ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BÁO CÁO TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:
TRÀO LƯU HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TRONG VĂN HỌC
Mơn học:
Tiến trình văn học
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022
MỤC LỤC
1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC..................................3
2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
TRONG VĂN HỌC......................................................................................................................6
2.1. Bối cảnh lịch sử..................................................................................................................6
2.2. Nền tảng tư tưởng..............................................................................................................8
2.2.1. Søren Kierkegaard (1813 - 1855)............................................................................9
2.2.2. Friedrich Nietzsche (1844 - 1900).........................................................................10
2.2.3. Edmund Husserl (1859 - 1938) và Hiện tượng học............................................. 12
2.2.4. Nhánh hiện sinh hữu thần: Karl Jaspers (1883 - 1969) và Garbriel Marcel
(1889 - 1973).................................................................................................................... 14
2.2.5. Nhánh hiện sinh vô thần: Martin Heidegger (1889 - 1976) và Jean-Paul Sartre
(1905 - 1980).................................................................................................................... 16
3. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH CHỦ NGHĨA...............21
3.1. Mô tả Hiện tượng học – sự trở về với sự vật...............................................................21
3.2. Văn học là sự vén màn thế giới......................................................................................22
3.3. Văn học thể hiện sự tự do của con người.....................................................................23
3.4. Hữu lý và phi lý trong văn học......................................................................................24
3.5. Bản thể của nghệ thuật...................................................................................................26
3.6. Nhà văn và độc giả...........................................................................................................28
4. NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH.......................29
4.1. Sự phi lý và tự do – hai đề tài lớn của văn học hiện sinh...........................................30
4.1.1. Sự phi lý..................................................................................................................30
4.1.2. Sự tự do.................................................................................................................. 34
4.2. Con người trong văn học hiện sinh...............................................................................36
4.2.1. Kiểu nhân vật ưu tư, lo âu.....................................................................................37
4.2.2. Kiểu nhân vật phản kháng, dấn thân................................................................... 38
4.2.3. Kiểu nhân vật cô đơn.............................................................................................39
1
4.3. Phương pháp mô tả hiện tượng học..............................................................................40
5. MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH............42
5.1. Jean-Paul Sartre..............................................................................................................42
5.2. Albert Camus...................................................................................................................45
5.3. Simone de Beauvoir.........................................................................................................47
5.4. Franỗoise Sagan...............................................................................................................49
5.5. Một số tác giả khác..........................................................................................................51
Tư tưởng hiện sinh chủ nghĩa qua truyện ngắn Bức tường của Jean-Paul Sartre 52
6. VĂN HỌC HIỆN SINH CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM..................................................60
Đánh giá chung về trào lưu hiện sinh chủ nghĩa ở Việt Nam...................................68
7. TẠM KẾT................................................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................75
2
1. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC
Chủ nghĩa Hiện sinh (existentialisme) trước hết là một triết học về con người
khởi phát từ các nước Tây Âu, xem con người là trung tâm điểm để nhìn về thế giới,
song nó khơng phải là duy chủ thể, tức ý thức con người khơng phải là một thứ gì
tuyệt đối, thuần tuý. Trên nền tảng Hiện tượng học của Husserl, các triết gia hiện sinh
đều đồng thuận rằng: ý thức con người luôn là ý thức về một cái gì; và đối tượng ln
là đối tượng của một ý thức. Nó là một phản ứng lại với những triết thuyết duy chủ thể
như duy tâm, duy lý; đồng thời cũng phản bác những lập luận của phái duy khách thể
như duy vật, duy nghiệm. Triết học hiện sinh đề cao tự do của con người xét như nó là
một hiện hữu duy nhất có ý thức, gắn chặt con người và thế giới, nghiệm xét về mối
tương quan giữa chủ thể và tha nhân, đồng thời suy tư về định mệnh con người cùng
với bản chất luôn vượt lên của nó (vượt lên chạm đến siêu việt thể – tức Thượng đế –
hay chạm đến hư vô).
Xét về tiến trình phát triển, theo Huỳnh Như Phương (2019, tr.126) có thể chia
sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Hiện sinh theo ba giai đoạn:
1. Giai đoạn hình thành: Khoảng đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945. Giai đoạn
này là lúc triết học hiện sinh bắt đầu xuất hiện ở Đức với các tác gia nổi bật là Martin
Heidegger và Karl Jaspers.
2. Giai đoạn phồn thịnh: từ 1945 cho đến thập niên 1960. Nước Pháp là không
gian bùng nổ cho Chủ nghĩa Hiện sinh giai đoạn này. Có thể kể đến những tác gia lớn
và có tầm ảnh hưởng rộng như Jean-Paul Sartre, Albert Camus, Gabriel Marcel,
Simone de Beauvoir, Franỗoise Sagan Sau ú nú lan rng khp chõu Âu, đến Mỹ,
Nhật, Việt Nam… Lúc này Chủ nghĩa Hiện sinh thoát khỏi khu vực của triết học và lấn
sang văn học, hình thành nên làn sóng hiện sinh mạnh mẽ trong văn học.
3. Giai đoạn thoái trào: từ thập niên 1970 về sau. Lúc này, ảnh hưởng của Chủ
nghĩa Hiện sinh yếu đi, một phần vì nó đã qua giai đoạn lịch sử đổ nát, một phần vì sự
xuất hiện của Chủ nghĩa Cấu trúc phản ứng lại Chủ nghĩa Hiện sinh và được đơng đảo
giới trí thức tiếp nhận.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần phải kể thêm một giai đoạn manh nha từ khoảng
giữa thế kỷ XIX đến hết thế kỷ XIX với hai “ông tổ” của triết lý hiện sinh là Søren
Kierkegaard và Friedrich Nietzsche. Chính hai ông này đã viết ra những tác phẩm làm
tiền đề tư tưởng cho hai ngành hiện sinh về sau: người đầu sẽ mở ra những suy tư cho
Chủ nghĩa Hiện sinh hữu thần; và người sau sẽ thúc đẩy sự hình thành Chủ nghĩa Hiện
sinh vơ thần.
