Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

SKKN GIÁO dục ý THỨC học SINH về VIỆC CHĂM sóc sức KHỎE CHỦ ĐỘNG THÔNG QUA câu lạc bộ vì sức KHỎE CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 58 trang )

SÁNG KIẾN

GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC SINH VỀ VIỆC CHĂM SĨC SỨC
KHỎE CHỦ ĐỘNG THƠNG QUA CÂU LẠC BỘ:
“VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”
LĨNH VỰC: KĨ NĂNG SỐNG


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

SÁNG KIẾN
GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC SINH VỀ VIỆC CHĂM SĨC SỨC KHỎE CHỦ
ĐỘNG THƠNG QUA CÂU LẠC BỘ:
“VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hòa
Tổ: Tự nhiên
Số điện thoại: 0962508703

Năm học: 2021-2022


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


1

2. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1. Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lí luận

3

1.1. Khái niệm chăm sóc sức khỏe chủ động

3

1.2 Tại sao phải chăm sóc sức khỏe chủ động

3

1.3 Sức khỏe thể chất và tâm lý của học sinh THPT

3

1.4 Một số căn của tuổi học đường và của xã hội phát triển


4

1.5 Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm trong dạy học và giáo

8

dục
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng lối sống, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe chủ động lứa tuổi
học sinh ở trường THPT Đặng Thai Mai

10

2.2 Thực trạng một số căn bệnh thường gặp trong tuổi học đường ở trường
THPT Đặng Thai Mai

12

Chương 2.Câu lạc bộ Vì sức khỏe cộng đồng _ Giải pháp giáo dục ý
thức học sinh về chăm sóc sức khoẻ chủ động

14


1. Xây dựng câu lạc bộ trong trường học

14

2. Xây dựng kế hoạch hoạt động


15

3. Nhiệm vụ của các thành viên trong câu lạc bộ

16

4. Công tác tổ chức thực hiện

17

4.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là chăm sóc sức khỏe chủ động,
tìm hiểu về dinh dưỡng, một số vấn đề sức khỏe lứa tuổi học đường và
bệnh của xã hội phát triển

17

4.2 Hướng dẫn các em tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ khảo sát tỉ lệ
mắc vấn đề sức khỏe tuổi học đường

17

4.3 Chia sẻ kiến thức về chăm sóc sức khỏe chủ động thơng qua việc thay
đổi thói quen ăn uống, thói quen sống khoa học bằng hình thức trao đổi
trực tuyến và trực tiếp
4.4 Hướng dẫn rèn luyện sức khỏe chủ động thông qua hoạt động trải
nghiệm

20

4.5 Tổ chức cuộc thi làm MV “Lan tỏa lối sống năng động”


30

5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

33

6. Giải pháp mở rộng câu lạc bộ

38

7. Hiệu quả sáng kiến

37

29

C. KẾT LUẬN
1. Những đóng góp của đề tài

39

2. Kiến nghị

39

Tài liệu tham khảo
Phụ lục



DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

THPT

Trung học phổ thông

2

HĐTNST

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5


CH

Câu hỏi

6

BGH

Ban giám hiệu

7

CLB

Câu lạc bộ

TT


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sức khỏe học đường đang là vấn đề nóng hổi được xã hội quan tâm nhất hiện
nay. Ngoài những vấn đề về sức khỏe thể chất, các em còn phải gánh trên vai những
áp lực tâm lí, cám dỗ, bạo lực... ngày càng lớn.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng
cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước. Thông
qua việc giáo dục sức khỏe, rèn luyện kĩ năng sống, cải thiện môi trường học tập,
tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi sự “ơ nhiễm” mơi trường học đường. Việc
chăm sóc sức khỏe học đường chính là xu thế chung của các nước trong khu vực và

trên thế giới.
Ở Việt Nam, quan tâm tới vấn đề này, từ lâu Đảng và Nhà nước đã có những
chính sách, chủ trương để thực hiện cơng tác giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho học
sinh. Gần đây nhất, ngày 02/10/2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã kí ban hành
Quyết định số 1660/QĐ – TTg phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai
đoạn 2021 – 2025. Chương trình nhằm mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo
dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lí sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục
mầm non và phổ thông, trường chuyên biệt nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về
thể chất, tinh thần cho học sinh.
Việc chủ động chăm sóc sức khỏe nâng cao sức đề kháng, phòng, chống các
vấn đề bệnh tật cho bản thân, gia đình và cộng đồng là xu hướng vô cùng cần thiết
trong giai đoạn hiện nay giúp tạo ra một “màng bảo vệ ” toàn diện, mang lại nhiều
giá trị về sức khỏe, tinh thần, sự phát triển cho thế hệ tương lai của đất nước.
Là một giáo viên giảng dạy mơn sinh học, ln có khát khao sống vui khỏe
nên bản thân tơi ln tìm tịi học hỏi tiếp cận những lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Tơi tìm hiểu về bộ mơn Yoga bằng sự hướng dẫn của cơ giáo Hồng Thị Ái Kh
khi đang theo học cao học tại trường Đại học Vinh, tìm hiểu về dinh dưỡng lành
mạnh, lối sống khoa học trong các chương trình báo điện tử Sức khỏe và đời sống –
Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế..., ứng dụng hiểu biết của mình về cơ thể sống trong
sinh học 11, về thành phần hóa học của tế bào trong chương trình sinh học 10, tơi
mạnh dạn đưa câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe chủ động “Vì sức khỏe cộng đồng” của
mình vào trường học, giáo dục ý thức học sinh về việc chăm sóc sức khỏe chủ động.
Từ tất cả những lí do trên, tơi chọn đề tài “Giáo dục ý thức học sinh về việc
chăm sóc sức khỏe chủ động thơng qua câu lạc bộ: Vì sức khỏe cộng đồng”.
Đề tài này là cơng trình của tơi, chưa được cá nhân, tập thể và cơng trình khoa
học giáo dục nào công bố trên các tài liệu sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay.

