Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận đạo đức nghề nghiệp của người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.02 KB, 27 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----š›&š›----

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA

NGƯỜI LAO ĐỘNG
GVHD: NGUYỄN VIỆT LÂM
LỚP: DHQT16F – 420300361608
NHÓM THỰC HIỆN: NHĨM 10

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 3 năm 2022

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................


.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10

STT

Họ và tên

MSSV

Cơng việc

Mức độ
hồn
thành

2



MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của xã hội với hệ thống nghề nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú,
đạo đức nghề nghiệp cũng khơng ngừng phát triển và ngày càng có vai trị quan trọng
trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh một lĩnh vực nghề nghiệp nói
riêng cũng như xã hội nói chung. Xây dựng đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong
kinh doanh vì thế cũng là một nội dung khơng thể thiếu trong văn hóa của một cơ quan, tổ
chức trong một linh vực nghề nghiệp nhất định, thể hiện tính chun nghiệp cũng như
trình độ phát triển của mỗi lĩnh vực nghề nghiệp là nền tảng cấu thành nhân cách nghề
nghiệp của mỗi cá nhân, toàn bộ những phẩm chất xã hội cấu thành cá nhân người lao
động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Chúng ta ai cũng có một nghề nghiệp nhất
định (trừ một thiểu số người thất nghiệp hay không có khả năng lao động), do đó, nhân
cách nghề nghiệp góp phần tạo nên đặc trưng của nhân cách cá nhân trong giai đoạn cá
nhân đó đang cống hiến cho xã hội ở một vị trí nghề nghiệp tồi và ngược lại. Lịch sử nhân
loại đã cho thấy những vĩ nhân có nhân cách lớn lao trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất
định và được tôn vinh trong lĩnh vực đó. Từ tầm quan trọng của nó nên nhóm chúng em
chọn đề tài Đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong kinh doanh là đề tài chúng em
tìm hiểu nghiên cứu và phân tích.
2. Mục đích đề tài.
Giới thiệu, phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp để người lao động giữ đúng chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp của mình.
3. Mục tiêu của đề tài.
Tìm hiểu và phân tích rõ đề tài nhóm hướng đến là Đạo đức nghề nghiệp của người lao
động trong kinh doanh và các vấn đề liên quan xoay quanh đề tài để thông qua đó giúp mọi

người hiểu rõ hơn về các khái niệm và rại sao cần phải giữ đạo đức nghề nghiệp.

PHẦN NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.
1.1 Khái niệm đạo đức.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực
xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và
quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền
thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
1.2 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc chi phối hành vi của một người hoặc một nhóm
trong mơi trường kinh doanh. Giống như các giá trị, đạo đức nghề nghiệp cung cấp các
quy tắc về cách một người nên hành động đối với những người và tổ chức khác trong một
môi trường như vậy.

4


1.3 Khái niệm người lao động.
Người lao động là những người thực hiện các nhiệm vụ chức năng theo sự phân công của
tổ chức dưới sự chỉ đạo, điều hành của người lãnh đạo, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ
chức.
Tại Việt Nam, Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là
người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được
trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động có thể
là người:

Lao động phổ thơng, lao động chân tay (có tay nghề hoặc khơng có tay nghề): Cơng
nhân, thợ, nơng dân làm th (tá điền), người giúp việc,...


Lao động trí óc (hoặc lao động văn phịng): Nhân viên (cơng chức, cán bộ, chun
gia,...).
Ngày 20/11/2019, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động 2019 thay thế cho Bộ luật Lao
động 2012. Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực kể từ 01/01/2021. Tại Khoản 1
Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định Người lao động như sau: Người lao động là người
làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý,
điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
1.4 Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
* Nghĩa vụ:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp
khác.
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám
sát của người sử dụng lao động.
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

*Quyền lợi:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao
trình độ nghề nghiệp; khơng bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi
làm việc.
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử
dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh
lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề
nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện
quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi
làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội
quy của người sử dụng lao động.
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
trong q trình thực hiện công việc.

5


đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
e) Đình công.
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ TRONG THỰC TIỄN.
2.1 Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà người lao động cần phải có.
a)

Nhiệt tình với cơng việc, thơng thạo cơng việc.

Sự nhiệt tình là một từ đồng nghĩa với cảm hứng, mong muốn hành động, đạt được mục
tiêu. Sự nhiệt tình, nhiệt huyết trong cơng việc sẽ góp phần rất lớn giúp chúng ta trở thành
người thành công. Một con người nhiệt tình thì bất kể là lao động gì đối với họ đều là công
việc đầy hứng thú và cũng đầy thử thách. Một con người nhiệt tình với cơng việc, dù việc
khó khăn, họ ln bằng thái độ bình tĩnh để thực hiện. Nhiệt tình với cơng việc là ln
ln thích sự đổi mới, thích trở ngại, thử thách để khám phá bản thân, đổi mới và nâng tầm
bản thân, ln học hỏi, trau dồi kiến thức để giúp ích cho cơng việc, tăng năng xuất làm
việc.
Nhiệt tình trong cơng việc sẽ mang lại hiệu quả vượt trội khi có sự kết hợp với kiến thức
chuyên môn, sự thông thạo cơng việc. Bởi nếu nhiệt tình nhưng chúng ta khơng có kiến
thức, sự thơng thạo cơng việc, thấu hiểu việc chúng ta đang làm thì thật sự khơng làm được
gì cả, khơng thể hồn thành nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra, hiệu quả công việc kém.
Thông thạo công việc là sự vận dụng kiến thức chuyên môn vào công việc một cách hợp
lý, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao nhất, thông thạo là hiểu kỹ nhất, nắm bắt được
nguyên lý làm việc để từ đó giải quyết khó khăn, xử lý cơng việc nhanh chóng, đúng đắn
nhất. Thơng thạo cịn cần phải kết hợp với nhiệt tình mới tạo nên sự thành cơng, nếu bạn
có kiến thức, sự thông thạo nhưng ỷ lại, không chịu sự đổi mới, thiếu nhiệt huyết thì bạn

đang xem thường kiến thức của mình đang có, khơng cho kiến thức phát huy khả năng của
mình.
Bạn phải nhiệt tình với cơng việc, thơng thạo cơng việc, tạo cho mình tác phong làm việc
chăm chỉ. Đó mới là nền tảng cho một người lý tưởng cần thực hiện.
b)

Văn minh, lịch sự, phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo.

Văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo là những yêu cầu cơ bản của công việc phục vụ
khách hàng, làm cho khách hàng cảm nhận được sự chân thành của doanh nghiệp, đồng
thời doanh nghiệp sẽ có được sự trung thành của khách hàng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
là mang lại sự hài lòng, tin tưởng cho khách hàng bằng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp. Nhân viên, người đại diện doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi với khách hàng đang
6


mang bộ mặt của doanh nghiệp, nhiệm vụ quan trọng là vừa kinh doanh được sản phẩm,
dịch vụ vừa mang đến sự hài lòng cho khách hàng vừa phải giữ được uy tín doanh nghiệp,
cho khách hàng thấy được sự chu đáo của doanh nghiệp từ việc tạo chất lượng sản phẩm
đến đạo tạo nhân viên, người lao động.
Nhân viên, người lao động văn minh, lịch sự, chu đáo được thể hiện thơng qua cử chỉ,
hành động, lời nói, thái độ trong quá trình trao đổi với khách hàng. Lời nói nhỏ nhẹ, ân
cần, thái độ vui vẻ tích cực, hết lịng phục vụ khách hàng, mình đang đem lợi ích cho
khách hàng và khách hàng cũng mang lại lợi ích cho chúng ta. Không chỉ đối với khách
hàng mà giữa các nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần có sự văn minh, lịch sự đó tạo
nên văn hóa tốt đẹp cho doanh nghiệp.
Dịch vụ văn minh biểu hiện cụ thể như:
- Sử dụng ngôn ngữ phục vụ theo đúng quy phạm.
- Tránh dùng ngôn ngữ cấm kỵ trong phục vụ.
- Nghĩ theo cách nghĩ của khách hàng.