Trong văn học, trào lưu hiện sinh chủ nghĩa chủ yếu dựa trên nền tảng là tư
tưởng của triết học hiện sinh. Theo chúng tơi, có thể xem tiến trình phát triển văn học
hiện sinh đồng thời với sự phát triển của triết thuyết hiện sinh. Kể từ thời Kierkegaard,
ông đã cho xuất bản những tác phẩm văn học mang tính triết học, như Lặp lại (1843,
đồng thời với Kính sợ và Run rẩy), Nhật ký kẻ mị tình (cũng 1843 nhưng sớm hơn tám
tháng), trong đó cho thấy quan niệm của ơng về ba giai đoạn hiện sinh. Chính Franz
Kafka (1883 - 1924), một nhà văn viết về sự phi lý (người ta có thể xếp ơng vào cả
Chủ nghĩa Biểu hiện lẫn Chủ nghĩa Hiện sinh) khi đọc tác phẩm của Kierkegaard, một
người cách ông 70 tuổi, “đã tiên cảm sự giống nhau đến kỳ lạ giữa cuộc đời ơng như
nó diễn ra sau này và cuộc đời của Søren Kierkegaard, người mà ơng chịu ảnh hưởng
sâu sắc”1.
Chủ nghĩa Hiện sinh cịn được gọi là Chủ nghĩa Phi lý, vì nó nói về cái phi lý
của thế giới, của tự do, của cái chết. Nói cho đúng, Chủ nghĩa Phi lý trỏ cái triết học
phi lý mà Camus và Sartre là hai chủ sối tiêu biểu thơi, cịn với những nhà hiện sinh
hữu thần thì họ cũng thấy sự phi lý, song họ không kết thúc định mệnh con người ở
chỗ phi lý, mà là một vượt lên siêu việt thể. Do sự ảnh hưởng cực mạnh mẽ của Sartre
và Camus, cho nên người ta cũng thường đồng nghĩa văn học hiện sinh là văn học phi
lý. Văn học hiện sinh chủ nghĩa là một trào lưu thuộc Chủ nghĩa Hiện đại. Trên thực
tế, Chủ nghĩa Hiện đại gồm nhiều trào lưu khác nhau, trong đó Chủ nghĩa Hiện sinh là
một trào lưu tiền phong cho Chủ nghĩa Hiện đại. Phương Lựu (2016) cho rằng, nói cho
đúng thì phải gọi là “các loại chủ nghĩa hiện đại” (tr.279). Còn theo Huỳnh Như
Phương (2019), Chủ nghĩa Hiện sinh tuy thuộc Chủ nghĩa Hiện đại và là một trong các
trào lưu tiền phong, nhưng nó khơng thuộc Chủ nghĩa Tiền phong. Cần chú ý thêm là
dù kịch phi lý cũng là
1
Lời dịch giả trong Søren Kierkegaard, (2019), Kính sợ và run rẩy, (Nguyễn Phước Nguyên dịch), Hà Nội:
Hồng Đức & Phan Book, trang 26.
một hình thức sáng tác về sự phi lý, nhưng nó đã một bước tiến vào hệ hình của Chủ
nghĩa Hậu hiện đại.
Trào lưu hiện sinh chủ nghĩa trong văn học có nhiều điểm khác với các trào lưu
tiền phong khác. Trước hết là nó khơng có một tun ngơn chính thức nào cho sự hình
thành trào lưu. Chủ nghĩa Tượng trưng có Tun ngơn văn học (1886) của Jean
Moréas; Chủ nghĩa Vị lai có Tun ngơn của Chủ nghĩa Vị lai (1909) của Filippo
Marinetti; Chủ nghĩa Dada có Tuyên ngơn Dada (1918) của Tristan Tzara; cịn Chủ
nghĩa Siêu thực có đến tận hai bản tun ngơn: Tun ngơn Siêu thực lần thứ nhất
(1924) và lần thứ hai (1929) của André Breton. Nhiều người xem tiểu thuyết Buồn nôn
(La nausée) của Sartre là một tuyên ngôn cho trào lưu hiện sinh chủ nghĩa; song cần
phải hiểu rằng, văn học hiện sinh dựa trên nền triết hiện sinh, mà triết hiện sinh đã
khởi nguồn từ trước đó một thế kỷ. Tuy nhiên, với những sáng tác và ảnh hưởng của
các triết gia - nhà văn hiện sinh chủ nghĩa thì văn học hiện sinh bùng nổ trong bối cảnh
Thế chiến thứ hai. Cũng từ luận điểm này, có thể thấy, văn học hiện sinh có một mối
quan hệ biện chứng chặt chẽ với triết học hiện sinh, đặc biệt là triết thuyết của Sartre
và Camus. Triết học hiện sinh làm nền tảng cho văn học hiện sinh, và văn học hiện
sinh là nơi để triết lý hiện sinh đến với đại chúng dễ dàng hơn. Dễ thấy được rằng,
Sartre dường như dùng văn học để nói tư tưởng của mình, một cách “văn dĩ tải đạo”,
đến nỗi Phạm Công Thiện (1970) đã phê phán rằng: “về con người thì Sartre cho rằng
hiện hữu có trước yếu tính (l’existence précède l’essence) nhưng về nghệ thuật văn
nghệ thì Sartre gián tiếp cho rằng yếu tính có trước hiện hữu (l’essence précède
l’existence)” (tr.72); bên phía Camus thì có vẻ ơng thiên về văn chương nhiều hơn là
triết học. Trong khi đó, các trào lưu tiền phong thường dựa trên nhiều triết thuyết và
học thuyết tâm lý, kết nối, tuyển lựa những đặc điểm phù hợp với quan niệm sáng tạo
của họ để làm nền tảng; và thường là khơng có thấy sự ảnh hưởng ngược lại giữa nghệ
thuật và triết học lẫn tâm lý học, phân tâm học.
