Tải bản đầy đủ (.docx) (225 trang)

Học thuyết xã hội Công giáo về trách nhiệm xã hội và biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.78 KB, 225 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÙNG DUY HIỂN

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ BIỂU HIỆN
CỦA NÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2022


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÙNG DUY HIỂN

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ BIỂU HIỆN
CỦA NÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 92 29 009

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. HỒNG MINH ĐƠ
2. PGS,TS. NGUYỄN PHÚ
LỢI


HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Phùng Duy Hiển


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU

8

1.1. Tổng quan tư liệu và tình hình nghiên cứu

8

1.2. Lý thuyết nghiên cứu và một số thuật ngữ sử dụng trong luận án


25

Chương 2: TƯ TƯỞNG GIÁO HUẤN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TRONG HỌC THUYẾT XÃ HỘI CƠNG GIÁO

38

2.1. Học thuyết xã hội Cơng giáo

38

2.2. Nội dung tư tưởng giáo huấn cơ bản về trách nhiệm xã hội trong
Học thuyết xã hội Công giáo

68

Chương 3: VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG GIÁO HUẤN VỀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI TRONG HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO ĐỐI
VỚI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

75

3.1. Biểu hiện vai trò tư tưởng giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong
Học thuyết xã hội Công giáo đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam
hiện nay

75

3.2. Biểu hiện vai trò tư tưởng giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong
Học thuyết xã hội Công giáo đối với giáo dân Việt Nam hiện nay


95

Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM

123

4.1. Xu hướng vận động trách nhiệm xã hội của Công giáo ở Việt Nam

123

4.2. Một số khuyến nghị nâng cao trách nhiệm xã hội của người Công giáo
Việt Nam

136

KẾT LUẬN

149

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỀU THAM KHẢO

152


PHỤ LỤC

165


CHÚ THÍCH TRÍCH DẪN
- Trích dẫn Kinh thánh: Sử dụng ký hiệu chung của Kitơ giáo tốn cầu
là để trong (...), các ký hiệu trong ngoặc lần lượt biểu thị: Tên sách viết tắt, số
thứ tự đoạn, số thứ tự câu. Ví dụ:
(Mt 15,4) được hiểu là sách Phúc âm Mátthêu, đoạn 15, câu 4
(Mt 15,4-8) được hiểu là sách Phúc âm Mátthêu, đoạn 15, câu 4 đến câu 8
(Mt 15,4,8) được hiểu là sách Phúc âm Mátthêu, đoạn 15, câu 4 và câu 8
Trong Luận án chúng tôi thực hiện theo cách trích dẫn này, đồng thời
thống nhất sử dụng cuốn Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, Nxb
TPHCM, 2002 làm nguồn tham khảo.
- Trích dẫn các văn bản của Giáo hội Công giáo: Sử dụng cách trích
dẫn theo thơng lệ của đạo Cơng giáo. Các ký kiệu trong ngoặc lần lượt biểu
thị: Tên văn bản, số thứ tự đoạn trong văn bản. Ví dụ:
[55, s.2] được hiểu là Thông điệp Tứ thập niên, đoạn số 2
[55, s.2-5] được hiểu là Thông điệp Tứ thập niên, đoạn số 2 đến đoạn
số 5 [55, s.2,5] được hiểu là Thông điệp Tứ thập niên, đoạn số 2 và
đoạn số 5


6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng giáo là tơn giáo lớn, có hệ thống tổ chức Giáo hội thống nhất
trên phạm vi tồn cầu và mang tính giáo quyền cao. Mặc dù trong các Thông
điệp đều khẳng định “Giáo hội không lãnh lấy trách nhiệm về hết mọi khía

cạnh của cuộc sống trong xã hội mà chỉ lên tiếng trong phạm vi chun mơn
của mình”, hay nói cách khác “Đức Kitô không để lại cho Giáo hội một sứ
mạng thuộc phạm vi chính trị, kinh tế hay xã hội; mục tiêu Người trao cho
Giáo hội là mục tiêu tôn giáo”. Tuy nhiên, trên thực tế Giáo hội Công giáo
ln cổ vũ tín đồ dấn thân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội thông qua
việc quy định trách nhiệm xã hội, tư tưởng đó được thể hiện rõ trong Học
thuyết xã hội Công giáo.
Học thuyết xã hội Công giáo là hệ thống quan điểm của Giáo hội Công
giáo dựa trên nền tảng thần học luân lý về các vấn đề thực tại xã hội. Vấn đề
xã hội được Giáo hội bàn trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, tự do tơn giáo, dân chủ, nhân quyền, chiến tranh, hịa bình
và mơi trường sinh thái. Các lĩnh vực trên đều được Giáo hội nhìn nhận, đánh
giá trên những tiêu chuẩn luân lý của mình, đồng thời trở thành những nguyên
tắc huấn quyền định hướng cho người Cơng giáo. Chính vì thế, trách nhiệm
xã hội là tư tưởng trung tâm của Học thuyết xã hội Cơng giáo, nó trở thành
“linh đạo”, “kim chỉ nam” trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn đối với mỗi
tín hữu giáo dân trước thực tại xã hội.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng, xu
hướng “thế tục” xuất hiện như là một tất yếu của lịch sử tồn tại và phát triển của
mọi tơn giáo trong đó có Cơng giáo. Xu thế đó đã đưa tư tưởng về trách nhiệm
xã hội trong Học thuyết xã hội Công giáo trở thành trung tâm của mọi vấn đề
thần học xã hội của người Cơng giáo. Vì vậy, trong những năm gần đây, cả Giáo


hội và xã hội đang đẩy mạnh nghiên cứu, phổ biến những nội dung căn bản của
về tư tưởng trách nhiệm xã hội có trong Học thuyết, ngõ hầu tìm ra những tiêu
chuẩn luân lý phù hợp để cả hai cùng đồng hành, phát triển.
Giáo hội Công giáo luôn xác định việc đẩy mạnh nghiên cứu, phổ biến
tư tưởng về trách nhiệm xã hội trong Học thuyết xã hội Công giáo là công tác
mục vụ ưu tiên. Hầu hết các văn bản huấn quyền, văn kiện của các công đồng,

