Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

bài thảo luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học về công tác tuyển dụng của công ty may sơn hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.83 KB, 14 trang )

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Tổng quan lý thuyết
1.1.1. Khái niệm:
Tổng quan lý thuyết: là nghiên cứu và làm rõ thông tin, ý tưởng, dữ liệu, bằng
chứng của mỗi tài liệu đã được lựa chọn theo một quan điểm nhất định.
Để tổng quan lý thuyết có thể sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là:
- Phương pháp định tính.
- Phương pháp định lượng.
1.1.2. Quy trình tổng quan lý thuyết.
 Quy trình tổng quan lý thuyết: gồm 7 bước.
Bước 1: Xác định từ khóa về chủ đề nghiên cứu :
Từ khóa ở đây được hiểu là những thuật ngữ, khái niệm thể hiện chủ đề hay
nội dung liên quan tới chủ đề nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành tìm kiếm tài liệu liên quan.
Dựa vào những từ khóa đã xác định ở trên, có thể xác định nguồn tìm kiếm tài
liệu để phục vụ cho việc tổng quan lý thuyết.
Bước 3: Liệt kê các tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu.
Số lượng tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể rất lớn, rất đa dạng
và phong phú, tuy nhiên chỉ nên lựa chọn một số tài liệu nhất định có liên quan mật
thiết, thường khoảng 30-50 tài liệu là phù hợp.
Bước 4: Tiến hành nghiên cứu tài liệu đã lựa chọn.
Đọc nhanh các tài liệu đã thu thập, tập trung vào những nội dung tài liệu để
trả lời cho câu hỏi của việc tổng quan lý thuyết nêu ở trên, thu thập các bài viết
quan trọng đối với đề tài nghiên cứu của mình.
Bước 5: Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu.
Biểu diễn bức tranh tổng thể về cơ sở của chủ đề nghiên cứu, với các nội dung
chủ yếu như: các tranh luận chính về chủ đề nghiên cứu, các ý tưởng, khái niệm, lý
thuyết, các phương pháp luận và phương pháp cụ thể đã sử dụng trong nghiên cứu
nhằm phục vụ cho công đoạn nghiên cứu của mình.
Bước 6: Tóm tắt các bài báo quan trọng về chủ đề nghiên cứu, trích dẫn và
liệt kê các tài liệu tham khảo.


Bước này có tác dụng là để đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa
học và trên hết là tính kế thừa trong khoa học.
Bước 7:Tổng kết các tài liệu đã nghiên cứu.
Kết thúc phần tổng quan lý thuyết thông qua công việc tóm tắt những hướng
chính đã được nghiên cứu và nêu ra sự cần thiết cho nghiên cứu của mình, đồng
thời khẳng định tính độc lập tương đối của nghiên cứu đó so với các nghiên cứu
trước.
1.2.Phương pháp nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu định tính: là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương
pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích dữ liệu dạng định tính nhằm khám
phá quy luật của hiện tượng khoa học từ quan điểm của nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập sự hiểu biết sâu sắc về hành vi
con người và lý do chi phối hành vi như vậy. Phương pháp định tính điều tra lý do
tại sao và như thế nào của việc ra quyết định, chứ không chỉ ra những gì, ở đâu, khi
nào.
1.2.1. Đặc điểm
- Diễn ra trong bối cảnh tự nhiên.
- Sử dụng nhiều phương pháp có tính tương tác và nhân văn.
- Tự hiện ra chứ không phải được hình dung trước một cách chặt chẽ.
- Có tính chất diễn giải.
- Nhà nghiên cứu xem xét các hiện tượng xã hội như một chỉnh thể.
- Nhà nghiên cứu phản ánh một cách hệ thống về những người mà họ đang
nghiên cứu, sự phản ánh đó nhạy cảm với cá nhân nhà nghiên cứu và cách
thức họ định hình nghiên cứu…
1.2.2. Đặc trưng
- Sử dụng mẫu điều tra nhỏ, các trường hợp điển hình.
- Dữ liệu phi cấu trúc.
- Phân tích dữ liệu phi thống kê.
- Kết luận rút ra là những hiểu biết về bản chất, quy luật của đối tượngng
nghiên cứu.