- Mỉm cười khi phục vụ.
- Chú ý đến lễ nghi phục vụ.
Đôi khi trong quá trình kinh doanh, giao tiếp với khách hàng khơng tránh khỏi những
trường hợp mâu thuẫn, tình huống khơng lường trước được thì lúc này ta cần có thái độ
phù hợp, chừng mực, lời nói lịch sự, đúng quy phạm, không nên thái độ thái quá, không
kiềm chế lời nói để khơng gây mất thiện cảm, làm thay đổi quyết định của khách hàng.
Tất cả những cá nhân và doanh nghiệp được khách hàng biết đến và tin tưởng đều là
những cá nhân, doanh nghiệp có sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng sản phẩm và thái độ
phục vụ.
VD: Tại doanh nghiệp Vietjet Air:
Văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác: Văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác là nền
tảng của thành công. Vietjet luôn cố gắng xây dựng sự thân thiện và tôn trọng nhất, đặc
biệt là nụ cười và thái độ lịch thiệp đối với khách hàng và đối tác của mình.
c)

Tuân thủ các cơ chế quy tắc, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp.

Là một nhân viên, bạn nên tự giác tuân thủ các luật lệ quy tắc của doanh nghiệp. Vì tn
thủ các luật lệ quy tắc cịn có ý nghĩa là bảo vệ uy tín của doanh nghiệp.
Việc doanh nghiệp đặt ra những quy định, quy tắc sẽ tạo nên sự thống nhất, chuyên nghiệp,
dễ dàng quản lý hơn. Việc tuân thủ những quy định, quy tắc này sẽ cho thấy nhân viên,
người lao động là người có tác phong chun nghiệp, nghiêm túc, thích ứng mơi trường
làm việc từ đó cũng thấy được sự uy tính của doanh nghiệp từ việc đặt ra quy tắc tới tuyển
dụng nhân sự.
Một số quy tắc cơ bản phổ biến ở nhiều doanh nghiệp: Đi làm đúng giờ, chào hỏi cấp trên,
giao tiếp lịch sự với cấp dưới, với đồng nghiệp, lịch sự, tôn trọng khách hàng, không tiết lộ
kế hoạch doanh nghiệp ra bên ngoài, quy tắc về trang phục, ...
Muốn xem một doanh nghiệp có uy tín hay khơng? Hãy nhìn vào mức độ tn thủ ngun
tắc cơng ty của các nhân viên trong doanh nghiệp.
7



Tuân thủ quy tắc doanh nghiệp tạo nên sự chuyên nghiệp, hồn thiện và giúp ích cho nhân
viên, ngồi ra khi khách hàng, đối tác nhìn vào họ sẽ ấn tượng và tin tưởng, tăng sự uy tín
của doanh nghiệp từ đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn, hiệu
quả hơn.
VD: Vụ đánh cắp thông tin nhạy cảm của khách hàng.

Liên quan vụ việc nam nhân viên FPT Shop bị tố đánh cắp thông tin nhạy cảm của khách
hàng, trao đổi tối 23/9/2021, đại diện truyền thông của FPT Shop cho biết hiện vụ việc đã
được giải quyết ổn thỏa giữa công ty và khách hàng.
Anh V.P. - người trực tiếp viết bài tố cáo vụ việc, bạn của nữ khách hàng bị đánh cắp dữ
liệu nhạy cảm, đã gửi lời cảm ơn cộng đồng mạng, các hội nhóm, bạn bè và những người
đã ủng hộ trong 2 ngày vừa qua."Nhờ có sự giúp đỡ của mọi người, bọn mình đã được mời
lên làm việc với Giám đốc vùng tại Hà Nội và đại diện ban lãnh đạo của FPT Shop", anh
V.P nói và cho biết trong buổi làm việc, ban lãnh đạo FPT Shop đã gửi lời xin lỗi trực tiếp
đến anh và bạn nữ. Công ty này cũng thông báo đã sai thải 3 nhân viên trực tiếp liên quan
gồm nam nhân viên vi phạm, quản lý cửa hàng và nhân viên tổng đài.
Thông qua vụ việc này ta thấy rõ nhân viên của doanh nghiệp đã không tuân thủ nghiêm
quy tắc bảo mật thơng tin và hình ảnh của khách hàng, từ đó phần nào gây ảnh hưởng đến
uy tín, tài chính doanh nghiệp và quan trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên đó.
Việc tuân thủ quy tắc tương ứng với việc bảo vệ sự uy tín doanh nghiệp và lợi ích doanh
nghiệp, bản thân.
d)

Phát huy tinh thần tập thể, tạo ra lợi ích và hiệu quả cao nhất.

Việc kinh doanh của công ty không phải do một người làm vì khả năng của một người là
có hạn, chỉ có sức mạnh của nhiều người hợp lại mới có thể làm nên sự nghiệp, vì vậy, cần
phải phát huy tinh thần tập thể. Điều này địi hỏi phải có sự khai thác và phát huy triệt để

8


kỹ năng và năng lực của mọi thành viên, làm cho họ có cảm giác mình được tơn trọng,
tránh cạnh tranh khơng lành mạnh, khuyến khích mọi người cùng gánh vác nhiệm vụ và
rủi ro tất yếu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Trong môi trường làm việc tập thể, mỗi cá nhân tin rằng việc duy trì, lập kế hoạch, quyết
định và hành động sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi chúng ta cùng ngồi lại và hợp tác cùng
nhau. Làm việc theo tinh thần tập thể là một nét đẹp nơi công sở, nơi doanh nghiệp mang
giá trị gắn kết rất cao đối với mỗi cá nhân. Khó có thể tìm thấy một mơi trường nào khơng
tồn tại sự gắn kết này, bởi lẽ chính sự gắn kết tạo nên sức mạnh đồn kết chung, tăng hiệu
quả cơng việc một cách đáng kể nhất.
Các biểu hiện của tinh thần tập thể:
- Luôn ý thức, bản thân là một thành viên của tập thể. Nên mọi suy nghĩ, hành động
ln đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu.
- Ln hịa nhập, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm với mọi người xung quanh.
- Luôn hỗ trợ giúp đỡ khi người khác cần.
- Hy sinh những sở thích, nhu cầu riêng tư của cá nhân để hòa nhập vào tập thể.
- Ln thúc đẩy, khuyến khích các thành viên khác tham gia các chương trình chung
của tập thể.
- Lan tỏa năng lượng tích cực, hịa đồng, vui vẻ đến tất cả mọi người
- Ln đón nhận thử thách tập thể giao với tâm thế tích cực, tư duy đa chiều, nhìn nhận
vấn đề một cách thoải mái và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ
Ý nghĩa của tinh thần tập thể đối với doanh nghiệp:
- Khi văn hóa tập thể được thực hiện doanh nghiệp sẽ tạo được sự gắn kết giữa các
thành viên trong công ty, trở thành một doanh nghiệp có hướng đi ổn định, phát triển bền
vững từ chính các thành viên của mình, khi đó:
- Mỗi thành viên đều tự hào về doanh nghiệp của mình, tất cả đều góp phần tạo nên sự
vững mạnh của công ty
- Với sức mạnh của tập thể, công ty sẽ có đủ nguồn lực, sự quyết tâm để có thể phục vụ

tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
e)

Coi trọng lời hứa.

“Xe không thể chuyển động nếu không có bánh, con người khơng thể sống nếu khơng có
chữ tín”.
Ngồi ra, lời hứa đối với khách hàng khơng chỉ đại diện cho bản thân những nhân viên mà
nó cịn đại diện cho doanh nghiệp, vì thế, nên cố gắng thực hiện lời hứa với khách hàng,
tránh trường hợp làm mất uy tín của bản thân cũng như của doanh nghiệp.
Biểu hiện của một người nhân viên coi trọng lời hứa: Hứa được phải làm được, lúc tuyển
dụng dùng lời hứa với doanh nghiệp về khả năng của bản thân như thế nào thì khi làm việc
bạn phải hồn thành hoặc làm tốt hơn điều mình đã hứa, hứa với khách hàng mang lại chất
lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm như thế nào thì phải đúng như vậy để giữ uy tín cho
chính bạn và doanh nghiệp, ...

