Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng huyết áp trong ca lọc máu lần đầu của bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.47 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG
HUYẾT ÁP TRONG CA LỌC MÁU LẦN ĐẦU CỦA BỆNH NHÂN
BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI
Khúc Thị Thúy Ngà1, Đinh Thị Kim Dung1
TÓM TẮT

42

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi huyết áp
(HA) trong ca lọc máu thận nhân tạo lần đầu ở
bệnh nhân (BN) bệnh thận giai đoạn cuối và một
số yếu tố liên quan.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang tại trung tâm Thận Tiết niệu và Lọc
máu bệnh viện Bạch Mai từ 11/2019 đến
10/2020. Đối tượng nghiên cứu ≥ 16 tuổi, được
chẩn đốn bệnh thận giai đoạn cuối và có chỉ
định lọc máu cấp cứu lần đầu tiên, ghi nhận giá
trị HA tại các thời điểm bắt đầu, mỗi 30 phút
trong ca lọc và kết thúc ca lọc máu và đánh giá
mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận
lâm sàng đến sự thay đổi HA đó.
Kết quả: Có 100 BN thỏa mãn tiêu chuẩn. Tỷ
lệ BN tăng HA, tụt HA và ổn định HA trong ca
lọc máu lần lượt là 17%, 13% và 70%. Các BN
có xu hướng tăng HA trong 120 phút đầu và tụt
HA trong 90 phút đầu của ca lọc máu. Tỷ lệ tăng
HA trong ca lọc máu cao hơn có ý nghĩa ở nhóm
BN nam và sử dụng nhiều thuốc hạ HA hơn.


Nhóm BN tụt HA trong ca lọc máu có chỉ số
BMI, nồng độ hemoglobin trước lọc thấp hơn
nhưng có nồng độ ure máu trước lọc cao hơn có
ý nghĩa so với 2 nhóm BN cịn lại. Chỉ số siêu
lọc (UF) khơng có sự khác biệt giữa 3 nhóm BN.

Trường Đại học Y Hà Nội
Liên hệ tác giả: Khúc Thị Thuý Ngà.
Email:
Ngày nhận bài: 19/7/2021
Ngày phản biện: 25/7/2021
Ngày duyệt bài: 27/7/2021
1

Kết luận: BN nam và phải sử dụng nhiều
thuốc hạ HA có khả năng bị tăng HA trong ca lọc
cao hơn. BN có nguy cơ bị tụt HA trong ca lọc
thường là những BN có chỉ số BMI thấp, thiếu
máu nặng, nồng độ ure máu trước lọc cao.
Khơng có mối liên quan giữa chỉ số UF với sự
thay đổi HA trong ca lọc máu.
Từ khóa: bệnh thận giai đoạn cuối, lọc máu
cấp cứu, huyết áp trong ca lọc máu.

SUMMARY
EVALUATION OF SOME FACTORS
ASSOCIATED WITH INTRADIALYTIC
BLOOD PRESSURE IN THE FIRST
HEMODIALYSIS IN END STAGE
RENAL DISEASE PATIENTS

Objective: To evaluate the changes in blood
pressure tin the first hemodialysis case in end
stage renal disease patients and related factors.
Subjects and methods: A cross-sectional
descriptive study was conducted at Department
of Nephrology and Urology of Bach Mai
Hospital from November 2019 to October 2021
among 100 patients diagnosed with end stage
renal diseases and treated with the first
emergency hemodialysis. We record blood
pressure at the beginning of hemodialysis, every
30 minutes during hemodialysis and at the end of
hemodialysis and evaluated the relationship
between some clinical and subclinical factors and
the changes in blood pressure.
Results: 100 patients were eligible. The rate
of intradialytic hypertension, intradialytic
hypotension and stable blood pressure were 17%,
13% and 70%, respectively. Patients tended to be

303


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021

hypertensive during the first 120 minutes and
hypotensive during the first 90 minutes of
hemodialysis. The rate of intradialytic
hypertension was significantly higher in the
males using more antihypertension drugs.