các thơng điệp, diễn văn của giáo hồng và các tài liệu của Tồ Thánh có liên
quan đến trách nhiệm xã hội của người Công giáo đã được dịch ra tiếng Việt,
đăng tải trên các phương tiện thông tin. Nhiều công trình, nghiên cứu, phổ
biến nội dung Học thuyết xã hội nói chung và trách nhiệm của người Cơng
giáo nói riêng được các học giả Công giáo xuất bản, các linh mục giảng dạy
lồng ghép khi rao giảng thánh lễ. Điều đó, góp phần nâng cao nhận thức trách
nhiệm của người Công giáo, giúp họ hành trang, vững tin trên đà dấn thân vì
quê hương, đất nước.
Tư tưởng trách nhiệm xã hội trong Học thuyết xã hội Công giáo tuy đã
được Giáo hội Công giáo Việt Nam chú trọng nghiên cứu, phổ biến với nhiều
hình thức khác nhau, song nhìn chung, tính hiệu quả trong thực tế vẫn chưa
tương xứng. Tư tưởng trách nhiệm xã hội trong Học thuyết vẫn chỉ dừng lại ở
việc khai thác những đề tài căn bản, nặng về phương diện thần học, kinh viện,
khó hiểu, khó tiếp cận, chưa thực sự gắn với tình hình thực tiễn của Giáo hội
và xã hội. Nội dung, cách thức khai triển phù hợp với hàng giáo sĩ, tri thức
Công giáo hơn là tín hữu giáo dân. Đặc biệt, người nơng dân theo đạo Cơng
giáo càng khó tiếp cận và thấu hiểu. Hình thức truyền dạy chỉ dừng lại ở
khn viên nhà thờ, kinh viện, đơn điệu, ít hấp dẫn, khó thu hút lớp trẻ tham
gia lĩnh hội.
Về phần xã hội, tư tưởng trách nhiệm xã hội Công giáo đã thu hút được
nhiều học giả, cơ quan tham gia nghiên cứu. Thành quả nghiên cứu đã giúp xã
hội hiểu biết nhiều hơn về trách nhiệm xã hội của người Công giáo; cung cấp


cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách
tơn giáo và Cơng giáo ở Việt Nam; phát huy nguồn lực Công giáo trong phát
triển xã hội, thực hiện đường hướng “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để
phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, “kính Chúa, yêu nước”.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của người Công giáo
chưa được quan tâm đúng mức; tư tưởng trách nhiệm xã hội trong Học thuyết

xã hội Cơng giáo vẫn cịn là thuật ngữ xa lạ đối với nhiều người, thậm chí với
cả bộ phận chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Một số
biết về Học thuyết này với tư cách là “con đường thứ ba” giữa chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa tư bản, thậm chí cịn được hiểu là “chủ nghĩa xã hội Công
giáo”. Thực trạng trên góp phần làm cho người Cơng giáo trở nên “xa lạ” với
phần cịn lại của xã hội. Thực tế đó chẳng những không phát huy được nguồn
lực Công giáo, mà cịn đẩy người Cơng giáo ra ngồi khối đại đồn kết tồn
dân tộc.
Vì vậy, tư tưởng trách nhiệm xã hội trong Học thuyết xã hội Công giáo
cần được Giáo hội và xã hội quan tâm hơn, nhằm phát huy trách nhiệm của
người Công giáo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cần xem
trách nhiệm xã hội bổn phận, là nguồn lực để hiện thực hóa đường hướng
“đồng hành cùng dân tộc” của Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ lý do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Học thuyết xã hội
Công giáo về trách nhiệm xã hội và biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay”,
cho luận án tiến sĩ ngành tơn giáo học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những tư tưởng cơ bản của Học thuyết xã hội Công
giáo về trách nhiệm xã hội và biểu hiện của nó ở Việt Nam, luận án đề xuất
một số khuyến nghị nhằm phát huy trách nhiệm xã hội của người Công giáo
Việt Nam trong q trình gắn bó, đồng hành cùng dân tộc theo tinh thần Thư
chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận, tư tưởng, giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong
Học thuyết xã hội Công giáo.
- Làm rõ thực tiễn, quan điểm và biểu hiện trách nhiệm xã hội của người Công

giáo Việt Nam theo Giáo huấn của Giáo hội hoàn vũ, thể hiện trên một số
phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy trách nhiệm của người Cơng giáo
Việt Nam trong q trình gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần vào sự
phát triển bền vững đất nước.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tư tưởng trong giáo huấn về trách nhiệm xã hội
được trình bày trong Học thuyết xã hội Công giáo và biểu hiện trách nhiệm xã
hội của người Công giáo Việt Nam trên một số phương diện của đời sống xã
hội như kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu, Luận án nghiên cứu nguồn phát sinh, phát
triển và nội dung căn bản Học thuyết xã hội Công giáo. Rút ra những tư tưởng
chung nhất của giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong Học thuyết và biểu hiện
trách nhiệm xã hội của người Công giáo Việt Nam trên các phương diện:
chính trị, kinh tế, bác ái xã hội.
Về thời gian, Luận án nghiên cứu tư tưởng trách nhiệm xã hội trong
Học thuyết xã hội Công giáo, nhất là từ Công đồng Vatican II (1962-1965) và
trách nhiệm xã hội của Công giáo Việt Nam từ khi có thư chung của Hội đồng
Giám mục Việt Nam (1980) đến nay.
Về không gian: Luận án nghiên cứu tư tưởng trách nhiệm xã hội của
Giáo hội Công giáo Việt Nam theo Học thuyết xã hội Công giáo.


