anh, người chị, người cha người mẹ quản lý,
chăm sóc các em, dạy các em những kĩ năng cuộc sống khi xa gia đình, là người
bạn cùng các em tâm tình, sẻ chia. Trong đại dịc đang diễn biến phức tạp, chúng
tơi ln có mặt kịp thời khi các em cần, xem các em học sinh là con, là em, xem
ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình. Với mơi trường như vậy, mọi hoạt động
của nhà trường đều hướng đến mục tiêu chung đó là xây dựng một ngôi trường
thân thiện, hạnh phúc. Tất cả ln bên nhau, u thương, sẻ chia, đồn kết để cùng
hướng đến thực hiện nhiệm vụ: “Đào tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu
số tỉnh nhà”, “Xây dựng Trường THPT Tương Dương 1 là trung tâm chất lượng
cho giáo dục huyện miền núi Tương Dương Nghệ An.
Phần II. Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường
THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay
1. Thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc”
1.1. Mục đích
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học hạnh phúc” của Trường
THPT Tương Dương 1 để tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học hạnh
phúc”.
1.2. Cách thức thực hiện
Sau khi nhận được công văn của cơng đồn ngành , cấp ủy, lãnh đạo nhà
trường đã triển khai và nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học
hạnh phúc” Trường THPT Tương Dương 1.
Thành viên của Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc” bao gồm:
cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, Chủ tịch cơng đồn, Bí thư đồn thanh niên, các tổ
trưởng, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc”: lên kế
hoạch tổng thể, hoạt động trong từng tuần, từng tháng, trong năm học. Phân công

nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện. Tổ chức thực hiện các hoạt động, lắng nghe
10


tâm tư nguyện vọng, ý kiến của CBNGNLĐ và học sinh trong toàn trường. Kiểm
tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động theo từng quý, từng kì và từng năm. Bổ
sung, điều chỉnh kế hoạch hoạt động.
Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo Xây dựng “Trường học hạnh phúc”: Mỗi
tháng họp một lần vào ngày thứ 2 của tuần đầu tiên để triển khai kế hoạch và đánh
giá kết quả, rút kinh nghiệm và bổ sung kế hoạch hoạt động; Lập trang thông tin
điện tử để tuyên truyền, liên lạc…
Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch dựa trên 3 tiêu chí đã được cụ thể
hóa: Tiêu chí 1 - Về Mơi trường nhà trường và phát triển cá nhân; Tiêu chí 2 - Về
Dạy và học; Tiêu chí 3 - Về các mối quan hệ trong nhà trường. Có phương pháp
thực hiện trong từng tiêu chí và phải bám sát yêu cầu của một trường học hạnh
phúc đó là “u thương, an tồn và tơn trọng”.
1.3. Kết quả đạt được
Với việc kịp thời thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng trường học hạnh phúc”
của Trường THPT Tương Dương 1, định hướng xây dựng, kế hoạch hoạt động đã
được triển khai và thực hiện rất nhịp nhàng, hiệu quả. Một số hoạt động tuy mới,
phương pháp thực hiện có sự thay đổi nhưng dưới sự hướng dẫn, tổ chức của Ban
chỉ đạo các CBNGNLĐ và học sinh đã từng bước thực hiện và mang lại hiệu quả
thiết thực. Các hình thực tổ chức, cách thức thực hiện đều dựa trên các tiêu chí mà
kế hoạch đề ra
Sau mỗi hoạt động đều có Ban chỉ đạo đánh giá, ghi nhận kết quả, có biểu
dương khen thưởng và rút kinh nghiệm.
Cùng với sự chỉ đạo sát sao và truyền cảm hứng của Ban chỉ đạo “Xây dựng
Trường học hạnh phúc” , trong 2 năm qua Trường THPT Tương Dương 1 đang có
những định hướng và bước đi đúng đắn, có nhiều chuyển biến tích cực, tồn diện.
Đang dần khẳng định được vị trí của ngơi trường chất lượng cao của đồng bào dân

tộc thiểu số tỉnh nhà, là địa chỉ tin yêu của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện
Tương Dương Nghệ An. Là Mái nhà chung tràn ngập tình yêu thương, niềm hạnh
phúc của CBNGNLĐ và các em học sinh.
2. Xây dựng lớp học, trường học yêu thương, thân thiện
2.1. Mục đích
Tạo ra một khơng khí u thương, hòa đồng, thân thiện giữa các thành viên
trong lớp học, trường học để tất cả mọi học sinh đều cảm nhận mình được quan
tâm, sẻ chia, là một thành viên của một gia đình lớn. Mối quan hệ giữa giáo viên
với học sinh trong lớp, trong trường phải thực sự gần gũi, thân thiện là tiêu chí đầu
tiên để thực hiện mục tiêu xây dựng Trường học hạnh phúc.
Cùng nhiều hoạt động khác, hoạt động xây dựng môi trường lớp học yêu
thương, thân thiện giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ
11


bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của học sinh. Kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức.., góp phần hình thành và
phát triển tính tích cực, tự giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi
dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm chung với công việc
của tập thể.
Để giúp học sinh lĩnh hội tốt các kiến thức kỹ năng để trở thành những con
người phát triển toàn diện thì mỗi giáo viên khơng chỉ tổ chức các hoạt động dạy
học mà cịn phải tích cực tổ chức các hoạt khác, đặc biệt cần quan tâm đến hoạt
động xây dựng lớp học thân thiện. Thông qua hoạt động này sẽ tạo hứng thú cho
quá trình dạy học, các em sẽ được trao đổi thông tin, được củng cố, khắc sâu, mở
rộng kiến thức các mơn học. Qua đó góp phần khơng nhỏ vào việc rèn luyện tính
tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu thương bạn
bè, tinh thần tập thể.
2.2. Cách thức thực hiện:
Trong quá trình xây dựng lớp học, trường học u thương, thân thiện, chúng

