Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sự chuyển giao quyền lực của đảng cộng sản việt nam tại đại hội VI (1986)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.85 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................2
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................3
5. ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận........................................................3
6. Kết cấu của tiểu luận.......................................................................3
A. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................4
Chương I: Một số vấn đề về sự chuyển giao quyền lực .........................4
1.1 Quan niệm và lịch sử chuyển giao quyền lực...............................4
1.2 Tính tất yếu quy định về việc chuyển giao quyền lực...................6
1.3 Vấn đề chuyển giao quyền lực trong ĐCS cầm quyền trong chủ
nghĩa xã hội hiện thực.........................................................................8
Chương II: Sự chuyển giao quyền lực của ĐCS Việt Nam tại Đại hội VI
(1986)..........................................................................................................12
2.1 Bối cảnh lịch sử của cuộc chuyển giao quyền lực......................12
2.2 Sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại đại hội VI (1986).................13
C. KẾT LUẬN...........................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………18


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta nhân dân ta đã đạt được những thắng
lợi to lớn, những thành tựu vĩ đại. Để có được như thế địi hỏi phải có sự
đồng tâm, đồng lịng triệu người như một, cùng góp sức chung tay để xây
dựng tổ quốc đẹp giàu. Cao hơn nữa là phải có sự lãnh đạo của Đảng với
những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, sáng tạo. Và đặc biệt
quan trọng là phải tụ hội được trong Đảng ta một thế hệ lãnh đạo mới có
tâm, có ý thức trách nhiệm cao trước sự hưng suy của quốc gia dân tộc, có


đạo đức trong sáng, có tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm vì những lẽ cho
nên chúng ta thấy rằng vấn đề thế hệ lãnh đạo và việc chuyển giao quyền
lực phải chọn những người, lớp người trẻ trung, hăng hái, tinh anh, kiên
định lập trường tư tưởng chính trị thì mới đảm bảo được sứ mệnh lịch sử
mới cao hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tiểu luận xin bàn
đến. Vấn đề: “Sự chuyển giao quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại
đại hội VI (1986)
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm vừa qua, Đảng ta luôn luôn đặc biệt coi trọng vấn
đề chuẩn bị nhân sự cho các đại hội nhằm tiến tới hình thành một thế hệ
lãnh đạo mới có tư duy đổi mới, có năng lực thực tiễn. Vì vậy cũng có rất
nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, có thể kể tới một số cơng
trình như sau:
- Tiến tới một thế hệ lãnh đạo mới có bản lĩnh chính trị vững vàng có
tư duy đổi mới. Tạp chí cộng sản, 07, 2010.


- Chuẩn bị nhân sự cho đại hội XI đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lịch sử
mới, Tạp chí lý luận chính trị, số 08 – 2010.
- Nghị quyết Trung ương 9 khóa X về chuẩn bị nhân sự cho đại hội XI.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục tiêu:
Tiểu luận trên cơ sở làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc chuyển
giao quyền lực, khái niệm và lịch sử chuyển giao quyền lực.
- Nhiệm vụ:
Tiểu luận chỉ ra những vấn đề rất có tính thực tiễn sâu sắc về chuyển
giao quyền lực của các Đảng cộng sản, từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm cho
Đảng ta.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận:

Tiểu luận được triển khai trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mac-LêNin; chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật chứng, những lý
luận cơ bản của chủ nghĩa Mac-LêNin, quan điểm của Đảng ta.
- Phương pháp phân tích tài liệu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp lôgic, thống kê, so sánh
5. ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận
- Tiểu luận góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề chuyển giao
quyền lực và xử lý tình huống xảy ra khi chuyển giao quyền lực giữa các
thế hệ lãnh đạo trong Đảng Cộng Sản.
6. Kết cấu của tiểu luận


Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng một số phụ trang như danh mục
tài liệu tham khảo thì tiểu luận gồm 2 chương


