Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ NIN đề TÀI hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.81 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN

ĐỀ TÀI: Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động
của hội nhập kinh tế quốc tế đến Việt Nam

Họ và tên : Đỗ Thu Huyền
MSV: 11212674
Lớp chuyên ngành : Quản trị Marketing CLC 63E

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………3
NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ……………..
1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế…………………………………
2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế………………
3. Nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế………………………
II.THỰC TIỄN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM…..
1. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở cửa đến nay
2. Những thành tựu và thách thức Việt Nam đang phải đối mặt…………..
III.TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA VIỆT NAM…………………………………………………..
1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của
Việt Nam…………………………………………………………………
2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của
Việt Nam…………………………………………………………………


IV.KẾT LUẬN……………………………………………………………….
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...


LỜI MỞ ĐẦU
Sau cuộc Cách mạng Khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ
XX, trên thế giới đã diễn ra xu hướng tồn cầu hóa. Đến tận ngày nay, khi đã
bước chân sang thế kỉ XXI, xu thế này vẫn khơng dừng lại mà có dấu hiệu
phát triển và nhảy vọt hơn nữa. Hội nhập kinh tế quốc tế ra đời như một hệ
quả tất yếu của xu hướng tồn cầu hóa. Đây là cơ hội để các nước đang và
kém phát triển tận dụng thời cơ ngàn vàng phát triển kinh tế, xóa nhịa
khoảng cách với các nước phát triển, nắm bắt các thành tựu về khoa học
công nghệ. Đứng trước bối cảnh thời đại, Việt Nam cũng đã nắm lấy cơ hội,
tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế - xã
hội
Tuy nhiên, cũng như con dao hai lưỡi, hội nhập kinh tế quốc tế có những lợi
ích tích cực nhưng cũng có những mặt trái bất lợi không dễ dàng vượt qua.
Vậy, Việt Nam làm gì trước những cơ hội và thách thức đó ? Câu hỏi mang
tính tồn cầu này làm em băn khoăn và là động lực giúp em tìm hiểu đề tài:
“ Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến Việt Nam”.
Thơng qua việc đọc giáo trình và tìm hiểu kiến thức trên Internet, bài tiểu
luận của em sẽ truyền tải những tri thức mà em học tập và tìm hiểu được về
đề tài lần này. Tuy vậy, trong q trình học hỏi em khơng tránh khỏi những
sai lầm và thiếu sót, kính mong thầy cơ giúp em góp ý sửa đổi để bài làm của
em được hồn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy cơ !


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là q trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới trên nền tảng của
sự chia sẻ lợi ích và tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế
2. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:
2.1 Xu thế khách quan trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế
Tồn cầu hóa là xu hướng các nước ngày càng gắn kết và có sự phụ thuộc
lẫn nhau trên quy mơ tồn cầu
Tồn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và ở các phương diện quan trọng khác
nhau như: kinh tế,văn hóa, xã hội, chính trị,.. Tồn cầu hóa kinh tế là xu
hướng nổi bật nhất, vừa là trung tâm, tạo nền tảng phát triển và là động lực
góp phần thúc đẩy tồn cầu hóa ở các phương diện khác.
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế của các nước dần trở nên gắn kết và không
thể tách rời với nền kinh tế thế giới. Các yếu tố sản xuất được lưu thơng
trong phạm vi tồn cầu, nếu khơng hội nhập kinh tế quốc tế, điều kiện sản
xuất cần thiết của các nước trên thế giới sẽ không được đảm bảo. Hội nhập
kinh tế quốc tế là cách tốt nhất để các quốc gia giải quyết các vấn đề mang
tính tồn cầu và cũng để áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ cao, để
phát triển và vươn xa hơn nữa trong tương lai
2.2 Là cách phát triển nổi trội và phổ biến, nhất là đối với các nước
đang và kém phát triển ngày nay
Đây là cơ hội giúp các nước đang và kém phát triển nắm bắt và sử
dụng các nguồn lực bên ngoài như thành quả của các cuộc cách mạng cơng
nghiệp, các nguồn tài chính cũng như kinh nghiệm từ các nước đi trước.
Nhờ hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang và kém phát triển có thể
tận dụng cơ hội để phát triển và rút ngắn khoảng cách với các nước phát
triển trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ trở nên tụt hậu.