tơi đã có nhiều phương pháp, cách thức thực hiện, sau đây là một số cách làm hay,
đã mang lại hiệu quả thiết thực trong năm học qua tại Trường THPT Tương
Dương 1:
2.2.1.Trang trí lớp học, trường học thân thiện
Hoạt động này do GVCN phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn
thanh niên và Cơng đồn nhà trường. thực hiện ở các lớp: tổ chức cho học sinh
trang trí lớp học theo chủ đề, chủ điểm hoặc theo sở thích của các em; Tơn tạo bồn
hoa, cây cảnh tạo nên cảnh quan môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp; khuyến
khích các em tham gia thể thao để nâng cao sức khỏe và thích ứng, linh hoạt, an
tồn và khống chế dịch bệnh covi 19 hiệu quả …
+ Trang trí lớp học theo chủ đề: hoạt động này do Đoàn trường phát động
vào đầu năm học, GVCN hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lớp mình phụ trách thực
hiện Khuyến khích trang trí các góc mỹ thuật, góc học tập, góc trưng bày sản
phẩm, góc lưu niệm… Các chủ đề mà Đồn trường phát động cho các lớp thực
hiện theo từng dịp thi đua. Các sản phẩm đều do các tự sáng tạo từ các phế liệu
góp nhặt được.
+ Trồng thêm cây xanh cho lớp học, trường học. Cây xanh góp phần tơ điểm
cho khung cảnh thêm xanh, sạch, mát mẻ, giúp giáo viên và học sinh giảm bớt
căng thẳng, tâm hồn thoải mái, giúp học sinh, giáo viên được hít thở khơng khí
trong lành một cách nhẹ nhàng, bảo vệ sức khỏe vừa để góp phần ni dưỡng tâm
hồn, tạo mơi trường thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt tại trường. Nên chọn
các loại cây gần gũi, có thể trồng được trong nhà như trầu bà, các giống cây thủy
canh …trồng trong các chai thạch bích treo trên của sổ lớp học.

12


+ Trang trí các mảng hoạt động của lớp bằng hình ảnh các hình ảnh các em
tự vẽ và trang trí do các giáo viên hướng dẫn phù hợp với đặc thù ttừng môn học
+ Tôn tạo bồn hoa, cây cảnh, vườn hoa và cây ăn quả tạo nên cảnh quan

môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp. Hoạt động này do các tổ chức đoàn thể
như Đoàn thanh niên và Cơng đồn nhà trường tổ chức, phát động và triển khai
vào các đầu năm học luôn. Mỗi lớp được giao phụ trách trồng và chăm sóc mỗi
bồn hàng ngày. Đến dịp 20/11 và 26/3 Đoàn trường sẽ tổ chức chấm điểm thi đua.
Trong hai năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022, tổ chức Cơng đồn và Đồn thanh
niên đã phát động các phong trào trồng cây xanh trong trường, đó là phong trào
trồng vườn cây ăn quả, phong trào trồng hoa nhân dịp tết Nguyên Đán và vườn hoa
nữ cơng. Sau tết Cơng đồn các GVCB sống tại địa phương ủng hộ các loại cây
hoa và cây ăn quả như đào, quất, hồng , …để bổ sung thêm vườn hoa và vườn cây
ăn quả của cơng đồn nữ công thêm phong phú.
Sau khi phát động các phong trào trồng cây, các giáo viên và học sinh toàn
trường đã hưởng ứng rất nhiệt tình. Một số khu vực của trường trước đây là góc
khuất cây dại mọc, hoặc để trống, nay đã được cải tạo lại thành các bồn hoa, các
vườn ăn quả, vườn rau của các giáo viên ở KTX, đặc biệt những bông hoa rực rỡ
với đầy đủ các màu sắc vươn lên trong khuôn viên nhà trường ở mọi ngõ ngách, kể
cả góc khuất đã tạo nên một không gian tươi vui, thân thiện, đầy sức sống.
Hoạt động này vừa tạo được cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp vừa
tạo được niềm vui , niềm yêu thích cho giáo viên và các em học sinh. Đặc biệt các
em học sinh vừa được chăm sóc cây cảnh, vừa được nâng niu, ngắm nghía những
bơng hoa đầy hương sắc. Đây là những góc khơng gian thư giãn của các em sau
mỗi giờ học trên lớp, là nơi cho giáo viên và học sinh chụp ảnh lưu niệm ... Nhìn
những nụ cười rạng rỡ, đầy niềm vui và sự thân thiện mỗi khi các em chăm sóc,
ngắm nghía bồn hoa, cây cảnh, các em thực sự hạnh phúc với mái ấm nhà trường.
2.2.2. Xây dựng thư viện sách, phịng học thơng minh hiện đại, xanh,
thân thiện
Trong thời kì bùng nổ thơng tin thơng qua các trang mạng xã hội, thông qua
các phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại, Ipats… lãnh đạo Trường THPT
Tương Dương 1 với mong muốn duy trì thói quen đọc sách cho giáo viên và học
sinh, một thói quen tốt có thể rèn luyện nhiều kĩ năng mềm cho học sinh lại vừa
tạo được không gian gần gũi, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường. Với

sự năng động sáng tạo, linh hoạt của lãnh đạo nhà trường, trong năm học 2021 2022 nhà trường đã đặt về nhiều đầu sách hay, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của
giáo viên và học sinh toàn trường.
Nhà trường cũng đã huy động được nguồn thu hạn hẹp từ các tổ chức, phụ
huynh giáo viên cán bộ, các thế hệ cựu học sinh cũ để trang bị các thiết bị hiện đại
như Ti vi, máy chiếu, kết nối mạng, hỗ trợ sim thẻ giúp giáo viên và học sinh
giảng dạy, học tập, khai thác thông tin và làm chủ công nghệ thông tin trong giai
13


đoạn dịch covi 19 vừ phải dạy trực tiếp và vừ phải dạy trực tuyến như hiện nay .
Điều này cũng chính là động lực tập thể giáo viên và học sinh phấn đấu nỗ lực học
hỏi để tiếp cận cơng nghệ thơng mới, sẵn sàng linh hoạt thích ứng, an toàn và
khống chế dịch bệnh hiệu quả
2.2.3. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa các thành viên trong
lớp, trong trường
Việc giáo dục đạo đức, giá trị và kỹ năng sống của các em không chỉ không
là nhiệm vụ riêng của nhà giáo dục mà cần sự hợp tác rất lớn từ gia đình và xã hội.
Nên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học GVCN thống nhất với phụ huynh hợp
tác chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh, thường xuyên trao đổi thông tin với nhau
về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, kịp thời tác động khi cần thiết.
Những tiết sinh hoạt lồng ghép chủ đề thực sự rất hiệu quả, nhất là đối với
học sinh Trường THPT Tương Dương 1. Các em sống xa gia đình, rất cần được
quan tâm, yêu thương, rất cần được rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống. Thông
qua các tiết sinh hoạt lớp, với các chủ đề như yêu thương, sẻ chia; trung thực, vị
tha;… thực sự các em đã quan tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau những niềm vui và
nỗi buồn trong cuộc sống. Các em biết sâu sắc hơn giá trị của tình u, tình
thương, tình mẫu tử, lịng biết ơn.
Các thành viên trong nhà trường bao gồm giáo viên, học sinh, cán bộ quản lí,
nhân viên… Có nhiều cách thức để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành
viên trong nhà trường như; tổ chức sinh nhật cho giáo viên và học sinh ở KTX,