4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo; quan điểm, chính sách đổi
mới của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu
liên ngành và chuyên ngành như tơn giáo học, chính trị học kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu cụ thể, như lơgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp,
khái quát; nghiên cứu văn bản học và phương pháp chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
(phân loại và hệ thống hóa tài liệu) là phương pháp nghiên cứu quan trọng
nhất để thực hiện đề tài luận án. Với phương pháp nghiên cứu tài liệu, luận án
có thể khai thác được nguồn tài liệu phong phú ở từ phía giáo hội Cơng giáo
hồn vũ và Giáo hội Cơng giáo Việt Nam về những vấn đề liên quan đến đề
tài luận án. Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng vấn đề về
trách nhiệm xã hội trong Học thuyết xã hội Công giáo và của Giáo hội Cơng
giáo Việt Nam. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở
một mô hình lý thuyết để hiểu biết về trách nhiệm xã hội trong Học thuyết xã
hội Công giáo và Giáo hội Cơng giáo Việt Nam.
Mục đích của phương pháp này nhằm khai thác nguồn tư liệu từ các
văn kiện của Công giáo hồn vũ và Cơng giáo ở Việt Nam về trách nhiệm xã
hội, khảo cứu những nội dung cơ bản của nó. Trên cơ sở đó, hệ thống hóa
thành tập tư liệu, xây dựng luận cứ khoa học cho việc bổ sung, hoàn thiện
khung lý thuyết nghiên cứu, xây dựng hệ thống khái niệm công cụ cho đề tài
luận án, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài luận án.
Phương pháp lịch sử: Là phương pháp kết hợp giữa lịch đại và đồng
đại đi tìm hiểu lịch sử hình thành tư tưởng trách nhiệm xã hội trong Học


thuyết xã hội Công giáo; các quan điểm và biểu hiện trách nhiệm xã hội của
Giáo hội Công giáo Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia, nhà
khoa học, quản lý về cơng tác tơn giáo, tín ngưỡng, các vị chức sắc Công

giáo… sẽ giúp xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án một cách sâu sắc,
tồn diện hơn.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là một cơng trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn
diện, cập nhật những nội dung tư tưởng giáo huấn cơ bản về trách nhiệm xã
hội trong Học thuyết xã hội Cơng giáo và vai trị của nó đối với đường hướng
mục vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải
pháp, khuyến nghị nhằm phát huy trách nhiệm xã hội của người Công giáo
Việt Nam đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về trách
nhiệm xã hội của Giáo hội Cơng giáo Việt Nam nói chung, người Cơng giáo
nói riêng đối với đất nước, dân tộc - nơi họ đang sống, mục vụ theo tinh thần
của Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Sống Phúc âm giữa
lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Kết quả của đề tài góp
phần kiểm nghiệm, làm rõ hơn khung lý thuyết nghiên cứu về bổn phận, trách
nhiệm của người Công giáo trước thực tại xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp Giáo hội và xã hội hiểu biết
đúng đắn và sâu sắc hơn tư tưởng giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong Học
thuyết xã hội Công giáo; cung cấp cơ sở luận cứ khoa học làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với đạo Cơng giáo; góp phần phát huy


nguồn lực về trách nhiệm xã hội của Công giáo cho sự nghiệp phát triển bền
vững đất nước.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy Công giáo và Công giáo ở Việt Nam.

7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu
của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu.
Chương 2: Tư tưởng giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong Học
thuyết xã hội Cơng giáo.
Chương 3: Vai trị của tư tưởng giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong Học
thuyết xã hội Công giáo đối với Công giáo ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Dự báo xu hướng và khuyến nghị nâng cao trách nhiệm xã
hội của Công giáo ở Việt Nam


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tổng quan tư liệu
1.1.1.1. Tư liệu gốc
* Các tư liệu của Giáo hội hồn vũ
Kinh Thánh của đạo Cơng giáo (cũng như đạo Kitô), gồm hai phần
Cựu ước và Tân ước, được xem là Lời của Chúa (hay Thượng đế) là văn bản
quan trọng nhất. Kinh thánh soi dẫn đức tin Kitô giáo, mọi văn bản giáo
quyền khác đều phải quy thuộc về nó. Kinh thánh được xem là cơ sở thần học
xác định trách nhiệm xã hội của Giáo hội Cơng giáo cũng như của các tín hữu
Kitơ giáo. Trách nhiệm xã hội của con người được Thiên Chúa xác lập, trao
ban cho con người ngay trong cơng trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Thiên
Chúa tạo ra con người theo hình ảnh của Thiên Chúa và trao cho họ cai quản
thế gian do Ngài tạo dựng. Trách nhiệm ấy được Chúa Giêsu Kitô xác định rõ
trong giới răn “Mến Chúa, yêu Người” trở thành sứ mệnh thiêng liêng của

người Cơng giáo. Đó chính là cơ sở thần học để giáo hội xác định rõ trách
nhiệm xã hội của mình và của các Kitơ hữu. Chính vì vậy, Kinh thánh sẽ là
nguồn tài liệu gốc quan trọng để luận án thực hiện đề tài này.
Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, là cuốn sách lý giải cơ sở thần học
trong mọi hoạt động của người Cơng giáo, qua đó vấn đề trách nhiệm đối với
tha nhân, đối với Thiên Chúa được trực tiếp, hoặc gián tiếp khẳng định. Sách
Giáo lý Hội Thánh Công giáo cung cấp nguồn tài liệu gốc quan trọng khi
nghiên cứu trách nhiệm xã hội của người Công giáo.
Giáo luật của Công giáo (Bộ Giáo luật 1983), gồm 1.752 điều được
chia thành VII phần quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia hoạt
động xã hội của giáo dân, giáo sĩ và Giáo hội. Trong 10 điều răn Thiên Chúa,
có 7 điều quy định quan hệ đối với con người. Tám mối phúc thật của Giáo


hội, là thông điệp mà Giáo hội muốn răn dạy tín đồ về nghĩa vụ trong các
quan hệ với đồng đạo, đồng loại và chính mình.
Văn kiện của Cơng đồng Vatican II (1962-1965), gồm các Hiến chế, sắc
lệnh và tuyên ngơn, trong đó đặc biệt, Hiến chế Mục vụ về giáo hội trong thế
giới ngày nay còn gọi là hiến chế “Vui mừng và hy vọng”, là văn bản quan
trọng đề cập đến trách nhiệm xã hội của giáo hội cũng như của người Công
giáo trong thế giới ngày nay.
Thông điệp của các giáo hồng, từ thời giáo hồng Lêơ XIII (18781903), đến giáo hoàng Phanxico đương nhiệm hiện nay. Trong đó, đáng chú ý
có các Thơng điệp, như Thơng điệp Tân sự (Rerum Novarum) của Giáo hoàng
Lêo XIII (15-5-1891); Thông điệp Tứ thập niên (Quadragesimo anno), (15-51931); Thông điệp Thiên Chúa cứu chuộc (Divini redemptoris), (19-3-1937)
của Giáo hồng Piơ XI; Thơng Điệp hịa bình trên thế giới (Pacem in terris)
của giáo hồng Gioan XXIII (11/04/1963); Thơng điệp “Phát triển các dân
tộc” (Populorum progessio) của Giáo hồng Phaolơ VI (26/3/1967); Thông
điệp Quan tâm đến vấn đề xã hội (Sollicitudo Rei Socialis) của Giáo hồng
Gioan Phaolơ II (30/12/1987); Thơng điệp Ánh rạng ngời chân lý (Veritatis
Splendor) của Giáo hồng Gioan Phaolơ II (05/10/1993); Thông điệp Bác ái

