Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ THÙY

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ THÙY

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Ngành Chính trị học, Chun ngành Cơng tác tư tưởng
Mã số: 9310201

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VIẾT THÔNG

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Trần Thị Thùy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 7

1.1. Những cơng trình nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ......................................... 7
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về công tác nghiên cứu lý luận về đảng
cầm quyền và chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền
ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 16
1.3. Những giá trị kế thừa và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................... 23
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM............................. 29


2.1. Lý luận về đảng cầm quyền và công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền ở Việt Nam ...................................................................................................... 29
2.2. Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác nghiên cứu lý luận về
đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay...................................................................... 40
Chương 3: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG
CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN........................... 59

3.1. Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện công tác nghiên cứu lý luận về đảng
cầm quyền ở Việt Nam hiện nay ............................................................................... 59
3.2. Thực trạng chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở
Việt Nam hiện nay ..................................................................................................... 63
3.3. Đánh giá chung và nguyên nhân .............................................................................. 105
Chương 4: QUAN ĐIỀM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM TỚI ........................................................................................... 112

4.1. Bối cảnh tình hình ..................................................................................................... 112
4.2. Quan điểm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về
đảng cầm quyền ở Việt Nam trong những năm tới................................................ 116
4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền ở Việt Nam trong những năm tới ................................................................. 119
4.4. Những đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận
về đảng cầm quyền ở Việt Nam trong thời gian tới ............................................... 152
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 158
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ................................. 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 161
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 176



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCHTW

:

Ban Chấp hành Trung ương

CTQG

:

Chính trị quốc gia

CNMLN

:

Chủ nghĩa Mác-Lênin

CNCS

:

Chủ nghĩa cộng sản

CNTB


:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐCQ

:

Đảng cầm quyền

KHXH

:

Khoa học xã hội

KTTT


:

Kinh tế thị trường

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

NXB

:

Nhà Xuất bản

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý nghiên cứu lý luận
về đảng cầm quyền .......................................................................................... 70
Biểu đồ 3.2: Đánh giá về chất lượng nội dung công tác nghiên cứu lý
luận về đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay .................................................. 90
Biểu đồ 3.3: Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu lý
luận về đảng cầm quyền ................................................................................. 98


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội là kết quả
tất yếu của quá trình phấn đấu kiên cường, bền bỉ của Đảng, của dân tộc, vì độc lập
dân tộc, vì cuộc sống hịa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. Trải qua bao
cam go, thử thách, Nhân dân đã tin yêu Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng lý luận và công tác nghiên
cứu lý luận. Người nhấn mạnh, Đảng cầm quyền mà khơng có lý luận dẫn đường thì
“cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam” [115, tr.289].
Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặt
cơng tác lý luận, nghiên cứu, phát triển lý luận lên hàng đầu; coi đây là một bộ phận
cấu thành quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Trong đó, cơng tác nghiên
cứu lý luận về đảng cầm quyền luôn thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong thay
đổi nhận thức và đổi mới tư duy nghiên cứu lý luận. Trên cơ sở đúc kết bài học sâu
sắc về sự gắn bó giữa lý luận với thực tiễn, hoạt động nghiên cứu lý luận về đảng
cầm quyền tập trung phân tích, đánh giá, tổng kết, phát hiện những mâu thuẫn,
những điểm nghẽn cản trở sự phát triển; tiếp thu những sáng kiến, tìm tịi, sáng tạo
từ thực tiễn để đúc kết, nâng lên thành cơ sở khoa học để hoạch định chủ trương,

đường lối, chính sách phát triển mới được thể hiện qua các văn kiện đại hội của
Đảng. Dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, các lĩnh vực hoạt động của công tác lý
luận và công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam đã ngày càng
được bổ sung, hoàn thiện và đi vào nền nếp. Các khái niệm về đảng cầm quyền,
đảng lãnh đạo; về nội dung, phương thức, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng;
về mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; về sự
lãnh đạo của Đảng cầm quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội… Nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về cơng tác lý
luận nói chung, về công tác nghiên cứu lý luận của Đảng cầm quyền nói riêng được
ban hành. Các văn bản đó là cơ sở pháp lý để các cơ quan làm công tác lý luận của
Đảng triển khai thực hiện các nhiệm vụ.


2

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác lý luận nói chung, cơng tác nghiên
cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng vẫn cịn những hạn chế, khuyết điểm.
Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị “về công tác lý luận và
định hướng nghiên cứu đến năm 2030” chỉ rõ: “Nhìn chung, lý luận cịn lạc hậu,
tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn”
[30]; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhận định: “Công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu, một số vấn đề mới, khó, phức tạp chưa được làm sáng tỏ” [72, tr.90-91].
Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay có những
thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; thuận lợi, thời cơ đan xen khó khăn,
thách thức, đặt ra nhiều vấn đề mới, phức tạp, cấp bách hơn đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, địi hỏi cơng tác nghiên cứu lý luận của Đảng phải đi trước
đón đầu. Song, để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận, nhất là nghiên
cứu lý luận về đảng cầm quyền đáp ứng sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước,

