Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 94 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
=====*=====

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài:
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ
CHUYỂN THỂ” - VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM
CHẤT NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT

LĨNH VỰC: VẬT LÍ

NHĨM TÁC GIẢ: ĐẬU THỊ THÚY HẰNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
SỐ ĐIỆN THOẠI: 0397232406

Tháng 4/2022


MỤC LỤC
PHẦN I - MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 1
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................... 2
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
PHẦN II – NỘI DUNG ......................................................................................... 4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC .... 4
1. Định hướng của Bộ GD-ĐT về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.......... 4
2.Một số phương pháp, hình thức dạy học Vật lí tích cực hiện nay nhằm phát
triển phẩm chất, năng lực người học ..................................................................... 5
2.1 Dạy học dự án ................................................................................................. 6


2.2. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược – Flipped classroom.................... 6
2.3. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM..................................................... 7
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Ở MỘT TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH ................................................................ 8
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ
CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” – VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HS THPT. ........................... 10
1.Đặc điểm nội dung, vị trí của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”
trong chương trình Vật lí phổ thơng Chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển
thể” là chương cuối của phần Nhiệt học, đồng thời cũng là chương cuối cùng
trong chương trình Vật lí 10. ............................................................................... 10
2. Một số giải pháp tổ chức dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sựchuyển
thể” theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. .................................. 11
2.1. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm .............................................................. 11
2.2. Dạy học các chủ đề STEM ........................................................................... 17
2.3. Dạy học dự án............................................................................................... 22
2.4. Dạy học mơ hình lớp học đảo ngược ........................................................... 35
IV. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HS KHI TỔ CHỨC DẠY
HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ”. ....... 48
PHẦN III: KẾT LUẬN ....................................................................................... 54
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 54
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 57
PHỤ LỤC


PHẦN I - MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện những bước chuyển mình mạnh

mẽ, đó là chuyển từ chương trình giáo dục nội dung sang tiếp cận phẩm chất,
năng lực người học nghĩa là chuyển từ chỗ quan tâm học sinh (HS) học được cái
gì đến chỗ HS làm được gì sau khi học, từ chỗ học để biết chuyển sang học để
làm, học để chung sống và phát triển. Quan điểm đó được thể hiện trong Nghị
Quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện nước ta: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông dạy học”.
Để thực hiện được mục tiêu trên trong thời gian qua Bộ giáo dục và Đào tạo
(GD - ĐT) đã xây dựng và triển khai chiến lược phát triển giáo dục với nhiều
vấn đề đổi mới: đổi mới về nội dung chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi
mới phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới hình thức, phương pháp
kiểm tra, đánh giá… bằng việc triển khai liên tiếp mạnh mẽ các đợt tập huấn,
bồi dưỡng đại trà giúp GV tìm hiểu về chương trình GDPT tổng thể 2018 qua
các modul dạy học và các tài liệu, kênh học liệu phong phú. Các nội dung đổi
mới trên đều hướng đến một mục tiêu cụ thể là nâng cao chất lượng, hiệu quả
dạy và học, lấy người học làm trung tâm nhằm phát triển phẩm chất, năng lực
của người học.
Chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) mới có thật sự đi vào cuộc sống một
cách có hiệu quả nhất hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực đội ngũ nhà
giáo – những người được xem là linh hồn của ngành giáo dục. Chính vì vậy mỗi
thầy cơ giáo phải luôn không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, cơng tâm với
nghề, để làm thế nào có thể tổ chức tốt các hoạt động dạy học thông qua mỗi bài
học để phát triển được phẩm chất, năng lực HS là một trong những khâu vô cùng
quan trọng quyết định đến sự thành công trong việc đổi mới giáo dục.

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy Vật lý ở nhiều trường phổ thơng nói chung
và trường THPT Lê Viết Thuật nói riêng vì nhiều lí do khách quan và chủ quan
mà nhiều GV chưa thật sự mạnh dạn thay đổi việc tổ chức hoạt động dạy học để
đáp ứng với yêu cầu của chương trình GDPT mới khi mà thời gian thực hiện
1


chương trình ở bậc phổ thơng chỉ cịn khơng đầy một năm nữa. Vì vậy HS vẫn
chưa có cơ hội để phát triển tối ưu những năng lực, phẩm chất của mình đáp ứng
với xu hướng phát triển nhanh chóng của xã hội.
Chương trình Vật lý 10 hiện hành gồm hai phần cơ học và nhiệt học, trong
đó chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” ở phần nhiệt học có rất nhiều
nội dung hấp dẫn, nhiều ứng dụng khoa học, sản xuất và gắn liền với thực tiễn
cuộc sống. Những nội dung trong chương này phù hợp để có thể thiết kế các tiến
trình dạy học vừa xây dựng được kiến thức vừa có thể bồi dưỡng được phẩm
chất, phát triển năng lực người học. Cũng có một số đề tài khoa học nghiên cứu
về nội dung của chương này nhưng chưa khai thác hết các hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học mới để thích ứng với tình hình đất nước và xu thế ứng
dụng cơng nghệ số 4.0 trong dạy học hiện nay.
Với những lí do trên, bằng những kinh nghiệm trong các năm trực tiếp
giảng dạy, tìm hiểu về nội dung chương trình sách giáo khoa mới, nhằm tạo tiền
đề đón đầu cho năm học đổi mới sắp mới 2022- 2023 chúng tôi mạnh dạn chọn
đề tài theo hướng tiếp cận chương trình GDPT mới với sáng kiến “Tổ chức dạy
học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” – Vật lí 10 theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 10 trường THPT Lê Viết Thuật, q trình dạy
học Vật lí ở trường phổ thông.
- Phạm vi nghiên cứu:chương VII Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể thuộc
chương trình Vật lý 10 THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT

Lê Viết Thuật TP Vinh.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Phân tích cơ sở lý luận về việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm
chất năng lực của HS trong chương trình GDPT mới. Điều tra thực trạng việc tổ
chức dạy học Vật lý nhằm phát triển phẩm chất năng lực ở một số trường THPT
trên địa bàn thành phố Vinh. Trên cơ sở đó phân tích các ngun nhân, khó khăn,
rút ra các bài học kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp thực hiện của đề tài.
- Đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu: hướng dẫn tổ chức dạy học
chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” nhằm phát triển phẩm chất, năng
lực cho HS THPT.

