Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài kiểm tra môn: Phương pháp Nghiên cứu khoa học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.47 KB, 18 trang )

Bài kiểm tra PP NCKH

23 - Phạm Dũng

Bài kiểm tra môn: Phương pháp Nghiên cứu khoa học.
GVHD: TS. Phạm Minh Uyên
Học viên: 23 - Phạm Dũng
Lớp: NCKH28AN3
BÀI LÀM:
Câu 1: Nêu và phân tích quy trình đánh giá dữ liệu thứ cấp, cho ví dụ minh hoạ từng bước?
1. Dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản viết như thông báo, biên bản cuộc họp,
thư từ, nhật ký, tiểu sử, thơng báo của chính phủ, các bản ghi hành chính và báo cáo gửi các cổ
đơng hoặc đối tượng hữu quan cũng như các tài liệu không phải văn bản như băng ghi âm, phim
ảnh, phim và các chương trình truyền hình (Jupp, 1996, Robson, 2002). Đây là nguồn dữ liệu rất
phong phú cho nghiên cứu. Một đặc điểm phổ biến hiện nay trong xã hội là có quá nhiều “bằng
chứng văn bản”, thường được biên soạn và lưu trữ thường xuyên, tuy nhiên những tài liệu này
này thường bị bỏ qua có lẽ vì sử phổ biến của nhiều phương pháp khác (thực nghiệm, khảo sát,
phỏng vấn, quan sát). Các nguồn dữ liệu thứ cấp có thể được sử dụng theo các cách khác nhau
trong nghiên cứu khoa học xã hội. Một số nghiên cứu có thể dựa hồn tồn vào các dữ liệu thứ
cấp trong khi một số nghiên cứu khác như nghiên cứu tình huống, nghiên cứu lý thuyết có thể sử
dụng kết hợp với phương pháp phỏng vấn và quan sát. Khi sử dụng kết hợp với các dữ liệu khác,
tài liệu thu thập được có thể rất quan trọng trong phép kiểm tra chéo (triangulation), trong đó một
sự kết hợp chéo các phương pháp khác nhau và các loại dữ liệu khác nhau được sử dụng trong
một dự án duy nhất.
2. Xác định phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu được tổng hợp như bảng sau (Chi tiết các phương
pháp sẽ được mô tả chi tiết ở chương 3 và chương 4

1



Bài kiểm tra PP NCKH

23 - Phạm Dũng

Dữ liệu sơ cấp

Phương

Dữ liệu định tính

Dữ liệu định lượng

Quan sát

Bảng hỏi

Các văn bản pháp luật, quy

Phỏng vấn

Phỏng vấn

định (legal document)

pháp thu Kinh
thập

Dữ liệu thứ cấp

nghiệm


Báo cáo của các tổ chức

cuộc Quan sát

(Report)

dữ sống cá nhân

liệu

Tự chuyện (auto -

Video và hình ảnh

biographic)

Sách, báo, tạp chí, Internet

Mơ tả/điều tra tường
thuật

(narative Kết hợp nhiều phương Kết hợp nhiều phương

analysis)

pháp thu thập dữ liệu

pháp thu thập dữ liệu


Case study
Kết

hợp

nhiều

phương pháp thu thập
dữ liệu
Phân tích lịch sử

Phân tích thống kê mơ Phân tích so sánh & tổng

Phương

Phân tích tương tác, tả

pháp

cử chỉ

Phân

Phân tích tình huống

khám phá

Phân tích nhân – quả

Phân tích thang đo


(casual)

Kiểm định mối liên hệ

Dự báo (Forecasting)

phân tích
dữ liệu

hợp
tích

nhân

tố Kiểm định mối liên hệ

Phân tích nhân – quả
(casual)

Phân tích với sự trợ giúp

Dự báo (Forecasting)

của máy tính

2


Bài kiểm tra PP NCKH


23 - Phạm Dũng
Phân tích thử nghiệm
(experiment)