1.2.3. Các phương pháp
Có nhiều phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu định tính, sau đây là một số
phương pháp thường dùng:
STT Phương pháp Nội dung
1 PPNC tình huống Nghiên cứu sâu 1 hoặc nhiều trường hợp của
hiện tượng
2 PP dân tộc học Tập trung vào một cộng đồng để nghiên cứu để
rút ra kết luận mang tính xã hội học
PP hiện tượng học Kết luận không dựa vào lý thuyết ma dựa vào
trải nghiệm thực tế của nhà nghiên cứu
4 PP lịch sử học Dựa vào các dữ liệu lịch sử liên quan để giải
thích hiện tượng trong hiện tại đưa ra dự đoán
về tương lai
5 PPNC hành động Sự kết hợp giữa nghiên cứu và hành động
6 PP phân tích nội dung Để xác định sự kiện hiện diện của khái niệm
hoặc từ ngứ trong văn bản
7 PP lý thuyết nền PP mà lý thuyết được phát triển từ các dữ liệu
đi từ cụ thể đến vấn đề tổng quát hơn
8 PP chung chung Phương pháp này không có hệ thống hướng
dẫn cụ thể về các giả định triết học
1.2.4. Công cụ
STT Công cụ Các phương tiện triển khai
1 Quan sát
- Người tham gia hoàn toàn: nhà nghiên cứu che giấu vai
trò.
- Người quan sát đóng vai trò như người tham gia: mọi
người đều biết vai trò của NCN Người tham gia đóng vai
trò như người quan sát: vai trò qua sát là thứ yếu so với vai
trò tham gia Người quan sát hoàn toàn: Nhà nghiên cứu
chỉ quan sát mà không tham gia.

2 Phỏng vấn,
thảo luận
- Phỏng vấn trực tiếp từng người.
- Phỏng vấn qua điện thoại.
- Phỏng vấn người tham gia theo một nhóm
3 Tài liệu,
văn bản
- Biên bản họp và báo chí.
- Ghi chép cá nhân, nhật ký, thư từ.
- Các thảo luận qua thư điện tử.
4 Các tài liệu
nghe nhìn
Ảnh chụp, băng, video, phim, Các vật thể nghệ thuật, máy
tính.
1.2.5. Bản chất
Bản chất của nghiên cứu định tính là nghiên cứu khám phá, là tìm ra quy luật
xây dựng lý thuyết mới và mô hình nghiên cứu từ dữ liệu.
Quy trình nghiên cứu:
Kết quả
nghiên
cứu
So sánh
kết quả
với kiến
thức cũ
Tìm mối
quan hệ
giữa các
nhóm
Các

vấn đề
Dữ
liệu lẻ
tẻ
Phân
nhóm
các vấn
đề
CHƯƠNG 2: CHỌN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ ĐỂ
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VỀ TUYỂN DỤNG CỦA CÔNG TY
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần May Sơn Hà có địa chỉ tại 208 Lê Lợi- Thành phố Sơn
Tây- Hà Tây, được thành lập từ năm 1969, với gần 40 năm hoạt động. Là công ty
may có uy tín trên địa bàn Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm may mặc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, kinh doanh thiết bị và nguyên
phụ liệu ngành may.
2.2. Xác định vấn đề nghiên cứu.
Trong đợt thống kê trình độ nhân lực toàn công ty quý 1 năm 2013, ban lãnh
đạo công ty CP may Sơn Hà nhận thấy tỷ lệ lao động có trình độ so với lao động
phổ thông là rất thấp. Điều này là rất đáng lo ngại khi công ty đang ngày càng mở
rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công ty cần có một đội ngũ lao động chất
lượng cao đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của công việc trong thời kì hội nhập,
cạnh tranh gay gắt.
Vậy, vấn đề đặt ra là : Tại sao công ty không tuyển dụng được nguồn nhân
lực chất lượng cao? Nguyên nhân do đâu? Ban lãnh đạo cần có những biện pháp
như thế nào để cải thiện tình hình trên?
CHƯƠNG 3 :XÁC ĐỊNH QUY TRÌNH TỔNG QUAN LÝ
THUYẾT; THU THẬP DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH, LÀM RÕ NGUYÊN
NHÂN, BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ
3.1. Xác định quy trình tổng quan lý thuyết

