Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích đàn ghi ta của Lorca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.82 KB, 4 trang )

Phân tích đàn ghi ta của Lor-ca
1. Mở bài
Thơ Thanh Thảo là tiếng nói suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Thơ là tiếng nối giàu
cảm xúc yêu thương “Đàn ghi ta của Lor-ca” là một bài thơ như thế. Bài thơ là tấm lòng yêu thương
trân trọng của tác giả dành cho người nghệ sĩ tài năng Lor-ca.
2. Thân bài
Tác phẩm được trích trong “Khối vng ru-bích” viết năm 1985. Bài thơ là tấm lòng trân trọng,
yêu thương, cảm phục của tác giả về người nghệ sĩ Lor-ca. Lor-ca vừa có tài về hội hoạ, âm nhạc vừa
có tư tưởng tiến bộ, khởi xướng những cách tân nghệ thuật cho nền văn nghệ Tây Ban Nha nhưng tài
năng ấy cũng báo hiệu cho một số phận bất hạnh, ngắn ngủi. Nhằm bộc lộ cảm xúc chân thành của
mình, tác giả đã vận dụng thể thơ tự do kết hợp với các yếu tố siêu thực đã khơi ngợi trong lịng người
hình ảnh bi tráng của Lor-ca.
Tác giả có ấn tượng với câu nói của Lor-ca “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”, Lor-ca dường
như đã thấy ngày mai của cuộc đời mình: tài năng của Lor-ca sẽ vụt tắt. Đây cũng là lời tâm niệm của
Lor-ca: hãy chôn cây đàn, hãy chơn đi những gì Lor-ca đã làm cho nền văn nghệ để thế hệ sau mạnh
dạn bước trên con đường nghệ thuật mà khơng bị Lor-ca chống chỗ. Những lời tâm niệm ấy phải xuất
phát từ một người có tài, có tâm suốt đời hi sinh cho nghệ thuật nên khi Lor-ca mất để lại niềm thương
tiếc vô hạn trong lòng những người mến mộ. Niềm thương yêu ấy đâu có sự ngăn cách về khơng gian
về địa lí
những tiếng đàn bọt nước.
Tiếng đàn không chỉ tạo ra âm thanh mà có cả hình ảnh “tiếng đàn bọt nước” giúp người đọc cảm
nhận tiếng đàn khơng chỉ bằng thính giác mà cả thị giác. Quả thật Lor-ca là một nghệ sĩ tài năng. Tiếng
đàn như những bọt nước, hình ảnh đẹp đấy nhưng mong manh, dễ vỡ, lênh đênh trôi nổi. Tiếng đàn ấy
cũng báo hiệu số phận ngắn ngủi của một con người tài năng, cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Cuộc
đời cũng vỡ tan như những bọt nước.
Nghĩ về Lor-ca, tác giả lại nghĩ đến nét văn hố Tây Ban Nha nơi có những đấu trường, những trận
đấu bị tót đậm chất Tây Ban Nha. Đây là nét truyền thống của Tây Ban Nha
Tây Ban Nha áo chồng đỏ gắt
Hình ảnh áo chồng đỏ gắt cịn gợi cho ta cuộc đấu tranh chính trị gay gắt giữa Lor-ca với ước mơ,
khát vọng cách tân nghệ thuật, làm mới lại nền nghệ thuật già nua, với chế độ độc tài trên đất nước
Tây Ban Nha. Trong cuộc chiến ấy Lor-ca dường như đơn độc, không ai hiểu được cái khát vọng vô


1


cùng trong trái tim anh. Vì thế anh chỉ biết gởi tâm sự vào tiếng đàn, đi lang thang làm bạn với đường,
vầng trăng và yên ngựa
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tác giả như đồng cảm với Lor-ca, hiểu nỗi lòng của Lor-ca. Ước mơ khát vọng của Lor-ca, tâm sự
của Lor-ca chỉ được giải bày khi tiếng đàn của anh lên tiếng “li-la li-la li-la” như một lời than niềm an
ủi. Đoạn thơ đã giúp người đọc hình dung ra người nghệ sĩ Lor-ca: tài năng với khát vọng tự do nhưng
đơn độc trong cuộc đấu, số phận cũng vỡ tan như bọt nước
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
Tây Ban Nha bỗng kinh hồng khi khơng cịn nghe tiếng đàn và dáng chếnh chống trên n chỉ
cịn dáng điệu của Lor-ca khi bị điệu về bãi bắn, tấm áo choàng ấy giờ bê bết đỏ. Vớt bút pháp hốn
dụ “áo chồng bê bết đỏ” gợi lên cái chết bi thảm của Lor-ca. Kẻ thù sát hại anh không thương tiếc
nhưng không thể nào huỷ diệt được tâm hồn anh. Lor-ca vẫn đẹp trong lịng mọi người qua những hình
ảnh đối lập: hát nghêu ngao-áo choàng bê bết đỏ, điệu về bãi bắn. Các thế lực bạo tàn không thể nào
huỷ diệt cái đẹp, tài năng. Các câu thơ ấy làm nổi bật hiện thực phủ phàng nhưng cũng làm nổi bật tài
năng, tâm hồn trong sáng. Hình tượng của Lor-ca có bi nhưng rất hào hung, bi tráng.
Kẻ thù bắn vào Lor-ca cũng chính là bắn vào tiếng đàn, cái đẹp bị huỷ diệt bởi thế lực bạo tàn
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
2


