Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ TÂM LÝ GIÁO DỤC

MÙNG THỊ TÂM

VAI TRỊ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ
KỶ Ở LỨA TUỔI MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Công tác xã hội

Phú Thọ, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA: CHÍNH TRỊ VÀ TÂM LÝ GIÁO DỤC

-----------------------

MÙNG THỊ TÂM

VAI TRỊ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ
KỶ Ở LỨA TUỔI MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Công tác xã hội

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Lê Thị Xuân Thu


Phú Thọ, 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận này, trong q trình nghiên cứu tơi đã nhận được
sự hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Lê Thị Xuân Thu - giảng viên hướng dẫn đã tận tình hỗ trợ, định hướng
nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tơi vơ cùng biết ơn cô Phạm Thị Dung - Hiệu trưởng trường mầm non Đồng
Văn đã giúp tơi có nhiều kiến thức và số liệu hồn thành khố luận. Tơi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới các thầy cơ, cán bộ Khoa Chính trị và Tâm lý giáo dục, Lãnh
đạo nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để luận văn có thể hoàn thành đúng thời gian
và đạt được kết quả.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn quan
tâm, giúp đỡ tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài này. Tơi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của Qúy thầy cơ để tơi hồn thiện những thiếu sót của đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................ 3
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 7
4. Mục đích, nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu................................................ 7
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 8
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8

7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
8. Kết cấu của đề tài ..................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG
TÁC XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỊA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở LỨA
TUỔI MẦM NON........................................................................................ 12
1.1. Khái niệm cơ bản .................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm công tác xã hội .................................................................. 12
1.1.2. Khái niệm nhân viên công tác xã hội .................................................. 13
1.1.3. Khái niệm giáo dục hòa nhập ............................................................. 14
1.1.4. Khái niệm giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ........................................ 15
1.1.5. Khái niệm về trẻ tự kỷ ........................................................................ 16
1.2. Một số vấn đề lý luận về trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non .......................... 16
1.2.1. Một số dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ .................................................. 16
1.2.2. Nguyên nhân ...................................................................................... 19
1.2.3. Phân loại ............................................................................................ 21
1.2.4. Đặc điểm chung về tâm sinh lý của trẻ tự kỷ ...................................... 21
1.3. Các nguyên tắc khi làm việc với trẻ tự kỷ ............................................. 26
1.4. Lý luận về vai trò của nhân viên cơng tác xã hội trong giáo dục hịa nhập
cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non ................................................................. 28
1.4.1. Vai trò giáo dục trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ tự kỷ, gia đình có
trẻ tự kỷ, giáo viên mầm non ........................................................................ 29


iii
1.4.2. Vai trò tham vấn ................................................................................. 32
1.4.3. Vai trò kết nối gia đình tiếp cận chính sách, nguồn hỗ trợ .................. 35
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa
tuổi mầm non ............................................................................................... 37
1.5.1. Yếu tố từ bản thân trẻ tự kỷ ................................................................ 37
1.5.2. Yếu tố từ gia đình có trẻ tự kỷ ............................................................ 38

1.5.3. Yếu tố từ học sinh bình thường .......................................................... 39
1.5.4. Yếu tố từ gia đình học sinh bình thường ............................................. 39
1.5.5. Yếu tố giáo viên, nhân viên công tác xã hội ....................................... 40
1.5.6. Yếu tố nhà trường .............................................................................. 41
1.6. Hệ thống chính sách pháp luật đối với trẻ mắc hội chứng tự kỷ ............ 41
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 43
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ
HỘI TRONG GIÁO DỤC HỊA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở LỨA TUỔI
MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG VĂN ................................ 45
2.1. Thực trạng địa bàn, khách thể nghiên cứu ............................................. 45
2.1.1. Thực trạng địa bàn nghiên cứu ........................................................... 45
2.1.2. Thực trạng trẻ mắc hội chứng tự kỷ học hòa nhập tại trường Mần non
Đồng Văn ..................................................................................................... 49
2.2. Thực trạng vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non. ................................................................ 50
2.2.1. Vai trò giáo dục trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ tự kỷ, phụ huynh và
giáo viên mầm non ....................................................................................... 50
2.2.2. Vai trị tham vấn cho phụ huynh gia đình có trẻ tự kỷ, giáo viên mầm
non ............................................................................................................... 54
2.2.3. Thực trạng vai trị kết nối gia đình tiếp cận chính sách, nguồn hỗ trợ
cho trẻ TK, gia đình trẻ tự kỷ ....................................................................... 56
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự
kỷ vào học hòa nhập tại trường Mầm non Đồng Văn, Hà Giang .................. 58
2.3.1. Yếu tố từ bản thân trẻ tự kỷ ................................................................ 59


iv
2.3.2. Yếu tố từ gia đình có trẻ tự kỷ ............................................................ 61
2.3.3. Yếu tố từ học sinh bình thường .......................................................... 62
2.3.4. Yếu tố từ gia đình học sinh bình thường ............................................. 63