quan tâm đến hoàn cảnh, đời sống của nhau, cùng nhau ăn cơm, nói chuyện trao
đổi, cùng nhau làm việc, học tập, giải trí, cùng nhau; tổ chức các buổi đối thoại
giữa cán bộ quản lí với CBGV với học sinh… Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số
cách thức mà chúng tôi đã thực hiện tại trường THPT Tương Dương 1 và đã đạt
được hiệu quả đó là xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong
nhà trường.
Chủ tịch cơng đồn sẽ theo dõi và tập hợp ngày sinh của những đồn viên
cơng đồn, nhân dịp cuộc họp đầy đủ toàn cơ quan sẽ được nêu tên và gửi lời chúc
ấm áp tới từng cá nhân theo quý. Chuẩn bị một chút ít hoa quả để động viên và
khích lệ tinh thần đồn kết tập thể. và việc làm này cũng sẽ lan tỏa ra các giáo viên
chủ nhiệm đối với lớp học của mình.
Đồn trường kết hợp với cơng đồn tổ chức các hoạt động "vui khỏe bổ ích"
như bóng chuyền, nhảy, âm nhạc …
Cuối năm nhà trường kết hợp với cơng đồn tổ chức tự nấu ăn bữa cơm tất
niên sum vầy ấm cúng. Các giáo viên bản địa sẽ chế biến những món ăn của dân
tộc miền núi, ngon, sạch và nguyên liệu đều do người dân đi kiếm ở trong rừng
như măng, rau dún, trứng kiến, … để giới thiệu cho các giáo viên trẻ miền xuôi
thưởng thức.
14


2.2.4. Sử dụng các ngôn ngữ yêu thương để khuyến khích, động viên học
sinh.
Việc sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp trong môi trường nhà trường được xem
là quan trọng và tối ưu nhất. CBNGNLĐ có thể bằng ngơn ngữ của mình (đó có
thể là ngơn ngữ lời nói, ngơn ngữ cơ thể…) để giao tiếp với học sinh trên lớp và
ngoài giờ học.
- Trong các buổi họp cơ quan, các giờ chào cờ, cán bộ quản lí sử dụng ngơn
ngữ biểu cảm, tăng tính động viên khích lệ. Tránh tối đa việc sử dụng ngôn ngữ
mạt sát, mắng nhiếc, phê bình đối với giáo viên và học sinh.

- GVCN và giáo viên bộ mơn chính vì thế trong các tiết học trên lớp Giáo
viên lồng ghép sự hài hước chân thành vào trong tiết học bằng lời nói, biểu cảm,
hành động của giáo viên. Cụ thể, khi các học sinh mắc lỗi khi đang nói, thay vì cắt
ngang hay sửa lại, tôi thường làm gương mặt khôi hài (gương mặt cực kì sốc đối
với những lỗi lớn như sử dụng sai thì của động từ…), điều đó giúp các học sinh
nhìn ra được lỗi của mình nhưng sẽ giảm bớt áp lực để họ “sửa sai”.
- Trong giờ học, giáo viên ln động viên và khích lệ học sinh trả lời vì một
số học sinh trong lớp khả năng tiếp thu kiến thức chậm nên ln có tâm lý lo lắng
mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi, không giám phát biểu ý kiến vì sợ sai, nắm bắt được
tâm lý đó chúng tơi ln động viên và khích lệ học sinh trả lời và GV nói rằng “
các em cứ mạnh dạn lên bảng, có như vậy mới tiến bộ được”.
- CBNGNLĐ nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em
chưa làm được hoặc làm chưa tốt, khơng nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm
thui chột đi sự tích cực chủ động ở các em. Ngược lại nhận được sự khích lệ, động
viên và khen ngợi đúng lúc của thầy cô giáo sẽ là nguồn động lực lớn để các em
thay đổi theo hướng tích cực. Hãy để học sinh cảm nhận được sự tin tưởng của
thầy cơ dành cho mình. Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư
xử của Thầy cơ trên lớp sẽ có tác động khơng nhỏ đến nhận thức và tình cảm của
học sinh.
- Giáo viên biết cách lắng nghe học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt.
Giáo viên cần quan tâm, động viên, giáo dục nhẹ nhàng tránh việc làm tổn hại đến
thân thể và nhân phẩm học sinh.
2.3. Kết quả đạt được
Trong hai năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 - 2022, với nhiều phong
trào phát động để xây dựng lớp học yêu thương, trường học yêu thương. Đã xây
dựng nâng cấp sân trường khang trang sạch đẹp, tơn tạo lại 1 phịng thư viện ngăn
nắp gọn gàng và 2 phịng thí nghiệm khang trang, 1 phịng tin học và 1 phòng học
tiếng anh được lắp 46 máy vi tính hoạt động tốt. Trang trí 30 lớp học đảm bảo an
tồn có lắp tivi kết nối mạng interet đầy đủ đảm bảo cho việc học và dạy vừ trực
tiếp vừa trực tuyến.nhà trường còn lắp 10 mắt camera và có bảo vệ giám sát

15


thương xuyên để đảm bảo đảm an ninh. Có nhiều lớp các em đã tự tạo ra những
góc sáng tạo, góc mĩ thuật rất ấn tượng. Một vườn cây ăn quả và 1 vườn hoa đầy
đủ sắc màu do chị em nữ cơng cơng đồn tơn tạo và chăm sóc hàng ngày. Bên
đồn thanh niên cũng cho các lớp tơn tạo mỗi lớp 1 bồn hoa ở trước văn phòng,
cổng trường, gốc cây…Ngoài nhà đa chức năng ra, sân KTX và sân trường đều tận
dụng làm 4 sân bóng chuyền cho GVCB và các em hs tham gia thể dục thể thao
rèn luyện sức khỏe hàng ngày sau mỗi buổi cuối chiều. Tất cả các cơng trình này
đã tạo được cảnh quan môi trường thân thiện, yêu thương, gần gũi, hiện đại, tạo
mọi điều kiện cho CBNGNLĐ và học sinh ln có tâm lí thoải mái, vui vẻ, hạnh
phúc khi đến trường. Đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong các hoạt động giáo dục.
Đây cũng là một trong những nét cảnh quan đặc trưng của mơi trường miền núi,
hồn tồn khác biệt với các trường THPT ở miền xi.
Hơn 1 ngàn học sinh và 70 giáo viên cán bộ là một khối đồn kết thống nhất
trong ngơi nhà chung ấm áp, nghĩa tình.
3. Phối hợp và gắn kết giữa học sinh, giáo viên, nhân viên với các tổ chức
đoàn thể trong và ngoài nhà trường để kết nối yêu thương
3.1. Mục đích
Sự gắn kết giữa các thành viên trong nhà trường sẽ tạo nên sức mạnh tổng
hợp tạo nên sự đồn kết, đồng lịng. Đây chính cơ sở để tạo nên một ngơi trường
hạnh phúc.
Có sự phối hợp, gắn kết giữa các thành viên sẽ giúp các thành viên trong nhà
trường tôn trọng bản thân và người khác, biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì
tình đồn kết, suy nghĩ tích cực, hồn thiện nhân cách, biết tạo dựng cho mình
cuộc sống hạnh phúc.
Ở hoạt động này, vai trò của lãnh đạo, cấp ủy nhà trường rất quan trọng,
lãnh đạo nhà trường phải làm sao để thông qua các hoạt động các thành viên trong
nhà trường bày tỏ chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự nhận xét, đánh giá nhau thẳng thắn

