Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ, HUYỆN YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG GIA ĐÌNH..doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.57 KB, 63 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH XÃ HỘI HỌC
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ,
HUYỆN YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC
GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG GIA ĐÌNH.

SV THỰC HIỆN: Đỗ Thị Hạnh
MSSV: 10450102002
NGÀNH: Xã hội học
GVHD: Th.s Trương Ngọc Thắng

Hà Nội, 04 năm 2015

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình từ xưa đến nay luôn được coi như là tổ ấm, là nơi nương tựa,trởvề của
mỗi một cá nhân. Gia đình cũng là tế bào của xã hội, là thiết chế xã hội cơ bản nhất
và thực hiện các chức năng như: là nơi duy trì nịi giống, là mơi trường quan trọng
hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người.
Tuy nhiên ở trong xã hội hiện đại ngày nay, gia đình cũng có nhiều thay đổi, và
thay đổi này thể hiện trên mọi mặt của gia đình, và quan trọng hơn cả là vấn đề
xung đột hay phát triển lên là bạo lực đang ngày càng gia tăng trong mỗi gia đình ở
Việt Nam.
Bạo lực gia đình nói chung và bạo lực với phụ nữ nói riêng là một hiện tượng
phổ biến mang tính chất tồn cầu, vượt qua ranh giới về lhu vực, văn hóa, thu
nhập, mức sống, tuổi tác hay địa vị. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một trong
những hình thức của bạo lực chống lại phụ nữ.
Học sinh THPT là những học sinh có độ tuổi từ 15 – 18 và thuộc lứa tuổi trẻ vị


thành niên. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, là giai
đoạn phát triển chuyển tiếp từ lứa tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành (người lớn).
Trẻ em lứa tuổi này có những biến đổi nội tâm phức tạp, muốn tự khẳng định mình
nên là nhóm dễ dàng bị chịu những tác động từ phía gia đình, nhà trường và xã hội
nhất.
Chính vì những lý do trên, tơi quyết định lựa chọn đề tài “Thái độ của học sinh
THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ,tỉnh Hưng Yên đối với trình trạng bạo lực giữa cha
và mẹ trong gia đình.” nhằm tiếp tục tìm hiểu, lý giải một hiện tượng xã hội đang
gây bức xúc trong dư luận và được nhiều người quan tâm dưới góc độ tiếp cận xã
hội học.
2


2. Tởng quan đề tài nghiên cứu
Bạo lực gia đình được nhìn nhận như là một vấn đề ưu tiên trong các vấn đề sức
khỏe cộng đồng và nhân quyền bởi vì vấn đề này tổn hại ở nhiều nước trên thế giới
và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người trực tiếp bị bạo hành hay những
người trực tiếp chứng kiến bạo hành. Do vậy, đã có rất nhiều bài viết khoa học đề
cập đến vấn đề này. Những nghiên cứu này đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh của
vấn đề bạo lực gia đình: thực trạng, nguyên nhân và cả hệ quả.
Theo kết quả nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam, trong năm 2010, So sánh với nghiên cứu năm 1999 ở 6 xã tại Hà Nội, Huế và
TP. Hồ Chí Minh với mẫu gồm 600 phụ nữ đã lập gia đình, sẽ nhận thấy sự gia
tăng đáng kể tỷ lệ phụ nữ phải gánh chịu hành vi bạo lực. Hay như nghiên cứu của
Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh, 1999. Các cuộc nghiên cứu này
đều chỉ ra những hình thức bạo hành trong gia đình, nguyên nhân gây ra các cuộc
bạo lực và hậu quả mà phụ nữ phải gánh chịu khi có bạo lực gia đình xảy ra.
Tuy cùng nói về bạo lực gia đình nhưng trong bài viết của Nguyễn Hồng Thái
(2000) và Trịnh Thái Quang (2007) lại chỉ đề cập đến bạo lực gia đình như là một
khía cạnh của những vấn đề xảy ra trong quan hệ giữa vợ và chồng.

Một số bài nghiên cứu cũng phân tích các hình thức bạo lực rất cụ thể (Vũ Tuấn
Huy, 2003), (Hoàng Bá Thịnh, 2002):
Về bạo lực tinh thần: Đây là một trong những hình thức bạo lực phổ biến trong
bạo lực gia đình và hình thức biểu hiện của nó trong các hộ gia đình được điều tra
là thờ ơ, lãnh đạm, “chiến tranh lạnh” là khá phổ biến
Có một số nghiên cứu lại chỉ tập trung ở các vùng nông thôn như nghiên cứu
của Trịnh Thái Quang (2007), Phan Thu Hiền (2003). Và trong nghiên cứu của

3


Trịnh Thái Quang còn đề cập đến một số điểm mới về những yếu tố ảnh hưởng đến
bạo lực gia đình là mơ hình sống chung và mối quan hệ giữa vợ và chồng.
Trong nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2005) cũng chỉ ra một số điểm trong
nghiên cứu về bạo lực tình dục giữa vợ và chồng. Tác giả chia bạo lực tình dục
thành các loại là: đánh đập, cưỡng hiếp; cưỡng hiếp không đánh đập; sự ám ảnh
cưỡng hiếp tình dục.
Qua kết quả của những nghiên cứu trên có thể thấy được hình thức phổ biến của
bạo lưc gia đình tập trung ở ba hình thức là bạo lực tinh thần, bạo lực thân thể và
bạo lực tình dục. Những hình thức bạo lực này diễn ra ngày càng phổ biến và thêm
một bằng chứng nữa để khẳng định đối tượng bị bạo lực chủ yếu là phụ nữ.
Có một số nghiên cứu cũng đề cập đến ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với
phụ nữ và trẻ em: Theo khảo sát của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội năm
2006 cho biết: Ở Việt Nam, cứ khoảng 2 – 3 ngày có một người bị giết liên quan
đến bạo hành gia đình – đây là một con số đáng báo động.
Tóm lại, những đề tài nghiên cứu trên đều xoay quanh những vấn đề cơ bản
sau: thực trạng của bạo lực gia đình, nguyên nhân, hệ quả của nó và khuyến nghị
nhằm giảm thiểu tình trạng này.
Chính vì vậy những đề tài nghiên cứu xoay quanh ảnh hưởng của bạo lực gia
đình đến trẻ em là một đề tài tuy không mới nhưng chưa có nhiều nghiên cứu thực

sự đi sâu vào vấn đề này. Trong bài nghiên cứu này, tôi lựa chọn đề tài: “Thái độ
của học sinh THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đối với trình trạng
bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình.” với mong muốn làm rõ hơn về thái độ,
nhận thức và quan điểm của trẻ em đối với bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình.