2


IV. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
“Tổ chức dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 theo
định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS THPT” là một đề tài có tính
mới, bắtkịp xu hướng chính của chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lý
năm 2018.Điều đó có nghĩa là sáng kiến đã đón đầu, có những bước tiên phong
trong việc đềra các giải pháp để phát triển phẩm chất, năng lực choHS ngay khi
đang thực hiện ở chương trình cũ. Cụ thể như:
- Trình bày được những định hướng đổi mới của chương trình GDPT 2018 và
một số hình thức, phương pháp dạy học tích cực phù hợp với xu thế dạy học
hiện nay.
- Phân tích được cơ sở thực tiễn để đánh giá sự cần thiết phải tổ chức dạy học
Vật lý theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS.
- Chỉ ra được một số giải pháp cụ thể và thực hiện có hiệu quả việc tổ chức dạy
học một số bài học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” hướng đến
việc phát triển phẩm chất, năng lực cho HS đảm bảo yêu cầu đổi mớihiện nay
trong dạy học.

- Đề tài đã hướng dẫn việc tổ chức dạy học của các bài học của chương VII Vật lí 10 với nhiều hình thức, phương pháp dạy học mới, tích cực phù hợp với
tình hình đất nước trong bối cảnh thích ứng với đại dịch Covid và xu thế chuyển
đổi số trong giáo dục mà chưa ai từng làm trong các đề tài sáng kiến dạy học
Vật lí đang có hiện nay như:hình thức trải nghiệm viết cẩm nang Vật lí, đóng
vai, dạy học STEM, vận dụng bài giảng E-learning vào dạy học theo mơ hình
lớp học đảo ngược….
- Giúp các GV có thêm nguồn tài liệu tham khảo hướng dẫn về việc áp dụng công
nghệ thông tin vào dạy học Vật lí, đồng thời phát triển mạnh mẽ năng lực sử dụng
công nghệ cho HS thông qua việc áp dụng các phầm mềm GD tạo nên phong trào
đổi mới tích cực trong việcứng dụng chuyển đổi số dạy và học hiện nay.
Tự thiết kế được các dự án, hoạt động, trị chơi hấp dẫn, lơi cuốn cho HS thông
qua các phần mềm GD.
- Giúp HS mở mang được nhiều kiến thức thực tiễn, cung cấp nhiều bài học, kinh
nghiệm quý giá áp dụng vào cuộc sống mà ít đề tài sáng kiến có thể làm được.
- Giúp HS có thể tự làm được nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống
gia đình từ những vật liệu tái sử dụng, rẻ tiền.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả của sáng kiến tại trường
THPT Lê Viết Thuật

3


PHẦN II – NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
1. Định hướng của Bộ GD-ĐT về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
Dấu mốc quan trọng về đổi mới dạy học được xác định từ khi có Nghị quyết
số29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra đời. Nghị quyết nhấn
mạnh, cầnnhanh chóng có sự chuyển đổi từ chủ yếu dạy học truyền thụ kiến
thức sang pháttriển toàn diện phẩm chất, năng lực HS. Các định hướng quan
trọng trên được thể hiện rất rõ ở các điểm mới vềphương pháp xây dựng chương

trình đó là xuất phát từ bối cảnh của thời đại, từ nhu cầuphát triển đất nước, nhu
cầu phát triển nguồn nhân lực để xác định mục tiêu giáodục phổ thơng, từ đó xác
định u cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ngườihọc, nội dung dạy học,
phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quảgiáo dục. Theo đó, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổthơng mới theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS với 5 phẩm chấtchủ yếu và 10 năng
lực cốt lõi cần phát triển.Năm phẩm chất cần phát triển: yêu nước, trách nhiệm,
trung thực, chăm chỉ,nhân ái. Mười năng lực cần phát triển: tự chủ và tự học,
giao tiếp và hợp tác, giảiquyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực
thể chất, năng lực thẩm mỹ,năng lực tin học, năng lực khoa học, năng lực tốn
học, năng lực cơng nghệ.Biểu hiện của các phẩm chất và năng lực đó được thể
hiện tóm tắt qua sơ đồ sau

4


Tham chiếu từ các phẩm chất và năng lực cần hình thành và phát triển ở
HS,có thể thấy rằng đội ngũ GV là những người quyết định đến sự thành cơng
của chương trình GDPT mới. Muốn thực hiện được điều này trước hết GV cần
nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. Từ ưu thế của các
phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học mới đã triểnkhai trong những
năm gần đây như tổ chức hoạt động trải nghiệm, phương pháp bàn tay nặn bột,
dạy học tích hợp liên mơn, dạy học theo định hướng STEM, dạy học trực tuyến
.... Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, thay vì chỉ thiên về "dạy cái gì " cần
chútrọng hơn về "dạy cách như thế nào", từ chủ yếu quan tâm giúp học sinh
"học cái gì" chuyểnsang quan tâm hơn về "học như thế nào", bản lĩnh và năng
lực sáng tạo của GV được khẳng định qua khả năng hướng dẫn HS tự học, đẩy
mạnh hoạt động nghiêncứu khoa học, tăng cường xây dựng các mơ hình học tập
gắn với thực tiễn. Đồngthời, phẩm chất và năng lực của người học cũng được
hình thành và phát triển quacác hoạt động giao lưu, kết nối, tương tác với thực