1



2. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh quan tâm đến vấn đề cải thiện sức khỏe,
cải thiện vóc dáng trường THPT Đặng Thai Mai
2.2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020 – 2021, 2021 - 2022
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tơi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiêm cứu tài liệu
- Phương pháp tổng hợp đánh giá
- Phương pháp nghiên thực tiễn (điều tra, khảo sát thực tiễn )
- Phương pháp thực nghiệm
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Khảo sát về tỉ lệ mắc các bệnh tật ở lứa tuổi học sinh tại trường THPT
Đặng Thai Mai.
3.2. Thiết kế nội dung kiến thức về dinh dưỡng, lối sống khoa học lành mạnh
để giáo dục học sinh nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe.
3.3. Áp dụng một số biện pháp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng,
cải thiện vóc dáng... để xác định hiệu quả giáo dục.
3.4. Giáo dục ý thức luôn giúp đỡ, sẻ chia, tinh thần tương thân tương ái.

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
1.1 . Khái niệm chăm sóc sức khỏe chủ động:
Chăm sóc sức khỏe chủ động được hiểu là những hành động được thực hiện
chăm sóc sức khỏe của bản thân trước khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng biểu hiện
của bệnh lý.
Ở Việt Nam, khái niệm chăm sóc sức khỏe đã tồn tại tuy nhiên chưa thực sự

phổ rộng trong quần chúng. Năm 2019, Việt Nam khởi động chương trình “Sức khỏe
Việt Nam”, một chiến dịch quốc gia để thúc đẩy lối sống lành mạnh.
1.2 . Tại sao phải chăm sóc sức khỏe chủ động:
Đa phần người Việt có thói quen: có bệnh mới tìm đủ cách chữa chạy thay vì
điều chỉnh lối sống và xây dựng các thói chăm sóc sức khỏe chủ động.
Điều quan trọng nhất để giải quyết mọi vấn đề về sức khỏe là ý thức chủ động
của chính con người trong việc bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, với chiến lược “Chăm sóc
sức khỏe chủ động”, ta có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề sức khỏe của bản thân
và gia đình.
Từ xa xưa, nhân dân ta có câu “Phịng bệnh hơn chữa bệnh” – đó cũng chính
là mục tiêu cốt lõi của CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG.
Chủ động ăn uống, tập luyện khoa học hàng ngày giúp chúng ta phòng tránh
được bệnh tật. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống và vận
động như béo phì, các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,…
Kiểm tra sức khỏe định kì giúp phát hiện sớm bệnh tật để có tác động kịp thời.
Ví dụ bệnh nhân tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu nếu được phát hiện sớm thì chỉ cần
can thiệp vào chế độ dinh dưỡng và vận động mà không cần dùng thuốc, và quan
trọng nhất là ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch về sau.
Với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, việc theo dõi thường xuyên và
liên tục là vơ cùng quan trọng. Vì nó khơng chỉ giúp theo dõi tình trạng bệnh, mà
cịn đánh giá hiệu quả điều trị, cho phép xác định hướng điều trị tiếp theo và đặc biệt
là phát hiện và ngăn ngừa biến chứng
1.3 . Sức khỏe thể chất và tâm lý của học sinh THPT:
* Thực trạng:
Sức khỏe học đường đang là vấn đề nóng hổi được xã hội quan tâm nhất hiện
nay.
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 - 2020 của Viện
Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần (từ
8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020). Hơn 40% học sinh mắc tật khúc xạ; Gần 90%
3



học sinh mắc bệnh răng miệng; 7 đến 15% học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống...
Những căn bệnh này ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoạt động sinh hoạt, vui chơi
và chất lượng sống của học sinh, để lại hậu quả lâu dài.
* Giải pháp:
Những năm qua, nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và sức khỏe tâm thần của
học sinh, một số chương trình, dự án chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em đã được
đưa vào trường học nhưng với phạm vi riêng lẻ, không đồng bộ, chỉ triển khai trên
một số địa phương. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021- 2025, thể hiện sự quyết
tâm và khát vọng của quốc gia vào việc chăm sóc cho thế hệ tương lai. Đây là bước
khởi đầu cho một chương trình thiết thực, tổng thể và dài hạn về sức khỏe học đường,
quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lựa chọn các nội dung ưu tiên đối với sức khỏe
trẻ em, học sinh trên cả nước.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng
cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước. Thông
qua việc giáo dục sức khỏe, rèn luyện kĩ năng sống, cải thiện môi trường học tập.
Tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi sự “ơ nhiễm” mơi trường học đường. Việc
chăm sóc sức khỏe học đường, chính là xu thế chung của các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các trường học cần phải
phối kết hợp với ngành y tế để xây dựng một chế độ học tập, rèn luyện cũng như có
kế hoạch phịng chống, tư vấn và điều trị… đảm bảo sức khỏe cho thế hệ tương lai
của đất nước
1.4. Một số căn bệnh của tuổi học đường của xã hội phát triển:
1.4.1 Cong vẹo cột sống:
Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh tật ở lứa tuổi học đường hiện nay vẫn cịn cao, trong
đó bệnh cong vẹo cột sống chiếm gần 30%, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa. Theo thống kê, cong vẹo cột sống chiếm khoảng 1 - 4% dân số, thường gặp

ở nữ nhiều hơn ở nam va ảnh hưởng nhiều đến trẻ em từ 10 đến 18 tuổi.
* Khái niệm:
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải
hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó khơng cịn giữ được các
đoạn cong sinh lý như bình thường.
Cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sống của con
người. Nó tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đứng thẳng,
bảo vệ tủy sống và các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do vậy, nếu cột sống bị cong
vẹo sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người.