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC

1.1 Quan niệm và lịch sử chuyển giao quyền lực
Sự chuyển giao quyền lực nói chung trong xã hội và chuyển giao
quyền lực chính trị nói riêng trong các thể chế chính trị nói riêng trong các
thể chế chính trị, tiêu biểu là trong Đảng và nhà nước là một hiện tượng
lịch sử phức tạp, gắn liền với các hoạt động của con người, với tổ chức và
mối quan hệ về quyền lực giữa các chủ thể có vai trị chi phối trực tiếp.
Hình thái lịch sử đầu tiên của chuyển giao quyền lực mà nhân loại
được biết đến là chế độ phụ quyền thay thế cho chế độ mẫu quyền.
Lúc đầu, xã hội cộng sản nguyên thủy xa xưa, người phụ nữ có vai
trị to lớn và chiếm vị trí ưu thế trong gia đình. Đứa con chỉ biết đến mẹ,

gia đình tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Về sau này, những biến đổi trong sản
xuất kinh tế, khi nền kinh tế chiếm đoạt từ tự nhiên, phân công lao động xã
hội như một tất yếu thì vị thế xã hội cũng thay đổi trong quan hệ giữa
người đàn ông và người đàn bà. Từ đó người đàn ơng chiếm điạ vị hơn
trong sản xuất và trong gia đình. Chế độ mẫu hệ thay bằng chế độ phụ
quyền. Đó là một bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhưng đồng thời cũng là một
thất bại lịch sử đối với phụ nữ.
Khi chế độ tư hữu ra đời, giai cấp và nhà nước xuất hiện chế độ
nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ thay thế từ đây bắt đầu ra đời
một loại hình quyền lực đặc biệt là quyền lực chính trị biểu hiện tập trung
là nhà nước. Quyền lực này bao giờ cũng gắn với một lực lượng nhất định,
đó là quyền lực thuộc về một giai cấp có địa vị thống trị nhà nước, nắm
được quyền chi phối toàn xã hội về sở hữu tư liệu sản xuất.


Chế độ tư hữu đối kháng về giai cấp là đặc trưng kinh tế và chính trị
trong các xã hội có áp bức bóc lột, quyền lực chính trị chỉ thuộc về một số
ít nguồn, nhà nước trở thành cơng cụ đàn áp bóc lột. Nó mâu thuẫn, xung
đột với lợi ích của các giai cấp khác và tồn xã hội, trong nội bộ giai cấp
thống trị cũng có những xung đột về mặt lợi ích. Các chế độ chiễm hữu nô
lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa tuy thuộc về những trình độ phát triển
khác nhau nhưng cùng chung một bản chất ấy.
Do đó chuyển giao quyền lực trong các chế độ xã hội này thường
diễn ra bởi những cuộc đấu tranh quyền lực gay gắt, căng thẳng, thậm chí
tàn khốc, khơng ít trường hợp trở thành nội chiến và đổ máu.
Giai cấp tư sản khi nắm quyền thống trị xã hội đã khơng ngừng củng
cố và hồn thiện các phương tiện nhằm duy trì và bảo vệ quyền lực của nó.
Giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản chủ nghĩa
vẫn không phải là chủ thể quyền lực, vẫn chỉ là đối tượng khai thác, bóc lột
và thống trị của chủ nghĩa tư bản.

Bản thân họ không tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực của giai cấp
tư sản mà chỉ có thể đấu tranh tự giải phóng mình giành quyền lực về tay
nhân dân. Chủ nghĩa tư bản không bao giờ chịu rời khỏi vũ đài lịch sử,
nhường quyền lực cho giai cấp khác mà nó bị đánh đổ, bị tiêu diệt một cách
tất yếu.
Phương diện thứ hai sẽ xem xét hiện tượng này trong nội bộ giai cấp
thống trị qua các thiết chế tổ chức bộ máy nhà nước tư sản là điển hình.
Như đã nói ở trên, trong nội bộ giai cấp thống trị cũng thường xuyên
nảy sinh mâu thuẫn và xung đột giữa các tập đoàn, các phe phái, đảng phái
xoay quanh vấn đề lợi ích và quyền lực. Cuộc đấu tranh giành quyền lực là
một cuộc đấu trường thường xuyên trên sân khấu chính trị của giới cầm