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “…Nâng tầm tư duy lý luận của
Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ sở
khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước… Củng cố các cơ quan nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng và
Nhà nước. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu các vấn đề lý luận khó, phức tạp
phát sinh từ thực tiễn hoặc tồn tại trong thời gian dài; những vấn đề chưa rõ về cơ
sở lý luận, cịn có nhiều ý kiến khác nhau, mạnh dạn cho thí điểm, tổng kết kịp thời
để có kết luận nhằm thống nhất về mặt nhận thức; tạo cơ chế, môi trường thuận lợi
và bố trí nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu lý luận. Tiếp tục đối mới mơ hình tổ
chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận;
đầu tư xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; có cơ chế, chính sách thu hút, sử
dụng đãi ngộ các chuyên gia đầu ngành” [72, tr.234-235].
Đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi
mới, hội nhập quốc tế, địi hỏi phải có sự tổng kết, đánh giá để đưa ra những lý luận
mới soi đường, chỉ lối. Do vậy, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận nói


3

chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng là một vấn đề vừa cơ bản,
vừa cấp thiết hiện nay.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Chất lượng công
tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục tiêu của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về công tác nghiên cứu lý luận, công
tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, luận án đánh giá thực trạng và nguyên
nhân của thực trạng chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở
Việt Nam; đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận

về đảng cầm quyền ở nước ta trong những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Từ mục tiêu của luận án, xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về đảng cầm quyền, về công tác nghiên cứu lý
luận về đảng cầm quyền, chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền
ở Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác nghiên cứu lý luận về
đảng cầm quyền ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của công tác nghiên
cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam.
- Xây dựng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu công tác lý luận
về đảng cầm quyền của Đảng ta trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng công tác nghiên cứu lý luận
về đảng cầm quyền ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu luận án
- Phạm vi về thời gian: từ năm 1992 đến nay (từ khi có Nghị quyết số 01 NQ/TW ngày 28 tháng 3 năm 1992 của Bộ Chính trị, khóa VII về cơng tác lý luận
trong giai đoạn hiện nay).


4

- Phạm vi về không gian: Luận án đề cập trong Đảng và hệ thống chính trị ở
Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề chất lượng công
tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về đảng cầm quyền. Đồng thời,
nghiên cứu sinh có kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các
chun gia, các cơng trình khoa học có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của việc nghiên cứu là:
- Tiếp cận trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác lý luận và công tác nghiên cứu lý luận của
Đảng; đặc biệt là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động nâng cao chất
lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền; về vai trò, nội dung, phương
thức, năng lực cầm quyền của Đảng và những kinh nghiệm xây dựng đảng của các
đảng khác.
- Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích: Luận án sử dụng
phương pháp này để thu thập, phân tích, đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến
đề tài, bao gồm các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, một số cơng trình trong
và ngoài nước đã nghiên cứu về xây dựng Đảng và vị trí, vai trị, nội dung, phương
thức, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng…
- Phương pháp điều tra xã hội học: là phương pháp chọn mẫu và thu thập các
thông tin, ý kiến đánh giá của cán bộ, đảng viên về những vấn đề lý luận và thực tiễn
chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay.
Luận án thực hiện phát phiếu điều tra, khảo sát đối với đội ngũ cán bộ làm công
tác tuyên giáo của Đảng ở 63 tỉnh, thành ủy và một số cán bộ trong cơ quan nghiên cứu
ở Trung ương, với 453 phiếu: Miền Bắc gồm 25 tỉnh, thành ủy với 150 phiếu; miền
Trung gồm 19 tỉnh, thành ủy với 114 phiếu; miền Nam gồm 19 tỉnh, thành ủy với 114
phiếu và các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương tại Hà Nội với 75 phiếu.


5


- Phương pháp so sánh: Dùng để phân tích, đối chiếu chất lượng công tác
nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền của Đảng ta qua các kỳ đại hội, so sánh
giữa Đảng ta và các đảng khác để nhận biết những điểm tương đồng và những
điểm khác biệt.
- Phương pháp tra cứu văn bản, cơ sở dữ liệu: Luận án sử dụng kỹ thuật
truyền thống trong tra cứu các tư liệu tại thư viện, trung tâm lưu trữ (sách, báo, tạp
chí, băng, đĩa…) được vận dụng để làm rõ nội dung chất lượng công tác nghiên cứu
lý luận về đảng cầm quyền.
5. Đóng góp mới của luận án
Qua việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã đạt mục đích nghiên
cứu, nổi bật một số đóng góp mới sau:
- Luận án góp phần làm rõ một số khái niệm về nghiên cứu lý luận; công tác
nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền; chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về
đảng cầm quyền ở Việt Nam và một số tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác nghiên
cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền ở Việt Nam; chỉ ra những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, bất cập
trong công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay.
- Đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý
luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam trong những năm tới.
- Góp phần bổ sung về mặt lý luận trong công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu có thể góp phần bổ sung làm tư liệu, phục vụ cho hoạt động
nghiên cứu, tham mưu, tư vấn và đào tạo trong lĩnh vực này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Những kết quả, đóng góp mới của luận án có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận,
góp phần bổ sung và làm rõ hệ giá trị, quan điểm lý luận về đảng cầm quyền, có tác
động tích cực trong bối cảnh, yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác nghiên
cứu lý luận của Đảng, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống

chính trị trong sạch, vững mạnh hiện nay.