4


* Nguyên nhân:
Tư thế ngồi học không đúng: lệch vai sang trái hoặc phải, cúi đầu quá thấp,
ngồi học chân gác lên ghế, bàn.
Ngồi quá lâu để học bài, xem ti vi, máy tính…
Học sinh có thói quen mang cặp một bên mà không đeo cặp trên hai vai.
Do phải lao động sớm: gánh vác, gặt hái, bế em hoặc mắc phải một số di
chứng của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, lao cột sống, bại liệt.
* Hệ lụy:
Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh nguy hiểm, không gây tác hại
nghiêm trọng tức thời, tuy nhiên bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và
tâm thần của một thế hệ trong tương lai.
Khi lệch trọng tâm cơ thể làm học sinh ngồi học không ngay ngắn, khó khăn
cho việc đọc, viết. Gây căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung ảnh hưởng
tới kết quả học tập.
Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương
chậu (đặc biệt đối với em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành).
Cơ thể lệch, bước đi không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng rất lớn đến

thẩm mỹ.
* Biện pháp phịng tránh:
Bàn ghế học tập phải có kích thước phù hợp.
Tạo thói quen ngồi đúng tư thế.
Khơng mang vác quá nặng.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi
bữa ăn, nhất là các bữa ăn chính.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết cho mỗi lứa tuổi.
1.4.2 Cận thị:
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh cận thị ở Việt Nam chiếm khoảng 39% dân
số. Trong đó, có hơn 2 triệu trẻ em độ tuổi từ 6 - 15 tuổi. Tỷ lệ trẻ em mắc chứng
cận thị ở thành phố (chiếm 50%) cao gấp 3 lần khu vực nông thôn (15%).
* Khái niệm:
Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc
nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ (bộc lộ
5


qua động tác nheo mắt). Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở học
sinh và người lao động trẻ.
Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng
mạc như mắt bình thường. Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong
việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng
cận thị, và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.
* Nguyên nhân:
Do di truyền: cha mẹ cận thị thì con cũng có thể bị cận thị.
Thói quen sống: Làm việc, học tập, sinh hoạt trong điều kiện thiếu ánh sáng,
không đủ khoảng cách; lười vận động; chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh.
* Hệ lụy:

Mắt cận nếu được chăm sóc, kiểm sốt tốt có thể khơng tăng độ hoặc tăng rất
ít chỉ từ 0.25 - 0.5 Diop trong một năm. Tuy nhiên, độ cận có thể tăng độ nhanh
chóng nếu đeo kính khơng đúng với độ cận thực tế và có thói quen sinh hoạt khơng
lành mạnh. Hậu quả lâu dài có thể bị mù vĩnh viễn.
Ở mức độ nhẹ, độ cận thấp: Gây ra những một số bất tiện trong cuộc sống
thường ngày mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mắt.
Ở mức độ trung bình: Gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập, tham gia các
hoạt động thể thao, hoạt động ngồi trời, phải mang kính thường xuyên hơn. Có thể
tiến triển sang cận nặng.
Mắt cận thị gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Ở mức độ nặng: Có nguy cơ thối hóa, độ cận cao và tăng nhanh gây nguy
hiểm cho sức khỏe của mắt. Người mắc bệnh có thể bị tăng nhãn áp, bong võng mạc,
bị đục thủy tinh thể, mắc bệnh đa hồng cầu và có nguy cơ mất thị lực.
* Biện pháp phịng tránh và chăm sóc mắt cận:
Thay đổi thói quen học tập và làm việc: Tư thế ngồi phù hợp, đảm bảo khoảng
cách và ánh sáng thích hợp khi học bài, đọc sách và sử dụng thiết bị điện tử...
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh: duy trù chế độ ăn uống khoa học, thói
quen luyện tập thể dục thể thao, các hoạt động ngoài trời. Những người mắc chứng
cận thị nên bỏ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin tốt cho mắt như vitamin E,A,C,B,
Omega 3,6,9...
Bảo vệ mắt trước tác động của mơi trường: Kính chắn bụi, thuốc nhỏ mắt ...
Kiểm tra mắt định kì hoặc bất kể khi nào có dấu hiệu lạ…
1.4.3 Thừa cân béo phì:
* Khái niệm:

6


Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ
q mức và khơng bình thường tại một vùng cơ thể hay tồn thân gây ra nhiều nguy

hại tới sức khỏe.
* Cơ chế:
Khi chế độ ăn uống dư thừa vượt quá mức yêu cầu hoặc ít tiêu hao năng lượng
khiến mỡ tích lũy q mức và khơng bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân
đến mức ảnh hưởng sức khỏe (khi vào cơ thể các chất protein, lipit, gluxit đều có
thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ).
* Nguyên nhân:
Yếu tố xã hội: Những người có thói quen ít vận động hoặc do tính chất cơng
việc ít vận động, ăn nhiều có nguy cơ gây béo phì cao hơn.
Khẩu phần, thói quen ăn uống: Cung cấp năng lượng quá mức yêu cầu như ăn
uống nhiều, thức ăn nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng, chất giải khát có ga…
Hoạt động thể lực: Béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực
trong lối sống tĩnh lại, không chịu vận động hay ít vận động, nghỉ ngơi quá nhiều là
một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì.
Yếu tố di truyền: trong số trẻ bị béo phì 80% cha mẹ bị béo phì.
* Hệ lụy:
Bệnh béo phì nó lại làm phát sinh một số vấn đề về sức khỏe, phát sinh một
số bệnh khác như: Tiểu đường (đái tháo đường), Tim mạch, Gout…
* Cách phòng tránh:
Tập thể dục thường xuyên hợp lí, tích cực vận động.
Có chế độ ăn uống hợp lí, nên ăn kiêng khi đã bị béo phì, ăn nhiều hoa quả
tươi, rau các loại… ít ăn các loại thức ăn giàu đạm, Protein…
Uống ít hoặc khơng uống rượu, bia, chất kích thích, đặc biệt khơng nên uống
đồ có ga, đồ nặng…
1.4.4 Các vấn đề về tim mạch:
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm bệnh tim mạch cướp đi mạng sống của khoảng
17,5 triệu người. Theo thống kê, tử vong do bệnh lý tim mạch cao gấp 4 lần tổng tử
vong do 3 loại bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao cộng lại.
* Cơ chế:

