Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số kinh nghiệm ôn luyện giúp học sinh THPT nâng cao điểm thi môn sinh học trong kỳ thi THPT quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.17 KB, 38 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đối với học sinh THPT kết quả thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển
đại học, cao đẳng (trước đây gọi là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng) đã trở
thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu, là động lực chi phối suy nghĩ và hành
động của các em. Kết quả thi THPT Quốc gia của học sinh không chỉ là dấu mốc
đánh dấu cho một sự khởi đầu mới, đó là giáo dục ở cấp cao hơn (giáo dục
chuyên nghiệp), mà nó còn mang tính chất quyết định đến sự lựa chọn môi
trường giáo dục chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí, động
lực, cống hiến... của mỗi cá nhân cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc sau
này. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước cùng với ngành giáo dục đang
tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần NQ số 29 của
Trung Ương… thì kết quả thi THPT Quốc gia cao mang lại cho học sinh rất
nhiều lợi thế, từ tự tin xét tuyển đến việc lựa chọn cho mình môi trường giáo dục
chuyên nghiệp phù hợp với sở thích, nhu cầu và năng lực, điều này góp phần
không nhỏ đến đầu ra của các em sau này.
Nhưng để có được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia thì không phải
là dễ dàng. Đặc biệt với môn Sinh học là môn thi trắc nghiệm, với đặc thù là phổ
kiến thức rộng, thời gian làm bài ngắn, học sinh phải kết hợp tốt cả kiến thức và
kĩ năng làm bài... để đạt được điểm cao thì lại càng khó.
Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học THPT, tôi luôn nhận thức rõ về
trách nhiệm của bản thân đối với hiệu quả của môn học. Bởi thế tôi đã không
ngừng suy nghĩ, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng,
ôn thi THPT Quốc gia môn sinh học. Những giải pháp hỗ trợ các em không chỉ
trong việc tiếp thu kiến thức mà còn mang lại kết quả đánh giá môn học tốt nhất,
những giải pháp này bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, làm tôi
yêu nghề hơn và mạnh dạn chia sẻ: “Một số kinh nghiệm ôn luyện giúp học
sinh THPT nâng cao điểm thi môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc gia với
mục đích xét tuyển đại học, cao đằng” để cùng trao đổi với đồng nghiệp trong
quá trình giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu


- Nâng cao điểm thi môn Sinh học cho học sinh trong kì thi THPT Quốc gia
nhằm mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng.
- Nâng cao nhận thức cho học sinh về hình thức thi trắc nghiệm đồng thời
rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm cho học sinh.
- Rèn luyện, nâng cao được một số kĩ năng cho học sinh như: Kĩ năng tư duy
tổng hợp, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu, kĩ năng tư duy
logic, kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh…
- Định hướng phát triển một số năng lực ở học sinh như: Năng lực tự học,
năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực khai thác sách giáo khoa và các tài liệu
học tập, năng lực vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học…

1


- Góp phần thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học,
tôi đã nghiên cứu đối với 2 lớp ban khoa học tự nhiên có điểm đầu vào cao nhất
khối, thuộc 2 khóa học của trường THPT Triệu Sơn 3, cụ thể:
- Lớp thực nghiệm: Lớp H6 (khóa học 2012 – 2015).
- Lớp đối chứng: Lớp G6 (khóa học 2011 – 2014).
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng
nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực học tập
môn Sinh học trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi
đã:
- Tìm hiểu về các kĩ năng làm bài trắc nghiệm.

- Tìm hiểu nhận thức của học sinh về vai trò của môn Sinh học trong định
hướng nghề nghiệp của bản thân.
- Nhận thức về cấu trúc đề thi THPT Quốc gia và tìm hiểu về kĩ thuật ra đề
trắc nghiệm.
- Tổ chức áp dụng đề tài vào thực tế dạy thêm môn Sinh học THPT tại
trường THPT Triệu Sơn 3.
- Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp
dụng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Sinh học là môn được lựa chọn đánh giá theo hình thức trắc nghiệm
khách quan trong kì thi THPT Quốc gia, với thời gian làm bài 90 phút, học sinh
phải hoàn thiện 50 câu trắc nghiệm. Như vậy, mỗi câu trắc nghiệm trung bình
học sinh chỉ có 1,8 phút để thực hiện, trong khi đó hiện nay với cách thức ra đề
tích hợp, để trả lời mỗi câu trắc nghiệm đòi hỏi học sinh cùng lúc phải giải quyết
nhiều bài toán nhỏ liên quan. Vậy để có được kết quả cao trong kì thi THPT
Quốc gia đòi hỏi học sinh phải kết hợp tốt giữa kiến thức môn học và kĩ năng
làm bài.
Với phổ kiến thức trong thi trắc nghiệm được phủ khắp chương trình lớp
12, đồng thời kết hợp với đặc thù bộ môn Sinh học là kết hợp giữa lí thuyết –
thực hành – thực tiễn, kết hợp giữa các cơ chế với cơ sở lí luận... thì việc trang
bị kiến thức cho học sinh đã khó, nhưng học sinh vận dụng được những kiến
thức này vào giải quyết các vấn đề của môn học lại càng khó hơn.
Bên cạnh đó, kĩ năng làm bài trắc nghiệm lại cũng là khâu quyết định đến
hiệu quả đánh giá môn học. Thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải nhanh nhạy
trong nhận định đề và giải quyết yêu cầu của đề. Làm thế nào để học sinh trả lời
2


đúng, trả lời trúng và trả lời nhanh? Thì đây lại là yêu cầu đặt ra đối với giáo

viên, người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn các em làm bài. Chỉ khi nào giáo
viên giải quyết được bài toán kết hợp giữa kiến thức môn học và kĩ năng làm bài
thì các câu trả lời trên mới được giải đáp bằng điểm số cao trong kì thi THPT
Quốc gia. Đặc biệt trong thời kì đất nước hội nhập, yêu cầu môn học và kĩ thuật
ra đề của nước ta ngày một hoàn thiện hơn, hay hơn và hiệu quả hơn, những
trường đại học hàng đầu ngày càng khẳng định đẳng cấp của mình với điểm đầu
vào cao ngất ngưởng, thì đối với người học để đạt được kết quả cao trong kì thi
THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển cao đẳng, đại học lại càng “bức thiết”
hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối với yêu cầu bộ môn Sinh học: Nội dung thi THPT Quốc Gia gói gọn
trong chương trình lớp 12, tuy nhiên kiến thức Sinh học lớp 12 với đặc thù bộ
môn gồm nhiều chuyên đề như cơ chế di truyền - biến dị, tiến hóa, sinh thái...
vừa nhiều lí luận nhưng nhiều phần lại khó vận dụng vào thực tiễn, vừa nhiều lí
thuyết, nhiều cơ chế nhưng lại khó thực hành... dẫn đến học sinh rất khó nhớ
kiến thức, khó vận dụng vào giải quyết các bài toán. Bên cạnh đó có nhiều bài
thời lượng phân bố trong giảng dạy ngắn nhưng lại nặng về cơ sở lí luận và các
cơ chế (như phần tính quy luật của hiện tượng di truyền) vì vậy càng khó khăn
cho học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Mặt khác, những năm gần đây chất
lượng đề thi THPT Quốc gia các môn nói chung và môn Sinh học nói riêng luôn
được chú trọng, được các nhà chuyên môn cũng như giáo viên và học sinh đánh
giá cao, đề thi luôn có sự đổi mới, bất ngờ, đảm bảo chuẩn kiến thức – kĩ năng...
đặc biệt trong cách ra đề, cách hỏi đối với môn Sinh học vừa mang tính đặc thù,
vừa phủ kiến thức, vừa đảm bảo cấu trúc, vừa đảm bảo phân loại học sinh và
vừa đổi mới. Vì thế, trung bình điểm thi THPT Quốc gia của các em không cao
là điều dễ hiểu.
Đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh học THPT: Không phải giáo viên
nào cũng tham gia trực tiếp vào bồi dưỡng, ôn luyện cho học sinh thi THPT
Quốc gia và bản thân giáo viên được giao trọng trách này cũng không phải ai
cũng nhận thức đúng về hình thức thi trắc nghiệm khách quan, nhận thức đúng

về kĩ thuật ra đề, từ đó có nhận định đúng, có cách làm đúng, cách làm phù hợp.
Đối với học sinh: Có nhiều nguyên nhân kiến cho học sinh ngày càng
không mặn mà với môn Sinh học, ngày càng ít học sinh lựa chọn thi khối B hay
sử dụng tổ hợp xét tuyển đại học có môn Sinh học, nhưng trong đó phải kể đến
hai nguyên nhân chính, đó là các trường chuyên nghiệp tuyển sinh khối B (hoặc
tổ hợp xét tuyển) ít và điểm đầu vào các trường, chuyên ngành này lại quá cao.
Trước thực trạng này nhiều trường THPT số học sinh học khối B rất ít, trong khi
đó những học sinh đã lựa chọn thi khối B thì môn Sinh học là môn mà các em
“ngại” học nhất trong các môn khối, bởi theo nhiều học sinh đây là môn rất đặc
thù, nhiều lí thuyết, lí thuyết thì khó nhớ, khó suy luận, bài tập dài, nhiều dữ
kiện, nội dung kiến thức tập trung vào chương trình 12 nên gây áp lực tâm lí...