tích cực, lãnh đạo nhà trường phải là cầu nối để gắn kết các thành viên, giúp các
CBNGNLĐ và học sinh giải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày trên lớp
học, ở nhà trường trong tình yêu thương và sự gắn kết như ở nhà. Đây cũng là một
hoạt động để phát triển các kỹ năng cơ bản, phát triển được mọi mặt về trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ, sức khỏe, thể chất cho CBNGNLĐ và các em học sinh, GVCN
chính là cầu nối tổ chức các hoạt động cho các học sinh lớp mình phụ trách.
3.2. Cách thức thực hiện.
Để thực hiện được hoạt động kết nối yêu thương, các thành viên trong nhà
trường phải vào cuộc và thực hiện tích cực ở tất cả các bộ phận: bắt đầu từ các em
học sinh, đến các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các cán bộ quản lí, các
nhân viên quản sinh, nhân viên phục vụ cho đến các tổ chức đoàn thể lớn trong nhà
trường như Đoàn thanh niên, tổ chức Cơng đồn. Hơn thế nữa các nhân và tổ chức
16


phải có sự phối hợp, gắn kết thực sự, để hướng đến một mục tiêu chung đó là gắn
kết yêu thương.
3.2.1. Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động
có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn
Chia sẻ, giúp đỡ học sinh, CBNGNLĐ là việc làm thường xuyên và rất cần
thiết trong môi trường giáo dục. Ở hoạt động này, các tổ chức đoàn thể như Đồn
thanh niên và tổ chức cơng đồn nhà trường luôn kề vai sát cánh cùng học sinh và
cán bộ, giáo viên, người lao động.
Đối với CBNGNLĐ trong nhà trường tổ chức cơng đồn ngồi những hoạt
động phong trào được tổ chức thường xun trong năm, tổ chức cơng đồn luôn
quan tâm thăm hỏi, động viên kịp thời với cán bộ, giáo viên , thân nhân gia đình
các thầy cơ giáo và người lao động trong trường. Đặc biệt , mỗi độ xuân về, là một
trong những dịp để công đoàn nhà trường phát huy truyền thống tương thân tương
ái sẻ chia. Hưởng ứng chương trình "xuân yêu thương, tết sum vầy", ngoài những
phần quà hỗ trợ học sinh nghèo, cán bộ giáo viên có hồn cảnh khó khăn, cơng

đồn còn trao quà mừng yến lão các cụ thân sinh của giáo viên các bộ, trao quà
cho người thân bị bệnh, đau lâu ốm dài của cơ quan nhân dịp xuân tới. Trường
THPT Tương Dương 1 thực sự là một gia đình lớn tràn ngập tình yêu thương và
tiếng cười.
Đối với học sinh, tổ chức Đoàn thanh niên đã quan tâm đến các thành viên
có hồn cảnh đặc biệt, những em thuộc hộ nghèo,… hàng tháng, hàng quý tổ chức
thăm hỏi, động viên. Một việc làm rất thiết thực và ý nghĩa trong nhiều năm qua đó
là Đồn thanh niên đã tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ cho rất nhiều gia đình
học sinh tại các vùng sâu, vùng xa, xã bản khó khăn. Món q tuy khơng lớn
nhưng là động lực tinh thần cho các em học sinh, thể hiện sự quan tâm, gắn kết
giữa giáo viên và học sinh, giữa nhà trường và phụ huynh. Tổ chức đoàn thanh
niên nhà trường cũng đã liên hệ với các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để xin hỗ
trợ cho một số học sinh bị bệnh hiểm nghèo. Đặc biệt trong năm qua, nhà trường
đã có sự quan tâm đặc biệt đến các em học sinh nghèo vươn lên trong học tập, đạt
thành tích cao trong kì thi tốt nghiệp, đại học. Đây là một sự khởi sắc mới, những
món quà ý nghĩa có giá trị rất lớn về kinh tế giúp các em vượt qua phần nào hoàn
cảnh khó khăn, nhân lên niềm vui, niềm hạnh phúc khi đỗ vào các trường đại học
đồng thời thể hiện sự quan tâm của nhà trường, của các doanh nghiệp các nhà hảo
tâm đối với học sinh là con em đồng bào dân tộc vùng cao.
Đoàn trường vận động hỗ trợ thăm hỏi các em bị F0 phải cách li và có bố mẹ
đi làm ăn xa bị mắc kẹt trong vùng dịch covid. Miễn giảm các đóng góp và hỗ trợ
mua điện thoại để sẵn sàng ứng phó học online khi dịch có thể bùng phát.
Các giáo viên trẻ nhiệt huyết sẵn sàng giúp đỡ các em học tập và sử dụng
công nghệ thông tin trong việc học và làm đề thi trên hệ thống MLS.
17


3.2.2. Học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động tôn trọng, lắng nghe,
thấu hiểu và chủ động xây dựng các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp
CBNGNLĐ ln là tấm gương, đầu tàu trong mối quan hệ với đồng nghiệp,