1) Bệnh Cao huyết áp
Là một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mãn tính.Theo mỗi
nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là

7


lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim
phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu.
2) Bệnh xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch có thể bắt đầu với những thiệt hại hoặc thương tích do các
lớp bên trong bị tác động mạnh, những thiệt hại có thể được gây ra bởi: Huyết áp
cao, cholesterol cao , hút thuốc, bệnh tiểu đường.
3) Bệnh nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là do sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc nhiều nhánh động mạch
vành dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim được cung cấp máu
bởi động mạch vành đó… Cơ chế chủ yếu của nhồi máu cơ tim cấp là do sự không
ổn định và nứt ra của mảng xơ vữa, trên cơ sở đó huyết khối hình thành gây lấp tồn
bộ lịng mạch.
Ngun nhân:
Nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tim mạch thường do yếu tố gia đình, tuổi
tác, chế độ dinh dưỡng cũng như vận động thể lực khơng hợp lí. Hút thuốc lá, uống
nhiều rượu bia và đồ uống có ga. Làm việc căng thẳng ngồi nhiều…
Hệ lụy:
Các bệnh về tim mạch thường gây ra những biến chứng hết sức nặng nề như
bại liệt bộ phận hay toàn thân, mức độ nặng thường dẫn tới tử vong.
Cách phịng tránh:
Có chế độ ăn uống hợp lí, ăn thực phẩm lành mạnh, an tồn.
Khơng hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống có ga.
Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lí.

Có chế độ học tập cũng như làm việc hợp lí khơng q căng thẳng.
1.5 Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm trong dạy học và giáo dục:
1.5.1 Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục trong đó
từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã hội
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức,
các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân.Trải nghiệm sáng tạo là hoạt
động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng
bố trí các HĐTNST riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực
giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi HS vừa là người tham gia, vừa
là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên HS khơng những
biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết
8


cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách
nhiệm” (Theo Dự thảo nội dung chương trình giáo dục phổ thơng mới)
HĐTNST không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Môn học được tạo
nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt
chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực
để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình.
1.5.2 Các hình thức về hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thơng có hình thức tổ
chức rất đa dạng, phong phú.
Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh
được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, khơng gị bó và
khơ cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cúng như nhu cầu, nguyện vọng của học
sinh. Có thể kể đến một số hình thức về HĐTNST hiện nay ở trong các trường phổ
thông như: Tổ chức thảo luận, Tổ chức các trò chơi, Tổ chức các cuộc thi, Tổ chức

các câu lạc bộ, Sinh hoạt tập thể, Lao động cơng ích
, Tổ chức tham quan dã
ngoại, Diễn đàn, Giao lưu, Tổ chức sự kiện, Hoạt động chiến dịch, Sân khấu tương
tác...
Bên cạnh các hình thức tổ chức cơ bản trên cịn có hình thức tổ chức thí
nghiệm, điều tra, hoạt động tình nguyện... Mỗi hình thức tổ chức đều có những ưu
và nhược điểm nhất định nhưng tựu trung lại đều hướng tới mục đích giáo dục khơng
chỉ về kiến thức mà còn cả về kĩ năng nhằm phát triển năng lực ở người học. Thông
qua hoạt động trải nghiệm giúp HS rèn luyện tính tự tin, tính sáng tạo và tư duy.
Trải nghiệm bằng hình thức “Tổ chức câu lạc bộ” là hình thức hoạt động ngoại
khóa của một nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu... dưới định hướng
của nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học
sinh với nhau và giữa học sinh với các thầy cô giáo và những người trưởng thành
khác.
Hoạt động câu lạc bộ đòi hỏi lịch sinh hoạt định kì và với các chủ đề thảo luận
nghiên cứu khác nhau. Việc thực hiện duy trì câu lạc bộ địi hỏi có những ngun
tắc nhất định về: tinh thần, thời gian, địa điểm, sự công bằng, sự cống hiến sáng tạo,
tơn trọng, bình đẳng...
Hình thức này phù hợp với mục đích rèn luyện thói quen và có sức hấp dẫn
với học sinh nên chúng tơi đã lựa chọn.
1.5.3 Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
phổ thông:
HĐTNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, về
cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực
giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây
là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống đề
9


học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó địi hỏi các phương pháp tổ chức HĐTNST

phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Trong hoạt động
này cần thiết phải đặt các em vào vị trí trung tâm của hoạt động, giáo viên chỉ hướng
dẫn hỗ trợ việc tìm ra kiến thức mới và hình thành các năng lực phẩm chất cần đạt.
Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm thường sử dụng các phương pháp chính sau:
Phương pháp giải quyết vấn đề, Phương pháp làm việc nhóm.
1.5.4 Ngun tắc xây dựng thành cơng hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Với mục tiêu đào tạo ra những con người mới, thế hệ mới làm chủ nhân tương
lai đất nước thì việc đưa HS gần hơn tới thực tế cuộc sống, tạo cơ hội cho các em tự
tìm ra những tri thức các em cần sẽ làm nâng cao vốn hiểu biết, từ đó, có được kĩ
năng sống và vốn kiến thức cần thiết. Khi tổ chức HĐTNST cần đảm bảo các nguyên
tắc sau:
Ý tưởng phải gắn với các tình huống từ thực tiễn đời sống, từ nhu cầu của HS.
Từ đó địi hỏi HS phải hịa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó.
Chủ đề trải nghiệm khơng ngồi “tầm với” kiến thức của HS. Không nên xây
dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của HS. Nội dung kiến
thức phải trong khn khổ kiến thức HS có thể tìm hiểu, những kiến thức liên quan
có thể tham khảo. Như thế mới tạo cho HS lòng tin với chính bản thân mình trong
việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực, kĩ năng, phẩm chất sẽ dần được nâng cao.
GV chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn. Trong các HĐTNST, GV chỉ là người hỗ
trợ, hướng dẫn, nâng đỡ HS còn việc tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng
cao kĩ năng sống lại đòi hỏi ở chính bản thân các em. GV lúc này đóng vai trò là một
cố vấn, dàn xếp nhắc nhở và giúp HS phát triển, đánh giá một cách hiểu biết về kết
quả cơng việc của mình.
Cả GV và HS khơng chỉ xem kiến thức là một thứ để nhớ mà còn xem việc
khám phá kiến thức là một niềm vui trong quá trình học tập. Đặc biệt với HS thì việc
khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như mở một hộp quà mà
chính các em là người tự tìm ra nó.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thực trạng lối sống, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe chủ động lứa tuổi học
sinh ở trường THPT Đặng Thai Mai:

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Điều hiển nhiên đó ai cũng biết,
nhưng khơng phải người nào cũng có ý thức, nhận thức đúng về việc giữ gìn, rèn
luyện, chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân. Đặc biệt là những em học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh trường chúng tôi cũng nằm trong số đơng
đó.
Để thêm thơng tin về thực trạng ý thức chăm sóc sức khỏe chủ động ở lứa tuổi
học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh các lớp tôi giảng dạy là 12A, 12B,
12I, 12M, 11E, 11H, 11I trường THPT Đặng Thai Mai theo hình thức trả lời trên
10


phiếu (Phụ lục 1). Sau khi phát ra và thu về, chúng tơi loại bỏ những phiếu bị sai
sót, khơng làm khảo sát và còn 200 phiếu đạt yêu cầu, chúng tôi tiến hành xử lý số
liệu và thu được kết quả như sau:
T
TT

1

2

3

4

5

6

Câu hỏi


Theo bạn lứa tuổi nào cần
1
chú ý đến việc chăm sóc sức
khỏe chủ động của bản thân ?

2Bạn có thường hay bỏ bữa
sáng khơng?

Bạn có thường xuyên sử
3
dụng đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh
không?

Theo bạn đồ ăn vặt, đồ ăn
4
nhanh có tốt cho sức khỏe
hay khơng?

5 có tập thể dục hằng ngày
Bạn
khơng?

6Bạn có thường xun uống
nước khơng

Số HS lựa chọn

Tiêu chí


Tuổi
học sinh

Từ 18
tuổi trở
lên

Mọi lứa
tuổi

Số lượng

25

145

30

Tỉ lệ %

12,5 %

72,5 %

15 %

Tiêu chí




Khơng

Thỉnh
thoảng

Số lượng

72

106

22

Tỉ lệ %

36 %

53 %

11 %

Tiêu chí

Thường
xun

Khơng

Thỉnh
thoảng


Số lượng

43

4

153

Tỉ lệ %

21,5 %

2%

76,5 %

Tiêu chí



Khơng

Khơng tốt
nhưng vẫn
ăn

Số lượng

11


76

113

Tỉ lệ %

5,5 %

38 %

56,5 %

Tiêu chí



Khơng

Thỉnh
thoảng

Số lượng

8

161

31


Tỉ lệ %

4%

80,5 %

15,5 %

Tiêu chí

Thường
xun

Khơng

Khát mới
uống

Số lượng

43

2

155
11


7
7


Bạn có đi khám sức khỏe
định kì khơng?

Tỉ lệ %

21,5 %

1%

77,5 %

Tiêu chí



Khơng

Đau mới
đi

Số lượng

2

12

186

Tỉ lệ %


1%

6%

93 %

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy thực trạng chung của học sinh trường THPT
Đặng Thai Mai cũng như các bậc phụ huynh chưa có hiểu biết và ý thức cao về sự
ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân liên quan đến thói quen hằng ngày.
Cụ thể:
Phần lớn các em đều chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe của mình, số
lượng học sinh bỏ bữa sáng cao thay vào đó là thường xuyên ăn đồ ăn vặt, đồ ăn
nhanh.
Chưa ý thức được tác dụng của việc tập thể dục hằng ngày hoặc có ý thức
được nhưng khơng kiên trì tập luyện.
Đặc biệt, việc bổ sung nước thiếu dễ dẫn đến tình trạng đau đầu, mất tập trung,
mệt mỏi... Các em thường có thói quen khi nào khát mới uống dễ gây tình trạng thiếu
nước trầm trọng.
Ở vùng chiêm trũng cụm Bích Hào, kinh tế cịn khó khăn, hiểu biết của người
dân về việc chăm sóc sức khỏe chưa cao, do đó, việc thăm khám sức khỏe định kì
cho học sinh chưa được chú trọng. Nhiều gia đình chỉ đến khi sức khỏe biểu hiện ra
có vấn đề mới đi khám, lúc đó cơ thể đã bị tổn thương nặng nề, khó kiểm soát.
2.2 Thực trạng một số căn bệnh thường gặp trong tuổi học đường ở trường THPT
Đặng Thai Mai:
Ở lứa tuổi học sinh các em chưa ý thức được việc bản thân phải tự chăm sóc
sức khỏe cho mình. Các em cịn có thói quen xấu như tư thế ngồi học chưa đúng,
ánh sáng không đảm bảo, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, dinh dưỡng
không hợp lý, thường xuyên sử dụng các đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc... đặc
biệt rất lười vận động, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đặc biệt là các vấn đề về mắt,

cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì. Dựa trên 200 phiếu khảo sát chúng tôi đã cho
ra được kết quả:
Cận thị, các vấn đề về mắt:
Các
vấn đề
về mắt