Patients diagnosed intradialytic hypotension had
a lower BMI, lower pre-dialysis hemoglobin
concentration and higher pre-dialysis urea
concentration. Ultrafiltration index did not differ
among three groups of patients.
Conclusion: Male patients using many
antihypertension drugs had a higher chance of
intradialytic
hypertension.
Intradialytic
hypotension patients had low BMI, severe
anemia, high urea concentration before
hemodialysis. There is no relationship between
ultrafiltration index and blood pressure changes
in hemodialysis.
Keywords: end-stage renal disease, emergency
hemodialysis, intradialytic blood pressure.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai
đoạn cuối là một vấn đề sức khỏe cộng đồng
khơng ngừng gia tăng tại Việt Nam cũng như
trên tồn thế giới. Thận nhân tạo là phương
pháp điều trị thay thế thận được phần lớn các
BN bệnh thận giai đoạn cuối `lựa chọn.
Những ưu điểm của lọc máu là không thể
chối cãi, song phương pháp điều trị này cũng
đi kèm rất nhiều biến chứng, đặc biệt là
những biến chứng xảy ra trong khi lọc máu,
đòi hỏi phải can thiệp kịp thời nếu khơng BN

có thể sẽ tử vong nhanh chóng. Tăng HA và
tụt HA trong ca lọc là biến chứng rất phổ
biến, đồng thời là yếu tố nguy cơ làm tăng
biến cố tim mạch và tỉ lệ tử vong ở BN bệnh
thận giai đoạn cuối4-5. Ở nước ta, nguyên
nhân suy thận mạn chủ yếu là viêm cầu thận
mạn1-3, bệnh tiến triển âm thầm, triệu trứng
lâm sàng không rầm rộ, BN không đi khám
bệnh và thời gian điều trị bảo tồn ngắn. Do

304

vậy, những BN bệnh thận giai đoạn cuối
nhập viện lần đầu trong tình trạng hội chứng
ure máu cao, thiếu máu nặng, rối loạn điện
giải, rối loạn thăng bằng toan kiềm… là phải
lọc máu cấp cứu. Đây cũng là các yếu tố góp
phần ảnh hưởng đến huyết động của những
BN này trong ca lọc máu lần đầu. Vì vậy,
nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu
một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi HA
trong ca lọc máu thận nhân tạo lần đầu ở BN
bệnh thận giai đoạn cuối.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những BN từ 16
tuổi trở lên, được chẩn đoán bệnh thận mạn
giai đoạn cuối có chỉ định lọc máu cấp cứu,
đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn là lọc máu
lần đầu, có hội chứng urê máu cao (ure máu
≥ 35 mmol/l, viêm màng ngồi tim, viêm

màng phổi, buồn nơn, nôn, xuất huyết, co
giật, lú lẫn…), quá tải dịch không đáp ứng
với lợi tiểu (phù to, tràn dịch các màng, phù
phổi cấp, thiểu niệu), rối loạn điện giải (tăng
kali máu ≥ 6,5 mmol/l có biến đổi rối loạn
nhịp tim trên điện tâm đồ, giảm natri máu
nặng < 120 mmol/l), rối loạn thăng bằng toan
kiềm (toan chuyển hóa nặng, pH < 7,2). Loại
trừ những BN đang lọc máu chu kỳ, BN phải
truyền dịch, truyền máu, các thuốc vận mạch
trong ca lọc máu và BN không đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu,
mô tả cắt ngang với cỡ mẫu thuận tiện.
Nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm
Thận Tiết niệu và Lọc máu bệnh viện Bạch
Mai từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2020.
Nghiên cứu được tiến hành theo 3 thời điểm:
- Trước khi lọc máu: Hỏi bệnh, khám lâm
sàng, làm xét nghiệm cận lâm sàng cho BN
theo một mẫu thống nhất.
- Trong ca lọc máu: Đo HA bệnh nhân