2.3.5. Yếu tố giáo viên, nhân viên Công tác xã hội ...................................... 64
2.3.6. Yếu tố nhà trường .............................................................................. 66
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC HỊA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở LỨA TUỔI MẦM NON ............... 69
3.1. Biện pháp nâng cao vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong giáo dục
hoà nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non .................................................. 69
3.1.1. Nâng cao vai trò giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng cho nhân viên
công tác xã hội ............................................................................................. 69
3.1.2. Nâng cao vai trị kết nối trẻ tự kỷ, gia đình trẻ tự kỷ tiếp cận chính sách
nguồn lực. .................................................................................................... 70
3.1.3. Thực hiện vai trị quản lí ca đảm bảo cho trẻ tự kỷ được tiếp cận với
dịch vụ, cơ hội trị liệu giáo dục. ................................................................... 70
3.1.4. Thực hiện vai trò lập kế hoạch, thực hiện can thiệp hành vi – nhận thức
cho trẻ .......................................................................................................... 71
3.2. Thực nghiệm tiến trình can thiệp công tác xã hội cá nhân với trẻ tự kỷ
đang học hòa nhập tại trường Mầm non Đồng Văn, Hà Giang ..................... 71
3.2.1. Bước 1: Tiếp nhận thân chủ, tạo mối quan hệ và xác định vấn đề ban
đầu ............................................................................................................... 71
3.2.2. Bước 2: Thu thập thông tin ................................................................. 72
3.2.3. Bước 3: Xác định vấn đề/chẩn đoán ................................................... 72
3.2.4. Bước 4: Lập kế hoạch........................................................................ 79
3.2.5. Bước 5: Thực hiện can thiệp .............................................................. 82
3.2.6. Bước 6: Kết thúc và Lượng giá .......................................................... 85
3.2.7. Bước 7: Theo dõi sau kết thúc. ........................................................... 85
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 85


v

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87
1. Kết luận ................................................................................................... 87
2. Khuyến nghị ............................................................................................. 88
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 7


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Nội dung

CTXH

Công tác xã hội

GDHN

Giáo dục hịa nhập

GV

Giáo viên

NVCTXH

Nhân viên cơng tác xã hội

TK


TK

TC

Thân chủ


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhận thức của GV về nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
(Đơn vị %) ................................................................................................... 48
Bảng 2.2. Số lượng học sinh TK học hòa nhập tại trường Mầm non Đồng Văn
giai đoạn 2017 – 2019. (Đơn vị: Học sinh) .................................................. 49
Bảng 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ TK
tại trường Mầm non Đồng Văn. ................................................................... 59
Bảng 2.4. Mức độ ảnh hưởng từ gia đình đến thực trạng giáo dục hòa nhập
cho trẻ TK tại trường Mầm non Đồng Văn. (Đơn vị %) ............................... 61
Bảng 2.5. Mức độ ảnh hưởng từ học sinh bình thường đến thực trạng giáo dục
hòa nhập cho trẻ TK tại trường mầm non Đồng Văn. (Đơn vị %) ................ 62
Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng từ phía gia đình học sinh bình thường đến thực
trạng giáo dục hịa nhập cho trẻ tại trường Mầm non Đồng Văn. ................. 63
(Đơn vị %) ................................................................................................... 63
Bảng 2.7. Mức độ ảnh hưởng từ phía giáo viên, nhân viên Công tác xã hội
đến thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tại trường Mầm non Đồng Văn.
(Đơn vị %) ................................................................................................... 65
Bảng 2.8. Mức độ ảnh hưởng từ phía nhà trường đến thực trạng giáo dục hòa
nhập cho trẻ tại trường Mầm non Đồng Văn. (Đơn vị %) ............................. 66



viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Trình độ học vấn của giáo viên trường Mầm non Đồng Văn - Hà
Giang. (Đơn vị %) ........................................................................................ 46
Biểu đồ 2.2. Mức độ trí tuệ của trẻ TK tại trường Mầm non Đồng Văn năm
học 2019 – 2020. (Đơn vị %) ....................................................................... 50
Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện vai trò giáo dục trang bị kiến thức, kỹ năng
cho trẻ, phụ huynh gia đình có trẻ TK và giáo viên mầm non. (Đơn vị %) ... 53
Biểu đồ 2.4. Mức độ thực hiện tham vấn cho phụ huynh gia đình có trẻ TK và
giáo viên mầm non về vấn đề của trẻ TK. (Đơn vị %.) ................................. 54
Biểu đồ 2.5. Mức độ hiệu quả trong việc giúp trẻ TK, gia đình trẻ TK tiếp cận
các chính sách, nguồn lực hỗ trợ. (Đơn vị %)............................................... 57
Biểu đồ 2.6. Mức độ ảnh hưởng của bản thân trẻ đến thực trạng GDHN cho
trẻ tại Trường mầm non Đồng Văn. ( Đơn vị %) .......................................... 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ phả hệ của thân chủ Q .......................................................... 73
Sơ đồ 2: Sơ đồ sinh thái của thân chủ Q ....................................................... 74
Sơ đồ 3. Cây vấn đề của TC Q ..................................................................... 76


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tự kỷ là một rối loạn về phát triển, biểu hiện đặc trưng bởi sự khiếm
khuyết về chất lượng tương tác xã hội, giao tiếp và các hành vi định hình, rập
khuôn, thu hẹp bất thường kèm theo nhiều rối loạn về thực thể và tâm thần khác.
Sự thiếu hụt rõ rệt các chức năng khiến cho người mắc rối loạn TK trở thành
người khuyết tật trong cộng đồng, suy giảm chất lượng sống, đồng thời là gánh
nặng của gia đình và xã hội.

