Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SKKN một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG THPT
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP
=====  =====

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ

Tác giả: Đặng Xuân Hiệp
Trường THPT Quỳ Hợp
Điện thoại: 0932 239 000

Năm học: 2021- 2022
1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDPT: Giáo dục phổ thông.
THPT: Trung học phổ thông.
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm.
GVBM: Giáo viên bộ mơn.
PHTM: Phịng học thơng minh.
CB: Cán bộ.
GV: Giáo viên.


TKB: Thời khóa biểu.
CNTT: Cơng nghệ thơng tin.

1


MỤC LỤC
Mục

1
2
3
1
2
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
3.

3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.2
3.3

3.4


Tên mục

Trang

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tính mới của đề tài
PHẦN 2: NỘI DUNG
Cơ sở lí luận về dạy học theo phương thức dạy học trực tuyến.
Cơ sở thực tiễn.
Về nhận thức.
Thực hiện kế hoạch và chương trình.
Nội dung và hình thức tổ chức.
Cơ sở vật chất.
Quản lý chỉ đạo.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy
học trực tuyến tại trường THPT Quỳ Hợp.

2
2
2
2
4
4
5
6
6
7

7
8
8

Nâng cao nhận thức về dạy học trực tuyến cho CB, GV, học sinh
và phụ huynh.
Đối với Ban giám hiệu
Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm
Đối với học sinh
Đối với phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội
Tổ chức tập huấn việc dạy học trực tuyến đến giáo viên, học sinh.
Huy động nguồn lực cung cấp trang thiết bị học trực tuyến hỗ trợ
học sinh. Mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học.

8

Xây dựng kế hoạch và chương trình dạy học trực tuyến.

Tổ chức dạy học trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến và dạy
học từ xa tại trường.
3.6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức
hoạt động dạy học trực tuyến.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1
Kết luận
2
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.5


8
9
9
9
9
10

11
12
14
17
17
17
18
2


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Dạy học trực tuyến hiện nay là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia
trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến
phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho cơng tác phịng, chống dịch. Cịn
có một số giáo viên, học sinh sống trong các khu vực phong tỏa, là các f theo quy
định của Bộ Y tế đang điều trị, cách ly tại nhà, tại các khu cách ly tập trung hay
bệnh viện. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị Covid-19
nói chung, đặc biệt là cho đối tượng học sinh phổ thông nên việc cho học sinh đến
trường trong khi dịch bệnh chưa thể kiểm soát đang là bài tốn nan giải đối với
từng chính quyền địa phương, trường học. Chính vì thế hình thức dạy học trực
tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành
giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả cao đang là vấn đề

khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh quan tâm.
Tại Trường THPT Quỳ Hợp, hoạt động dạy học trực tuyến được quan tâm
thực hiện từ khi có chủ trương tạm ngừng đến trường nhưng không ngừng học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua 3 đợt dịch bùng phát ở nước ta, trường áp dụng dạy
học trực tuyến và đã có những hiệu quả nhất định trong chất lượng dạy học, song
trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, xây dựng các biện pháp quản lý
hoạt động dạy học trực tuyến để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học
tại Trường THPT Quỳ Hợp là một yêu cầu cần thiết. Sự đổi mới trong quản lý, tổ
chức dạy học trực tuyến nói chung và ở Trường THPT Quỳ Hợp nói riêng cịn
chuyển biến chậm. Việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cho hoạt động dạy
học trực tuyến cịn ít hiệu quả, chưa tập trung vào những hướng ưu tiên như việc
tổ chức hồn thiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy
học… Với lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT Quỳ Hợp” nhằm đưa
ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong trong hoạt động dạy học trực tuyến,
kịp thời trang bị kiến cho học sinh khi không thể đến trường.
2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài: Đề tài đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
học trực tuyến trong điều kiện học sinh, giáo viên không thể đến trường.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu với các tài liệu khoa học,
sách báo tạp chí, các trang web,…
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế điều kiện dạy học, hiệu quả dạy
học.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong
lĩnh vực nghiên cứu.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
3



Dạy học trực tuyến mới được áp dụng rộng rãi ở các trường phổ thông từ
khi dịch Covid bùng phát. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học trực
tuyến giúp nhà trường truyền tải có hiệu quả kiến thức đến những học sinh trong
điều kiện không thể đến trường, góp phần đảm bảo kế hoạch dạy và học của nhà
trường.
Các giải pháp đưa ra đã được thực hiện trong thực tiễn và góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến tại trường THPT Quỳ Hợp dựa trên cơ
sở lý luận và thực tiễn, dựa trên những kinh nghiệm thực tế cụ thể, khoa học. Các
giải pháp trong sáng kiến có thể triển khai áp dụng rộng rãi trong các trường
THPT.