tiễn đời sống để khơi dậy hứngthú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao
hiểu biết về các giá trị văn hóatruyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế
giới…. Như vậy, có thể thấy việc dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực
choHS là một yêu cầu cấp thiết, tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
2.Một số phương pháp, hình thức dạy học Vật lí tích cực hiện nay nhằm
phát triển phẩm chất, năng lực người học
Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực là hình thức và cách thức hoạt
động của GV và HS trong q trìnhdạy học sao cho tối ưu hóa hoạt động của
HS. Người thầy giữ vai trò tổ chức và định hướng hoạt động, hỗ trợ và đánh giá
hoạt động học tập của HS; cịn HS tự giác, tích cực và chủ động tham gia vào
các hoạt động học tập từ đó chiếm lĩnh tri thức, đồng thời phát triển các kĩ năng,
hoàn thiện các phẩm chất tốt đẹp. Qua quá trình tham gia hoạt động học tập,
năng lực của HS được phát triển và thơng qua đó, người thầy đánh giá được
năng lực của trò, đảm bảo được mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người
học. Có khoảng 28 loại phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: DH theo
trạm, DH theo dự án, dạy học theo định hướng STEM, kĩ thuật khăn trải bàn,
cơng não, kĩ thuật XYZ, phịng tranh, bể cá, mảnh ghép, dạy học nêu và giải
quyết vấn đề, mơ hình lớp học đảo ngược, …. Mỗi phương pháp, kỹ thuật dạy
học đều có những ưu nhược điểm riêng. Để tiếp cận với chương trình GDPT
mới, các thầy cơ giáo đã và đang áp dụng nhiều hình thức dạy học tích cực ngày
càng mang lại nhiều hiệu quả trong dạy học. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước
đang phải đối mặt với đại dịch Covid 19, việc khai thác phát huy tối đa ưu thế
của công nghệ số để chuyển đổi hình thức học tập tạo cơ hội cho mỗi người tiếp
5


cận, thích ứng với nhiều phương pháp học tập mới trên internet nhằm phục vụ
nhu cầu học tập suốt đời, học tập mọi nơi, mọi lúc của người học, đặc biệt là đối
với các em HS. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi xin giới thiệu một số
phương pháp, hình thức dạy học hiện đại đã được áp dụng hiệu quả trong dạy

học Vật lí chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vừa phù hợp với tình
hình đất nước hiện nay vừa đáp ứng với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực
HS.
2.1. Dạy học dự án
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo
racác sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự
lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch,
đến
việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực
hiện.
Mục đích của việc tổ chức dạy học theo dự án là nhằm:
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo của HS.
- Rèn luyện cho HS năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, tính bền bỉ,
kiên nhẫn, năng lực cộng tác làm việc, năng lực đánh giá, kỹ năng thuyết trình
vàphản biện. Quá trình thực hiện dự án là quá trình HS rèn luyện kỹ năng
thuthập, xử lý và tổng hợp thơng tin. Đây là hình thức có thể phát triển được gần
nhưđầy đủ cả 5 phẩm chất và 10 năng lực cho HS tương ứng với từng dự án.
2.2. Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược – Flipped classroom
Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược là một phương thức dạy học theo mơ
hình kết hợp. Mơ hình này đã khai thác triệt để những ưu điểm của cơng nghệ
thơng tin và góp phần giải quyết được những hạn chế của mơ hình dạy học
truyền thống bằng cách “đảo ngược” quá trình dạy học so với mơ hình dạy học
truyền thống. Trong mơ hình lớp học đảo ngược, các hoạt động “Học ở lớp, làm
bài tập ở nhà” (trong mơ hình lớp học truyền thống) được chuyển thành các hoạt
động tự học ở nhà qua video bài giảng, học trực tuyến, nghiên cứu bài học qua
Internet và khi đến lớp người học sẽ làm bài tập, trao đổi, chia sẻ các nội dung
của bài học, giải quyết các vấn đề, tình huống do GV đặt ra. Người học sẽ phải
làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng
thơng qua các phương tiện hỗ trợ như các clip, bản trình chiếu, bài giảng E learning cũng như tìm kiếm, khai thác các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên

cứu bài học.Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược có thể kết hợp dạy học
trực tiếp hoặc dạy học trực tuyến. Việc kết hợpphương pháp dạy học mô hình
6


lớp học đảo ngược với dạy học trực tuyến rất phù hợp trong điều kiện thích ứng
với dịch bệnh Covid hiện nay. Mơ hình lớp học đảo ngược là phương thức tổ
chức dạy học đã và đang chứng tỏ sự phù hợp, có nhiều ưu thế trong tổ chức dạy
học ở các nhà trường hiện nay như:
- Mơ hình dạy học này phù hợp với sự phát triển tư duy của người học kể cả
những HS có tư duy chậm cũng có thể chủ động theo dõi bài học bằng cách xem
đi xem lại các video bài giảng, phát triển tốt năng lực tự học.
- Giúp người học chủ động trong học tập từ đó phát triển năng lực tự học của HS
một trong những năng lực được xem là quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục
hiện nay.
- Sử dụng hiệu quả thời gian học tập trên lớp và ở nhà. Dành nhiều thời gian trên
lớp để HS có cơ hội trao đổi, thảo luận các vấn đề khó, mới, lạ, rèn luyện các kĩ
năng giải bài tập và vận dụng các kiến thức bài học vào thực tiễn. Như vậy đã
tạo ra khơng gian lớp học khuyến khích người học phát triển các năng lực khác
ngoài mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của bài học.
- Giúp nâng cao năng lực phát hiện - giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng
cho người học đặc biệt là năng lực sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình,
đọc, nghiên cứu tài liệu, …
Tuy nhiên mơ hình này cũng gặp khơng ít khó khăn nếu cả HS và GV đều
không bắt kịp việc ứng dụng công nghệ hiện nay. Sự tương tác và làm việc tích
cực, chủ động chuẩn bị bài học của HS ở nhà là yếu tố quyết định đến sự thành
công của bài học. Nên GV kiểm tra công tác chuẩn bị bài ở nhà là một khâu vô
cùng quan trọng trước khi tổ chức dạy học.
2.3. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Dạy học STEM là hình thức dạy học trang bị cho người học những kiến

thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ
thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép
và bổ trợ cho nhau, giúp HS khơng chỉ hiểu về ngun lí mà cịn có thể thực
hành và tạo ra các sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Đối với giáo dục STEM, các kiến thức khoa học, tốn học, cơng nghệ và kĩ
thuật không chỉ được dạy học theo hướng trang bị kiến thức thông thường mà
được vận dụng nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Với
hình thức dạy học STEM đưa lại cho người học những ưu điểm như:
- Giúp cho trải nghiệm học tập của HS trở nên thú vị hơn, tạo động lực thúc đẩy
các em hứng thú với việc học tập và nghiên cứu khoa học, công nghệ ngay từ
7