3


Bên cạnh đó trường THPT Triệu Sơn 3, nơi tôi công tác là ngôi trường nằm
ở vùng cao nhất của huyện Triệu Sơn, một vùng được đánh giá là trũng cả về
kinh tế và giáo dục, vì thế nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là nâng cao điểm
thi THPT Quốc gia ở đây không phải là vấn đề dễ dàng.
Thực trạng trên đã làm tôi trăn trở rất nhiều, tự kiểm điểm lại bản thân và
nghĩ ra rất nhiều phương án khác nhau để cải thiện, nhưng để nâng cao được kết
quả thi THPT Quốc gia thật không dễ, đòi hỏi phải có kế hoạch, phương pháp
hợp lí và kiên trì trong một khoảng thời gian dài.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho học sinh về môn học
Từ khi thực hiện thay sách giáo khoa thì bản thân ở mỗi trường THPT
ngay từ đầu mỗi khóa học đều có sự khảo sát và sắp xếp lớp học cho phù hợp
với năng lực và nguyện vọng của học sinh. Môn Sinh học trở thành môn được
lựa chọn thi đại học khối B đối với học sinh học theo ban khoa học tự nhiên. Và
đối với giáo dục THPT thì kết quả thi THPT Quốc gia là khâu quan trọng nhất

để đánh giá hiệu quả giáo dục. Bản thân là giáo viên tôi nhận thức rõ để có được
kết quả cao thì phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy và trò. Vì thế ngay trong
buổi đầu tiên gặp mặt các em học ban khoa học tự nhiên, với vai trò là một giáo
viên bộ môn tôi đã nắm bắt nhanh thông tin, nguyện vọng và mục tiêu của các
em thông qua việc yêu cầu các em hoàn thiện bản “thông tin cá nhân” như sau:
THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và Tên………………………………………Giới tính………………
2. Ngày sinh………………………………………Dân tộc………………..
3. Nghề muốn làm trong tương lai:…………………………………............
4. Trường đại học muốn học: ………………………………………………
5. Khối thi (xét tuyển) đại học........................................................................
6. Mục tiêu điểm thi THPT Quốc gia từng môn:
Môn:.................đạt:........điểm
Môn:.................đạt:........điểm
Môn:.................đạt:........điểm
Môn:.................đạt:........điểm
Môn:.................đạt:........điểm
Môn:.................đạt:........điểm
Sau khi hoàn thành “thông tin cá nhân” của mỗi hoc sinh, tôi đã có thể
nắm bắt tổng quát về tâm tư, nguyện vọng cũng như mục tiêu của mỗi học sinh
Từ đó, tôi đi sâu vào tâm lí và đánh thức sự quyết tâm ở mỗi học sinh đối với
từng môn học khối và đặc biệt là môn Sinh học, môn mà tôi đang trực tiếp khảo
sát. Tôi phân tích cho học sinh thấy được:
Thứ nhất: Trọng lượng ngang nhau của các môn đóng góp vào kết quả chung
thi đại học, từ đó để học sinh nhận thức được sự “đầu tư” cho mỗi môn là ngang
nhau, không nên học lệch và cũng không nên kì vọng quá vào một môn nào đó.
Ví dụ: Thời gian biểu học tập ở nhà cần có quỹ thời gian tương ứng để ôn
tập đối với từng môn khối.

4



Thứ hai: Tôi nhấn mạnh đối với học sinh để đạt được mục tiêu xét tuyển đại
học của mình thì “gánh nặng” tổng điểm cần chia đều cho 3 môn khối. Như vậy,
vừa phù hợp với khả năng phấn đấu của bản thân, khả năng đậu lại cao hơn rất
nhiều so với việc học lệch.
Ví dụ: Để đạt được điểm xét tuyển đại học là 21 điểm, nếu tính trung bình
mỗi môn phấn đấu 7 điểm thì không khó khăn gì, bởi mức 7 điểm đồi với đề thi
đại học là mức dành cho học sinh khá. Tuy nhiên, cũng với 21 điểm này, nếu học
lệch hoặc có mục tiêu sai như mục tiêu môn 1 là 10 điểm, tổng điểm môn 2 và
môn 3 là 11 điểm. Với mục tiêu như thế này học sinh đó chỉ chuyên tâm vào
môn 1, còn sơ cua đối với môn 2 và môn 3. Tuy nhiên, để môn 1 đạt 10 điểm
không phải là dễ dàng, trong khí đó việc quan niệm sơ cua, không chú tâm thì
môn 2 và môn 3 của học sinh này cũng chưa chắc được tổng 11 điểm. Trong
thực tế cũng đã không ít học sinh có kết cục như vậy.
Thứ ba: Tôi khẳng định với học sinh là các em vẫn còn 3 năm để nuôi ước mơ,
để thay đổi tương lai và để nhận thức đúng hơn về “nghề” và “nghiệp”, vì thế
ngay từ bây giờ các em phải nổ lực trong học tập, tu dưỡng, không nên sao
nhãng với bất kì môn học nào, trong đó có môn Sinh học. Bởi không ít học sinh
không đặt mục tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng môn Sinh ngay từ đầu, không để
ý nhiều đến học tập môn Sinh học nhưng rồi đầu lớp 12, thậm chí mãi đến học
kì II của lớp 12 lại đột ngột chuyển sang thi khối B và lúc đó mới bắt đầu
chuyên tâm học môn Sinh học. Điều này sẽ gây khó khăn cho chính học sinh đó,
gây sốc vì học dồn dập một khối lượng kiến thức lớn... và từ đó sẽ dẫn đến kết
quả thi đại học không cao.
2.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho học sinh về hình thức thi trắc
nghiệm và bước đầu hướng dẫn học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm.
Tôi nhận thức rõ sự cần thiết nâng cao nhận thức cho học sinh về thi trắc
nghiệm, bởi đây là hình thức đánh giá khá mới mẻ đối với học sinh mới bước
vào THPT. Khác với cách đánh giá truyền thống là thi tự luận thì thi trắc nghiệm

vượt trội hơn hẳn về:
- Lượng kiến thức cần đánh giá: Kiến thức đánh giá là phủ được toàn bộ cấu
trúc, mà đối với môn Sinh học thì phần lớn thuộc chương trình lớp 12. Trong nội
dung cấu trúc đề thi thì kiến thức kiểm tra là không có giới hạn, nó có thể là một
vấn đề lớn, một cơ chế, một quá trình... nhưng cũng có thể là một ví dụ, là một
hình chú thích... Vì vậy, trong quá trình học tập dù là chi tiết rất nhỏ thì các em
cũng không được bỏ qua.
- Tốc độ làm bài: Với thi trắc nghiệm tốc độ làm bài được thể hiện rất rõ, trong
thời gian 90 phút các em sẽ phải hoàn thiện 50 câu trắc nghiệm, trong đó nhiều
câu hỏi là dạng tổ hợp cùng lúc của nhiều bài tập nhỏ, vì thế tuy chỉ mang lại 0,2
điểm cho mỗi câu nhưng những câu này đòi hỏi học sinh phải làm nhiều bài tập
nhỏ mới có thể lựa chọn được đáp án đúng. Bên cạnh đó, cách ra đề thi của Bộ
GD – ĐT ngày càng được đánh giá cao, đặc biệt là đối với môn Sinh học, đề
năm sau phân loại tốt hơn năm trước; đề năm sau phản ánh đúng bản chất Sinh
học hơn năm trước; đề năm sau dài hơn năm trước... Vì vậy, tốc độ tư duy làm
5


bài của học sinh có tính chất quyết định cao đồi với kết quả thi THPT Quốc gia
và chính vì thế muốn tư duy nhanh thì phải nắm chắc kiến thức đồng thời cần
rèn luyện kĩ năng làm bài.
- Kĩ năng làm bài: Trong thi trắc nghiệm, kĩ năng làm bài cũng là một yếu tố góp
phần không nhỏ vào thành tích môn học. Học sinh phải biết cách làm câu nào
trước, câu nào sau; đánh dấu câu chưa làm hoặc cần xem lại; biết cách đọc đề,
sử lí số liệu ngay trên đề; gạch chân phần lời dẫn hoặc câu hỏi dễ làm mình mắc
sai lầm...
Như vậy, để có điểm số cao trong thi THPT Quốc gia thì học sinh cần
phải kết hợp tốt kiến thức môn học mà bản thân lĩnh hội được và kĩ năng làm bài
đã được rèn luyện.
Từ những phân tích trên, ngay từ đầu khóa học tôi đã hướng dẫn học sinh