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

bằng huyết áp kế đồng hồ tại các thời điểm:
bắt đầu, sau mỗi 30 phút lọc, kết thúc lọc
máu hay bất kỳ thời điểm nào BN có triệu
chứng tụt HA hay tăng HA. Ghi nhận các

thông số máy thận nhân tạo: màng lọc, dịch
lọc (nồng độ, nhiệt độ), lưu lượng máu, lưu
lượng dịch lọc, chỉ số UF.
- Kết thúc lọc máu: Đo HA và ghi nhận
biểu hiện bất thường trên lâm sàng nếu có
khi kết thúc lọc máu.
Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên
cứu: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn
giai đoạn cuối theo KDIGO-2012. Tiêu
chuẩn chẩn đoán tụt HA khi HA tâm thu tại
bất kì thời điểm nào trong ca lọc máu giảm
từ 20 mmHg trở lên so với HA tâm thu trước
lọc máu. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng HA khi
HA tâm thu tại bất kỳ thời điểm nào trong ca
lọc máu tăng từ 10 mmHg trở lên so với HA
tâm thu trước lọc máu. Tiêu chuẩn chẩn đoán
ổn định HA khi BN không đáp ứng 2 tiêu
chuẩn trên.
Các số liệu trong nghiên cứu được nhập
và xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu thu tuyển được 100 BN (67
nam, 33 nữ). Tuổi trung bình là 47,51 ± 14,74.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình của
nhóm là 20,46 ± 1,78. Ngun nhân gây suy
thận mạn chủ yếu là viêm cầu thận mạn
chiếm 76%, ngoài ra đái tháo đường chiếm
10%, viêm thận bể thận mạn chiếm 6%, tăng

HA và thận đa nang đều là 4%. Trước lọc
máu, tỷ lệ BN có tăng HA là 51%, trong đó
52% BN dùng 1 loại thuốc hạ HA. Mức độ
thiếu máu vừa và nặng lần lượt gặp ở 48, 44
BN. Đa số BN (70%) có nồng độ ure máu
trước lọc cao ≥ 35 mmol/l.
Đặc điểm sự thay đổi huyết áp theo thời
điểm trong ca lọc máu
Tỷ lệ BN tăng HA, tụt HA và ổn định HA
trong ca lọc lần lượt là: 17%, 13% và 70%.
Các BN có xu hướng tăng HA trong 120
phút đầu và tụt HA trong 90 phút đầu của ca
lọc máu.
Bảng 1. Thời gian lọc máu
Thời gian lọc máu
n
%
90 phút*
1
1
120 phút
44
44
150 phút
55
55
Nhận xét: Số ca lọc máu kéo dài 120 phút
chiếm 44%, số ca lọc kéo dài 150 phút chiếm
55%. Trường hợp *: BN có chỉ định lọc máu
120 phút nhưng trong ca lọc máu BN bị tụt

HA và dừng lọc ở thời điểm 90 phút.

Liên quan giữa một số yếu tố với sự thay đổi huyết áp trong ca lọc máu
Bảng 2. Liên quan giữa sự thay đổi HA với giới tính và chỉ số BMI
Nam
Nữ
Tổng
BMI (kg/m2)
p
n (%)
n (%)
n (%)
Tăng HA (1)
21,28 ± 2,0
13 (76,5)
4 (23,5)
17 (100)
p < 0,05
Tụt HA (2)
19,8 ± 1,8
7 (53,8)
6 (46,2)
13 (100)
p > 0,05
Ổn định HA (3)
20,38 ± 1,67
47 (67,1)
23 (32,9)
70 (100)
p < 0,05

p12 < 0,05
p
p13, p23 > 0,05
Nhận xét: Tỷ lệ BN nam cao hơn tỷ lệ BN nữ trong nhóm BN tăng HA trong ca lọc máu.
Trung bình BMI của nhóm tụt HA trong ca lọc thấp hơn nhóm tăng HA.
305