Hội nhập kinh tế quốc tế cũng giúp mở cửa thị trường, thu hút các

nguồn vốn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơng ăn việc
làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho các tầng lớp dân cư
3. Nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế:
3.1 Các nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyên tắc không phân biệt đối xử: nghĩa là cần đảm bảo sự bình
đẳng, cơng bằng giữa các nước thành viên cũng như trong thị trường của
từng quốc gia. Nguyên tắc này được thể hiện rõ ràng qua hai định chế: quy
chế đối xử tối huệ quốc (MFN), là tất cả hàng hóa, dịch vụ, cơng ty của các
quốc gia đối tác đều được hướng tới một chính sách chung bình đẳng; quy
chế đối xử quốc gia (NT) tức là khơng có sự phân biệt đối xử với các hàng
hóa, dịch vụ, cơng ty của nước đó với các nước khác trên thị trường nội địa
Nguyên tắc tiếp cận thị trường: mục đích tạo ra một môi trường
thương mại mà bất cứ thành viên nào cũng có thể tiếp cận. Nguyên tắc này
được thể hiện nổi bật qua hai khía cạnh:
+ Các nước thành viên mở cửa thị trường cho nhau bằng cách cắt
giảm từng bước, tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan,
tạo cơ hội và động lực cho thương mại phát triển
+ Các chính sách, luật lệ thương mại phải được công khai công bố
một cách minh bạch và kịp thời, xây dựng một mơi trường thương
mại có tính dự đốn cao
Ngun tắc cạnh tranh cơng bằng: u cầu các quốc gia chỉ được phép
sử dụng thuế quan là công cụ duy nhất để bảo hộ thương mại: các biện pháp
phi thuế như giấy phép, quota, hạn chế số lượng nhập khẩu,.. đều được coi
là làm “méo mó thương mại” và không được phép sử dụng. Các biểu thuế
phải được giảm dần trong thời gian hội nhập tùy thuộc vào thời gian thỏa
thuận của mỗi tổ chức hợp tác kinh tế khu vực, liên khu vực hoặc liên châu
lục
Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần
thiết: khi một ngành sản xuất của một quốc gia thành viên bị hàng nhập
khẩu đe dọa thái quá hoặc bị phân biệt đối xử gây tổn thất thì nước đó có

quyền từ chối một nghĩa vụ nào đó, hoặc có những hành động cấp thiết, đều


được các nước thành viên khác thừa nhận để bảo vệ sản xuất và thị trường
nội địa
3.2. Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế:
3.2.1.Hợp tác kinh tế song phương:
Loại hình đầu tiên được nhắc đến khi nền kinh tế của một quốc gia hội
nhập với nền kinh tế quốc gia khác là hợp tác kinh tế song phương. Hợp tác
kinh tế song phương có thể tồn tại dưới hình thức hiệp định, hiệp định kinh
tế, thương mại, đầu tư hoặc tránh đánh thuế hai lần, các hiệp định thương
mại tự do song phương (FTA). Loại hình hội nhập này thường hình thành từ
rất sớm do mỗi quốc gia đều có chính sách hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.2.Hội nhập kinh tế khu vực:
Xu thế này bắt đầu từ giữa thế kỉ XX và phát triển cho đến ngày nay.
Khái niệm và sự phân loại của các loại hình hội nhập kinh tế khu vực có sự
thay đổi theo sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế khu
vực được phân thành các cấp độ từ thấp đến cao là: khu vực Mậu dịch tự do
(FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM), Liên minh kinh
tế và tiền tệ (EMU)
- Khu vực mậu dịch tự do (FTA): là liên kết kinh tế giữa hai hoặc
nhiêu nước với mục đích tự do hóa trao đổi bn bán một số loại
mặt hàng, từ đó thành lập nên một thị trường thống nhất giữa các
quốc gia, nhưng mỗi nước thành viên vẫn thi hành chính sách thuế
quan độc lập với các quốc gia không nằm trong khu vực này
- Liên minh Hải quan (CU): là liên kết kinh tế trong đó các thành
viên cùng nhau thỏa thuận cắt bỏ thuế quan trong quan hệ thương
mại nội bộ, sau đó thiết lập một biểu thuế quan chung giữa các nước
thành viên và phần còn lại của thế giới. CU được nhận xét có tính tổ
chức và thống nhất cao hơn FTA