làm bài trắc nghiệm như sau:
Thứ nhất: Với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được lựa chọn một phương án trả lời.
Thứ hai: Đọc kĩ lời dẫn của đề trước khi suy luận để tìm ra phương án trả lời
(đối với câu lí thuyết) hoặc tính toán tìm kết quả (đối với câu bài tập).
Thứ ba: Đối với câu lí thuyết ngay cả khi thấy phương án A là phù hợp thì vẫn
cần phải kiểm tra các phương án còn lại, vì có thể đây chưa phải là phương án
đúng. Đối với câu bài tập tính toán, để làm trắc nghiệm hiệu quả thì cần phải rèn
luyện khả năng giải bài tập tự luận. Vì vậy, tuy là thi trắc nghiệm nhưng không
thể xem nhẹ kĩ năng làm bài tự luận.
Thứ tư: Chú trọng trau rồi kiến thức lí thuyết. Với đặc thù môn Sinh học thì lí
thuyết vẫn chiếm trọng lượng lớn trong đề thi THPT Quốc gia, đặc biệt lí thuyết
lại là cơ sở của nhiều dạng bài tâp (bởi khác với các môn khác bài tập được khai
thác từ các công thức thì môn Sinh học trong toàn bộ chương trình THPT xuất
hiện rất ít công thức vận dụng mà đa số bài tập phải tự suy luận từ lí thuyết căn
bản).
Với những hướng dẫn bước đầu để học sinh làm quen với hình thức đánh
giá trắc nghiệm này, tôi yêu cầu học sinh ghi chép cẩn thận. Tuy rằng, ban đầu
học sinh sẽ thấy mơ hồ về các kĩ năng này, nhưng kết hợp với quá trình rèn
luyện dần qua các đơn vị kiến thức thì những kĩ năng này lại trở nên rất hữu ích,
góp phần không nhỏ vào thành tích học tập của các em.
2.3.3. Biện pháp 3. Bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho học sinh.
Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia được chia thành 7 phần, tương ứng với 7
chuyên đề nghiên cứu như sau:
Chuyên đề 1. Cơ chế di truyền, biến dị.
Chuyên đề 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
Chuyên đề 3. Ứng dụng di truyền vào chọn giống.
Chuyên đề 4. Di truyền quần thể.
Chuyên đề 5. Di truyền học người.
Chuyên đề 6. Tiến hóa.
Chuyên đề 7. Sinh thái.


6


Chính vì vậy, quá trình ôn luyện cho học sinh tôi luôn bám sát vào cấu
trúc này. Tuy nhiên, những chuyên đề có lượng kiến thức lớn, tôi tiến hành chia
nhỏ hơn thành các phần với nội dung tương ứng để dễ dàng nghiên cứu, khai
thác kiến thức, học sinh cũng dễ nắm bắt và vận dụng.
Ví dụ: Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền, biến dị tôi tách thành 2 phần:
- Phần 1: Cơ chế di truyền, biến dị cấp phân tử.
- Phần 2: Cơ chế di truyền, biến dị cấp tế bào.
Song song với việc lĩnh hội kiến thức trong các tiết chính khóa thì trong
các buổi học thêm tôi tiến hành bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho các em, bằng
cách:
Thứ nhất: Tổng hợp các kiến thức liên quan đến mỗi chuyên đề.
Bước 1. Đưa ra các đơn vị kiến thức liên quan với chuyên đề (hoặc nội dung)
đang nghiên cứu.
Ví dụ: Khi nghiên cứu về chuyên đề di truyền học người, gồm các đơn vị
kiến thức:
(1)Các phương pháp nghiên cứu di truyền người.
(2)Các bệnh, tật di truyền ở người.
(3)Di truyền học với bệnh ung thư và bệnh ADIS
(4)Bảo vệ vốn gen của loài người
(5)Một số vấn đề xã hội của di truyền học
Bước 2. Hệ thống lại các kiến thức ở mỗi đơn vị kiến thức, bổ sung, mở rộng
các kiến thức liên quan mà với thời lượng 45 phút của tiết chính khóa chưa có
điều kiện bổ sung.
Ví dụ: Khi học về phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh (thuộc đơn vị
kiến thức: Các phương pháp nghiên cứu di truyền người), để khắc sâu kiến và
đưa ra cách thức xác định sự phụ thuộc của kiểu gen vào môi trường, tôi bổ sung

cho học sinh sơ đồ xác định như sau:
Tính trạng phụ thuộc chủ yếu
vào môi trường

Đồng sinh
cùng trứng

Nuôi ở 2 môi trường

Cho 1 kiểu hình

Cho 2 kiểu hình

Tính trạng phụ thuộc chủ yếu
vào kiểu gen

7


Tính trạng phụ thuộc chủ yếu
vào môi trường

Đồng sinh
khác trứng

Nuôi ở 1 môi trường

Cho 1 kiểu hình

Cho 2 kiểu hình


Tính trạng phụ thuộc chủ yếu
vào kiểu gen
Qua sơ đồ này, học sinh có thể xác định được sự phụ thuộc của kiểu gen
vào môi trường ở mỗi trường hợp cụ thể, từ đó xác định được tính trạng nghiên
cứu có hệ số di truyền cao hay thấp, thuộc tính trạng số lượng hay tính trạng
chất lượng...
Thứ hai: Nếu chuyên đề có bài tập liên quan, tôi chia bài tập của chuyên đề đó
thành các dạng bài tập nhỏ.
Ví dụ: Các dạng bài tập trong chuyên đề di truyền học người gồm:
Dạng 1. Cách xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.
Dạng 2. Cách xây dựng phả hệ.
Dạng 3. Khai thác bài toán từ phả hệ.
Dạng 4. Bài tập xác suất liên quan đến di truyền học người.
Dạng 5. Vận dụng di truyền quần thể để giải các bài tập liên quan đến di truyền
học người.
Với mỗi dạng bài tập, tôi lại tìm tòi, nghiên cứu và cùng với học sinh xây
dựng các bước giải toán phù hợp nhất, từ đó học sinh dễ dàng nắm bắt được
trọng tâm của vấn đề và vận dụng linh hoạt vào giải bài tập.
Ví dụ: Với dạng 3 trong bài tập di truyền học người ở trên, có 7 bước cơ
bản để nhận dạng và giải bài tập, như sau:
Bước 1:
- Lập sơ đồ phả hệ theo số liệu đã cho ở đề bài (nếu đề bài chưa cho phả hệ).
- Chú thích các kí hiệu trong sơ đồ.
Bước 2: Xác định tính trạng bệnh do gen trội hay gen lặn quy định.
Bước 3: Xác định tính trạng (gen bệnh) nằm trên NST thường hay NST giới tính
Bước 4: Quy ước gen.
Bước 5: Tìm kiểu gen của từng người trong phả hệ theo yêu cầu của đề bài.
Bước 6: Giải quyết các yêu cầu khác của đề bài nếu có.
Bước 7: Khẳng định cách di truyền của gen bệnh nếu đề bài yêu cầu.


8


Ví dụ: Nếu gen gây bệnh nằm trên NST X --> sự di truyền của gen bệnh
tuân theo quy luật di truyền chéo. Nếu gen gây bệnh nằm trên NST Y --> sự di
truyền của gen bệnh tuân theo quy luật di truyền thẳng.
Chú ý: Những bước nào đề đã cho hoặc không yêu cầu thì bỏ qua. Tuỳ
vào từng bài cụ thể mà thứ tự các bước có thể thay đổi.
Sau khi đã có phương pháp tổng quát để giải bài tập, tôi tiến hành hướng
dẫn các em luyện tập để nắm chắc được kĩ năng làm bài.
Ví dụ: Câu 9 (ĐH 2011 – Mã đề 248) Cho sơ đổ phả hệ sau:


Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai
alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể
trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác
định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là:
A. 8 và 13
B. 1 và 4
C. 17 và 20
D. 15 và 16
Hướng dẫn giải:
Bước 1. Bỏ qua bước này (vì đề bài đã cho phả hệ và chú thích các kí hiệu).
Bước 2. Xét P: III12 x III13 ta thấy, bố mẹ bị bệnh nhưng sinh con bình thường,
nên tính trạng bệnh phải do gen trội quy định và không xuất hiện tính trạng
trung gian nên tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Bước 3.
- Tính trạng bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ nên gen quy định không thuộc NST
Y.