3. Đánh giá dữ liệu thứ cấp
Theo Zikmund (2013, tr 163), có thể đánh giá dữ liệu thứ cấp theo qui trình sau:

3


Bài kiểm tra PP NCKH

23 - Phạm Dũng

Theo Saunder (2010, tr 297-307)
Do có những dữ liệu thứ cấp ban đầu có vẻ liên quan, nhưng khi xem xét kỹ lưỡng hơn lại khơng
tương thích với các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Do đó, cần phải đánh giá mức độ phù hợp
của những nguồn dữ liệu thứ cấp dùng cho nghiên cứu của nhà khoa học.
Qui trình thực hiện gồm 3 bước:

4


Bài kiểm tra PP NCKH
23 - Phạm Dũng
1.
Đánh giá độ phù hợp tổng thể của dữ liệu đối với các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu.
Quan tâm đến các yếu tố
a. Đơn vị đo lường (hoặc giá trị đo lường) được sử dụng có thể khơng hồn tồn phù hợp với

những số liệu nhà khoa học cần (Jacob, 1994). Ví dụ: chúng ta cần số lượng đơn hàng theo
tháng của 1 cơng ty nhưng lại chỉ có dữ liệu về doanh số theo tháng. ⇒ Đánh giá giá trị của
dữ liệu và quyết định xem có sử dụng hay không.
b. Cần xem xét độ bao phủ của tập dữ liệu thứ cấp gồm: loại bỏ những dữ liệu không cần
thiết, và đảm bảo sau khi loại bỏ thì vẫn cịn đủ dữ liệu để tiến hành việc phân tích (Hakim,
2000). Ví dụ: trong q trình thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích, sẽ phát sinh rất nhiều
thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trong trường hợp giữ ngun dữ liệu và tiến hành phân
tích mà khơng có sàng lọc, loại bỏ thì sẽ dẫn tới việc tốn thời gian, tài nguyên, chi phí, nhân
lực, thậm chí là dữ liệu bị trùng lặp hoặc không liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứu. Vì
vậy cần xem xét và loại bỏ để nghiên cứu đi đúng hướng.
2.

Đánh giá độ phù hợp chính xác của dữ liệu phân tích để trả lời câu hỏi nghiên cứu và đáp

ứng mục tiêu nghiên cứu
a. Độ giá trị: thể hiện những khám phá có liên quan với mục tiêu mà những khám phá này
hướng đến.
Ví dụ: trong q trình thu thập dữ liệu thứ cấp. Thông tin đến từ rất nhiều nguồn và mỗi
thơng tin sẽ có giá trị khác nhau đối với đề tài nghiên cứu. Trong trường hợp những khám phá
trước đó của các nhà nghiên cứu có giá trị khơng cao đối với bài nghiên cứu thì nên ưu tiên
các dữ liệu có giá trị cao hơn để thực hiện phân tích nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu nghiên cứu tổng lượng xuất nhập khẩu thuỷ sản từ hai nguồn
khác nhau. Một nguồn từ internet. Nguồn còn lại lấy từ thông tin của hải quan với mã HS
Code được xác định. Khi đó rõ ràng nguồn từ cơ quan hải quan sẽ có giá trị hơn nguồn từ
internet.
b. Độ tin cậy: Liên quan đến tính nhất quán của kết quả.