Trong những thập kỷ gần đây, do thay đổi về nhận thức và tiêu chuẩn
chẩn đoán kết hợp các yếu tố sinh học và môi trường, tỷ lệ trẻ TK gia tăng
nhanh. Khảo sát của CDC (Mỹ) công bố năm 2014, cứ 68 trẻ thì có một trẻ bị
TK, tăng 30% so với năm 2012. Từ năm 2000 đến nay, số trẻ được chẩn đoán và
điều trị chứng TK tại các cơ sở y tế công lập ngày càng tăng, năm sau cao hơn
năm trước. Theo số liệu của Khoa Phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Nhi
Trung ương, năm 2000 số trẻ TK đến khám tăng 122% so với năm trước và năm
2007 số trẻ TK đến khám tăng lên đến 268%. Tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 2000
chỉ có 2 trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 1 khám và điều trị chứng TK, thì năm 2008
số trẻ đến khám là 324, tăng hơn 160 lần. Số trẻ đến khám muộn và được chẩn
đoán mắc chứng TK tại Bệnh viện Nhi Trung ương còn chiếm tỷ lệ rất cao
(43,86% trên 36 tháng tuổi) [1,Tr.104-107]. Tuy mới được thành lập năm 2012,
nhưng đến nay Đơn vị châm cứu điều trị và chăm sóc đặc biệt cho TK, bại não
(Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cũng đã thu nhận 1.926 trẻ đến điều trị
chứng TK bằng phương pháp châm cứu, cấy chỉ. Số liệu thống kê của Khoa
Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương) cũng cho thấy, có sự khác biệt đáng kể
giữa tỷ lệ trẻ em trai mắc chứng TK so với trẻ em gái (số bé trai nhiều hơn từ 4 6 lần so với bé gái) và ở thành thị mắc nhiều hơn so với nông thơn. Theo ước
tính của một số tổ chức nước ngồi, Việt Nam hiện 2 có 165.325 người TK.
Theo thống kê tháng 4/2016 Việt Nam có hơn 200.000 trẻ, thơng tin được đưa ra
tại hội thảo quốc tể “TK ở Việt Nam hiện nay và thách thức” diễn ra tại Hà Nội
1


2
năm 2012 [25]. Tại Việt Nam, bệnh tự kỷ được biết đến vào cuối những năm 90.
Hầu hêt các trẻ em sau khi được đánh giá mắc hội chứng TK, phụ huynh
rơi vào tâm lí hoang mang, lo lắng. Họ khơng tin rằng con họ, một đứa trẻ có cơ
thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác lại mắc hội chứng này. Đến khi
vấn đề của trẻ được chấp nhận, họ bắt đầu lo lắng cho trẻ về mọi thứ như ăn
uống, giáo dục, giao tiếp, chức năng xã hội… Lo lắng làm sao để trẻ được can

thiệp sớm, can thiệp đúng cách và đâu là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Phần lớn những trẻ này đều gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, ngơn ngữ, hành
vi, học tập, vận động, chức năng xã hội… Môi trường Mầm non giáo dục tại các
trường chuyên biệt luôn là lựa chọn cuối cùng của các cha mẹ có con mắc hội
chứng này.
Là một sinh viên ngành CTXH, tơi nhận thấy ngành CTXH tuy cịn mới
mẻ ở Việt Nam, nhưng đã và đang có những đóng góp tích cực, thực hiện các
vai trò rất xác đối với lĩnh vực trẻ em, đặc biệt là trẻ TK, là một trong những đối
tượng được quan tâm của ngành. Trong những năm qua, nhân viên CTXH đã có
những hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ
TK ở lứa tuổi mầm non.
Trường Mầm non Đồng Văn, Hà Giang là trường có vị trí địa lí nằm tại
trung tâm huyện, là trường Mầm non duy nhất trên địa bàn huyện có trẻ TK
đang học hịa nhập. Qua q trình quan sát, tìm hiểu, tơi nhận thấy rằng, các
giáo viên trong trường, kể cả giáo viên tốt nghiệp trung cấp ngành Cơng tác xã
hội, giáo viên có chứng chỉ giáo dục đặc biệt... họ đa số chỉ thực hiện giáo dục
hòa nhập ở một mức độ nhỏ. Giáo viên tốt nghiệp Công tác xã hội cũng chỉ thực
hiện được một số những vai trò của ngành CTXH đối với trẻ TK trong trường.
Chính vì vậy, để có được một mơi trường giáo dục hịa nhập tốt nhất cho trẻ, thì
địi hỏi, giáo viên, nhân viên xã hội cần phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa
các vai trị của mình đối với trẻ TK.
Xuất phát từ những lí luận và thực tiễn về vấn đề nêu trên, là một sinh
viên theo ngành Công tác xã hội, luôn quan tâm đến hoạt động giáo dục hòa