- Thị trường chung (CM): được đánh giá là liên kết kinh tế có mức
độ hội nhập cao hơn CU. Ở liên kết kinh tế này, các quốc gia thành
viên ngoài việc được tự do di chuyển hàng hóa cịn cho phép tự do di
chuyển tư bản và sức lao động giữa nội bộ liên kết với nhau


- Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU): Các nước tham gia liên kết
kinh tế khu vực, muốn đạt đến cấp độ liên minh kinh tế và tiền tệ,
cần có 2 giai đoạn phát triển là liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ
+ Liên minh kinh tế được đánh giá có cấp độ liên kết cao hơn thị
trường chung, minh chứng là: ngoài yếu tố tự do di chuyển hàng
hóa, tư bản, sức lao động cịn mở rộng thêm yếu tố tự do dịch
chuyển dịch vụ giữa các nước thành viên với nhau
+ Liên minh tiền tệ là liên kết kinh tế trong đó các nước thành
viên phải phối hợp các chính sách tiền tệ với nhau, cùng thực
hiện một chính sách tiền tệ thống nhất và sử dụng chung một đơn
vị tiền
3.2. Đặc điểm của hội nhập kinh tế quốc tế
– Là một hình thức phát triển tất yếu và cao nhất của phân công lao
động quốc tế
– Là sự tham gia tự nguyện của mỗi quốc gia thành viên trên cơ sở
những điều khoản đã thỏa thuận trong hiệp định
– Là sự phối hợp mang tính chất quốc gia giữa các nhà nước độc lập
có chủ quyền
– Là giải pháp trung hòa cho hai xu hướng tự do hóa thương mại và
bảo hộ thương mại
– Là bước quá độ để thúc đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng tồn cầu
hóa góp phần giảm bớt những cuộc xung đột cục bộ, giữ gìn hịa bình,
ổn định trong khu vực và trên thế giới



CHƯƠNG II
THỰC TIỄN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
1. Những thành tựu của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam:
Từ một nước kém phát triển từng bị bao vây và cấm vận, nhờ
hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã xoa dịu sự căng thẳng và bình thường
hóa quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, tiến đến thiết lập quan hệ và
kí kết các thỏa thuận hợp tác ở các cấp độ khác nhau, từ song phương, khu
vực cho đến đa phương.
Sau 30 năm không ngừng đổi mới và đặc biệt kể từ khi thực
hiện Cương lĩnh 1991, Việt Nam đã tham gia các tổ chức kinh tế thế giới và
khu vực chủ chốt như WTO, APEC, ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao
trên 70 vùng lãnh thổ và 160 quốc gia, mở rộng quan hệ thương mại, xuất
khẩu hàng hóa tới hơn 230 thị trường và kí kết trên 90 hiệp định thương
mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
 Hội nhập kinh tế quốc tế đã gia tăng sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Nền
kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại và đổi mới mơ hình tăng
trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân
lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư nhiều hơn và
ngày càng phát triển . Môi trường đầu tư kinh doanh được nâng cao,
minh bạch, bình đẳng hơn, năng lực và khả năng cạnh tranh của nền kinh
tế được nâng lên.
Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế nhận xét là một trong những
nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực cũng như trên thế
giới và có triển vọng phát triển hơn nữa trong tương lai . Quy mô
kinh tế Việt Nam năm 2019 dự báo đạt 5,5 triệu tỷ đồng, tương
đương 240,5 tỷ USD, gấp trên 1,3 lần so với năm 2015, hiện đứng
thứ 44 trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 theo sức mua
tương đương.
 Hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh đến tăng trưởng, góp phần thúc đẩy