5



Bài kiểm tra PP NCKH
23 - Phạm Dũng
Ví dụ: Dữ liệu thứ cấp có thể có sai sót (hay khơng chính xác), điều này phụ thuộc vào nguồn
cung cấp dữ liệu. Vì vậy, uy tín của nhà cung cấp và độ tin cậy của nguồn dữ liệu những tiêu
chuẩn cần xem xét khi thu thập nó. Để xem xét độ tin cậy của dữ liệu thứ cấp, nhà nghiên cứu
phải xem xét sự nổi tiếng, chất lượng dịch vụ của đơn vị cung cấp dữ liệu, kỹ năng và kinh
nghiệm của đơn vị tạo ra dữ liệu…. ví dụ dữ liệu từ Nielsen Company (US), LLC rõ ràng là
sẽ có độ tin cậy cao hơn ở các công ty cung cấp dữ liệu mới thành lập.
c. Sai lệch đo lường: Theo Kervin (1999), sai lệch đo lường có thể xuất hiện vì hai lý do: Bóp
méo có chủ đích và thay đổi trong cách thu thập dữ liệu.
Ví dụ: Trong quá trình khảo sát vì lý do khách quan hoặc do đối tượng khảo sát cố tình đưa
thơng tin sai lệch do bản thân người khảo sát không muốn cung cấp thơng tin chính xác như
mức thu nhập hoặc vị trí hoặc sở thích … dẫn tới kết quả khảo sát bị sai và chính điều này
dẫn tới nhận định về kết quả khảo sát, cũng như đề xuất giải pháp bị sai lệch. Trong trường
hợp nhà nghiên cứu nhìn nhận thấy được việc thu thập dữ liệu không đúng cần thay đổi và
tiến hành khảo sát lại dữ liệu.
Nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về chất lượng hàng điện tử của các nước, đối tượng
được khảo sát là người tiêu dùng tại Hà Nội. Trong đó có đề cập đến vấn đề xuất xứ hàng hoá
nội địa Việt Nam, nội địa Nhật Bản và nội địa Trung Quốc. Với tâm lý né trách hàng Trung
Quốc do sự ác cảm nhất định với hàng hoá từ xuất xứ này khiến cho người tiêu dùng đa phần
đánh giá cảm tính và cho điểm khá thấp mặc dù có thể chính bản thân người tiêu dùng chưa
từng sử dụng qua. Chính điều này khiến dữ liệu thu thập bị bóp méo và khiến kết quả nghiên
cứu bị sai lệch.
3.

Phán đốn có nên dùng dữ liệu căn cứ vào đánh giá chi phí và lợi ích so sánh với các

nguồn khác.
Ví dụ: việc thu thập dữ liệu đôi khi cần phải mua dữ liệu từ các đơn vị thứ ba với mức chi phí rất
cao phục vụ cho một cơng việc nghiên cứu. Trong trường hợp chi phí mua dữ liệu thứ cấp đó quá

lớn so với góc độ của đề tài nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần so sánh và thay đổi nguồn hay cách
thức thu thập dữ liệu để đảm bảo việc nghiên cứu vẫn tiến hành thành công trong phạm vi khn
khổ chi phí cho phép.

6


Bài kiểm tra PP NCKH
23 - Phạm Dũng
Qua ba bước (1)(2)(3) trên, nếu tác giả tháy dữ liệu khơng thích hợp rõ rệt, thì nên dừng lại,
khơng dùng dữ liệu này nữa.
(1) Sự phù hợp tổng thể
-

Khi sử dụng các dữ liệu khảo sát thứ cấp, chúng ta sẽ thấy rằng đơn vị đo lường (hoặc giá

trị đo lường) được sử dụng có thể khơng hồn tồn phù hợp với những số liệu nhà khoa học cần
(Jacob, 1994).
Ví dụ, số liệu của một công ty ghi chép doanh số hàng tháng trong khi chúng ta lại quan tâm đến
các đơn đặt hàng hàng tháng. Điều này có thể gây rắc rối khi chúng ta tiến hành phân tích. Tuy
nhiên hiện nay vẫn chưa có giải pháp rõ ràng cho vấn đề về độ đo này. Chúng ta chỉ có cách là cố
gắng đánh giá mức độ giá trị của dữ liệu và tự đưa ra quyết định. Hoặc xem xét các nhà nghiên
cứu khác đối phó với vấn đề này như thế nào, sau đó chúng ta sẽ học tập để tìm ra phương án
vượt qua chúng.
-