6

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các nhà
lãnh đạo, quản lý và các cơ quan tham mưu, tư vấn, các nhà nghiên cứu về tầm
quan trọng của công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam
hiện nay.
- Luận án góp phần khẳng định vai trò cầm quyền của Đảng, giúp cấp ủy
đảng các cấp hiểu rõ hơn về vị trí, vai trị cơng tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm
quyền; là tư liệu tham khảo cho công tác chỉ đạo, định hướng, xây dựng kế hoạch
triển khai những vấn đề nghiên cứu; đồng thời, giải quyết, khắc phục một số khó
khăn, vướng mắc về nội dung, hình thức, phương pháp, thể chế, cơ chế… trong hoạt
động tổ chức các cơ quan nghiên cứu, lực lượng nghiên cứu, ứng dụng các kết quả
nghiên cứu, chế độ, chính sách cho các hoạt động nghiên cứu công tác nghiên cứu
lý luận về đảng cầm quyền của Đảng ta trong giai đoạn mới.
- Luận án có những vấn đề gợi mở có thể giúp các chuyên gia, nhà giáo sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, tham mưu và công tác giảng dạy
về vấn đề này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.
- Chương 1. Tổng quan những cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án.
- Chương 2. Một số vấn đề lý luận về chất lượng công tác nghiên cứu lý luận
về đảng cầm quyền ở Việt Nam.
- Chương 3. Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở
Việt Nam: Thực trạng và nguyên nhân.
- Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên

cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam trong những năm tới.


7

Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN

1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về đảng cầm quyền
* Các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
Trong các tác phẩm: Hệ tư tưởng Đức, Tuyên ngôn ĐCS, Đấu tranh giai cấp
ở Pháp, Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapactơ, Nội chiến ở Pháp,
Phê phán Cương lĩnh Côta, Chống Dduyrinh… C.Mác và Ph.Ăngghen đã bàn và
khẳng định sự cần thiết phải có đảng và sự lãnh đạo của đảng vô sản là nhân tố
quyết định thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản. Các ông luôn quan tâm đến việc
xây dựng một đảng vô sản chân chính, thống nhất, được tổ chức chặt chẽ, được tôi
luyện trong phong trào quần chúng và được quần chúng tin cậy để có thể xác lập
được quyền thống trị của mình.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để có thể lãnh đạo được sự nghiệp cách mạng,
đảng vô sản phải: Không được có lợi ích tách khỏi lợi ích giai cấp, dân tộc; phải có
lý luận tiền phong chỉ đạo; phải tổ chức thống nhất, hành động thống nhất; phải
gương mẫu về dân chủ trong Đảng; phải hoạt động trong phong trào quần chúng và
được quần chúng tin cậy; phải gồm những đảng viên tuyển trọn trong quần chúng
đã được thử thách về lập trường, quan điểm, về ý chí cách mạng; phải có cương lĩnh
ở quy mơ tồn quốc.
* Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vấn đề đảng cầm quyền là một trong những nội dung quan trọng nhất trong
tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng về đảng cầm quyền đã thể hiện nhất quán, xuyên

suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người cho rằng, để lãnh đạo nhân
dân đấu tranh giành lấy chính quyền vấn đề tiên quyết là phải xây dựng được một
Đảng cách mệnh. Chính vì vậy, ngay sau khi giành được chính quyền (8/1945), Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo
trong điều kiện có chính quyền và Đảng lãnh đạo chính quyền nhân dân một cách
trực tiếp, thống nhất, toàn diện.
Trong các tác phẩm: “Sửa đổi lối làm việc”, “Dân vận”, “Thường thức
chính trị”, “Đạo đức cách mạng”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ


8

nghĩa cá nhân”, “Di chúc”…. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln giảng giải, phân tích sự
cần thiết phải rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng lề lối làm việc của Đảng
trong bối cảnh Đảng đã cầm quyền; phát huy dân chủ trong Đảng; chống quan liêu,
tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân… Bên cạnh đó, Người ln nhấn mạnh,
Đảng cần chú ý bảo đảm bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức trong
sạch, vững mạnh. Đảng phải thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo đối với
Nhà nước, phù hợp với các điều kiện cụ thể; luôn lắng nghe ý kiến Nhân dân, khiêm
tốn học hỏi Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vận động Nhân dân
tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
* Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, Đảng ta đặc biệt coi trọng cơng tác
xây dựng Đảng nói chung, cơng tác nghiên cứu lý luận của Đảng nói riêng. Trong đó,
vai trị lãnh đạo và cầm quyền của Đảng luôn được Đảng ta thống nhất, khẳng định
trong các nhiệm kỳ đại hội (từ Đại hội VI - XIII) và trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) luôn khẳng định: “Đảng Cộng
sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng
cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công

tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành
động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý
đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào
hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông
qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị,
tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu” [63; tr.88-89].
* Những cơng trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
Vũ Hồng Cơng (chủ biên) (2005), “Phân tích kinh nghiệm và tổ chức hoạt
động của các đảng cầm quyền trên thế giới” [47]; Lương Văn Kế (2009), “Đảng
chính trị phương Tây và Cộng hịa Liên bang Đức” [104]; Lưu Văn An (2007),
“Đảng chính trị chuyển giao quyền lực của Đảng cầm quyền ở các nước tư bản chủ
nghĩa” [1]; … Các tác giả đã trình bày về mơ hình, tổ chức và hoạt động của các đảng
đang cầm quyền ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Malaixia, Singapore,
Campuchia, Lào, Trung Quốc… Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu đề cập đến