với học sinh, với phụ huynh. Trong giao tiếp thể hiện đạo đức, tác phong chuẩn
mực. Ln quản lí cảm xúc tiêu cực, không để xảy ra hiện tượng xúc phạm đồng
nghiệp, học sinh và phụ huynh bằng lời nói, hành động tiêu cực, bạo lực. Tơn trọng
lắng nghe, thấu hiểu và chủ động xây dựng các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp trong
và ngồi nhà trường. Cụ thể là chúng tôi đã xây dựng được môi trường giáo dục
lành mạnh, khơng có tệ nạn xã hội, khơng có bạo lực học đường. Để thấu hiểu
CBNGNLĐ và học sinh, mỗi tháng 1 lần, lãnh đạo nhà trường tổ chức một buổi
đối thoại với toàn thể các thành viên trong toàn trường. Các thành viên trong Ban
xây dựng Trường học hạnh phúc thường xuyên phối hợp với tổ tư vấn tâm lí trao
đổi, trị chuyện, chia sẻ với học sinh ở từng lớp sau mỗi giờ học. Từ các buổi đối
thoại, trị chuyện này, chúng tơi nắm bắt được tâm tư, tình cảm của CBNGNLĐ và
các em học sinh. Từ đó có những ứng xử phù hợp, hiệu quả, tránh được các hiện
tượng đáng tiếc xảy ra.
3.2.3. Đổi mới các tiết học và tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề
Đổi mới tiết sinh hoạt lớp, tăng cường giáo dục đạo đức, giá trị sống và kĩ
năng sống cho học sinh
Tiên học lễ, hậu học văn - Giáo viên nên coi trọng việc rèn luyện đạo đức của
học sinh trước khi truyền thụ kiến thức. Dạy các em biết lễ phép với người lớn,
kính trên nhường dưới, tơn trọng thầy cơ giáo, hịa đồng, giúp đỡ bạn bè…thực
hiện tốt nội quy của trường và của lớp đề ra.
Rèn luyện kỹ năng sống có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh cấp 3 lứa tuổi có
những chuyển biến phức tạp về tâm sinh lý.
Để xây dựng một lớp học hạnh phúc ngay khi nhận lớp chủ nhiệm giáo viên
đã tiết hành: Tìm hiểu hồn cảnh gia đình học sinh đầy đủ, đây có thể là một trong
những nội dung then chốt trong việc xây dựng lớp học thành một khối thống nhất
vừa vui vẻ, gần gũi vừa có kỷ cương nề nếp chuẩn mực. Bởi khi hiểu được hoàn
cảnh của từng học sinh. Tìm hiểu thái độ, tâm lý học của học sinh thơng qua việc
trị chuyện để sắp xếp chỗ ngồi, phân công nhiệm vụ theo từng sở trường, sở thích,
ước mơ của học sinh nhằm cổ vũ phát huy, khơi gợi tính sáng tạo, niềm đam mê,
sự tự tin của các em. Xây dựng nội qui thi đua lớp học ( thông qua buổi sinh hoạt

đầu năm)
Để tiết sinh hoạt lớp trở nên phong phú, ý nghĩa và tích cực hơn. Ngồi việc
nhận xét tình hình hoạt động của lớp, triển khai kế hoạch mới, chúng tôi dành
nhiều thời gian cho việc tổ chức các hoạt động vừa vui vẻ vừa bổ ích. Mỗi ngày
chúng tơi dành 15 phút đầu giờ để gặp gỡ các em. Việc đầu tiên là điểm danh sĩ số,
tìm hiểu tâm trạng của mỗi em, nếu có em nào gặp khó khăn của bản thân hoặc gia
18


đình thì giáo viên kịp thời động viên và tìm cách giúp đỡ để học sinh luôn thấy
thầy cô và bạn bè là chỗ dựa tinh thần lớn mỗi khi gặp khó khăn, sau đó là hoạt
động khởi động mỗi ngày học. Đầu tiên tôi lập kế hoạch sinh hoạt (Sinh hoạt 15
phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần) theo từng tuần, từng tháng vào thời gian cụ thể
nào, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống nào. Tiếp đến là xây dựng nội dung kịch
bản, phân công nhiệm vụ, duyệt phần chuẩn bị của học sinh rồi tiến hành sinh hoạt.
Các buổi sinh hoạt có tổ chức với nội dung phong phú: các trò chơi khởi
động, câu đố vui, các trò chơi phỏng theo các game show truyền hình đặc sắc, hay
đơn giản là nghe và cảm nhận một bài hát, một mẩu chuyện hay một đoạn phim…
tổ chức diễn đàn để các em nêu lên cảm nhận, bài học hay ý nghĩa của mình về
những gì mình được nghe, đã đọc và được thấy. Cho các em xem những video về
tấm gương người tốt việc tốt trong cuộc sống để các em hiểu hơn về giá trị của
cuộc sống, q trọng những gì mình đang có, ni dưỡng sự biết ơn và sự bao
dung, lòng thương cảm. Trong đó tơi đề việc ni dưỡng lịng biết ơn thì học sinh
sẽ có động lực rất lớn để học tập tốt và trở thành con người có nhân cách tốt đẹp.
3.2.4. CBNGNLĐ và học sinh cùng hưởng ứng, tham gia tích cực các
phong trào do các tổ chức trong và ngồi nhà trường phát động.
Ngồi ra, giáo viên ln động viên và khích lệ cùng các em tham gia các hoạt
động ngoại khóa do các Đồn thanh niên, Cơng Đoàn…tổ chức, sát cánh với các
em trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, Thể dục thể thao nhân ngày 20/11,
26/3…Các em được trải nghiệm, được vui chơi, được hợp tác và chia sẻ từ đó sẽ

hiểu, yêu thương nhau, xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, hạnh phúc.
Qua các buổi sinh hoạt lớp hay các hoạt động cùng với lớp giáo viên lắng
nghe, cảm thơng, hiểu được tính cách, tâm tư, tình cảm của các em và thấy được
điều tốt đẹp trong chính mỗi học sinh và yêu mến các em hơn. Sự tiến bộ của các
em hằng ngày qua cách cư xử, lời nói và thái độ trong giờ học sẽ tạo động lực cho
mỗi giáo viên mỗi khi đến lớp. Từ đó giáo viên có thể dễ dàng định hướng sửa
chữa lỗi lầm khi phạm lỗi, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Ngược lại học
sinh được tham gia các buổi sinh hoạt sinh động, hiểu được giá trị sống tốt đẹp sẽ
là kim chỉ nam cho những hành động đúng đắn. Các em được trang bị đầy đủ kỹ
năng sống sẽ biết bảo vệ bản thân, có khả năng hịa nhập với cuộc sống trong mọi
hồn cảnh…khơng cịn bị stress, biết cách quản lý cảm xúc, giải quyết các vấn đề
tránh xảy ra bạo lực học đường. Khi đó cả thầy và trị sẽ muốn đến lớp mỗi ngày,
đó là hạnh phúc.
3.3. Kết quả đạt được
Từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2021 - 2022, sau khi áp dụng các
biện pháp xây dựng lớp học thân thiện tại trường THPT Tương Dương 1, chúng
tôi đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ: Học sinh đã phát huy được tính
tương thân tương ái, tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, mạnh dạn bày
tỏ ý kiến và chia sẻ về tâm tư nguyện vọng của mình trong học tập và cả về gia
19