Hơn nữa, trào lưu hiện sinh chủ nghĩa chỉ ưa chuộng văn xuôi và kịch bản văn
học. Các trào lưu khác mở rộng phạm vi nghệ thuật ra những loại hình khác như hội
hoạ, âm nhạc; trong văn học thì thơ ca có vẻ là trội hơn cả. Thậm chí Chủ nghĩa Biểu
hiện được xuất hiện trong hội hoạ trước thảy, rồi mới lan sang các loại hình nghệ thuật
khác. Sartre đã đẩy cả thơ ca, cả các loại hình nghệ thuật khơng sử dụng ngơn từ làm
chất liệu sang một bên và xem việc sáng tạo và tiếp nhận chúng không thuộc phạm trù
của hiện
sinh. Dầu vậy, trong một khơng khí hiện sinh của thời đại, cái cảm quan về hiện sinh,
về những phi lý, những dự phóng, cái khát vọng tự do vẫn bàng bạc trong các sáng tác
nghệ thuật ngồi văn xi và kịch.
Nhìn chung, trào lưu hiện sinh trong văn học có một ảnh hưởng to lớn và sâu
rộng đến nghệ thuật và triết học cũng như tiến sâu vào trong dân chúng, trở thành một
thứ gì đó thu hút con người, đặc biệt là những thanh niên trẻ. Trào lưu này đã mang về
hai giải Nobel Văn học cho Albert Camus (1957) và Jean-Paul Sartre (1964); tuy nhiên
Sartre không nhận giải bởi ông cho rằng “một nhà văn không nên cho phép bản thân
mình trở thành một thiết chế”.
2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN
SINH TRONG VĂN HỌC
2.1. Bối cảnh lịch sử
Cũng như nhiều trào lưu tiền phong của Chủ nghĩa Hiện đại, Chủ nghĩa Hiện
sinh phát xuất từ phương Tây trong bối cảnh nửa đầu thế kỷ XX. Bấy giờ đã là hơn
một thế kỷ kể từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789 diễn ra, các nước phương Tây
đang trong quá trình tích luỹ tư bản mạnh mẽ, các quốc gia bắt đầu quá trình xâm lược
thuộc địa để mở rộng thị trường và đem tài nguyên về mẫu quốc. Sự phát triển của
Chủ nghĩa Thực dân và Chủ nghĩa Đế quốc dẫn đến những va chạm và xung đột quyền
lợi giữa các quốc gia - dân tộc, cho nên nửa đầu thế kỷ XX chứng kiến hai cuộc Thế
chiến tàn khốc. Những cuộc chiến tranh quy mơ tồn cầu đã giết chết hàng chục triệu
mạng người, phá huỷ vô số của cải và vật chất. Con người giai đoạn ấy đứng trước sự
sụp đổ của thiên nhiên, của vật chất, cũng như luôn phải đối mặt với nỗi lo âu thường
trực về cái chết. Điều này dẫn đến những hoài nghi về ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa thế
giới, dấy lên trong lòng con người một cảm quan bi quan, phi lý, đau khổ, xao xuyến,
ưu tư. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho triết lý hiện sinh, một triết lý đi tìm đến căn
nguyên hiện sinh con người, tồn tại người và tồn tại của vạn vật vũ trụ. Và vì thế, đây
cũng là điều kiện cho “tâm thế hoang mang, nổi loạn, phá cách trong sáng tạo nghệ
thuật” (Huỳnh Như Phương, 2020, tr.89).
Đồng thời, trên phương diện khoa học kỹ thuật, thế giới đã khám phá rất nhiều
bình diện mà trước nay con người chưa từng nghĩ tới. Nhờ vào phương pháp của Hiện
tượng học Husserl, con người đã thay đổi cách nhìn thế giới, từ đó tạo ra những bước
tiến đáng kể về khoa vật lý và khoa toán học. Vật lý học cổ điển của Newton khơng
cịn đất dụng võ nữa, thế giới khơng cịn là một hiện tượng phẳng lì, bất biến; khơng
gian khơng rỗng mà trở nên đặc quánh. Con người đã bước ra khỏi không gian ba
chiều vốn đã định hình tư duy suốt chiều dài lịch sử, tiến vào một không-thời gian bốn
chiều với sự đề xuất thuyết tương đối của Albert Einstein. Và cũng chính Einstein là
một người góp cơng rất lớn, cùng với Max Planck, đã cho thấy sự hiện diện của một
thế giới lượng tử cực kỳ vi mô, thế giới của các hạt cơ bản tạo nên vạn vật, thậm chí kể
cả các hạt như electron hay proton, neutron. Hiện thực khách quan mở rộng chiều kích
của nó đến vi mơ lẫn vĩ mô, và như một tác động biện chứng, hiện thực tinh thần con
người cũng sẽ thay đổi đến những tầng bậc mới. Những học thuyết tâm lý, phân tâm
học của Freud, Jung, Bachelard đã mở ra một hướng mới để khám phá những sâu kín
của con người, cả bình diện đời sống hiện hữu lẫn giấc mơ vô thức. Con người từ đây
có một cảm quan mới về khơng gian và thời gian, và do đó được thúc bách để sáng tạo
nghệ thuật. Chủ nghĩa Hiện đại bác bỏ những cách phản ánh thế giới và con người
theo kiểu Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Tự nhiên; và với phương pháp của Hiện
tượng học, Chủ nghĩa Hiện sinh cũng nằm trong một xu hướng như thế.