9


Việc coi trọng lời hứa nơi doanh nghiệp là điều tất yếu, nếu bạn làm được điều này bạn sẽ
tạo được ấn tượng đối với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, ...từ đó tạo bước đệm vững
chắc cho sự nghiệp, coi trọng lời hứa là bạn đang coi trọng uy tín, uy tín nâng cao sẽ nhận
được sự tin tưởng của doanh nghiệp và khách hàng giúp cho bạn thành công hơn trong
công việc.
f)

Khoan dung

Ở môi trường làm việc tập thể như doanh nghiệp, công ty, ...việc phải tiếp xúc với nhiều
người, có nhiều mối quan hệ từ đó có thể xảy ra nhiều vấn đề gây bức xúc, ảnh hưởng bản

thân dù đó khơng có lỗi của chúng ta nhưng lúc này chúng ta phải biết khoan dung, nghĩ
về lợi ích bản thân cũng như doanh nghiệp.
Khách hàng khơng phải ai cũng hợp tác, phối hợp với mình? Một số khách hàng lại khơng
hiểu hết mọi chuyện hoặc có tính khí thất thường? Điều này địi hỏi nhân viên phục vụ
khách hàng phải biết khoan dung, không để ý đến thái độ không tốt của khách hàng mà
nên chú ý làm thế nào để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hài lịng khách hàng
nhưng vẫn đảm bảo lợi ích chung.
Khơng chỉ đối với khách hàng mà trong doanh nghiệp vẫn còn nhiều mối quan hệ khác
như: đồng nghiệp, cấp trên với cấp dưới, ...khi xảy ra vấn đề, mâu thuẫn chúng ta cần lòng
khoan dung để vấn đề được giải quyết nhanh chóng nhất, chúng ta cần biết mục đích ở
doanh nghiệp là gì, biết hiện giờ chúng ta là ai, vị trí hiện tại, khi mâu thuẫn, vấn đề không
được giải quyết sẽ gây ra hậu quả gì?
VD: Sự việc xảy ra trên chuyến bay VN212 của Vietnam Airlines, chiều 2/6/2020. Trong
video được lan truyền trên mạng xã hội, người phụ nữ trung niên to tiếng với nam tiếp viên
chuyến bay và đòi chuyển chỗ, trước khi máy bay cất cánh.

10


Tiếp viên sau đó đã mời nữ hành khách xuống máy bay để giải quyết sự việc nhưng chị
này kiên quyết không xuống. Người này tiếp tục gào thét "không thể ở lại nơi đồi bại này".
Để đảm bảo an toàn cho chuyến bay, phi hành đoàn đã nhờ sự trợ giúp của lực lượng an
ninh cơ động Tân Sơn Nhất hỗ trợ đưa người phụ nữ rời khỏi máy bay để giải quyết. Tại
trụ sở Cảng vụ, người này tiếp tục không chịu hợp tác, tâm lý bất ổn và được cho về sau
đó.
Trong trường hợp này ta thấy rõ sự bình tĩnh, khoan dung của nam tiếp viên, dù người phụ
nữ to tiếng, dùng từ ngữ không lịch sự với mình nhưng anh vẫn điềm tĩnh, khơng đáp trả
bằng hành động hay từ ngữ bất lịch sự, kết hợp với phi hành đoàn và lực lượng an ninh
giải quyết vấn đề nhanh chóng, ít gây ảnh hưởng đến hành khách khác.
g)


Tinh thần phục vụ.

Tinh thần phục vụ tốt là tiêu chuẩn quan trọng nhất mà nhân viên cần có. Nhân viên khơng
thể làm tốt cơng việc của mình mà khơng có tinh thần phục vụ tốt.
Khi làm việc tại doanh nghiệp chúng ta ln mong muốn có lợi ích nhiều nhất đối với bản
thân, doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc tốt nhất, mang lại nhiều phúc lợi cho nhân viên,
và việc tất yếu là nhân viên phải mang tinh thần phục vụ hết khả năng của mình, làm việc
bằng cái tâm, sự hiểu biết, sự sáng tạo đang có. Doanh nghiệp có lợi ích thì nhân viên mới
có lợi ích, hiểu rõ vấn đề này nhân viên phải đặt mình vào vị trí doanh nghiệp, nếu nhân
viên làm việc không mang tinh thần phục vụ, chậm trễ cơng việc, thái độ khơng hợp tác thì
liệu rằng doanh nghiệp có sẵn sàng mang đến phúc lợi, lợi ích cho nhân viên hay không?
Mang tinh thần phục vụ khi làm việc giúp ta hăng hái hơn, chủ động, sáng tạo hơn, lúc nào
cũng tràn ngập nguồn năng lượng cống hiến, phục vụ hết mình để mang lại hiệu quả cơng
việc tốt nhất, đem lại lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp. Tinh thần phục vụ tích cực,
hăng hái làm việc giúp ta tạo cảm tình với đồng nghiệp, với cấp trên, với khách hàng từ đó
dễ dàng giải quyết vấn đề, dễ dàng thăng tiến trong cơng việc.
*Ngồi các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung trên cũng còn các chuẩn mực đạo
đức riêng cho từng nghề khác nhau:
VD: Nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, gồm:
a) Độc lập (áp dụng chủ yếu cho kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế tốn).
b) Chính trực.
c) Khách quan.
d) Năng lực chun mơn và tính thận trọng.
e) Tính bảo mật.
f) Tư cách nghề nghiệp.
g) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
Chuẩn mực này đặt ra bốn yêu cầu cơ bản sau:
- Sự tín nhiệm: Nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thơng tin của kế tốn và
kiểm tốn.

11


- Tính chun nghiệp: Tạo lập sự cơng nhận của chủ doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng và
các bên liên quan về tính chun nghiệp của người làm kế tốn và người làm kiểm toán,
đặc biệt là người hành nghề kế toán và kiểm toán viên hành nghề.
- Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán đạt được các chuẩn
mực cao nhất.
- Sự tin cậy: Tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán về khả năng
chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dịch vụ đó.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người lao động.
Đạo đức nghề nghiệp được hình thành và thể hiện trong mơi trường hành nghề của người
lao động, trong đó có 2 nhóm yếu tố tác động bao gồm: các yếu tố thuộc về giá trị đạo đức
cá nhân và các yếu tố thuộc về tổ chức, xã hội.
Các yếu tố thuộc về giá trị đạo đức cá nhân:
Giá trị cá nhân là ý thức tự thân về đức, tài, thể, mỹ và cuộc sống cá nhân (chủ yếu chỉ ý
nghĩa tích cực). Giá trị cá nhân biểu hiện ý nghĩa tự thân hiện thực của con người.
Trong số các yếu tố quan trọng quyết định hành vi đạo đức, giá trị đạo đức cá nhân có
những đặc điểm thường xuyên được khảo sát. Một số nghiên cứu đã cho thấy tầm quan
trọng của giá trị đạo đức cá nhân trong việc rèn luyện đạo đức và hành vi làm việc. Giá trị
đạo đức cá nhân đề cập đến mức độ mà một cá nhân đánh giá một vấn đề hay một hành
động nào đó có tầm quan trọng về mặt đạo đức (Barnett và Vaicys 2000). Theo Ji và cộng
sự (2013), giá trị đạo đức cá nhân có thể chia thành 2 quan điểm: tương đối và tuyệt đối,
mức độ tương đối hoặc tuyệt đối của một cá nhân có thể ảnh hưởng đến hành vi của họ và
các đánh giá đạo đức.
Các yếu tố thuộc về tổ chức, xã hội:
Giá trị xã hội bộc lộ ý nghĩa đối với xã hội, tập thể, người khác, chủ yếu là ý nghĩa thực
tiễn của một người đối với sự phát triển tiến bộ của xã hội, tức là sự cống hiến đối với xã
hội.
Giá trị xã hội xác định các tiêu chuẩn của thang bậc xã hội, mỗi nhóm xã hội và giai tầng

xã hội đều có bảng giá trị xã hội đặc thù; từ đó tạo nên đặc điểm chung trong định hướng
giá trị của đạo đức, lối sống ở họ.
Theo Ji và cộng sự (2013), trong môi trường tổ chức, có 4 yếu tố tổ chức có ảnh hưởng
đến đạo đức nghề nghiệp bao gồm:
1
Sự ghi nhận, khen thưởng của tổ chức đối với hành vi đạo đức.
2
Sự xử phạt của tổ chức đối với hành vi phi đạo đức.
3
Nhận thức về hành vi đạo đức của đồng nghiệp.
4
Nhận thức về sự thiếu chính trực của cấp trên.
+Sự ghi nhận, khen thưởng, xử phạt của tổ chức đối với hành vi đạo đức, phi đạo đức.
Sự ghi nhận, khen thưởng hay xử phạt của tổ chức đối với hành vi đạo đức, phi đạo đức có
ảnh hưởng đến sự phán xét đạo đức của nhân viên trong việc ra quyết định. Ngoài ra, mức
độ của sự khen thưởng hay xử phạt đều có tác động đến hành vi đạo đức (Trevino và Ball,
1992; Ji và cộng sự, 2013).
12