4


PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận về dạy học theo phương thức dạy học trực tuyến.
Dạy học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thơng
qua máy vi tính, điện thoại thơng minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác.
Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông
rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN).
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích dạy học trực tuyến là Hỗ trợ hoặc
thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ
thông nâng cao chất lượng dạy học và hồn thành chương trình giáo dục phổ
thông; Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; Mở rộng cơ hội tiếp cận
giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc. Nội
dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của
chương trình giáo dục phổ thông; Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ
thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học
trực tuyến; Tuân thủ các quy định hiện hành về an tồn thơng tin, quy định về dữ

liệu, thơng tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.
Đến nay, đào tạo trực tuyến đã được triển khai ở nhiều bậc học. Giai đoạn
2013-2018 Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tốc độ phát triển e-learning. Đào tạo
trực tuyến đơn giản và dễ tiếp cận người học, linh hoạt, chủ động định hướng, tùy
biến học tập,... Theo PGS.TS. Vũ Hữu Đức, một trong những yếu tố dẫn đến tốc
độ phát triển nhanh chóng này là mức chi cho giáo dục của Chính phủ và người
dân cao, tỉ lệ người dùng Internet cao, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. Báo
cáo cho thấy, năm 2018, người dân Việt Nam đã chi 9 tỉ USD cho giáo dục. Chi
tiêu cho giáo dục chiếm gần 1/2 tổng chi tiêu của gia đình. Theo khảo sát hơn 30
website E-Learning tiêu biểu của Công ty More cho thấy, hoạt động giáo dục trực
tuyến tại Việt Nam cung cấp chủ yếu 4 nhóm dịch vụ sau: Cung cấp khóa học
ngoại ngữ, các chương trình ơn thi/bài giảng kiến thức phổ thơng (cấp 2, cấp 3) và
khóa học kỹ năng. Cũng cho ra kết quả tương tự, khảo sát của Nhóm nghiên cứu
thị trường Việt Nam Q&Me trong thời gian từ ngày 10-18/3/2016 đối với 500
sinh viên các trường đại học tại Việt Nam cho thấy, các trường đại học đều xây
dựng cổng thông tin điện tử để chuyển tải thơng tin hoạt động và đều có sử dụng
máy tính, máy chiếu trong q trình giảng dạy. Hầu hết sinh viên đại học đều sử
dụng các thiết bị điện tử như smartphone, laptop hoặc cả hai phương tiện này.
Trong đó, có khoảng 40% sinh viên có liên hệ với giáo viên qua mạng xã hội,
nhất là qua facebook. Việc sử dụng sách điện tử với tỷ lệ tăng hơn trước cũng
giúp sinh viên giảm thiểu cả về thời gian lẫn chi phí trong q trình học tập. Nhận
định về xu thế đào tạo trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn
Văn Phúc chia sẻ, ở các nước trên thế giới, đào tạo trực tuyến diễn ra rất mạnh mẽ
với nhiều hình thức khác nhau. Khơng chỉ các khóa đào tạo cấp bằng, những khóa
học đại chúng mở, ngắn hạn đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng cũng phát triển
5


nhanh chóng. Ngồi các trường đào tạo trực tuyến, ở những trường đào tạo truyền
thống, hình thức đào tạo trực tuyến kết hợp thông qua việc học trên không gian