Cận thị
Số HS

Tỉ lệ %

Thường xuyên mỏi
mắt
Số HS

Tỉ lệ %

Không
Số HS

Tỉ lệ %
12


18

9%

50


25 %

132

66 %

Tỉ lệ học sinh cảm thấy mỏi mắt và bị cận thị tương đối cao do thói quen
ngồi không đúng tư thế, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian
dài.
Thiếu cân, thừa cân béo phì:
Chúng tơi xác định tỉ lệ thiếu cân, thừa cân béo phì ở học sinh thơng qua chỉ
số BMI của cơ thể. Chỉ số BMI được tính bằng cơng thức:
BMI 

m
h2

Trong đó: m: cân nặng (kg)
h: chiều cao (m)

Xử lí số liệu trên 200 phiếu khảo sát từ học sinh, chúng tôi thu được kết quả
về tỉ lệ thiếu cân, thừa cân, béo phì như sau:
Các vấn
đề về cân
nặng

Thiếu cân

Thừa cân


Béo phì

Số HS

Tỉ lệ %

Số HS

Tỉ lệ %

Số HS

Tỉ lệ %

58

29 %

21

10,5 %

4

2,0 %

13



CHƯƠNG 2. CLB VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG - GIẢI PHÁP GIÁO DỤC
Ý THỨC HỌC SINH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG
1. Xây dựng câu lạc bộ trong trường học:
Mỗi câu lạc bộ của trường THPT Đặng Thai Mai đều mang một màu sắc riêng
của nó. Và câu lạc bộ (CLB) Vì sức khỏe cộng đồng cũng vậy, nó được hình thành
từ sự đam mê, năng khiếu và ý tưởng của người thực hiện đề tài – một giáo viên
giảng dạy mơn Sinh học, phó bí thư Chi đồn giáo viên. Từ những hiểu biết của bản
thân trong bộ môn dạy học kết hợp với mong muốn cải thiện sức khỏe của bản thân
và gia đình, tơi đã tìm hiểu rất nhiều về dinh dưỡng, lối sống lành mạnh. Và tơi gắn
bó với yoga từ năm 2015 đến nay. Tôi đã thành lập 1 CLB Yoga tại nhà và thu hút
được nhiều người dân và học sinh tham gia. Chúng tôi cũng đã tham gia rất nhiều
các hoạt động xã hội như hoạt động thiện nguyện “Vòng tay cho em” được tổ chức
ở xã Thanh Lâm, “Đêm Hội trăng rằm” được tổ chức ở xã Thanh Mai năm 2018 và
năm 2019 tham gia đêm nhạc thiện nguyện “Vòng tay yêu thương” được tổ chức ở
xã Thanh Giang nhằm kêu gọi ủng hộ các gia đình có hồn cảnh khó khăn trên địa
bàn. Qua một thời gian câu lạc bộ Yoga hoạt động, sự thay đổi về thể chất và tinh
thần của những học viên tiếp lửa cho tôi nung nấu ý tưởng chia sẻ, lan tỏa lối sống
năng động tới những em học sinh trường tôi giảng dạy.

Học viên câu lạc bộ Yoga tham gia hoạt động thiện nguyện năm 2018, 2019
Năm 2020 tôi mạnh dạn trao đổi với BGH nhà trường, BCH Đoàn trường kết
hợp để thành lập CLB rèn luyện kĩ năng sống với mong muốn giúp các em học sinh
và cán bộ giáo viên có những hiểu biết cơ bản về lối sống lành mạnh, thực hành các
biện pháp nâng cao sức khỏe. Tháng 9 năm 2020, chúng tôi bàn bạc, thống nhất và
xây dựng kế hoạch thành lập CLB “Vì sức khỏe cộng đồng” (Phụ lục 2)
14


Sau khi hồn thiện kế hoạch, tơi xin ý kiến của Đảng ủy, BGH nhà trường và
nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao. Từ đó chúng tơi bắt đầu triển khai xuống các

lớp để học sinh nghiên cứu và những em có sở thích hoạt động thể dục, mong muốn
cải thiện sức khỏe tiến hành đăng kí làm thành viên.
Ngay những ngày đầu triển khai kế hoạch đã có nhiều học sinh đến tìm hiểu
và đăng kí tham gia với tâm thế sẵn sàng và rất hào hứng. Trong một thời gian ngắn
chúng tôi đã ghi nhận được 48 HS tự nguyện xin tham gia CLB. Đến ngày
15/10/2020 Đoàn trường ra quyết định thành lập CLB “Vì sức khỏe cộng đồng”
gồm: 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm và 48 thành viên. (Phụ lục 3)
Việc tập hợp thành viên CLB được duy trì thường xuyên trong suốt năm học
2020 – 2021 và năm học 2021 - 2022. Có những em ngay từ đầu chưa hiểu rõ được
lợi ích khi tham gia CLB nên chưa mạnh dạn đăng kí nhưng sau đó được bạn bè chia
sẻ các em lại muốn gia nhập, CLB chúng tôi luôn sẵn sàng kết nạp thành viên. Bên
cạnh đó một số HS sau khi theo học được một thời gian các em gặp những vấn đề
riêng của gia đình và cá nhân đã xin ngừng tham gia CLB, chúng tơi tơn trọng lựa
chọn đó. Số lượng thành viên thay đổi do các em HS khối 12 ra trường và sự tham
gia của học sinh khối 10 khóa mới. Tuy nhiên, số lượng thành viên CLB “Vì sức
khỏe cộng đồng” vẫn duy trì ổn định.
Nhằm mục đích duy trì hoạt động CLB một cách hiệu quả, có tổ chức và tính
kỉ luật, chúng tơi xây dựng quy chế hoạt động với các vấn đề liên quan đến CLB “Vì
sức khỏe cộng đồng” trong kế hoạch hoạt động. Sau đó, chủ nhiệm CLB triển khai
đến các thành viên, thống nhất nội dung, kế hoạch làm việc và bắt đầu hoạt động.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động:
- Xây dựng kế hoạch tìm hiểu về một số căn bệnh lứa tuổi học đường và
bệnh xã hội phát triển
Mỗi buổi sinh hoạt CLB, chúng tôi đưa ra một chủ đề , Ban chủ nhiệm đưa ra
một kế hoạch để các thành viên thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan.
Ban chủ nhiệm định hướng cho các thành viên tìm hiểu về cơ chế, nguyên
nhân, hệ lụy và cách phòng tránh một số căn bệnh như cận thị, cong vẹo cột sống,
thừa cân – béo phì, bệnh về tim mạch. Các em có thêm được nhiều thơng tin về cách
phòng tránh các căn bệnh thường gặp.
- Lập kế hoạch tìm hiểu về vai trị của dinh dưỡng, lối sống lành mạnh