3
nhập, tơi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Vai trị của nhân viên công tác xã hội
trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non” để làm đề tài
nghên cứu của mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu trên thế giới về trẻ TK có thể kể đến một số cơng trình
nghiên cứu khoa học của một số tác giả:
Năm 1943, Leo Kanner – Bác sỹ tâm thần người Mỹ - viết “Nghiên cứu
lập luận về trẻ tự kỷ” đã mô tả Tự kỷ như sau: thiếu quan hệ tiếp xúc về tình
cảm, có những thói quen và hành vi lặp đi lặp lại, khơng có ngơn ngữ hoặc ngơn
ngữ bất thường rõ rệt, khó khăn trong học tập và hành động chơi giả vờ,…
Kanner nhấn mạnh, các triệu chứng của TK có thể được phát hiện trong vòng 3
năm đầu đời. Các nghiên cứu này đã mở ra một hướng mới cho việc chẩn đốn
một rối loạn tâm trí sớm. Nghiên cứu của Kanner là một trong những nghiên cứu
đầu tiên và hoàn chỉnh nhất về tự kỷ và cho đến ngày nay vẫn được cơng nhận.
Những kết luận đó của ơng có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm về tự kỷ
hiện nay trên thế giới, và nhà khoa học Candland (1993): “Trẻ em với những gì
mà hiện nay chúng ta mơ tả như chứng tự kỷ có thể đã mơ tả trước đây và được
gọi là những đứa trẻ hoang dã và Kanner là người đầu tiên mô tả chi tiết về
những gì mà ngày nay biểu hiện bằng thuật ngữ rối loạn tự kỷ ở trẻ em”. [6]
Năm 1967 cơng trình nghiên cứu của Bruno Bettlheim về sự lạnh lùng cuả
cha mẹ cho rằng: Trẻ bị tự kỷ do người mẹ bỏ mặc, vì người mẹ học cao nên
thiên về ứng xử lí trí hơn là tình cảm, sống lạnh lùng, khơng u con. Do cách
sống thờ ơ đó nên những đứa con phản ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ,
ơm hơn mẹ, khơng muốn nhìn vào mắt mẹ, khơng nói đồng thời trẻ cũng ứng xử
như vậy với người khác. [27]
Để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, tác giả Linda Naget đã giới thiệu
những kỹ năng giao tiếp xã hội, giúp trẻ giải quyết những trở ngại trong việc kế t
giao với bạn bè. Muốn giúp cho trẻ tự kỷ giao tiếp, phải tạo môi trường giao tiếp


4
cho trẻ, phải cho trẻ học, chơi với bạn thì mới xuất hiện, nảy sinh nhu cầu giao
tiếp. Tác giả giúp cho phụ huynh trẻ tự kỷ biết cách lựa chọn môi trường can

thiệp và giáo dục cho trẻ tự kỷ phù hợp để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. [26]
Nghiên cứu của Robert Rosine Le Eost cho rằng: trẻ tự kỷ dạy cho chúng
ta điều gì đó mà chúng ta cần nghe. Thế giới của nó là thế giới tự phá hoại mình,
nó chối bỏ thế giới xung quanh và tất cả mọi người làm xuất hiện hiện thực đối
với nó như một đồ vật. Trẻ tự kỷ sống trong mơi trường ngơn ngữ nhưng khơng
có lời riêng của nó, lời nói chỉ là sự kết nối máy móc, sự lặp lại mà trẻ khơng thể
hiểu. Trẻ tự kỷ tách biệt với người khác và luôn cảm thấy mình như bị nuốt
chửng trong ham muốn của mọi người. [3]
Tác giả Kak – Hai – Nodich người Đức đã nêu rõ: ngơn ngữ của trẻ có
một vai trị quan trọng và q trình phát triển ngơn ngữ ở từng giai đoạn. Trong
mỗi giai đoạn, nhiệm vụ của người lớn là giúp trẻ thâm nhập vào thế giới ngôn
ngữ phong phú và đa dạng, dẫn dắt trẻ từ những âm thanh “gừ, gừ” ở tuổi sơ
sinh đến sử dụng, nắm vững ngơn ngữ thành thạo. Điều đó sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển về trí tuệ. Trẻ tự kỷ chưa có ngơn ngữ, chưa biết cách
giao tiếp, các bậc phụ huynh cần phải bắt đầu công việc can thiệp như: luyện
âm, luyện giọng, luyện hơi sau đó đến luyện nói. Bằng những ví dụ, cách làm cụ
thể, thiết thực tác giả đã giúp các bậc phụ huynh có con tự kỷ có thêm những
kiến thức cơ bản trong việc giáo dục và dạy dỗ giúp trẻ phát triển kĩ năng giao
tiếp [11, tr.8]
Tóm lại, từ kết quả các nghiên cứu được dẫn ra trên đây, đã giúp khẳng
định được một số vấn đề sau: Các đề tài nghiên cứu này đều chưa đề cập đến
khía cạnh vai trò của nhân viên CTXH trong việc GDHN cho trẻ TK, xã hội vào
hỗ trợ trẻ TK; chưa nói đến vai trị, quy trình nghiệp vụ mà NVCTXH sử dụng
để hỗ trợ trẻ TK giảm thiểu những hành vi bất thường trong giao tiếp, hay chưa
kết nối được các dịch vụ xã hội trong CTXH để hỗ trợ trẻ TK cũng như gia đình
trẻ, và nhất là vai trị của nhân viên công tác xã hội trong GDHN cho trẻ TK.
Mặc dù vậy những tài liệu, nghiên cứu đã được cơng bố nói trên ln là những