9

khái niệm, nội dung, phương thức, năng lực lãnh đạo, cầm quyền, các biện pháp
thuyết phục cử tri và xu hướng hoạt động của các đảng này. Đặc biệt, các cơng trình
cịn nêu rõ điều kiện thuận lợi và nguy cơ của các đảng cầm quyền trong các cơ chế
một đảng duy nhất cầm quyền, hai đảng thay nhau cầm quyền, một đảng nổi trội cầm
quyền trong hệ thống đa đảng…, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá và liên
hệ với thực tiễn cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Những cơng trình nghiên cứu về các đảng trên thế giới của các học giả
nước ngoài, nổi bật là:
Maurice Duverger (1972), Factors in a two-party and multiparty system
(Các nhân tố trong một hệ thống hai đảng và đa đảng) [170], là những người đi tiên
phong trong nghiên cứu về vấn đề đảng chính trị nói chung và đảng cầm quyền nói
riêng ở các nước phương Tây. Theo hai tác giả này, đảng chính trị là yếu tố căn bản

trong đời sống chính trị hiện đại. Với tư cách là đại diện của các giai cấp, các lực
lượng xã hội khác nhau, các đảng chính trị cùng cạnh tranh thông qua các cuộc bầu
cử để trở thành đảng cầm quyền. Một đóng góp quan trọng của Duverger là ơng đã
tìm ra các quy luật xã hội học căn bản trong mối quan hệ giữa các hệ thống bầu cử
mà các nước áp dụng với số lượng đảng thay nhau cầm quyền trong nền chính trị ở
các nước phương Tây.
Patrick Gunning (2003), Understanding democracy An introduction to
Public choice (Hiểu biết về nền dân chủ - một cách tiếp cận theo trường phái Lựa
chọn công cộng) [172]. Tác giả nhìn nhận sự hoạt động của các đảng nói chung và
các đảng cầm quyền nói riêng theo cách tiếp cận của lý thuyết lựa chọn công cộng.
Theo ông, các đảng chính trị có ba nhiệm vụ quan trọng: đó là (1) giúp các ứng cử
viên lập pháp được bầu; (2) giúp các nhà lập pháp thông qua các dự luật và (3) giúp
các thành viên của một tập thể tác động đến cơ quan lập pháp. Cách đặt vấn đề của
Gunning thuần t mang tính chức năng. Nó được dựa trên các dịch vụ hoặc các
chức năng mà các đảng thực hiện cho các tầng lớp nhân dân mà nó hướng tới trong
nền dân chủ nói chung và nền dân chủ tư sản nói riêng.
Richard (2007), Đảng - Thế giới bí mật của những người cầm quyền ĐCS
Trung Quốc đã đưa ra những phân tích sâu sắc về ĐCS Trung Quốc, về sự cầm
quyền, lãnh đạo nhân dân Trung Quốc và tương lai của tổ chức này [173];


10

David Shambaugh (2008), ĐCS Trung Quốc: Thối trào và thích nghi đã trả
lời cho những câu hỏi về sự tồn tại, thích nghi để phát triển của ĐCS Trung Quốc
trong khi nhiều tổ chức cộng sản khác đã thất bại ở vị trí cầm quyền [165];
Partido Comunista de Cuba và Congreso Gail Reed (1992), Hòn đảo trong
cơn bão: Đại hội ĐCS Cuba lần thứ 4: Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng
quan về Đại hội ĐCS Cuba lần thứ 4 năm 1991. Đó là tiếp tục khẳng định quyết
tâm đi theo con đường XHCN và vai trò lãnh đạo của ĐCS Cuba [171].

Ken Cole (1998), Cuba: Từ cách mạng đến sự phát triển đã đi sâu vào xem xét
những khả năng mở cửa nền kinh tế của ĐCS Cuba kể từ cuộc cách mạng 1959 dưới áp
lực và những thách thức phải đối mặt khi Liên Xô sụp đổ [168].
Jonathan G.Anderson (1996), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Hệ thống
chuyển đổi và điều chỉnh. Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về kinh
nghiệm chuyển đổi hệ thống và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và những thách
thức nổi bật mà đất nước này phải đối mặt [167].
Cornell Erik (cựu Đại sứ Thụy Điển tại Bình Nhưỡng) (2004), Bắc Triều
Tiên dưới chế độ XHCN: Báo cáo của đặc phái viên đến thiên đường. Đây là một
bức tranh phác thảo toàn diện về những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và tư
tưởng của Triều Tiên thơng qua những trải nghiệm của tác giả trong 3 năm ở Triều
Tiên [164].
Cơng trình của Zhdanov: Tổ chức ĐCS của Liên bang Xô viết, Đảng Lao
động Dân chủ Xã hội Nga [174]; Dietrich André Loeber (1996), Các ĐCS cầm
quyền và địa vị của chúng dưới chế độ luật pháp [166]: chuyên luận đầu tiên
phân tích những nguồn gốc chính trị, xã hội dẫn đến sự hình thành hệ thống pháp
lý mới của Nga từ sau sự tan rã của Liên Xô. Luke March trong cuốn ĐCS Nga
hậu Xô viết phân tích chi tiết sự chuyển biến của ĐCS Liên bang Nga trong bối
cảnh chính trị thời kì hậu Xơ viết ngày càng phức tạp và mâu thuẫn.
Lưu Tôn Hồng (2004), Nghiên cứu quy luật cầm quyền của ĐCS Trung
Quốc: Đã nêu lên những quy luật cầm quyền của đảng như mơi trường chính trị, cơ
sở giai cấp, tính tiệm tiến, tính hợp pháp, lý luận khoa học, cương lĩnh đúng đắn,
năng lực cầm quyền, quan hệ Đảng - quần chúng [94]...


