Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vai trò và vị trí của giai cấp CN trong cuộc CM XHCN& các giai cấp khác có vai trò như thế không? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.58 KB, 2 trang )

Câu hỏi:
Vai trò và vị trí của giai cấp CN trong cuộc CM XHCN& các giai cấp khác có
vai trò như thế không?
Trả lời:
Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chủ
nghĩa tư bản, C. Mác đã phát hiện ra vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc đấu
tranh cách mạng xóa bỏ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.Trong cuộc đấu tranh cách mạng vì sứ mệnh lịch sử đó, giai
cấp công nhân chuyển từ giai cấp "tự mình" thành giai cấp "vì mình", phong trào công
nhân phát triển từ tự phát đến tự giác khi tổ chức ra đội tiên phong của mình - các Đảng
Cộng sản.
Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đầu thế kỷ XX đã mở ra thời đại quá
độ của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Tiếp đó là sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới vào giữa thế kỷ XX. Hệ
thống này đã ảnh hưởng tích cực đến đời sống nhân loại trong nhiều thập niên sau. Điều
đó chứng minh cho phát hiện đúng đắn của C.Mác về vai trò lịch sử của giai cấp công
nhân. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước và sự
thoái trào của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã dẫn đến việc xét lại vai trò lịch
sử của giai cấp công nhân và thời đại quá độ của xã hội loài người lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần tiếp tục khẳng định luận điểm của
C.Mác về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, nhưng cũng cần có tư duy mới về giai
cấp công nhân. Bởi vì, trong mấy trăm năm, kể từ khi giai cấp công nhân ra đời đến nay,
xã hội loài người trải qua biết bao biến cố to lớn, cả những bước ngoặt có tính thời đại,
như Cách mạng Tháng Mười Nga và sự phát triển của văn minh nhân loại từ văn minh
công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Chủ nghĩa tư bản không còn là chủ nghĩa tư bản cổ
điển mà đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản hiện đại. Giai cấp công
nhân cũng thay đổi rất nhiều, khác hẳn giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX, từng được
Ph.Ăng-ghen mô tả trong tác phẩm "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".
Như chúng ta đã biết, những luận điểm của C. Mác về giai cấp công nhân được đưa ra
trong điều kiện của văn minh công nghiệp. Những thành tựu mới của cách mạng khoa


học - công nghệ hiện đại từ giữa thế kỷ XX, tiếp đó là cuộc cách mạng tin học, đã dần
dần đưa nhân loại từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, đánh dấu bước phát
triển nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất trong lịch sử nhân loại. Do vậy, tư duy
mới về giai cấp công nhân phải là tư duy về giai cấp công nhân trong điều kiện của văn
minh trí tuệ.
Quan điểm xuất phát nêu trên có căn cứ khoa học từ chủ nghĩa Mác hay thuộc loại quan
điểm tư sản "duy lực lượng sản xuất"? Ai cũng biết, luận điểm của C. Mác về sự gắn bó
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác hẳn luận điểm còn phiến diện trước đó
chỉ thấy hoặc nhấn mạnh một chiều vai trò của lực lượng sản xuất. C.Mác luôn luôn
khẳng định vai trò quyết định của lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với quan hệ sản
xuất. Ông cho rằng, sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế
- xã hội khác nhất thiết phải trải qua đấu tranh cách mạng của những giai cấp cách mạng,
nhưng nhân tố quyết định nhất vẫn là bước nhảy vọt mới về chất của lực lượng sản xuất.
Ông từng nói đại ý: máy hơi nước đẻ ra nhà tư bản. Nhân đây tôi muốn nói thêm, sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do nhiều nguyên nhân trực
tiếp, nhưng nguồn gốc sâu xa là sự lạc hậu, bất cập của chủ nghĩa xã hội mô hình cũ và
của ban lãnh đạo ở các nước này trước sự phát triển mới của văn minh nhân loại.
Vì sao giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức không có sứ mệnh lịch sử
Mác nói: ”Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương,thợ thủ
công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấysự sống của họ
với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ khôngcách mạng mà bảo thủ.
Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cáchlàm cho bánh xe lịch sử quay
ngược trở lại. Nếu họ có thái độ cách mạng thìcũng chỉ trong chừng mực là họ thấy họ sẽ
phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản:lúc đó, họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ, chứ
không phải lợi ích hiện tại của họ,họ từ bỏ quan niệm của chính họ để đứng trên quan
điểm của giai cấp vô sản.”
Giai cấp nông dân không đại diện cho một lực lượng sản xuất – phương thức sản
xuất tiên tiến, về quan hệ sản xuất: tư hữu nhỏ về điều kiện tự nhiên dẫnđến sự phân hóa
về mặt xã hội, do đó phân tán trong hành động, đó chính là mâuthuẫn. Về hệ tư tưởng
giai cấp nông dân khong có hệ tư tưởng độc lập mà chịusự quy định của hệ tư tưởng gia

cấp thống trị xã hội. Còn tầng lớp trí thức, tại sao không gọi là giai cấp bởi vì do nó
không có quan hệ rõ ràng về sở hữu. Tầnglớp trí thức đóng vai trò quan trọng trong nền
sản xuất vì nó có nhiều yếu tố quyđịnhnăng suất lao động cũng như tốc độ phát triển của
lao động. Về hệ tưtưởng, tần lớp trí thức có hệ tư tưởng không thống nhất do đứng trên
lập trườnggiai cấp khác nhau, ví dụ: Trí thức tư sản thì theo lập trường của giai cấp tư
sản,trí thức vô sản thì theo lập trường của giai cấp vô sản.
Từ đó rút ra giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức không đại diện cho một lực lượng sản
xuất tiên tiến nên không thể có sứ mệnh lịch sử. Chỉ có giai cấp công nhân, theo những
phân tích ở trên là có sứ mệnh lịch sử.

×