Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở NƯỚC TA. XÁC ĐỊNH CƠ HỘI TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀO MỘT SỐ BÀI TRONG MÔN HỌC MÀ MÌNH PHỤ TRÁCH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GDPT HIỆN HÀNH. TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG TỔ CHỨC DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.7 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN SƯ PHẠM XÃ HỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Môi trường và phát triển bền vững

ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Ở NƯỚC TA.
XÁC ĐỊNH CƠ HỘI TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀO MỘT SỐ
BÀI TRONG MÔN HỌC MÀ MÌNH PHỤ TRÁCH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GDPT HIỆN
HÀNH. TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP LÝ

Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện: Đinh Trần Đàm Lê
MSV: 215714021710217
Lớp: 62A4


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................3
NỘI DUNG..................................................................................4
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở
NƯỚC TA................................................................................4
1. Vấn đề bảo vệ môi trường nước.....................................4
2. Sử dụng bền vững tài nguyên nước ở nước ta...............6
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CƠ HỘI TÍCH HỢP CÁC NỘI
DUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀO MỘT SỐ BÀI


TRONG MÔN HỌC MÀ MÌNH PHỤ TRÁCH THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH GDPT HIỆN HÀNH. TỪ ĐĨ ĐỀ
XUẤT Ý TƯỞNG TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP LÝ............8
1. Cơ hội tích hợp các nội dung phát triển bền vững........8
2. Một số ý tưởng dạy học hợp lý........................................9
LỜI KẾT...................................................................................11

2


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng đi lên. Kéo
theo vô vàn những vấn đề môi trường. Đặc biệt là môi trường nước và tài ngun
nước. Theo Unicef, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước hiện nay đang diễn ra ở khắp
nơi trên thế giới đặc biệt tại các nước đang phát triển như ở miền Nam sa mạc
Sahara, Đông Nam Á và Mỹ Latinh. Kể từ năm 2016, các tổ chức môi trường quốc
tế đã báo động Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đang
đứng TOP 5 những quốc gia có lượng rác thải đổ ra biển nhiều nhất thế giới. Đi
kèm với bảo vệ môi trường nước là cách chúng ta sử dụng tài nguyên nước. Nếu sử
dụng lãng phí tài nguyên này con người dần dần sẽ mất đi nguồn nước để sinh
hoạt, trái đất sẽ diệt vong. Vì vậy, vấn đề liên quan đến nguồn nước là một vấn đề
vô cùng quan trọng, tầm ảnh hưởng của nó là vơ cùng lớn.
Một vấn đề rộng hơn mơi trường nước là nội dung phát triển bền vững. Đây là
nội dung liên quan đến cả một thế hệ sau này. Việt Nam có sánh bước được cùng
các quốc gia trên thế giới được hay không đều phải dựa vào từng thế hệ bây giờ và
mai sau. Phát triển bền vững là một nội dung vơ cùng quan trọng, phó thủ tướng
Vũ Đức Đam đã nói trong diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam
(VCSF 2021) là “Chúng ta phải cùng nhau thực hiện những việc dù là nhỏ nhất,
thay đổi thói quen ngay từ ban đầu vì sự phát triển bền vững”. Vì vậy, cần phải có
những giải pháp và ý tưởng để tích hợp nội dung này trong bài học các cấp từ

THCS. Để xây dựng một nền tảng kiến thức nhất định cho các em học sinh.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ SỬ DỤNG
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở NƯỚC TA
1. Vấn đề bảo vệ mơi trường nước
1.1 Tóm tắt thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay
Nước là tài nguyên dồi dào và quý báu mà con người sở hữu. Chỉ
khi quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nước thì con người mới có
cuộc sống khơng bệnh tệt, chất lượng cuộc sống luôn được nâng cao.
Hiện nay, các con sông ở thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các
khu cơng nghiệp lớn đều thải ra những nguồn nước bẩn. Nước thải sinh
hoạt khoảng 600.000m3 mỗi ngày, nước thải công nghiệp khoảng
260.000m3 mỗi ngày. Và nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, làng
nghề hay chính cả các bệnh viện đều thải ra khoảng 7000m3 mỗi ngày.
Bên cạnh đó là nguy cơ suy giảm mạch nước ngầm dẫn đến sự xâm nhập
mặn, nước thải sinh hoạt, cơng nghiệp...