đình. Tích cực giúp đỡ bạn trong việc học tập trực tuyến kết hợp với trực tuyến
trong giai đoạn dịp dịch bùng phát . Thực hiện có hiệu quả mơ hình học tập như
“Đơi bạn cùng tiến”, nhóm học tập ở lớp cũng như ở nhà; Lớp học được trang trí
sạch đẹp, khoa học, có nhiều cây xanh, an tồn, thân thiện, sáng tạo. Đặc biệt với
cách thức trang trí cây xanh và các vật dụng gần gũi như giá sách, tranh, ảnh…
đã tạo cho không gian các lớp học và không gian nhà trường gần gũi thân thiện
như một ngôi nhà nhỏ thân yêu.
98% học sinh các lớp thực hiện tốt các hoạt động chung, chấp hành tốt nội

quy nhà trường và lớp học. Nhiều em biêt tự tay làm những món q tặng cho
thầy cơ, người thân, bạn bè. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao, các hoạt động trải nghiệm của lớp của trường. Các tập thể lớp thực sự
đoàn kết, yêu thương, sẻ chia.
Với những nỗ lực của thầy và trò trong việc thay đổi cách thức tổ chức,
cách thức hoạt động nhằm hướng đến xây dựng ngôi trường hạnh phúc, đầy tình
yêu thương, tràn ngập tiếng cười… Trong 2 năm qua với sự phối hợp nhịp nhàng
của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nhà trường chúng tơi đã tổ chức được các
cuộc đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường và CBNGNLĐ và học sinh. Thông qua
các cuộc đối thoại này thu thập được hàng trăm ý kiến đề xuất, xây dựng. Các
giáo viên chủ nhiệm cũng đã xây dựng được hệ thống chủ đề sinh hoạt lớp phù
hợp với hồn cảnh, điều kiện mơi trường nội trú. Đây là chuỗi các chủ đề mới,
thiết thực rất hiệu quả trong việc kết nối yêu thương giữa các thành viên trong
lớp, trong trường. Trong 2 năm có hơn 100 lượt thăm hỏi, tặng quà cho
CBNGNLĐ và học sinh trong toàn trường và 34 lượt thăm hỏi , tặng quà gia đình
các em học sinh ở vùng sâu vùng xa xã bản khó khăn. Để trao u thương Nhà
trường, cơng đồn, đoàn thanh niê và đại diện hội cha mẹ học sinh đã phối hợp
thăm hỏi động viên các gia đình GVCB bị ảnh hưởng dịch covid và hơn 200
suất cơm đc chia thành 5 đợt đã trao tới các em học sing đang cách li tại KTX
nhà trường và trạm thu dung F0 của huyện. Cứ vào dịp cuối năm đoàn trường lại
tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho đồn viên thanh niên thi gói bánh
chưng và sản sẩm sẽ được trao cho bệnh nhân nghèo đang điều trị ở trung tâm y
tế huyện nhà. Những tình cảm chân thật đầy cảm xúc mà học sinh, phụ huynh
gửi đến để bày tỏ tình cảm thương mến, lịng biết ơn đối với giáo viên, nhân viên
nhà trường. Và quan trọng hơn hết tình u thương ln tràn ngập trong ngơi
trường đầy tình nghĩa thầy trị. Các thầy cơ giáo, các cán bộ giáo viên và các em
học sinh xem mái ấm ngôi nhà là mái ấm thứ hai của mình, nơi ln tràn ngập
tiếng cười và niềm vui lan tỏa yêu thương.
4. Giáo dục học sinh bằng phương pháp kỉ luật tích cực để phát triển
phẩm chất năng lực, các kĩ năng mềm để tự bảo vệ mình và thích ứng với

mơi trường xung quanh
4.1. Mục đích
20


Trong môi trường trường học, học sinh là đối tượng tác động quan trọng
nhất trong quá trình thực hiện các hoạt động hướng tới xây dựng “Trường học
hạnh phúc”. Giáo dục kỷ luật tích cực là những giải pháp mang tính tích cực giúp
phát huy tính kỷ luật tự giác, gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và
học sinh, dạy cho học sinh những kỹ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cuộc
đời, làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và
cuộc sống của các em. Giúp học sinh biết cách cư xử, nhã nhặn, khơng bạo lực, có
sự tơn trọng bản thân, biết thơng cảm và tôn trọng quyền của người khác.
Sử dụng những hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp sẽ giúp học sinh giảm
thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển
nhân cách một cách tốt đẹp, bền vững. Tuy nhiên, giáo viên không được phớt lờ đi
những lỗi của học sinh. Trong một số trường hợp học sinh cá biệt, vi phạm nội quy
trường lớp, các biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật họ sinh tỏ ra bất lực thì các hình
thức kỉ luật mới được đưa vào để giáo dục. Như vậy, đưa ra hình thức giáo dục chỉ
là biện pháp sau cùng nhằm mục đích điều chỉnh những sai phạm của người học…
nhưng không phải là trừng phạt thân thể hay xúc phạm đến nhân phẩm học sinh.
Thay vào đó là hình thức giáo dục “tích cực” mang tính giáo dục và giá trị nhân
văn.
4.2. Cách thức thực hiện.
4.2.1. Luôn lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động học tập, trải
nghiệm rèn luyện kỹ năng sống, hướng nghiệp và trong cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày của các em.
Xây dựng nội quy, nề nếp kỷ luật của lớp học, nhà trường để từ đó học sinh
có thể thực hiện tốt các hoạt động như: thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, hoạt
động vệ sinh phòng ở KTX và phòng trọ, ý thức trong học tập… Với cách đánh giá

tồn diện như vậy thì học sinh khơng thể lúc nào cũng áp dụng các hình thức giáo
dục nghiêm khắc, các nội quy cứng nhắc… mà chủ yếu phổ biến hướng dẫn một
cách mềm dẻo, linh hoạt, dễ làm, dễ thực hiện. Học sinh chủ yếu phải có ý thức tự
giác và thực hiện nội quy giống như việc thích ứng với mơi trường sống hàng
ngày. Từ những hoạt động đó học sinh được phát huy năng lực, sáng tạo, HS cảm
thấy được tơn trọng. Hơn nữa khi có học sinh vi phạm nội quy, chúng tôi đã sử
dụng phương pháp “tạm lắng” để HS tự nhận ra sai lầm của mình, rút kinh
nghiệm… Học sinh phải tự giác trong các hành động như học tập, sinh hoạt trong
ở KTX cũng như ở nhà trọ.
Trong tất cả các hoạt động của nhà trường như: sinh hoạt nội trú, học tập
trên lớp, hoạt động Đồn thanh niên, chúng tơi đều xây dựng nội quy và học sinh
phải thực hiện các nội quy một cách nghiêm túc và tích cực.
4.2.2. Đưa ra các hình thức giáo dục mang tính tích cực.