- Nếu gen quy định tính trạng nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y
thì P: II2 x II4 sẽ không xuất hiện đời sau có con gái bị bình thường (XaXa).
Vậy, gen quy định tính trạng bệnh phải nằm trên NST thường.
Bước 4. Quy ước.
A- Bị bệnh trội hoàn toàn so với a – bình thường.
Vậy, người bị bệnh có kiểu gen ANgười bình thường có kiểu gen aa
Bước 5. Lập luận logic ta có thể điền thông tin về kiểu gen của các cá thể có mặt
trong sơ đồ phả hệ (sơ đồ trên), như sau:

9


aa

aa

Aa

?

Aa

aa

Aa

aa

aa


aa

aa

?

Buớc 6. Khẳng định yêu cầu của đề bài. Căn cứ vào sơ đồ kiểu gen của phả hệ
vừa tìm được ta có thể kết luận đáp án cần chọn theo yêu cầu của đề bài: Trong
những người thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác
kiểu gen do chưa có đủ thông tin là: Cá thể số 17 và 20.
→ Đáp án C. 17 và 20
Với cách chia nhỏ nội dung thành các đơn vị kiến thức, đồng thời hướng
dẫn chi tiết tiến trình giải quyết yêu cầu của đề tạo sự thống nhất về nội dung, sự
liền mạch trong tư duy và kết quả học sinh đã tiếp thu tốt kiến thức lại còn vận
dụng linh hoạt kiến thức lĩnh hội được.
Thứ ba: Bổ sung ngay câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với từng đơn vị kiến thức
và yêu cầu học sinh nghiêm túc thực hiện.
Sau mỗi đơn vị kiến thức có thể là một mục, một bài lí thuyết, một dạng
bài tập, một nội dung kiến thức hay đôi khi là một chuyên đề, một phần... tôi đều
tìm tòi, thiết kế cho các em đề trắc nghiệm phù hợp với đơn vị kiến thức đó, điều
này vừa giúp các em củng cố ngay kiến thức vừa học nhưng đồng thời còn tăng
cường khả năng tư duy, vận dụng vào trả lời trắc nghiệm, cũng như kết hợp để
rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho học sinh.
Ví dụ: Sau khi dạy về phương pháp giải bài tập khai thác bài toán từ phả
hệ và cho học sinh luyện tập, thì tôi yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức và
kĩ năng vừa học vào thực hiện đề trắc nghiệm ở phụ lục 1.
Kết quả làm trắc nghiệm ở mỗi đề này tôi đều lưu lại, để lấy cơ sở đánh
giá khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức và sự tiến bộ của các em.
2.3.4. Biện pháp 4. Gắn việc bồi dưỡng, bổ sung kiến thức với việc kiểm tra,
đánh giá học sinh qua từng chuyên đề.


10


Việc kiểm tra, đánh giá học sinh là một công việc diễn ra thường xuyên,
nhằm tạo cho cho học sinh thoái quen học tập chủ động và liên tục. Đồng thời
cũng qua việc kiểm tra này tôi có thể động viên, uốn nắn kịp thời những học
sinh chưa tiến bộ, học sinh chậm tiến bộ, học sinh chưa thực sự cố gắng... bên
cạnh đó cũng kích lệ được những học sinh có khả năng tiếp thu tốt. Nhận thức rõ
được điều này, nên sau mỗi nội dung kiến thức, hoặc sau một chuyên đề có
nhiều nội dung, hoặc sau một phần... tôi đều tiến hành kiểm tra, đánh giá các em
thông qua hình thức thi trắc nghiệm.
Tuy nhiên để kết quả kiểm tra trở thành động lực phấn đấu đối với mỗi
học sinh, tôi đã tiến hành như sau:
Thứ nhất: Lưu kết quả làm trắc nghiệm đối với từng đơn vị kiến thức và rèn
luyện khả năng làm bài tự luận cho học sinh.
- Với mỗi đơn vị kiến thức, sau khi học sinh làm bài và công bố đáp án, tôi đều
lưu lại kết quả đạt được tương ứng với số điểm của mỗi em.
- Yêu cầu các em phải giải tất cả các câu bài tập ra giấy, trình bày cách thức mà
các em tìm ra được đáp án của bài toán và gắn vào phía sau mỗi đề trắc nghiệm,
nộp lại để giáo viên kiểm tra.
Với cách làm này, không những học sinh chỉ quan tâm đến hoàn thiện đề
thi mà còn phải bố trí thời gian để giải các bài tập tương ứng, điều này vừa giúp
các em rèn luyện khả năng làm bài tự luận cũng như ý thức làm bài nghiêm túc,
đồng thời hình thành cho học sinh thoái quen biết cách thiết lập thời gian biểu
hợp lí cho việc học hành của bản thân.
Thứ hai: Kiểm tra sau một nội dung (hoặc một chuyên đề).
Sau mỗi nội dung hoặc chuyên đề tôi đều tiến hành kiểm tra và đánh giá
học sinh, như sau:
Bước 1. Thiết kế đề kiểm tra gồm 50 câu trắc nghiệm, với 4 mã đề, kiến thức

thuộc nội dung hoặc chuyên đề cần kiểm tra.
Ví dụ: Sau khi học xong phần 1: Cơ chế di truyền, biến dị cấp phân tử
thuộc chuyên đề cơ chế di truyền, biến dị tôi thiết kế đề kiểm tra như ở phụ lục
2.
Bước 2. Tiến hành kiểm tra trong thời gian 90 phút.
Bước 3. Thu bài, chấm bài và tổng hợp kết quả đạt được của mỗi học sinh.
Bước 4. Sửa bài và đánh giá khả năng tiếp thu của các em qua nội dung hoặc
chuyên đề. Quá trình chấm bài tôi liệt kê các câu sai của mỗi học sinh, từ đó tiến
hành phân tích về:
- Khả năng tiếp thu của học sinh.
- Khả năng vận dụng kiến thức đã học.
- Sự linh hoạt, mức độ nhạy bén và khả năng huy động kiến thức liên quan.
Ví dụ: Em Phạm Đình Dương; trung bình các bài trắc nghiệp sau từng
đơn vị kiến thức ở nội dung 2: cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị cấp tế
bào của em rất tốt, đạt 9,75 điểm. Tuy nhiên, khi làm bài tổng hợp về kiến thức
phần này (50 câu trắc nghiệm) thì em lại vướng mắc ở 2 câu, cụ thể:

11


Câu 1: Ở 1 loài 2n = 10, giả sử cặp NST số I chỉ chứa 1 cặp gen dị hợp và xảy ra
trao đổi chéo đơn, cặp NST số II chỉ chứa 2 cặp gen dị hợp và xảy ra trao đổi
chéo kép, các cặp NST khác đều có cấu trúc khác nhau và không xảy ra trao đổi
chéo trong giảm phân. Số loại giao tử tối đa tạo ra là
A. 256.
B. 64.
C. 128.
D. 8.
Đáp án em Dương chọn là đáp án A.
Câu 2. Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Số nhóm gen liên kết ở nam là

A. 22.
B. 23.
C. 25.
D. 24.
Đáp án em Dương chọn là đáp án B.
Phân tích bài làm của em Dương, tôi nhận thấy:
Một là em chỉ làm sai 2 câu trong tổng số 50 câu kiểm tra, điều này cho
thấy khả năng tiếp thu bài của em tốt.
Hai là tôi chỉ ra lỗi sai ở 2 câu:
- Với câu 1: Em đã áp dụng công thức một cách máy móc là trao đổi chéo đơn
cho 4 loại giao tử; trao đổi chéo kép cho 8 loại giao tử; không có trao đổi chéo
nhưng cấu trúc NST khác nhau thì cho 2 loại giao tử. Từ đó, kết quả em lựa
chọn là 4x8x23 = 256 loại giao tử. Tuy nhiên với bài tập này tôi đã chỉ cho các
em thấy rõ: Nếu 1 cặp NST tương đồng chỉ chứa 1 cặp gen dị hợp thì tối đa chỉ
cho 2 loại giao tử; nếu 1 cặp NST tương đồng chỉ chứa 2 cặp gen dị hợp thì tối
đa chỉ cho 4 loại giao tử và từ đó kết quả phải là 2x4x23 = 64 loại giao tử.
- Với câu 2: Em đã biết vận dụng kiến thức về số nhóm gen liên kết bằng số
NST trong bộ NST đơn bội của loài (ở người n = 23), tuy nhiên ở nam có cặp
NST giới tính là XY không tương đồng. Vì vậy, trong quần thể người thì số
nhóm gen liên kết ở nam phải là 24.
Từ những phân tích trên, tôi nhận định tuy em nắm chắc kiến thức đã học
về cách xác định số kiểu gen, số nhóm gen liên kết nhưng khi gắn với nhưng
trường hợp đã biến đổi bài tập so với công thức đã học (như câu 1) hoặc liên hệ
với kiến thức phần khác (như câu 2) thì em chưa linh hoạt trong xử lí bài tập,
dẫn đến kết quả bị sai.
Hay với trường hợp em Lê Thị Hà, trung bình kết quả các bài trắc nghiệm
ở từng đơn vị kiến thức của em chỉ đạt trung bình 5,5 điểm, những câu trả lời
đúng chủ yếu là câu lí thuyết và bài tập mức độ dễ và vừa phải; còn đối với bài
kiểm tra cuối chuyên đề em đạt 5,0 điểm, các câu khó em cũng không làm được.
Từ kết quả này tôi có thể đánh giá khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của