quyền trong các thể chế mà dân chủ chỉ giành cho một số ít người. Các thủ
đoạn chính trị được huy động phục vụ cho mục tiêu quyền lực. Ở các nước
chủ nghĩa tư bản có trình độ phát triển cao – nơi vẫn thường được coi là
nhà nước pháp quyền mạnh có truyền thống dân chủ và những đảm bảo
hợp pháp trong chuyển giao quyền lực song trên thực tế vẫn có xung đột
đấu tranh.
Trong lịch sử các thể chế chính trị thì thể chế chính trị phong kiến và
thể chế chính trị tư sản có sự khác nhau căn bản về hình thức chuyển giao
quyền lực chính trị. Chế độ phong kiến là một chế độ độc tài, chuyên chế,
xa lạ với dân chủ – quyền lực chính trị của nó được chuyển giao theo kiểu
cha truyền con nối, theo dòng họ.
Trong xã hội tư sản, quyền lực được chuyển giao qua bầu cử theo
những quy định trong hiến pháp và pháp luật của thể chế tư sản. Đó là một
bước tiến bộ lớn dù nó vẫn bị hạn chế trong khuôn khổ của pháp luật và
nền dân chủ tư sản. Mặc dù vậy vẫn có sự tranh giành, xung đột giữa các
nhóm lợi ích, các đảng phái chính trị. Việc giành quyền lực nhiều khi gay
gắt, việc bầu cử để thực hiện chuyển giao quyền lực nhiều khi đã trở thành

những tình huống chính trị phức tạp, thậm chí khủng hoảng. Chuyển giao
quyền chứa đựng nhiều khả năng, tình huống tiềm tàng, chuyển giao tình
huống chính trị gắn với tổ chức chính trị và con người chính trị – những
chính khách, những thủ lĩnh với những nhân cách chính trị của họ.
1.2 Tính tất yếu quy định việc chuyển giao quyền lực chính trị
Việc chuyển giao này là một tất yếu, một xu hướng không thể cưỡng
lại trong hoạt động chính trị, trong sự vận động và phát triển của xã hội.
Tính tất yếu đó nổi bật ở hai điểm:


Một là: Cá nhân người lãnh đạo, cầm quyền là một thực thể sinh vật
xã hội, cũng như bất cứ một con người nào trong đời sống hiện thực. Con
người là một thực thể hữu hạn. Dù là vĩ nhân, lãnh tụ, chính khách đi nữa
họ cũng khơng thể nào vượt qua được giới hạn của sức khoẻ, tuổi tác, tức là
sự chế ước của quy luật sinh học buộc họ phải rời khỏi chính trường, cũng
phải trao quyền lực vào một người khác.
Hai là: Người cầm quyền dù có tài ba, lỗi lạc xuất chúng đến đâu đi
nữa họ cũng là sản phẩm của một thời đại, một hoàn cảnh lịch sử nhất định.
Năng lực của người cầm quyền khơng phải là vơ hạn, tồn năng. Xã hội
vận động biến đổi không ngừng, yêu cầu mới buộc họ phải có năng lực mới
đáp ứng. Sẽ là trái với lẽ tự nhiên và phản dân chủ nếu quyền lực cứ nắm
giữ suốt đời. Chuyển giao quyền lực do đó là một tất yếu.
Hai điều tất yếu nói trên của việc chuyển giao quyền lực là sự chi
phối, chế ước của quy luật sinh học và quy luật phát triển xã hội đối với
quyền lực và người cầm quyền. Nó là tất yếu và phổ biến đối với mọi thời
đại lịch sử, mọi chế độ xã hội, kể cả trong chủ nghĩa xã hội và trong Đảng
cộng sản cầm quyền.
Tự giác nhận thức được quy luật và hành động đúng đắn như quy
luật và hành động đúng như quy luật, Ăngghen nói đó là tự do, trong
trường hợp đó việc thực hiện chuyển giao quyền lực sẽ hợp lý, tự nhiên. Đó

cũng là đạo lý và văn hố trong ứng xử và quyết định chính trị. Ngược lại,
mọi tham vọng nắm giữ mọi quyền lực tất yếu sẽ sinh ra những hậu quả
không lành mạnh trong nhân cách của người cầm quyền, trong tổ chức thể
chế, sự trì trệ và ách tắc của hoạt động chính trị mà cuối cùng thì xã hội và
dân chúng phải gánh chịu hậu quả, tổn hại tới sự phát triển của kinh tế, xã hội,
của đời sống dân chúng và sớm muộn xã hội vẫn buộc phải tìm thấy những sự
thay đổi.


