Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

đề cương triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.17 KB, 107 trang )

TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
CHƯƠNG I
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. TRIẾT HỌC LÀ GÌ?
1. Triết học và đối tượng của triết học:
Thuật ngữ “ triết học” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghóa là “yêu thích
(phylo) sự thông thái (sophia )”.
Triết học dù theo quan niệm nào, bao giờ cũng gồm hai yếu tố:
-Yếu tố nhận thức: Sự hiểu biết về thế giới chung quanh, trong đó có con
người, sự giải thích hiện thực bằng hệ thống tư duy.
-Yếu tố nhận đònh: Đánh giá về mặt đạo lý để có thái độ và hành động.
Hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu
thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Triết học Mácxít xác đònh
nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa ý
thức - vật chất trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung
nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy con người
Để có thể xem xét thế giới như một chỉnh thể, phương pháp của triết học là
tổng kết toàn bộ lòch sử của các khoa học và lòch sử của bản thân tư tưởng triết học.
Triết học là khoa học diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Chính vì vậy, vấn đề đối
tượng và tư cách khoa học của triết học đã gây ra những cuộc tranh luận kéo dài
trong lòch sử. Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học vẫn là nghiên
cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan
hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh
2. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan
Để tồn tại, loài người phải thích nghi với giới tự nhiên, nhưng con người
không thích nghi một cách thụ động mà luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
những yêu cầu trong cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người cần hiểu biết về
thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân mình: thế giới là gì? con người là
gì? ý nghóa cuộc sống là gì?… những câu hỏi như vậy luôn được đặt ra và được giải


đáp với những mức độ khác nhau trong mọi thời đại
Toàn bộ những quan niệm về thế giới, về vò trí của con người trong thế giới
đó, về chính bản thân và cuộc sống của con người và loài người hợp thành thế giới
quan của một con người, một cộng đồng người trong mỗi thời đại nhất đònh. Như
vậy, thế giới quan bao gồm cả nhân sinh quan, tức là toàn bộ những quan niệm về
cuộc sống của con người và loài người
Tư duy được mài sắc cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú và
phức tạp của hoạt động thực tiễn. Tư duy triết học là đỉnh cao của quá trình nhận
thức. Thực chất của nó là sự “phản tư’ của ý thức trong quá trình tự nhận thức chính
bản thân mình. Triết học diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng một hệ
thống các phạm trù như những bậc thang trong quá trình nhận thức. Triết học tạo
nên hệ thống lý luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới như một
chỉnh thể, trong đó có con người và mối quan hệ của nó với thế giới chung quanh
Như vậy, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống các quan
điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vò trí của con người trong thế giới đó.

II. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM
1. Vấn đề cơ bản của triết học
Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất là
vấn đề cơ bản của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
* Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào là
cái quyết đònh?
* Ý thức của con người có thể phản ánh chân thực thế giới khách quan
không, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
2
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
2. Chủ nghóa duy vật và chủ nghóa duy tâm trong triết học
Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học sẽ chia các triết gia thành

hai trường phái lớn: Trường phái duy vật và trường phái duy tâm
- Trường phái duy vật : Đã trải qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều
thống nhất với nhau ở chỗ coi vật chất là các có trước và là cái quyết đònh ý thức,
đều xuất phát từ thế giới vật chất để giải thích thế giới
+ Hình thái đầu tiên của chủ nghóa duy vật là chủ nghóa duy vật chất
phác, ngây thơ thời cổ đại. Quan điểm của chủ nghóa duy vật thời kỳ này chủ yếu
dựa vào quan sát trực tiếp, chưa có cơ sở khoa học
+ Hình thái lòch sử thứ hai là chủ nghóa duy vật máy móc, siêu hình thế
kỷ XVII – XVIII. Các nhà duy vật máy móc xem xét giới tự nhiên và con người
chỉ như những hệ thống máy móc khác nhau và tồn tại trong trạng thái biệt lập,
ngưng đọng, không vận động, không phát triển
+ Hình thái thứ ba và cũng là hình thái cao nhất của chủ nghóa duy vật
là chủ nghóa duy vật biện chứng
+ Trong lòch sử phát triển của chủ nghóa duy vật, ngoài những hình thái
cơ bản vừa nêu còn một vài dạng nữa như: chủ nghóa duy vật tầm thường, chủ
nghóa duy vật kinh tế…
- Trường phái duy tâm: thừa nhận ý thức là cái có trước và là cái quyết đònh
sự tồn tại của vật chất. Tồn tại dưới hai dạng chủ yếu:
+ Chủ nghóa duy tâm khách quan: cho rằng có một thực thể tinh thần
không những tồn tại trước, tồn tại ở bên ngoài, độc lập với con người và với thế
giới vật chất mà còn sản sinh ra và quyết đònh tất cả các quá trình của thế giới vật
chất
+ Chủ nghóa duy tâm chủ quan: cho rằng cảm giác, ý thức là cái có
trước và tồn tại sẵn trong con người, trong chủ thể nhận thức; còn các sự vật bên
ngoài chỉ là phức hợp của các cảm giác ấy mà thôi
+ Tuy có sự khác nhau trong quan niệm cụ thể về cái có trước và về sự
có trước, nhưng cả hai dạng của chủ nghóa duy tâm đều thống nhất với nhau ở chỗ
coi ý thức, tinh thần là cái có trước, là cái sản sinh ra và quyết đònh vật chất
3
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN

+ Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghóa duy tâm bắt
nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá một mặt nào đó, một đặc tính nào
đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người
+ Ngoài nguồn gốc nhận thức, chủ nghóa duy tâm ra đời và tồn tại còn
do nguồn gốc xã hội. Sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và đòa vò
thống trò của lao động trí óc với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra
quan niệm về vai trò quyết đònh của nhân tố tư tưởng, tinh thần
- Trong lòch sử triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghóa duy vật và
chủ nghóa duy tâm. Cuộc đấu tranh đó tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển
của tư duy triết học. Đồng thời, cuộc đấu tranh này còn là sự biểu hiện bằng cách
này hay cách khác cuộc đấu tranh hệ tư tưởng của các giai cấp đối đòch trong xã
hội
- Một học thuyết triết học được gọi là nhất nguyên luận khi thừa nhận chỉ một
trong hai thực thể là cái có trước và là cái quyết đònh, nghóa là cho rằng thế giới chỉ
có một nguồn gốc duy nhất. Trong lòch sử triết học, ngoài những nhà duy vật và
duy tâm có quan điểm nhất nguyên còn có những nhà triết học xem vật chất và ý
thức là hai nguyên thể song song tồn tại, không cái nào có trước, chúng là hai
nguồn gốc tạo nên thế giới. Học thuyết của họ là nhò nguyên luận. Bên cạnh đó,
lại có những người cho rằng vạn vật là do vô số nguyên thể độc lập cấu thành. Đó
là quan điểm đa nguyên luận triết học. Triết học nhò nguyên thường sa vào chủ
nghóa duy tâm, còn đa nguyên luận triết học là một học thuyết triết học duy tâm
3. Thuyết không thể biết
Đối với câu hỏi “con người có thể nhận thức được thế giới hay không?” tuyệt
đại đa số các nhà triết học trong lòch sử trả lời một cách khẳng đònh. Tuy nhiên, có
sự phân biệt giữa chủ nghóa duy vật và chủ nghóa duy tâm về đối tượng nhận thức
Chủ nghóa duy tâm cho rằng:
- Nhận thức chỉ là sự tự sản sinh ra tri thức bởi chủ thể.
- Nhận thức chỉ là sự nhớ lại, hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã lãng
quên trong quá khứ.
- Nhận thức chỉ là sự tự ý thức về bản thân ý thức.

4
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
Song bên cạnh đó lại cũng có một số nhà triết học cho rằng con người không
thể hiểu biết được thế giới hay ít ra là không thể biết được bản chất của nó. Học
thuyết của họ được gọi là “thuyết không thể biết”. Vấn đề mà những người theo
học thuyết không thể biết đặt ra và không giải quyết được là: “làm thế nào để biết
được rằng những cảm giác, biểu tượng và nói chung ý thức của con người có phù
hợp với sự vật mà con người muốn nhận thức hay không?”
III. BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH
1. Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
Các hiện tượng, sự vật, hiện tượng của thế giới chung quanh ta tồn tại như thế
nào?. Chúng hoàn toàn biệt lập với nhau hay phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau, hoàn
toàn ở trong trạng thái tónh, ngưng đọng, nhất thành bất biến hay vận động biến đổi
không ngừng? Có rất nhiều cách trả lời về vấn đề này, song suy cho cùng đều quy
về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình
- Quan điểm siêu hình là quan điểm “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà
không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại
của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự
vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tónh của các sự vật ấy mà quên mất sự vận động của
những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”
- Quan điểm biện chứng không những thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy
được mối liên hệ của chúng, không những thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả
sự sinh thành và sự tiêu vong của sự vật, không những thấy trạng thái tónh của sự
vật mà còn thấy trạng thái động của sự vật, không những “thấy cây” mà còn “thấy
cả rừng”
“ Điều căn bản” trong phương pháp biện chứng là “xem xét những sự vật và
những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của
chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”
2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng
Lòch sử phát triển của các phương pháp biện chứng và siêu hình luôn gắn liền

với lòch sử phát triển của khoa học cũng như của thực tiễn và đã trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau
- Giai đoạn đầu tiên của tư duy triết học biện chứng là phép biện chứng tự
phát thời cổ đại thể hiện rõ nét trong “thuyết m – Dương “ của triết học Trung
5
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
Quốc , đặc biệt là trong nhiều học thuyết của triết học Hy Lạp cổ đại. Trong giai
đoạn này, do chưa đạt đến trình độ đi sâu phân tích giới tự nhiên, cho nên các nhà
biện chứng cổ Hy Lạp chỉ chú ý đến sự vận động, đến sự quá độ từ các này sang cái
khác, đến những mối liên hệ chứ chưa chú ý nhiều đến cái đang vận động, đang quá
độ và đang liên hệ với nhau.
- Từ nửa thế kỷ XV trở đi, khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ, ngày càng
đi sâu phân tích, chia nhỏ giới tự nhiên thành những mảnh riêng biệt, cố đònh để
nghiên cứu. Việc làm đó đã đưa đến những thành tựu vó đại trong việc nhận thức
thế giới; nhưng phương pháp nghiên cứu đó cũng để lại một thói quen xem xét sự
vật một cách siêu hình
- Trong giai đoạn phát triển tiếp theo của khoa học tự nhiên, những kết quả
nghiên cứu mới đòi hỏi một cách nhìn biện chứng về giới tự nhiên. Chính nền triết
học cổ điển Đức, ngay từ đầu, đã phát triển theo tinh thần biện chứng để đáp ứng
nhu cầu đó. Phép biện chứng được bắt đầu với triết học của Kant và hoàn thiện với
triết học của Hégel, song đó là phép biện chứng duy tâm
- Theo Mác và nggen, những ý niệm trong đầu óc chúng ta chẳng qua chỉ
những sự phản ánh của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản thân biện
chứng của ý niệm cũng chỉ đơn thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động
biện chứng của thế giới hiện thực khách quan. Trên cơ sở đó, Mác và ngghen đã
cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hégel thành phép biện chứng duy vật – giai
đoạn cao nhất của phép biện chứng
IV. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học
- Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những