nhỏ. Từ đó hình thành ở các em các phẩm chất cần có của một nhà khoa học,
đồng thời phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù môn Vật lý.
- Gắn kết nhà trường với địa phương, cộng đồng cũng như các tổ chức thông qua
những vấn đề mang tính tồn cầu (ơ nhiễm khơng khí, hiệu ứng nhà kính…)
hình thành ở các em ý thức trách nhiệm cơng dân với cộng đồng.
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm trong dạy học phát triển phẩm chất năng lực HS
nhưng việc triển khai dạy học STEM vẫn còn hạn chế. Hình thức kiểm tra, đánh
giá hiện nay ở trường phổ thơng cụ thể là kì thi trung học phổ thơng quốc gia
được tổ chức theo hình thức làm bài thi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức, kĩ
năng, trong khi kiểm tra, đánh giá theo mơ hình giáo dục STEM là đánh giá
thông qua sản phẩm, đánh giá q trình.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Ở MỘT TRƯỜNG PHỔ
THƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH
Để tìm hiểu thực trạng về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực ở bộ môn Vật
lý THPT chúng tôi đã tiến hành điều tra GV, HS ở trường THPT Lê Viết Thuật.
+ Điều tra GV: thông qua phiếu điều tra gửi qua nhóm zalo, trao đổi trực tiếp,

dự giờ một số GV dạy Vật lí ở trường THPT Lê Viết Thuật. Ngồi ra, chúng tơi
cịn điều tra qua thăm dị đồng nghiệp một số trường ở trênđịa bàn thành phố
Vinh và các huyện của Tỉnh Nghệ an về dạy học phát triển phẩm chất năng lực.
+ Điều tra HS: thông qua phiếu điều tra trao đổi trực tiếp với HS mà chúng tôi
trực tiếp giảng dạy, qua kết quả học tập, qua các tiết học trên lớp, qua tổng hợp
kết quả của bạn bè đồng nghiệp để tìm hiểu về việc tham gia các hoạt động
trong quá trình dạy học. Qua q trình điều tra chúng tơi đã có một vài nhận
định về việc tổ chức dạy học phát triển phẩm chất năng lực HS của các thầy cô
như sau.
Những việc đã làm được:
Hầu hết GV Vật lí tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh đều
có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhu cầu của đổi mới giáo dục, có kiến thức
cơ bản, nền tảng về các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Đó là kết quả tốt
đẹp của quá trình tự học, tự nghiên cứu, được bồi dưỡng, tập huấn của các thầy
cô qua các đợt tập huấn modul đại trà của Bộ GD- ĐT đã triển khai trong thời
gian qua.
GV đã áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin mạnh mẽ trong q trình dạy họcđặc biệt là trong thời gian đất
8


nước cùng chung tay vượt qua đại dịch Covid 19, để đạt được mục tiêu phát
triển phẩm chất, năng lực người học. Đó thật sự là kết quả của quá trình nỗ lực,
sáng tạo của GV trong cơng cuộc phát triển và đổi mới giáo dục theo hướng hiện
đại. Cùng với sự năng động, sáng tạo của thế hệ học trị giỏi về cơng nghệ, sự
vào cuộc của các cấp, các ngành cùng giúp sức cho sự nghiệp giáo dục đã tạo
nên một phong trào thi đua trong đổi mới dạy học những năm gần đây đưa nền
giáo dục nước nhà đang từng bước bắt kịp đà phát triển xu thế giáo dục của thế
giới hiện nay.
Một số tồn tại:

Mức độ áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực của các thầy cơ
chưa được thường xun, các phẩm chất, năng lực của HS được hình thành và
phát triển qua các hoạt động học tập còn hạn chế. Việc áp dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực thường chỉ được GV sử dụng trong các kì thao
giảng, thi GV dạy giỏi, các tiết học điển hình.
Mặc dù các GV đều nhận ra vai trò, tầm quan trọng của thí nghiệm trong
dạy học do đặc thù Vật lí là mơn khoa học gắn liền với thực nghiệm nhưng tỉ lệ
GV sử dụng các thí nghiệm trong quá trìnhdạy học chưa cao hoặc các thí
nghiệm làm trên lớp do GV tiến hành (thí nghiệm minh họa, thí nghiệm kiểm
nghiệm, thí nghiệm khảo sát), cịn HS chỉ làm thí nghiệm trong giờ thực hành 1
học kì/lần. Chính vì vậy các năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, giải quyết
vấn đề của HS khi học Vật lí chưa được chú trọng.
Trong q trình dạy học Vật lí hiện nay, GV chủ yếu lựa chọn tiến trình
dạy học nêu và giải quyết vấn đề, một lựa chọn phù hợp với nội dung kiến thức,
nhận thức của HS và phương tiện, cơng cụ hỗtrợ hiện có tại trường THPT, trên
cơ sở kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy hoạt
động trên lớp và ở nhà của HS chưa có sự đa dạng và theo hướng mở, chủ yếu
hoạt động học tập cá nhânlà ghi chép và tìm hiểu sách giáo khoa, hình thức dạy
học chủ yếu vẫn là truyền thống, theo tiến trình dạy học nêu và giảiquyết vấn đề.
Các hình thức dạy học mới như dạy học STEM, dạy học trải nghiệm…. vẫn còn
hạn chế.
Thế kỉ XXI với cơng nghệ 4.0 là thời kì bùng nổ thông tin và tri thức. Nếu
giữ nguyên vai trò của người thầy là“truyền thụ kiến thức một chiều” thì khơng
đủ thời gian dành cho việc học, hơn nữa sản phẩm của nền giáo dục cũngsẽ bị
lỗi thời so với sự phát triển của xã hội. Do vậy, các trường phổ thông cần phải
trang bị cho HS những năng lực,phẩm chất cần thiết để có thể thích nghi và đáp
ứng với xu thế. Để kịp thời đáp ứng với chương trình GDPT mới sau năm 2021
9