Hình ảnh nước sơng ơ nhiễm chuyển màu đen, rác thải trôi lềnh bềnh

1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường nước hiện nay
Những thực trạng và hậu quả để lại từ việc ô nhiễm môi trường nước
mang tính nghiêm trọng rất cao. Vì vậy, cần phải đưa ra những giải pháp
kịp thời và đúng đắn để bảo vệ môi trường nước. Nhà nước đã đề ra một
số giải pháp bảo vệ như sau:
4



Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân. Ý thức
của người dân là yếu tố quyết định tới việc cải thiện và bảo vệ mơi
trường nước. Người dân thì chưa đề cao việc bảo vệ môi trường nước mà
rác thải, nước ô nhiễm thì ngày càng cao, biển thì càng quy tụ nhiều rác
thải nhựa. Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với
thế hệ tương lai là vấn đề hàng đầu và cần thiết. Chỉ cần suy nghĩ của
người dân thay đổi thì mơi trường nước sẽ được cải thiện. Cần tăng
cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc
bảo vệ môi trường nước từ những hành động nhỏ đến những hành động
mang tính cộng đồng, cần tích cực lên án những ý thức xấu.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về mơi
trường. Cần phải có những biện pháp răn đe thật mạnh đối với những
hành vi làm ảnh hưởng đến mơi trường nước. Từ đó người dân sẽ có ý
thức chấp hành hơn. Và phải tránh những hiện tượng bao che, bỏ qua của
các cấp lãnh đạo.
Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu
công nghiệp, nông nghiệp. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của
3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là
người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử
dụng
Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm. Có rất nhiều giải pháp xử
lý nguồn nước. Trong đó là việc tái chế lại nguồn nước bẩn thành nước
sạch của Singapore – Nhà máy tái chế nước Changi...
Từ các giải pháp trên đã cho ta thấy chính phủ rất quan tâm đến việc
bảo vệ môi trường nước. Không chỉ nhà nước, phần lớn người dân còn
đưa ra rất nhiều các giải pháp để bảo vệ môi trường nước như là: tiết
kiệm nước sạch, xử lý phân thải đúng cách, phân loại rác thải sinh hoạt
đúng nơi quy định, hướng tới nông nghiệp xanh, hạn chế sử dụng túi ni
lông, tận dụng sản phẩm có thể tái chế... Và rất nhiều biện pháp khác.

1.3 Nhận xét và đóng góp ý kiến cá nhân
Nước là một tài nguyên rất quan trọng của con người. Xã hội ngày
càng tân tiến dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến mơi trường nước. Vì
vậy vấn đề liên quan đến môi trường nước cần phải được quan tâm hơn.
Bên cạnh ý thức của con người ngày càng đi xuống thì nhà nước ta đã đề
ra những giải pháp kịp thời để ngăn chặn những hậu quả xấu nhất.
5


Nhưng điều quan trọng là nằm ở ý thức người dân. Nếu không giải pháp
mãi chỉ nằm trên giấy mà thôi.
2. Sử dụng bền vững tài nguyên nước ở nước ta.
2.1 Khái quát về tài nguyên nước Việt Nam
Việt Nam có 3450 con sơng, suối phân bố trải dài khắp cả nước.
Được đánh giá là khu vực có tài nguyên nước khá phong phú. Lượng
mưa được đánh giá là quốc gia có lượng mưa vào loại lớn nhất thế giới,
khoảng 640 tỷ m3/năm. Về mặt nước, tổng lượng dòng chảy hàng năm
khoảng 830-840 tỷ m3. Cả nước có trên 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi
đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng với tổng
dung tích trên 65 tỷ m3. Về nước dưới đất, ước tính khoảng 63 tỷ
m3/năm.
2.2 Những thách thức đối với tài nguyên nước hiện nay
Phần lớn lượng nước trên các hệ thống sơng ở Việt Nam được hình
thành từ ngồi lãnh thổ nhưng chính sách hợp tác chia sẻ nguồn nước
giữa các quốc gia vẫn cịn nhiều bất cập. Tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt,
chặt phá rừng dẫn đến biến đổi khí hậu ngày càng tăng về mức độ và
phạm vi ảnh hưởng. Tăng trưởng kinh tế, tăng dân số gây sức ép đến nhu
cầu về nguồn nước, quản lý tài nguyên nước quốc gia. Và cuối cùng là
hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn thiếu đồng bộ, việc thực hiện
chưa đạt được hiểu quả như mong muốn.