Bước 1: Xác định những từ khóa về chủ đề nghiên cứu.
Từ khóa trong đề tài thảo luận là: “Nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Bước 2: Xác định nguồn tìm kiếm tài liệu.
Dựa vào từ khóa đã xác định ở trên, có thể xác định các nguồn tìm kiếm tài
liệu để phục vụ cho việc tổng quan lý thuyết như: Internet (google, youtube,
wikipedia bách khoa toàn thư, các trang báo mạng…), các sách, giáo trình, báo
giấy, tạp chí…
Bước 3: Lập danh sách tài liệu cần thiết cần nghiên cứu.
[1] Khoa Quản Trị Nhân Lực, Trường Đại Học Thương Mại (2014), Tập bài
giảng quản trị nhân lực căn bản, Lưu hành nội bộ.
[2] Bài viết: Khủng hoảng nguồn nhân lực chất lượng cao.
( />khao/1559-khung-hoang-nhan-luc-cao.html)
[3]Bài viết : Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao
( />luong-cao.35A506DA.html )
[4] Chuyên đề thực tập tốt nghiệp : “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công
ty cổ phần may Sơn Hà.”
( Nguyễn Trường ơn, lớp QTNL K7)
Bước 4: Nghiên cứu các tài liệu đã tìm kiếm.
Có thể đọc nhanh các tài liệu này, đặc biệt ở phần tóm tắt, tập trung vào
những nội dung tài liệu.
Nhân viên cũ của công ty
Nhân viên hiện tại của Công ty
Nguồn lao động đọc được thông báo tuyển dụng của Công ty
Sinh viên tốt nghiệp ở các trường đào tạo hệ thống khu vực gần Công ty
Nguồn tuyển dụng
Nguồn tuyển dụng
Nguồn bên ngoài
Nguồn bên ngoài
Nguồn nội bộ
Nguồn nội bộ

Nguyên nhân
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan
Bước 5: Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu
Sơ đồ: Các nguồn tuyển dụng chất lượng cao mà Công ty có thể tuyển nhân lực
Sơ đồ: Các nguyên nhân chính dẫn đến Công ty không có nguồn nhân lực
chất lượng cao
Bước 6: Ttrích dẫn và liệt kê các tài liệu tham khảo.
Trích dẫn:
Tài liệu tham khảo:
[1] Khoa Quản Trị Nhân Lực, Trường Đại Học Thương Mại (2014), Tập bài
giảng quản trị nhân lực căn bản, Lưu hành nội bộ.
[2] Chuyên đề thực tập tốt nghiệp : “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công
ty cổ phần may Sơn Hà.”
Bước 7: Tổng kết phần tổng quan lý thuyết.
*Tổng kết các phần đã tóm tắt:
Theo lãnh đạo UBND thành phố Hồ Chí Minh: Nhân lực chất lượng cao phải
có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp; làm chủ được các thiết bị,
công nghệ hiện đại; sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn, giao tiếp; có
kỹ năng xã hội: giao tiếp, ứng xử, hợp tác, năng lực hoạt động sáng tạo; tác phong
lao động công nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp và sức khỏe tốt.
 Ý nghĩa Công tác tuyển dụng nhân viên có một ý nghĩa rất lớn đối với doanh
nghiệp.
− Việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao
động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuyển dụng có tầm quan trọng rất lớn đối
với doanh nghiệp vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, chỉ khi làm

tốt khâu tuyển dụng mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo.
− Tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệu
quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người thực hiện công việc có năng lực,
phẩm chất để hoàn thành công việc được giao. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện
toàn cầu hóa.
− Chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho
doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “đầu
vào” của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ
nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp.
− Tuyển dụng nhân sự tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh
doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp.
− Tuyển dụng nhân sự tốt cho phép doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch kinh
doanh đã định.
Việc sử dụng và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao đang là bài toán quá khó
cho doanh nghiệp, họ không thể tìm ra đủ số lượng để đáp ứng cho sự phát triển
của mình. Cuộc cạnh tranh quyết liệt nhất hiện nay chính là cạnh tranh nguồn nhân
lực. Rất nhiều nhân viên có xu hướng chạy sang các doanh nghiệp mới thành lập
để được hưởng các điều kiện tốt hơn, việc này khiến cho doanh nghiệp cũ gặp rất
nhiều khó khăn.
3.2. Thu thập dữ liệu định tính, làm rõ nguyên nhân, bản chất của vấn
đề.
3.2.1. Thu thập dữ liệu định tính.
Bước 1: Xác định câu hỏi nghiên cứu.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì?
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng tại doanh nghiệp?
Tại sao doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao?
Bước 2: Lựa chọn các tình huống.
• Tuyển dụng từ các nguồn bên trong doanh nghiệp và ngoài doanh