5

tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích để tác giả đi sâu nghiên cứu và thực hiện
nghiên cứu đề tài “Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non”.
2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, cũng có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến đề tài trẻ
TK, cụ thể là các tác giả sau:
Tác giả Đào Thu Thủy nghiên cứu về “Một số biện pháp giảm thiểu hành
vi bất thường của trẻ TK tuổi mầm non” (2006), tập trung nghiên cứu việc giảm
thiểu một số những hành vi của trẻ TK ở lứa tuổi mẫu giáo, giúp giáo viên mầm
non, phụ huynh có con bị TK, chuyên gia trị liệu trong lĩnh vực này có thêm
kinh nghiệm để giúp trẻ rối loạn phổ TK có cơ hội hồ nhập với xã hội. [13]
Đề tài khoa học “Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa
nhập cho trẻ TK ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011-2020”, của GS TS.
Nguyễn Thị Hoàng Yến làm chủ biên. Đề tài này đã nên lên được tầm quan
trọng của vấn đề trẻ TK ngày một gia tăng, là mối quan ngại chung của tồn xã
hội. Vấn đề TK nói chung và trẻ TK nói riêng mang tính khoa học và cấp thiết.
Đây là đề tài có quy mơ lớn đầu tiên tại Việt Nam với sự phối hợp của các
ngành Y tế - Giáo dục - Bảo trợ xã hội. [14]
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia
đình ở Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Đặng Vũ Thị Như Hòa, sinh viên khoa
Giáo dục đặc biệt, trường Đại học sư phạm đã đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu
thực trạng cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ TK tại gia đình và đưa ra biện pháp
nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ tại gia đình. Tuy nhiên, đề
tài này tác giả chưa đề cập được nhiều đến việc áp dụng các mơ hình giáo dục
khác, nhằm tìm kiếm nhiều mơ hình giáo dục khác nhau để đạt được kết quả tốt
nhất. [4]
Tác giả Nguyễn Thị Quyên nghiên cứu về “Tâm trạng của cha mẹ có con
tự kỷ”, năm 2013 đã làm rõ thực trạng tâm trạng của cha mẹ khi có con TK
trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống và những yếu tố ảnh hưởng đến



6
tâm trạng của họ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý giúp cha mẹ có
con TK có tâm trạng tích cực để thích ứng với hồn cảnh mới nhanh hơn và góp
phần chăm sóc và giáo dục trẻ TK tốt hơn. [9]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014), “Hồn thiện mơ
hình Cơng tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với q trình hồ nhập tại trường
tiểu học” đã nghiên cứu tìm hiểu mơ hình cơng tác xã hội hỗ trợ trẻ TK thích
nghi với q trình học hịa nhập tại tiểu học, thông qua sự giúp đỡ của nhân viên
xã hội với vai trò là giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho trẻ TK. Vấn đề nghiên
cứu chủ yếu hướng đến mục tiêu: trẻ có tương tác xã hội, kĩ năng học đường,
kiến thức văn hoá, hành vi. Đồng thời giúp cho trẻ TK tăng khả năng tự lập khi
học hòa nhập tại trường. [10]
Năm 2015 tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà nghiên cứu đề tài: “Công tác xã
hội đối với trẻ tự kỷ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”, đã tìm hiểu những khó khăn
về mặt chăm sóc, giáo dục. Đồng thời đưa ra các hoạt động công tác xã hội
nhằm trợ giúp trẻ TK và gia đình, tập trung nâng cao kỹ năng giao tiếp cho thân
chủ thông qua ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân cá nhân. [2]
Đề tài nghiên cứu “Kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ” của tác giả Nguyễn
Phương Thảo, năm 2015 đã nghiên cứu hướng đến lý luận, thực trạng, mức độ
giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Trên cơ sở
đó đề xuất một số biện pháp tâm lí giáo dục nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp
cho trẻ tự kỷ. Đề tài góp phần nâng cao khối lượng kiến thức và phương pháp
giáo dục cho trẻ, là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tới trẻ. [11]
Trong nghiên cứu về Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ TK tuổi Mầm
non ở thành phố Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Kim Hương năm 2015 đã tập
trung nghiên cứu cơ sở lí luận, thực trạng và đề xuất phương pháp giáo dục cho
trẻ TK ở 4 trường Mầm non, độ tuổi từ 3-5 tuổi. [5]
Năm 2014, Nguyễn Thị Thanh đã hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài
“Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ từ 3 – 4 tuổi”, luận án đi

sâu nghiên cứu việc phát triển các kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ nói chung và
trẻ từ 3 – 4 tuổi nói riêng. [12]