phát triển KT-XH. GDP bình qn đầu người tăng từ 2.109 USD (năm
2015) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650 USD theo sức mua
tương đương. Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm 2007,


tăng trưởng GDP đạt 8,46% (mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó).
Năm 2022, khi Việt Nam tiến vào bình thường mới sau dịch bệnh Covid19, trở lại hội nhập thì GDP q I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với
cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và
3,66% của quý I năm 2020


Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc
tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập
khẩu (XNK), mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia
xuất nhập khẩu . Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế
toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD,
gấp gần 2 lần GDP. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã
chuyển sang cân bằng xuất nhập khẩu, thậm chí là xuất siêu.

Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Là thành viên của WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác
công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng
và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất
lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ...
 Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn góp phần đưa Việt Nam trở thành một
đối tượng quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền
kinh tế hàng đầu thế giới; đồng thời, tạo động lực mới và cả “sức ép” mới
để thúc đẩy mạnh mẽ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền

kinh tế. Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong
nước được cải cách theo hướng ngày càng phù hợp với các cam kết tiêu
chuẩn cao trong các FTA
 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển đánh giá, Việt Nam
nằm trong 12 quốc gia thành công nhất về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi (FDI). Hiện nay, có gần 26.000 doanh nghiệp (DN) FDI đang
hoạt động ở Việt Nam, với số vốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD đến từ
gần 130 quốc gia và đối tác. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm 25% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội.
2. Những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam:


Tuy phát triển và đạt được nhiều thành tựu, hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam cũng gặp không ít các thách thức:
- Chính sách, pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế còn thiếu và chưa
đồng bộ. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế chưa nghiêm và
quyết liệt. Trình độ năng lực điều hành, quản lý kinh tế của DN trong
nước cịn yếu kém. Hạn chế đó tác động tiêu cực tới việc làm tăng
nguồn lực cho phát triển KT-XH đất nước.
- Chiến lược chưa toàn diện, dẫn đến chưa tận dụng được hết lợi ích
của hội nhập kinh tế quốc tế trong thực hiện các mục tiêu phát triển
KT-XH đất nước. Trong một số trường hợp, hội nhập kinh tế quốc tế
còn bị động, chưa phù hợp với thực trạng phát triển đất nước, chưa
phát huy được đầy đủ các hiệu quả và lợi ích của hội nhập mang lại.
- Trong nền kinh tế còn tồn tại một số hạn chế nội tại như: Cân đối vĩ
mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc; Môi trường
đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh chậm được cải thiện; Thủ
tục hành chính cịn nhiều vướng mắc; Tình hình sản xuất, kinh