Tiếp theo là xem xét xem dữ liệu thứ cấp có bao quát được tổng thể cái chúng ta cần như:

khoảng thời gian, hoặc các biến số dữ liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. Vì thế cần xem xét
độ bao phủ của tập dữ liệu thứ cấp gồm: loại bỏ những dữ liệu không cần thiết, và đảm bảo sau

khi loại bỏ thì vẫn cịn đủ dữ liệu để tiến hành việc phân tích (Hakim, 2000).
(2) Sự phù hợp chính xác
-

Theo Saunder (2010, tr. 166-167), độ tin cậy đề cập mức độ mà các kỹ thuật thu thập hay

các thủ tục phân tích dữ liệu của tác giả cho các kết quả nhất quán. Theo Easterby – Smith &
cộng sự (2002-53), nó được đánh giá bởi việc đưa ra ba câu hỏi: Các biện pháp có đưa lại các kết
quả tương tự trong những trường hợp khác nhau không? Các quan sát tương tự có được thực hiện
bởi những người quan sát khác khơng? Có sự rõ ràng trong việc xác định ý nghĩa từ dữ liệu thô?
-

Độ giá trị thể hiện việc những khám phá có thực sự liên quan với mục tiêu mà những

khám phá này hướng đến không.
Kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu thứ cấp thông qua phương pháp thu thập và nguồn
dữ liệu.

7


Bài kiểm tra PP NCKH
23 - Phạm Dũng
Độ giá trị và độ tin cậy của phương pháp thu thập dữ liệu sẽ dễ đánh giá hơn khi chúng ta giải
thích rõ về những kỹ thuật dùng để thu thập dữ liệu. Cần giải thích rõ ràng về kỹ thuật chọn mẫu
và tỷ lệ trả lời cũng như bản sao về công cụ khảo sát.
-

Theo Kervin (1999), sai lệch đo lường có thể xuất hiện vì hai lý do: Bóp méo có chủ đích


và thay đổi trong cách thu thập dữ liệu.
Bóp méo có chủ đích xuất hiện khi dữ liệu bị cố ý ghi chép một cách khơng chính xác và thường
phổ biến nhất ở các nguồn dữ liệu thứ cấp như hồ sơ của tổ chức, do các tổ chức này muốn tránh
những thơng tin xấu có thể ảnh hưởng đến họ. Hoặc những dữ liệu được thu thập để hỗ trợ một lý
do nào đó, hoặc vì lợi ích của một nhóm nào đó, họ sẽ cố gắng đưa ra những dữ liệu để đạt được
một kết luận đã định trước (Jacob, 1994). Tuy nhiên, những sai lệch này thường khó được phát
hiện. Do đó, chúng ta nên đối chiếu kết quả với những nguồn dữ liệu độc lập khác. Người ta gọi
việc này là xác minh kiểm tra chéo (Patzer, 1996).
Những thay đổi trong cách thu thập dữ liệu cũng có thể dẫn đến những sai lệch đo lường. Điều
này thường ảnh hưởng đến những dữ liệu dọc theo thời gian.
(3) Chi phí và lợi ích
Kervin (1999) lập luận rằng tiêu chuẩn cuối cùng để đánh giá dữ liệu thứ cấp là so sánh các chi
phí lấy được chúng với những lợi ích mà chúng mang lại. Chi phí bao gồm: nguồn lực về thời
gian và tài chính chúng ta bỏ ra để thu được dữ liệu. Có một số dữ liệu là miễn phí nếu có sẵn
trong thư viện, hoặc mất phí đặt mua với các dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường hoặc khảo
sát của chính phủ.
Lợi ích dữ liệu mang lại có thể đánh giá dựa vào mức độ chúng giúp chúng ta trả lời các câu hỏi
nghiên cứu và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
Câu 2: Viết bình luận cho 1 nghiên cứu có liên quan đến đề tài thảo luận nhóm được giao?
(Về mục tiêu NC, giả thiết NC, mơ hình, phương pháp NC, kết quả NC, hạn chế NC)
1. Tác giả:
Nguyễn Thị Bình
Trịnh Thị Thu Hương