được thực hiện đồng loạt ở cả 3 cấp học,tất cả những biện pháp nhằm đạt được
mục tiêu giáo dục cần được thực hiện một cách khẩn trương, đồng bộ,
thốngnhất, đặc biệt là các biện pháp về tổ chức, quản lí, chỉ đạo, hỗ trợ GV trong
việc đổi mới giáo dục thông qua việctăng cường sử dụng phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực nhằm phát triển được phẩm chất, năng lực của người học, đó
chính là cơ sở để đảm bảo đổi mới giáo dục thành công.
Trước những thực trạng và yêu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội, với vai
trị là một GV chúng tơithiết nghĩ cần phải đưa ra các giảipháp để tổ chức dạy
học hướng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực cho HS ngay cả khi chưa
thực hiện chương trình GDPT mới nhằm tiếp cận với yêu cầu đổi mới của ngành
giáo dục trong giai đoạn mới và đáp ứng xu thế về yêu cầu đầu ra cho HS.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN
VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” – VẬT LÍ 10 THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHO HS THPT.
1.Đặc điểm nội dung, vị trí của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển
thể” trong chương trình Vật lí phổ thơng
Chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” là chương cuối của phần Nhiệt
học, đồng thời cũng là chương cuối cùng trong chương trình Vật lí 10.
Theo phân phối chương trình của Bộ GD& ĐT thực hiện từ những năm học
gần đây trong chương này có 11 tiết, trong đó có 07 tiết lí thuyết và 02 tiết thực
hành, 02 tiết bài tập và 01 bài đọc thêm. Khi học chương "Chất rắn và chất
lỏng. Sự chuyển thể" HS đã có một số kiến thức cơ bản ở chương trình THCS
như cấu tạo phân tử chất rắn, chất lỏng, sự nở vì nhiệt của chất rắn, sự bay bơi,
sự ngưng tụ, sự nóng chảy – sự đơng đặc, sự sơi tuy nhiên những kiến thức đưa
ra mới mang tính chất giới thiệu về hiện tượng. Như vậy có thể nói rằng nội
dung về chất rắn, chất lỏng là một nội dung có tính khoa học và ứng dụng cao
trong thực tiễn đã được chú trọng trong chương trình Vật lý phổ thông. Vấn đề
đặt ra cho GV là cần khai thác các phần kiến thức HS đã học đồng thời hướng
dẫn HS xây dựng những kiến thức mới giúp các em hiểu được sự vật, hiện
tượng một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn. Đồng thời qua các nội dung bài học

theo mục tiêu của chương trình phổ thơng mới, GV cần phải tổ chức dạy học
như thế nào để phát triển được các phẩm chất, năng lực của HS.
Về nội dung, chương cịn có nhiều vấn đề mới, khó hiểu đối với HS như
các kiến thức về sự căng bề mặt của chất lỏng, hiện tượng mao dẫn, điểm
ngưng tụ, điểm sương…. Với những kiến thức khó hình dung so với mức độ
nhận thức của HS phổ thông trong quá trình dạy học GV nên tổ chức cho HS đi
10


từ những kiến thức hết sức gần gũi với đời sống hằng ngày hoặc bằng các thí
nghiệm quan sát trực tiếp để HS có thể hình dung về hiện tượng vật lý rồi mới
hướng dẫn, định hướng cho HS sử dụng các kiến thức khoa học để hiểu rõ bản
chất của hiện tượng vật lý. Với hình thức dạy học như vậy có tác dụng rất lớn
trong việc phát triển các năng lực cho HS đặc biệt là năng lực đặc thù mơn Vật
lí đó là năng lực thực nghiệm đồng thời kích thích lịng u thích khoa học, u
thích bộ môn, đưa các kiến thức thực tiễn vào bài học và sử dụng các kiến thức
bài học ứng dụng vào thực tiễn.
Ngoài ra, một đặc điểm rất quan trọng của chương "Chất rắn và chất lỏng.
Sự chuyển thể" là các nội dung bài học có tính liên hệ thực tiễn rất cao, nhiều
nội dung của bài học có thể được vận dụng vào các lĩnh vực trong đời sống và
các hiện tượng trong cuộc sống thường ngày được HS liên hệ trực tiếp với bài
học. Với đặc điểm nội dung như vậy thì việc xây dựng kiến thức mới của bài
học cũng như kiểm tra đánh giá thì việc sử dụng các phương pháp và hình thức
dạy học mới rất phù hợp như tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dạy học
STEM… nhằm tăng cường các hoạt động tự lực của HS để từ đó các em tự
mình chiếm lĩnh được kiến thức khoa học đóng vai trị quan trọng.
Tóm lại, những nội dung của chương rất cơ bản và quan trọng, kiến thức
của chương gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Việc nắm vững kiến thức trong
chương này sẽ giúp các em hiểu rõ, giải thích được rất nhiều hiện tượng, sự vật
trong thực tế đời sống mà các em thường gặp. Từ đó càng làm tăng thêm sự u

thích đối với mơn Vật lí và niềm đam mê khoa học của HS. Đồng thời nội dung
kiến thức của chương rất phù hợp để thiết kế các bài dạy nhằm phát triển phẩm
chất, năng lực cho HS bao gồm các năng lực chung như năng lực hợp tác, giao
tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực công nghệ thông
tin và các năng lực đặc thù của bộ môn như năng lực thực nghiệm….
2. Một số giải pháp tổ chức dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng.
Sựchuyển thể” theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
2.1. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
Trải nghiệm 1: Tổ chức trị chơi
 Mục đích
Sử dụng trò chơi là một trong những hoạt động trải nghiệm thú vị của HS được
GV lồng ghép vào dạy học, thông thường ở các hoạt động khởi động hoặc luyện
tập, vận dụng, mở rộng nhằm thu hút đông đảo HS cả lớp tham gia. Với ưu thế
phát triển của cơng nghệ thơng tin, hiện nay trong q trình dạy học Vật lí, GV
có thể dễ dàng khai thác các phần mềm giáo dục để tạo các trị chơi thơng qua các
ứng dụng tải miễn phí hỗ trợ có giao diện hấp dẫn, dễ sử dụng như: phần mềm
11