21


- Vệ sinh trường lớp, khu KTX, khu vực xung quanh trường: Tùy vào mức độ
phạm lỗi của học sinh để giới hạn thời gian làm vệ sinh lớp học (ít nhất là 2 ngày
và nhiều nhất là 1 tuần) hoặc phạt nhóm học sinh vi phạm thực hiện một buổi lao
động do đồn trường phân cơng( Tưới hoa, cây cảnh, làm cỏ, dọn vệ sinh tổng
quan sân trường và vùng lân cận. Hình phạt này vừa giáo dục ý thức lao động cho
học sinh vừa bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
- Giúp đỡ những HS khác trong học tập: Những học sinh vi phạm nội quy
nhưng có thành tích học tập tốt giáo viên có thể u cầu học sinh đó giúp đỡ bạn
yếu hơn trong học tập. Sự tiến bộ của bạn là thước đo cho việc sữa sai của học
sinh.
- Đọc sách: giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật học sinh đến thư viện của
trường tìm đọc một cuốn sách mà giáo viên giới thiệu (cần lựa chọn những cuốn
sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề có nội

dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm). Trong thời gian 1 tuần học
sinh phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó
trong giờ sinh hoạt lớp.
- Nếu học sinh vẫn không tiến bộ hoặc vi phạm có hệ thống hoặc các lỗi
nặng như đánh nhau, bỏ học,…thì hình thức cao nhất là phải lập hồ sơ kỉ luật lên
nhà trường, chiếu theo điều lệ khen thưởng, kỉ luật của học sinh THPT để xử lý.
4.2.3. Tăng cường các hoạt động để phát huy các năng lực của học sinh.
Phát huy năng lực của học sinh không chỉ được phát huy thông qua các hoạt
động của lớp học, trong các phong trào thi đua, các giờ sinh hoạt lớp… mà cịn
được phát huy thơng qua việc tiếp nhận kiến thức các môn học. GVCN đồng thời
là giáo viên giảng dạy bộ môn cho nên trong các giờ dạy cần vận dụng các phương
pháp dạy học tích cực để phát huy hết năng lực của học sinh. Không sử dụng các
phương pháp theo kiểu truyền đạt lại kiến thức, học sinh ghi chép và học thuộc mà
phải sử dụng các phương pháp mới để kích thích học sinh tự tìm tịi, tự khám phá,
tự tìm ra mâu thuẫn để giải quyết vấn đề… Sau đây chúng tôi xin trình bày một số
phương pháp đã thực hiện tại Trường THPT Tương Dương 1:
- Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề
Để giúp học sinh thích ứng với mọi mơi trường sống (học sinh dân tộc thiểu
số sống ở vùng sâu vùng xa, xã bản, nhiều em lần đầu tiên xa gia đình ra ở và
sống ở mơi trường thị trấn, vì thế rất cần thiết phải cung cấp cho các em các kỹ
năng sống và cách thức thích ứng với môi trường học tập và sinh hoạt ở KTX và
nhà trọ của người dân), chúng tôi đã tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và
giải quyết những sự tình gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, nhà
ở và cộng đồng như: mối quan hệ tình bạn, tình yêu ở tuổi vị thành niên, cuộc sống
sinh hoạt nội trú, văn hóa ứng xử nơi cơng cộng… thơng qua các buổi ngồi giờ

22


lên lớp. Những cách làm này khơng chỉ có ý nghĩa đối với phương pháp dạy học

mà phải được xem như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
- Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm
Học sinh xa gia đình các em học tập, ăn ở sinh hoạt tập thể trong KTX và
nhà trọ nên việc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau là điều rất cần thiết. Một trong những
cách làm mà chúng tơi đã áp dụng hiệu quả đó hướng dẫn các em học theo các
nhóm học tập và các giáo viên trẻ ở KTX sẽ hỗ trợ giúp đỡ các em ngồi giờ lên
lớp, từ đó cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong
cuộc sống.
- Sử dụng phương pháp đóng vai
Học sinh phần lớn là ở vùng sâu vùng xa ra nên các em rất tự ti, e ngại
trong giao tiếp, đặc biệt là e ngại trong hoạt động tập thể. Với đối tượng như thế,
chúng tôi đã tổ chức cho học sinh đặt mình vào một số tình huống giả định để từ
đó tự đưa ra phương pháp cách thức giải quyết vấn đề. Qua phương pháp đóng vai
học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng xử sự và giãi bày thái độ hồi
nghi trong mơi trường khơng có các mối nguy hiểm hoặc rủi ro trước khi thực
hành trong thực tiễn. Phương pháp này gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo
hoàn cảnh làm phát sinh sự sáng tạo của học sinh.
4.2.4. Giáo dục cho học sinh kĩ năng phòng chống bạo lực học đường
Bạo lực học đường là một vấn đề đang được các nhà quản lí giáo dục quan
tâm, đây cũng đang là vấn đề nhức nhối của tồn xã hội. Bởi nếu khơng đẩy lùi
được bạo lực ra khỏi môi trường nhà trường thì các em học sinh - đối tượng trung
tâm của hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ phải chịu tổn thương nhiều nhất.
Việc trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng để phòng và chống bạo lực học
đường là việc làm thiết thực và cần thiết. Thông qua các hoạt động giáo dục chống
bạo lực học đường học sinh nắm được tác hại của bạo lực đối với bản thân, gia
đình và nhà trường. Các em sẽ nắm được luật, nắm được cách thức phòng, chống
bạo lực. Các em tự bảo vệ bản thân và các bạn của mình. Hiểu được tầm quan
trọng của một mơi trường lành mạnh, an tồn từ đó có những hành động cụ thể để
xây dựng mơi trường trường học an tồn, lành mạnh.
- GVCN tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh.