7
Đa số các nghiên cứu đã góp phần rất lớn trong việc phong phú cách dạy,
đa dạng phương pháp, các mơ hình can thiệp sớm, các dụng cụ hỗ trợ học tập
phục vụ cho việc giáo dục trẻ TK của gia đình và nhà trường. Nhìn chung, các
nghiên cứu vẫn ở mức độ khám phá, đánh giá về đặc điểm của TK, vấn đề chẩn
đoán và hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp điều trị nước ngoài, đã có
nhiều những nghiên cứu khoa học, những cuốn sách và câu lạc bộ hoạt động liên
quan đến trẻ TK, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và mang tính chất chung.
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về vấn đề này, sẽ góp phần hồn thiện hơn hệ thống lý luận
về vai trò của nhân viên CTXH trong việc GDHN cho trẻ TK ở lứa tuổi mầm
non trên địa bàn huyện Đồng Văn. Xác định được các vai trò của nhân viên
CTXH trong việc GDHN đối với trẻ TK. Chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng
đến các hoạt động GDHN cho trẻ TK ở lứa tuổi mầm non.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài làm sáng tỏ thực trạng vai trò của nhân viên xã hội trong GDHN
cho trẻ TK ở lứa tuổi mầm non, qua đó thấy được vai trị của nhân viên xã hội
trong GDHN cho trẻ TK đang diễn ra hiện nay.
Đề tài góp phần vào việc nâng cao hiệu quả vai trò của nhân viên xã hội
đối với việc GDHN cho trẻ TK ở lứa tuổi mầm non.
4. Mục đích, nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng giáo dục hòa nhập đối với
trẻ TK ở lứa tuổi mầm non. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hòa
nhập của trẻ TK, từ đó đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao vai trị

của nhân viên cơng tác xã hội đối với giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi
mầm non.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận hướng vào giải quyết những nhiệm
vụ chủ yếu sau:


8
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về vai trị của nhân viên CTXH trong hoạt động
giáo dục hòa nhập cho trẻ TK ở lứa tuổi mầm non
- Phân tích, đánh giá thực trạng và vai trò của nhân viên cơng tác xã hội
đối với việc giáo dục hịa nhập cho trẻ TK ở lứa tuổi mầm non.
- Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao vai trị của
cơng tác xã hội trong việc giáo dục hòa nhập đối với trẻ TK ở lứa tuổi mầm non
có hiệu quả.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng ngiên cứu
Vai trò của nhân viên CTXH trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ TK
trong giai đoạn lứa tuổi mầm non.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Tác giả tiến hành khảo sát 24 giáo viên, đang công tác và dạy trực tiếp
các lớp và 04 trẻ TK đang học hòa nhập tại trường Mầm non Đồng Văn. Phỏng
vấn sâu 04 cha mẹ trẻ có con là TK hiện đang học tại trường và 2 cán bộ quản lí
tại trường mầm non Đồng Văn.
- Nhân viên công tác xã hội: 02 nhân viên công tác xã hội
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Thực trạng vai trò của nhân viên CTXH trong giáo
dục hòa nhập cho trẻ mầm non trong trường học ở các khía cạnh sau:
+ Vai trị trang bị kiến thức, kỹ năng

+ Vai trò tham vấn
+ Vai trị kết nối gia đình tiếp cận chính sách, nguồn hỗ trợ
6.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Trường Mầm non Đồng Văn,
Huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2019 tới
tháng 4/2020


9
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Áp dụng phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu các số liệu về số lượng
trẻ TK đang học hòa nhập qua các báo cáo thống kê và các vấn đề xã hội để
đánh giá, phân tích tình hình thực trạng vai trò của nhân viên CTXH trong
GDHN đối với trẻ TK ở lứa tuổi mầm non.
Phân tích các tài liệu, các báo cáo hàng năm về số trẻ TK đang học hòa
nhập tại trường, vai trò của nhân viên CTXH đối với việc GDHN , phân tích các
văn bản có liên quan đến trẻ TK đang học hịa nhập. Những cơng trình nghiên
cứu của những tác giả nhằm thu thập thông tin liên quan đến vấn đề GDHN cho
trẻ TK ở lứa tuổi mầm non.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Thực nghiệm phương pháp CTXH cá nhân ( phương pháp nghiên
cứu trường hợp)
Qua tiến trình giúp đỡ khoa học, chuyên nghiệp của nhân viên CTXH,
nhằm hỗ trợ trẻ TK đang học hòa nhập tăng cường được các khả năng của bản
thân, giúp trẻ giải quyết được một số vấn đề khó khăn khi học hịa nhập.
Nội dung: Phân tích đặc điểm cá nhân của 01 trẻ TK, thu thập các thông

tin về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, hồn cảnh gia đình, xác định các vấn đề TC
gặp phải, nguyên nhân, hậu quả vấn đề của TC... Từ đó tìm kiếm các nguồn hỗ
trợ TC và lập kế hoạch can thiệp, giúp đỡ TC.
Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân gồm 7 bước sau:
Bước 1: Tiếp nhân thân chủ, tạo mối quan hệ và xác định vẫn đề ban đầu
Bước 2: Thu thập thơng tin
Bước 3: Chẩn đốn (xác định vấn đề)
Bước 4: Lập kế hoạch giúp đỡ
Bước 5: Thực hiện kế hoạch