trong chân lý (Caritas In Veritate) của Giáo hoàng Benedicto XVI
(07/7/2009). Đây là những văn bản thể hiện rõ quan điểm của giáo hội về
trách nhiệm xã hội của giáo hội và người Kitô hữu trong thế giới ngày nay.
Đây là nguồn tài liệu gốc chính để nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của
người Công giáo.
Bộ sưu tập Những văn bản của huấn quyền về Học thuyết xã hội Công
giáo của Hội đồng Giáo hồng về Cơng lý và Hịa bình (năm 2000), do
Nguyễn Quang Sách dịch, Diễn đàn giáo dân xuất bản, 2004. Cơng trình tập
hợp các thơng điệp, tơng thư của các Giáo hồng, văn kiện của Cơng đồng về
các vấn đề liên quan tới chính trị, kinh tế và văn hố. Đó là nguồn tài liệu gốc
quan trọng để nghiên cứu sinh thực hiện luận án này.


* Các tư liệu của giáo hội Công giáo Việt Nam
Nhóm tư liệu bao gồm các thư chung và các văn bản của giáo hội Cơng
giáo Việt Nam, trong đó đáng lưu ý có Thư chung 1980 của Hội đồng Giám
mục Việt Nam; thư chung 1992, 2001, Thư chung hậu Đại hội Dân chúa 2010,
… Đây là những văn bản thể hiện quan điểm của giáo hội Công giáo Việt
Nam về trách nhiệm xã hội theo quan điểm của Học thuyết xã hội Cơng giáo.
Đó là nguồn tư liệu quan trọng để luận án nghiên cứu trách nhiệm xã hội của
Giáo hội Cơng giáo Việt Nam.
1.1.1.2. Tài liệu tham khảo
Ngồi nguồn tài liệu gốc, luận án còn sử dụng các tài liệu tham khảo
thứ cấp. Đó là những cơng trình giới thiệu, phổ biến giáo huấn về trách nhiệm
xã hội trong Học thuyết xã hội Cơng giáo. Trong đó có các tác phẩm như:
Cuốn: Các thông điệp xã hội, do Denis Maugenest, Giám đốc Viện
Nghiên cứu xã hội thuộc Viện Đại học Công giáo Paris, biên soạn, giới thiệu,
chú giải các thơng điệp của các giáo hồng từ Giáo hồng Lêơ XIII đến giáo
hồng Gioan Phaolo II, xuất bản ở Paris, 1995. Trong đó, có 9 Thơng điệp,
như Thơng điệp Tân sự (1891) của giáo hoàng Leeo XIII; Tứ thập niên (1941)

của Giáo hồng Piơ XII; Hiền mẫu và tơn sư (1961); Hịa bình trên thế giới
(1963) của giáo hồng Gioan XXIII; Thông điệp Phát triển các dân tộc (1967)
của giáo hồng Phaolơ VI; Thơng điệp Đấng cứu chuộc con người (1979);
Thông điệp Lao động của con người (1981); Thông điệp quan tâm đến vấn đề
xã hội (1987) và thông điệp Bách Chu niên (1991) của giáo hồng Gioan
Phao lơ II, đã được tuyển chọn, biên soạn, chú giải và giới thiệu.
Cuốn Chương trình hành động xã hội, trong Tuyển tập những văn kiện
giáo quyền, in năm 2000 gom lại thành 10 chủ đề: 1. Bản chất Học thuyết xã
hội của Giáo hội; 2. Con người; 3. Gia đình; 4. Trật tự xã hội; 5. Vai trò của
nhà nước; 6. Vấn đề kinh tế; 7. Lao động và tiền lương; 8. Sự nghèo đói và
đức bác ái; 9. Mơi trường và 10. Cộng đồng thế giới.
Cuốn Tóm lược Học thuyết xã hội Cơng giáo của Hội đồng Giáo hồng
về Cơng lý và Hịa bình, in năm 2004. Tác phẩm này dựa trên cơ sở của bộ


sưu tập Những văn bản của huấn quyền về Học thuyết xã hội Cơng giáo năm
2000, trình bày một cách có hệ thống, cơ bản về Học thuyết xã hội Công giáo,
với 11 chương. Bốn chương đầu giới thiệu tổng quát, sau đó hệ thống những
vấn đề chuyên biệt: 1. về gia đình (chương 5); 2. Lao động (chương 6); 3.
Kinh tế (chương 7); 4. Cộng đồng chính trị (chương 8); 5. Cộng đồng quốc tế
(chương 9); 6. Môi sinh (chương 10); 7. Hịa bình (chương 11).
Cho đến nay nhiều thơng điệp của các giáo hồng và văn kiện của
Cơng đồng Vatican II đã và đang được dịch thuật, giới thiệu tại Việt Nam. Các
cơng trình đó đã cung cấp một nguồn tư liệu quan trọng liên quan đến đề tài
luận án.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.2.1.Các cơng trình nghiên cứu về Học thuyết xã hội Công giáo và
tư tưởng giáo huấn về trách nhiệm xã hội trong Học thuyết xã
hội Công giáo
Học thuyết xã hội Công giáo là hệ thống các quan điểm của Giáo hội