Việc tuyên truyền có thể thực hiện dưới nhiều hình thức trong nhiều khơng
gian và thời gian khác nhau. GVCN có thể mời các tuyên truyền viên hoặc tổ tư
vấn học đường, hoặc đoàn trường tổ chức thành một buổi tuyên truyền cho toàn
thể học sinh.
- Tổ chức tun truyền dưới hình thức sân khấu hóa về tác hại của bạo lực
học đường trong buổi sinh hoạt lớp.
23


Giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức kĩ năng để học sinh hiểu được
nguyên nhân vì sao bản thân và bạn của mình lại có hành động bạo lực, khi rơi vào
hồn cảnh bị bạo lực thì bản thân sẽ xử lí như thế nào? Từ đó biết cách kiềm chế
và làm chủ cảm xúc trong nhũng tình huống căng thẳng, khi bị đánh bạn sẽ làm gì?
Khi thấy bạn trong lớp, trong trường bị đánh nên xử sự như thế nào? Biết nói lời
xin lỗi và lời cảm ơn…Từ đó đưa ra các tình huống cụ thể để thử thách học sinh,
cho học sinh đưa ra các phương án xử lí. GVCN sẽ phân tích và hướng dẫn cách
xử lí phù hợp nhất.
- Phối hợp với cơng an phường để hướng dẫn học sinh cách phòng chống
bạo lực học đường, cách phịng ngừa ứng phó với bắt nạt, xâm phạm tình dục…
Bên cạnh việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho học sinh về tác hại của
bạo lực học đường thì nhà trường đã phối hợp với công an thị trấn giáo dục cho
học sinh hiểu sâu hơn nữa về tác hại của bạo lực học đường.
4.2.5. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn xảy ra.
Để hướng đến một trường học hạnh phúc thì việc đảm bảo an tồn, tránh
các tai nạn, thương tích xảy ra với các em học sinh trong và ngoài nhà trường là
một việc làm hết sức cần thiết.
Giáo dục cho học sinh cách phòng tránh tai nạn xảy ra giúp các em có kĩ
năng bảo vệ mình và những người xung quanh để đảm bảo an tồn, khỏe mạnh. Từ
đó giúp giữ gìn mơi trường lớp học, nhà trường an toàn, lành mạnh
GVCN cùng với đoàn trường, phối hợp với các cán bộ Ban tuyên truyền thị

trấn tổ chức các lớp học để cung cấp kiến thức về kĩ năng phòng tránh tai nạn xảy
ra như: cách phòng cháy chữa cháy, cách thoát hiểm khi bị cháy; Hướng dẫn cách
để tránh đuối nước... Tìm hiểu, quan sát, dự đốn về môi trường trong nhà trường
và nhà ở hoặc nơi cư trú để tránh bị thương tích, tránh hiện tượng nhà sập, cây
đổ… Bởi trong cuộc sống có nhiều tai nạn xảy ra bất ngờ, hậu quả của những vụ
tai nạn này cũng khơng hề nhỏ, có trường hợp ảnh hưởng đến thể xác, nặng hơn
nữa là mất mạng hoặc gây thương tích cho nhiều người. Vì vậy việc cung cấp kĩ
năng cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tổ chức cho học sinh
trong các lớp dựng nên các tình huống giả định về phịng cháy chữa cháy, đuối
nước, bị thương…
Ở hoạt động này các GVCN có thể tổ chức cho học sinh là phối hợp với giáo
viên bộ mơn dạy ngồi giờ lên lớp để thực hành tiết học giả định để trải nghiệm về
các hoạt động này ngoài ra GVCN phối phối hợp các giáo viên giáo dục thể chất
để dạy bơi cho học sinh ở hồ bơi Hòa Nam. Hoạt động này vừa cung cấp kĩ năng,
vừa tạo được khơng khí vui vẻ, hạnh phúc cho học sinh. Đa số các em rất u thích
và hưởng ứng nhiệt tình.
Ngồi ra GVCN tổ chức cho học sinh quan sát từ đó có những dự đốn về
mơi trường xung quanh trường nội trú xem đã thực sự an toàn hay chưa như: Quan
24


sát hành lang lớp học, các cây cổ thụ, công trình xây dựng… Từ chỗ các em dự
đốn, chúng tơi đã đề nghị với nhà trường những lỗ hổng có thể mất an toàn trong
tương lai, những kiến nghị này đã được nhà trường xem xét và có những giải pháp
thích hợp.
4.3. Kết quả đạt được
Với phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực, học sinh được làm chủ, được nói
lên những tâm tư, nguyện vọng của mình nên các em luôn cảm thấy thỏa mãn, tự
nhận ra khuyết điểm của mình và tự tìm cách sửa chữa. Có thể nói đây là một hình
thức giáo dục kỉ luật tích cực mang lại hiệu quả rất cao. Học sinh cũng dần bớt tâm

lí tự ti, mặc cảm mà thay vào đó là sự tự tin, nhanh nhẹn, làm chủ bản thân.
Nhiều em nhận ra lỗi của mình, cảm thấy hồ nhập với tập thể, vui vẻ đến
lớp, gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn, tiếp thu bài tốt hơn. Nhờ vậy, giáo viên giảm
được áp lực quản lý lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó
giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến.
Mối quan hệ thầy - trò trở nên thân thiện. Lớp học đoàn kết, chất lượng dạy và học
được nâng cao, giáo viên có nhiều niềm vui, cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề
và ln nhận được sự đồng tình ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội.
Được trải nghiệm với phương pháp dạy học tích cực, học sinh đã chủ động
hơn trong việc tiếp thu kiến thức, khám phá tri thức, khơng cịn phụ thuộc nhiều
vào thầy cô. Đặc biệt là hiệu quả của các giờ tự học vào buổi tối rất cao, các em tự
biết cách học, tự tìm tịi, tự thảo luận để giải quyết các vấn đề.
Với cách thức thực hiện các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường,
phòng tránh tai nạn xảy ra…như tuyên truyền, trang bị kiến thức, kĩ năng, tổ chức
các tiết học theo chủ đề…, trong hai năm qua, Trường THPT Tương Dương 1 là
một tập thể đồn kết, u thương. Tuyệt đối khơng xảy ra hiện tượng bạo lực học
đường trong trương học. Các em học sinh thấy tự tin hơn trong giao tiếp, biết kiềm
chế cảm xúc trong những tình huống căng thẳng, biết can ngăn bạn mình trong một
số tình huống dễ dẫn đến bạo lực. Nhiều em đã tự tin thể hiện bản thân trước tập
thể lớp để nói lên những suy nghĩ của mình về tác hại của bạo lực. Các em đã lên
án bạo lực và nhất quyết bài trừ bạo lực ra khỏi học đường.
Trong hai năm chúng tôi đã tổ chức được 3 buổi giáo dục kĩ năng phòng
tránh tại nạn cho học sinh (bao gồm cả phòng cháy chữa cháy). Các em rất hào
hứng với các hoạt động này. Với cách làm đơn giản, dễ thực hiện trong những năm
qua trong trường không xảy ra hiện tượng tai nạn nào. Lớp học và nhà trường thực
sự là nơi an tồn cho học sinh. Các em có thể vui vẻ, thoải mái để học tập.
5. Xây dựng các câu lạc bộ phù hợp với đối tượng và thực trạng của
nhà trường
5.1. Mục đích
25



×