mạng chiếm phần lớn nội dung học tập. Tại Việt Nam, học tập trực tuyến và xây
dựng môi trường học tập trực tuyến đang được nhiều trường đại học cả ở khối
cơng lập và ngồi cơng lập triển khai với những mức độ khác nhau. Hiện có gần
20 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước cung cấp các khóa học trực tuyến theo
các hình thức: trực tuyến hồn tồn, hình thức kết hợp giữa học truyền thống và
trực tuyến hoặc một phần các môn học.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khai giảng năm học 2021-2022, Hà
Nội và một số tỉnh, thành phố khai giảng trực tuyến hoặc trên truyền hình vào
đúng ngày 5/9, đảm bảo các quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của
Chính phủ. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên thông báo không tổ
chức lễ khai giảng mà bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến từ đầu
tháng 9 với cấp trung học và giữa tháng 9 với cấp Tiểu học. Từ 12/9, nhiều tỉnh,
thành phía Nam tổ chức khai giảng muộn qua hình thức trực tuyến hoặc phát trực
tiếp trên sóng truyền hình địa phương.
Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo
các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp.
Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học
trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng này bị gián
đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt
động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết
liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở
nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ
chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy - học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào
tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học
sinh, sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm cơng tác phịng, chống

dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương
châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế
hoạch cơng tác của năm học.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trường THPT Quỳ Hợp đóng tại Thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh
Nghệ An. Năm học 2021-2022 trường có 31 lớp học, 73 cán bộ giáo viên với gần
1.300 học sinh nằm rải ở các xã, Thị trấn. Trên địa bàn có 21 xã, Thị trấn với dân
số khoảng 13,5 vạn người. Hệ thống nhà Mạng gồm VNPT và Viettel, điều kiện
dân cư cịn nhiều khó khăn, các gia đình ở vùng sâu, xa việc có internet về nhà
6


cịn ít. Thiết bị phục vụ học tập trực tuyến của học sinh còn thiếu và yếu.
Trước khi bước vào năm học 2021-2022, nước ta trải qua các đợt dịch Covid
19 bùng phát, tuy nhiên trường THPT Quỳ Hợp thuộc địa phương ít chịu ảnh
hưởng của dịch bệnh đến dạy học, việc dạy học trực tuyến đã triển khai nhưng
mới dừng ở mức tìm hiểu, động viên làm việc chứ chưa bài bản. Sở cũng chưa
quy định cụ thể về quản lí dạy học hình thức này nên với trường nằm trên địa bàn
miền núi, việc dạy học trực tuyến đang triển khai thiếu đồng bộ, giáo viên đang tự
tìm công cụ Zoom, Googmeet,.. để dạy học trên cơ sở trang thiết bị thiếu đồng bộ
nên việc quản lí dạy học tại trường hết sức khó khăn. Đánh giá cụ thể:
2.1.Về nhận thức.
2.1.1.Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý và phần lớn giáo viên trong nhà trường đã nhận thức
được vai trị vị trí của hoạt động dạy học trực tuyến trong trường phổ thông và
xem đây là nhiệm vụ của thầy và trị thực hiện hóa chủ trương “Tạm dừng đến
trường nhưng khơng dừng học”, là trách nhiệm của tồn xã hội.
- Phần lớn học sinh thấy được tầm quan trọng của hoạt động dạy học
trực tuyến trong nhà trường phổ thơng, giúp các em duy trì việc tiếp thu kiến thức
trong những ngày không thể đến trường, làm quen được với phương án dạy học

mới mà có thể thường xuyên phải sử dụng trong thời gian tới.
- Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Một phần xem đây là một hoạt
động tất yếu trong hoàn cảnh biến động, phù hợp trong giai đoạn phát triển công
nghệ 4.0.
2.1.2.Tồn tại:
- Một số GVCN, GVBM còn ngại tiếp cận phương thức dạy học mới, chưa
giành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu phương thức dạy học; vẫn còn lúng
túng, bỡ ngỡ với kỹ thuật dạy học. Việc quản lý HS trong thời gian dạy học khá
vất vả.
- Về học sinh: Một số học sinh thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn, lâu nay việc tiếp cận với sự phát triển cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế.
- Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Một phần còn cho rằng triển
khai hoạt động dạy học trực tuyến gây tốn kém, ít hiệu quả.
2.2. Về thực hiện kế hoạch và chương trình.
2.2.1.Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý, hội đồng sư phạm quán triệt kịp thời chủ trương của
ngành về thực hiện kế hoạch dạy học.
- Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể để hoạt động dạy học trực truyến phải
được triển khai theo tất yếu và kế hoạch năm học của Sở và Bộ GD-ĐT.
7