11

Hồ Quân (2005), 30 quy tắc tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của
Đảng: Tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng là vấn đề quan trọng,

không ngừng suy nghĩ từ Đại hội XVI của ĐCS Trung Quốc. Tổng kết những kinh
nghiệm cơ bản về sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc. Trong điều kiện mới, thời đại
mới tăng cường xây dựng niềm tin về năng lực cầm quyền của ĐCS Trung Quốc [130].
Liễu Kiến Huy (2005), Kinh nghiệm cầm quyền của ĐCS Trung Quốc: Dưới
tinh thần chỉ đạo của Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung
ương 4 khóa XVI, tác giả đã tổng kết kinh nghiệm cầm quyền từng phần từ căn cứ
địa cách mạng đến cầm quyền một cách toàn diện khi nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa ra đời. Kết hợp hiện thực và lịch sử, đồng thời tham khảo kinh nghiệm
cầm quyền của các ĐCS trên thế giới [97].
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam
Nghiên cứu lý luận về đảng lãnh đạo, cầm quyền, vị trí, vai trị, nội dung,
phương thức, năng lực lãnh đạo, cầm quyền là một chủ đề lớn, có nhiều cơng trình
nghiên cứu đề cập, tiêu biểu là:
Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KHXH.05.04 (Chương trình KHXH.05
(1996-2000)), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng
yếu của đời sống xã hội” do Trần Đình Nghiêm làm chủ nhiệm. Tập thể tác giả đã
trình bày một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến lược, sách
lược cách mạng của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của
Đảng qua các thời kỳ cách mạng, trong đó có nội dung về phương thức lãnh đạo của
Đảng trong sự nghiệp đổi mới đến năm 2000; đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp; đổi mới phương thức lãnh đạo
của cấp ủy các địa phương; đổi mới phương thức lãnh đạo đối với các đoàn thể
chính trị - xã hội. Đây là một đề tài nghiên cứu rất công phu về phương thức lãnh
đạo của Đảng trên một số lĩnh vực quang trọng của đời sống xã hội [123].
Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX.03.08 (giai đoạn 2000-2005)
“Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” do Phạm Ngọc Quang
làm chủ nhiệm. Các nhà khoa học đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về ĐCS cầm
quyền; phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; những nhân tố quy định
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; đồng thời cho rằng phương thức



12

lãnh đạo của Đảng khơng bao giờ thốt ly khỏi nội dung lãnh đạo của Đảng. Nội
dung lãnh đạo của Đảng địi hỏi phải có phương thức lãnh đạo phù hợp để tác động
đến đối tượng nhằm thực hiện tốt nội dung đó. Khi những nội dung lãnh đạo thay
đổi thì phương thức lãnh đạo của Đảng cũng phải thay đổi theo [129].
Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX.03.10 (2005), Một số vấn đề lý luận
về Đảng và xây dựng Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo sự
nghiệp xây dựng CNXH do Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm. Các tác giả đã phân tích
q trình phát triển lý luận của Đảng từ đảng lãnh đạo đến đảng cầm quyền, điều kiện
và yêu cầu mới về xây dựng đảng cầm quyền, yêu cầu phải đổi mới Đảng theo một hệ
thống quan điểm mới, nhưng vẫn giữ vững nền tảng tư tưởng và nguyên tắc tập trung
dân chủ trong Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trước hết là đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đổi mới đội ngũ cán bộ và công
tác cán bộ, chống những nguy cơ bên trong đối với một ĐCS cầm quyền [106].
Đề tài khoa học mã số KX.04.31/06-10 (2010) “Đảng Cộng sản cầm quyền,
nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng” do Nguyễn Văn Huyên làm chủ
nhiệm. Trong đó, tổng quát những vấn đề lý luận chung về đảng cầm quyền và đảng
cộng sản cầm quyền; tính chính đáng của sự cầm quyền duy nhất của ĐCS; trình
bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung và
phương thức cầm quyền của Đảng; kinh nghiệm cầm quyền của một số đảng chính
trị tiêu biểu trên thế giới. Đề tài tập trung làm rõ thực trạng về nội dung và phương
thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và những vấn đề đặt ra. Kết quả
nghiên cứu của đề tài mang lại nhiều giá trị khoa học, thực tiễn sâu sắc, đã đáp ứng
đúng yêu cầu của thực tiễn, đặt nền móng cho nghiên cứu về nội dung, phương thức
cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam [98].
Đỗ Hồi Nam (chủ biên) (2008), Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của
ĐCS Việt Nam trong điều kiện mới: Ngay sau khi trình bày về kinh nghiệm cầm

quyền của một số đảng trên thế giới, tác giả đã trình bày vị thế cầm quyền và vai trò
lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, trọng tâm là 20 năm đổi mới. Cơng trình đã nêu một
số quan điểm, nội dung và giải pháp cơ bản nhằm củng cố và nâng cao vị trí cầm
quyền và vai trị lãnh đạo của Đảng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các
tác giả đề nghị bổ sung, hoàn thiện và phát triển đồng bộ, toàn diện đường lối đổi