Hành vi phi đạo đức tại nơi làm việc đang trở thành vấn đề nghiêm trọng và tốn kém trong
xã hội và các tổ chức (Jones và Kavanagh, 1996). Theo Simpson (1987), được trích dẫn
bởi Trevino (1992), hành vi phi đạo đức có thể khiến lịng tin của cộng đồng đối với tổ
chức bị giảm sút danh tiếng của tổ chức bị hoen ố và lợi nhuận bị sụt giảm.
Do đó, để cải thiện và khắc phục, các tổ chức áp dụng các biện pháp xử phạt đối với các
hành vi phi đạo đức, và các biện pháp xử phạt này có thể làm giảm hành vi phi đạo đức.
Nếu hành vi phi đạo đức khơng bị xử phạt thì nó sẽ lan rộng khắp tổ chức, và sẽ trở nên
nghiêm trọng và có tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động khi mà cạnh tranh trở nên gay
gắt. Tương tự, khen thưởng hành vi đạo đức sẽ bồi dưỡng và củng cố đạo đức nghề nghiệp
(Hegarty và Sims 1987 –được trích dẫn bởi Ji và cộng sự, 2013). Do đó, việc quản lý hành

vi đạo đức và phi đạo đức là quan trọng và có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ
chức.
+Nhận thức về hành vi đạo đức của đồng nghiệp.
Yếu tố, hành vi đạo đức của nghề nghiệp được đề cập đến trong nghiên cứu của Trevino và
cộng sự (2013). Nghiên cứu này đã trích dẫn những phát biểu về ảnh hưởng của đồng
nghiệp đến một cá nhân của các nghiên cứu trước đó: Kohlberg,1969; Bvàura,1986;
Robinson và O’Leary-Kelly, 1998; Gino và cộng sự, 2009; Gunia và cộng sự (2012);
Moore và Gino, 2013. Đồng nghiệp có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi đạo đức hay
phi đạo đức của một nhân viên (Bvàura, 1986; Kohlberg, 1969; Robinson và O’LearyKelly, 1998). Đồng nghiệp góp phần thiết lập các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức thông qua
những việc họ làm hoặc không làm (Moore và Gio2013). Hành vi phi đạo đức của một
nhân viên sẽ ảnh hưởng đến đồng nghiệp và đến kết quả hoạt động của tổ chức. Nghiên
cứu của Gino và cộng sự (2009) cũng cho thấy rằng hành vi phi đạo đức có thể giảm khi
các đồng nghiệp làm nổi bật vấn đề đạo đức bằng cách nói về nó một cách đơn giản. Gunia
và cộng sự (2012) đã phát hiện rằng việc để cho cá nhân có cuộc đối thoại về đạo đức trực
tiếp với đồng nghiệp sẽkhiến họ đưa ra quyết định có đạo đức hơn. Vì vậy, nhân viên cần
được khuyến khích trị chuyện về các vấn đề đạo đức với đồng nghiệp.
+Nhận thức về sự thiếu chính trực của cấp trên
Sự chính trực có nghĩa là ln hành xử với người khác theo quy chuẩn đạo đức và trọng
danh dự. Người chính trực hướng tới tiêu chuẩn đạo đức cao nhất và mong đợi hành vi
tương tự từ người khác. Họ xem trọng danh dự trong mọi tình huống. Họ đối xử với mọi
người đầy tôn trọng và công bằng. Họ đơn giản và thẳng thắn, thể hiện bản thân một cách
rõ ràng, để người khác luôn hiểu được những gì họ truyền đạt. Họ làm việc rất trung thực,
và giữ lời hứa, khơng nuốt lời.
“Sự chính trực” có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là tồn vẹn, đầy đủ, tận tâm, hay
trách nhiệm đã cam kết. Lãnh đạo có đạo đức sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng về
cơng việc và tiếng nói của cấp dưới; đồng thời nó cịn làm giảm sự lệch lạc và hành vi phi
đạo đức của nhân viên.

13



Nhận thức về sự chính trực của lãnh đạo ảnh hưởng đến nhận thức về các đặc điểm và
hành vi của nhân viên trong việc đánh giá đạo đức (Petrick và Quinn, 2000). Biện pháp xử
phạt hay phần thưởng cho hành vi của nhân viên thường được quyết định bởi CEO. Do đó,
nhận thức của nhân viên về sự chính trực và việc quyết định của CEO có tác động trực tiếp
và gián tiếp đến những hoạt động của họ.
Douglas và cộng sự (2001) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà quản lý đối với môi
trường đạo đức trong tổ chức, thông qua những việc làm thực tiễn và những giá trị được
thừa nhận của họ. Vì vậy, các quản lý có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi đạo đức
của nhân viên thông qua các hành động thiếu chính trực của họ.
2.3 Tại sao người lao động cần giữ vững các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp được con người nhìn nhận từ xa xưa và là chuẩn mực để đánh giá
nhân cách, là thước đo của sự thành công. Trong cuộc sống hiện đại chuẩn mực này có
phần bị sao nhãng. Tuy nhiên với sự thành công của một con người yếu tố đầu tiên để
được đánh giá là đạo đức nghề nghiệp.
Trong cuộc đời của một con người, thường có khoảng hơn một nửa thời gian là hoạt động
nghề nghiệp, thậm chí đối với nhiều người, hoạt động nghề nghiệp có thể kéo dài gần như
suốt cuộc đời. Thành cơng trong hoạt động nghề nghiệp thường tạo cơ sở, nền tảng để con
người đạt được thành công, vinh quang trong cuộc sống. Muốn vươn tới đỉnh cao thực sự
trong sự nghiệp con người khơng thể khơng có đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp
có vị trí và vai trị rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi con người. Đó là
chìa khóa dẫn đến thành cơng mọi trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong bất cứ ngành nghề nào, ở bất cứ hồn cảnh nào, nếu khơng có đạo đức nghề nghiệp,
không tuân theo những chuẩn mực đạo đức riêng của từng ngành nghề, con người sẽ
không thể yêu nghề, gắn bó với nghề, sống hết mình với nghề mà mình đã lựa chọn và
cũng khơng có tinh thần rèn luyện, phấn đấu để nâng cao tay nghề, nâng cao hiệu quả và
năng suất lao động…
Không phải ngẫu nhiên Nhật Bản được xem là quốc gia công nghệ uy tín nhất và là đối tác
tin cậy của nhiều nền kinh tế lớn, đó là sự phát huy tối đa đạo đức nghề nghề nghiệp và
nguyên tắc lao động kỷ luật nghiêm khắc được hình thành từ nhiều thế kỷ qua. Yếu tố để

duy trì đạo đức nghề nghiệp chính là con người, chính con người tạo ra những quy tắc ứng
xử văn minh để hồn thiện nó theo chuẩn mực nhất định trong cơng việc đó là đạo đức
nghề nghiệp. Những con người gương mẫu, say mê trong lao động nghề nghiệp, mô phạm
về mặt đạo đức luôn được xã hội, cộng đồng tơn trọng và kính u.
Khơng có đạo đức nghề nghiệp, lao động đối với con người chỉ cịn mang tính bắt buộc
chứ khơng mang tính “tự nguyện”, “tự giác”. Khơng có đạo đức nghề nghiệp, cơng việc
đối với mỗi người chỉ còn là “gánh nặng” chứ không phải “niềm vui”. Khi mới 17 tuổi,
trong luận văn tốt nghiệp trung học của mình, C. Mác đã từng viết rằng, “nếu ta chọn một
14


nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta khơng cịng lưng
dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người. Những việc làm của ta sẽ
sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi mãi có hiệu quả, và trên thi hài của chúng ta sẽ
nhỏ xuống những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý”.
Tính Chuyên Cần, Lao Động Nghiêm Túc
Một trong những yếu tố không thể thiếu của đạo đức nghề nghiệp là một thái độ lao động
nghiêm túc, đam mê công việc tính kỷ luật cao, khi con người tạo ra sản phẩm bằng tất cả
tâm huyết của mình, mang lại hiệu quả và niềm vui cho người khác khi đó họ đã thể hiện
được đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp sẽ là thước đo để tạo sự phát triển và uy
tín cho doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực đời sống.