Công giáo về các vấn đề xã hội, là một vấn đề thuộc quyền giáo huấn của Tòa
Thánh. Do vậy, ngay từ khi ra đời Học thuyết đã giành được sự quan tâm đặc
biệt của Giáo hội và xã hội. Cho đến nay đã có nhiều cơng nghiên cứu về Học
thuyết xã hội Công giáo của giới nghiên cứu trong và ngồi Cơng giáo.
Cơng trình: Một cái nhìn mới về Học thuyết xã hội Công giáo
của Hervé Carrier, S.J., 1990, gồm hai quyển, Định Hướng tùng thư (2000).
Quyển I: Học thuyết xã hội của Giáo hội: Các nguồn phát sinh và ý nghĩa,
trên cơ sở xác định rõ “những gì là của học thuyết xã hội của Giáo hội và
những gì khơng phải của nó”, trong q trình hình thành của Học thuyết xã
hội Cơng giáo, tác giả tóm lược một số nội dung cơ bản như lao động, bảo vệ
hịa bình và liên đới trên thế giới, phát triển con người, ý thức xã hội, nhân
quyền, dấn thân vào các lĩnh vực xã hội,… Quyển II: giới thiệu những nội
dung chính yếu của 20 tơng huấn của các giáo hồng, gồm Lêơ XIII (4 tơng
huấn: 1878, 1881, 1885 và 1891), Piô XI (3 tông huấn: 1922, 1931 và 1937),
Piô XII (5 tông huấn: 1939, 1941, 1944 và 1946) Gioan XXIII (2 tông huấn:


1961, 1963), Văn kiện của Công đồng Vatican II (1962-1965); giáo hồng
Phaolơ VI (2 tơng huấn: 1967, 1971), Gioan Phaolơ II (4 tơng huấn: 1997,
1981, 1982 và 1987). Nhìn chung, cơng trình này cung cấp một nguồn tư liệu
quan trọng liên quan đến luận án.
Cuốn Một cái nhìn về giáo huấn xã hội Công giáo của Nguyễn Thái
Hợp, Nxb Phương Đông 2011, gồm ba phần: Phần một: Nguồn gốc và hình
thành; phần hai: Nguyên tắc nền tảng và phần ba: Vấn đề tiêu biểu, tác giả
tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của Giáo huấn như: 1. Chiều kích
văn hóa; 2. Cơng bằng xã hội; 3. Dấn thân phục vụ; 4. Đời sống chính trị; 5.
Phát triển tồn diện; 6. Lao động của con người; 7. Thị trường tự do; 8. Tồn
cầu hóa; 9. Vai trị của doanh nhân; 10. Đạo đức truyền thông; 11. Môi trường
sinh thái; 12. Chiến tranh và hịa bình. Như vậy, tác phẩm đã chỉ ra những nội
dung cơ bản của Học thuyết xã hội Cơng giáo, trong đó có vấn đề trách nhiệm

xã hội. Cơng trình đã cung cấp nguồn tư liệu quan trọng liên quan đến luận
án.
Tác phẩm Sự tiến triển của giáo huấn xã hội, của Rafael Maria Sanz de
Diego S.J. 2008, đã trình bày quá trình phát triển các quan điểm của Giáo hội
Công giáo về bốn lĩnh vực cơ bản như kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thể
hiện qua các tơng huấn của các giáo hồng.
Tác phẩm: Tiến trình hình thành học thuyết xã hội Công giáo của
Nguyễn Đức Tuyên, trên cơ sở giới thiệu nguyên tắc, cơ sở hình thành, phát
triển của Học thuyết xã hội Công giáo, tác giả nêu lên những nội dung cơ bản,
như vấn đề gia đình, lao động, đời sống kinh tế; cộng đồng chính trị; cộng
đồng quốc tế; bảo vệ mơi trường; hịa bình, học thuyết xã hội và hoạt động
của Giáo hội.
Bài Học thuyết xã hội Công giáo hôm nay và những di sản tư tưởng thần học của Công đồng Vatican II, trong sách Công giáo trong mắt tơi của
Đỗ Quang Hưng, điểm lại tiến trình phát triển của Học thuyết xã hội Công
giáo từ giáo hồng Lêơ XIII (1878-1093), đến giáo hồng Benedicto XVI


(2005-2013), tác giả cho rằng, “Giáo hội thông qua Học thuyết để xây dựng
một hệ thống các quan điểm của giáo hội về những vấn đề có tính chất căn
bản, chiến lược, đến những vấn đề có tính chất cụ thể và bao quát của khu
vực, của nhân loại; để giải quyết vấn đề quan trọng là vị thế của giáo hội
Công giáo trong thế giới hôm nay” [104, tr.585].
Về tư tưởng trách nhiệm xã hội, một số cơng trình bàn riêng về những
lĩnh vực cụ thể, như về chính trị có tác phẩm của Tấn Cường: Học thuyết xã
hội của Giáo hội: trong lãnh vực chính trị, Conggiao. Info, 19/7/2016. Tác giả
đã trình bày quá trình phát triển quan điểm về chính trị qua các tơng huấn của
các giáo hồng như Lêơ XIII, Bênêdictơ XV, Piơ XI, Piơ XII, Gioan XXIII,
Công Đồng Vatican II, Gioan Phaolô II, Bênêdictô XVI. Trên cơ sở trình bày
những nguyên tắc luân lý về hoạt động chính trị cũng như mối tương quan
giữa Giáo hội với chính quyền; vai trị của các thành phần trong Giáo hội với

hoạt động chính trị; người tín hữu với hoạt động chính trị; mối liên lạc giữa
những nhà lãnh đạo Giáo hội với những cơ quan lãnh đạo quốc gia. Đây là
cơng trình nghiên cứu có tính chun biệt, trong đó tác giả dành thời lượng
khá lớn để luận giải sự cần thiết phải dấn thân của người tín hữu vào sinh hoạt
chính trị, cũng như việc vâng phục nhà cầm quyền của mọi cơng dân. Đó
được xem là biểu hiện cao nhất về trách nhiệm chính trị của người Công giáo.
Nguyễn Thái Hợp: Tương quan giữa Giáo hội và Nhà nước tại Việt Nam,
Bản tin Hiệp thông, số 75 (tháng 3&4 năm 2013), cho rằng với quan điểm
“mở cửa ra thế giới”, Giáo hội sẵn sàng đối thoại và thích nghi với sự vận
động và phát triển của các thể chế chính trị và mơ hình nhà nước thế tục trên
thế giới hiện nay; bàn về sự chuyển biến về nhận thức của người Công giáo về
vấn đề chính trị ở nước ta trong các giai đoạn lịch sử, trước và sau Thư chung
1980; sự cần thiết phải đối thoại và hợp tác chân thành giữa Giáo hội và nhà
nước trong tiến trình phát triển của dân tộc.