em chỉ đạt ở mức trung bình.
Bước 5. Gửi kết quả về gia đình. Kết quả đạt được của các em sau mỗi nội dung
hoặc chuyên đề cùng những nhận xét về khả năng tiếp thu; vận dụng kiến thức;
ý thức học tập; khả năng phát huy…tôi gửi về gia đình các em và yêu cầu phản
hồi từ phía phụ huynh.
Ví dụ: Thông báo kết quả như ở phụ lục 3.
Với cách làm này không chỉ có thể kịp thời nắm bắt, nhận xét, đánh giá về
khả năng của từng học sinh mà còn kịp thời phối hợp với phụ huynh học sinh
trong giáo dục các em, tạo sự đồng thuận, sự ủng hộ từ phía gia đình các em.
12


2.3.5. Biện pháp 5. Ôn tập tổng hợp
Bước 1. Phân nhóm đối tượng học sinh theo khả năng tiếp thu.
Do sâu sát với học sinh từ lớp 10 THPT nên đến giai đoạn ôn tập cuối
khóa chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia bản thân tôi có thể đánh giá chính xác
khả năng tiếp thu của từng học sinh. Từ kết quả các lần khảo sát, tôi chia các học
sinh thành hai nhóm với dự kiến điểm thi THPT Quốc gia tương ứng như sau:
Nhóm 1: Nhóm có khả năng đạt từ điểm 7 trở lên.
Nhóm 2: Nhóm có khả năng đạt dưới điểm 7.
Sau khi chia nhóm, tôi tiến hành:
- Cho học sinh đăng kí lại mục tiêu điểm thi THPT Quốc gia của bản thân đối
với môn Sinh học. Căn cứ để đăng kí là dựa vào hai kênh thông tin:
Một là: Điểm trung bình các bài kiểm tra khảo sát sau khi học xong các nội dung
hoặc chuyên đề.
Hai là: Điểm trung bình môn Sinh học các lần tham gia khảo sát thi THPT Quốc
gia do nhà trường tổ chức. Đây là một kênh thông tin đáng tin cậy, bởi nhiều
năm trở lại đây các trường THPT đều cho học sinh khảo sát kiến thức thi THPT
Quốc gia, đề khảo sát tuân thủ cấu trúc của Bộ GD – ĐT, được thẫm định và coi
thi nghiêm túc bởi các giáo viên trong trường.

Trên cơ sở đó tôi khuyến kích các em đăng kí mục tiêu cao hơn khả năng
của mình, từ đó để học sinh có động lực phấn đấu, quyết tâm hơn ở giai đoạn
cuối này.
Ví dụ:
Stt
Họ và tên
Trung bình điểm làm bài Điểm trung Mục tiêu
bình chung
Kiểm tra
Khảo sát
chuyên đề
kiến thức
hoặc các
thi THPT
nội dung
Quốc gia
1
Hà Thọ Đức
9,8
9,4
9,6
9,8
2
Hà Thị Dung Nhi
7,2
6,6
6,9
7,2
3
Lê Thị Hà

5,6
4,8
5,2
5,4






- Nêu yêu cầu đối với mỗi nhóm ở mỗi bài trắc nghiệm.
Đối với nhóm 1: Yêu cầu các em hoàn thiện tất cả các câu trắc nghiệm.
Đối với nhóm 2: Yêu cầu học sinh tập trung hoàn thiện 30 câu đầu tiên
trong mỗi đề (đề 50 câu được sắp xếp từ dễ đến khó) hoặc đối với đề không sắp
xếp các câu từ dễ đến khó thì tôi đánh dấu các câu khó và yêu cầu học sinh phải
hoàn thiện các câu dễ trước sau đó mới được làm các câu khó. Cuối cùng thì câu
nào cũng phải lựa chọn phương án trả lời.
Bước 2. Bổ sung một số kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho học sinh.
Thứ nhất: Câu đã chắc chắn có phương án đúng, phải khoanh ngay vào tờ đề
và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, còn những câu còn lưỡng lự, chưa làm... thì
phải có kí hiệu riêng trên đề để sau đó quay trở lại kiểm tra hoặc làm.

13


Thứ hai: Những từ ngữ dễ bị nhầm lẫn thì phải gạch chân hoặc khoanh tròn để
chú ý khi làm bài. Ví dụ: Chọn kết luận sai hoặc không đúngcho các phát biểu
sau? Thì học sinh cần gạch chân chữ sai hoặc chữ không đúng để tránh nhầm
lẫn khi lựa chọn các đáp án.
Thứ ba: Với nhưng câu trắc nghiệm phải đếm số phương án thì với mỗi phương

án lựa chọn theo yêu cầu của đề cần tích ngay ở đầu các phương án đó, từ đó
việc đếm, kiểm tra lại bài làm sẽ chính xác và tiết kiệm được nhiều thời gian.
Thứ tư: Đối với những câu bài tập thì sử dụng ngay những những khoảng trống
trên đề để nháp. Điều này rất có lợi vì tiết kiệm được thời gian chuyển thông tin
bài làm từ đề sang giấy nháp khác, đồng thời khi cần kiểm tra lại bài cũng thuận
lợi hơn.
Thứ năm: Đối với những câu chọn phương án trả lời đúng thì với mỗi phương
án đưa ra cần tìm xem phương án này sai ở chỗ nào, từ đó loại trù để tìm ra
phương án đúng.
Bước 3. Luyện tập các chuyên đề và làm các bài tập trắc nghiệm có nội
dung kiến thức liên quan.
Đến giai đoạn này thì học sinh đã có kiến thức tổng quát đối với môn Sinh
học THPT. Vì vậy, tôi tiến hành:
- Hệ thống kiến thức của từng chuyên đề: Kiến thức của mỗi chuyên đề được hệ
thống lại, đặc biệt tôi sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức, nhằm giúp
các em vừa hệ thống được kiến thức, vừa không bỏ sót các kiến thức đã học.
Ví dụ: Khi ôn tập về các bệnh di truyền ở người tôi dùng sơ đồ tư duy
như ở phụ lục 4.
- Lưu ý về các vấn đề thường gặp và những lỗi thường mắc phải của học sinh.
Đây là vấn đề rất quan trọng bởi học sinh sẽ định hướng rõ ràng hơn về các vấn
đề liên quan và không mắc phải các sai lầm không đáng có.
- Làm đề trắc nghiệm liên quan: Tôi tiến hành cắt các câu trắc nghiệm liên quan
với chuyên đề ôn tập từ đề thi THPT Quốc gia các năm trước hoặc cắt từ đề thi
khảo sát kiến thức thi THPT Quốc gia của các trường THPT
Ví dụ ở phụ lục 5.
Với cách làm này, không những giúp học sinh nắm kiến thức, ôn luyện
kiến thức mà còn giúp các em đào sâu suy nghĩ và rèn kĩ năng làm bài ở mỗi
chuyên đề. Cuối cùng tôi nhận xét, đánh giá kết quả đạt được của các em.
Bước 4. Luyện đề tổng hợp theo đúng cấu trúc của Bộ.
Đây là khâu rất quan trọng, mang tính chất quyết định, vì vậy để có được

kết quả tốt thì tôi đã tiến hành như sau:
Thứ nhất. Thiết kế đề
Đề cho học sinh làm trong giai đoạn này cần:
Một là: Đúng theo cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc ra đề thi
hay lựa chọn đề thi trên mạng cho học sinh làm, tôi đều thận trọng lựa chọn
những đề thi theo đúng cấu trúc của Bộ, vì thế học sinh sẽ có cái nhìn tổng quát
về trọng lượng các phần kiến thức và mức độ nhận biết ở mỗi phần.