Từ những điều trình bày trên đây, có thể rút ra một nhận xét: Chuyển
giao quyền lực chính trị là một hiện trạng phức tạp, luôn luôn tiềm tàng khả
năng trở thành một tình huống chính trị, có thể dẫn tới xung đột và khủng
hoảng chính trị song vẫn có thể xử lý một cách khoa học, chủ động, tự giác,
giảm thiểu tới mức thấp nhất những sự phức tạp chính trị và tổn thương xã
hội, đảm bảo cho thể chế hoạt động bình thường, ổn định và phát triển.
Đảng cộng sản cầm quyền và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa phải
chứng tỏ trong thực tiễn khả năng xử lý thành cơng vấn đề đó để chứng tỏ
bản chất ưu Việt của Đảng cộng sản và của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên,
lịch sử Đảng cộng sản cầm quyền và lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực
còn ngắn và còn mới mẻ, kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết thành cơng
vấn đề này cịn ít ỏi. Đây là vấn đề còn phải nghiên cứu, thử nghiệm và
tổng kết thực tiễn.
Giải quyết thành cơng vấn đề này địi hỏi rất nhiều điều kiện và nhân
tố quy định. Một trong những điều kiện và nhân đó là trình độ văn hố
nhân cách chính trị của người cầm quyền ở mọi cấp, khả năng và bản lĩnh
chính trị, đạo đức của họ chiến thắng được mọi tham vọng quyền lực, là
động cơ và trách nhiệm cao cả của họ trước xã hội. Cùng với phẩm chất, cá
nhân đó của người cầm quyền, cịn là trình độ trưởng thành văn hóa chính
trị trong tồn Đảng, là sức mạnh và hiệu quả của dân chủ trong Đảng, của
cơ chế tuyển chọn cán bộ, thực thi và kiểm sốt quyền lực chính trị trong

nội bộ Đảng cộng sản cầm quyền diễn ra một cách lành mạnh, dân chủ, hợp
quy luật, hợp đạo lý xã hội và văn minh chính trị, đáp ứng tốt nhất sự chờ
đợi của dân chúng và yêu cầu phát triển của xã hội.
1.3 Vấn đề chuyển giao quyền lực lãnh đạo trong Đảng cộng sản
cầm quyền trong chủ nghĩa xã hội hiện thực.


Một trong những bài học cần phải rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt
động của các Đảng cộng sản cầm quyền khi chuyển giao quyền lãnh đạo
trong chủ nghĩa xã hội hiện thực hơn 8 thập kỷ qua là ở chỗ, đã để xảy ra
quá nhiều khiếm khuyết trong công tác tổ chức và cán bộ dẫn tới tình trạng
hụt hỗng cán bộ ở tầm chiến lược, việc chuyển giao quyền lực diễn ra chậm
chạp, không đúng lúc, không kịp thời, không đảm bảo chất lượng tương
xứng với cương vị và trọng trách được giao. Các nguyên tắc tổ chức, quy
trình lựa chọn, đào tạo cất nhắc cán bộ khơng được đảm bảo chặt chẽ việc
bầu cử và sinh hoạt đảng nói chung khơng đảm bảo dân chủ, nhiều khi cịn
dân chủ hình thức và vi phạm dân chủ. Điều đó dẫn tới hiện tượng khơng
lành mạnh, những lệch lạc chuẩn mực, những biến dạng về động cơ, mục
đích ngay trong Đảng. Đó chính là những kẽ hở tạo ra ngồi ý muốn làm
xuất hiện chủ nghĩa cơ hội chính trị và thói tật xấu tham vọng quyền lực ở
một số người tìm mọi cách để giành được những cương vị chức vụ trong
Đảng. Công thức của LêNin: Lựa chọn đúng người, giao đúng việc, thường
xuyên thử thách và kiểm tra vốn hết sức đúng đắn và được đưa ra từ những
năm 20, khi bắt đầu thời kỳ xây dựng chính quyền Xơ Viết đã khơng được
thực hiện nhất qn và nghiêm chỉnh. Những hiện tượng bệnh hoạn trong
vấn đề quyền lực, leo vào các thang bậc quyền lực bằng cách lợi dụng các
mối quan hệ, ô dù, bè phái khơng phải là khơng có. Nó thậm chí cịn được
thực hiện bằng hối lộ, tham nhũng hoặc che đậy kín tinh vi lộ liễu hoặc thô
bạo, các nguyên tắc tổ chức và chuẩn mực đạo đức bị chà đạp làm biến
dạng quyền lực và hư hỏng con người lẫn tổ chức.