Nguyễn Văn Khảm: Quan điểm Công giáo về trách nhiệm của Giáo hội
trước những vấn đề xã hội, trang conggiao.info (1/2015), trình bày cơ sở thần
học quy định trách nhiệm của Giáo hội trước các vấn đề xã hội; mối tương
quan giữa giáo hội và chính quyền; trách nhiệm của người Cơng giáo đối với
các vấn đề chính trị xã hội của đất nước.
Bùi Văn Đọc: Xây dựng xã hội công bằng theo Học thuyết xã hội Công
giáo, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Công bằng xã hội, trách nhiệm Xã
hội và đoàn kết xã hội” do viện Triết học tổ chức tại Hà Nội (15-16 tháng 10
năm 2007). Theo đó, trách nhiệm xã hội là tất cả mọi người phải tham gia, tuỳ
theo địa vị và vai trị của mình, để mưu cầu cơng ích. Bổn phận này gắn với
phẩm giá con người. Con người tham gia bằng cách làm trịn trách nhiệm cá
nhân của mình, góp phần mưu cầu lợi ích cho tha nhân và xã hội. Cơng dân
phải tích cực tham gia càng nhiều càng tốt vào đời sống xã hội, tuỳ từng điều
kiện cụ thể; mọi công dân, không phân biệt ai, tham gia tích cực vào đời sống

của cộng đồng chính trị; thiết lập nền tảng pháp lý cho cộng đồng, cũng như
việc điều hành quốc gia. Khuyến khích những người quan tâm lo việc nước và
vì cơng ích, lãnh lấy trách nhiệm để phục vụ con người. Bổn phận của công
dân là phải ni dưỡng lịng u q hương, với một tâm hồn đại lượng và
trung kiên mà khơng hẹp hịi. Các nhà cầm quyền có bổn phận củng cố các
giá trị đem lại sự tín nhiệm nơi các thành viên trong cộng đồng và khuyến
khích họ tham gia phục vụ đồng bào.
Tác phẩm: Tính thời sự của thơng điệp Hịa bình trên thế giới (Pacam
In terris), Thời sự Thần học, số 60, 5/2013 của Mario Toso, Tổng thư ký Hội
đồng Tòa thánh về Cơng lý và Hịa bình, đã nêu bật 6 điểm thời sự của thông
điệp này: 1. Những dấu chỉ thời đại; 2. Những quyền lợi và nghĩa vụ của con
người; 3. Quốc gia, xã hội và dân chủ; 4. Cơng ích và chính quyền; 5. Cơng
ích hồn cầu và quyền bính hồn vũ; 6. Hình thù của chính quyền quốc tế,
trong đó đề cập đến trách nhiệm xã hội của giáo hội trong xã hội hiện đại.


Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu, giới thiệu hay tài liệu học
tập về Học thuyết xã hội Cơng giáo như cuốn: “Tốt yếu học thuyết xã hội
Cơng giáo”, 2 tập (2004); Học thuyết xã hội Công giáo, tủ sách Muối Đất,
Định hướng Tùng thư; Học thuyết xã hội Cơng giáo, giáo trình chính thức của
Tịa Thánh (nhà xuất bản Tơn giáo, Hà Nội, 2010).
Nhìn chung, các cơng trình trên đã giới thiệu những nội dung cơ bản
của học thuyết xã hội Cơng giáo. Các cơng trình đó phần nào đề cập tới
những vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội trong Học thuyết xã hội Công
giáo. Đó là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên
cứu tư tưởng giáo trách nhiệm xã hội trong Học thuyết xã hội Công giáo.
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của Công
giáo ở Việt Nam
Trách nhiệm xã hội của Công giáo ở Việt Nam là vấn đề thu hút được
sự quan tâm đặc biệt của cả giới Công giáo lẫn các nhà khoa học. Trong đó

trách nhiệm xã hội của người Công giáo được nghiên cứu theo hai giai đoạn
cụ thể: Thứ nhất, giai đoạn trước 1980, chủ yếu bàn về trách nhiệm chính trị
của người Cơng giáo thể hiện trong mối quan hệ Thiên Chúa và Tổ quốc,
Công giáo và dân tộc; Thứ hai, từ năm 1980 đến nay, trách nhiệm trên tất cả
các mặt đời sống xã hội, gắn với việc thực hiện đường hướng đồng hành cùng
dân tộc của người Công giáo Việt Nam theo tinh thần thư chung 1980.
- Vấn đề thứ nhất, đã được hầu hết các cơng trình nghiên cứu về lịch sử
truyền giáo ở Việt Nam, đề cập tới. Trong đó có các cơng trình như:
“Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam” (Quê Hương,
Hoa Kỳ, 1998) của Cao Huy Thuần. Dựa vào nguồn tư liệu được khai thác
trong các văn khố của Pháp, tác giả đã phân tích làm rõ, chỉ ra mối quan hệ
giữa các nhà truyền giáo và chủ nghĩa thực dân trong quá trình xâm lược và
đơ hộ nước ta trong giai đoạn 1857-1914. Phân tích chỉ rõ vai trò của các giáo
sĩ thừa sai, như linh mục Húc, giám mục P. Pellerin, linh mục Legrand de la
Liraye, đặc biệt là giám mục Puginier trong việc “tham mưu” cho thực dân


Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam. Tác giả kết luận: “viết lịch sử Pháp xâm
lược Việt Nam mà khơng nhấn mạnh đúng mức vai trị của các kẻ truyền đạo
là khơng viết gì cả, vì vấn đề thuộc địa và vấn đề tôn giáo gắn chặt vào nhau,
không thể tách rời ra” [138, tr.501].
Tác phẩm, “Thập giá và lưỡi gươm” (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 1988)
của linh mục Trần Tam Tỉnh đã đề cập đến những vấn đề lớn, cơ bản và phức
tạp của Công giáo ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến năm 1975, như mối quan
hệ giữa truyền giáo và chủ nghĩa thực dân; chế độ phong kiến trong Giáo hội;
Công giáo trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh với giám mục Lê
Hữu Từ; cuộc di cư năm 1954; Công giáo dưới chế độ Sài Gòn và với vấn đề
chiến tranh ở Niềm Nam; phong trào yêu nước của người Công giáo; Công
giáo ở miền Bắc; Công giáo miền Nam trước và sau ngày giải phóng miền
Nam. Qua đó, cho thấy từ thế kỷ XVIII đến năm 1975, Công giáo ở Việt Nam

xuất hiện hai thái cực đối lập nhau về trách nhiệm xã hội: Một bộ phận giáo
sĩ, giáo dân cấu kết với thực dân, không đồng hành cùng dân tộc, gọi là “dịng
đục”; bộ phận cùng với tồn dân kháng chiến chống xâm lược là “dòng
trong”. Tuy nhiên, tác phẩm cũng cho thấy: trách nhiệm với dân tộc là mạch
nguồn xuyên suốt trong tiềm thức của người Việt Nam theo Công giáo. Từ đó
tác giả kết luận về trách nhiệm của Giáo hội Công giáo Việt Nam: “Muốn thật
sự là Việt Nam, Giáo hội cần cởi bỏ hết những biểu thức tơn giáo và văn hóa
phát xuất từ não trạng ngoại lai và Tây phương, sáng tạo ra một nền thần học
riêng của mình căn cứ trên cuộc sống và văn hóa dân tộc và đồng thời, canh
tân theo tinh thần Vatican II, hầu có thể đưa chứng từ về một Đấng Kitơ giải
phóng và hịa giải” [139, tr.253].
Cuốn “Những hoạt động đội lốt Thiên Chúa giáo trong thời kỳ kháng
chiến (1945-1954)” của Quang Toàn và Nguyễn Hoài (Nxb Khoa học, Hà
Nội, 1965). Cuốn sách này gồm bốn phần, phân tích về quan điểm chống
cộng của các phần tử phản động; các tổ chức vũ trang, hội đoàn; những hoạt
động phá hoại kháng chiến và cấu kết với địch; những vụ bạo động ở tỉnh


Thái Bình như ở Phương Xá, Phương Liên, Đơng Quan (1950-1952); Cao
Mại, Kiến Xương (1950), Quỳnh Lang, Quỳnh Lâm, Quỳnh Côi (1950); Thân
Thượng, Kiến Xương (1950-1953) [140, tr.100-130]. Nhận xét về chính sách
chống cộng của các phần tử lợi dụng Cơng giáo, các tác giả viết: “Thực chất
của chính sách chống cộng khơng có gì khác ngồi sự xun tạc, cơng kích
những người u nước, thủ tiêu những quyền tự do dân chủ, chia rẽ đồng bào
lương, giáo và phá hoại công cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam” [140,
tr.38]. Tác phẩm đã dóng lên hồi chng cảnh tỉnh đối với cả Giáo hội và
chính quyền về những âm mưu lợi dụng Công giáo chia rẽ lương, giáo, phá
hoại tình thần đồn kết dân tộc; đồng thời kêu gọi tinh thần trách nhiệm của
mọi người dân Việt Nam đoàn kết, đẩy lùi chiến tranh xâm lược, thống nhất
Tổ quốc.

“Một số vấn đề lịch sử đạo Thiên Chúa trong lịch sử dân tộc Việt
Nam”, Kỷ yếu hội thảo do Viện Khoa học xã hội và Ban Tôn giáo thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức tháng 3/1988. Tập kỷ yếu bao gồm nhiều bài viết của
các nhà khoa học và các linh mục, tu sĩ Công giáo nhằm đánh giá về mối quan
hệ giữa đạo Công giáo và chủ nghĩa thực dân trong lịch sử dân tộc, nhất là
chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn. Nhận xét kết luận hội thảo, giáo sư
Phạm Như Cương viết: “Về mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân với công
cuộc truyền giáo ở nhiều nơi và ở Việt Nam hầu như ai cũng đã khẳng định
khơng cần bàn cãi nữa. Sự dính líu chặt chẽ giữa quá trình truyền giáo vào
Việt Nam với quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta là sự thật lịch sử đã
được trình bày q rõ ràng. Đó cũng là một hiện tượng có tính thời đại, tính
quốc tế” [161, tr.271].
“Vấn đề phong thánh tử đạo và lịch sử dân tộc”, Kỷ yếu hội thảo do Ủy
ban Khoa học xã hội Việt Nam và Ban Tôn giáo tổ chức năm 1988, bao gồm
20 bài viết của các nhà khoa học và các linh mục, tu sĩ nhằm làm rõ mối quan
hệ giữa truyền giáo và chủ nghĩa thực dân, khẳng định chính sách cấm đạo
của các vương triều phong kiến Việt Nam, nhất là nhà Nguyễn có những mặt
hợp lý nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, độc lập dân tộc. Ý nghĩa tốt đẹp của


việc phong thánh của Giáo hội đối với giáo dân, song đã bị các thế lực thù
địch lợi dụng chính trị hóa vấn đề để chống phá cách mạng nước ta. Nhiều bài
viết nhấn mạnh thực tiễn trách nhiệm của người Công giáo đối với hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống mỹ, thể hiện trách nhiệm xã hội trên các
phương diện kinh tế, văn hóa, y tế, từ thiện xã hội, cung cấp nhân lực, vật
lực... phục vụ kháng chiến. Vì vậy, phát biểu kết luận hội thảo, giáo sư Phạm
Như Cương khẳng định: mối quan hệ gắn bó “tội lỗi” giữa chính quyền thực
dân với Giáo hội Cơng giáo “đã làm cho người Công giáo Việt Nam rơi vào
thế bị kẹt giữa phần sống đạo và phần sống đời, giữa bổn phận làm người con
của Chúa và nghĩa vụ cơng dân, vì chính quyền thực dân và các đấng bậc của