Song le, nói về cái cảm tưởng về sự phi lý, vô nghĩa của đời sống và thế giới
cũng có nhiều ý kiến trái chiều về cái nền tảng lịch sử - xã hội. Như đã trình bày ở
trên, nó có thể là đứa con của những biến động lịch sử, đặc biệt là hai cuộc thế chiến
khốc liệt. Mặt khác, người ta thấy cái cảm tưởng phi lý đó đã xuất hiện từ trước:
“Trước khi đại chúng khám phá ra “văn chương của phi lý”, văn chương châu Âu từ
bốn mươi năm nay vẫn được sáng tác trong quan niệm bi thảm về cuộc đời, bắt nguồn
từ tư tưởng của Nietzsche, Barrès, Unamuno. Cảm tưởng bi thảm đã có từ Kafka (chứ
khơng phải một sản phẩm của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai)” (Albérès, 2017,
tr.327). Ngoài các nhà tư tưởng như Albérès vừa nhắc thì cịn có các triết gia cũng
mang đem cái bi quan vào trong tư tưởng của mình như Arthur Schopenhauer hay
Søren Kierkegaard. Chính như tư tưởng này đã làm gốc rễ cho triết học hiện sinh phát
triển vào đầu thế kỷ XX, từ đó làm nền tảng cho văn học hiện sinh. Thế mới nói, cái
bi quan đã bao trùm lên giới trí
thức châu Âu qua nhiều cuộc biến loạn, đảo lộn từ lâu, và hai cuộc chiến tranh như là
một gánh nặng cực lớn đè bẹp đầu óc suy tư của con người lo âu vốn đã phải gồng
gánh suốt quãng thời gian qua.
Trong một bài báo để phúc đáp lại Jean-Paul Sartre, triết gia Trần Đức Thảo đã
nhận định rằng:
“Vào đầu thế kỷ 20, vì sự thiếu vắng một hệ thống tư duy đủ đồ sộ để bao quát
tất cả, tư tưởng Âu châu không ngừng dao động giữa hai đối cực. Một triết lý “khoa
học” thực sự muốn đạt đến toàn bộ nội dung của tinh thần cùng với khả năng trình bày
nó dưới một hình thức chặt chẽ, song trên thực tế chỉ với tới phần lịch sử của vật lý
toán học. Và một triết lý “văn học”, để có thể kiến giải cuộc sống con người trong ý
nghĩa nhân sinh thực sự và trọn vẹn của nó, đành phải vất bỏ mọi yêu cầu chính xác
đặc thù thuộc loại suy luận lý thuyết.” (Trần Đức Thảo, 1949)
Điều này giúp ta lý giải vì sao Chủ nghĩa Hiện sinh nở rộ trong văn học: văn
học và triết hiện sinh có những điểm tương đồng trong việc khám phá và nhìn nhận
nhân sinh. Bên cạnh đó, trào lưu hiện sinh chủ yếu đưa đến những suy tư, trăn trở về
hiện sinh con người, về số phận và tự do của nó; tức là nó chủ ý vào nội dung hơn là
cách tân về hình thức như các trào lưu tiền phong khác.
2.2. Nền tảng tư tưởng
Không phải đến tận giữa thế kỷ XIX thì mới có triết gia nói về vấn đề con
người. Từ thời cổ đại, Socrate đã nói đến những triết lý về con người. Ơng được nhắc
lại nhiều với câu nói nổi tiếng: “Con người hãy tự nhận thức lấy mình”. Hay đến thời
trung đại châu Âu, triết học tôn giáo của Thánh Thomas Aquinas cũng đề cập vấn đề
con người dưới ánh sáng của thần học Kitô giáo. Về văn chương, nhiều nhà lý luận đã
xem Dostoevsky như là nhà văn mang cảm quan hiện sinh rõ nét đầu tiên trên thế giới;
cùng với đó là tác phẩm văn học đầu tiên đậm yếu tố hiện sinh của ơng: Hồi ký viết
dưới hầm, hay nói suýt sao hơn là phần đầu của quyển sách hai phần này. Tác phẩm
viết về một nhân vật “dưới hầm”, đau khổ nhận ra rằng chính mình lại thấy “khối lạc”
khi đau khổ, bị sỉ nhục; bởi chính cảm giác hiểu được đau khổ, anh ta nhận ra mình
là con người.
Anh ta chối bỏ những quy luật tự nhiên chi phối con người mà đã quay về với bản thể
người của mình như một chủ thể. Chủ nghĩa Hiện sinh cũng khước từ cái lối hồn cảnh
tác động tính cách như Chủ nghĩa Hiện thực kiểu Balzac mà cho rằng chính con người
mới là cái hiện hữu mang đến nghĩa cho thế giới. Hồi ký của Dostoevsky chưa thực sự
hoàn toàn hiện sinh ở cái vế mang nghĩa cho thế giới thơi.
Nhìn chung thì triết học hiện sinh chia làm hai ngành lớn: hữu thần và vô thần.
Trên thực tế, ngay cả những triết gia cùng một ngành cũng rất khác nhau. Tuy vậy, vì
bọn họ đều cùng chia sẻ chung những tư tưởng đề cao một tồn tại tự quy, thức tồn tại
cho mình – chính là con người – cùng với những suy nghiệm về bản tính lo âu, tự do
của con người, cho nên họ đều được gọi chung là các triết gia hiện sinh (mặc dù một
vài người cịn khơng cơng nhận cái danh xưng Chủ nghĩa Hiện sinh mà tự gắn cho
mình một cái tên gọi khác), một thứ triết học về con người, cho con người, một loại
triết lý nhân vị.
Để nói về nền tảng tư tưởng của Chủ nghĩa Hiện sinh, thiết tưởng khơng thể
khơng nói từ gốc đến ngọn. Hai người được coi là hai ông tổ của triết hiện sinh là
Søren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche, lần lượt một người là tổ nhánh hữu thần và
người cịn lại là tổ nhánh vơ thần.