14


Hai là: Phân loại câu hỏi theo mức độ nhận thức. Từ năm 2015 khi thực
hiện kì thi THPT Quốc Gia, đề thi được ra chung để xét tốt nghiệp và đại học
nên đề đã có sự sắp xếp rất rõ ràng các câu hỏi từ dễ đến khó, các câu thuộc mức
độ dễ (mức độ nhận biết và thông hiểu) được xếp ở 30 câu đầu tiên, còn các câu
khó, có tính phân loại sắp xếp ở 20 câu tiếp theo. Với cách làm này của Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã tạo thuận lợi cho học sinh, đặc biệt học sinh thi THPT Quốc
gia chỉ với mục đích xét tốt nghiệp, từ đó xu hướng ra đề của nhiều trường trên
cả nước cũng bám theo cấu trúc này, đây được coi là bước đột phá trong công
tác ra đề. Tuy nhiên, ở những năm trước nhận thức được tầm quan trọng của
việc phân loại học sinh, nên với mỗi đề thi tuy chưa sắp xếp các câu dễ tới khó
như hiện nay nhưng tôi đã đánh dấu những câu khó trong đề trước khi photo đưa
cho các em làm bài.
Thứ 2. Làm đề, đánh giá kết quả.
Thực hiện bước này, tôi yêu cầu học sinh:
- Sắp xếp chỗ ngồi: Tôi chia các em ngồi thành hai dãy, tương ứng với hai nhóm
học sinh mà tôi đã phân loại. Với cách bố trí này, những em thuộc nhóm một sẽ
ngồi một bên và những em thuộc nhóm hai sẽ ngồi bên còn lại.
- Phát đề, yêu cầu các em ghi tên vào tờ đề và làm bài trong thời gian 90 phút
như quy định của Bộ Giáo dục.

- Trong suốt quá trình các em làm đề, tôi luôn giám sát tới học sinh để đảm bảo
các em không trao đổi bài, đặc biệt các em thuộc nhóm hai thì tôi yêu cầu phải
làm xong các câu không đánh dấu hoặc 30 cầu đầu (đối với đề được xắp sếp câu
hỏi từ dễ đến khó) thì mới được làm các câu đánh dấu. Ngoài ra, việc tôi sâu sát
tới học sinh giúp tôi đánh giá được khả năng làm bài, vận dụng những lợi thế từ
tờ đề thi trắc nghiệm để làm bài, như nháp bài, gạch chân dưới những từ dễ gây
nhầm lẫn hay tích vào các phương án phù hợp với yêu cầu của đề đối với câu
trắc nghiệm nhiều lựa chọn…
- Chấm bài: Sau 90 phút học sinh làm bài tôi thu bài của các em lại và phát ngẫu
nhiên cho các bạn khác, sau đó tôi mới tiến hành đọc đáp án để các em kiểm tra.
Việc học sinh chấm chéo bài trắc nghiệm cũng phải tuân thủ theo yêu cầu: Câu
chọn đúng được tích ở phía trước; câu chọn sai thì ghi đáp án đúng lên phía
trước cho bạn; số câu trả lời đúng được tổng hợp lên phía trên.
- Sửa đề: Đây có thể coi là khâu quan trọng nhất trong giai đoạn ôn tập tổng
hợp, bởi việc sửa đề vừa giúp các em có thêm kĩ năng làm bài, vừa chỉ ra chỗ
chưa hợp lí trong tư duy cũng như cách làm bài của học sinh. Bên cạnh đó việc
sửa đề hợp lí còn là động lực để các em phấn đấu, đạt được mục tiêu đặt ra. Vì
vây:
Đối với câu lí thuyết: Thông thường có hai loại câu hỏi là chọn phương án trả
lời đúng hoặc phương án trả lời sai (hoặc không đúng). Cả hai loại câu hỏi này
thì đều có hai cách để lựa chọn:
Một là: Học sinh phải nhớ được kiến thức, từ đó chọn phương án phù hợp.
Hai là: Học sinh chọn phương án trả lời phù hợp bằng cách loại trừ.

15


Đối với mỗi học sinh việc trả lời các câu lí thuyết là một trải nghiệm khi
thực hiện linh hoạt cả hai cách làm này và trong thực tế học sinh lựa chọn cách
hai làm bài nhiều hơn cách một, bởi để nhớ chi tiết tất cả các kiến thức là rất khó

khăn, kể cả đối với học sinh giỏi.
Tuy nhiên, để khắc sâu kiến thức đối với học sinh, tôi yêu cầu các em phải
chỉ ra được:
- Với câu trắc nghiệm chọn phương án đúng thì các phương án còn lại sai ở chỗ
nào? Từ đó học sinh phải chỉ ra được lí do sai ở mỗi phương án, nó có thể sai ở
một từ, một cụm từ hoặc nghĩa của câu…
Ví dụ: Câu 32 (ĐH 2014 – Mã đề 169): Khi nói về đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên
kết khác (Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết).
B. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen
của một nhiễm sắc thể.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không
xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính (Đột biến cấu trúc NST xảy ra ở cả NST thường
và NST giới tính).
D. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể (Đột
biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST).
- Với câu trắc nghiệm chọn phương án trả lời sai (hoặc không đúng), thì học
sinh cũng phải nêu rõ phương án đó sai ở chỗ nào?
Ví dụ: Câu 27 (ĐH 2014 – Mã đề 169): Khi nói về quần xã sinh vật, phát
biểu nào sau đây không đúng?
A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
B. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với
môi trường.
C. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng
cá thể của mỗi loài.
D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của
từng loài.
Học sinh phải chỉ ra được phương án A không đúng ở chỗ: Quần xã càng
đa dạng thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.

Đối với câu bài tập: Tôi yêu cầu học sinh về nhà giải tất cả các câu bài tập, kẹp
vào sau tờ đề và nộp vào buổi học sau hoặc chỉ định học sinh giải trực tiếp lên
bảng.
Thứ 3. Nhận xét, đánh giá.
Để nhận xét về sự tiến bộ của học sinh cũng như khả năng có thể đạt được
so với mục tiêu đặt ra, tôi thiết kế bảng theo dõi điểm làm bài các đề luyện tập
như sau:

16


Stt

Mục tiêu
Điểm làm bài các đề ôn tập
điểm thi
Đề 1
Đề 2

THPT
Quốc gia
1
Hà Thọ Đức
9,8
9,4
9,6

2
Hà Thị Dung Nhi
7,2

7,2
7,0

3
Lê Thị Hà
5,4
5,0
5,0







Sau khi có kết quả mỗi lần làm đề tôi đều đánh giá mỗi học sinh về các
mặt như: Ý thức học tập, ý thức làm bài, sự tiến bộ, khả năng đạt và vượt mục
tiêu đặt ra của bản thân. Từ đó, tạo động lực, xây dựng niềm tin để các em tiếp
tục phấn đấu và qua đây cũng là cảnh báo kịp thời với những em có xu hướng đi
xuống hoặc chậm tiến bộ.
Thứ tư. Dặn dò học sinh trước kì thi THPT Quốc Gia
- Viết và tô mã đề ngay khi được phát đề.
- Bình tĩnh làm bài.
- Tận dụng thời gian phát đề để làm ngay bài thi.
- Làm được câu nào thì khoanh đáp án ngay vào tờ đề và tô ngay vào tờ phiếu
trả lời trắc nghiệm, tránh để cuối giờ thi dồn dập có thể dẫn đến tô nhầm.
- Nháp ngay vào các khoảng trống của đề.
- Chỉ được đối chiếu bài làm của mình với đáp án của Bộ GD – ĐT khi đã hoàn
tất cả đợt thi. Điều này giúp các em tránh được hoang mang không cần thiết và
ảnh hưởng tới tâm lí làm bài tiếp theo.

2.4. Hiệu quả của SKKN
Đối với hoạt động giáo dục và chất lượng của học sinh:
Khóa học: 2011 – 2014 ở lớp G6 (lớp đối chứng - ĐC) tôi tiến hành giảng
dạy bình thường, không áp dụng các giải pháp như trong sáng kiến. Lớp H6,
khóa học 2012 - 2015 (lớp thực nghiệm - TN) tôi đã áp dụng đầy đủ 5 giải pháp
như trong sáng kiến. Bằng sự nỗ lực phấn đấu trong suốt hai khóa học của cả cô
và trò, thống kê kết quả điểm thi môn Sinh học kỳ thi THPT Quốc Gia của hai
lớp ở hai khóa học này như sau:
- Phổ điểm và trung bình điểm thi như sau:

Lớp

Họ và tên


số

G6
42
(ĐC)
H6
42
(TN)