Giữ Vững Đạo Đức Nghề Nghiệp Rất Quan Trọng Trong Mọi Lĩnh Vực
- Đối với kinh doanh: Đạo đức nghề nghiệp được xem như xương sống, nếu không có
đạo đức doanh nghiệp đó sẽ lụi bại, đạo đức mang lại sự uy tín, niềm tin và sự hợp tác
lâu dài, một khi đã có đạo đức nhà kinh doanh sẽ có tâm hơn đối với sản phẩm của
mình, tạo uy tín với người tiêu dùng, đây là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại
và phát triển.
- Đối với giáo dục: Đạo đức nghề nghiệp được xem là thước đo nhân phẩm để thầy cô

để kiến tạo những thế hệ tương lai của đất nước. Với những nhà giáo ý thức đạo đức
được rèn luyện nghiêm khắc hơn bất kì ngành nghề nào bởi khơng ai hiểu đạo đức
nghề nghiệp quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp trồng người, vun đắp và thắp
sáng cái thiện tạo ra những mầm non tương lai cho xã hội.
- Với y học: Đạo đức nghề nghiệp được khái quát thành lương tâm, lương tâm sẽ là động
lực phát huy cái thiện, sự hy sinh để cứu người, một ngành nghề đòi hỏi sự cẩn thận,
chuyên tâm, đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, là niềm tin để con người yêu lao động
cống hiến cho hạnh phúc nhân loại.
- Trong lĩnh vực y tế đạo đức nghề nghiệp được khái quát thành lương tâm.
Trong môi trường công sở, đạo đức nghề nghiệp để đánh giá tinh thần, thái độ và sự
chuyên nghiệp của mỗi nhân viên, những con người tuân thủ đạo đức nghề nghiệp luôn tôn
trọng và đánh giá cao. Để có được thành cơng trong sự nghiệp cá nhân, hoạt động nghề
nghiệp của mỗi người trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều địi hỏi phải có những chuẩn
mực đạo đức nhất định.


Tinh Thần Trách Nhiệm
Một con người thực hiện những chuẩn mực quy tắc điều tiên quyết phải có tinh thần trách
nhiệm, phải có trách nhiệm với bản thân và xã hội, một nhân sự có đạo đức nghề nghiệp
tốt phải biết rèn luyện sự cẩn thận và chu đáo với từng cơng việc mình đang, biết nhận
trách nhiệm và sửa sai khi phạm sai lầm điều thể hiện sự trung thực và thái độ làm việc
chăm chỉ, nghiêm túc đó được cân nhắc kỹ trong đạo đức nghề nghiệp.


15


Tình u Thương
Một cá nhân thành đạt ngồi tinh thần đam mê, cầu tiến mà cần phải có trái tim u
thương, khi có tình thương con người sẽ cống hiến hết mình và có tâm với từng sản phẩm

mình tạo ra, phải có yếu tố tiên quyết là mang lại lợi ích cho bản thân xã hội và mơi
trường.




Tinh Thần Học Hỏi

Một tinh thần ham học hỏi đáng được tuyên dương, sự thành cơng của con người khơng
chỉ có sự đam mê mà cịn phải khơng ngừng học hỏi sáng tạo, tiến đến sự thành công cao
nhất.
Niềm Tin Và Sự Lạc Quan
Đạo đức luôn gắn liền trong mỗi sự tiến bộ của cuộc sống mỗi người dù xã hội thay đổi thế
nào cũng không thể thay thế được đạo đức nghề nghiệp, một người có tinh thần lạc quan
và niềm tin sẽ tạo động lực để tập thể vượt qua khó khăn vươn tới thành cơng nhất định.
Đơi khi niềm tin sẽ là quyết định sống còn đối với một doanh nghiệp, sự lạc quan cho con
người sự hứng thú và động lực để vượt qua mọi khó khăn.


Đối với cá nhân, đạo đức thể hiện qua cách cư xử thái độ làm việc và sự trung thực, một
nhân sự thành cơng nên tạo lập cho mình một cẩm nang đạo đức nghề nghiệp vững chắc,
có điều đó người đó chắc chắn sẽ thành cơng. Chính những quan niệm đúng đắn về nghề
nghiệp đã giúp mỗi con người nhận thức một cách sâu sắc sự thống nhất giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội, giữa hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của người khác và hạnh
phúc chung của xã hội.
Tóm lại để có sự thành cơng mỗi con người, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhất định bởi sự phát triển cao nhất của xã hội vẫn là
chuẩn mực đạo đức, đối với cơng việc, nghề nghiệp đó gọi là đạo đức nghề nghiệp.
2.4 Những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp đang được phê phán hiện nay.
a) Dối trá/ thiếu trung thực

Nói dối là một đặc điểm bị ghét bỏ trong và ngồi nơi làm việc. Nó giết chết lòng tin, ảnh
hưởng đến các mối quan hệ và thậm chí có thể khiến mọi người gặp rắc rối.
Khi nhân viên xin nghỉ phép, quản lý nhân sự luôn mong muốn rằng nhân viên phải trung thực
với lý do của họ. Nhưng sự thật là, một số người sẵn sàng nói dối để được nghỉ phép. Để được
tham dự một sự kiện thể thao hoặc đi đến một buổi hịa nhạc, một số nhân viên chọn nói dối với
nhân sự. Một cuộc khảo sát toàn cầu cho thấy có tới 58% nhân viên nghỉ ốm trong những ngày họ
muốn xem hoặc tham dự một sự kiện thể thao. Các giải đấu quốc tế, như FIFA World Cup, có xu
hướng tăng tỷ lệ nghỉ phép của nhân viên mặc dù 80% thừa nhận cảm thấy có lỗi khi làm điều đó.
Có những tình huống khác nhau mà nhân viên nói dối tại nơi làm việc - chỉ với một lời nói dối đã
mở ra cơ hội cho nhiều người khác. Đó có thể là một giám đốc bán hàng nói dối về số lượng
16


khách hàng mà họ có thể có được trong một tháng hoặc một nhân viên nói dối việc mình bị ốm
chỉ để tham dự một cuộc phỏng vấn việc làm khác.
Rất nhiều nhân viên bắt đầu nói dối từ cơng việc của họ, bằng cách thêm vào những kinh nghiệm
họ khơng có được và những kỹ năng họ khơng có. Nhân viên cần hiểu rằng nói dối về cơng việc
cuối cùng có thể khiến họ gặp rắc rối và cần phải dừng lại trước khi mất việc.
Tuy nhiên, nhân viên sẽ nói dối vì sợ người sử dụng lao động của họ -một nhân viên sẽ kêu ốm để
đi phỏng vấn ở một cơng ty khác vì sợ cơng ty mình đang làm việc sẽ thấy cau có với nhân viên.
b) Sản xuất, buôn bán hàng giả/ hàng lậu/ kém chất lượng

Hàng giả được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo đóng
gói và hoạt động khác làm ra hàng giả, sản phẩm tương tự đã có mặt trên thị trường chào
bán xuất nhập khẩu và các hoạt động khác nhằm đưa hàng giả vào lưu thơng trên thị
trường.
Trên thực tế có rất nhiều người lao động biết rằng những mặt hàng sản phẩm mình đang
bn bán là hàng giả khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng nhưng thấy nó mang
về lợi nhuận cao và bán được nhiều nên vẫn bất chấp buôn bán bất hợp pháp mặc để cho
hậu quả của nó xảy ra chỉ vì lợi ích cá nhân, hành vi trái với lương tâm đạo đức của mình.