4


3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bằng các nghiên cứu khoa học xã hội học, đề tài có thể làm phong phú và
đa dạng cho kho tàng lý luận Xã hội học, nâng cao về lý thuyết xã hội cho mỗi
người. Đồng thời vận dụng các lý thuyết đã học (lí thuyết phạm trù cơ bản trong xã
hội học,lí thuyết xã hội hoá, các hành động xã hội ...) vào làm rõ vấn đề, mà cụ thể
ở đây là nghiên cứu thái độ của trẻ em đối với bạo lực thể chất và tinh thần giữa
cha và mẹ trong gia đình. Từ đó có thể xem xét được những tác động trực tiếp của
bạo lực gia đình với trẻ em, chỉ ra được vai trò của ngành trong việc giảm thiểu
tình trạng bạo lực gia đình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài giúp chúng ta hiểu rõ về thực trạng của bạo lực gia đình nói chung và
thái độ của trẻ em đối với bạo lực thể chất và tinh thần giữa cha và mẹ trong gia
đình. Từ đó có thể đưa ra được những yếu tố để giải thích cho hiện tượng trên.
Sau khi tìm hiểu được rõ thực trạng và nguyên nhân, thái độ của trẻ đối với bạo
lực gia đình giữa cha và mẹ, có thể đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu tối
đa tình trạng bạo lực gia đình ở các đơ thị hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho trẻ em phát triển trong một môi trường lành mạnh và hạnh phúc.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng.
Thái độ của học sinh THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đối với
trình trạng bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình

4.2. Khách thể
Học sinh THPT trong độ tuổi từ 15 – 18 tuổi.

5


4.3. Phạm vi
- Phạm vi không gian: Trường THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2015– đến tháng 05/2015.
5. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
5.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhắm đánh giá thực trạng về hành vi bạo lực giữa cha và mẹ học sinh
trong 12 tháng qua, tìm hiểu nguyên nhân và tác động của hành vi bạo lực trong
gia đình đến các em học sinh hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả cơng tác phịng chống bạo lực gia đình ở nơng thơn hiện nay.
5.2. Mục tiêu nghiên cứu
5.2.1. Mục tiêu chung
Để thực hiện được những mục đích trên, cần phải đặt ra những mục tiêu chung.
Trong đề tài này tôi đưa ra bốn mục tiêu chung cần phải giải quyết:
Thứ nhất: Thống kê thực trạng bạo lực gia đình xảy ra trong một năm qua tại
địa bàn nghiên cứu
Thứ hai: Thông qua khảo sát đối tượng bằng bảng hỏi cấu trúc và phỏng vấn
sâu để phân tích các hình thức bạo lực phổ biến và những nguyên nhân gây ra tình
trạng bạo lực trong gia đình các em học sinh.
Thứ ba: tìm hiểu, phân tích thái độ của học sinh THPT đối với tình trạng bạo
lực giữa cha mẹ trong gia đình.
Thứ tư: đánh giá sự ảnh hưởng của tình trạng bạo lực gia đình tới mối quan hệ
và tới kết quả học tập của học sinh.
5.2.2. Mục tiêu cụ thê
Làm rõ các khác khái niệm liên quan như: nhận thức, thái độ, bạo lực, bạo lực

gia đình,bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần
6


Qua khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, tiến hành phân tích tình trạng
bạo lực gia đình giữa cha và mẹ các em học sinh trong vòng 12 tháng qua.
Phân tích các hình thức bạo lực diễn ra phổ biến nhất trong gia đình các em
học sinh có bạo lực giữa cha với mẹ thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu các em
học sinh .
Phân tích các ngun nhân chính dẫn tới tình trạng BLGĐ giữa cha và mẹ các
em học sinh. Trong đó đi phân tích cụ thể các ngun nhân như:
- Bất bình đẳng giới
-Khó khăn về kinh tế
-Về trình độ dân trí:
- Cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
- Các nguyên nhân về tệ nạn xã hội
- Sự quan tâm của cộng đồng
Phân tích thái độ của học sinh đối với tình trạng bạo lực giữa cha mẹ trong gia
đình thơng qua việc đánh giá cảm xúc của các em khi chứng kiến bạo lực gia đình
giữa cha và mẹ; quan điểm của các em có đồng tình, ủng hộ hay khơng đối với
những hành vi bạo lực trong gia đình.
Phân tích những phản ứng cụ thể của các em học sinh khi chứng kiến cảnh bạo
lực giữa cha và mẹ trong gia đình.
Đánh giá sự tác động, ảnh hưởng của của tình trạng bạo lực giữa cha mẹ đến
học sinh ở hai khía cạnh: các mối quan hệ gia đình – xã hội và kết quả học tập của
các em.
6. Câu hỏi nghiên cứu.
- Có hay khơng hành vi bạo lực gia đình giữa cha và mẹ của các em học sinh
trong 12 tháng qua?
- Các hình thức bạo lực giữa cha và mẹ phổ biến trong gia đình học sinh là gì?