8


Bài kiểm tra PP NCKH
Trường Đại học Ngoại thương


23 - Phạm Dũng

(2020)
2. Tên nghiên cứu:
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH
VỤ LOGISTICS VIỆT NAM
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của NC là phân tích thực trạng và xu hướng phát triển (TMĐT) ở Việt Nam hiện nay, từ
đó đánh giá các cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ logistics. Nhóm tác giả đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, thực hiện tính tốn từ số liệu khảo sát của Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số và Cục Xuất khẩu - Bộ Công Thương năm 2019 về các nội
dung liên quan đến thương mại điện tử và logistics để nhận diện các cơ hội và thách thức của sự
phát triển TMĐT đến ngành dịch vụ logistics.
4. Giả thiết nghiên cứu
Trong nội dung nghiên cứu tác giả đã đưa ra giả thiết: Muốn phát triển mạnh TMĐT thì khơng
thể thiếu các dịch vụ logistics chất lượng. Sự phát triển của dịch vụ logistics sẽ giúp q trình lưu
thơng, phân phối hàng hố được thơng suốt, chuẩn xác và an toàn và là cơ sở nâng cao năng lực
cạnh tranh của DN TMĐT. Tuy lĩnh vực logistics phát triển khá nhanh, theo các tác giả, các
nghiên cứu mang tính học thuật về lĩnh vực e-logistics ở Việt Nam còn rất hạn chế. Hầu hết các
nghiên cứu tập trung vào hoạt động cũng như tác động của ngành dịch vụ logistics nói chung ở
cấp độ quốc gia hay cấp độ tỉnh (Ngô, 2002; Đặng, 2011; Nguyễn, 2015; Nguyễn, 2017; Lê,
2018). Trong lĩnh vực e-logistics, Nguyễn & cộng sự (2019) đã có khảo sát và đánh giá tương đối
cụ thể về thực trạng e-logistics tại TPHCM, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ này
cho thành phố. Một số nghiên cứu khác như Hồ (2017) đã đề ra những điều kiện then chốt để các
doanh nghiệp phát triển mơ hình logistics điện tử đó là hạ tầng cơ sở của logistics điện tử.

9


Bài kiểm tra PP NCKH

23 - Phạm Dũng
Mặt khác tác giả cũng đưa ra số liệu thống kê của Hiệp hội TMĐT (2020), hiện nay, mặc dù nhận
thức về lợi ích giao dịch qua sàn TMĐT của chính phủ và các DN Việt Nam đã cải thiện đáng kể
nhưng thực trạng về việc ứng dụng các phần mềm liên quan đến mua hàng của các DN Việt Nam
còn khá hạn chế. Chính phủ và các DN vẫn chủ yếu áp dụng hình thức mua hàng truyền thống.
Hay nói cách khác, các hình thức TMĐT như B2B hay B2G cịn khá mới và chiếm thị phần chưa
lớn trong tổng quy mô thị trường TMĐT ở VIệt Nam. Ngoài ra, cũng theo công bố của Cục
TMĐT và Kinh tế số Việt Nam (2020), tỷ lệ người dùng Việt Nam mua hàng qua các website
nước ngoài chiếm chưa đến 30% tổng số lượng giao dịch TMĐT. Điều này có nghĩa, hiện nay,
hoạt động TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam tuy được đánh giá là có bước phát triển nhưng
quy mơ thị trường TMĐT của Việt Nam vẫn được quyết định bởi các giao dịch TMĐT nội địa.
Bên cạnh đó, theo các cơng bố trong Sách trắng về logistics (Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam, 2018), hoạt động giao hàng chặng cuối (last-mile delivery) có thể chiếm tới
60% tổng chi phí của chuỗi cung ứng hàng hoá trong giao dịch TMĐT. Do vậy, mục tiêu của
nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ thực trạng và xu hướng phát triển TMĐT nội địa ở Việt Nam,
từ đó phân tích các cơ hội và thách thức đối với phát triển dịch vụ logistics trong xu hướng này.
Tác giả cũng giới hạn về phạm vi và đối tượng nghiên cứu của bài viết sẽ là hoạt động TMĐT
nội địa và các DN cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối trong chuỗi cung ứng hàng hố TMĐT
hiện nay ở Việt Nam.
5. Mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, thực hiện tính tốn từ số liệu
khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Cục Xuất khẩu - Bộ Công thương năm
2019 về các nội dung liên quan đến thương mại điện tử và logistics để nhận diện cơ hội và thách
thức của sự phát triển TMĐT đến ngành dịch vụ logistics. => Lựa chọn dữ liệu thứ cấp + Tổng
hợp nghiên cứu trước đó. Có nhiều hơn một biến phụ thuộc.
Mục tiêu của bài viết là phân tích thực trạng và xu hướng phát triển TMĐT ở VN hiện nay, từ đó
đánh giá các cơ hội và thách thức đối với phát triển dịch vụ logistics => Tổng quan nghiên cứu.
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp.
10