2.2.1. Søren Kierkegaard (1813 - 1855)
Kierkegaard nói về ba giai đoạn của hiện sinh: hiếu mỹ, đạo hạnh và cuối cùng
là tôn giáo. Trong giai đoạn hiếu mỹ, con người ta chạy theo những đam mê vật chất
và nhục dục. Con người của giai đoạn này chạy theo mãi những lý tưởng xa vời, và
đến lúc sẽ nhận ra: “Tự nguyên thuỷ đã cho buồn chán”. Con người nhận ra sự buồn
chán khi cứ chạy theo những đam mê sắc dục, và rồi nó đau khổ vì nhận ra cái tội lỗi
của mình. Hết giai đoạn hiếu mỹ sẽ đến giai đoạn đạo hạnh: con người rời bỏ cuộc
sống phóng túng, phiêu lãng để trở về sống đúng với bổn phận. Tình yêu trong giai
đoạn này là một tình yêu vĩnh cửu, khác với tình yêu vì sắc dục ở giai đoạn trước.
Song, đạo hạnh là chưa đủ, Kierkegaard muốn nhảy thêm một nấc nữa, lên đến giai
đoạn tôn giáo: lúc này con người vượt lên trên luân lý (chú ý là vượt lên chứ không
phải đạp lên), tức vượt qua những đạo hành của thế giới thường nghiệm. Con người
lúc này tin tưởng tuyệt đối vào
Thượng đế. Ở đây, với ý thức về tội lỗi của mình, con người cảm thấy mình là một hữu
thể độc đáo, và thế là con người đơn độc tuyệt đối trước Thượng đế. Tội lỗi là một
kinh nghiệm thuần tuý cá nhân, do đó con người trở nên độc đáo và cô độc trước
Thiên Chúa.
Kierkegaard tin rằng người đời không ai hiểu được ta. Chúng ta chỉ đối diện với
họ với những hiện tượng mà tri giác ta cảm nhận được, cịn những gì tự thân của họ, ta
khơng thể thấy. Ta không hiểu người đời và người đời cũng khơng hiểu được ta. Do
đó, để vươn lên với Thượng đế, con người phải tự thân mình làm việc đó. Con người
khơng cần ai tán dương, ngưỡng vọng (vì khơng ai hiểu); Chúa mới chính là hiện hữu
duy nhất có thể phán xét và cơng nhận tín niệm của ta.
Dễ thấy triết học của Kierkegaard đã đưa con người về chính cá nhân mình, là
một triết học về cuộc sống con người. Ông cũng đã phác ra một cảm tưởng về sự cô
đơn của những hiện sinh: trong quá trình đi tìm hiện sinh đích thực, người đời sẽ
khơng hiểu những hành động vì đức tin của ta (như cách Kierkegaard đã mô tả hành
động của Abraham đối với yêu cầu của Chúa trong Kính sợ và run rẩy); duy có
Thượng đế sẽ người chứng nghiệm cho cái đức tin trọn vẹn của ta. Từ đây,
Kierkegaard đã đặt một nền tảng cho ngành hiện sinh hữu thần.
2.2.2. Friedrich Nietzsche (1844 - 1900)
Tư tưởng vô thần của Nietzsche được thể hiện rõ qua một câu nói nổi tiếng
trong tác phẩm Zarathustra đã nói như thế: “Thượng đế đã chết”. Nietzsche cho rằng
Thượng đế đã chết và con người Siêu nhân (Übermensch) sẽ trở thành chủ của thế
giới. “Các ngươi chỉ được phục sinh kể từ khi vị Thượng đế ấy yên nghỉ trong mồ”
(Nietzsche, 2020, tr.418). Phải “giết chết” Thượng đế thì Siêu nhân mới có cơ may mà
xuất hiện.
Nietzsche chịu ảnh hưởng lớn từ triết gia Schopenhauer. Theo Trần Thái Đỉnh
(2018), Nietzsche đã học tập Schopenhauer ở ba điểm chính yếu sau:
Một là, chân lý là cái nhìn của chủ thể. Vai trò chủ thể được đề cao hết mức, và
điều này đã đập bỏ hết cái nền của các triết thuyết duy lý (Trần Thái Đỉnh dùng từ
“duy trí”), duy nghiệm, duy vật, duy tâm. Phe duy lý cho rằng chân lý, vũ trụ là cái mà
chủ thể nghĩ về nó (tức vấn đề suy tưởng, chứ khơng phải vấn đề nhìn); phe duy
nghiệm lại
tuyệt đối hoá vũ trụ, coi vũ trụ là thường hằng, bất biến, tôi tri nhận vũ trụ qua các giác
quan của tơi; phe duy vật thì cho rằng “vật chất quyết định ý thức”, tức vũ trụ vật chất
tác động lên ý thức chủ thể; phe duy tâm lại đưa ra những ý niệm tuyệt đối và nói rằng
những ý niệm về chân lý đã có sẵn. Nietzsche nói riêng và Chủ nghĩa Hiện sinh nói
chung đã tiếp thu ý tưởng này. Về sau, Hiện tượng học sẽ mô tả kỹ hơn về “cái nhìn”
của chủ thể đối với vũ trụ. Cái ta biết chỉ là những gì ta nhìn thấy ở vũ trụ. Chính ta đã
tạo nghĩa cho vũ trụ.
Hai là, ý chí chủ thể trong hồn cảnh mới là thứ quyết định ý nghĩa của đối
tượng, “chỉ có chân lý khi có đối tượng thực sự, khơng thể có chân lý khi khơng có tơi
và đối tượng của tôi” (Trần Thái Đỉnh, 2018, tr.120). Vấn đề này đưa đến những “chân
lý cụ thể” chứ khơng cịn là chân lý tất định như các kiểu triết học đi trước. Hiện tượng
học cũng sẽ bàn sâu hơn luận điểm này.