- Học sinh tham gia khá đầy đủ các buổi trao đổi, hướng dẫn về phương
pháp duy trì học trực tuyến, tích cực vận động gia đình làm mới, nâng cấp mạng
để chuẩn bị cho học trực tuyến.
- Phụ huynh và lực lượng ngoài nhà trường: Đã nắm được cơ bản chủ
trương về duy trì dạy học trong phịng chống dịch.
2.2.2.Tồn tại.
- Một số giáo viên bộ môn, GVCN chưa coi trọng công tác tuyên truyền
về dạy học trực tuyến cho học sinh, chưa thấy được trách nhiệm của mình, coi đây

là việc của lãnh đạo quản lí.
- Một số học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của công tác dạy học
trực tuyến.
- Các lực lượng ngoài nhà trường: Đa số chưa nắm rõ nội dung chương
trình dạy học trực tuyến nên thiếu sự quan tâm, chưa tạo điều kiện về cơ sở vật
chất cũng như tinh thần. Một số phụ huynh có suy nghĩ học kiểu này chủ yếu sắm
máy cho con chơi...
2.3. Về nội dung và hình thức tổ chức.
2.3.1. Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý cùng hội đồng Trường đã bám sát nội dung chỉ đạo của
Sở, Bộ để xây dựng lại chương trình dạy học cho năm học.
- Chương trình được phân ra thành số tiết cốt lõi, số tiết ôn tập, số tiết
hướng dẫn tự học,.. để thuận lợi cho việc dạy học trực tuyến.
2.3.2. Tồn tại:
- Trong chương trình, các mơn học như Thể dục, giáo dục Quốc phòng hay
các bài thực hành phải sắp xếp lại nên khá lộn xộn, khó hợp lí.
- Việc tổ chức trực tuyến có thể kéo dài tuỳ tình hình dịch bệnh, nên khó
đảm bảo chất lượng dạy và học.
2.4. Về cơ sở vật chất.
2.4.1. Ưu điểm:
- Trường có 3 Phịng học Thơng minh (PHTM); 3 phịng Thực hành Vật lý,
Hóa, Sinh với TV 75”; 3 phịng Tin học và các phịng họp có nối mạng Lan, mạng
Wifi.
- Giáo viên cơ bản có máy tính xách tay, phục vụ cho việc dạy học.
- Nhiều học sinh gia đình đã sắm máy tính hay điện thoại thơng minh cho
việc học tập.
- Trên địa bàn có 2 nhà mạng thường xuyên cam kết hỗ trợ cho ngành giáo
dục.
8



2.4.2. Tồn tại:
- Hạ tầng mạng trên địa bàn còn chậm đáp ứng, đặc biệt là với học sinh
vùng sâu, vùng xa. Thiết bị của một số giáo viên, học sinh còn thiếu và lạc hậu so
với yêu cầu hoạt động dạy học trực tuyến.
- Trường chưa có hệ thống mạng đến từng phòng học.
- Việc kết hợp các Thiết bị để dạy học có hiệu quả cho giáo viên là vấn đề
khá khó khăn, đặc biệt là với giáo viên nhiều tuổi.
- Chưa tranh thủ kịp thời các nguồn đóng góp của các lực lượng xã hội cho
mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến.
2.5. Về quản lý chỉ đạo.
2.5.1. Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý có sự quan tâm chỉ đạo việc dạy học trực tuyến cho học
sinh khối phù hợp với yêu cầu và chỉ tiêu đề ra của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.
- Xây dựng được kế hoạch thực hiện chương trình dạy học; Nội quy quy
định việc dạy, học kịp thời.
2.5.2. Tồn tại:
- Đội ngũ cán bộ quản lý chưa được tập huấn nhiều, chưa có nhiều kinh
nghiệm trong cơng tác chỉ đạo dạy học trực tuyến.
- Chưa chỉ đạo tốt trong việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà
trường như GVCN, GVBM với hội cha mẹ HS, với Phụ huynh học sinh.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học trực tuyến
tại trường THPT Quỳ Hợp.
Qua đánh giá thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến ở trường THPT Quỳ
Hợp, tôi nhận thấy rằng, hoạt động dạy học trực tuyến triển khai ở trường là điều
khơng thể khơng thực hiện, trường đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế
hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể song chưa quán triệt được tất cả những yêu cầu
nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT, chưa đáp ứng mục tiêu dạy học do ảnh
hưởng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cơ sở vật chất cho dạy học
trực tuyến còn chưa đồng bộ, đầy đủ nên đã có một số tồn tại đáng kể. Trên cơ sở