nghiệp.
• Bên trong như các nhân viên cũ của công ty có tay nghề cao, những
nhân viên đang làm tại công ty mà có trình độ cao.
• Bên ngoài doanh nghiệp như các sinh viên được đào tạo từ các cơ sở,
trường lớp bài bản, có trình độ cao.
Bước 3: Công chọn công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp: Nghiên cứu tình huống.
- Đưa ra các câu hỏi phỏng vấn trình độ người lao động của Công ty như:
Câu hỏi 1: Theo anh/ chị trình độ lao dộng của mình đã đáp ứng được yêu
cầu của Công ty chưa? Anh/ chị có ý định nâng cao tay nghề, trình độ của
mình hay không?
Câu hỏi 2: Trình độ của anh chị ở mức nào? Có bao nhiêu năm kinh nghiệm
trong ngành? ( Kiểm tra trình độ của nhân viên đang làm tại công ty và nhân
viên đang ứng tuyển)
Câu hỏi 3: Anh chị mong muốn mức lương như thế nào khi làm việc ở công
ty? ( Câu hỏi để thăm dò người lao động về nhu cầu của họ với công ty để
công ty có chính sách giữ chân người lao động chất lượng cao)
- Công cụ : Sử dụng các tài liệu văn bản và tài liệu nghe nhìn, phỏng vấn…
Các tài liệu trên được lưu hành nội bộ trong các phòng, ban của doanh
nghiệp.
Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu tại hiện trường
• Thu thập dữ liệu từ phía nhân viên trong công ty.
• Thu thập dữ liệu từ các báo cáo sẵn có.
Cơ cấu lao động theo giới
2010 2011 2012
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Nam 86 9.56 95 10 14 10.36
Nữ 814 90.4
4
855 90 986 89.64

Tổng 900 100 950 100 1100 100
Bảng 1: Số liệu lao động theo giới
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
2010 2011 2012
Số
lượng
% Số lượng % Số
lượng
%
ĐẠI HỌC 14 1.56 14 1.47 17 1.54
CAO ĐẲNG-
TRUNG
CẤP
13 1.44 16 1.68 16 1.45
PHỔ
THÔNG
837 97 920 96.85 1067 97.01
Bảng 2: Số liệu lao động theo trình độ chuyên môn
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Bước 5: Phân tích dữ liệu.
- Tại công ty, số lượng lao động nữ chiếm đa số. Đặc điểm này là do Công ty
kinh doanh sản phẩm đặc thù đòi hỏi lao động nữ là chủ yếu, điều này tạo
thuận lợi cho công tác quản lý lao động nữ nói chung.
- Số lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của
Công ty. Số lao động có trình độ đại học tương đối ít.
Bước 6: Thiết lập các giả thuyết.
-Tuyển dụng nhân lực là một quá trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn nhân
lực để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động
cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

- Tìm kiếm, thu hút nhân lực là quá trình tuyển mộ nhân lực hay cụ thể là tiến trình
thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn
tìm việc làm.
- Nội dung của tuyển dụng
Gồm 6 bước:
Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
Bước 2: Truyền thông, tuyển chọn và sơ loại.
Bước 3: Kỹ thuật phỏng vấn và tuyển dụng.
Bước 4: Đánh giá ứng viên.
Bước 5: Thực hành phỏng vấn.
Bước 6: Tiếp nhận và thử việc.
Bước 7 : So sánh với lí thuyết
So sánh trình độ của nhân viên với những những bài kiểm tra lý thuyết, thực
hành…
Bước 8: Kết luận
Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu trong bước 1 và viết bản báo cáo kết quả
nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề nhân lực chất lượng cao.
Chương 4 : Nguyên nhân và giải pháp.
4.1 Nguyên nhân.
 Nguyên nhân chủ quan:
- Do đặc thù của công việc ngành may: vất vả, thu nhập thấp.
- Chính sách tuyển dụng, đào tạo của công ty.
- Chưa hoàn thiện bộ máy quản trị nhân lực, công tác tuyển mộ, tuyển dụng
còn diễn ra kém hiệu quả.
 Nguyên nhân khách quan (nhân tố bên ngoài doanh nghiệp)
- Thị trường lao động: nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chưa cao.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
- Chưa có sự hợp tác giữa công ty và các cơ sở đào tạo.
- Các nguyên nhân khác.
4.2.Giải pháp.

1. Thiết lập bộ phận quản trị nhân lực độc lập để tập trung mọi nỗ lực vào
công tác quản trị nhân sự nói chung và công tác tuyển dụng nói riêng.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển toàn diện vai trò của cán bộ làm
công tác tuyển dụng nói riêng, công tác quản trị nhân sự nói chung.
3. Đa dạng nguồn tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng.
4. Đánh giá sau tuyển dụng và xây dựng dự trù kinh phí cho công tác tuyển
dụng .
5. Xây dựng chính sách nhân sự khoa học, hiệu quả.
7. Tăng cường công tác chỉ đạo từ giám đốc Công ty và sự phối hợp hoạt động
giữa các bộ phận phòng ban chức năng Công ty.
6. Xây dựng kế hoạch nhân sự linh hoạt, khoa học cụ thể cho từng giai đoạn,
từng thời kỳ

biến công tác tuyển dụng từ thế bị động sang thế chủ động.

×