Ba là, đề cao vai trò của tư thân (thân xác chủ thể) và nhân vị (con người xét
như nó là một con người có ý thức về mình). Khơng có thân xác thì khơng có tri thức.
Ý chí khơng thể tách rời thân xác. Nietzsche đã trình bày ý tưởng rằng: “thân xác ấy
khơng nói “tơi” nhưng nó là tôi trong khi hành động” (Nietzsche, 2020, tr.58). Như
vậy, tôi có thân xác, và tơi là thân xác của tơi. Những triết thuyết trước đây đều luôn
xem thường thân xác, coi nó là một thứ gì thừa thãi; đến Schopenhauer và các triết gia
hiện sinh, thân xác là một phần khơng thể tách rời của con người, hay nói chặt chẽ
hơn, con người là thân xác của nó.
Từ đây, Nietzsche đã phê bình những giá trị triết học truyền thống châu Âu,
gồm tư duy duy niệm (ơng xem đó là cả một nền triết học Tây phương trước ông) và
luân lý nô lệ (mà đối tượng ông nhắm đến nhiều nhất là nền luân lý Kitô giáo). Để chối
bỏ Thượng để, Nietzsche xây dựng nên con người thượng đẳng – Siêu nhân: một hữu
thể hiện sinh vượt lên trên tất thảy, một Thượng đế của loài người, một kiểu hiện hữu
tự do và độc đáo. Nietzsche đã phát biểu bản tính Siêu nhân là cơ đơn, bởi vì đám
đơng sẽ khơng hiểu được những gì mà Siêu nhân làm. Sự vươn lên của Siêu nhân khác
với sự vươn lên của con người dưới triết Kierkegaard. Đối với Kierkegaard, vươn lên
là vươn lên Thượng đế để tìm lấy sự chứng nhận đức tin của ngài như một “hiệp sĩ của
đức tin”; còn Siêu nhân của Nietzsche là một sự vươn lên để tự mình làm chủ, vì
Thượng đế đã
chết, Siêu nhân là chủ của chính mình và của thế giới. “Con người siêu nhân là con
người đã thực sự vươn tới mức hiện sinh tự do và tự chủ. Con người siêu nhân là con
người sáng suốt để ln ln ý thức về bước đi của mình” (Trần Thái Đỉnh, 2018,
tr.151).
2.2.3. Edmund Husserl (1859 - 1938) và Hiện tượng học
Không thể chối cãi rằng Hiện tượng học của Husserl đã làm nền tảng cho triết
học hiện sinh và cả văn học hiện sinh chủ nghĩa. Chính vị chủ soái của trào lưu hiện
sinh thời kỳ đỉnh phong Jean-Paul Sartre đã vận dụng phương pháp mô tả Hiện tượng
học vào trong mơ tả văn chương của mình; ơng cịn đưa nó vào một tiểu luận có tính
chất lý luận văn học với tên gọi Văn chương là gì? (Qu’est-ce que la littérature).
Khác với Nietzsche đặt chủ thể tính lên một vai trị cực cao, Husserl cho rằng
khơng có chủ thể tính tuyệt đối, đồng thời cũng khơng có một thế giới tuyệt đối. Chủ
thể và thế giới phải được đặt ngang hàng nhau, trong mối tương quan với nhau.
Husserl biện luận: Nếu thế giới trở thành đối tượng, thì nó phải là đối tượng cho một
chủ thể; khơng thể tồn tại đối tượng vô chủ thể. Ngược lại, khi chủ thể nhìn, thì nó
phải nhìn một đối tượng; khơng thể có một cái nhìn phi đối tượng, nghĩa là khơng có
cái nhìn hư vơ. Như vậy, thế giới là hiện tượng đối với một chủ thể, và chủ thể nhìn thế
giới thơng qua những hiện tượng được tri nhận ấy: đây là ý nghĩa của “hiện tượng”
trong Hiện tượng học.
Trước Husserl, Hégel cũng đã sử dụng thuật ngữ “hiện tượng học” trong Hiện
tượng học tinh thần của ông; song cố nhiên có sự khác biệt. Hiện tượng học tinh thần
của Hégel nói rằng, những gì ta nhận biết về thế giới chỉ là phản ánh của tinh thần con
người. Còn Hiện tượng học của Husserl đặt chủ thể và khách thể ngang hàng nhau.
Chính quan điểm này đã chống lại các quan điểm duy lý và duy nghiệm trước đây. Chủ
thể không được gán một cách tuỳ tiện ý nghĩa cho sự vật; và chính sự vật cũng khơng
mang một ý nghĩa tất định cho tất cả mọi người. Hiện tượng học chỉ ra rằng: ý nghĩa
chỉ hiện ra khi có một cuộc gặp gỡ giữa ý thức chủ thể và đối tượng. Mệnh đề sau đây
có thể được xem là gốc rễ của Hiện tượng học: “ý thức bao giờ cũng là ý thức về một
cái gì”; cịn “đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ý thức” (Trần Thái Đỉnh,
2018, tr.162).
“Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì”. Chúng ta khơng thể quan niệm
được một ý thức sống khơng nghĩ về gì cả (kể ta cảm thấy ta khơng nghĩ gì, thì quả
thực là đang nghĩ về sự-khơng-nghĩ-gì đó). Khi ta thấy trường học, ý thức ta là trường
học đó; ta nghĩ về cái gì thì ý thức ta hướng về đối tượng đó. Husserl gọi đó là ý
hướng tính (intentionalité) của ý thức: ý thức có bản tính là hướng ra, hướng đến đối
tượng; ý thức khơng thể tự ý thức về nó (bởi vì trong ý thức khơng có gì hết).
“Đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ý thức”. Khi ta ý thức về một đối
tượng, thì đối tượng đó sẽ là đối tượng của ta; người A ý thức về cây bút, thì cây bút là
đối tượng của người A. Đối tượng ln phải là một đối tượng có một con người, một
nhân vị, tức một hữu thể có ý thức. Thêm nữa, Husserl cho rằng khi chúng ta nhìn sự
vật thì cái nhìn đó của ta chỉ là cái nhìn trắc diện (profil), khơng phải tồn diện. Khơng
có cái nhìn tồn diện được, cho nên sự vật khơng thể có một tính chất tuyệt đối hồn
tồn. Như vậy, để nhìn sâu vào thế giới thì cần phải thay đổi cách nhìn, phải nhìn có
phương pháp.
Nói tóm lại, hiện tượng chỉ xuất hiện khi có mối tương quan đồng đẳng giữa ý
thức (noèse) và cái được ý thức (noème).
Husserl cũng đề ra phương pháp mô tả Hiện tượng học mà về sau đã trở thành
một trong những đặc điểm mỹ học của trào lưu hiện sinh chủ nghĩa.
Phương pháp mô tả Hiện tượng học là phương pháp của những giảm trừ. Cần
nhớ là Hiện tượng học cho rằng ta nhìn thế giới chỉ bằng những cái nhìn trắc diện, cho
nên dù thay đổi cách nhìn thế nào thì cũng nhận được bất ngờ, ngạc nhiên từ thế giới.
Hiện tượng học khơng chủ trương định nghĩa thế giới mà nó thuần t là mơ tả: mơ tả
lại những gì mà chủ thể đã tri nhận được và sống trong đó. Phương pháp này đặt thế
giới trong ngoặc đơn, rút dần những ý niệm cố hữu về thế giới ra khỏi ý thức, và xem
thế giới như là một đối tượng để ta quan sát. Dần dần, cái ta biết về thế giới chỉ là cái
hiện tượng ta có khi ý thức và cái được ý thức tương quan với nhau. Khi đó, Husserl
gọi là ta đạt được cái ý thức siêu nghiệm. Chẳng hạn, chúng ta đều biết khối rubik lập
phương có sáu mặt, mỗi mặt có mỗi màu khác nhau. Một người chưa từng nhìn thấy
khối rubik bao giờ có thể bị áp đặt bởi những định nghĩa trừu tượng như thế về khối
rubik. Cho nên, dùng phương pháp mô tả Hiện tượng học, ta phải quên đi những hiểu
biết cố hữu
đó, đẩy khối rubik thực sự về trước (chứ khơng phải để những ý niệm về nó trong ý
thức), xem nó như đối tượng, và nhìn nó như thể lần đầu ta nhìn nó; thay đổi cách
nhìn, ta sẽ thấy nó chuyển đổi góc, chuyển đổi màu. Và khối rubik đối với ta là tất cả
những gì ta được nhìn, được tri nhận như một đối tượng của ý thức, chứ khơng phải là
một thứ gì minh hoạ cho cái ý niệm về khối rubik được định nghĩa từ trước.
Như vậy, phương pháp Hiện tượng học chỉ cho ta thấy được những yếu tính cụ
thể, tức những gì mà ta tri nhận được qua sự tương giao giữa noèse và nme. Do đó,
khơng có một thế giới, một vũ trụ tuyệt đối nào ở đây. Mô tả hiện tượng học là mơ tả
sự vật như những gì ý thức ta tri nhận như là đối tượng, “ta không được nghĩa ra,
nhưng phải “trở về chính những sự vật” (zu den Sachen selbst) mà ta đã thực sự thấy,
cảm và sống” (Trần Thái Đỉnh, 2018, tr.185). “Trở về chính những sự vật” có nghĩa là
mơ tả cái hình ảnh ban đầu ý thức ta hướng đến sự vật mà không tồn tại những định
nghĩa nào khác về sự vật.
Hiện tượng học của Husserl sẽ được nhìn thấy ở gần như là tất cả các triết gia
hiện sinh chủ nghĩa, và phương pháp mơ tả của nó sẽ đi vào văn học như một quan
điểm mỹ học quan trọng bậc nhất để mô tả một thế giới của những hữu thể hiện sinh.
2.2.4. Nhánh hiện sinh hữu thần: Karl Jaspers (1883 - 1969) và
Gabriel Marcel (1889 - 1973)
Hiểu được Hiện tượng học, ta sẽ dễ dàng đi vào khu vực của các triết gia hiện
sinh. Phần lớn các triết gia hiện sinh đều đi vào suy nghiệm ba vấn đề: về vũ trụ, về
con người hiện sinh, và về định mệnh của con người hiện sinh đó. Ở mục này, chúng
tơi sẽ tóm lược một cách ngắn gọn nhất những quan điểm cốt yếu của hai tác giả hiện
sinh nhánh hữu thần nổi bật nhất là Karl Jaspers và Gabriel Marcel.
Đầu tiên, ta nói về Jaspers. Ơng xem vũ trụ khơng thể tách rời sinh hoạt con
người: con người sống trong vũ trụ, và vũ trụ là nơi con người sống. Vũ trụ quan chỉ là
vũ trụ như một đối tượng cho một chủ thể duy nhất định, không tồn tại một vũ trụ quan
tuyệt đối và phổ quát. Vũ trụ quan của con người cũng là một cái nhìn trắc diện, cho
nên con người cần giao tiếp với nhau để bổ khuyết vũ trụ quan cho nhau.
Đối với hiện sinh, thì Jaspers gọi con người là những hiện-sinh-khả-hữu
(existence possible). Khả hữu ở đây chỉ những khả thể mà con người có thể trở thành
trong q trình hiện sinh. Tự do của con người hiện sinh là một sự tự chọn, song phải
là tự chọn trong những tình huống cụ thể. Jaspers cịn đề cao mối “thơng giao” giữa
những con người hiện sinh. Theo Jaspers, thông giao xuất hiện khi xuất hiện đấu tranh
yêu thương: đấu tranh là để tạo sự khác biệt, độc đáo, và thương yêu là để thấu hiểu,
thông hiệp với nhau. Như vậy, bản tính của thơng giao là cơ đơn, và cái cô đơn của chủ
thể sẽ thông giao với cái cô đơn của tha nhân. Để thơng giao, cần phải có sự cơng nhận
tính chất của tha nhân. Ở đây có một ý tưởng về tính liên chủ thể.