vấn đề thế giới quan. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để thiết lập nhân sinh
quan tích cực. Vì thế, trình độ phát triển của thế giới quan là một tiêu chí quan
trọng về sự trưởng thành của cá nhân cũng như của một cộng đồng xã hội nhất
đònh
- Với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, chủ nghóa duy vật và chủ
nghóa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau Nhìn
chung, chủ nghóa duy vật triết học thường biểu hiện thế giới quan và góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh của tầng lớp chủ nô dân chủ chống tầng lớp chủ nô quý
tộc, của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến, của khoa học chống tôn giáo;
6
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
ngược lại, chủ nghóa duy tâm được sử dụng làm công cụ biện hộ về lý luận cho các
giai cấp thống trò và các lực lượng phản động
- Ngoài chức năng thế giới quan, triết học còn có chức năng phương pháp
luận. Một lý luận triết học, khi lý giải các sự vật, hiện tượng theo một quan điểm
nhất đònh, đã đồng thời thể hiện một phương pháp xem xét nhất đònh, hơn nữa, còn
là một quan điểm chỉ đạo về phương pháp. Do đó, một học thuyết triết học không
những chỉ thể hiện ra là một thế giới quan nhất đònh mà còn là một phương pháp
chung nhất của sự xem xét thế giới. Mỗi quan điểm lý luận của triết học đồng thời
là một nguyên tắc trong việc xác đònh phương pháp và lý luận về phương pháp.
Phương pháp luận là một hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát,
những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn cùng với bản
thân học thuyết về hệ thống đó. Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận
chung của toàn bộ nhận thức khoa học, trong đó, bản thân thế giới quan cũng đã
mang một ý nghóa về phương pháp luận
- Với vai trò thế giới quan và phương pháp luận của mình, triết học có ảnh
hưởng quan trọng đối với sự phát triển của các khoa học khác. Triết học tự nhiên
đã đưa ra được nhiều tư tưởng thiên tài, đã dự đoán trước được nhiều phát hiện của
khoa học sau này
- Lòch sử của khoa học đã cho thấy, kiên đònh thế giới quan duy vật và

phương pháp tư duy biện chứng là những nhân tố hết sức quan trọng giúp cho các
khoa học cụ thể vượt qua những giới hạn của nhận thức cũ, những cuộc “khủng
hoảng” để đi tới những thành tựu mới. Trái lại, chủ nghóa siêu hình, chiết trung
thông thường đã làm cho khoa học tự nhiên bò chặn đứng lại một cách tuyệt vọng
trong những yêu cầu về lý luận của nó. Sự ra đời của triết học Mác làm cho tác
dụng tích cực của triết học đối với sự phát triển của khoa học càng thêm to lớn và
mạnh mẽ
2. Vai trò của triết học Mác – Lênin
- Triết học Mác – Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng
nhất của tư duy triết học nhân loại. Đó là chủ nghóa duy vật - biện chứng trong việc
xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét xã hội và tư duy con người
- Trong triết học Mác – Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với
nhau, nó không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là sự diễn tả quan niệm về
thế giới, là lý luận về thế giới quan. Hệ thống các quan điểm của chủ nghóa duy
7
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
vật Mácxít, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại đã trở thành nhân tố đònh
hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát
của phương pháp luận, trở thành ”chủ nghóa duy vật triết học hoàn bò”, “công cụ
nhận thức vó đại”
- Tuy nhiên, triết học Mác – Lênin không hề thay thế cho các bộ môn khoa
học khác trong việc nhận thức thế giới. Sự tồn tại và phát triển của các khoa học
cụ thể là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học. Triết học Mác –
Lênin chỉ góp phần đưa lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự
phát triển khoa học. Chính vì vậy, để đẩy mạnh sự phát triển của khoa học cụ thể
cũng như của bản thân triết học, sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu
lý luận triết học và các nhà khoa học khác là hết sức cần thiết.
- Cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, các trào lưu cách mạng
xã hội đã và đang tạo nên sự biến đổi sâu sắc và hết sức năng động trên mọi lónh
vực của đời sống xã hội. Việc thực hiện những nhiệm vụ to lớn nhằm mục tiêu