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021

Bảng 3. Liên quan giữa sự thay đổi HA với số loại thuốc hạ HA
Tăng HA (1) Tụt HA (2) Ổn định HA (3)
p
Số loại thuốc hạ
p12, p13 < 0,05
1,78 ± 1,05
1,37 ± 1,12
1,47 ± 1,14
HA
p23 > 0,05
Nhận xét: Nhóm BN tăng HA trong ca lọc máu sử dụng nhiều loại thuốc hạ HA hơn
nhóm BN tụt HA và ổn định HA (p < 0,05).
Bảng 4. Liên quan giữa sự thay đổi HA với nồng độ hemoglobin trước lọc
Không
Tăng
Không
Nồng độ
Tụt HA
Tổng
Tổng

tụt HA n
HA
tăng HA
Hb (g/l)
n (%)
n (%)
n (%)
(%)
n (%)
n (%)
Hb < 80
9 (20,5)
35 (79,5)
43 (100)
6 (18,2)
36 (81,8)
44 (100)
Hb ≥ 80
4 (7,1)
52 (92,9)
56 (100)
9 (16,1)
47 (83,9)
56 (100)
p
p<0,05 OR=3,343[0,955;11,707]
p>0,05
Nhận xét: Nguy cơ tụt HA của nhóm BN thiếu máu nặng Hb < 80 g/l cao gấp 3,3 lần so
với nhóm BN có Hb ≥ 80 g/l (OR = 3,343; [2,113; 11,707]) nhưng khơng có sự khác biệt về
nguy cơ tăng HA.

Bảng 5. Liên quan giữa sự thay đổi HA với nồng độ ure máu trước lọc
Nồng độ
Tụt HA Không tụt
Tổng
Tăng HA
Không
Tổng
Ure máu
n (%)
HA
n (%)
n (%)
tăng HA
n
(mmol/l)
n (%)
n (%)
(%)
Ure > 45
9 (47,4)
10 (52,6)
19 (100)
2 (10,5)
17 (89,5)
19 (100)
Ure ≤ 45
4 (4,9)
77 (95,1)
81 (100)
15 (18,5)

66 (81,5)
81 (100)
p
p<0,05 OR=17,325[4,493;66,798]
p>0,05
Nhận xét: Nguy cơ tụt HA của nhóm có nồng độ ure trước lọc > 45 mmol/l cao gấp 17,3
lần (OR= 17,325; [4,493;66,798]) so với nhóm có nồng độ ure ≤ 45 mmol/l nhưng khơng có
sự khác biệt về nguy cơ tăng HA.
Bảng 6. Liên quan giữa sự thay đổi huyết áp với chỉ số UF
Chỉ số
Tăng HA
Tụt HA
Ổn định HA
p
(ml/h)
(1)
(2)
(3)
UF
302,94±178,07
326,92±114,77
325,71±134,52
p12, p13, p23>0,05
Nhận xét: Khơng có sự khác biệt về giá trị UF trung bình ở 3 nhóm BN tăng HA, tụt HA
và ổn định HA trong ca lọc máu.
Bảng 7. Liên quan giữa sự thay đổi huyết áp trong ca lọc máu và lưu lượng máu
Chỉ số
Tăng HA
Tụt HA
Ổn định HA

p
(ml/ phút)
(1)
(2)
(3)
Lưu lượng
p12 < 0,05
198,82 ± 4,85
183,85 ± 11,93
194,86 ± 22,44
máu
p23, p13 > 0,05
Nhận xét: Lưu lượng máu của nhóm BN có tụt HA trong lọc thấp hơn nhóm BN có tăng
HA (p<0,05), nhưng khơng khác biệt với nhóm ổn định HA.
306


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ
tăng HA, tụt HA, ổn định HA trong ca lọc
máu lần lượt là 17%, 13% và 70%. Nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tụt HA trong
ca lọc máu là 13%, thấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hải2 là 54,5% trong khi một
số tác giả khác báo cáo kết quả là: 8,8% (Cù
Tuyết Anh1), 17,2% (Sands6), 77,7%
(Kuipers7). Tỷ lệ bệnh nhân tăng HA trong
ca lọc của chúng tôi là 18%, trong nghiên