Hiện trạng này như đã nói nó xa lạ với bản chất của Đảng cộng sản
và chủ nghĩa xã hội. Nó chỉ có thể bị xố bỏ bằng sức mạnh lên án của dư
luận xã hội đồng thời căn bản hơn, triệt để hơn là cuộc đấu tranh lâu dài và
kiên trì trong nội bộ Đảng để làm trong sạch Đảng, kết hợp với công tác
giáo dục đào tạo cán bộ với công tác tổ chức chặt chẽ của Đảng, đảm bảo


sự nghiêm minh của pháp luật và sự trong sạch của đạo đức. Có cơ chế
tuyển chọn là sàng lọc cán bộ từ trung ương đến cơ sở chọn ra những đại
biểu ưu tú nhất, xứng đáng nhất của Đảng và của xã hội, là những tinh hoa
trí tuệ đạo đức, xứng đáng với sự uỷ thác của nhân dân và của toàn thể đội
ngũ đảng viên.
Đảm bảo cho những thành viên trong các cơ quan lãnh đạo, tối đa là
2 nhiệm kỳ. Thực hiện yêu cầu này phải nghiêm minh khoa học – cơng
khai – dân chủ. Chỉ có như vậy mới tạo được hiệu lực của kỷ cương, dần
dần hình thành tâm lý bình thường hố về vị thế có quyền hoặc thơi quyền.
Đổi mới Đảng và đổi mới xã hội trong những năm qua đã bước đầu hình
thành tâm lý ấy.
Nhược điểm và khuyết tật căn bản, có tính phổ biến trong Đảng cộng
sản cầm quyền từ Liên Xô tới Đông Âu cho tới các Đảng cộng sản ở Châu
Âu khác, trong đó có Đảng ta là ở chỗ trong mọi thời gian dài trước đây đã
hình thành và tồn tại một thứ quy định không thành văn là cương vị lãnh
đạo quá lâu, thậm chí suốt đời, chỉ có vào mà khơng có ra, chỉ có lên mà
khơng có xuống đã làm cho việc chuyển giao quyền lãnh đạo thực hiện một
cách khó khăn chậm trễ nhiều khi trở thành tình huống có vấn đề, rất khó
giải quyết.
Hơn nữa sự yếu kém của tính cơng khai, không cung cấp thông tin
đầy đủ trung thực, khách quan và kịp thời về những vụ việc xử lý cán bộ
trong Đảng cho xã hội và cho dân chúng biết, cho các đảng viên trong toàn
Đảng đã biết làm giảm sút ý chí tự phê phán trong Đảng, giảm sút uy tín

đạo đức của Đảng trước xã hội.
LêNin nói rằng: Thái độ dũng cảm tự phê bình, thừa nhận sai lầm và
quyết tâm sửa chữa sai lầm là thước đo về tính trung thực đạo đức và bản


lĩnh chính trị của một Đảng Macxit. Cũng với ý ấy, Hồ Chí Minh khẳng
định: Một Đảng mà che đậy khuyết điểm sai lầm là một Đảng hỏng.
Để xây dựng những hiện tượng trên đây tất làm cho việc chuyển giao
quyền lãnh đạo trong Đảng vốn là đương nhiên, bình thường trở nên khơng
bình thường, giải quyết chậm trễ và khơng tránh khỏi sai lầm.
Ngun nhân của tình trạng trên là ở đâu? Có thể nói tới những
nguyên nhân phổ biến như:
- Nguyên nhân căn bản sâu xa là sự phát triển yếu ớt của dân chủ
trong Đảng, Đảng bị quan liêu và hành chính hố, chủ nghĩa cá nhân phát
triển, cán bộ Đảng xa với lý tưởng cách mạng. Đây là nguy cơ lớn nhất đối
với Đảng.
- Nguyên nhân trực tiếp là sự lạc hậu của lý luận xây dựng Đảng, cơ
chế chính sách bất cập, tha hố biến chất, thối hố Đảng. Vơ hình chung
đã kích thích mọi người tìm đến quyền lực như một định hướng giá trị, còn
chức vụ, quyền lực là số đo đánh giá nhân cách. Đó là điều nguy hiểm,
khơng làm cho Đảng mạnh lên mà làm cho Đảng ta yếu đi nghiêm trọng,
Đảng càng xa rời quần chúng.
Đây là một trong những chỗ yếu rất căn bản của Đảng cầm quyền
trong cơ chế thực hiện quyền lực và xử lý việc chuyển giao quyền lãnh đạo.