tiến bộ xã hội do thời đại đặt ra đòi hỏi ở con người thế giới quan khoa học vững
chắc và năng lực tư duy sáng tạo. Việc nắm vững triết học Mác – Lênin giúp con
người tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trò, tinh thần và tư duy sáng
tạo của mình. Đó là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp xây dựng chủ nghóa xã hội nói
chung, của công cuộc đổi mới hiện nay nói riêng
- Tuy nhiên, bên cạnh tri thức triết học còn cần có hàng loạt tri thức của các
khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh nghiệm do cuộc sống tạo nên một
cách trực tiếp ở mỗi con người. Thiếu những tri thức đó thì việc vận dụng những
nguyên lý triết học không những khó mang lại hiệu quả mà trong nhiều trường hợp
còn có thể dẫn đến những sai lầm mang tính giáo điều
- Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để phòng
và chống chủ nghóa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết
quả vừa là mục đích trực tiếp của việc nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết
học Mác – Lênin nói riêng
____*____
1.Triết học là gì ? đặc điểm của triết học như một hình thái ý thức xã hội?
2. Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghóa duy vật và chủ nghóa duy tâm?
8
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
3. Phân biệt phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lòch sử triết
bọc
CHƯƠNG II
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
I – NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1 – Tiền đề kinh tế – xã hội
Triết học Mác xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ ở
các nước Tây Âu, chủ nghóa tư bản đã trở thành hệ thống kinh tế thống trò. Giai cấp
vô sản đã bước lên vũ đài chính trò với tư cách là một lực lượng độc lập. Sự xuất
hiện triết học Mác cũng như chủ nghóa Mác nói chung được chuẩn bò trước hết bởi:

- Sự phát triển ngày càng sâu sắc những mâu thuẫn trong cuộc đấu tranh giữa
lao động và tư bản, giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
- Yêu cầu cần có một học thuyết khoa học, cách mạng nhằm:
+ Vạch ra sứ mệnh lòch sử của giai cấp công nhân.
+ Vạch ra tính tất yếu cần phải tiêu diệt chủ nghóa tư bản
+ Vạch ra những con đường, phương tiện để xây dựng một xã hội mới
trong tương lai tốt đẹp hơn.
2 – Tiền đề lý luận
Sự xuất hiện của chủ nghóa Mác và triết học của nó không chỉ được quyết
đònh bởi những điều kiện kinh tế - xã hội mà còn bởi toàn bộ đời sống văn hóa và
khoa học. Lý luận Mác xít không tách rời những thành tựu văn hóa khoa học của
nhân loại. Thiên tài của các nhà kinh điển Mác xít là ở chỗ các Ông đã giải đáp
được những vấn đề mà tư tưởng loài người đã đặt ra trong thời đại của mình. Mác,
Ăngghen là những người kế tục và hoàn thiện:
9
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
- Triết học cổ điển Đức
- Kinh tế chính trò học Anh
- Chủ nghóa xã hội Pháp
3 – Tiền đề khoa học tự nhiên
Sự xuất hiện triết học Mác và Ăngghen còn được chuẩn bò bởi những thành
tựu của khoa học tư nhiên. Chủ nghóa tư bản công nghiệp phát triển tác động mạnh
đến sự phát triển trên mọi lónh vực tri thức, đặc biệt là của các ngành khoa học tự
nhiên và kỹ thuật. Phương pháp tư duy siêu hình từng thống trò trong khoa học và
triết học duy vật ngày càng mâu thuẫn với những thành tựu mới nhất trong khoa
học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX Có thể đề cập đến những thành tựu cơ bản sau:
- Thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của vật chất.
- Thuyết tiến hoá.
- Thuyết tế bào.
Sự xuất hiện chủ nghóa Mác và triết học của nó không phải là ngẫu nhiên mà

là một hiện tượng hợp quy luật. Nó là sự khái quát kinh nghiệm của phong trào
công nhân và những thành tựu của khoa học tự nhiên, tiếp thu có phê phán tư tưởng
xã hội của những nhà tư tưởng tiền bối. Mác và Ăngghen đã thực hiện bước ngoặt vó
đại trong triết học
II – BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG
TRONG TRIẾT HỌC DO MÁC VÀ ĂNGGHEN THỰC HIỆN
Sự xuất hiện chủ nghóa Mác là bước ngoặt quan trọng trong lòch sử tư tưởng
xã hội. Lênin đã nói rằng, chủ nghóa Mác là sự phát triển cao nhất của toàn bộ
khoa học lòch sử, khoa học kinh tế và triết học ở Châu Âu
- Tạo nên sự thống nhất giữa chủ nghóa duy vật và phép biện chứng.
- Đưa quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lónh vực xã hội (chủ
nghóa duy vật lòch sử).
- Khẳng đònh vai trò thực tiễn của triết học. Triết học không chỉ nhận thức thế
giới, mà còn cải tạo thế giới.
10
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
- Biến đổi và hoàn thiện tính chất, đối tượng của triết học và mối quan hệ
giữa triết học và các khoa học cụ thể.
- Triết học Mác là thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn.
Triết học của chủ nghóa Mác được Lênin tiếp tục phát triển trong điều kiện
mới của lòch sử
III – GIAI ĐOẠN LÊNIN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC
- Các nhà kinh điển của chủ nghóa Mác, khi sáng tạo và phát triển học thuyết
của mình luôn luôn chỉ ra rằng học thuyết của các Ông không phải là giáo điều mà
là sự chỉ đạo hoạt động. Xuất phát từ nguyên tắc đó, Lênin đã nhấn mạnh sự cần
thiết phải phát triển học thuyết Mác
- Giai đoạn hiện đại của sự phát triển chủ nghóa Mác gắn liền với tên tuổi của
Lênin và những người kế thừa
- Học thuyết của Mác và Ăngghen được hình thành trong thời kỳ mà nhiệm