13

mới và phát triển đất nước đến năm 2020; đổi mới công tác tổ chức, cán bộ - khâu
then chốt, đột phá để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả cầm quyền và lãnh
đạo của Đảng; củng cố và phát triển bền vững mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và
dân, dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn Đảng; đổi mới và hoàn thiện lý luận
cầm quyền và lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới [116].
Hồng Chí Bảo (2009), Phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mớimột số vấn đề lý luận và thực tiễn. Tác giả khẳng định đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng là vấn đề cốt yếu của đổi mới hệ thống chính trị. Phương thức lãnh đạo của
Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền trong thời kỳ mới, trước tiên phải lãnh đạo một
cách dân chủ, chú trọng lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận, cải cách triệt để hệ thống
tổ chức bộ máy của Đảng cầm quyền; đổi mới phương thức làm việc, đổi mới quy
trình xây dựng các đề án, nghị quyết, nâng cao chất lượng và hiệu quả các nghị quyết
Đảng; thực hành dân chủ toàn diện trong Đảng và trong xã hội [25].
Hoàng Chí Bảo (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ĐCS Việt Nam
thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh và sự vận dụng tư tưởng
của Người vào công tác xây dựng đảng bộ các cấp hiện nay. Tác giả hệ thống hóa
tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền và xây dựng đảng cầm quyền, đặc biệt
nhấn mạnh sự cần thiết phải có Đảng và Đảng cầm quyền phải có chủ nghĩa làm
nền tảng. Đảng ra đời để thực hiện mục đích và trách nhiệm là phải phục vụ Tổ
quốc, phục vụ Nhân dân, lãnh đạo Nhân dân để phục vụ Nhân dân [26].
Hội đồng Lý luận Trung ương - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2011),
Đảng Cộng sản Việt Nam - Trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử (Lưu hành nội

bộ): Các tác giả đã khẳng định rõ các quan điểm: Đảng ta là Đảng Cộng sản Việt
Nam, Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt
Nam, là Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam lãnh đạo chính trị - xã hội. Các tác
giả càng khơng thể phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đấu tranh
giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Các bài viết đã thể hiện những quan điểm phản bác lại các luận điệu sai trái của các
thế lực thù địch về vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời cũng
nêu các đề xuất, kiến nghị về công tác xây dựng Đảng với mong muốn Đảng ta


14

ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả trước
dân tộc và lịch sử [91].
Đặng Đình Tân và Đặng Minh Tuấn (Đồng chủ biên) (2012), Thể chế đảng
cầm quyền - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Cơng trình đã phân tích một cách hệ
thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế đảng cầm quyền - lãnh đạo nhà
nước. Nhóm tác giả đã làm rõ khái niệm đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo, thể chế,
thể chế chính trị, thể chế đảng cầm quyền; đồng thời nêu rõ yêu cầu của xây dựng
Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải đổi mới thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước Việt
Nam; nêu những đặc điểm chủ yếu về thể chế của một số đảng cầm quyền trên thế
giới (Mỹ, Nhật Bản, Nga, Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Trung Quốc) [133].
Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2012), “Thể chế đảng cầm quyền - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn” [99]. Tác giả tập trung bàn về vấn đề ĐCS cầm quyền,
nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng đối với Quốc hội, Chính phủ, các cơ
quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; phương thức cầm quyền
của Đảng đối với các lĩnh vực: xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,
cơng tác tư tưởng của Đảng, công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát…
từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới nội dung,
phương thức cầm quyền của Đảng trong thời kỳ mới.

Lương Khắc Hiếu, Trương Ngọc Nam (Đồng chủ biên) (2014), Năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn. Cơng trình là tập hợp các chun đề trong đề tài khoa học cấp Nhà nước
được các tác giả tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung in thành sách. Nội dung cơng trình đề
cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng trong thời kỳ mới, góp phần củng cố và giữ vững vị thế cầm quyền của
ĐCS Việt Nam hiện nay [83].
Đề tài khoa học mã số KX.04.02/11-15 (2015) “Đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
trong điều kiện mới” do Trần Khắc Việt làm chủ nhiệm. Cơng trình nghiên cứu đã
phân tích, làm rõ khái niệm, nội dung, quan điểm, nguyên tắc đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội; đồng thời, xây dựng khung lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng đối