2.3 Định hướng quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
Thứ nhất, tập trung triển khai thực hiện Luật tài nguyên nước năm
2012
Thứ hai, tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa thuộc
Quy trình vận hành liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thối, cạn
kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước, nhất là các nguồn nước liên quốc gia;
xác định dòng chảy tối thiểu trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật tài
nguyên nước, công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách
nhiệm, nhất là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài
ngun nước, phịng, chống ơ nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
6


đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Thứ tư, nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định
hồ sơ cấp phép, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc
thực hiện các quy định của giấy phép.
Thứ năm, tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước,
triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; đẩy mạnh
công tác quy hoạch, trước hết là triển khai quy hoạch tổng thể điều tra cơ
bản tài nguyên nước.
Thứ sáu, thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng đối với tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gịn
và vùng châu thổ sơng Cửu Long, đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng
với những hậu quả do tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với tài
nguyên nước; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển phù

hợp với những biến động của tài nguyên nước.
Thứ bảy, kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý tài nguyên
nước ở các cấp; thành lập các tổ chức quản lý lưu vực sông và triển khai
thực hiện các nhiệm vụ điều phối, giám sát trên một số lưu vực sông lớn,
quan trọng.
Thứ tám, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác với các nước có chung
nguồn nước với Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong lĩnh
vực tài nguyên nước.
Thứ chín, triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về
nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH CƠ HỘI TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG VÀO MỘT SỐ BÀI TRONG MƠN HỌC MÀ MÌNH PHỤ TRÁCH THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH GDPT HIỆN HÀNH. TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG TỔ CHỨC DẠY
HỌC HỢP LÝ

1. Cơ hội tích hợp các nội dung phát triển bền vững
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, phát triển bền vững là một mối quan tâm trên
phạm vi tồn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực
và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế
càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu,
7


năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng
tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị
phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc, ảnh
hưởng đến chất lượng sống của thế hệ sau này.
Để khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải có hàng loạt các biện

pháp, trong đó giáo dục là một trong những biện pháp quan trọng hàng
đầu. Vì đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao trình độ dân trí,
trang bị những hiểu biết cơ bản, cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi
nội dung của phát triển bền vững.
1.2 Mục tiêu giáo dục nội dung phát triển bền vững
Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về môi trường về tài nguyên trên
đất nước. Xem xét lại thước đo của sự phát triển. Từ đó có những hành
động và suy nghĩ đúng đắn.
1.3 Các cơ hội tích hợp trong môn Ngữ văn bậc THCS và bậc THPT
Phát triển bền vững là một nội dung quan trọng quyết định sự thịnh
vượng của một đất nước, ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ sau này. Ở
trường học, nội dung này được tiếp cận học sinh qua các môn học. Tuy
nhiên quỹ thời gian học tập ở nhà trường có hạn. Nên nội dung này nhất
thiết phải được tích hợp thông qua các môn học. Củ thể là môn Ngữ
Văn.
Nội dung phát triển bền vững cần tích hợp: Hậu quả của việc phát triển
không bền vững và 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Một số bài tiêu biểu để tích hợp nội dung phát triển bền vững:
- Bài Ông lão đánh cá và con cá vàng (SGK Ngữ văn 6, Tập 1)
- Bài Kể chuyện tưởng tượng (SGK Ngữ văn 6, tập 1)
- Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK Ngữ văn 7, tập 2)
- Viết bài làm văn số 4,5: Văn thuyết minh (SGK Ngữ văn 10, tập 2)
- Tác phẩm Hai đứa trẻ (SGK Ngữ văn 11, tập 1)
2. Một số ý tưởng dạy học hợp lý
2.1 Bài Ông lão đánh cá và con cá vàng (SGK Ngữ văn 6, tập 1)
Cho học sinh tìm hiểu nội dung bài. Từ đó đi đến rút ra kết luận về
nội dung, nghệ thuật. Dành một vài phút cuối giờ mở rộng vấn đề bằng
những câu hỏi.
- Qua tác phẩm này các em có liên hệ gì đến mơi trường hay củ thể hơn
chính là tài ngun ở biển?