Đặc biệt như là vụ việc bắt quả tang vụ sản xuất hàng trăm ngàn chiếc khẩu trang giả hiệu
3M, cụ thể là vào chiều ngày 30/7/2020, Tổng Cục QLTT đã chỉ đạo Cục Nghiệp vụ, Tổ
công tác 368 và Cục QLTT TP HCM kiểm tra đột xuất và thu giữ hàng trăm ngàn khẩu
trang 3M giả tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị Nam Anh (trụ sở tại số 88A Đường Lê Lăng, phường Phú Thọ Hịa, quận Tân Phú, TP HCM).
Trên website chính thức của mình (www.khautrangnamanh.com), Cơng ty Nam Anh tự
giới thiệu là đơn vị hàng đầu Việt Nam chuyên sản xuất, phân phối khẩu trang y tế cho thị
trường trong và ngoài nước.
Khẩu trang của công ty được sản xuất theo công nghệ nhập khẩu từ Nhật Bản và được
Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 cấp chứng nhận tiêu chuẩn về sản
phẩm. Sản phẩm có hơn 8 loại dành cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, khi Tổng cục
QLTT kiểm tra đột xuất thì phát hiện và xác định được hàng trăm thùng hàng tại công ty
này chứa sản phẩm giả mạo nhãn hiệu khẩu trang 3M Company của Mỹ.
Cơ quan chức năng đánh giá, đây là vụ xâm phạm sở hữu trí tuệ lớn nhất từ đầu năm đến
nay liên quan mặt hàng khẩu trang 3M đã được bảo hộ tại Việt Nam.

17


Nếu không bị phát hiện, số khẩu trang giả này sẽ được đưa đi tiêu thụ trên khắp cả nước.
Điều này hết sức nguy hại, bởi trong thời điểm dịch Covid-19 quay trở lại, thì việc người
dân có thể sử dụng phải các loại khẩu trang giả, không bảo đảm về chất lượng như thế này
có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong việc phòng, tránh dịch bệnh.
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công
Thương, những xâm phạm chủ yếu trên môi trường thương mại điện tử về hàng giả, hàng
nhái thơng thường dưới hình thức nhái tên, nhãn hiệu nổi tiếng. Nhiều đối tượng bán hàng
giả qua mạng cịn đưa ra thơng tin, hình ảnh về cách phân biệt giữa hàng thật và hàng giả
nhằm đánh lừa người tiêu dùng, tuy nhiên lúc giao hàng thì lại đưa hàng giả. Tính riêng
trong tháng 6, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý gần 100 vụ vi phạm
trên môi trường thương mại điện tử. Các mặt hàng trang sức, mỹ phẩm, thực phẩm chức
năng, đồ gia dụng, rượu, quần áo, giày dép là những mặt hàng mà người tiêu dùng dễ bị

mắc lừa nhất khi mua qua mạng.Về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, 6 tháng
qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 75.200 vụ vi phạm (giảm 12% so với
cùng kỳ 2019), thu nộp ngân sách Nhà nước 11.300 tỷ đồng (tăng 83% so với cùng kỳ
2019), khởi tố hơn 1.100 vụ (giảm 14% so với cùng kỳ), 1.346 đối tượng (giảm 13% so
với cùng kỳ 2019).Theo bà Đỗ Thị Minh Thủy, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389
quốc gia cũng chia sẻ, theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2021, đã có hơn 100.000 vụ
việc vi phạm, thu ngân sách nhà nước qua hoạt động đấu tranh nhập lậu thương mại và
hàng giả đạt 7.500 tỷ đồng, khởi tố 1.615 vụ việc với 2.148 đối tượng.

Mặc dù pháp luật đã quy định rõ ràng cơ sở pháp lý để xác định được hành vi sản xuất,
buôn bán hàng giả và hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu nhưng khơng
phải doanh nghiệp nào cũng có thể phát hiện và thu thập đủ bằng chứng để tố cáo cũng
như bảo vệ được thương hiệu của mình trước các hành vi xâm phạm này.
c) Lạm dụng thời gian của công ty
18


Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi là một trong những chế định quan trọng trong Bộ
luật Lao động. Trong đó, có thể hiểu thời giờ làm việc là khoảng thời gian do pháp luật
quy định hoặc do các bên thỏa thuận về việc người lao động có mặt tại địa điểm nhất định
để thực hiện những công việc, nhiệm vụ theo hợp đồng lao động. Thời giờ nghỉ ngơi là
khoảng thời gian người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ trong hợp đồng lao
động.
Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy hiện nay còn nhiều doanh nghiệp bố trí thời giờ làm
việc và thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động chưa thật sự phù hợp theo quy định của
pháp luật. Điều này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và dẫn
đến những tranh chấp khơng đáng có giữa các bên.
Các công ty dành thời gian nghỉ trưa cho nhân viên và mọi người tận dụng những khoảng
thời gian nghỉ này để làm những việc khác bên ngồi cơng việc văn phòng như đi phỏng
vấn, gặp gỡ bạn bè hoặc thậm chí là làm việc theo nhịp độ hối hả. Họ được tự do làm bất

cứ điều gì họ muốn trong những giờ nghỉ trưa này. Tuy nhiên, nhân viên đã tận dụng
những giờ nghỉ trưa này và kéo dài chúng quá thời gian quy định của công ty.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người lao động đang trong giờ làm việc của mình họ sẽ
thường dùng điện thoại hay máy tính của cơng ty để làm việc riêng có thể như lướt các
trang mạng xã hội facebook, tiktok..., check tin nhắn với bạn bè gia đình người thân, gọi
điện tám chuyện mà không tập trung vào công việc của mình gây ảnh hưởng đến hiệu quả
cơng việc cũng như tiến độ mục tiêu của doanh nghiệp.
d) Nhân viên trộm cắp
Nhân viên trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút lấy tài sản của công ty với mục
đích chiếm đoạt tài sản chung của cơng ty. Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản so với
các tội xâm phạm quyền sở hữu khác là người phạm tội có hành vi lén lút, bí mật di
chuyển bất hợp pháp tài sản của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản này. “Lén
lút” được xem là đặc điểm mang tính riêng biệt của tội trộm cắp tài sản.
Nguyên nhân chủ yếu mà nhân viên có các ý đồ dẫn đến tình trạng trộm cắp tài sản của
công ty là do thiếu túng trong tiền bạc khơng có tiền để tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Chỉ
vì một chút thiếu sót trong suy nghĩ mà người lao động sẵn sàng chuẩn bị mọi âm mưu để
chiếm đoạt tài sản chung của doanh nghiệp, mặc dù họ sẽ phải đứng trên bờ vực của việc
bị sa thải và có thể phải đi tù.
Gần đây vào tối 17/12/2021, mạng xã hội xôn xao trước đoạn livestream của Trang Nemo
(tên thật là Nguyễn Hương Trang) về sự việc nhân viên "tuồn" đơn của cửa hàng ra bán
bên ngoài. Sau nhiều giờ đối thoại, nhân viên nữ tên Tr. đã khai nhận mình lấy đơn từ cửa
hàng, bán cùng gia đình lấy tiền tiêu xài. Trưa 18/12, trao đổi với PV, chị Hương Trang
19


cho biết cửa hàng hiện đang tính tốn lại số tổn thất về tài sản và gửi đơn tố cáo lên cơ
quan chức năng. Chia sẻ với PV, chị Trang cho biết đã nhận nữ nhân viên tên Tr. vào làm
việc cách đây 2 năm.
"Tơi khơng tuyển thì thơi, nếu đã tuyển thì ln coi nhân viên như người nhà của mình.
Tơi đi ăn, đi chơi, đi du lịch ở khách sạn 5 sao đều dắt bạn theo. Khi bạn mắc Covid-19

tôi vẫn hỏi thăm, đám giỗ ba vẫn gửi quà qua.
Khi biết chuyện Tr. tuồn hàng, tôi thật sự hụt hẫng và đau lòng lắm.
Bạn ấy tuồn hàng rất tinh vi. Sau khi shop tôi livestream, bán hàng xong bạn sẽ nhận đơn
rồi chuyển nó về nhà cho mẹ, cho dượng và em trai để giao. Mấy lần bạn chuyển hàng từ
shop đi, bạn nói là chuyển cho mẹ tôi, tôi cũng tin tưởng. Nhiều lần Tr. chuyển cho mẹ tôi
thật, nhưng nhiều lần không.
Cách đây 2 tuần, tôi phát hiện ra sự việc từ một gói hàng trị giá 7 triệu bạn nhờ shipper
khác đi giao", chị Trang cho biết.
Theo chị, nhờ có số tiền tuồn hàng, Tr. có thể đi nâng mũi, nâng ngực và mua điện thoại,
Macbook. Theo những chứng cứ còn trên điện thoại gồm tin nhắn, địa chỉ, sao kê tài khoản
ngân hàng, số tiền mà nhân viên Tr. "tuồn" từ cửa hàng đã lên đến 300 triệu.
Sau buổi livestream ngày 17/12, Tr. đã hoàn trả được 98 triệu 500.000 đồng. Đồng thời, Tr.
cũng đã kí cam kết mỗi tháng sẽ hồn trả lại số tiền cho Trang.