cứu của Nguyễn Văn Ngọc3 là 18,5%, và
12,2% trong nghiên cứu của Inrig5. Do
khơng có sự thống nhất về định nghĩa tăng
HA và tụt HA trong ca lọc máu cùng với đối
tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là
những BN suy thận giai đoạn cuối lọc máu
cấp cứu, khác với BN lọc máu chu kỳ trong
các nghiên cứu của các tác giả khác nên tỷ lệ
của hai biến chứng này khác nhau giữa các
nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN
nam cao hơn BN nữ ở nhóm BN tăng HA
trong ca lọc, tương tự kết quả của Nguyễn
Văn Ngọc3. Sands6 và Kuipers7 báo cáo rằng
BN nữ thì dễ bị tụt HA trong ca lọc máu hơn
do cùng với một thể tích siêu lọc, BN nữ
thường có cân nặng nhẹ hơn BN nam thì tốc
độ siêu lọc (ml/kg/h) ở BN nữ cao hơn BN
nam và dễ bị tụt HA trong lọc hơn.
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy trung
bình BMI của nhóm BN tụt HA thấp hơn
nhóm tăng HA trong ca lọc, khác với kết quả
của Inrig12 là BMI của nhóm tăng HA thấp
hơn nhóm khơng tăng HA. Sands6 báo cáo
BN có chỉ số BMI cao thì dễ bị tụt HA trong
ca lọc hơn, có thể do BN của họ bị đái tháo
đường nhiều hơn và tình trạng này liên quan
đến nguy cơ tụt huyết áp.
Theo nghiên cứu của chúng tơi, nhóm BN
tăng HA trong ca lọc máu sử dụng nhiều loại


thuốc hạ HA hơn nhóm BN tụt HA và ổn
định HA, tương tự kết quả của Nguyễn Văn
Ngọc3 và Inrig5. Điều này cho thấy những
BN bị tăng HA trong ca lọc kiểm sốt HA
khó hơn những BN khơng tăng HA trong lọc.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy ở
nhóm BN thiếu máu nặng có Hb < 80 g/l thì
có nguy cơ bị tụt HA nhiều gấp 3,3 lần so
với nhóm BN có Hb ≥ 80 g/l. Kết quả của
chúng tôi tương tự như kết quả của Nguyễn
Thị Thu Hải2 và Cù Tuyết Anh1. Theo
Daugridas8, sự thiếu oxy tổ chức ở những
BN thiếu máu nặng dẫn đến giải phóng
adenosin – một chất gây giãn mạch, tăng
nguy cơ tụt HA trong lọc máu.
Chúng tôi nhận thấy nguy cơ tụt HA trong
lọc ở nhóm BN có nồng độ ure máu trước lọc
≥ 45 mmol/l cao hơn gấp 17 lần nhóm BN có
nồng độ ure máu < 45 mmol/l. Kết quả này
tương tự như kết quả của Nguyễn Thị Thu
Hải2 và Cù Tuyết Anh1 và Mc Cauland9.
Điều này có thể giải thích do nồng độ ure
máu quyết định sự chênh lệch áp lực thẩm
thấu trong và ngoài tế bào. Khi ure bị lấy ra
khỏi dịch ngồi tế bào nhanh trong q trình
lọc máu, áp lực thẩm thấu huyết tương giảm
làm nước ngoài tế bào di chuyển vào trong tế
bào gây giảm thể tích máu trong lịng mạch,
hậu quả gây tụt HA.

Trong q trình lọc máu, khi tốc độ siêu
lọc cao, dẫn đến sự suy giảm thể tích huyết
tương trong lịng mạch nhanh hơn khả năng
phục hồi thể tích dịch từ khoảng kẽ vào lịng
mạch thì sẽ gây giảm thể tích tuần hồn hiệu
dụng, nguy cơ tụt HA trong lọc. Nghiên cứu
của Cù Tuyết Anh1, Sands6, Kupier7 cho thấy
BN tụt HA trong lọc có mức độ siêu lọc cao
hơn nhóm BN khơng tụt HA. Nghiên cứu
của chúng tơi ghi nhận khơng có sự khác biệt
về giá trị UF trung bình ở 3 nhóm BN tăng
HA, tụt HA và ổn định HA trong ca lọc máu.
307