những mặt đã làm được và những mặt tồn tại nêu trên, tôi xin nêu một số giải
pháp đã và đang thực hiện tại đơn vị như sau:
3.1. Nâng cao nhận thức về dạy học trực tuyến cho CB, GV, học sinh và phụ
huynh.
3.1.1. Đối với Ban giám hiệu.
Ban Giám hiệu là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng các hoạt động
trong nhà trường vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết. Trước hết là
đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải nhận thức được tầm
9


quan trọng của hoạt động dạy học trực tuyến ở trường phổ thông, nhận thức được
sự chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến là nhiệm vụ của hiệu trưởng và
Hội đồng giáo dục. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động dạy học trực tuyến
trong trường phổ thông, giúp học sinh đảm bảo kiến thức khi không thể đến
trường. Qua đó hiệu trưởng khơng được xem nhẹ cơng tác này và biết đầu tư thích
đáng để hoạt động dạy học trực tuyến có chất lượng và đạt được hiệu quả cao
nhất.
3.1.2. Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
Sự hợp tác của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn có vai trị quyết
định cho sự thành công của hoạt động dạy học trực tuyến, vì vậy nâng cao nhận
thức cho giáo viên là việc làm hết sức quan trọng đảm bảo phần lớn cho kết quả
học tập.
Trong các cuộc họp triển khai kế hoạch dạy học, Ban giám hiệu nhà trường
luôn chỉ đạo quyết liệt, bàn thảo kĩ lưỡng và gỡ vướng mắc khó khăn trong cơng
tác chuẩn bị cho việc dạy học trực tuyến. Động viên giáo viên chủ nhiệm rà soát,
nắm chắc điều kiện từng học sinh lớp mình, việc chuẩn bị cho việc học trực tuyến
và có giải pháp đối với từng học sinh còn thiếu thiết bị, mạng.
3.1.3. Đối với học sinh.
Qua các buổi sinh hoạt lớp, nhiệm vụ của GVCN là giúp các em hiểu được

tầm quan trọng của hoạt động dạy học trực tuyến để các em tham gia đầy đủ, tích
cực và có ý thức chăm lo chuẩn bị điều kiện học tập.
3.1.4. Đối với phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì nhà trường cần có sự tiếp sức của phụ
huynh học sinh, các tổ chức xã hội một cách có trách nhiệm. Nhà trường có trách
nhiệm giúp phụ huynh học sinh, các tổ chức khác ngồi xã hội nhận thức đúng
đắn vai trị, ý nghĩa của hoạt động dạy học trực tuyến. Từ nhận thức đầy đủ về
hoạt động này nhà trường dễ dàng tranh thủ sự hỗ trợ các tổ chức xã hội, sự hợp
tác của phụ huynh về trang thiết bị học tập, sự phối hợp quản lí việc học ở
nhà...góp phần giúp hoạt động dạy học trực tuyến có hiệu quả.
3.2. Tổ chức tập huấn việc dạy học trực tuyến đến giáo viên, học sinh.
- Trên kế hoạch Tập huấn CB giáo viên tập trung toàn Sở, trường tổ chức
tập huấn Giáo viên toàn trường trên cơ sở trang thiết bị đã được bổ sung nhằm
tiếp cận kế hoạch dạy học trực tuyến của trường, chủ động thích ứng linh hoạt với
kế hoạch dạy, học và khai thác sử dụng có hiệu quả trang thiết bị hiện có.
- Tiến hành Xây dựng phòng học trên hệ thống LMS cho 31 lớp học và 01
phòng họp cho Cán bộ giáo viên để thuận tiện trong việc họp quán triệt chủ
trương, kế hoạch dạy và học.
- Chạy thử hệ thống toàn trường trên LMS qua các tiết Giáo viên chủ nhiệm
10


làm việc với lớp, tổ chức họp phụ huynh; dạy thử nghiệm tồn trường trước khi
dạy học chính thức.

Hình ảnh tập huấn, bố trí phịng học và sinh hoạt với các lớp.
3.3. Huy động nguồn lực cung cấp trang thiết bị học trực tuyến hỗ trợ học
sinh. Mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học.
- Tiến hành rà soát trang thiết bị phục vụ dạy trực tuyến của Giáo viên, học
trực tuyến của học sinh.