7


- Những ngun nhân chính nào gây ra tình trạng bạo lực trong gia đình các
em học sinh?
- Các em học sinh có thái độ như thế nào khi chứng kiến hành vi bạo lực giữa
cha và mẹ trong gia đình?
-Phản ứng của các em khi chứng kiến bạo lực gia đình giữa cha và mẹ ra sao?
- Sự ảnh hưởng của hành vi bạo lực giữa cha và mẹ tới mối quan hệ gia đình –
xã hội và tới kết quả học tập của các em học sinh như thế nào?
7.Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nghiên cứu sử dụng những phương pháp thu thập thông tin như phương pháp
phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp phân tích tài liệu,phương pháp trưng
cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
Phương pháp phân tích tài liệu.
Tơi đã tiến hành nghiên cứu qua sách báo, các cơng trình nghiên cứu khoa học
từ trước được xuất bản hoặc đăng tải trên các tạp chí, báo, internet.
Các tài liệu liên quan đến đề tài như: Số liệu tổng kết 5 năm thực hiện luật
phòng chống bạo lực gia đình huyện n Mỹ, số liệu phịng chống bạo lực gia tỉnh
Hưng Yên, các tài liệu khác liên quan đến phịng chống bạo lực gia đình và tác
động của bạo lực gia đình đến trẻ em nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng…
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp quan trọng mà tôi đã sử dụng trong đề tài nghiên cứu này.
Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng cho khách thể là các em học sinh ở cấp
THPT tại địa bàn. Nội dung của phiếu trưng cầu ý kiến tập trung hỏi về thực trạng
bạo lực gia đình giữa cha và mẹ trong chính gia đình của các em và nhận thức, cảm
xúc, hành vi của các em đối với vấn đề này.

8



Qua bài nghiên tôi đã sử dụng 100 bảng hỏi để thu thập thông tin. Với số bảng
hỏi này em nhằm vào đối tượng chính là các em học sinh ở cấp học THPT, trường
THPT Yên Mỹ
Phương pháp phỏng vấn sâu.
Trong đề tài này tôi thực hiện 3 phỏng vấn sâu nhằm mục đích thu thập thêm
thơng tin để tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu kết hợp với định tính (phỏng vấn
sâu) sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề cần làm sáng tỏ. Do vậy tôi đã tiến hành
phỏng vấn sâu với những đối tượng là trẻ em trong độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, cụ thể
hơn là ở cấp THPT, trường THPT Yên Mỹ.
8 .Khung lý thuyết.
Điều kiện KT -XH

Bạo lực gia đình

Phản ứng

Thái độ

Nhận thức

Các em học sinh
THPT
Tâm lý

Thể chất

Học tập

9



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ, HUYỆN
YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA CHA VÀ
MẸ TRONG GIA ĐÌNH.
1.1. Các lí thút liên quan.
1.1.1.

Lý thuyết xung đợt

Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong lý thuyết xung đột của Marx và
Engels. Theo đó, gia đình là nguồn gốc của các lợi ích cá nhân về mặt sinh học
(giới tính và tái sản xuất) và gia đình cũng là một hình thái của tổ chức xã hội.
Trong hai cuốn sách của mình mang tên Tài sản nhà nước và tài sản cá nhân, và
Nguồn gốc của gia đình. Engels đã cho rằng việc tiến hóa từ chế độ mẫu hệ sang
phụ hệ, gia trưởng và chế đọ hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của
việc phân chia lao động dựa trên sự khác biệt giới. Theo Engels, sự đối lập giai cấp
đầu tiên xuất hiện trong lịch sử diễn ra cùng lúc với sự phát triển đối kháng giữa
nam và nữ trong mối quan hệ hôn nhân một vợ một chồng và sự đàn áp đầu tiên về
mặt giai cấp cũng xảy ra cùng lúc với sự áp bức của nam với nữ. Mặc dù Engels
khơng nhìn nhận gia đình như là một yếu tố gây ảnh hưởng nhưng ơng đã coi gia
đình như một thế giới thu nhỏ của xung đột trong một nền văn hóa rộng lớn.
Trong phần trọng tâm của lý thuyết xung đột, Hobbes, Marx và Engels đã đưa
ra một giả thuyết cơ bản về sự khan hiếm các nguồn lực. Theo đó, nếu có sự thặng
dư về các nguồn lực thì ngay cả khi con người hành động theo lợi ích cá nhân thì
cũng khơng có lý do gì để họ có thể tiếp tục cuộc xung đột. Thực tế, thì Marx đã
đưa ra kết luận về sự khan hiếm nguồn lực như là một điểm mấu chôt trong phần
cuối tài liệu về quan điểm duy vật biện chứng của lịch sử với sự chuyển đổi từ các
10



nguồn lực được phần phối từ “nhu cầu công việc” đến “nhu cầu cá nhân”. Các ý
tưởng về nguồn lực và quyền lực đã trở thành trọng tâm trong quá trình nghiên cứu
về bản chất của xung đột trong gia đình.
Một trong những vấn đề thực tế cho việc ứng dụng học thuyết xung đột chính là
vấn đề bạo lực gia đình.
Xung đột trong các cuộc hơn nhân và gia đình thường có cấu trúc rất nhỏ. Cho
dù đó là các yếu tố giới hay tuổi tác, cặp đôi hay các nhóm lớn thì họ đều phải đối
mặt với vấn đề xung đột của các thành việc bởi vấn đề tự chủ đối lập với vấn đề
mối quan hệ gần gũi. Lý thuyết xung đột dự đoán rằng việc đối đầu và mâu thuẫn
giữa vợ và chồng xảy ra khi có sự cạnh tranh trong tình trạng thiếu hụt các nguồn
lực. Khi vợ hoặc chồng khơng có nguồn lực ngang bằng nhau (tiền lương hay địa
vị) thì sự mất cơng bằng xuất hiện giữa hai người và nảy sinh ra các xung đột. Về
cơ bản thì nam giới thường bảo vệ quyền lực vượt trội của mình trước những người
thường được coi là yếu thế hơn (vợ) và rất nhiều nguồn lực trong số đó đã chỉ ra
rằng người phụ nữ nên “an phận ở vị trí của mình”. Đây cũng là nguyên nhân tại
sao thương xuất hiện việc nam giới bạo hành với vợ hơn là chiều ngược lại.
1.1.2.