15

với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như phương
thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của các đảng cầm quyền trên thế giới [160].
Nguyễn Bá Dương (Chủ biên) (2017), “Phòng, chống “Diễn biến hịa bình” ở
Việt Nam” [50]. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề then chốt,
luận giải rõ hơn một số vấn đề ở các khía cạnh khác nhau nhằm vạch trần bản chất,
âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của chiến lược “diễn biến hịa bình” chống phá Việt
Nam do các thế lực thù địch gây ra. Đồng thời, cung cấp một số thơng tin về cuộc
chiến trong thời bình: đấu tranh phịng, chống “diễn biến hịa bình” ở nước ta hiện
nay, cũng như những luận cứ cần thiết để đấu tranh, phản bác lại các quan điểm sai
trái, phản động; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đề tài khoa học “Thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm
quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển KTTT định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế” (KX04.03/11-15) do Phạm Văn Đức làm chủ nhiệm (2015) đã có

những phân tích sâu sắc về vai trò cầm quyền hiện nay của ĐCS Việt Nam và việc
phát huy dân chủ trong Đảng và trong hệ thống chính trị do ĐCS lãnh đạo [77].
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu là: Nguyễn
Phú Trọng (2006), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực
tiễn [147]; Lê Hữu Nghĩa (2014), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền [121]; Mạch Quang Thắng (2014), Về
vấn đề năng lực cầm quyền của ĐCS Việt Nam [137]; Nguyễn Viết Thông (2014),
Một số vấn đề về đảng cầm quyền [139]; Nguyễn Văn Huyên (2015), Phát huy dân
chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền [100]; Nguyễn Văn Cần (2016),
Về vai trò cầm quyền của ĐCS Việt Nam [43]; Trần Hậu (2016), Nội dung, phương
thức lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
trong điều kiện đảng cầm quyền [81]; Đồn Minh Huấn (2019), Vai trị, vị trí của
phương thức cầm quyền trong hiện thực hóa mục tiêu của Đảng [95]; Vũ Trọng
Lâm (2019), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và phương thức cầm
quyền của ĐCS Việt Nam [110]; Dương Xuân Ngọc (2020), Đảng lãnh đạo, đảng
cầm quyền: quan niệm và quan hệ [124]; Đặng Hữu Toàn (2020), Năng lực cầm
quyền và vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam trong thực hiện định hướng xã hội chủ
nghĩa [145]…


16

1.2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠNG TÁC NGHIÊN CỨU
LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu về cơng tác nghiên cứu lý luận về
đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay
Nhị Lê (Chủ biên) (2011), Đảng lãnh đạo cơng cuộc đổi mới vì chủ nghĩa xã
hội [111]. Đây là tuyển tập các bài viết về xây dựng Đảng, trong đó đề cập đến

nhiều vấn đề: về sự cầm quyền của Đảng ta, đổi mới phong cách lãnh đạo của
Đảng. Đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, một Đảng lãnh đạo
và thực thi dân chủ, năm nguy cơ đối với Đảng hiện nay, để vũ khí phê bình và tự
phê bình thực sự phát huy sức mạnh tiến bộ; phát triển công tác lý luận nhằm nâng
cao chất lượng việc hoạch định đường lối chính trị của Đảng; tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí…
Đề tài khoa học “Đổi mới bộ máy của Đảng, bộ máy của Nhà nước trong
điều kiện mới” (KX04.04/11-15) do Nguyễn Đăng Thành làm chủ nhiệm (2015) đã
phân tích thực trạng hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước ta hiện nay, mối quan
hệ giữa hai bộ máy này. Điều này giúp hiểu rõ hơn về thực trạng cầm quyền của
ĐCS Việt Nam đối với Nhà nước trong giai đoạn hiện nay [134].
Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông (Đồng
chủ biên) (2016), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về CNXH và con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới. Đây là cơng trình nghiên cứu lớn, tồn diện
về lý luận và thực tiễn quá trình phát triển của Việt Nam qua 30 năm đổi mới. Một
phần lớn trong cuốn sách đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính trị
và xây dựng Đảng, trong đó có những phân tích sâu sắc về ĐCS Việt Nam cầm
quyền [126].
Nguyễn Bá Dương (Chủ biên), (2017) “Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền
- Lý luận và thực tiễn”. Cuốn sách đã đi phân tích, đánh giá thực trạng cầm quyền
của ĐCS Việt Nam, nêu những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn
tại và chỉ ra những nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế về sự cầm quyền của ĐCS
Việt Nam [51].
Nguyễn Bá Dương (Chủ biên), (2018) “Phịng, chống “Diễn biến hồn
bình” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, tập 6. Cuốn sách được xây


17

dựng thành 03 chương, trình bày những vấn đề lý luận về “tự diễn biến”, “tự chuyển

hóa” và phịng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay; khái quát
những kết quả nổi bật trong đấu tranh phịng, chống “tự chuyển biến”, “tự chuyển
hóa”; đồng thời, nêu rõ những vấn đề đặt ra, các nhân tố tác động, yêu cầu và đề xuất
các giải pháp đẩy mạnh phịng, chống “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ chính
trị nội bộ ở Việt Nam hiện nay [50].
Vũ Văn Hiền (Chủ biên) (2020) “Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của Đảng”, tập 1. Cuốn sách bao gồm 16 bài
viết, tập trung phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trước thềm Đại
hội XIII của Đảng [82].
Vũ Văn Hiền (Chủ biên) (2021) “Một số luận cứ phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của Đảng”, tập 2. Cuốn sách bao gồm 18 bài
viết, tập trung phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch sau Đại hội XIII của
Đảng. Đây là một tài liệu rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn,
giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn và có căn cứ lý luận, thực
tiễn phản bác lại các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đại hội XIII của Đảng [82].
Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí
Cộng sản (chỉ đạo nội dung) cuốn “Về cán bộ và cơng tác cán bộ”. Cơng trình đã tổng
hợp một số bài nói, bài viết quan trọng của các đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh, Lê
Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú
Trọng về cán bộ và công tác cán bộ qua các thời kỳ. Nội dung tài liệu được sắp xếp
theo thứ tự các vấn đề như: vị trí, vai trị của cán bộ; tiêu chuẩn cán bộ; lựa chọn, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng, huấn luyện, tạo nguồn cán bộ; kiểm tra, đánh giá cán
bộ; tuyển dụng, bố trí cán bộ;...
Ngồi ra cịn một số cơng trình đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu là: Lê Đức
Bình (2003), Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt [27]; Đặng Xuân Kỳ, Mạch
Quang Thắng, Nguyễn Văn Hoà (đồng chủ biên) (2005), Một số vấn đề về xây dựng
Đảng hiện nay [107]; Nguyễn Phú Trọng (2005), ĐCS Việt Nam trong tiến trình đổi
mới đất nước [147]; Lê Hữu Nghĩa, Hồng Chí Bảo, Bùi Đình Bơn (đồng chủ biên)
(2008), Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội
trong hệ thống chính trị ở Việt Nam [119]; Lê Hoài Trung (2019), Hội nhập quốc tế