- Làm việc với các nhà mạng trên địa bàn trong việc khảo sát, tư vấn hỗ trợ
mạng cho các gia đình cịn chưa có mạng phù hợp với hồn cảnh, địa lí của gia
đình nhưng vẫn đảm bảo cho việc học của con em; Tư vấn lắp đặt hệ thống, thiết
bị mạng trong trường phục vụ hiệu quả việc dạy học nhưng đảm bảo tiết kiệm phù
hợp với ngân sách trường.

Hình ảnh mạng LAN trang bị ở tất cả các phòng học phục vụ dạy học.
11


- Vận động CBGV qua Cơng đồn; học sinh qua Đồn trường để qun
góp, ủng hộ trang thiết bị dạy, học trực tuyến.
- Tranh thủ hỗ trợ trang thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến từ cấp trên.

Hình ảnh làm việc với VNPT – Trao hỗ trợ điện thoại và Sim 4G.
- Tiến hành Mua sắm bổ sung các thiết bị như Camera có thu âm, Bảng điện tử;
Trang bị mạng LAN đến từng lớp học để thuận tiện trong việc dạy học trực tuyến.

Bảng điện tử GAOMON, Camera Rapoo có thu âm phục vụ dạy học trực tuyến.
3.4. Xây dựng kế hoạch và chương trình dạy học trực tuyến.
- Sau khi tập huấn công tác dạy học trực tuyến và rà sốt thiết bị, hạ tầng
mạng hiện có. Căn cứ Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 về việc
12


hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch
Covid-19 năm học 2021-2022 của Bộ Giáo dục và Công văn số 1899/SGD&ĐTVP ngày 17/9/2021 về việc hướng dẫn xây dựng phương án dạy học ứng phó
dịch Covid-19 năm học 2021-2022 của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An, đã tiến
hành Xây dựng chương trình dạy học với số tiết cốt lõi, số tiết ôn tập và số tiết tự
học ở các môn, để thống nhất trong việc dạy học.


- Công tác quản lý phải dựa trên kế hoạch đã xây dựng để có nhắc nhở,
điều chỉnh kịp thời đáp ứng linh hoạt với tình hình.
- Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo công tác dạy, học trực tuyến.
3.5. Tổ chức dạy học trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến và dạy học từ
xa tại trường.
3.5.1. Dạy học trực tuyến toàn trường.
- Căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn và theo chỉ đạo của cấp trên,
năm học 2021-2022, trường có 4 tuần phải học trực tuyến tồn trường.

Hình ảnh dạy học trực tuyến các lớp

Hình ảnh dạy học trực tuyến, BGH & GV dự giờ thăm lớp
3.5.2. Dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp.
- Sau khi dần ổn định các đợt dịch bùng phát trên địa bàn, trường tiến hành
dạy học kết hợp trực tuyến với trực tiếp do cịn có khá nhiều học sinh không thể
đến trường do dịch; Trường xây dựng 3 lớp học là 10D, 11D, 12D làm lớp học kết
hợp. Đây là các lớp có mơn tự chọn hài hòa giữa các lớp trong khối, học sinh
13


không thể đến trường trong mỗi khối vào học trực tuyến với lớp khối mình, cịn
các lớp vẫn học tại lớp bình thường.
- Giáo viên dạy có thể sử dụng trình chiếu, dùng bảng điện tử, dùng bảng
viết phấn kết hợp camera thu âm hoặc PHTM gắn camera để dạy học.
- Học sinh không thể đến trường nhận TKB từ GVCN, chủ động theo TKB
của lớp học kết hợp để tham gia học tập. GVCN hàng ngày sẽ phối hợp GVBM
để quản lí, kiểm tra việc học tập của học sinh lớp mình.

Hình ảnh các tiết dạy học kết hợp tại phịng học.


Hình ảnh các tiết dạy kết hợp tại PHTM
14


3.5.3. Dạy học từ xa.
- Với giáo viên diện cách li nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe để dạy học,
trường tiến hành bố trí dạy học từ xa tại các PHTM và các phịng Thực hành hợp
lí, thời điểm đỉnh dịch trên địa bàn, hàng ngày có 5 phịng học từ xa hoạt động
ln kín lịch.
- Nhân viên Thiết bị nhà trường đảm trách việc hỗ trợ, quản lí các phịng
học cho giáo viên dạy học từ xa.

Hình ảnh các tiết học từ xa triển khai đồng thời ở các PHTM.