CHƯƠNG II:
SỰ CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỘI VI (1986)


2.1 Bối cảnh lịch sử của sự chuyển giao quyền lực của Đảng
Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI (1986)
- Hoàn cảnh quốc tế:
Trên thế giới cuộc cách mạng khoa học công nghệ mở ra từ những
năm 70 của thế kỷ XX phát triển với quy mô lớn và tốc độ mạnh mẽ, gây ra
biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội ở nhiều nước trên thế giới, hầu hết
các nước tư bản phát triển đang có những thay đổi to lớn trong cơ cấu kinh
tế và tổ chức xã hội theo hướng thích nghi nhanh nhất với những yêu cầu
và biến đổi của thế giới. Nhờ đó chủ nghĩa tư bản đã vượt ra khỏi cuộc
khủng hoảng có tính chu kỳ, tiếp tục phát triển mạnh mẽ lực lượng sản
xuất. Các trung tâm kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu tiếp tục củng cố vị trí
của mình, một số nước châu á có bước tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Trong
khi đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu chậm đổi mới công
nghệ sản xuất, đã xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng về kinh tế –
xã hội. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ trong so sánh quân sự, nhưng ưu
thế của Liên Xô không vững. Cơ chế quan liêu kế hoạch hóa bộc lộ nhiều
khuyết tật. Cải tổ, cải cách đổi mới đang trở thành xu thế chung của các
nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài mấy chục năm có
xu hướng dịu đi, thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác. Tuy
nhiên các nước đế quốc vẫn tiếp tục bao vây cấm vận, tìm cách can thiệp
vào nội bộ các nước trên thế giới nhằm thực hiện chủ nghĩa lớn của mình.
- Tình hình trong nước, từ sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng,
cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thu được những thành tựu quan


trọng: Trong sản xuất cơng, nơng nghiệp đã có những tiến bộ rõ rệt, cơ sở
vật chất của chủ nghĩa xã hội được tăng cường, sự nghiệp bảo vệ an ninh
chính trị giành được những thắng lợi mới. Tuy nhiên tình hình kinh tế xã
hội nước ta vẫn cịn nhiều khó khăn: sản xuất tăng chậm, khơng đáp ứng
u cầu phát triển. Kế hoạch 5 năm chưa đạt được kế hoạch đề ra, tài

nguyên chưa được khai thác tốt, lạm phát phi mã, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn. Quần chúng giảm lòng tin đối với Đảng và sự quản lý của
nhà nước.
Những đảo lộn của hai cuộc chiến tranh biên giới 1978 – 1979 với
Campuchia và Trung Quốc, sự cắt giảm đột ngột viện trợ to lớn do mối
quan hệ bất hồ giữa Liên Xơ - Trung Quốc, cuộc khủng hoảng từ cuộc
điều chỉnh giá - lương - tiền (1985) mà làm trầm trọng hơn khủng hoảng
kinh tế – xã hội đất nước, vừa là “thuốc thử” đặc biệt làm bộc lộ đầy đủ
những hạn chế của mô hình cũ và hệ quả của những bước đi nóng vội, chủ
quan để thiết lập mơ hình đó. Ở các địa phương xuất hiện các hiện tượng
“xé rào” trong kinh tế. Những hiện tượng này mặc dù không đúng với quan
điểm chỉ đạo của Đảng nhưng lại tương thích với tình hình thực tế, kích
thích tự chủ sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ
rệt. Đến năm 1985 những tiền đề điều kiện cho một cuộc đổi mới cơ bản đã
xuất hiện đầy đủ. Hơn nữa bộ máy nhân sự lãnh đạo Đảng đất nước đã bộc
lộ những hạn chế về sức khoẻ, tuổi tác đã cao, khó mà tiếp tục gánh vác
trọng trách lãnh đạo đất nước vượt qua cơn khủng hoảng. Thực tiễn mới đã
địi hỏi phải có một thế hệ lãnh đạo mới có tư duy đổi mới nhạy bén với
cái mới, có tầm nhìn chiến lược, linh hoạt năng động. Do đó chuyển giao
quyền lực tại Đại hội VI là một tất yếu khách quan.
2.2 Sự chuyển giao quyền lực tại Đại hội VI của Đảng (1986)