máu chảy
Tiếng đàn cùng gánh chịu nỗi đau của con người. Bắn vào Lor-ca kẻ thù đã bắn vào tiếng đàn của
anh. Tiếng đàn cũng tiếc thương cho số phận, nó đau đớn, nó khơng cịn mang âm thanh ngun thuỷ
của tiếng ghi ta mà tiếng đàn vỡ ra màu sắc “tiếng ghi ta nâu” màu nâu là màu của vỏ cây đàn đó cũng
là màu mang sắc thái u buồn, du dương như tiếc thương cho số phận bất hạnh. Lor-ca trước kia là nghệ
sĩ tự do, phóng khống luôn cất cao tiếng hát yêu đời, yêu tự do “bầu trời cô gái ấy, tiếng ghi ta lá xanh
biết mấy”. Tiếng ghi ta lại vỡ ra thành hình khối “trịn bọt nước vỡ tan”. Hình ảnh tiếng đàn bọt nước
được nhắc lại như tài năng nghệ thuật của Lor-ca và số phận ngắn ngủi của Lor-ca. Tất cả đã vỡ tan
như bọt nước tròn dễ vỡ. Lor-ca bị sát hại thê thảm đến cả tiếng đàn cũng than khóc. Tác giả đã thành
cơng với bút pháp nhân hố tiếng đàn như có linh hồn, vỡ ra thành máu chảy rịng rịng. Tác giả khơng
diễn tả trực tiếp tài năng nghệ thuật của Lor-ca mà thông qua tiếng đàn: tiếng đàn vỡ thành màu sắc,
đường nét, hình khối. Đoạn thơ là tấm lòng tiếc thương sâu sắc của tác giả dành cho Lor-ca, người
nghệ sĩ tài hoa có số phận bi tráng.
Di nguyện của Lor-ca cịn đấy như một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật và cái tâm của người
nghệ sĩ Lor-ca không muốn án ngữ bước chân của những người đến sau trong sáng tác nghệ thuật.
Nhưng người đời lại quá yêu mến Lor-ca, yêu mến tài năng của Lor-ca
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Dù Lor-ca khơng cịn nhưng nghệ thuật vẫn sống mãi, tiếng đàn có sức sống mãnh liệt. Cách so
sánh độc đáo “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” sức sống ấy không có gì tàn phá nổi. Cái gì là nghệ thuật
là cái đẹp mãi mãi trường tồn: với thời gian. Tác giả có niềm tin mãnh liệt vào tài năng của Lor-ca.
Lor-ca ra đi để lại bao niềm tiếc thương “giọt nước mắt vầng trăng, long lanh trong đáy giếng”. Câu
thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và tượng trưng vẫn long lanh mãi ngàn đời sau.

Nghĩ về Lor-ca tác giả nghĩ đến sự ra đi của chàng rất nhẹ nhàng như số phận đã an bày “đường
chỉ tay đã đứt” chàng xa rời nơi ồn ào vượt qua sinh tử của trần gian “Lor-ca bơi sang ngang, trên
chiếc ghi ta màu bạc”, chàng ném lá bùa để về bên kia, bước vào cõi lặng yên mãi mãi.
Kết thúc bài thơ là âm điệu “li-la li-la li-la…” như cấu trúc nhạc giao trưởng, âm điệu ấy làm cho
bài thơ có tính nhạc. Âm điệu ấy mãi ngân dài, ngân dài và vang xa cũng như tài năng của Lor-ca
không bao giờ phai nhoà. Li-la cũng là loài hoa đẹp nơi đất nước Tây Ban Nha.

3


Bài thơ là lời tri âm với một tài năng mà bất hạnh. Những gì là nghệ thuật sẽ sống mãi và hương
càng bay xa “hữu xạ tự nhiên hương”.
3. Kết bài
Lời thơ tự nhiên chân thành mà sâu sắc lòng ta. Lời thơ đến và ở mãi trong ta cũng như tình cảm
của tác giả dành cho Lor-ca khơng bao giờ phai nhạt. Lor-ca người nghệ sĩ đầy tài năng, có mơ ước
khát vọng cao đẹp, có cái tâm của một nghệ sĩ chân chính.

4



×