quizizz, violet 1.9, kahoot,Baamboozle, vẽ sơ đồ tư duy qua phần mềm
mindmaple lite ….
Ví dụ như GV sử dụng phần mềm violet 1.9 đáp ứng được đầy đủ mọi tiêu
chuẩn về phần mềm như chuẩn Flash và HTML5, chuẩn mã chữ Unicode, chuẩn
đóng gói SCORM, vv… Violet tích hợp cơng cụ tìm kiếm Google và YouTube để
hỗ trợ tìm kiếm các tư liệu tranh ảnh và tư liệu phim từ khắp nơi trên mạng
Internet. Người dùng sẽ sử dụng các dịch vụ này như một chức năng của Violet rất
nhanh chóng và thuận tiện. Violet hỗ trợ rất nhiều các bài tập dạng game, giống
như các bài tập trong các chương trình Violympic hoặc IOE. Khi giáo viên dùng
các game này, thay vì làm các bài tập theo kiểu truyền thống, HS sẽ được tham gia
vào các trò chơi sinh động hấp dẫn, hoặc các game show truyền hình, giúp cho việc

học tập hứng thú hơn rất nhiều, tăng cường khả năng tương tác giữa GV và HS đặc
biệt là khi dạy học trực tuyến.
Khi tham gia trò chơi, HS phát triển được các phẩm chất, năng lực cụ thể như sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS giải quyết được nhiệm vụ khi
nhận nội dung câu hỏi, phát triển tư duy phán đoán, suy luận.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Các HS trong nhóm phải trao đổi và bàn
bạc
để thống nhất nội dung lựa chọn kết quả nhanh và chính xác nhất.
- Năng lực tin học: HS biết thêm nhiều kiến thức, khai thác về các phần
mềm giáo dục được sử dụng hiện nay.
- Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, yêu thích khoa học tự nhiên.

Một số giao diện của chức năng phần mềm violet 1.9
 Các ví dụ minh họa
Các học liệu trị chơi mà chúng tơi đã thiết kế khi tổ chức dạy học chương
“Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”.
Tên học liệu
STT Nội dung học liệu
Hình thức sử dụng
12


Trò chơi cá ngựa 1
(violet 1.9)
Sút luân lưu
2
(violet 1.9)
Bảo vệ rừng xanh 3
Trị chơi quizizz


4

Chất rắn kết tinh, chất
rắn vơ định hình
Sự nở vì nhiệt của chất
rắn
Các hiện tượng bề mặt
của chất lỏng
Các hiện tượng bề mặt
chất lỏng
Sự chuyển thể các chất

Hoạt động luyện tập, củng
cố kiến thức
Hoạt động luyện tập, củng
cố kiến thức bài học.
Hoạt động tổng kết nội
dung bài học
Hoạt động khởi động, trả
lời nhanh kiểm tra kiến
thức cũ

Một số hình ảnh giao diện trị chơi đã thiết kế để dạy học
Trải nghiệm 2: Đóng vai

13


 Mục đích
Hoạt động trải nghiệmgiúp HS có cơ hội được thể hiện bản thân mình. Khi

tổ chức giảipháp này, chúng tôi muốn hướng đến việc phát triển các phẩm chất,
năng lực sau:
+ Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trách nhiệm, phẩm chất nhân ái.
+ Năng lực: Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
giảiquyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tin học.
Qua hoạt động đóng vai, HS có cơ hội thể hiện mình trướcđám đơng, hiểu hơn
về đặc điểm cơng việc của một số ngành nghề. Để từ đó, mỗi HS ý thức
hơntrong học tập, trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động.Khơng chỉ có
vậy nó cịn là một cách để hình thành nên ý tưởng về nghềnghiệp tương lai. Có
thực sự được trải nghiệm hoạt động này các em mới cóthêm niềm tin yêu và
động lực phấn đấu cho tương lai.
Trải nghiệm đóng vai có nhiều hình thức như đóng vai giáo viên để trình
bày một vấn đề trên bục giảng, đóng vai phóng viên để phỏng vấn các vấn đề,
kiến thức liên quan đến bài học, diễn viên đóng vai một nhà khoa học vật lí hoặc
một nhân vật có liên quan đến nội dung bài học, đóng vai người nông dân trồng
trọt, canh tác làm nông nghiệp…. Các hình thức này đều thu hút sự tham gia của
mọi đối tượng HS, tạo khơng khí vui tươi, mới mẻ trong dạy học.
 Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tổ chức dạy học bài 34 “Chất rắn kết tinh. Chất rắn vơ định hình”
có nội dung bài học khá đơn giản, kiến thức gần gũi với thực tế. GV có thể giao
nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị ở nhà dưới sự hướng dẫn của mình
về các nội dung kiến thức cơ bản cần đạt và gợi ý một số phương pháp để tương
tác với các bạn trong lớp. HS được tự do sáng tạo trong khuôn khổ, thảo luận
với nhau lựa chọn các bước tiến hành bài dạy, chọn bạn đóng vai GV thể hiện
trước lớp.

Hình ảnh HS đóng vai giáo viên dạy học bài “Chất rắn kết tinh. Chất rắn vơ định
hình” tại lớp– Trường THPT Lê Viết Thuật.
Ví dụ 2: Khi tổ chức dạy học bài “Độ ẩm của khơng khí”, GV giao cho HS
2 nhiệm vụ của dự án. Nhiệm vụ 1 đóng vai phóng viên để phỏng vấn các

14


chuyên gia ngành nông nghiệp về các biện pháp duy trì độ ẩm tốt với ngành
trồng nấm, rồi lập một group trên facebook để có thể giới thiệu và hỗ trợ các bác
nơng dân về các biện pháp duy trì độ ẩm trong trồng trọt để đạt năng suất cao.
Nhiệm vụ 2 vào vai phóng viên đến các cửa hàng thuốc Bắc trong chợ Vinh
để tìm hiểu về thực trạng bảo quản thuốc Bắc tại đây. Bằng những thông tin thu
thập được các nhóm rút ra các biện pháp chống ẩm mốc cho thuốc bắc an toàn,
hiệu quả nhất.