Giáo hội dùng thủ đoạn vật chất và tinh thần, đã dùng sức mạnh của thế
quyền và thần quyền xô đẩy cộng đồng giáo dân đứng vào vị trí chống lại
cuộc đấu tranh của dân tộc hoặc chí ít cũng đứng ngồi khơng tham gia” [161,
tr.216]. Đây là cuộc hội thảo giá trị đối với cả Công giáo và dân tộc. Những
bài tham luận đã mang đến nhiều luận cứ khoa học quan trọng, khẳng định
tính nhất quán của tinh thần dân tộc trong tâm thức mỗi người Cơng giáo Việt
Nam. Chỉ trong những hồn cảnh lịch sử nhất định, một số giáo dân và giáo sĩ
đã quên đi nhiệm vụ của dân tộc, tiếp tay cho các thế lực xâm lược, đó là “sự
gắn bó tội lỗi”. Đồng thời, một lần nữa khẳng định đường hướng “đồng hành
cùng dân tộc”, được Giáo hội Công giáo xác quyết trong Thư chung 1980 là
sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, cổ vũ giáo sĩ, giáo dân dấn thân đầy trách
nhiệm trên đường đồng hành cùng dân tộc.
Cuốn “Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam” (1991) của
Đỗ Quang Hưng, đã làm rõ mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo với chủ
nghĩa thực dân ở Việt Nam và vụ phong thánh năm 1988 đã bị chính trị hóa
lợi dụng. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam nổi
lên vấn đề lớn: Công giáo xung đột với dân tộc chủ yếu do dính líu đến chủ
nghĩa thực dân, người Công giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trách
nhiệm của người Công giáo đối với dân tộc là quy luật tất yếu, vấn đề này


được Đỗ Quang Hưng tiếp tục nghiên cứu: trong cuốn “Một trang sử mới”
(2010), tác giả đã phân tích khách quan, khoa học bối cảnh đất nước và Giáo
hội trong giai đoạn 1975, từ đó khẳng định trách nhiệm của người Công giáo,
trước hết là linh mục, giám mục để đưa Giáo hội đồng hành cùng dân tộc; tác
giả đánh giá cao vai trị của Phaolơ Nguyễn Văn Bình, xem ông là “nhân vật
của những thời điểm lịch sử”, người thực sự sáng suốt, đầy tinh thần trách
nhiệm với Giáo hội và dân tộc.
Tác phẩm: “Hiểu biết về Công giáo ở Việt Nam” (2005) của Phạm Thế
Hưng, đã trình bày về lịch sử Công giáo ở Việt Nam với những nội dung cơ

bản như quá trình truyền giáo, phát triển đạo; sự cấu kết giữa các thừa sai với
thực dân Pháp trong quá trình xâm lược Việt Nam; sự cấu kết giữa các thừa
sai với chủ nghĩa thực dân Pháp trong q trình đơ hộ Việt Nam và Cơng giáo
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Qua đó cho thấy, trong mọi thời đoạn lịch
sử, dù có thực dân đơ hộ, chiến tranh xâm lược hay hịa bình thống nhất,
người Cơng giáo vẫn đề cao tinh thần bác ái, trách nhiệm cộng đồng, với quê
hương, đất nước.
“Linh mục Phạm Bá Trực và đường hướng Công giáo đồng hành cùng
dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)”, (Nxb
Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2011), do Viện Tôn giáo tổ chức. Kỷ yếu gồm hai
phần với 19 bài tham luận, đã phân tích, đánh giá về thân thế, sự nghiệp, vị
trí, vai trị của linh mục Phạm Bá Trực trong phong trào yêu nước của người
Công giáo và đường hướng đồng hành cùng dân tộc của người Công giáo Việt
Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nhận xét về linh mục Phạm Bá
Trực, Đỗ Quang Hưng viết: “Linh mục Phạm Bá Trực là một nhân vật tiêu
biểu nhất cho khuynh hướng xóa bỏ mọi mặc cảm của quá khứ, kiên quyết đi
với cách mạng và kháng chiến, tìm lại vị trí chỗ đứng của tơn giáo mình trong
cộng đồng dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát, đường hướng:
Kính Chúa, yêu nước” [43, tr.187].


- Vấn đề thứ hai: Trách nhiệm của người Công giáo trên mọi mặt đời
sống xã hội thể hiện qua đường hướng Công giáo đồng hành cùng dân tộc,
thời gian gần đây đã thu hút được nhiều nhà khoa học tham gia. Đã có nhiều
bài viết hoặc các cuộc hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá phong trào yêu
nước của người Công giáo Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại.
“30 năm Thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam” (Nxb Tôn giáo Hà
Nội 2010), kỷ yếu hội thảo do Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam tổ chức, đã thu hút nhiều tác giả tham gia nhằm nhìn

nhận, đánh giá nội dung, ý nghĩa, vai trò của đường hướng “sống Phúc âm
giữa lòng dân tộc” và ảnh hưởng của Thư chung 1980 của Hội đồng Giám
mục Việt Nam đối với phong trào yêu nước của người Công giáo trong thời
kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đánh giá về Thư chung 1980, linh mục
Nguyễn Công Danh viết: “Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt
Nam với tinh thần Giáo hội Chúa Kitơ ở giữa dân của mình cũng đồng nghĩa
với “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” và nhấn mạnh đến vai trò chứng tá
của người giáo dân giữa xã hội để xã hội nhìn nhận rằng: “Người Cơng giáo
tốt cũng chính là người cơng dân tốt”. Đường hướng này đã đem lại cho Giáo
hội Việt Nam một trang sử mới, tạo ra bầu khơng khí sống động có thể hàn
gắn được những vết thương trong quá khứ để lại. Đây là cơ hội, và là điều
kiện để người Công giáo Việt Nam tiếp tục dấn thân phục vụ đất nước và
Giáo hội trong giai đoạn mới. Gắn bó đồng hành cùng dân tộc của người
Công giáo càng được khẳng định vị thế của mình: “Tổ quốc khơng của riêng
ai, tương lai đất nước phụ thuộc vào hành động yêu nước của mỗi người Việt
Nam hòa hợp trong khối đại đồn kết tồn dân tộc” [42, tr.8-9].
“Từ Cơng đồng Vatican II đến thư chung 1980”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội
2005. Đánh giá về Công đồng Vatican II (1962-1965) và Thư chung 1980 của
Hội đồng Giám mục Việt Nam và việc ứng dụng trong thực tế đời sống đạo
của người Cơng giáo Việt Nam, linh mục Nguyễn Tấn Khóa khẳng định:
“Những văn kiện của Công đồng chung Vatican II và bức Thư chung 1980
là những


×