20


Một ví dụ điển hình tiếp theo mà nhân viên trộm cắp tài sản của công ty như: Theo TPO Cơng an tỉnh Bình Dương cho biết, thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vụ trộm cắp tài sản
tại các công ty sau khi trở lại sản xuất. Đáng chú ý, qua các vụ án được khám phá cho thấy,
đối tượng trộm cắp đều là công nhân, bảo vệ.
Ngày 7/11, Cơng an Bình Dương phát thơng báo đề nghị doanh nghiệp cảnh giác tình trạng
cơng nhân cấu kết bảo vệ để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Theo công an, trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11, qua công tác tuần tra vũ
trang, tuần tra kiểm sốt, Cơng an kết hợp Bảo vệ Khu cơng nghiệp Mỹ Phước phát hiện 3
vụ trộm tài sản của doanh nghiệp trị giá gần 200 triệu đồng gồm: 134kg đồng phế liệu và
08 (tám) cuộn dây đồng mới nặng 190kg trị giá trên 82 triệu đồng; 55 hộp sắt chưa qua sử
dụng trị giá trên 70 triệu đồng; 3 cuộn giấy hơn 3 tấn, trị giá trên 40 triệu đồng.
Thủ phạm chủ yếu là công nhân, bảo vệ của doanh nghiệp câu kết đối tượng bên ngoài
trộm tài sản doanh nghiệp. Đối tượng có sự thỏa thuận, bàn bạc thống nhất phân công
nhiệm vụ từ việc trộm, cảnh giới, vận chuyển tài sản mang đi giấu hoặc đi tiêu thụ. Thời

gian xảy ra các vụ trộm chủ yếu sau khi tan ca, giờ nghỉ trưa, ban đêm….
Theo đó, cơng an khuyến cáo các doanh nghiệp khi trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh,
cần rà soát lại nhân sự; đồng thời, lắp đặt camera, hệ thống báo trộm điện tử… vào hoạt
động phòng ngừa và bảo vệ tài sản doanh nghiệp.

Bảo vệ cấu kết đối tượng bên ngoài trộm tài sản công ty
Theo một nghiên cứu gần đây của Jack L. Hayes International , cứ 40 nhân viên vào năm
2012 thì có một người bị bắt quả tang ăn trộm của chủ. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là những
nhân viên này ăn cắp trung bình nhiều hơn 5,5 lần so với những kẻ trộm cắp (715 đô la so
21


với 129 đô la). Sự gian lận của nhân viên cũng đang gia tăng, cho dù séc giả mạo, không
ghi lại doanh số bán hàng để đọc lướt hoặc thao túng các khoản bồi hồn chi phí. Cảnh báo
đạo đức: FBI gần đây đã báo cáo rằng hành vi trộm cắp của nhân viên là tội phạm đang gia
tăng nhanh chóng ở Mỹ hiện nay.
e) Đi làm trễ
Người lao động đi làm muộn là tình trạng xảy ra ở nhiều công ty. Khi đi làm muộn, họ sẽ
sáng tạo ra hàng loạt lý do để giải thích với sếp của mình. Thậm chí họ sẽ nói dối hoặc là
kể một câu chuyện trên trời dưới đất gì đó cho lý do họ đi làm muộn.
Thực tế thì khơng phải ai cũng có thói quen đi làm muộn. Trong một số trường hợp, vì lý
do đột xuất nào đó khiến họ tới cơng ty trễ. Cịn có những người đi làm muộn như là một
thói quen. Lý do thực sự đằng sau việc đi làm muộn đó thì rất đỗi quen thuộc:
Họ gặp khó khăn khi phải chia tay với cái giường quen thuộc. Họ chỉ cần thêm 5 phút …
thêm 5 phút…rồi lại thêm 5 phút…nữa mà thôi. Do nhà họ q gần cơng ty! Vì nhà gần
nên cứ từ từ mà đi. Vì nhà quá xa. Đường từ nhà đến cơng ty là cả một hành trình dài…rất
dài. Đêm qua bị mất ngủ do phải cày phim, theo dõi diễn biến hot trên mạng…Đi làm
muộn do hồn cảnh xơ đẩy, không phải do họ muốn như thế. Họ bận lướt facebook.
Khi bị sếp bắt gặp đi làm muộn, nhân viên thường ít khi nói thật lý do họ đi muộn. Thế là
họ đưa ra một mớ các lý do để thuyết phục sếp của mình. Có một số lý do phổ biến, khá

hợp lý và có tính thuyết phục cao, khiến sếp ngi giận. Nhưng cũng có những lý do hết
sức kỳ quặc, không tài nào đỡ nổi.
Một cuộc khảo sát gần đây cho kết quả như sau: 90% người thừa nhận là đi làm muộn ít
nhất một lần, 62% là đi làm muộn khoảng 2 lần/ tháng, 34% là đi làm muộn mỗi ngày và
Sài Gòn là nơi có tỉ lệ người đi làm muộn nhiều nhất cả nước, viên chức và nhân viên văn
phòng là người đi làm muộn nhiều nhất với thời gian trung bình: viên chức 17 phút, văn
phòng 13,5 phút. Đối tượng đi làm trể nhiều nhất là đàn ông trẻ, chiếm 70%.
Mặc dù các doanh nghiệp đã đưa ra các quy định chung của công ty cũng như các chế độ
khen thưởng và các mức phạt đối với người lao động không tuân thủ các nguyên tắc nhưng
các tình trạng này vẫn thường xuyên diễn ra và người lao động cần phải chấp hành các
nguyên tắc này nếu không muốn bị mất việc nhất là những ai có tính lề mề.

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
1. KẾT LUẬN.
Đạo đức nghề nghiệp được xem là xương sống của một doanh nghiệp, nếu khơng có đạo
đức nghề nghiệp, doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại và phát triển bền vững. Đạo đức nghề
nghiệp cũng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
22


- Tăng hiệu suất công việc cá nhân và hiệu suất chung của tổ chức
- Tăng hiệu quả làm việc nhóm
- Nâng cao uy tín và cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp
- Tạo niềm tin và sự tin tưởng đối với khách hàng, người tiêu dùng và đối tác
- Giảm thiểu các vấn đề pháp lý hay mâu thuẫn nội bộ
- Dễ dàng trong việc ra quyết định và đưa ra các chiến lược
- Hình thành các cá nhân tích cực và mơi trường làm việc lành mạnh
Từ đó có thể cho chúng ta thấy rằng, trong bất kì ngành nghề nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào
hay ở bất kì nơi đâu, nếu khơng có đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ theo những
nguyên tắc, chuẩn mực riêng của từng ngành nghề, chúng ta sẽ không thể yêu nghề, gắn bó