Video phỏng vấn của nhóm

Hình ảnh các HS vào vai phóng viên đến cửa hàng thuốc Bắc chợ Vinh
Giải pháp 3. Viết cẩm năng kiến thức
 Mục đích
Viết cẩm nang là một hình thức rất phù hợp khi dạy học Vật lý với những kiến
thức khoa học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Từ những kinh nghiệm cuộc
sống được đưa vào bài học và vận dụng những kiến thức của bài học vào cuộc
sống làm cho HS thêm yêu thích bộ môn bởi những hiểu biết ngày càng phong
phú của bản thân được tích lũy và áp dụng thật sự có ý nghĩa qua những cuốn
cẩm nang điện tử. Qua hoạt động trải nghiệm này ngoài việc cung cấp thêm cho
các em những hiểu biết về mặt kiến thức Vật lý thì chúng tơi muốn phát triển
thêm cho HS các phẩm chất, năng lực:
+ Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

15


+ Năng lực: Giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực phát triển ngơn ngữ, hợp tác

nhóm và năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin.
 Các ví dụ minh họa
Tổ chức dạy học bài “Độ ẩm khơng khí”, sau khi HS đã có những kiến thức
về độ ẩm khơng khí, GV có thể giao cho các nhóm làm cẩm nang điện tử về các
biện pháp chống hiện tượng hanh khô và ẩm mốc trong sinh hoạt.

16


Một số hình ảnh về cẩm nang điện tử của nhóm HS lớp 10 –
trường THPT Lê Viết Thuật thực hiện
2.2. Dạy học các chủ đề STEM
Đặc điểm và mục đích của dạy học theo định hướng STEM đã được chúng
tơi phân tích ở phần cơ sở lý luận. Dựa vàonhu cầu thực tiễn của cuộc sống mà
HS cần khám phá, kết hợp với nội dung kiến thức chương trình SGK Vật lý 10
chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”, GV có thể xây dựng được rất
nhiều các chủ đề dạy học STEM. Tuy nhiên khi lựa chọn, xây dựng và thực
hiện các chủ đề STEM này thì GV cần lưu ý không nên để ảnh hưởng đến thời
lượng dạy học của bộ môn, xáo trộn nhiều kiến thức trong chương trình dạy
học. Sau khi học xong chủ đề STEM, HS phải nắm được các chuẩn kiến thức,
kĩ năng được quy định trong chương trình THPT, các chủ đề STEM khai thác
phù hợp với điều kiện thực tiễn dạy học của nhà trường, trình độ của HS. Trên
cơ sở đó, chúng tơi đề xuất một số chủ đề STEM có thể khai thác khi dạy học
chương này như sau:
TT

Chủ đề thực tiễn

1


Đèn dầu tự chế

2

Chậu cây giữ ẩm

3

Xà phòng với cuộc sống

4
5
6

Kẹo mứt, kẹo lạc ngày Tết
Máy phun sương
Tự làm ẩm kế tại nhà

Kiến thức, kỹ năng môn Vật lí có
liên quan
Hiện tượng mao dẫn - Bài 37. Các
hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Hiện tượng mao dẫn - Bài 37. Các
hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Hiện tượng căng bề mặt của chất
lỏng - Bài 37. Các hiện tượng bề mặt
của chất lỏng
Bài 38. Sự chuyển thể của các chất
Bài 38. Sự chuyển thể của các chất
Bài 39. Độ ẩm khơng khí


17


Ví dụ minh họa
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM XÀ PHÒNG VỚI CUỘC SỐNG
(Chủ đề này được thực hiện sau khi dạy học chủ đề “Các hiện tượng bề mặt
chất lỏng” – SGK Vật lý 10)
1. Vấn đề thực tiễn
Xà phòng là chất tẩy rửa được sử dụng trong các hoạt động hằng ngày
như giặt giũ, rửa chén bát, rửa tay,… như một nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên
nhiều HS vẫn chưa biết cách sử dụng xà phòng hiệu quả, an tồn và thân thiện
với mơi trường… Vì vậy, cần xây dựng và tổ chức các hoạt động liên quan đến
xà phịng để HS tự tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của các loại xà phòng khác
nhau, tự làm xà phòng từ dầu ăn đã qua sử dụng góp phần giáo dục tính tiết
kiệm, ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời qua chủ đề STEM giúp HS hiểu rõ
hơn về đặc điểm của lực căng mặt ngoài, biết cách đo hệ số căng mặt ngồi
của xà phịng.
2. Hình thành ý tưởng chủ đề

STT
Tên sản phẩm
1
Xà phịng

Vật liệu chuẩn bị
200g dầu ăn đã qua sử dụng, 100 g
nước tinh khiết, 70g NaOH, tinh
dầu, phẩm màu, nồi inox, giấy lọc,
khay nhựa, bao cao su, bếp ga, cốc

thủy tinh

18


2

3

Sản phẩm bánh xà phòng của HS
lớp 10 thực hiện
Nước rửa chén bát

Bánh xà phòng điều chế từ dầu ăn
qua sử dụng, chao nhựa, cốc thủy
tinh

Hình ảnh sản phẩm nước rửa chén
của HS lớp 10 thực hiện
Thí nghiệm xác định hệ số căng Lực kế 1 N, bình thơng nhau, thước
mặt ngồi của nước xà phịng
kẹp, bộ giá đỡ inox, vịng nhơm,
nhiệt kế, một số loại xà phịng: xà
phịng điều chế, xà phòng lifeboy,
bột giặt OMO.