Ban chủ nhiệm phân cơng, chia nhóm thành viên tự tìm hiểu về vai trị cầu
dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.
Các nhóm sau khi tìm hiểu trình bày tại buổi sinh hoạt CLB
Ban chủ nhiệm và ban chuyên mơn góp ý, khắc phục sai sót của các nhóm.
Chọn lựa, hướng dẫn các em chia sẻ trước học sinh tồn trường qua các buổi
ngoại khóa hoặc qua trang truyền thơng của Đồn trường và nhà trường.
15


- Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm lối sống khoa học lành mạnh
Các thành viên CLB sẽ thực hành chế độ dinh dưỡng phù hợp đầy đủ dưỡng
chất, uống nước đúng - đủ - đều, ngủ nghỉ hợp lí... Ban chủ nhiệm sẽ thường xun
nhắc nhở, đơn đốc và theo dõi quá trình thực hiện của các em thơng qua nhóm Zalo
của CLB.
Ví dụ: thường xun nhắc đăng bài
trong nhóm chát nhắc nhở các em uống nước
đúng thời điểm, ln mang nước bên mình
khi đi học hoặc đi làm, nhắc nhở các em ngủ
đúng giờ để cơ thể khoẻ mạnh hơn...
Ban chủ nhiệm hướng dẫn rèn luyện
thói quen vận động, thói quen chăm sóc mắt,
ngồi học đúng tư thế, ngủ đúng giờ, đọc sách
hằng ngày...
- Xây dựng kế hoạch cuộc thi làm MV
“Lan tỏa lối sống năng động”.
Nhằm lan tỏa việc chăm sóc sức khỏe
chủ động bằng việc nâng cao hiểu biết của
mình về dinh dưỡng, lối sống năng động
Nhắc nhở thành viên CLB các thời
khoa học cho người thân và cộng đồng,

điểm uống nước
chúng tôi đã tổ chức cuộc thi làm MV “Lan
tỏa lối sống năng động” cho các học sinh tham gia câu lạc bộ vào tháng 11/2021
theo kế hoạch (phụ lục 4). Vừa giúp các em có được sự tự tin, có tinh thần sẻ chia,
giúp đỡ mọi người cải thiện, nâng cao sức khỏe trong mùa dịch.
3. Nhiệm vụ của các thành viên trong câu lạc bộ:
Để các hoạt động của CLB có hiệu quả cao, Ban chủ nhiệm đã chỉ rõ nhiệm
vụ của các em khi tham gia sinh hoạt. Cụ thể, với mỗi chủ đề về sức khỏe các em
phải thực hiện được:
- Tìm hiểu cơ chế, nguyên nhân, hệ lụy và cách phòng tránh một số bệnh ở
lứa tuổi học đường.
- Chia sẻ những hiểu biết của mình về dinh dưỡng, về thói quen sống tốt thơng
qua các buổi sinh hoạt.
- Áp dụng lối sống khoa học lành mạnh trong các hoạt động hằng ngày.
- Tham gia các buổi sinh hoạt trực tuyến và trực tiếp của câu lạc bộ.
- Hình thành ý thức, rèn luyện các thói quen tốt đảm bảo sức khỏe thể chất và
tinh thần.
- Nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe chủ động, chia sẻ lối sống khoa học lành
mạnh thông qua cuộc thi làm MV “Lan tỏa lối sống năng động”.
16


4. Công tác tổ chức thực hiện:
4.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là chăm sóc sức khỏe chủ động, tìm hiểu
về dinh dưỡng, một số vấn đề sức khỏe lứa tuổi học đường và bệnh của xã hội phát
triển:
Trước khi tham gia CLB, các vấn đề chăm sóc sức khỏe chủ động, dinh dưỡng
cân bằng, các vấn đề về sức khỏe tuổi học đường và xã hội phát triển các em hiểu một
cách mơ hồ, thậm chí lệch lạc. Ban chủ nhiệm đã hướng dẫn các em tìm hiểu các vấn
đề đó bằng nhiều hình thức như: sử dụng các câu hỏi định hướng, hướng dẫn tìm tịi

trên các trang mạng chính thống.
Ví dụ: Để các em hiểu thế nào là chăm sóc sức khỏe chủ động chúng tơi đã đặt
các câu hỏi cho các em tìm hiểu:
CH1. Thế nào là chăm sóc sức khỏe chủ động?
CH2. Tại sao phải chăm sóc sức khỏe chủ động?
CH3. Em đã làm gì để chăm sóc sức khỏe cho bản thân? Theo em những hành
động đó của mình ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe bản thân?
Hay muốn tìm hiểu về hiện vấn đề cong vẹo cột sống chúng tơi đã định hướng
cho các em tìm hiểu về:
CH1. Vai trò của cột sống?
CH2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cong vẹo cột sống?
CH3. Hệ lụy và biện pháp phòng tránh cong vẹo cột sống?
CH4. Em bảo vệ cột sống của mình bằng những phương pháp nào?
4.2 . Hướng dẫn các em tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ khảo sát tỉ lệ mắc vấn
đề sức khỏe tuổi học đường:

Để các thành viên có cái nhìn khách quan, cụ thể hơn về mỗi vấn đề sức khỏe
học đường, các em đều được tham gia vào việc khảo sát nhóm thành viên CLB bằng
phiếu khảo sát . ( phụ lục 5)
Để xác định được tỉ lệ thiếu cân, thừa cân, béo phì ở các học sinh trong câu
lạc bộ bằng cách thực hiện đo chiều cao, cân nặng và xác định chỉ số BMI khi bắt
đầu và sau một thời gian tham gia câu lạc bộ.
Để tính được chỉ số khối cơ thể BMI, ban chủ nhiệm hướng dẫn các em đo
chiều cao, cân nặng, cách tính chỉ số khối cơ thể.
Dựa vào bảng phân loại dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể BMI của tổ chức
Y tế thế giới các em tự phân loại được tình trạng cơ thể mình và bạn bè.
Sau khi được khảo sát các em tiến hành thống kê số liệu và thu được kết quả
như sau:
Câu 1: Bạn có thường hay bỏ bữa sáng không?
17



Tiêu chí

Khơng



Thỉnh thoảng

Số lượng

27

6

15

Tỉ lệ %

56,3 %

12,5 %

31,2 %

Câu 2: Bạn có hay sử dụng đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh khơng rõ nguồn gốc khơng?
Tiêu chí

Thường xun


Khơng

Thỉnh thoảng

Số lượng

17

5

26

Tỉ lệ %

35,4 %

10,4 %

54,2 %

Câu 3: Bạn có hay đi ngủ sau 23h đêm?
Tiêu chí

Thường xun

Khơng

Thỉnh thoảng


Số lượng

39

3

6

Tỉ lệ %

60,4 %

12,5 %

27,1 %

Câu 4: Bạn có tập thể dục hằng ngày?
Tiêu chí



Khơng

Thỉnh thoảng

Số lượng

2

39


7

Tỉ lệ %

4,2 %

81,2 %

14,6 %

Câu 5: Bạn có thường xun uống nước khơng?
Tiêu chí

Thường xun

Khơng

Khi nào khát mới
uống

Số lượng

5

6

37

Tỉ lệ %


10,4 %

12,5 %

77,1 %

Câu 6: Bạn gặp những vấn đề nào sau:
TT
1

Thường
xuyên

Không

Thỉnh
thoảng

Số lượng

10

9

29

Tỉ lệ %

20,8 %


18,8%

60,4%

Các vấn đề sức khỏe
Mỏi mắt

18


2

3

4

Ngồi gù lưng, bắt
chéo chân, gác
chân lên ghế

Số lượng

34

2

10

Tỉ lệ %


70,8 %

4,2 %

25 %

Cơ thể mệt mỏi,
thiếu năng lượng

Số lượng

1

24

23

Tỉ lệ %

2,1 %

50 %

47,9 %

Tiêu chí

Thiếu cân


Bình
thường

Thừa cân

Số lượng

13

29

6

Tỉ lệ %

27,1 %

60,4 %

12,5 %

Về cân nặng

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát khi bắt đầu tham gia câu lạc bộ
Một số hình ảnh ghi lại được trong quá trình khảo sát các thành viên của
CLB:

Một số hình ảnh khảo sát và đo chỉ số chiều cao, cân nặng của các thành viên
khi bắt đầu tham gia CLB
4.3 Chia sẻ kiến thức về chăm sóc sức khỏe chủ động thơng qua việc thay đổi thói

quen ăn uống, thói quen sống khoa học bằng hình thức trao đổi trực tuyến và
trực tiếp:
4.3.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vai trị của dinh dưỡng, thực trạng, hậu quả,
giải pháp tăng cường sức khỏe:
19


Để tìm hiểu về vấn đề này, ban chủ nhiệm CLB đã đưa ra các câu hỏi định
hướng để các thành viên tiến hành tìm hiểu.
CH1: Vai trị của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người?
CH2: Thực trạng về mức độ an toàn, tỉ lệ cân bằng dưỡng chất trong thực
phẩm sử dụng hằng ngày?
CH3: Hậu quả của mất cân bằng dưỡng chất? Chế độ dinh dưỡng hằng ngày
của gia đình em như thế nào, tác động của nó đến sức khỏe mọi người ra sao?
CH4: Xây dựng một chế độ ăn phù hợp, một bữa ăn cân bằng dưỡng chất cho
bản thân. gia đình em và trải nghiệm trong thời gian 1 tháng? Chia sẻ kết quả trải
nghiệm trước CLB?
Sau 5 ngày giao nhiệm vụ, các thành viên đã gửi báo cáo về CLB. Có nhiều
em đã tìm hiểu rất rõ và tương đối đầy đủ, nêu được hậu quả nặng nề của việc mất
an toàn vệ sinh thực phẩm, mất cân bằng dưỡng chất tới đời sống của người thân
trong gia đình. Một số khác cịn thu thập được ít và có đơi chút sai lầm. Trong buổi
sinh hoạt về chủ đề này, CLB mượn phòng học lớp 12B , dưới sự chỉ dẫn của chủ
nhiệm, thành viên có kết quả tìm hiểu tốt nhất được giao nhiệm vụ báo cáo các vấn
đề tìm hiểu được. Chủ nhiệm CLB đã phân tích, kết luận đồng thời đặt câu hỏi để
kiểm tra sự hiểu biết thực sự của các thành viên đối với chủ đề này, khắc phục những
nhận thức sai lầm, lệch lạc của các em. Cuối buổi sinh hoạt, CLB tổ chức trị chơi
giải ơ chữ về chủ đề vừa tìm hiểu.
Sau hơn 2h sinh hoạt, các thành viên đã thu nhận được cho bản thân những
vấn đề cơ bản về dinh dưỡng và biết cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý,
lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh.

Một số hình ảnh ghi lại được trong buổi sinh hoạt trực tiếp tại phòng học lớp 12B
tháng 3 năm 2021:

Thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay Thực trạng mất cân bằng dưỡng chất rất đáng lo ngại

20


×