Lý thuyết xã hợi hố cá nhân

“Xã hội hóa là q trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và hình
mẫu hành vi xã hội mà trong q trình đó một thành viên xã hội tiếp nhận và duy
trì khả năng hoạt động xã hội” (G. Endrweit và G. Trommonsdoff 2002:571).
Xã hội hóa cá nhân là một quá trình liên tục, các cá nhân chịu ảnh hưởng của nó
trước, đồng thời và sau giai đoạn vị thành niên của họ. Xã hội hóa phải được nhìn
nhận như một quá trình tất yếu và kéo dài suốt đời. Đặc điểm của q trình xã hội
hóa là các cá nhân không phải lĩnh họi các kinh nghiệm xã hội ngay một lúc mà
dần dần. Cũng như vậy, các cá nhân không phải tiếp xúc với xã hội rộng lớn nói

11


chung, không phải tham gia vào tất cả các tổ chức, mơi trường xã hội mà thơng qua
những nhóm xã hội nhất định. Xã hội hóa là q trình đưa cá nhân vào các quan hệ
xã hội, những quan hệ đó lúc ban đầu rất hẹp sau đó dần dần mở rộng ra. Áp dụng
vào trong nghiên cứu này có thể thấy, gia đình là mơi trương vi mơ có vai trò quan
trọng nhất trong giai đoạn đầu xã hội hóa cá nhân. Và chức năng xã hội hóa gia
đình khơng chỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu mà còn diễn ra suốt cuộc
đời con người với tư cách là một quá trình liên tục. Gia đình tham gia vào tất cả
các giai đoạn xã hội hóa trong chu trình sống của con người, ở giai đoạn nào vai
trị của gia đình cũng thể hiện rất rõ. Do vậy, khi lứa trẻ không được sống trong
một gia đình êm ấm và hạnh phúc thì chúng cũng bị chịu ảnh hưởng đến tâm lý,
nhân cách sau này. Nếu như cha mẹ thường xuyên xảy ra những hình thức bạo lực
thân thể và tinh thần ngay trước mặt trẻ thì có khả năng rất cao là trẻ dễ bị tổn
thương về mặt tâm lý hay mắc những chứng bệnh về tâm lý, thậm chí cịn ảnh
hưởng đến hình thành, phát triển nhân cách của lứa trẻ
1.2.

Các khái niệm công cụ.
1.1.3.

Nhận thức

Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
khôngngừng tiến đến gần khách thể.
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con
người đi từ trực quansinhđộng đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn.

1. Nhận thức cảm tính (hay cịn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên
của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác
động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nó bao gồm: Cảm giác, Tri giác, Biểu
tượng.
12


2. Nhận thức lý tính (hay cịn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián
tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm,
phán đốn, suy

luận.

3. Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai.
Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. thực
tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức.
1.1.4.

Học sinh THPT

Học sinh THPT là những em học sinh có độ tuổi từ 15 đến 17
1.1.5.

Bạo lực

Khái niệm bạo lực được dịch ra từ tiếng nước ngồi (violence), vì vậy cũng
chưa có văn bản nào thống nhất cách gọi.
Khái niệm bạo lực vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp của chuyên ngành
chính trị học. Với cách định nghĩa như vậy thì bạo lực vẫn thường được hiểu với
tính chất cảu một phương thức vận động chính trị “bạo lực là sức mạnh dùng để

trấn áp, lật đổi” (Từ điển tiếng việt, 2003). “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp,
chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền” (Đại Từ điển Tiếng Việt,
1998). Tuy nhiên khơng phải mọi hình thức trong xã hội đều mang tính chính trị,
đều hướng vào việc lật đổ các đảng phái chình trị. Người ta có thể dùng bạo lực để
hành vử với nhau trong cuộc sống hàng ngày vì rất nhiều lý do như: để giải quyết
một sự bất hòa trong quan hệ xã hội, một sự tranh chấp quyền lợi giữa hai người
hàng xóm, một sực va chạm giao thơng, mâu thuẫn về tình cảm… Bạo lực là một
hiện tượng xã hội, nó là phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn
tại từ rất lâu trong lịch sử.
Như vậy, khái niệm bạo lực có thể hiểu như sau:

13


Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người
khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng gây tổn
thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển gây ra sự mất mát.
Hình thức bạo lực phổ biến nhất mà chúng ta thấy là bạo lực gia đình
1.1.6.

Bạo lực gia đình

Có rất nhiều khái niệm về bạo lực gia đình. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tôi
sử dụng khái niệm của tác giả Hồng Bá Thịnh.
Bạo lực gia đình là các hành vi bạo hành xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự
xâm phạm và ngược đãi về thân thể, tinh thần hay tình cảm giữa các thành viên
trong gia đình. Bạo hành gia đình là sự lạm dụng quyền lực một hành động nhằm
hăm dọa hoặc đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm sốt
người đó.
Bạo lực trong gia đình là một hình thức tu nhỏ và đặc biệt của bạo hành xã hội:

sự khác biệt giữa bạo hành gia đình với các dạng thức của bạo hành xã hội ở chỗ
bạo hành gia đình lại diễn ra giữa những người thân, những người cũng huyết
thống…
Bạo lực gia đình dù chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình nhung khơng dễ xóa bỏ.
Thực tế cho thấy có nhiều dạng thức và các kiểu bạo hành gia đình như bạo hành
của chồng với vợ, bạo hành của vợ với chồng, bạo hành của bố mẹ với con cái, bạo
hành của anh chị em trong gia đình, bạo hành và mối quan hệ mẹ chồng nàng
dâu…
Bạo lực gia đình có thể phân chia thành nhiều dạng khác nhau. Theo tác giả Lê
Thị Quý thì có thể chia ra thành các dạng: Bạo hành thân thể, bạo hành tâm lí (bạo
hành về tinh thần), bạo hành lao động hoặc kinh tế và bạo hành tình dục. Tuy nhiên

14


trong nghiên cứu này, tôi chỉ tập trung vào hai loại hình thức bạo lực là bạo lưc thể
chất và bạo lực tinh thần giữa vợ và chồng.
1.1.7.