Số
HS
thi
môn
Sinh
học


Khoảng điểm
0  2,0

2.0 
5,0

5.0 
6.5

6.5 
8,0

8.0 
10

Điểm
TB

32

0

5

16

7

4


5,16

34

0

3

11

12

8

6,85
17


Qua bảng số liệu ta nhận thấy:
+ Trung bình điểm thi đã tăng từ 5,16 lên 6,85 (lệch 1,69 điểm) đây là kết quả
tác động rất tích cực đối với học sinh, đồng thời đóng góp không nhỏ vào trung
bình chung điểm thi môn Sinh học của cả trường.
+ Phổ điểm thi môn Sinh học của học sinh đã có sự chuyển dịch rõ rệt: Số học
sinh có điểm dưới 5 giảm (từ 5 học sinh xuống còn 3 học sinh); số học sinh có
điểm từ 6,5 trở lên tăng lên đáng kể (từ 11 học sinh lên 20 học sinh) và chiếm tới
58,8% số học sinh tham gia dự thi môn Sinh học của lớp, trong khi phổ điểm thi
môn Sinh học của cả nước chủ yếu ở trong khoảng từ 4 đến 5 điểm.
- Số học sinh đạt điểm cao: Kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 cả
nước có 205 học sinh có điểm từ 9 – 10, tuy nhiên lớp H6 đã có 3 học sinh đạt

từ 9 điểm trở lên. Trong đó, em Nguyễn Thị Linh đạt 9,4 điểm; em Nguyễn Thị
Hương đạt 9,2 điểm; đặc biệt, em Hà Sỹ Tùng xuất sắc khi đạt 9,8 điểm. Bên
cạnh đó thống kê điểm thi môn Sinh học từ 8 điểm trở lên cả lớp có tới 8 học
sinh, chiếm 23,5%, trong khi tỉ lệ điểm thi này của cả nước là rất thấp (chỉ chiếm
khoảng 10%).
Tuy rằng, các em đều thuộc lớp có điểm đầu vào cao nhất khối, nhưng để
có được kết quả này thì không phải dễ dàng. Kết quả đạt được của các em trong
kì thi THPT Quốc gia 2015, không chỉ cho thấy sự nỗ lực của chính bản thân các
em, mà còn khẳng định sự hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, sự tác động tích
cực trong phương pháp ôn luyện tới kết quả thi THPT Quốc gia.
Đối với hoạt động dạy học của bản thân:
Bản thân tôi được trau rồi về kiến thức ôn luyện môn Sinh học và kĩ năng
làm bài trắc nghiệm, sự phối kết hợp giữa kiến thức môn học và kĩ năng làm bài
chính là yếu tố quyết định đến kết quả thi THPT Quốc gia, đóng góp vào thành
tích chung của môn học. Kết quả mà các em đạt được ở cuối khóa học càng
củng cố thêm niềm tin của bản thân tôi vào phương pháp ôn luyện đồi với các
em, tạo động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện, nâng cao ở các khóa học tiếp theo.
Đối với hoạt động dạy học của tổ chuyên môn và nhà trường:
Sáng kiến kinh nghiệm đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động dạy học
của các đồng chí trong nhóm chuyên môn, bởi tôi thường xuyên trao đổi về kế
hoạch, phương pháp, cách thức ôn luyện thi THPT Quốc gia trong các buổi sinh
hoạt chuyên môn. Điều này góp phần đổi mới trong cách thức sinh hoạt tổ
chuyên môn, đồng thời mang lại hiệu quả giáo dục tích cực. Ngoài ra, sự hiệu
quả bước đầu của đề tài cũng đã ảnh hưởng đến nhiều đồng nghiệp khác trong
trường, đặc biệt với các đồng nghiệp giảng dạy môn Lí, Hóa và Ngoại ngữ, bởi
những môn này hình thức đánh giá trong kì thi THPT Quốc gia cũng là thi trắc
nghiệp.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Là một giáo viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học tôi đã

ý thức được rằng sản phẩm lao động của bản thân không phải là một sản phẩm
18


có giá trị sử dụng giới hạn, mà là con người. Vì thế, bên cạnh giáo dục ý thức
đạo đức, kĩ năng sống hay định hướng phát triển năng lực… cho các em, thì đối
với một giáo viên dạy môn Sinh học, kết quả thi THPT Quốc gia là một mục tiêu
mà bất kì người giáo viên nào cũng đều trăn trở. Khi vận dụng “Một số kinh
nghiệm ôn luyện giúp học sinh THPT nâng cao điểm thi môn Sinh học trong
kì thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đằng” đã gặt hái
được những kết quả khả quan và đã được chứng minh.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, một giáo viên luôn
tâm huyết với nghề. Với những kinh nghiệm này của tôi bước đầu đã mang lại
hiệu quả. Tôi xin ghi lại để đồng nghiệp tham khảo và góp ý xây dựng.
3.2. Kiến nghị
Nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo hằng năm nên tổ chức các hội thảo
về các chuyên đề như ôn luyện thi THPT Quốc gia hiệu quả, những đổi mới
trong cách thức ra đề thi… để giáo viên có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và
tìm ra những giải pháp tốt, tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy.

Triệu sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Người viết
Hoàng Thị Hạnh

19


PHỤ LỤC 1
ĐỀ TRẮC NGHIỆM
CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

Nội dung: Khai thác bài toán từ phả hệ
Câu 1: Ở người, tính trạng hình dạng lông mi do một gen có 2 alen nằm trên 1 cặp NST
thường qui định, di truyền theo qui luật trội hoàn toàn. Xét một cặp vợ chồng: Người vợ lông
mi cong có anh trai lông mi thẳng, bố và mẹ đều lông mi cong. Người chồng lông mi cong có
em gái lông mi thẳng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng lông mi cong là bao
nhiêu?
A. 5/9.
B. 3/4.
C. 8/9.
D. 1/9.
Câu 2: Ở người tính trạng tóc quăn là trội so với tính trạng tóc thẳng, gen qui định chúng nằm
trên NST thường. Hai vợ chồng đều có tóc quăn, người em gái của chồng và người em trai
của vợ đều có tóc thẳng. Biết (ông bà nội và ngoại đều tóc quăn) . Khả năng cặp vợ chồng này
sinh đứa con có tóc thẳng xấp xỉ là:
A. 17,36%
B. 66,67%
C. 5,56%
D. 11,11%
Câu 3: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không
có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể
thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ
đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình
thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên :
A. 1/12
B. 1/24
C. 1/36
D. 1/8
Câu 4: Ở người gen bạch tạng do gen lặn (a) nằm trên NST thường quy định , bệnh máu khó
đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X. Một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị

bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch
tạng Những ngươi khác trong gia đình không bị bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh một
đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả 2 bệnh là
A . 9/16
B . 10/16
C . 3/16
D . 6/16.
Câu 5: Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định (gen gồm 2 alen).
Hà và Lan đều có mẹ bị bạch tạng, bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng bình
thường (nhưng đều có bố bị bệnh). Hà sinh 1 con gái bình thường đặt tên là Phúc, Lan sinh 1
con trai bình thường đặt tên là Hậu. Sau này Phúc và Hậu lấy nhau.
Xác suất cặp vợ chồng Phúc và Hậu sinh 2 đứa con đều bình thường?
A. = 27/36
B. = 29/36
C = 32/36
D. = 25/36
Câu 6. : Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người
I
II
III
IV
Nữ bị bệnh
Nữ bình thường

Nam bị bệnh
Nam bình thường

Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ:
A. Bệnh do gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định
B. Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định

C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định
D. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định
20


Câu 7: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :
I

Nam bình thường
1

2

3

4

Nam bị bệnh M

II
1

2

3

Nữ bình thường

4


III

Nữ bị bệnh M
1

2

Xác suất để người III2 không mang gen bệnh là bao nhiêu:
A. 0,5
B. 0,33
C. 0,25 D. 0,75
Câu 8. (CĐ 2011) Cho sơ đồ phả hệ sau
Quy ước :

: nam bình thường
: nam bị bệnh
: nữ bình thường
: nữ bị bệnh

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một
gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để
cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
1
1
1
1
A.
B.
C.
D.

3
8
6
4
Câu 9. Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua bốn thế hệ, tính trạng bệnh do
một đột biến gen tạo ra. Tính trạng bệnh do

A. đột biến gen lặn trên NST thường.
C. đột biến gen trội trên NST thường.
Câu 10. Cho sơ đồ phả hệ sau:
I

B. đột biến gen trên NST giới tính Y.
D. đột biến gen trội trên NST giới tính X.

Qui ước:

: Nam bình thường

II
Nam bị bệnh

III

Nữ bình thường
: Nữ bị bệnh
?

21



Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một
gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để
cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con trai không bị mắc bệnh trên là:
A. 3/8
B. 5/6
C. 5/12
D. 3/16

PHỤ LỤC 2

22


KIM TRA
CHUYấN : C CH DI TRUYN BIN D
Phn 1: C ch di truyn, bin d cp phõn t
Thi gian lm bi: 90 phỳt
H v tờn hc sinh:....................................................................... Lp:................