Hiện sinh của Jaspers là một hiện sinh luôn vươn lên, và cứu cánh là một siêu
việt thể, hay một từ hay dùng của ông là “bao dung thể”. Jaspers chống lại các hình
thức sùng bái trong tơn giáo, nhưng cũng khơng hồn tồn khước từ tơn giáo, vì tơn
giáo cũng cấp cho những hữu thể hiện sinh một ý niệm về siêu việt để có thể đi đến
một “niềm tin triết học” (foi philosophique).
Gabriel Marcel bên cạnh là một nhà tư tưởng, ơng cịn là một nhà văn có vai trị
quan trọng trong trào lưu hiện sinh chủ nghĩa. Trần Thái Đỉnh (2018) cho rằng chính
Marcel mới là người mở đầu trào lưu hiện sinh, còn Sartre và Merleau-Ponty chỉ là
đem hiện sinh trở lại và đưa nó thành một “mốt tư tưởng” thôi. Lúc hiện sinh trở nên
phổ biến dưới tay Sartre thì Marcel là chối bỏ cái mác “Chủ nghĩa Hiện sinh” và tự
nhận mình là một Tân phái Socrate (Néo-Socratisme).
Triết học hiện sinh của Marcel xoay quanh “chiến hữu và hiện hữu” (avoir et
être). Nói cách khác, nó xoay quanh việc ta có gì và ta là gì. Những gì ta chiếm hữu trở
thành vật sở hữu của ta, mà nếu thế thì nó ở ngồi ta; ta được quyền sử dụng nó; và ta
cất giữ nó cẩn thận. Chiếm hữu khơng phải là hành vi hiện sinh, vì nó là hành vi ở
ngồi con người. Những gì được chiếm hữu là những cái được đối tượng hố, cơ đọng,
khơ cứng. Marcel xem chiếm hữu là “hình thức suy đồi của hiện hữu”: “chiếm hữu là
thái độ của ta trước sự vật, còn hiện hữu là thái độ của những nhân vị, dầu đối với
chính mình, dầu đối với người khác”. Thế thì, với những phạm trù như ý tưởng, dĩ
vãng, và thân xác, thì chiếm hữu nó sẽ đối tượng hoá chúng, khiến chúng rơi xuống
hàng vật thể cứng nhắc, bất động; ngược lại, nếu ta xem nó là hiện hữu (tức tôi là ý
tưởng tôi; tôi là
tơi trong q khứ và q khứ đó tạo nên tơi ngày nay; và tơi chính là thân xác tơi) thì
ta mới trở thành một hiện sinh đích thực. Hơn nữa, thái độ hiện hữu không chỉ là với
bản thân chủ thể, và còn là phải đối với tha nhân: như vậy ta xem tha nhân là một hiện
hữu như ta – Marcel đã cơng nhận tính liên chủ thể, làm tiền đề cho tự tiếp thông, thấu
hiểu lẫn nhau giữa con người.
Marcel coi “tất cả những gì khơng thể xác định và khơng thể khách thể hố” là
những huyền nhiệm (Mystère) (Trần Thái Đỉnh, 2018, tr.277). Như vật, vũ trụ là một
huyền nhiệm (vì vũ trụ bao quanh con người, nên khơng thể đối tượng hố vũ trụ);
nhân vị là một huyền nhiệm (vì ta xem nhân vị mang chủ thể tính, mà đã là chủ thể thì
nghiễm nhiên không phải đối tượng); và Thượng đế là một huyền nhiệm. Huyền nhiệm
hiểu theo Marcel là những gì khơng có giá trị tuyệt đối; nó khơng phải là đối tượng của
những suy tưởng duy lý, mà nó là đối tượng của sự tin tưởng.
Marcel còn đề cập đến vấn đề tự do của con người: “tự do đích thực là hành vi
sáng tạo của con người hiện sinh” (Trần Thái Đỉnh, 2018, tr.284), tuy nhiên, sự sáng
tạo này phải trong một mối thông hiệp với Thượng đế. Con người không thể tự sáng
tạo ra mình. Con người là sáng tạo của Thượng đế, cho nên sáng tạo của con người
phải đặt trong sự chung tay với Thượng đế.
2.2.5. Nhánh hiện sinh vô thần: Martin Heidegger (1889 - 1976) và
Jean- Paul Sartre (1905 - 1980)
Trên đây chúng tôi vừa khái lược một vài nét quan trọng trong triết lý của hai
triết gia nổi bậc nhất trong nhánh hữu thần, để làm một đối sánh với nhánh vô thần sắp
triển khai. Cần chú ý là Chủ nghĩa Hiện sinh chỉ là một tên gọi chung cho triết thuyết
của những nhà tư tưởng có chung các đặc điểm về triết học con người, vì mỗi người lại
rất khác nhau về lập trường. Trên thực tế, họ khơng tự gọi mình là triết gia hiện sinh
chủ nghĩa (ngồi Jean-Paul Sartre): như Jaspers thì gọi triết học của mình là “triết học
về hiện sinh”; Marcel tự gọi là “Tân phái Socrate”, còn triết học của Heidegger là
“triết học hiện hữu” (philosophie existentiale). Trong giới hạn bài tiểu luận, chúng tôi
xin được chỉ giới thiệu mỗi nhánh hai triết gia, mà bốn ông này là bốn cái tên trụ cột
cho triết học hiện sinh; thêm vào đó, phần triết học chỉ là nền tảng để khai triển
những vấn đề văn