vụ của bước chuyển cách mạng từ chủ nghóa tư bản lên chủ nghóa xã hội chưa đặt
ra một cách trực tiếp và cấp bách. Lênin đã phát triển chủ nghóa Mác trong những
điều kiện lòch sử mới, thời kỳ chủ nghóa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc, thời
kỳ ra đời của xã hội xã hội chủ nghóa.
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỳ XX, khoa học tự nhiên đã có bước phát triển
vô cùng mạnh mẽ, đòi hỏi triết học phải có cách nhìn sâu sắc hơn về thế giới. Lợi
dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên, các nhà triết học duy tâm, kể cả một
số nhà khoa học tự nhiên đã xuyên tạc và tấn công vào chủ nghóa duy vật biện
chứng của Mác. Trong bối cảnh ấy, Lênin đã đứng lên bảo vệ thành công, chống
lại mọi biểu hiện của chủ nghóa duy tâm và quan điểm siêu hình về thế giới.
Không chỉ thế, Lênin còn phát triển thêm học thuyết của Mác.
- Đầu thế kỷ XX, chủ nghóa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghóa,
phong trào đấu tranh của giai cấp công Âu chuyển sang một trạng thái mới về chất.
Trong tình hình ấy, Lênin đã vận dụng học thuyết Mác để nghiên cứu thời đại mới
– thời đại cách mạng xã hội chủ nghóa và đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga thực
hiện thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghóa tháng Mười vó đại. Trong giai
đoạn này, Lênin không chỉ bảo vệ thành công chủ nghóa duy vật lòch sử của Mác
mà còn phát triển thêm trong việc nghiên cứu hình thái kinh tế xã hội mới – xã hội
11
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
xã hội chủ nghóa. Lênin đã chống lại mọi biểu hiện của chủ nghóa cơ hội và chủ
nghóa xét lại về lónh vực xã hội.
* *
*
- Tuy khác nhau về chất với các hệ thống triết học trước, nhưng triết học Mác
- Lê nin đã kế thừa được tinh hoa của chủ nghóa duy vật và phép biện chứng qua
nhiều thời đại, đồng thời đã xây dựng trên tinh thần phát triển những hệ thống quan
điểm gắn liền với khoa học tự nhiên hiện đại và cuộc cách mạng của giai cấp vô
sản
- Triết học Mác Lênin luôn gắn liền lý luận với thực tiễn, vì vậy, nó luôn trẻ

trung, mới mẻ và phát triển không ngừng. Không được coi những nguyên lý của triết
học Mác – Lênin là những tín điều, những giáo lý, mà nó phải luôn phát triển, sáng
tạo dựa trên những thành tựu của khoa học – kỹ thuật và nền sản xuất vật chất
###@###
1.Trình bày những tiền đề hình thành triết học Mác.
2. Phân tích ý nghóa bước ngoặt cách mạng trong lòch sử triết học do Mác và ng-
ghen thực hiện và sự phát triển của Lênin đối với triết học Mác.
12
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
CHƯƠNG III
CHỦ NGHĨA DUY VẬT
Chủ nghóa duy vật đã có quá trình hình thành và phát triển từ thời cổ đại cho
đến nay mà đỉnh cao là chủ nghóa duy vật biện chứng
I. SỰ THỐNG NHẤT CỦA THẾ GIỚI
- Qua sự phát triển lâu dài của bản thân triết học và của các ngành khoa học,
chủ nghóa duy vật biện chứng chứng minh rằng, bản chất của thế giới là vật chất,
thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản
sau:
* Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế
giới ấy tồn tại khách quan, có trước và tồn tại độc lập với ý thức con người
* Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với
nhau, chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, do
vật chất sinh ra và cùng chòu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến
trong thế giới vật chất
* Thế giới vật chất tồn tại vónh viễn, vô hạn và vô tận, không được
sinh ra và không bò mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình
vật chất đang vận động, chuyển hoá lẫn nhau
- Tính vật chất của thế giới được kiểm nghiệm bởi chính cuộc sống hiện thực
của con người và nó trở thành cơ sở cho cuộc sống và hoạt động của con người.
Con người không thể bằng ý thức mà sản sinh ra các đối tượng vật chất được. Con

người chỉ có thể cải biến thế giới vật chất theo những quy luật của chính nó
- Tính thống nhất vật chất của thế giới không loại trừ tính đa dạng của thế
giới. Thế giới thống nhất trong tính đa dạng, tính muôn hình muôn vẻ về chất của
các sự vật, hiện tượng trong thế giới
13
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
II. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA NÓ
1. Đònh nghóa phạm trù vật chất
Vật chất với tính cách là phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp ở
thời cổ đại. Cùng với sự tiến triển của tri thức loài người, đến nay, nội dung của
phạm trù này đã trải qua những biến đổi sâu sắc
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc “cuộc khủng hoảng vật lý học” cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷXX và phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về
vấn đề này, V.I Lênin đã đưa ra đònh nghóa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất
Theo Lênin:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Đònh nghóa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Vật chất – cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức
- Vật chất – cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó tác
động lên giác quan con người
- Vật chất – cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh
Với những nội dung cơ bản như trên, phạm trù vật chất trong đònh nghóa của
Lênin có nhiều ý nghóa to lớn
- Trong nhận thức luận, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan
của cảm giác, ý thức
- Bằng những phương thức nhận thức khác nhau, con người có thể nhận thức
được thế giới vật chất
Như vậy, đònh nghóa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết,