Mó 132

Cõu 1: Một prôtêin bình thờng có 300 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi, axit
amin thứ 270 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến có thể sinh
ra prôtêin biến đổi trên là
A. Đột biến đảo đoạn NST chứa bộ ba mã hoá axít amin thứ 270
B. Đột biến gen dạng mất hoặc thêm một hoặc một số cặp ở bộ ba mã
hoá axít amin thứ 270
C. Đột biến thay thế 3 cặp nu ở 3 bộ ba kế tiếp mã hoá các axít amin 269,
270, 271

D. Đột biến gen dạng thay thế một hoặc một số cặp nu ở bộ ba mã hoá axít
amin thứ 270.
Cõu 2: Mt gen cú 600 Adenin, trờn mt mch cú 20% Guanin. Khi gen sao mó, mụi trng
ni bo cung cp 1200 Uraxin, 600 Adenin v 2700 Guanin v Xitoxin. Chiu di ca gen ú
l:
A. 4080 A0
B. 2040 A0
C. 5100 A0
D. 3060 A0
Cõu 3: Một gen bị đột biến do tác nhân đột biến là chất 5- BU. Phải
qua mấy lần nhân đôi mới phát sinh gen đột biến và số gen không mang
đột biến cặp G - X là:
A. 1; 2.
B. 2;1
C. 3;7
D. 3; 8
Cõu 4: Nhn nh no di õy cha chớnh xỏc khi núi v biu hin ca t bin gen?
A. t bin gen xut hin t bo sinh dng s di truyn qua c ch nhõn ụi ca ADN.
B. t bin gen thng di truyn cho th h sau.
C. t bin gen xut hin trong quỏ trỡnh hỡnh thnh giao t s i vo hp t.
D. t bin gen xut hin giai on tin phụi cú th di truyn cho th h sau.
Cõu 5: Khi núi v tn s t bin gen, nhn nh no sau õy cha chớnh xỏc:
A. tn s t bin gen t l thun vi chiu di ca gen.
B. tn s t bin gen ph thuc vo kiu gen.
C. tn s t bin gen ph thuc vo s ln nhõn ụi ca ADN
D. trong cựng mt kiu gen, cỏc gen u cú tn s t bin nh nhau.
Cõu 6: Gen là một đoạn AND mang thông tin mã hoá cho:
(1) chuỗi polypeptit;
(2) ARN;
(3) exon và intron.

Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2;
B. 2, 3;
C. 1,3;
D. 1,2,3.
Cõu 7: Tớnh cht no l quan trng nht ca t bin gen m nú nh hng n i sng ca sinh vt:
A. di truyn c
B. t ngt, vụ hng, riờng r trờn tng cỏ th
C. kh ph bin trong t bo
D. a s trng thỏi ln
Cõu 8: Mt gen cú 150 chu k xn v aờnin chim 30% tng s nuclờụtit ca gen. Tng s liờn kt
hirụ ca gen núi trờn l:
A. 3900
B. 3600
C. 1950
D. 3000
Cõu 9: Vựng iu hũa ca gen v trớ
A. ca b ba mó m u v trỡnh t nuclờụtit trc ú.
B. b ba mó m u.
C. trỡnh t nuclờụtit ngay trc b ba mó m u.
D. trỡnh t nuclờụtit nhn bit c hiu.
Cõu 10: ễpờron l:
A. mt on phõn t axit nuclờic cú chc nng iu ho hot ng ca gen cu trỳc.
23


B. một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hoà nằm cạnh nhau.
C. một cụm gen ở trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng và chung một cơ chế điều hoà.
D. một đoạn phân tử AND có một chức năng nhất định trong quá trình điều hoà.
Câu 11: Hệ gen người có kích thước lớn hơn hệ gen E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ

sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người khoảng 10 lần. Những cơ chế nào giúp toàn bộ
hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen E. coli khoảng vài chục lần:
A. Người có nhiều loại ADN polymerase hơn E. Coli
B. Tốc độ sao chép ADN của các enzym ADN polymerase ở người cao hơn
C. Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép
D. Ở người, quá trình sao chép không diễn ra đồng thời với các quá trình phiên mã và dịch mã
như ở vi khuẩn.
Câu 12: Ở cấp độ phân tử, cấu tạo của vật chất hữu cơ khác hợp chất vô cơ về:
A. chức năng của các nguyên tố
B. mức độ hoạt động của các nguyên tố
C. thành phần, hàm lượng của các nguyên tố
D. tính chất của các nguyên tố
Câu 13: Nhận định nào dưới đây chưa đúng?
A. Tất cả đột biến gen khi phát sinh đều có thể biểu kiểu hình của cơ thể.
B. Đột biến gen nhân sẽ di truyền cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.
D. Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trên phân tử ADN.
Câu 14: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá
trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử
ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm
nucleôtit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?
A. ARN polymeraza.
B. Primaza (enzim mồi).
C. ADN polymeraza.
D. ADN ligaza.
Câu 15: Đột biến điểm là:
A. những biến đổi trong cấu trúc của gen
B. những biến đổi trong cấu trúc của ADN hoặc ARN
C. những biến đổi trong vật chất di truyền
D. những biến đổi kiểu gen thể gây chết hoặc giảm sức sống--------Câu 17: Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật

nhân sơ là do
A. gen ở sinh vật nhân thực có cấu trúc phân mảnh.
B. điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã.
C. các gen cấu trúc có liên quan về chức năng của sinh vật nhân sơ thường được phân bố liền
nhau.
D. sinh vật nhân thực có cấu trúc phức tạp của ADN trong nhiễm sắc thể.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc
hay chức năng của tế bào.
(2) Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và ADN của tất cả
các virut đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
(3) Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông
qua các cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
(4) Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
Phát biểu đúng là
A. (1), (4). B. (2), (3).
C. (1), (3).
D. (2), (4).
Câu 19: Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn tự sao liên tiếp 4 lần đòi hỏi môi trường nội
bào cung cấp 4500G, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần. Biết rằng trên gen có tỷ lệ G/A = 1/4
và trong phân tử mARN chưa trưởng thành tạo ra sau quá trình phiên mã có tỷ lệ A : U : G : X
là 8 : 4 : 2 : 1. Tổng số ribônuclêôtit loại U và X cần cung cấp cho cả quá trình phiên mã là

24


A. 12800.
B. 19200.
C. 16000.
D. 9600.

Câu 20: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzym ADN pôlimeraza có vai trò
A. lắp ráp các nuclêôtit vào đầu 3/-OH theo nguyên tắc bổ sung.
B. tổng hợp các đoạn mồi cho quá trình nhân đôi.
C. bám vào ADN để cắt đứt các liên kết hiđrô và tháo xoắn phân tử ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau tạo thành mạch mới bổ sung hoàn chỉnh.
Câu 21: Một gen qua 5 lần sao mã hình thành 3745 mối liên kết hóa trị trong các phân tử
ARN và có 9750 liên kết hiđrô bị phá vỡ. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen là
A. A = T = 400; G = X = 350.
B. A = T = 350; G = X = 400.
C. A = T = 300; G = X = 450.
D. A = T = 450; G = X = 300.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây có cả ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực và sinh vật
nhân sơ?
A. Đều tạo ra mARN sơ khai gồm các êxôn và intron.
B. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của gen.
C. Có sự tham gia của nhiều loại enzym ARN pôlimeraza.
D. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN, rARN đều có ARN pôlimeraza riêng xúc tác.
Câu 23. Một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã
của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số
nuclêôtit mỗi loại của mARN điều khiển tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?
A. U = 447; A = G = X = 650.
B. A = 448; X = 650; U = G = 651.
C. A = 447; U = G = X = 650.
D. U = 448; A = G = 651; X = 650
Câu 24. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen
B và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn.
Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc
B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc
C. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc

D. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc
Câu 25. Một loài có 2n = 46. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra
các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 13800 mạch pôlinuclêôtit mới. Số
lần nguyên phân của các tế bào này là
A. 5 lần.
B. 8 lần.
C. 4 lần.
D. 6 lần.
Câu 26. Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới
đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được ký hiệu từ A
đến E như sau: A = 360C; B = 78oC; C = 55oC; D = 83oC; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài
sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỷ lệ các loại (A + T)/ (G+X) tổng số
nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. D B C E A
B. A E C B D
C. A B C D E
D. D E B A C
Câu 27: Trong quá trình phên mã, enzim ARN-poli meraza bám vào:
A. Vùng 3’ của mạch mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu đến mã kết thúc.
B. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc.
C. Mã mở đầu và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.
D. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.
Câu 28: Một gen có chiều dài 0,51µm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi
pôlipeptít có 350 axitamin. Đây là gen của nhóm sinh vật nào.
A. Thể ăn khuẩn.
B. Virút.
C. Nấm.
D. Vi khuẩn E.côli.
Câu 29. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen A. Cặp
gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con., tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân

đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trưòng nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại
ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
B. mất một cặp A-T
25


×