Bài kiểm tra PP NCKH
Thiết kế chọn mẫu có chủ đích.

23 - Phạm Dũng

Có thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, kết luận sơ bộ và trình bày báo cáo.
Kết luận: Mơ hình nghiên cứu có nhiều hơn một biến phụ thuộc. Tuy nhiên tác giả không thể
hiện rõ mơ hình trong bài nghiên cứu.
5.2 Biến nghiên cứu
- Biến phụ thuộc:
+ Các loại hình dịch vụ.
+ Hình thức thanh tốn.
+ Quy mơ thị trường TMĐT B2C tại Việt Nam giai đoạn 2013-2019.
+ Loại hình hàng hố được mua trên mạng.
+ Các công ty lớn về logistic Việt Nam.
+ Chi phí đơn hàng.
+ Thời gian hồn thành đơn.
- Biến độc lập:
+ Tốc độ gia tăng của TMĐT tại Việt Nam năm 2015-2018
+ Tỷ lệ người dùng mua hàng trực tuyến ít nhất 1 lần.
+ Mức độ hài lòng mua hàng trực tuyến.
+ Trở ngại khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.
+ Dự báo mức tiêu dùng trực tuyến của các nước tại khu vực ĐNÁ.
5.3 Mục hỏi cho biến
Do sử dùng phương pháp nghiên cứu theo phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp nên bảng hỏi
và câu hỏi nghiên cứu không được đặt ra cụ thể để phục vụ cho việc khảo sát nghiên cứu:
- Thực trạng và triển vọng hoạt động TMĐT ở Việt Nam?
- Vị trí hoạt động logistics trong giao dịch TMĐT là như thế nào?

- Khi ngành TMĐT phát triển thì hoạt động logistics sẽ thay đổi như thế nào?
- Có những loại hình hàng hoá nào thường được mua trên mạng?
- Tỷ lệ người dùng internet đã từng mua hàng trực tuyến?
- Tỷ lệ mức độ hài lòng của khách hàng khi mua hàng trực tuyến như thế nào?
11


Bài kiểm tra PP NCKH
- Có những trở ngại nào khi mua hàng trực tuyến và tỷ lệ ra sao?

23 - Phạm Dũng

6. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ hội cho ngành dịch vụ logistics có thể được nhận thấy thơng
qua phân tích sự gia tăng của người dùng trực tuyến và doanh nghiệp (DN) than gia chuyển đổi
sở hữu website, lựa chọn tên miền khi xây dựng website. Các thách thức mà ngành logistics sẽ
phải đối mặt là yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, có nhiều đối thủ lớn của nước ngồi tham
gia vào thị trường logistics trong TMĐT. Ngoài ra, các vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin
và hành lang pháp lý cũng là những thách thức lớn của ngành logistics trong TMĐT của Việt
Nam trong tương lai.
3.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử và logistics trong thương mại điện tử ở Việt Nam
3.1.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động TMĐT theo mơ hình B2C đã có nhiều bước phát triển đáng kể trong vòng
5 năm trở lại đây. Với điểm xuất phát thấp, khoảng 2,2tỷ USD vào năm 2013 nhưng nhờ tốc độ
tăng trưởng trong 5 năm liên tiếp ở mức gần 25%/năm nên quy mô thị trường TMĐT B2C năm
2019 đạt mức khoảng 10,08tỷ USD.
Đơnvị: tỷUSD