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hải2,
mức độ siêu lọc ở nhóm BN có tụt HA thậm
chí cịn thấp hơn nhiều so với nhóm BN ổn
định HA. Điều này có lẽ do những BN trong
nghiên cứu của chúng tôi đến viện trong tình
trạng thiếu máu nặng, nồng độ ure máu cao,
thời gian lọc máu cấp cứu ngắn đã không cho
phép đặt mức độ siêu lọc cao ở những lần lọc
máu đầu tiên, vì vậy ảnh hưởng của siêu lọc
lên huyết áp khơng thể hiện ở nhóm BN của
chúng tơi.
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy lưu
lượng máu trong khi lọc của nhóm BN tụt

HA thấp hơn nhóm BN tăng HA có ý nghĩa
thống kê nhưng khơng khác biệt với nhóm
BN ổn định HA. Nghiên cứu của Nguyễn
Văn Ngọc3 ghi nhận khơng có mối liên quan
giữa lưu lượng máu với tỷ lệ tăng HA trong
ca lọc. Các nghiên cứu trên thế giới cũng
chưa có báo cáo về mối liên quan này.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ BN tăng HA, tụt HA và ổn định HA
trong ca lọc máu lần lượt là 17%, 13% và
70%. BN nam và phải sử dụng nhiều thuốc
hạ HA có khả năng bị tăng HA trong ca lọc
cao hơn. BN có chỉ số BMI thấp, thiếu máu
nặng, nồng độ ure trước lọc cao có nguy cơ
tụt HA trong ca lọc máu. Khơng có mối liên
quan giữa chỉ số UF với sự thay đổi HA
trong ca lọc máu.

3.

4.

5.

6.

7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


8.

1. Cù Tuyết Anh (2004) “Nhận xét tỉ lệ biến
chứng và các yếu tố nguy cơ của tụt huyết áp
trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối”, Luận văn tốt nghiệp bác
sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà
Nội.
2. Nguyễn Thị Thu Hải (2002) “Tìm hiểu một

9.

308

số biến chứng thường gặp trong 24 giờ của
lọc máu lần đầu ở những bệnh nhân suy thận
mạn”, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại
học Y Hà Nội.
Nguyễn Văn Ngọc (2015) “Khảo sát tình
trạng tăng huyết áp trong ca lọc máu ở bệnh
nhân thận nhân tạo chu kì tại bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức”, Luận văn Thạc sỹ y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.
Flythe JE, Inrig JK, Shafi T, et al.
Intradialytic Blood Pressure Variability Is
Associated With Increased All-Cause and
Cardiovascular Mortality in Patients Treated
With Long-term Hemodialysis. Am J Kidney
Dis. 2013;61(6):966-974.
Inrig JK, Patel UD, Toto RD, Szczech LA.

Association of Blood Pressure Increases
During Hemodialysis With 2-Year Mortality
in Incident Hemodialysis Patients: A
Secondary Analysis of the Dialysis Morbidity
and Mortality Wave 2 Study. Am J Kidney
Dis. 2009; 54(5):881-890.
Sands JJ, Usvyat LA, Sullivan T, et al.
Intradialytic hypotension: frequency, sources
of variation and correlation with clinical
outcome. Hemodial Int. 2014;18(2):415-422.
Kuipers J, Verboom LM, Ipema KJ, Paans
W, Krijnen WP, Gaillard CA, et al. The
prevalence of intradialytic hypotension in
patients on conventional hemodialysis: A
systematic review with meta-analysis. Am J
Nephrol. 2019;49(6):497–506.
Daugridas, John T (1994), “Preventing and
Managing Hypotension”, Seminars in
Dialysis – Volume 7, Number 4(July –
August) 1994, page 277.
Mc Causland F.R và Waikar S.S (2015),
Association of Predialysis Calculated Plasma
Osmolarity With Intradialytic Blood Pressure
Decline, Am J Kidney Dis, 66(3), 499-506.



×