10
Bước 6: Lượng giá và kết thúc
Bước 7: Theo dõi sau kết thúc

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với NVCTXH, cán bộ
quản lí Nhà trường mầm non Đồng Văn, cha mẹ trẻ TK, giáo viên, phụ huynh
học sinh, để tìm hiểu thực trạng vai trị của nhân viên CTXH đối với trẻ TK và
gia đình trẻ TK tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó, làm cơ sở cho việc đánh giá
thực trạng vai trò của CTXH đối với TK, và đề ra biện pháp nhằm nâng cao
vai trò của nhân viên CTXH cho trẻ TK trên địa bàn đạt hiệu quả cao hơn.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Mục đích của phương pháp này là thu thập những thông tin bổ
sung hoặc khai thác sauu hơn, để làm rõ hơn về một số nội dung, đã được phát
hiện qua các phương pháp khác.
Để thực hiên phương pháp này đề tài đã xây dựng:
Mẫu phỏng vấn bán cấu trúc: Dành cho cán bộ quản lí trường Mầm non
Đồng Văn, giáo viên, nhân viên công tác xã hội, phụ huynh gia đình có trẻ TK,
nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục hịa nhập cho trẻ TK, các yếu tơ sảnh hưởng

đến thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ TK ở lứa tuổi Mầm non.
Nguyên tác phỏng vấn: Trong phỏng vấn tác giả đưa ra những câu hỏi
mở, GV và cán bộ quản lí có thể trả lời trực tiếp hoặc gián tiếp theo ý muốn chủ
quan.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý những thông tin thu được
về từ điều tra bảng hỏi, để đưa ra những con số thực tế nhằm đánh giá thực trạng
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non Đồng Văn.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài gồm 3 chương:


11
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của nhân viên cơng tác xã hội trong
giáo dục hịa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non.
Chương 2: Thực trạng vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong giáo
dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non tại trường mầm non Đồng Văn.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trị của
nhân viên cơng tác xã hội trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm
non.


12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN
CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC HỊA NHẬP CHO TRẺ TỰ
KỶ Ở LỨA TUỔI MẦM NON
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội (CTXH) được xem như là một nghề mang tính chuyên

nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất
hiện những vấn đề cần giải quyết như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới,
và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ
đường phố, trẻ bị lạm dụng…[21]
Tuy nhiên ở Việt Nam, CTXH thường được nghĩ như là một việc làm từ
thiện. Để cho thấy CTXH không phải là công việc đơn giản như cơng tác từ
thiện, cần có cái nhìn đầy đủ ý nghĩa về CTXH. Có khá nhiều định nghĩa khác
nhau về CTXH, dưới đây là một số định nghĩa về CTXH:
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao
hay khơi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra
các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. CTXH tồn tại để cung cấp
các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm,
cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống.
Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế thông qua tháng 7 năm
2000 tại Montréal, Canada (IFSW): “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi
xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải
phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác
xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân
quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề”.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã


13
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội
lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh
xã hội tiên tiến.
Như vậy có thể tóm lược nội dung định nghĩa công tác xã hội như sau:

Thứ nhất, công tác xã hội là một nghề, một khoa học ứng dụng, một dịch
vụ xã hội cung ứng cho các cá nhân, gia đình, cho nhóm người, cộng đồng khi
họ gặp khó khăn mà tự bản thân họ chưa tìm được hướng giải quyết cho những
khó khăn đó.
Thứ hai, công tác xã hội với quan điểm và trọng tâm là làm giảm bớt các
vấn đề khó khăn trong quan hệ giữa con người với nhau, làm phong phú thêm
cho cuộc sống của họ thông qua mối quan hệ tương tác tích cực, giúp các cá
nhân thực hiện các chức năng của bản thân, chức năng xã hội và giúp cá nhân,
nhóm, cộng đồng có vấn đề có thể tự đứng vững trên chính đơi chân của họ.
Thứ ba, nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo chuyên
nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm để trợ giúp cho các
cá nhân, nhóm người, cộng đồng. Họ trợ giúp các đối tượng gặp khó khăn ln
tn theo những ngun tắc nghề nghiệp và vận dụng các phương pháp, kỹ năng
cơ bản của công tác xã hội một cách linh hoạt trong hoạt động hỗ trợ đối tượng
tự giải quyết vấn đề của chính họ.
Thứ tư, nó là một dịch vụ cung ứng các kiến thức, thông tin, kỹ năng, hỗ
trợ về tinh thần cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng thơng qua sự quan tâm giữa
người với người và giúp họ tăng thêm khả năng, cải thiện điều kiện, hoàn cảnh
để tự vươn lên cải thiện cuộc sống của mình.
1.1.2. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Xuất phát từ nhiều cách quan niệm, cách hiểu về cơng tác xã hội nên cũng
có nhiều cách gọi khác nhau về người làm CTXH. Sự đa dạng trong các hoạt
động xã hội là cơ sở dẫn đến sự phong phú của việc nhận diện người làm
CTXH. Từ khi CTXH chuyên nghiệp ra đời, người ta mới thực sự chú ý đến
khái niệm nhân viên xã hội.