doanh cịn nhiều khó khăn; Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng
hoạt động lớn; Năng lực tài chính, quản trị của phần lớn doanh
nghiệp trong nước còn hạn chế…
- Gia tăng nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc: hội nhập kinh tế quốc tế
khiến nước ta chịu trực tiếp sức ép từ Trung Quốc, chịu ảnh hưởng
về chiến lược, tăng sự lệ thuộc về kinh tế. Cụ thể, Trung Quốc nỗ lực
dẫn dắt thông quá các sáng kiến OBOR,AIIB,RCEP, nhằm gắn sự
phát triển về kinh tế của các nước khu vực với sự hưng thịnh của
Trung Quốc. Ngồi ra, vấn đề thương mại, tài chính tiền tệ, cơ sở hạ
tầng cũng không thiếu sự nhúng tay của Trung Quốc.
- Khoảng cách giàu – nghèo của Việt Nam ngày càng gia tăng. Vào
năm 2014, theo thống kê của Oxfam, 210 người siêu giàu ở Việt
Nam có tổng tài sản 20 tỷ USD, gần 12% GDP cả nước. Mức thu
nhập của họ cao hơn gấp 5000 lần so với số tiền mà 10% số người
nghèo nhất sử dụng để chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu.Số
người giàu được dự báo sẽ tiếp tục tăng đáng kể lên khoảng 400
người vào năm 2025, tuy nhiên nhóm người nghèo nhất cũng khơng
dừng lại mà tiếp tục hành trình gia tăng đó


- Một bộ phận đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế tại một số bộ, ban,
ngành và địa phương còn chưa chú trọng đến khâu phối hợp và tham
vấn với các chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính vì vậy, việc triển khai cơng tác hội nhập kinh tế


CHƯƠNG III
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
1.Những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển

của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang lại lợi ích phát triển cho các
nước trên thế giới mà cịn đem lại những tích cực kinh tế khác nhau cho cả
người sản xuất và người tiêu dùng. Các tác động tích cực có thể kể đến là:
- Tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng triệt để các nguồn lực
và lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ
cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
- Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành động lực trọng yếu thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lí và hiện đại, hiệu quả,
nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp và tồn bộ nền
kinh tế.
- Góp phần nâng cao trình độ nhân lực, phát triển tiềm lực khoa học cơng
nghệ của quốc gia. Dựa trên cơ sở đó đẩy mạnh hợp tác giáo dục và đào
tạo, nghiên cứu khoa học nhằm tiếp thu những tinh hoa công nghệ mới, cải
thiện chất lượng của nền kinh tế
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế, các phương thức quản trị phát triển và công nghệ sản xuất
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ở thương trường quốc tế
- Tiêu dùng trong nước được cải thiện, các cá nhân được sử dụng
những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đa dạng về chất lượng, mẫu mã,
chủng loại với giá cả cạnh tranh, đồng thời tìm kiếm được cơ hội việc làm
trong nước và ngồi nước
- Các nhà hoạch định chính sách có cơ hội để nắm bắt tình hình và xu
thế phát triển của thế giới, từ đó có kế hoạch xây dựng và điều chỉnh chiến
lược phát triển hợp lí, có thể đề xuất các chính sách phù hợp để phát triển
đất nước
- Tiền đề cho hội nhập văn hóa, tạo thời cơ tiếp thu những tinh hoa văn
hóa của thế giới, bổ sung giá trị và tiến bộ văn minh thế giới để làm giàu
có vốn văn hóa của dân tộc và thúc đẩy tiến bộ của xã hội



- Hội nhập chính trị được tác động một cách mạnh mẽ, là cơ hội để cải
cách toàn diện, hướng tới nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiến tới
một xã hội dân chủ, bình đẳng, cơng bằng, văn minh
- Là điều kiện để mỗi nước khẳng định vị thế của mình trên trường
quốc tế, nâng cao vai trị và uy tín của quốc gia trong các tổ chức chính trị,
kinh tế tồn cầu
- Duy trì hịa bình, ổn định trật tự và an ninh quốc gia cũng như khu
vực và quốc tế để tập trung phát triển kinh tế và xã hội, mở ra khả năng
phối hợp và nỗ lực của các nước để giải quyết các vấn đề chung mang tầm
cỡ quốc tế như môi trường, biến đổi khí hậu, phịng chống tội phạm và
bn lậu quốc tế
2.Những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển
của Việt Nam
Giống như một đồng xu, hội nhập kinh tế quốc tế ngoài những mặt tích cực
cùng lợi ích khơng thể phủ nhận thì cịn nhiều bất cập và thách thức, khó khăn
cho các nước đang và kém phát triển:
- Làm gia tăng tình trạng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và
các ngành kinh tế trong nước gặp trở ngại trong phát triển, thậm chí phá
sản, gây ra nhiều hậu quả về mặt kinh tế - xã hội
- Khiến kinh tế quốc gia bị phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài, dễ bị
ảnh hưởng và lung lay trước những biến số khơn lường về kinh tế, chính
trị của thị trường quốc tế
- Phân phối lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm người trong xã hội
khơng cơng bằng, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng
trong xã hội
- Các quốc gia đang phát triển như nước ta phải đối đầu với thách thức
mới: nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi do tập trung vào
các ngành khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều lao động nhưng giá
trị gia tăng lại thấp, vị trí khơng thuận lợi và thua kém trong chuỗi giá trị