Tỷ lệ người dùng Internet đã từng mua hàng trực tuyến ít nhất một lần chiếm tới 67% quy mô
dân số và đặc biệt có tới gần 65% trong số họ là hài lịng với hình thức mua bán này.

12


Bài kiểm tra PP NCKH

23 - Phạm Dũng

Số liệu về các loạt hàng hố được mua trên mạng và hình thức thanh toán được thể hiện ở sơ đồ
dưới đây:

Loại hàng hóa được mua bán nhiều nhất trên mạng đó là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (61%), sau
đó đến sách, văn phòng phẩm, quà tặng (46%)... Các dịch vụ spa ít sử dụng hình thức giao dịch
TMĐT nhất. Khi thanh toán cho các loại sản phẩm này, 82% người tiêu dùng vẫn sử dụng hình
thức thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt (COD), 48% sử dụng hình thức thanh tốn ATM và
Internet Banking. Các loại hình ví điện tử dường như còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng
Việt Nam.

13


Bài kiểm tra PP NCKH

23 - Phạm Dũng

Khi nhận định về các trở ngại đối với hình thức mua sắm trực tuyến thì có tớ i77% người được
khảo sát cho rằng, điều họ lo ngại nhất đối với hình thức mua bán này là sản phẩm kém chất
lượng so với quảng cáo. Ngoài ra, các trở ngại khác liên quan đến bảo mật thông tin, giá cả niêm
yết không rõ ràng, hay dịch vụ khách hàng kém… cũng là những mối quan tâm rất lớn của người
tiêu dùng khi tham gia hình thức TMĐT.
7. Hạn chế NC

- Bản thân nhóm tác giả cũng nhận thấy việc thu thập và phân tích các tài liệu thứ cấp là tương
đối khó khăn bởi các lý do từ việc dữ liệu không đầy đủ, thống nhất hay ý kiến đánh giá/nhận
định đôi khi mang tính chủ quan.
- Nhóm tác giả đã sử dụng thêm các bài báo tiếng Anh trong nguồn Scopus tuy nhiên khá tổng
quát và chưa phải dữ liệu phân tích riêng về mối quan hệ giữa logistic tại Việt Nam và TMĐT.
- Sử dụng duy nhất một phương pháp nghiên cứu là phân tích tài liệu thứ cấp. Khơng có khảo sát
thực tế tại doanh nghiệp.
- Dữ liệu được phân tích một số chỉ lấy ở TPHCM. Tuy nhiên đề tài khảo sát diện rộng là cả Việt
Nam nên cần có thêm nguồn thơng tin bổ trợ.

14


Bài kiểm tra PP NCKH
23 - Phạm Dũng
Câu 3: Lập bảng hỏi định tính cho 1 nghiên cứu tự chọn trong bộ câu hỏi ôn tập và kiểm
tra?
Đề tài lựa chọn:
-

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong một

doanh nghiệp/tổ chức”

Mục đích của nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng (nhiều nhất/ít
nhất) đến động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp/tổ chức cụ thể. Để từ đó gợi
ý đề xuất các giải pháp tăng động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp/tổ chức.
Mơ hình nghiên cứu:

15



Bài kiểm tra PP NCKH

23 - Phạm Dũng

Bản chất công việc

Điều kiện làm việc

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Tiền lương và phúc lợi

Lãnh đạo

Đồng nghiệp

Bảng hỏi định tính:
Stt

Mã hố

Biến

Câu hỏi

1

BCCV1


Bản chất Anh/chị đánh giá cơng việc có phù hợp với năng lực, khả
công việc năng của bản thân không?