đồng thời cũng khắc phục được khiếm khuyết trong các quan điểm siêu hình – máy
móc về vật chất
14
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
- Đònh nghóa vật chất của Lênin còn có ý nghóa đònh hướng đối với những
khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể
trong thế giới
- Trong việc nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội, đònh nghóa vật
chất của Lênin cho phép xác đònh cái gì là vật chất trong lónh vực xã hội
Khi bàn tới phạm trù vật chất, phải bàn tới các phạm trù liên quan, đó là các
phạm trù vận động không gian và thời gian. Chúng trả lời trực tiếp câu hỏi vật chất
tồn tại bằng cách nào? như thế nào?
2. Vật chất và vận động
Theo quan điểm của chủ nghóa duy vật biện chứng, vận động là mọi sự biến
đổi nói chung. Ph.Ăngghen viết: “ vận động, hiểu theo nghóa chung nhất (…) bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vò
trí đơn giản cho đến tư duy”
- Theo Ph. Ăngghen, vận động là “ thuộc tính cố hữu của vật chất”, là “
phương thức tồn tại của vật chất”. Điều này có nghóa là trong vận động và thông
qua vận động mà các dạng vật chất thể hiện đặc tính của mình.” Các hình thức và
các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động;
thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động thì
không có gì mà nói cả”
- Vận động của vật chất là tự vận động, nó được tạo nên do sự tác động lẫn
nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc của vật chất
- Vật chất không do ai sáng tạo ra và không thể bò tiêu diệt nên vận động với
tính cách là phương thức tồn tại tất yếu của vật chất cũng không thể bò mất đi hoặc
được tùy tiện sáng tạo ra Các hình thức vận động chỉ chuyển hoá lẫn nhau chứ
vận động của vật chất nói chung thì vónh viễn tồn tại
Có thể chia vận động thành năm hình thức sau:

+ Vận động cơ học
+ Vận động vật lý
+ Vận động hoá học
+ Vận động sinh học
15
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
+ Vận động xã hội
Với sự phân loại như vậy, những hình thức này quan hệ với nhau theo những
nguyên tắc nhất đònh:
+ Các hình thức vận động khác nhau về chất
+ Hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động
thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn
+ Mỗi một sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác
nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại đó bao giờ cũng được đặc trưng bằng một hình
thức vận động cơ bản
Khi triết học Mác – Lênin khẳng đònh thế giới vật chất tồn tại trong sự vận
động vónh viễn của nó, thì điều đó không có nghóa là phủ nhận hiện tượng đứng im
của thế giới vật chất. Chủ nghóa duy vật biện chứng thừa nhận rằng “quá trình vận
động không ngừng của thế giới chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong
nó sự đứng im tương đối. Không có hiện tượng đứng im tương đối thì không có sự
vật nào tồn tại”
Hiện tượng đứng im tương đối của sự vật trong quá trình vận động, trên thực
tế , chỉ xảy ra khi sự vật được xem xét trong một quan hệ xác đònh nào đó “Vận
động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ lại phá hoại
sự cân bằng riêng biệt”, “ mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời trong sự
vận động tuyệt đối và vónh viễn của thế giới vật chất’’
3. Không gian và thời gian
Không gian và thời gian cũng là những phạm trù đặc trưng cho phương thức
tồn tại của vật chất. “Trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và
vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”

- Không gian: hình thức tồn tại của vật thể trong tương quan về mặt kích
thước, vò trí so với các khách thể khác
- Thời gian: hình thức tồn tại của vật thể trong tương quan về mức độ tồn tại
nhanh chóng hay lâu dài, sự kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận động
16
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
Theo chủ nghóa Mác - Lênin, không gian và thời gian là hình thức tồn tại của
vật chất, cả hai đều là thuộc tính khách quan, cố hữu của vật chất. Không gian và
thời gian có những tính chất sau:
+ Tính khách quan
+ Tính vónh cửu và vô tận
+ Không gian có 3 chiều và thời gian gian có 1 chiều
III. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
Nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức
phức tạp của triết học, là một trong những trung tâm gây tranh cãi giữa chủ nghóa
duy vật và chủ nghóa duy tâm trong lòch sử và hiện nay
1. Nguồn gốc của ý thức
a. Nguồn gốc tự nhiên
- Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi dạng vật chất Quá trình
phản ánh bao hàm quá trình thông tin. Đây là điều hết sức quan trọng để làm sáng
tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Thuộc tính phản ánh của ý thức có quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp
- Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần
kinh, chủ nghóa duy vật biện chứng khẳng đònh rằng ý thức là một thuộc tính của
vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một
dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất
của ý thức. Ýù thức là chức năng của bộ óc người. Hoạt động ý thức của con người
diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người
- Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới

bên ngoài để bộ óc phản ánh lại thì cũng không thể có ý thức
Như vậy, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức
17
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
b. Nguồn gốc xã hội
- Điều kiện quyết đònh cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc
xã hội. Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động, ngôn
ngữ và những quan hệ xã hội
- Những vật phẩm cần thiết cho sự sống thường không có sẵn trong tư nhiên.
Con người phải lao động để tạo ra những vật phẩm ấy. Trong lao động, con người
tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, kết
cấu, quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất đònh và các hiện
tượng này tác động vào bộ óc người. Ýù thức được hình thành chủ yếu là do hoạt
động của con người cải tạo thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới. Con người
có ý thức chính vì con người chủ động tác động vào thế giới thông qua hoạt động
thực tiễn của chính mình
- Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh
nghiệm, tư tưởng cho nhau. Nhu cầu đó đòi hỏi sự xuất hiện của ngôn ngữ. Ph.
Ăngghen viết:” đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng
ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng phát triển với lao động. Đó là cách
giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có
ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất
của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
- Ngôn ngữ vứa là phương tiện giao tiếp, đồng thời vưà là công cụ của tư
duy. Nhờ ngôn ngữ, con người mới có thể tiến hành khái quát hoá, trừu tượng hoá,
tách khỏi sự vật cảm tính. Nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của người này
được truyền cho người kia, thế hệ này cho thế hệ khác
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết đònh sự ra đời và phát

triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội
2. Bản chất của ý thức
- Chủ nghóa duy vật Mác - xit coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào trong bộ óc người một cách năng động , sáng tạo và mang tính xã hội.
18
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
“ Ý thức [das Bewuβtsein] không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn
tại được ý thức [ das bewuβt Sein ] “, là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan.
Tuy nhiên, ý thức không phải là bản sao giản đơn, thụ động, máy móc của sự vật.
Ý thức con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo. Ý thức là sự phản ánh sáng
tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội. Ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất
được di chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó”. Ý
thức là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan
- Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở của cái
đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không
có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo
tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học. Thậm chí, ở một
số người có những khả năng đặc biệt như tiên tri, thôi miên, ngoại cảm, thấu thò…
- Ý thức là sự phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới. Quá trình
ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt sau:
+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh
+ Mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần
+ Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan
Tuy nhiên, cần hiểu rằng, ý thức sáng tạo không có nghóa là ý thức sinh ra
và quyết đònh sự tồn tại của vật chất. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản
ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh mà kết quả bao giờ cũng là
những khách thể tinh thần. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý
thức.

- Ý thức , trong bất kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh, và chính thực
tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ
óc, “ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào
con người còn tồn tại”
3. Kết cấu của ý thức
Ý thức có kết cấu rất phức tạp. Có thể phân chia kết cấu đó theo nhiều “lát
cắt” khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Ở đây, có thể chia cấu trúc đó theo hai
chiều sau đây:
19
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
a. Theo chiều ngang
Ýù thức bao gồm các yếu tố cấu thành như: tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí,
ý chí… Trong đó, tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi
b. Theo chiều dọc
Là lát cắt theo chiều sâu thế giới nội tâm con người bao gồm các yếu tố như:
tự thức, tiềm thức, vô thức… Tất cả những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác
quy đònh tính chất phong phú, phức tạp trong thế giới tinh thần và hoạt động tinh
thần của con người
4. Vai trò và tác dụng của ý thức. Ý nghóa phương pháp luận của mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức
- Khi khẳng đònh vai trò quyết đònh của ý thức đối với ý thức, chủ nghóa duy
vật Mácxit đồng thời cũng vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý
thức đối với vật chất. Ýù thức do vật chất sinh ra và quyết đònh, song sau khi ra đời,
ý thức có tính độc lập tương đối của nó nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật
chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quan hệ giữa vật chất và ý thức
không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại. Không thấy điều
đó sẽ rơi vào quan niện duy vật tầm thường và bệnh bảo thủ, trì trệ trong nhận thức
cũng như hành động
- Bản thân ý thức, tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả.
Theo Mác: “lực lượng vật chất chỉ có thể bò đánh bại bởi lực lượng vật chất”, cho

nên, muốn hiện thực hoá tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Điều đó cũng
có nghóa là, con người muốn thực hiện được các quy luật khách quan thì phải nhận
thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ
chức, hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hình thành mục
tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hành động của con người. Ở đây, ý thức; tư
tưởng có thể quyết đònh việc làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành
công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất đònh
- Con người càng phản ánh đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì càng
có khả năng cải tạo thế giới có hiệu quả, vì vậy phải phát huy tính năng động, sáng
tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người. Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo
thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại trong quá trình đổi mới hiện nay
20
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
- Cơ sở cho việc phát huy tính năng động chủ quan là việc thừa nhận và tôn
trọng tính khách quan của thế giới vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy
thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Nếu chỉ xuất phát từ ý
muốn chủ quan, lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì
mắc phải bệnh chủ quan, duy ý chí
- Trước Đại hội Đảng lần thứ IV, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng
ta đã phạm những sai lầm trong việc xác đònh mục tiêu và bước đi về cơ sở vật
chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghóa và quản lý kinh tế. Chúng ta đã nóng vội
muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, vi phạm nhiều quy luật khách
quan. Cương lónh của Đảng được thông qua tại Đại hội lần thứ VII đã khẳng đònh:
“Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan”. Đảng đã
rút ra bài học quan trọng là: “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ
thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Bài học đó có ý nghóa thời sự nóng hổi
trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay
- Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những
mục tiêu, phương pháp, nhiệm vụ cho thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thời kỳ này phải “ lấy việc phát huy nguồn lực
con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, cần tránh sai
lầm chủ quan , nóng vội trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời phải “ khơi
dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt
Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu…”
###@###
1. Phân tích đònh nghóa vật chất của Lênin và ý nghóa phương pháp luận của đònh
nghóa đó
2. Phân tích quan điểm duy vật biện chứng về vận động và tính thống nhất vật chất
của thế giới.
3. Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức.
4. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghóa phương pháp
luận của mối quan hệ đó.
5. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong hoạt động thực tiễn.
21
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
CHƯƠNG IV
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
I. SỰ RA ĐỜI CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
- Ngay từ rất sớm, trong triết học đã xuất hiện hai phương pháp đối lập nhau
trong việc xem xét thế giới: phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
- Thời cổ đại, phép biện chứng chất phác ngây thơ, mà đỉnh cao là phép biện
chứng cổ đại Hy Lạp chiếm vò trí ưu trội. Theo quan điểm của phép biện chứng
này, thế giới là một chỉnh thể thống nhất; giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ
qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau; thế giới và các bộ
phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát triển
- Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và cũng nhờ sự tiến bộ của nhận thức, con
người đã tiến hành nghiên cứu các bộ phận khác nhau của thế giới trong trạng thái
tónh tại của chúng một cách cụ thể. Từø đó ra đời phương pháp tư duy siêu hình –