Bạo lực thê chất.

Bạo lực thể chất bao gồm nhổ, cào cấu, cắn lắc mạnh, bóp nghẹt, xơ đẩy,…hoặc
dùng vũ khí với nạn nhân bị bạo hành. Bạo lực thân thể có thể gây ra tổn thýõng về
thể chất rất lớn hoặc nếu không cũng ðể lại những tổn thýõng về mặt tâm lý cho
nạn nhân.
1.1.8.

Bạo lực tinh thần

Bạo lực tinh thần: Tấn cơng đối tượng bằng lời nói dùng để nhấn mạnh đến

những điểm tổn thương trong tâm lý của nạn nhân hoặc hạ nhục nạn nhân trươc
mặt người thân, bạn bè hay thậm chí là cả người lạ.
1.1.9.

Thái đợ

Theo từ điển xã hội học Oxford:
Thuật ngữ “Thái độ” được định nghĩa theo nhiều cách: là sự định hướng tới
một cá nhân, tình huống, thiết chế hay một quá trình xã hội. Điều đó để biểu thị
một giá trị hay niềm tin tiềm ẩn hoặc đối với những người cho rằng chỉ có thể
phỏng đốn được thái độ thơng qua hành vi quan sát được, thì thái độ là một xu
hướng hành động theo các cá nhân và tình huống.

15


Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thái độ của học sinh THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên đối với tình trạng bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình.
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Yên Mỹ nằm tại địa phận Thôn Hào Xuyên – Xã Tân Lập –
Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên, bên đường quốc lộ 39A cách thị xã Hưng Yên
30Km. Tháng 8 – 1965 Trường THPT Yên Mỹ được thành lập. Nhà trường có
nhiệm vụ giáo dục, đào tạo cho con em 17 xã, thị trấn trong Huyện. Trải qua 44
năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã phải chuyển địa điểm từ Xuân
Trường – Đồng Than về Thanh Long – Yên Mỹ, từ Thanh Long di chuyển về Tân
Lập.
Qua 44 năm nhà trường vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng và phát triển. Trong
quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường đã song hành cùng sự phát triển

của lịch sử dân tộc. Nhà trường đã trải qua cả thời chiến và thời bình, thời kỳ bao
cấp và thời kỳ đổi mới hiện nay. Lúc đầu mới thành lập trường chỉ có 4 lớp (3 lớp
8 và 1 lớp 9) với số lượng là 220 học sinh. Tổng số 13 cán bộ giáo viên, cơng nhân
viên trong đó Đảng viên 4 đ/c, Cơng đồn viên 13 đ/c Đồn Thanh niên Cộng sản
HCM 8 đ/c. Năm học 2006 – 2007: Nhà trường có 48 lớp, do số lượng học sinh
tăng nhanh nên tháng 8 năm 2007 theo đề nghị của nhà trường, UBND Huyện, Sở
GD&ĐT, UBND tỉnh Hưng Yên quyết định mở thêm trường THPT Minh Châu
tách ra từ trường THPT Yên Mỹ. Năm học 2008 – 2009 trường có 39 lớp. Tổng số
1680 học sinh. Hội đồng giáo dục nhà trường gồm 93 cán bộ, giáo viên, nhân viên
(100% giáo viên đạt chuẩn, có 5 Thạc sĩ, 3 đồng chí đang học cao học cuối năm
2009 sẽ bảo vệ), trong đó Đảng viên 31 đ/c, Cơng đồn viên 91 đ/c, Đồn Thanh
niên Cộng sản HCM 43 đ/c. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được củng cố và
phát triển. Năm 1965 Nhà trường có 4 phịng học tranh tre lứa lá nhưng đến năm
16


2008 – 2009 Nhà trường có 37 phịng học, 12 phịng chức năng trong đó có 39
phịng kiên cố cao tầng khuôn viên của nhà trường khang trang sạch đẹp, “Trường
ra Trường, Lớp ra Lớp”, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của Đảng, chính
quyền các cấp, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong huyện. Ở bất kỳ thời
điểm nào nhà trường cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
của mình, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường năm sau cao hơn năm
trước. Năm học 2007 – 2008 học sinh tốt nghiệp đạt 96,5%, tỷ lệ học sinh đỗ ĐH
đạt 30,2%. Qua từng năm tháng xây dựng và phát triển nhà trường đã được các
cấp, các ngành, huyện, hỉnh, Bộ Giáo dục khen thưởng với nhiều hình thức, tặng
Cờ, Bằng khen, Giấy khen, trường tiên tiến xuất sắc.v.v…Đặc biệt năm 2001 Nhà
trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Những thành tích Nhà trường đã đạt được:
+ Nhà trường liên tục được UBND Tỉnh công nhận là Trường Tiên tiến xuất sắc
+ Chi bộ: Liên tục được công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu cấp

Huyện,được tặng Cờ và Bằng khen
+ Cơng đồn: Liên tục được cơng nhận là Cơng đồn vững mạnh xuất sắc, được
Tổng Cơng đồn Việt Nam, Liên đồn Lao động Tỉnh Hưng Yên tặng Bằng khen.
+ Đoàn thanh niên CSHCM: Liên tục được công nhận là trong sạch vững mạnh và
được Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn tặng bằng khen. Trung ương Đồn tặng Cờ.
Nhìn lại q trình 44 năm qua dù đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm, nhiều khó
khăn nhưng Trường THPT Yên Mỹ với cố gắng vươn lên không ngừng về mọi mặt
thực sự trở thành trung tâm văn hố, khoa học của Huyện, có uy tín với nhân dân,
có niềm tin của Đảng hồn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho.
2.2.Thực trạng bạo lực gia đình.
2.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình xảy ra trong 12 tháng qua.