Qua mỗi giai đoạn lịch sử, bàn giao nhiệm vụ cách mạng từ thế hệ
này cho đến thế hệ khác là một tất yếu lịch sử.
Trong cách mạng Việt Nam hơn 100 năm qua, việc bàn giao giưã các
thế hệ diễn ra rất phong phú, sinh động để lại nhiều bài học lịch sử quý báu.
Thế hệ các nhà văn Thân, Cần Vương chống Pháp, tiêu biểu là Phan
Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, tuy có cố gắng vươn lên nhưng cũng không
tiến kịp được với cách mạng tư sản dân chủ, đã phải chuyển cờ cho thế hệ

Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh – những người bắt đầu giương cao ngọn
cờ dân chủ tư sản cầm đầu thế kỷ thứ XX.
Nhưng với Phan Bội Châu – “Ông già Bến Nghị”, lúc tàn canh của
cuộc đời cũng vẫn còn tự than rằng: “Tơi có tội lỗi với dân với nước, vì cả
cuộc đời bôn ba hải ngoại mà không cứu được dân được nước”. Tuy vậy, sự
bàn giao thế hệ lần này của các cụ đã có khác với Phan Đình Phùng, Hồng
Hoa Thám. Sinh thời của các cụ đã có thế hệ thanh niên mới thay thế được
một cách đắc lực, như Nguyễn Tất Thành cùng các chiến sĩ cách mạng vô
sản.
Thế hệ này kế thừa một cách xuất sắc thế hệ đã qua. Câu chuyện
huyền thoại của nhân dân Nghệ An “Bò đái đất Thanh, Nam Đàn sinh
Thánh” đã có người cho rằng “Thánh đó là Phan Bội Châu”. Nhưng chính
cụ Phan lại khơng đồng tình và nói rằng: “Thánh” đó là Nguyễn Tất Thành
sau này.
Và thực sự thì thế hệ những thanh niên đi tìm đường cứu nước gặp
ánh sáng của chủ nghĩa Mac-LêNin và cách mạng tháng Mười Nga như
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận sự bàn giao thế hệ một cách xuất sắc. Đó là
sự kế thừa thực hiện không chỉ nhiệm vụ dân tộc, dân chủ tư sản mà các
nhà tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học chưa thực


hiện được, mà còn đưa đất nướ từng bước tiến lên theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Đến việc bàn giao thế hệ từ lãnh tụ Hồ Chí Minh cho thế hệ kế tiếp
thì đã có sự chủ động, tự giác hơn. Các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn,
Nguyễn Văn Linh…học trị của chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận lãnh xứ
mệnh cầm cờ nối tiếp theo Người, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc
đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội VI của Đảng lại là sự chuyển giao nhiệm vụ cách mạng chủ
yếu cho thế hệ trưởng thành lên từ sau cách mạng tháng Tám. Truyền thống

quý báu về chuyển giao thế hệ được biểu hiện cụ thể trong Đại hội.
Trong tổng số 173 đồng chí trúng cử vào uỷ viên Ban chấp hành
trung ương khoá VI, 92 đồng chí được bầu lại, 81 đồng chí được bầu mới.
Tuổi bình quân của uỷ viên Trung ương Đảng là 56,1 tuổi. Có 116 đồng chí
tuổi từ 40 đến 59 (67%). 59 đồng chí 60 tuổi trở lên (32,3), 1 đồng chí dưới
40 tuổi.
Về tuổi Đảng, 21 đồng chí vào Đảng trước năm 1945 (12,1%), 142
đồng chí vào Đảng từ 1945 – 1965 (82%), 10 đồng chí vào Đảng từ 1965 –
1969 (59%). Chính trong đại hội này sự chủ động xin rút khỏi Ban chấp
hành Trung ương Đảng của 3 đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê
Đức Thọ là biểu hiện sự bàn giao thế hệ một cách đẹp đẽ trong tình hình
mới.
Cử chỉ cao cả đó đã được tồn Đảng tồn dân ta q trọng và được
cả phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đánh giá cao. Như trưởng
đoàn đại biểu Đảng cộng sản Nhật sang dự đại hội lần VI của Đảng ta đã
phát triển. “Thái độ yêu mến của tôi trước hết là …. đối với đồng chí
Trường Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Lê Đức Thọ, các đồng