14
Hiệp hội các nhà CTXH chuyên nghiệp Quốc tế (IFSW) định nghĩa:
“Nhân viên xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng

trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng
giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng
tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa
cá nhân với mơi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ
chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thơng qua hoạt động
nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”. [7]
Tác giả Nguyễn Duy Nhiên: “ Nhân vien xã hội là những người có trình
độ chun mơn, được trang bị kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội chuyên
nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ năng đó trong q trình tác nghiệp trợ giúp đối
tượng ( cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) có vấn đề xã hội, giải quyết vấn đề
vươn lên trong cuộc sống” [7, tr.102]
Như vậy, cần khẳng định nhân viên xã hội là những người được đào tạo,
có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và biết sử dụng những kiến thức kỹ năng đó
vào việc hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) giải
quyết vấn đề của mình, vươn lên trong cuộc sống.
1.1.3. Khái niệm giáo dục hòa nhập
Thuật ngữ giáo dục hòa nhập được xuất phát từ Canada và được hiểu là
những trẻ ngoại lệ được hòa nhập.
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục mọi trẻ em trong đó trẻ
khuyết tật được học cùng trẻ bình thường trong trường học bình thường.
Giáo dục hồ nhập – Inclusive Education (GDHN) là phương thức giáo
dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ
thơng ngay tại nơi trẻ sinh sống theo chương trình chung được điều chỉnh bảo
đảm đều kiện cần thiết để phát triển tốt nhất khả năng của trẻ. [17, tr.25]
Bản chất của giáo dục hòa nhập: [15] . Mọi trẻ em đều được học trong
mơi trường giáo dục mà trong đó trẻ có điều kiện và cơ hội để lĩnh hội tri thức
mới theo nhu cầu và khả năng của mình. Để có một trường học tập như vậy cho
mội trẻ, giáo dục hòa nhập cần đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây:



15
- Trẻ được học theo một chương trình phổ thơng
- Tùy theo nhu cầu và năng lực của từng trẻ, giáo viên có trách nhiệm điều
chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp.
- Đổi mới phương pháp dạy và học. Đặc biệt giáo viên cần biết cách điều
chỉnh các hoạt động học tập sao cho mọi trẻ đều có những điều kiện thuận lợi và
cơ hội để lĩnh hội những kiến thức mới.
- Môi trường giáo dục phù hợp với mọi đối tượng.
1.1.4. Khái niệm giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
Giáo dục hịa nhập (GDHN, Inclusive education) hình thức giáo dục trẻ
có nhu cầu đặc biệt trong mơi trường giáo dục phổ thơng cùng trẻ bình thường
theo chương trình chung được điều chỉnh đảm bả điều kiện cầ thiết dể phát triển
tốt nhất khả năng của trẻ. GDHN dựa trên quan điểm giáo dục cho mọi trẻ em,
không tính đến nguồn gốc, xã hội, dân tộc, kinh tế và mức độ khuyết tật GDHN
thừa nhận sự khác biệt giữa các trẻ em. Có thể kết hợp sự khác biệt đó để tạo ra
mơi trường nhà trường tốt hơn cho tất cả mọi người. Điều đó một mặt khẳng
định sự khác biệt giữa các cá nhân, mặc khác công nhận tính đa dạng phong phú
của trẻ. Vì vậy chương trình dạy học và giáo dục cần được điều chỉnh phù hợp
với mọi khả năng và nhu cầu của từng cá nhân trẻ. Hịa nhập khơng có nghĩ là
“xếp chỗ” cho tẻ khuyết tật trong trường lớp phổ thông và khơng phải tất cả mọi
trẻ đều dạt trình độ hồn tồn như nhau trong mục tiêu giáo dục. GDHN địi hỏi
sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong chương trình, đồ dùng dạy học, cơng
cụ hỗ trợ đặc biệt, kỹ năng giảng dạy đặc thù.
Tác giả Nguyễn Thị Mai Lan đưa ra khái niệm về giáo dục hòa nhập cho
trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ TK: “Giáo dục hịa nhập cho trẻ TK được hiểu là
hình thức giáo dục trẻ TK trong lớp học bình thường ngay tại địa bàn nơi trẻ
sống. Tùy thuộc vào mức độ TK của trẻ, nhà trường tiếp nhận và đưa trẻ vào lớp
học phù hợp, kết hợp, kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các lực lượng tham gia
vào quá trình giáo dục nhằm đảm bảo cho trẻ TK có được điều kiện tốt nhất để
học tập và phát triển nhân cách”. [8, tr.198]



×