17


Sau khi đi thực tế tại địa bàn một thời gian để phục vụ cho đề tài nghiên cứu
của mình, tôi đã thu thập được một số thông tin về thực trạng bạo lực gia đình, mà
cụ thể ở đây là bạo lực thể chất và tinh thần giữa cha và mẹ, qua việc trưng cầu ý
kiến của các em học sinh trường THPT Yên Mỹ. Và kết quả thu được như sau:
Biểu 2.1. Thực trạng bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình (%)

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài
Qua biểu đồ trên có thể thấy được phần nào thực trạng bạo lực giữa cha và mẹ
trong gia đình của các em học sinh trường THPT THPT Yên Mỹ. Trong 100 em
khi được hỏi về việc cha mẹ có xảy ra bạo lực trong 12 tháng gần đây hay khơng,
thì có đến 67 em (chiếm 67 %) số học sinh trả lời là có, và chỉ có 33 em (chiếm
33%) số trẻ em trả lời là chưa. Điều này chứng tỏ, hiện tượng cha mẹ xuất hiện
hành vi bạo lực để con cái chứng kiến được là một hiện tượng khá phổ biến đối với
học sinh trường THPT n Mỹnói riêng và đối với các gia đình trong xã hội hiện
nay nói chung.

18


Trong một xã hội kinh tế thị trường như hiện nay, việc các cá nhân phải cố
gắng chạy theo lợi ích kinh tế, nỗ lực làm việc để nâng cao điều kiện sống của bản
thân và gia đình đã là một trong những nguyên nhân gây nên căng thẳng cho chính
họ. Điều này cũng dẫn đến việc các cá nhân bị dồn nén do sức ép của công việc,
cuộc sống và rất dễ sinh ra nóng giận. Việc xung đột trong gia đình giữa cha và mẹ
là khơng thể tránh khỏi trong các gia đình hiện nay. Tuy nhiên, thì cha mẹ vẫn cịn
coi những xung đột đó của mình là không ảnh hưởng đến con cái. Điều này chứng
minh khi mà đại đa số những trẻ được phỏng vấn ngẫu nhiên thì đã đều chứng kiến
ít nhất một lần cha và mẹ có bạo lực thể chất và tinh thần với nhau, trong thời gian
là 12 tháng gần đây.
Khi tiến hành phỏng vấn sâu với 3 em học sinh THPT Yên Mỹ, tôi đã thu được
kết quả về việc các em chứng kiến bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần giữa cha và
mẹ trong 12 tháng qua:
“…trong gia đình thì những việc như tranh cãi nhau thì chẳng bao giờ tránh
được chị ạ. Gia đình em cũng thế, vừa mới gần tết vừa rồi bố mẹ em cũng xảy ra
xích mích trước mặt chúng em.” (PVS, nữ, lớp 12, THPT THPT Yên Mỹ).
Hay như: “Có chị ạ. Không phải là chỉ một hai lần đâu. Khá là nhiều lần bố
mẹ cãi nhau, xúc phạm lẫn nhau trước mặt bọn em ấy.” (PVS, nam, lớp 11, THPT
Yên Mỹ).
“…chiến tranh lạnh trong nhà em là chuyện quá sức bình thường. Có khi cả
mấy ngày trời bố mẹ cũng chẳng nói với nhau câu nào…Có lần bố em cịn đe dọa
mẹ em, bảo là đuổi ra khỏi nhà, rồi ly hơn nữa.” (PVS, nữ, lớp 12, THPT n Mỹ)
Vơ hình chung cha mẹ không nhận thấy ngay được những ảnh hưởng của việc
con trẻ chứng kiến xung đột xảy ra giữa cha và mẹ mình. Đó cũng là ngun nhân
khiến cho trẻ phải chịu nhiều ảnh hưởng và tác động từ việc chứng kiến cha mẹ
mình xảy ra hiện tượng bạo lực.
2.2.2. Các hình thức bạo lực phổ biến


19


Có nhiều hình thức bạo lực gia đình khác nhau, nhưng chủ yếu là ở 2 hình thức bạo
lực chính đó là bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần.
Khi tiến hành phỏng vấn sâu 3trường hợp để phát hiện ra loại hình bạo lực
phổ biến diễn ra trong gia đình giữa cha và mẹ là loại hình nào, tơi đã thu được kết
quả như sau:
Cả 3 gia đình có bạo lực xảy ra trong vịng 12 tháng trở lại đây đều xuất hiện
loại hình bạo lực tinh thần, với tần suất khá cao. Với những hành động theo các em
miêu tả là: “…bố chửi rủa mẹ em là đồ con nọ, con kia.”
Tuy nhiên về bạo hành thể chất thì chỉ diễn ra ở một số ít gia đình với mức độ
nghiêm trọng khác nhau, cụ thể ở đây là 1/3 gia đình có xuất hiện bạo lực thể chất.
Trong đó những hành vi chủ yếu diễn ra là: đánh đập, xơ đẩy, túm tóc và đập vỡ
chén đĩa, đồ đạc trong gia đình.
“…Mới tháng trước thơi, có lần bố mẹ em tức nhau, ngay trong bữa ăn cơm
mà bố ném hết đồ đạc đi, đập vỡ chén đũa trước mặt chúng em. Nói chung ban
đầu sự việc cũng chẳng có gì to tát, chỉ là trách cứ nhau chuyện quan tâm đến con
cái. Rồi dần dần bố nói, mẹ nói. Thế là xích mích thơi.” (PVS, nam, lớp 10, THPT
Yên Mỹ).
Điều này cũng được chứng minh qua số liệu tôi đã thu thập được tại địa bàn:
Bảng 2.1: Các loại hình bạo lực giữa cha và mẹ phổ biến trong gia đình
học sinh tại trường THPT Yên Mỹ.
Loại hình bạo lực gia đình