một phương pháp mang “tính hạn chế đặc thù của những thế kỷ gần đây”
- Từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, khoa học tự nhiên chuyển dần trọng tâm sang
việc nghiên cứu quá trình trong sự liên hệ, vận động và phát triển của chúng. Quan
điểm siêu hình bò chính khoa học tự nhiên làm mất đi cơ sở tồn tại của nó. Quá
trình phủ đònh quan điểm siêu hình này dẫn đến việc xác lập vò trí ưu trội của phép
biện chứng duy tâm khách quan mà đỉnh cao là ở triết học Hégel. Song do bò chi
phối bởi quan niệm của chủ nghóa duy tâm khách quan, Hégel đã rút ra kết luận
hoàn toàn sai lầm: biện chứng của khái niệm quy đònh biện chứng của các hiện
tượng, sự vật cảm tính
- Kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà triết học tiền bối, dựa
trên việc khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học đương thời cũng như
trên cơ sở của thực tiễn loài người, C. Mác và Ph. Ăngghen đã sáng lập ra phép
biện chứng duy vật và về sau được Lênin phát triển
- Ph. Ăngghen đòi hỏi tư duy khoa học phải phân đònh rõ ràng, đồng thời
phải thấy sự thống nhất về cơ bản giữa phép biện chứng khách quan và biện chứng
chủ quan
22
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
- Biện chứng khách quan là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân
các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập và ở bên ngoài ý thức con người
- Biện chứng chủ quan là phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện
chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực vào đầu óc của con người
- Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt các phạm trù, những
nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực nên
tùy thuộc theo nhu cầu thực tiễn và phụ thuộïc vào trình độ nhận thức của con
người, phạm vi các vấn đề được bao quát trong phép biện chứng duy vật ngày càng
được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Song, ở bất kỳ cấp độ phát triển nào
của nó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển vẫn được xem là những
nguyên lý có ý nghóa khái quát nhất. Bởi vậy, Ph. Ăngghen đã đònh nghóa: “Phép
biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự

phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
II. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Thế giới được tạo thành từ những sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau.
Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn
tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại thì nhân tố gì
quy đònh sự liên hệ đó?
Quan điểm biện chứng coi thế giới là một chỉnh thể thống nhất:
- Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt,
vừa liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
- cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính thống nhất
vật chất của thế giới.
- Các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế
nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới
duy nhất là thế giới vật chất
- Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng đònh tính khách quan, tính
phổ biến của sự liên hệ mà còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại đó
23
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
-Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và
sự phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy đònh
- Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và
phát triển của các sự vật và hiện tượng
+ Môí liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài
+ Mối liên hệ bản chất và không bản chất
+ Mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên
Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự
nhiên, xã hội và tư duy con người, phép biện chứng duy vật tập trung nghiên cứu
những loại liên hệ chung mang tính phổ biến. Những hình thức và những biểu hiện
liên hệ riêng biệt trong những bộ phận riêng biệt của thế giới là đối tượng nghiên

cứu của các ngành khoa học khác
- Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và
hiện tượng, cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự
vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn
- Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức, quan
điểm toàn diện đòi hỏi để có thể nhận thức đúng về sự vật, phải xem xét nó trong
mối liện hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của
chính sự vật; trong mối liên hệ qua lại giữa vật đó với các sự vật khác kể cả trực
tiếp và gián tiếp trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người
- Như vậy, quá trình hình thành quan điểm toàn diện với tư cách là nguyên
tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là
đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào
đó của sự vật rối đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật, và cuối
cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự
vật
- Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải
bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật
cũng như những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác. Muốn
24
TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN
vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác
động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng
- Cần lưu ý rằng, mọi sự vật đều tồn tại trong không – thời gian xác đònh và
mang dấu ấn của không – thời gian đó, do vậy, quan điểm toàn diện đồng thời
cũng là quan điểm lòch sử cụ thể
2. Nguyên lý về sự phát triển
- Mối liên hệ khách quan giữa liên hệ phổ biến và sự vận động, phát triển
trong hiện thực quy đònh mối liên hệ hữu cơ giữa nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến với nguyên lý về sự phát triển

- Theo Chủ nghóa duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học
dùng để khái quát quá trình vận động tiến từ thấp lên cao, tù đơn giản đến phức
tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
- Trong hiện thực khách quan, tùy thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các
dạng vật chất, sự phát triển sẽ được thực hiện hết sức khác nhau
+ Trong giới hữu cơ
+ Trong xã hội
+ Trong tư duy
- Sự phát triển trong hiện thực và trong tư duy diễn ra bằng con đường quanh
co, phức tạp, trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối
- Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi
về chất. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc, nghóa là trong quá trình
phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên một cơ sở mới
cao hơn
- Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn
của sự vật quy đònh. Do vậy, phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ý
thưc con người
- Sự phát triển mang tính phổ biến, nó diễn ra ở tất cả mọi lónh vực – từ tự
nhiên đến xã hội và tư duy, từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những
phạm trù phản ánh hiện thực ấy
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×