 Chuẩn bị dự án
Tiết 1: Giới thiệu dự án, thành lập nhóm học tập, lựa chọn dự án.
Thời gian: 45 phút
Một số dự án HS cần thực hiện:

19


Dự án 1. Điều chế xà phòng từ dầu ăn đã qua sử dụng
Dự án 2. Tìm hiểu cơng dụng của xà phòng và những lưu ý khi sử dụng, bảo
quản
Dự án 3. Đánh giá tác dụng tẩy rửa của một số loại bột giặt trên thị trường
thông qua đo hệ số căng mặt ngồi.
Dự án 4. Tìm hiểu ảnh hưởng của xà phòng và các chất tẩy rửa tổng hợp đến
môi trường và các biện pháp hạn chế.
Dự án 5. Sản xuất nước rửa chén an toàn cho sức khỏe và thân thiện với mơi
trường.
GV u cầu các nhóm cùng thực hiện hai dự án (dự án 1 và lựa chọn một
trong các dự án cịn lại). Các nhóm lựa chọn dự án tham gia và lên kế hoạch
thực hiện dự án.
 Thực hiện dự án
Thời gian: 1 tuần làm việc ở nhà
Các nhóm tìm kiếm thơng tin trên Internet, sách, báo,…. ở nhà. Từ đó, xây dựng
phương án thực hiện dự án và chuẩn bị các nguyên vật liệu để tạo thành sản
phẩm.
Báo cáo tiến độ thực hiện dự án cho GV qua các kênh thông tin zalo,
facebook…. Sản phẩm dự kiến của dự án: xà phòng và nước rửa chén từ dầu ăn
đã qua sử dụng, thí nghiệm so sánh hệ số căng mặt ngoài của một số nước xà
phòng ở các nhiệt độ khác nhau, các bài trình chiếu powerpoint…
 Báo cáo dự án
Thời gian: 90 phút
Bước 1: Các nhóm báo cáo kết quả dự án “Điều chế xà phòng từ dầu ăn đã qua
sử dụng”. GV tổ chức cho các nhóm phản biện, nhận xét và tiến hành đánh giá
kết quả thực hiện dự án “Điều chế xà phòng từ dầu ăn đã qua sử dụng” của từng
nhóm.

Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả các dự án còn lại như: dự án 2, dự án 3, dự
án 4. GV tổ chức cho các nhóm nhận xét, góp ý và đánh giá dự án của các
nhóm.
Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá
Giáo viên khích lệ các nhóm hồn thành nhiệm vụ, đồng thời góp ý cho các
nhóm hoặc cá nhân hoạt động chưa tích cực, khơng hồn thành nhiệm vụ.
Giới thiệu một số sản phẩm HS lớp 10 trường THPT Lê Viết Thuật thực hiện
được trong dự án xà phòng với cuộc sống.
20


Một số hình ảnh về HS thực hiện chủ đề STEM xà phòng với cuộc sống.

21


/

Sản phẩm cẩm nang điện tử sử dụng xà phòng do HS lớp 10 thực hiện
Các đường link video HS trường THPT Lê Viết Thuật làm sản phẩm xà phòng
và nước rửa chén bát đưa lên youtube:
Đường link video làm xà phòng từ nước rửa bát
/>Đường link video làm nước tẩy rửa
/>Như vậy sau khi thực hiện chủ đề STEM này thơng qua các hoạt động để
hồn thiện sản phẩm HS có thể phát triển mạnh mẽ các năng lực hợp tác, giao
tiếp, làm việc theo nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm. Đặc
biệt là khai thác năng lực sử dụng công nghệ thông tin, HS đã tìm hiểu và làm
các thuyết trình powerpoint bằng slidesgo, quay video làm sản phẩm và tiến
hành xử lý video trên phần mềm Capcut.
2.3. Dạy học dự án

Dựa vào các đặc điểm của dạy học dự án và đặc điểm nội dung của chương
“Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” có kiến thức mang tính thực tiễn, tích
hợp với nhiều nội dung giáo dục và nhiều môn học khác nhau. Các nội dung
kiến thức của nhiều bài học mang tính lý thuyết, HS có thể tự học, tự khai thác
nội dung trên nhiều kênh thông tin dưới sự hướng dẫn của GV như cung cấp tài
liệu, các đề tài nghiên cứu khoa học, các video và phần mềm dạy học…. Một số
kiến thức Vật lí có tính liên hệ thực tiễn, có thể tạo ra các sản phẩm sử dụng
trong đời sống và ứng dụng trong dạy học. Trên cơ sở đó chúng tơi đã lựa chọn
một số bài học để dạy học dự án. Trong đề tài này, chúng tơi xin giới thiệu một
ví dụ về dự án “Độ ẩm của khơng khí”.

22


Ví dụ minh họa
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “ĐỘ ẨM CỦA KHƠNG KHÍ”
1. Mục tiêu dạy học
* Năng lực vật lí
 Nhận thức kiến thức vật lí
+ Nêu được định nghĩa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. Nêu được đơn vị đo
của đại lượng này.
+ Nêu được định nghĩa độ ẩm tỉ đối
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của
chúng.
+ Trình bày được ảnh hưởng của độ ẩm khơng khí đối với đời sống, khoa học và
kĩ thuật
 Tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
+ Trình bày được kết quả làm việc nhóm trên bài trình chiếu powerpoint, trình
bày được kết quả trước lớp.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

+ Giải các bài tập sách giáo khoa và sách bài tập Vật Lí về độ ẩm khơng khí.
+ Giải thích các hiện tượng trong thực tế: tiết trời nồm, .............
+ Tìm hiểu 1 số nghành nghề có liên quan đến kiến thức bài học: nghề trồng
nấm, bảo quản thuốc bắc, trồng trọt, ...
+ Trình bày được ảnh hưởng của độ ẩm với sức khỏe con người và cách giữ gìn
sức khỏe khi độ ẩm thay đổi.
+ Trình bày được cách khắc phục trước tình trạng độ ẩm khơng khí q cao hoặc
phịng chống hiện tượng hanh khô.
* Năng lực tự học
+ Thực hiện được các dự án mà giáo viên đưa ra thông qua hoạt động nhóm.
+ Hướng dẫn cách thiết kế, chế tạo 1 ẩm kế đơn giản.
+ Tìm kiếm được các thơng tin về độ ẩm thích hợp đối với con người và sinh
vật, những hậu quả của việc thừa, thiếu độ ẩm, cách khắc phục các tình trạng
này thơng qua các tài liệu và các trang mạng.
* Năng lực giao tiếp và hợp tác
23


×