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Bạo lực tinh thần

42

42,0

Bạo lực thể chất

25

25,0

Cả bạo lực tinh thần và thể chất

32

32,0

Tổng số

100

100

20


Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài
Qua bảng số liệu trên có thể thấy được rằng, bạo lực tinh thần là loại hình bạo
lực diễn ra phổ biến nhất trong 2 loại bạo lực gia đình giữa cha và mẹ mà tơi

nghiên cứu trong đề tài này. Loại hình bạo lực tinh thần đơn thuần chiếm đến 42 %
(42 vụ), trong khi bạo lực thể chất chiếm có 25 vụ (25 %). Và thường thì bạo lực
tinh thần và bạo lực thể chất trong nghiên cứu này hay đi đôi với nhau, điều này
được chứng minh ở con số 32 vụ diễn ra cả 2 loại hình này (chiếm đến 32 %).
Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc nghiên cứu loại hình nào diễn ra phổ
biến, tơi cịn đi sâu hơn vào những hình thức bạo lực cụ thể trong hai loại bạo lực
gia đình giữa cha và mẹ. Và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2. những hành động cụ thể trong hai loại bạo lực thể chất và bạo
lực tinh thần.
Hình thức

Hành động

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Chiến tranh lạnh (thờ ơ, lãnh đạm…)

Nhục mạ, lăng mạ

41

41,0

Đuối ra khỏi nhà

64


64,0

43

43,0

42

42,0

Ném đồ vật làm tổn thương đến thân thể

chất

38,0

Xô, đẩy

Bạo lực thể

38

Đập vỡ đồ đạc trong nhà

thần

52,0

Đe dọa

Bạo lực tinh

52

35

35,0

Lắc mạnh, bóp cổ

21

21,0

Đấm, đánh bằng tay/chân

65

65,0

Sử dụng đồ vật khác để gây tổn thương

28

28,0

người khác

21



thể chất (gậy, roi…)

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài
Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy được, biểu hiện phổ biến nhất diễn ra khi
có bạo lực tinh thần hay thể chất giữa cha và mẹ chính là đuổi ra khỏi nhà (chiếm
64,0 %), sau đó là đến biểu hiện chiến tranh lạnh (52,0%), đập vỡ đồ đạc (43,0%),
xơ đẩy (41,0 %). Ngồi ra cịn một số những biểu hiện cụ thể khác như nhục mạ,
lăng mạ hoặc đe doạ người bị bạo lực.
Còn đối với bạo lực thể chất, hành động bạo lực mà các em trả lời nhiều nhất
là Đấm, đánh bằng tay/chân (65,0%), biểu hiện bóp cổ, lắc mạnh chỉ chiếm 21,0%.
Vậy, qua những thơng tin và số liệu tôi thu thập được trong quá trình điều tra.
Có thể khẳng định lại một lần nữa rằng: Tại địa bàn nghiên cứu, đại đa số các gia
đình đã từng có hiện tượng bạo lực diễn ra giữa cha và mẹ với những hình thức và
mức độ khác nhau. Và hình thức phổ biến nhất chính là bạo lực tinh thần với biểu
hiện thường thấy là đuổi ra khỏi nhà.
2.2.3. Nguyên nhân.
Bạo lực gia đình xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nghiên cứu
khác nhau tuy có đưa ra những điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến bạo lực
gia đình, nhýng nhìn chung các nghiên cứu này đều thống nhất chỉ ra một số
nguyên nhân cơ bản như sau:
- Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực nam/chồng ðối
với nữ/ngýời vợ trong gia đình. Trong gia đình, ngýời phụ nữ có vị thế và quyền
lực khơng nganh bằng với nam giới, khơng có quyền tham gia vào các quyết ðịnh
trong gia ðình, khiến họ dễ bị bạo lực do nam giới gây ra. Ảnh hưởng của nền văn
hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là

22



những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn
mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội.
- Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới
bạo lực gia đình vì khó khãn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc
đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu
không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình Những cặp vợ
chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh
hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng
nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ..
Nhiều cơng trình nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam đã cho thấy: kinh tế
gia đình khó khăn là một trong những ngun nhân quan trọng dẫn đến bạo lực gia
đình. Tất nhiên, chúng ta khơng thể coi đói nghèo là yếu tố lớn nhất làm nảy sinh
hành vi bạo lực. Bởi lẽ thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng quanh năm bị cái nghèo
đeo bám nhưng vẫn sống với nhau đầm ấm, hòa thuận hoặc có những gia đình khi
cịn khổ cực thì hai vợ chồng có một cuộc sống êm đềm, thương yêu nhau nhưng
đến khi kinh tế gia đình khá giả thì lại nảy sinh nhiều vấn đề, khơng có hạnh phúc.
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến bạp lực gia đình cũng được tơi nghiên cứu khi
làm đề tài này. Khi tiến hành phỏng vấn sâu với 3 trường hợp, tôi cũng đã tiếp cận
được một số trẻ vị thành niên mà gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn và thấy
rằng: Kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng có tác động đến việc bạo hành
gia đình giữa cha và mẹ: “ Bố mẹ em có cãi nhau, xô xát nhau cũng là do kinh tế
gia đình cả. Chỉ vì túng thiếu, tiền khơng đủ tiêu đâm ra nóng nảy, chứ bố em cũng
khơng phải người tàn ác. Giận quá thì tát mẹ em vài cái sau đó vài hơm lại tìm
cách làm lành. Hoàn cảnh gia đình em khổ quá chứ đầy đủ thì chẳng đến nỗi
phải như vậy” (PVS, học sinh nữ,lớp 12, TPHTYên Mỹ). Thực tế, trong 3 trường
hợp xuất hiện bạo lực, có 2 trường hợp gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn. Và
bạo hành gia đình diễn ra ở cả 2 gia đình này với các hình thức và mức độ khác
23