16


Bài kiểm tra PP NCKH
2

BCCV2

23 - Phạm Dũng

(BCCV)

Theo anh/chị thế nào là công việc được phân chia hợp lý?
Nêu ra những điểm không hợp lý cần thay đổi?

3

BCCV3

Anh/chị đánh giá áp lực công việc như thế nào? So sánh với
nhưng đơn vị khác.

4

BCCV4


Theo các anh/chị công việc cần những kỹ năng gì? Kỹ năng
nào trong cơng việc theo anh/chị là quan trọng nhất? Vì sao?

5

DKLV1

Điều kiện Anh/chị có được trang bị đầy đủ những phương tiện, thiết bị
làm

6

DKLV2

việc cần thiết cho cơng việc khơng?

(DKLV)

Cơng ty cung cấp máy móc, thiết bị gì cho anh/chị để đảm
bảo lao động? Nêu cảm nhận về trang thiết bị mà anh/chị
được cung cấp?

7

DKLV3

Theo anh/chị thời gian làm việc hiện tại có hợp lý khơng?
Nếu chưa hợp lý xin vui lòng nêu rõ lý do?

8


DKLV4

Cảm nhận của anh/chị về mức độ thoải mái khi làm việc tại
doanh nghiệp?

9

CHDTTT



hội Anh/chị được công ty cử đi đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cần

1

đào tạo và thiết cho cơng việc khơng? Nêu tên của khố đào tạo và bồi
thăng tiến dưỡng kỹ năng đó.

10

11

12

13

14

CHDTTT


(CHDTT

Cơng ty anh/chị tạo điều kiện học tập, nâng cao kỹ năng mềm

2

T)

nào cho anh/chị? Khố đào tạo này có lợi ích gì cho anh/chị?

CHDTTT

Anh/chị có nhiều cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp

3

khơng?

CHDTTT

Cơng ty có chính sách thăng tiến rõ ràng hay khơng? Nếu có:

4

Chính sách cụ thể là gì?

TLVPL1

TLVPL2


Tiền

Tiền lương được trả có làm cho anh/chị cảm thấy hài lịng?

lương

và Có gì khác so với các doanh nghiệp khác không?

phúc

lợi Tiền lương được trả tương xứng với kết quả làm việc của

17


Bài kiểm tra PP NCKH

23 - Phạm Dũng

(TLVPL)

người lao động không? Cảm nhận của anh/chị về đãi ngộ của
doanh nghiệp dành cho anh/chị.

15

TLVPL3

Anh/chị luôn được nhận tiền thưởng vào các dịp lễ, tết và các

ngày nghỉ khác?

16

TLVPL4

Các khoản trợ cấp, phúc lợi được chi trả hợp lý khơng?
Anh/chị có thường xun được nhận khơng?

17

TLVPL5

Cơng ty của anh/chị có thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, y tế
tốt cho nhân viên?

18

LD1

Lãnh đạo Cấp trên luôn lắng nghe và ghi nhận sự đóng góp của nhân
(LD)

19

viên?

LD2

Cấp trên ln quan tâm đến nhân viên kể cả cuộc sống bên

ngồi khơng gian làm việc?

20

LD3

Anh/chị cảm thấy mình được đối xử cơng bằng trong doanh
nghiệp hay không?

21

22

DN1

DN2

Đồng

Anh chị đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa các đồng

nghiệp

nghiệp với nhau trong công việc?

(DN)

Anh/chị có thường xun được đồng nghiệp giúp đỡ trong
cơng việc hay không?


23

DLLV1

Động lực Cảm nhận của anh/chị trong suốt thời gian làm việc và cống
làm

24

DLLV2

việc hiến cho doanh nghiệp?

(DLLV)

Anh/chị đánh giá như thế nào về độ hài lòng với công việc
hiện tại tại doanh nghiệp?

25

DLLV3

Thời gian anh/chị muốn gắn bó bao với doanh nghiệp trong
bao nhiêu năm nữa?

18




×