tồn cầu. Bởi lẽ đó, quốc gia đang phát triển dễ trở thành nơi xả rác thải
công nghiệp và công nghệ thấp, tài nguyên môi trường ô nhiễm và cạn
kiệt ở mức đáng báo động
- Quyền lực Nhà nước và chủ quyền quốc gia bị đe dọa với các vấn đề
phức tạp, nhạy cảm phát sinh trong việc duy trì an ninh và ổn định trật tự
xã hội


- Đối mặt với nguy cơ bị hịa tan, xói mịn văn hóa và truyền thống do
sự du nhập khơng chọn lọc của văn hóa nước ngồi
- Gia tăng các tình trạng khủng bố quốc tế, các tập đồn tội phạm xuyên
quốc gia, dịch bệnh, nhập cư và lao động bất hợp pháp.


CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN
Lợi ích và tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là không thể phủ nhận
, đặc biệt khi nó đang là xu thế phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại rất nhiều lợi ích cho khơng chỉ
cho Việt Nam mà cịn cả các quốc gia khác cũng tham gia quá trình hội
nhập quốc tế.
Tại Việt Nam, những thành tựu về hội nhập kinh tế quốc tế là vô cùng to
lớn: tăng trưởng kinh tế xã hội (GDP bình quân đầu người tăng từ 2.109
USD (năm 2015) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650 USD theo
sức mua tương đương), thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế (có quan
hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ), thu hút đầu tư
nước ngồi (nằm trong 12 quốc gia thành cơng nhất về thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI)). Những thành tựu trên đã giúp Việt Nam ngày
càng khẳng định được vị thế, vai trị của mình trong khu vực cũng như
trên thế giới.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế khơng chỉ đem lại lợi ích mà cịn đặt
ra những thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sự phát triển kinh tế xã
hội ở các quốc gia. Nhiều quốc gia, tận dụng cơ hội này để “ xâm lấn”, “
bào mòn” nền kinh tế xã hội của các quốc gia khác, lợi dụng kẽ hở của
luật lệ để tự do chiếm tài nguyên, khiến cho các quốc gia đang phát triển
vốn đã khó đi lên ngày càng khơng đốn
Vì vậy, để có thể tránh được những nguy cơ tiềm ẩn trên, đồng thời tận
dụng được các lợi ích mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, có được nhận
thức đúng đắn là vô cùng quan trọng. Nhận thức và hiểu biết đem lại cho
chúng ta sự phát triển ổn định, bền vững, phát giác những âm mưu, mối
lo ngại tiềm ẩn và phát huy được hết nguồn lợi có ích phục vụ cho sự phát
triển kinh tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lenin.
- ThS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc - “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam trong bối cảnh hiện nay”
- />- “Hội nhập kinh tế quốc tế là gì ? Tác động và các loại hình hội nhập
kinh tế quốc tế”
- Hội nhập kinh tế quốc tế là gì ? Tác động và các loại hình hội nhập
kinh tế quốc tế(luatminhkhue.vn)
- Năm nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế (2017) />



×