8


- Theo các em con cá vàng đại diện cho cái gì, mụ vợ đại diện cho cái
gì?
- Các em thử nêu một vài hậu quả về việc cạn kiệt tài nguyên biển?
 Cuối cùng là cộng điểm cho các em học sinh đã trả lời câu hỏi.
2.2 Bài kể chuyện tượng tưởng (SGK Ngữ văn 6, tập 1)
Đầu tiên phải yêu cầu học sinh về đọc 17 mục tiêu phát triển bền
vững. Sau khi lên lớp giáo viên sẽ ra đề: “Các em hãy tượng tưởng đất
nước chúng ta khi không thực hiện một trong mười bảy mục tiêu phát
triển”
Các câu hỏi gợi ý cho đề bài:
- Thế hệ sau này sẽ ra sao nếu khơng có giáo dục chất lượng?
- Sẽ thế nào khi phụ nữ và nam giới khơng được cân bằng?
- Khí hậu xấu sẽ ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sống của con
người?
- Hòa bình, cơng lý, chiến tranh và con người?
- Nếu cạn kiệt tài nguyên trên biển và tài nguyên trên đất liền?
2.3 Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Cho học sinh tìm hiểu văn bản rồi đi đến kết luận nội dung và nghệ
thuật. Dành một vài phút cuối giờ mở rộng vấn đề về tinh thần yêu nước.
- Giáo viên: “Ông cha chúng ta đã đổ xương đổ máu vì mảnh đất chữ S
này. Thật ra sâu xa chính là vì thế hệ sau này, vì sự tồn tại mãi mãi
của đất nước này. Vậy các sẽ làm gì để bảo vệ và phát triển đất nước
mà ông cha ta đã đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình.
 Để học sinh thoải mái nêu ra suy nghĩ và tâm tư của mình. Sau đó
giáo viên sẽ nói thêm về nội dung phát triển bền vững. Rồi yêu cầu học
sinh về nhà tìm hiểu, tiết học hơm sau sẽ đặt câu hỏi bài cũ: “Nêu nội
dung, nghệ thuật bài ‘Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ và sau khi tìm

hiểu mục tiêu phát triển bền vững các em sẽ làm gì cho đất nước của
mình?”
2.4 Viết bài làm văn số 4,5: Văn thuyết minh (SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đây là dạng bài cho học sinh viết bài về một chủ đề nào đó. Giáo viên
sẽ đưa chủ đề phát triển bền vững để ra đề cho học sinh. Nhưng cần đưa
ra một vài gợi ý cho học sinh dễ hình dung và phải yêu cầu học sinh về
nhà tìm hiểu khái niệm về phát triển bền vững, 17 mục tiêu phát triển
vững do Liên Hiệp Quốc đề ra.
9


Dạng đề như là: “Thuyết minh về một đất nước không phát triển bền
vững”
2.5 Tác phẩm Hai đứa trẻ
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu bài. Tận dụng cảm xúc của học sinh
sau khi học xong tác phẩm giáo viên nói thêm: “Sau khi học sinh tác
phẩm cảm xúc của các em là gì? Nếu một quốc gia khơng phát triển bền
vững thì tương lai số phận của các em sẽ giống như hai chị em Liên và
An. Ô nhiễm mơi trường, nghèo đói, tài ngun cạn kiệt, bất bình đẳng...
Các em nên tìm hiểu thêm về 17 mục tiêu phát triển bền vững để trở
thành một học sinh tốt, một công dân tốt trong tương lai. Bảo vệ đất
nước chính là bảo vệ gia đình và chính mình”
Từ những ý tưởng trên ta có thể thấy để tích hợp nội dung phát triển
bền vững vào bài học ta nên dành một ít thời gian cuối giờ để liên hệ và
mở rộng. Cần ra đề cho học sinh về nhà tìm hiểu thêm và hỏi vào đầu
giờ để tránh việc các em khơng tìm hiểu hoặc tìm hiểu hời hợt. Cần cho
điểm cao những em tích cực tìm hiểu nội dung này.

10



LỜI KẾT

Mơi trường nước nói riêng và mơi trường nói chung là một vấn đề quan
trọng từng giờ từng phút. Nếu cả xã hội khơng cùng nhau chung tay thì việc
suy tàn của loài người sẽ đến rất nhanh. Mỗi quốc gia, mỗi con người cần
phải tự ý thức và hành động đúng để bảo vệ chính mình và gia đình. Để con
người có thể sinh sống đến hàng triệu năm sau này thì phát triển bền vững là
một vấn đề chúng ta cần phải quan tâm. Đây không phải là vấn đề của các
cấp lãnh đạo hay các doanh nghiệp mà đây là vấn đề của từng con người,
của từng thế hệ. Tất cả hãy cùng nhau chung tay vì một cuộc sống tốt đẹp.

Các nguồn tham khảo
1. />2. />3. />4. />5. />
11



×