với yêu cầu đổi mới phương thức cầm quyền, lãnh đạo của Đảng [150]; Nguyễn


18

Chí Hiếu (2019), Xây dựng Đảng về đạo đức đối với đổi mới phương thức cầm
quyền của Đảng [84]; Lâm Quốc Tuấn (2019), Nhận diện một số bất cập về phương
thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện hiện nay [153]; Lê Văn Yên (2019),
Năng lực cầm quyền của Đảng ta trong điều kiện một đảng duy nhất lãnh đạo cách
mạng Việt Nam” [163]; Nguyễn Viết Thông (2019), Công tác nghiên cứu lý luận
chính trị trong tình hình hiện nay [141]; Nguyễn Xuân Thắng (2021) Tăng cường
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, 4/2021[138]; Lê Hữu Nghĩa (2021)
Đảng lãnh đạo phát huy dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị [121].
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu khoa học, cịn có các cơng trình nghiên
cứu tổng kết thực tiễn về các lĩnh vực có liên quan, do Ban Tuyên giáo Trung
ương thực hiện: Đề tài KHBĐ (2012)-35 “Định hướng nội dung các chương trình
bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị mới cho cán bộ, đảng viên các cấp”; Đề án
trình Bộ Chính trị "Nâng cao năng lực lãnh đạo và tăng cường công tác tư tưởng
của Đảng đối với trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (2013);
Đề án trình Ban Bí thư “Tiếp tục đổi mới việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đảng” (2014); Đề
án trình Ban Bí thư “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý” (2014); Đề án Tổng kết công tác
tuyên giáo trong 30 năm đổi mới về “Xây dựng Đảng cầm quyền, đổi mới nội
dung, phương thức lãnh đạo của Đảng” trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và đạo
đức (2014); Đề án tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TW của Bộ
Chính trị về cơng tác lý luận trong thời kỳ mới; Đề án trình Ban Bí thư “Tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2014); Đề án xây dựng trình

Bộ Chính trị “Quy định về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ
quan đảng, nhà nước” (2015)...
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu chất lượng công tác nghiên cứu lý luận
về đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay
Phạm Ngọc Quang, Ngô Kim Ngân (2007), Phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân [129]: Đây là kết quả của đề tài cấp nhà nước được xuất bản thành sách.


19

Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, các tác giả đã nhấn
mạnh điều kiện, hoàn cảnh mới đòi hỏi sự cần thiết phải đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng, đổi mới tư duy về phương thức lãnh đạo, quá trình đổi mới tư duy về
phương thức lãnh đạo và tham khảo mơ hình lãnh đạo của đảng cầm quyền một số
nước, nhóm tác giả đã khảo sát thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên
một số lĩnh vực chủ yếu của Nhà nước ở cấp trung ương: lập pháp, hành pháp, tư pháp,
cơng tác cán bộ; từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp tổng quát trong đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và phương hướng đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Nhà nước.
Nguyễn Văn Vĩnh (Chủ biên) (2007), Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay [161]. Tác giả đề xuất định
hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, trong
đó: Đảng phải tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức lý luận; hoàn thiện đường lối xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và lãnh đạo tổ chức thực hiện; làm tốt công tác cán
bộ; Đảng tổ chức, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng. Đồng thời, Đảng giáo dục đảng viên và nhân dân thực
hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; củng cố, nâng cao chất lượng các

tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước; Đảng lãnh đạo các tổ chức
trong hệ thống chính trị tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền, giám sát hoạt động
của cơ quan nhà nước và cán bộ trong cơ quan nhà nước; xây dựng, bổ sung, hoàn
chỉnh luật hoạt động của Đảng; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo đối với hoạt
động của Đảng và của Đảng đối với Nhà nước.
Đề tài KHBĐ (2007-51) “Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả nghiên cứu lý luận chính trị phục vụ cơng tác lãnh đạo của Đảng trong quá
trình đổi mới” [156] do Đinh Quang Ty làm chủ nhiệm. Đề tài đã phân tích và làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu lý luận chính trị, đồng thời
đưa ra những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu quả của nghiên cứu lý luận
chính trị, từ đó đánh giá tình hình, kết quả nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 19912010 và đưa ra những dự báo và các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao chất


×