nhau. Nhưng chủ yếu là bạo hành về tinh thần (2/3 hộ), còn bạo lực thể chất chỉ
xuất hiện ở 1/3 hộ gia đình.
“…Bố em học hết lớp 7, mẹ em thì chỉ hết tiểu học thơi…gia đình em được
xét duyệt vào hộ nghèo…bình thường thì bố mẹ ít xảy ra mâu thuẫn lắm chị ạ.
Nhưng mà cứ khi nào đến tháng phải nộp tiền nọ tiền kia thì bắt đầu bố mẹ em lại
nói lẫn nhau. Bố mẹ chửi nhau là vô dụng, rồi thằng nọ con kia. Em chán lắm chị
ạ. Có khi em chẳng dám xin tiền nộp học phí, vì biết bố mẹ cũng chẳng có tiền. Xin
chỉ tổ lại làm cho bố mẹ mắng chửi nhau thêm…”(PVS, nam, lớp 11, THPT Yên
Mỹ). Hay như:
“Nguyên nhân để bố mẹ em hay cãi nhau với đánh nhau chỉ có một chữ thơi –
tiền. Lúc nào cũng tiền, tiền với cả tiền. Bố em thì hay cờ bạc nên nhà em cũng
chẳng có điều kiện chị ạ. Mỗi lần về nhà là bố lại địi tiền mẹ, khơng địi được thì
chửi mẹ, đánh mẹ, có khi cịn đánh cả em…”(PVS, nữ, lớp 12, THPT THPT Yên
Mỹ).
Trong một xã hội đang phát triển cùng với một nền kinh tế thị trường tăng
trưởng nhanh, thì kinh tế là một trong những yếu tố cần thiết để có thể duy trì được
cuộc sống của mỗi một gia đình. Chính sức ép về công việc, chi tiêu cho học hành,
sinh hoạt của gia đình và con cái đã vơ hình chung gây ra những ảnh hưởng về tâm
lý như: stress, không kiềm chế được bản thân lúc nóng giận…và là một trong
những ngun nhân chính gây ra bạo hành gia đình ở nước ta nói chung và ở thành
phố Phủ Lý nói riêng hiện nay.
-Về trình độ dân trí: trong nghiên cứu này, tơi cũng chỉ ra được yếu tố dân trí
ảnh hưởng đến bạo lực gia đình, cụ thể như sau: trong 3 gia đình (PVS) có xuất
hiện bạo lực trong 12 tháng trở lại đây thì có đến 2/3 gia đình là cha hoặc mẹ có
trình độ dân trí dưới lớp 7. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến
bạo lực gia đình giữa vợ và chồng. Khi trình độ dân trí thấp thì đa số các cá nhân
sẽ khơng có hiểu biết, và khi khơng có hiểu biết thì họ thường khơng có khả năng
24



để tự vệ hay giải quyết khi xảy ra xung đột. Mà đặc biệt là trong 10 gia đình đó thì
số phụ nữ có trình độ học vấn thấp lại chiếm đa số (2/3). Khi phụ nữ có trình độ
dân trí thấp thì thường họ vẫn sẽ sống theo tư tưởng xưa cũ - “trọng nam”, đa phần
họ chỉ tập trung vào việc chăm sóc cho gia đình, chồng con, ít có cơ hội hoặc là
khơng quan tâm đến việc nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động xã hội.
Chính bởi vậy mà phụ nữ thường có trình độ học vấn thấp hơn nam giới trong các
gia đình ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn nghiên cứu của tơi nói riêng. Trong
nhiều trường hợp, khi tiến hành phỏng vấn sâu trẻ vị thành niên, khi được hỏi về
kinh tế của gia đình mình, các em cho biết, trong gia đình, mẹ em phải chịu phụ
thuộc về kinh tế vào bố, tất cả tiền chi tiêu của gia đình là bố làm ra, đó cũng là
ngun nhân dẫn đến tình trạng bạo lực: “Do kinh tế gia đình khó khăn, khơng có
tiền, bố em lại hay nhậu rời khơng có lý trí nên cứ về đến nhà là trút giận, đánh mẹ
con em. Nhiều lúc em cũng cự lại nhưng bố em đánh chửi em, rồi chửi mẹ em là
khơng làm ra tiền thì khơng có qùn được nói. Lúcấy, em chỉ muốn bỏ học để đi
làm để cho gia đình đỡ khổ thơi” (PVS,nam,lớp 11, THPT n Mỹ).. Có em cịn
cho biết: “Sau khi gây lộn, thường vào buổi sáng bố em cịn khơng thèm đưa tiến
ăn sang cho em mà bỏ đi ln, có khi đến 2,3 ngày mới về. Cũng có khi chiến
tranh lạnh với mẹ em, khơng nói chuyện một thời gian. Thơng thường em luôn là
người làm lành với cả bố và mẹ để khơng khí gia đình đỡ u ám” (PVS, học sinh
nữ, lớp 10, THPT Yên Mỹ).
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình cịn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ
phận người dân cịn thấp cũng là ngun nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình
vẫn cịn tiếp tục xảy ra.
- Các nguyên nhân về tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại
dâm…và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tng…cũng là những
ngun nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. Phần lớn các hành vi bạo lực
25



×