chí khơng ra ứng cử vào ban chấp hành trung ương mới và các khơng khí
đồn kết của tất cả các đại biểu đại hội, một lần nữa làm tôi thấm thía sâu
sắc là chỉ có thể có được ở Đảng này, dân tộc này đã từng vượt qua thử
thách”.
Thế hệ trước đã chuẩn bị mọi điều kiện cho thế hệ sau và giao trách
nhiệm cho các thế hệ kế tiếp. Thế hệ sau lại tiếp tục nắm vững ngọn cờ của
Đảng tiến lên xứng đáng với truyền thống vinh quang của Đảng, của dân
tộc mà thời đại đã giao phó. Trong diễn văn bế mạc Đại hội của đồng chí
Nguyễn Văn Linh – tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đã nhấn mạnh.
“Đại hội lần thứ VI của Đảng đánh dấu bước chuyển quan trọng
trong quá trình kế thừa và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư

tưởng và tổ chức… Thành cơng của đại hội là cơ sở hết sức quan trọng để
tăng cường hơn nữa sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, tồn dân”. Đó
là một tiền đề quan trọng đưa đến những thắng lợi mới sau đại hội.


C. KẾT LUẬN
Dưới sự lónh đạo của Đảng ta, dân tộc ta đó đạt được những thắng
lợi to lớn đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, chiến đấu và chiến
thắng các đế quốc hùng mạnh. Cho đến nay Đảng lại lónh đạo và khởi
xướng cơng cuộc đổi mới và đó đem lại thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử
trờn nhiều mặt. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ vào sự nỗ lực phấn
đấu học tập, rèn luyện, lao động và sản xuất của tồn Đảng tồn dân. Hơn
thế nữa là nhờ có đường lối, chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng.
Đặc biệt là nhờ vào sự tâm huyết, năng động linh hoạt, bản lĩnh ý chớ vững
vàng của tập thể thế hệ lónh đạo của Đảng được bầu ra tại Đại hội VI
(1986). Đó là một thế hệ mới tràn đầy nhiệt huyết sinh lực có tư duy đổi
mới, có nhạy bén với cái mới để dẫn dắt toàn dân tộc bước lên con đường
phát triển mới. Cứ mỗi lần chuyển giao thế hệ lónh đạo lại là một lần bổ
sung sinh lực, chính khí và tư duy mới cho tồn Đảng ta. Chúng ta tin
tưởng chắc chắn rằng tất cả các thế hệ lónh đạo về sau của Đảng ta ln
ln giữ vững lập trường tư tưởng, trung kiên với lý tưởng của Đảng dẫn
dắt toàn dân tộc ta đi tới bến bờ vinh quang của chủ nghĩa xó hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐCSVN, Văn kiện đại hội VI, NXB Sự thật, 1986
2. ĐCSVN, Văn kiện đại hội VII, NXB Sự thật, 1991
3. ĐCSVN, Cương lĩnh xây dựng, đất nước trong thời kỳ quá độ đi
lên CNXH, NXB Sự thật, 1991
4. ĐCSVN, Văn kiện đại hội VIII, NXB CTQGHN, 1996

5. ĐCSVN, Văn kiện đại hội X, NXB CTQGHN, 2006
6. Học viện CTQGHCM, xử lý tình huống chính trị, 2006, Hà Nội
7. Lưu Văn An, giới thiệu tác phẩm Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng ta
về chính trị, NXB CT – HC, 2009.
8. Văn Tạo, mười cuộc cải cách đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam,
NXB Đại học sư phạm, 2006.
9. Khoa CTH - HVBC - TT, chính trị học Việt Nam, NXB CT-HC,
2009
10. Tạp chí cộng sản, số 05, 2008
11. Tạp chí lý luận – chính trị, 08,2003
12. Tạp chí nhà nước và pháp luật,01, 2008.


TIỂU LUẬN
Mơn: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
CHÍNH TRỊ
Đề tài:

SỰ CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
TẠI ĐẠI HỘI VI (1986)



×