với nghề và sống hết mình với nghề mà mình đã lựa chọn. Từ đó khó có thể tạo ra giá trị
hay lợi ích mà chúng ta hướng đến. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp đóng một vai trò quan
trọng trong sự phát triển bền vững và thịnh vượng của một tổ chức, doanh nghiệp.
2. GIẢI PHÁP.
2.1 Giữ mục tiêu rõ ràng: Có mục tiêu trong cuộc sống là điều bắt buộc. Một người
khơng có bất kỳ mục tiêu nào giống như một cơ thể khơng có trái tim. Nhân viên nên tự
động viên để đạt được mục tiêu và nên nhận thức đầy đủ về công việc họ đang làm.
Trưởng nhóm và người quản lý có trách nhiệm giải thích cơng việc và mục tiêu trước khi
họ bắt đầu một nhiệm vụ mới. Người mà bạn thuê là tài năng nhưng họ vẫn cần được
hướng dẫn và định hướng cho cơng việc của mình. Cho dù cơng ty là cấp cao nhất hay cấp
dưới cùng, họ đều tuân theo một văn hóa làm việc có đạo đức.
2.2 Hãy làm gương cho mọi người: Có sự cạnh tranh trong các đồng đội quá. Nếu bạn
muốn làm việc từ nhóm của mình thì hãy có đạo đức đối với công việc và sự cam kết. Trừ
khi và cho đến khi bạn là một nhà lãnh đạo sẽ không đặt ra tiêu chuẩn trong nhóm, bạn
khơng thể mong đợi rằng nhóm của bạn sẽ làm việc một cách có đạo đức. Một nhà lãnh
đạo nên giống như ngọn đuốc trong đêm và một cái bóng trong ánh sáng ban ngày. Nhưng
hãy luôn nhớ rằng khi động viên đồng đội, bạn nên ln nhìn lại phía sau và xem mình có
nêu gương tốt hay không.
2.3 Môi trường làm việc phải hấp dẫn / thân thiện: Về mặt tâm lý, người ta đã chứng
minh rằng môi trường vật chất của bạn liên kết trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và năng
suất làm việc của bạn. Môi trường phải thật hấp dẫn và thân thiện hơn, điều này sẽ tốt cho
sức khỏe tinh thần của nhân viên của bạn. Trách nhiệm của bạn là nhân viên của bạn cảm
thấy an tồn khơng chỉ về thể chất mà còn về tinh thần. Nếu bạn không dành sự ưu tiên
cho môi trường của công ty thì cuối cùng điều đó sẽ khiến nhân viên của bạn ít có trách
nhiệm hơn đối với cơng việc của họ.
2.4 Hãy chuyên nghiệp: Sự chuyên nghiệp không chỉ là cách bạn làm việc mà nó cịn bao
gồm cách ăn mặc của bạn, cách bạn nói chuyện và hơn thế nữa. Một người chuyên nghiệp
23



luôn tin tưởng vào chất lượng công việc cho khách hàng của họ. Sự chuyên nghiệp bắt đầu
bằng sự tin tưởng, trung thành, kỷ luật và khao khát sự xuất sắc. Đây là quy tắc làm việc
hoàn hảo , hết lịng vì cơng việc và ln cố gắng mang lại sự xuất sắc ở bất kỳ vị trí nào
của cơng ty. Những người chuyên nghiệp luôn tôn trọng công việc của họ, họ không bao
giờ tạo ra thái độ không có ý thức đối với cơng việc của mình.
Nhận biết tính chun nghiệp theo cấu trúc chính:


Trung thực, minh bạch và tơn trọng



Hành động với tính tồn vẹn



Bám chặt vào lời nói và sự tin tưởng của bạn



Thái độ học tập đối với thực tiễn

2.5 Tuân theo Kỷ luật: Kỷ luật là điều bắt buộc trong công ty và trong cuộc sống. Nếu kỷ
luật đã trở thành một phần của cơng ty bạn thì tất cả nhân viên phải tn theo các quy tắc
nếu họ muốn làm việc trong công ty của bạn. Chúng ta có thể nói rằng kỷ luật bắt đầu
bằng sự đúng giờ. Những nhân viên đúng giờ không được nghỉ nhiều và những người nghỉ
được coi là gánh nặng cho công ty. Kỷ luật mang lại hiệu quả cơng việc cho cơng ty. Trị
chuyện gian lận liên tục trong công ty không phải là một dấu hiệu lành mạnh, nó sẽ làm
hỏng sự tập trung của bạn đối với công việc. Kỷ luật giúp đồng đội làm việc hiệu quả trong
cơng việc và cũng hữu ích trong việc đạt được các mục tiêu mong muốn.

2.6 Nắm rõ nhu cầu của nhân viên: Để tạo ra một nơi làm việc có động lực , bạn phải
biết nhu cầu của nhân viên. Khơng nghi ngờ gì nữa, nếu nhu cầu của nhân viên được đáp
ứng thì họ thể hiện mức độ gắn bó cao đối với cơng việc và họ làm việc theo hướng cam
kết của mình. Bạn khơng thể đốn trước nhu cầu của họ, khơng nhất thiết là những gì đã
làm trong quá khứ cũng sẽ hiệu quả trong hiện tại và tương lai. Những thay đổi về nhu cầu
và kỳ vọng của con người. Khi xu hướng làm việc thay đổi, nhu cầu của nhân viên cũng
thay đổi theo. Nếu bạn hiểu nhu cầu của họ, điều đó sẽ giúp ích cho hiệu suất của họ và cả
sự hài lịng trong cơng việc.
2.7 Tạo động lực cho họ: Không phải mọi nhân viên đều cần phải tự vận động. Quản lý
đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo động lực cho nhân viên. Để có động lực, khơng
phải lúc nào cũng cần phải phát biểu, bạn có thể thưởng cho họ vì cơng việc và đạo đức
của họ. Để duy trì sự đánh giá cao và khen thưởng và ghi nhận là lựa chọn tốt nhất cho bất
kỳ công ty nào. Nhân viên luôn nêu gương tốt cho những nhân viên mới khác bằng đạo
đức làm việc và trở thành người có thành tích tốt nhất. Ban quản lý có trách nhiệm nâng
cao tinh thần của họ và làm cho họ cảm thấy được trân trọng và đánh giá cao.

24


2.8 Sai lầm là một phần của thành công: Sai lầm là một phần của cuộc hành trình.
Những người có đạo đức làm việc tốt nhất chắc chắn có khả năng tự nhận lỗi sau những
sai lầm của họ, chúng tơi khun bạn nên học hỏi từ những người đó và nên tiếp tục trong
cuộc sống. Nếu bạn để cho những sai lầm làm mất đi sự tiến bộ của mình trong cơng việc
thì bạn đang gián tiếp làm bốc hơi mong muốn của mình đối với cơng việc. Hãy nhớ
những điều tuyệt vời nhưng để có được điều đó, bạn cần phải vượt qua từ thất bại. Cho dù
một người thành công cũng đã từng thất bại ở nhiều giai đoạn nên bạn khơng khác họ.
Khơng ai hồn hảo nhưng ai cũng rực rỡ.
2.9 Đưa ra phản hồi liên tục: Phản hồi tích cực hoặc tiêu cực là điều bắt buộc đối với bất
kỳ nhân viên nào. Phản hồi là một phần quan trọng của mọi nơi làm việc và do đó phản hồi
liên tục đóng một vai trị quan trọng trong một mơi trường làm việc có đạo đức làm việc

tốt. Hãy nhớ phản hồi trung thực và mang tính xây dựng là điều cần thiết đối với bất kỳ
công ty nào để cải thiện công việc và văn hóa của cơng ty. Giữ cho thảo luận cởi mở, văn
hóa làm việc minh bạch, ý tưởng thơng tin và đưa ra ý kiến tận tình. Bạn có thể cập nhật
các định mức của công ty bạn với các xu hướng mới nhất và tốt nhất trên toàn thế giới.
2.10 Tự phân tích: Mọi người nên biết lý do tại sao họ bị phân tâm trong công việc và nên
cố gắng giảm thiểu trở ngại đó. Trong một thế giới đầy rẫy những thứ khiến công việc
phân tâm là mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, trò chuyện, … Khi bạn đang làm việc, hãy
chắc chắn rằng bạn hạn chế tối đa sự phân tâm và bắt đầu tập trung vào cơng việc của
mình.
2.11 Vượt rào: Cuối cùng, đã đến lúc xây dựng đạo đức làm việc vững chắc giữa các nhân
viên của bạn và giúp họ loại bỏ các rào cản trên con đường của họ. Bạn nên biết nhân viên
nào đang bng thả và khơng có động lực trong cơng việc của họ vì rất có thể họ sẽ khơng
có đạo đức làm việc vững vàng đối với nơi làm việc của mình. Có nhiều lý do dẫn đến việc
khơng có đạo đức như tiêu cực ở nơi làm việc, nội quy khắt khe, chính trị cơng sở, cộng
với lợi ích khơng thỏa đáng có thể làm giảm tinh thần nơi làm việc. Bạn nên xác định các
yếu tố nói chuyện với họ và tơn trọng họ.

****************HẾT****************

25


×