Hình ảnh các tiết học từ xa triển khai đồng thời ở các phòng Thực hành.
3.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt
động dạy học trực tuyến.
- Trường dùng trang facebook để thông tin các thông tin liên quan đến hoạt
động nhà trường tới phụ huynh, học sinh một cách nhanh chóng, kịp thời. Đồng
thời nhận tương tác, phản hồi từ phụ huynh học sinh và xã hội để kịp thời tiếp thu,
điều chỉnh kế hoạch, hoạt động của nhà trường phù hợp hơn.
- Sử dụng mạng xã hội Zalo để thành lập các nhóm lớp với Giáo viên bộ
mơn, Ban giám hiệu phân cơng phụ trách Khối có trong các lớp khối mình để nắm
15


bắt kịp thời thơng tin từ các lớp; Nhóm CBGV để truyền tải thông tin kịp thời
giữa lãnh đạo trường đến Cán bộ giáo viên; Nhóm GVCN để thơng tin giữa lãnh
đạo, nhân viên hành chính đến giáo viên Chủ nhiệm… Yêu cầu GVCN lập nhóm

phụ huynh với GVCN để duy trì trao đổi thơng tin giữa trường, lớp với phụ
huynh.
- Mở rộng sử dụng phần mềm vn.edu trong quản lí nhà trường qua các dịch
vụ của VNPT.
- Lắp thí điểm camera khơng dây ở phịng học để quản lí học sinh trong các
giờ học.

Hình ảnh trang face book trường, Nhóm zalo lớp học.

16


Hình ảnh trang Nhóm zalo trường, camera lớp học

17


PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả thu được.
Trong năm học vừa qua, do ảnh hưởng dịch bệnh trường đã bị ảnh hưởng
khá lớn đến cán bộ giáo viên nhà trường. Tính đến ngày 10/4/2022, trường có
34/73 CBGV và 435/1.286 HS là f0, CBGV và HS phải nghỉ do ảnh hưởng dịch
rải rác trong năm học là khá nhiều; toàn trường đã phải dạy học trực tuyến 2 đợt,
mỗi đợt 2 tuần; Dạy kết hợp tại các khối lớp rải rác trong các tuần với học sinh
cách li, dạy học từ xa với các lớp có giáo viên nghỉ cách li. Nhờ triển khai sớm
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến trên, sự đầu tư bổ
sung hợp lí về cơ sở vật chất trên cơ sở trang thiết bị hiện có và sự chuẩn bị khá
chu đáo cho việc thích ứng, linh hoạt trong dạy học mà trường vẫn duy trì ổn định
việc dạy học, đảm bảo thực hiện theo chỉ đạo của ngành và kế hoạch đề ra. Đây là
kết quả rất đáng ghi nhận cho sự nỗ lực của lãnh đạo, CBGV và học sinh tồn

trường.
Việc bổ sung hạ tầng mạng đến các phịng học, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý dạy học giúp cho công tác quản lý tại trường THPT
Quỳ Hợp đạt hiệu quả rõ rệt.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Từ thực tế nghiên cứu tơi có những kiến nghị, đề xuất sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo nên đầu tư nghiên cứu hệ thống trang thiết bị dạy
học trực tuyến đồng bộ, phù hợp với các trường (giá thành hợp lí, dễ dàng nâng
cấp về sau…) một cách bài bản, chi tiết để các trường dựa vào hệ thống cơ bản
này trang bị thiết bị cho đơn vị mình, tránh phải học hỏi tìm tịi, trang bị chắp vá
thiếu chuyên nghiệp như các đơn vị cơ sở đang làm hiện nay.
- Để đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến, các nhà trường cần mạnh dạn
triển khai đồng bộ từ đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT đến công tác tuyên truyền, công
tác tư tưởng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Mặt khác cần chú trọng
tuyên truyền phụ huynh học sinh về hình thức học tập mới, vận động phụ huynh
mua sắm trang thiết bị học tập phù hợp; tăng cường giáo dục học sinh ý thức tự
giác học tập, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu trước, trong và
sau mỗi tiết học.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), E-Learning và ứng dụng trong dạy
học, nguồn internet.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 về
thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến,
Ban soạn thảo tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến dành cho giáo viên
trung học.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Tài liệu bồi dưỡng tăng cường năng lực dạy
học trực tuyến, lưu hành nội bộ.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 30
tháng 03 năm 2021, Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ
sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

19



×