Đặt vấn đề
Trong đời sống sinh lý người phụ nữ, từ lúc sinh ra đến khi xế chiều,
thì sự thay đổi của hệ thống cơ thể đều diễn ra nhiều giai đoạn, từ tuổi ấu
thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, tuổi mãn kinh và tuổi già. Tuổi mãn
kinh là thời kỳ chuyển đổi chức năng của người phụ nữ, từ chỗ hoạt động
mạnh mẽ sang trạng thái thoái dần rồi kết thúc.
Mãn kinh là một sự kiện sinh lý bình thường mà mỗi phụ nữ đều
phải trải qua. Mãn kinh xảy ra với hiện tượng ngừng kinh nguyệt, không
phóng noãn, giảm nồng độ các hormon sinh dục nữ dẫn đến sự thay đổi về
đặc điểm sinh học cũng nh tâm lý ở người phụ nữ. Giai đoạn này buồng
trứng giảm sản xuất hai hormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron.
Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao đối với bệnh tật do tình trạng thiếu hụt
estrogen và gánh nặng của tuổi tác gây nên, trong đó trước mắt là các triệu
chứng của mãn kinh như cơn bốc hỏa, khô âm đạo, mất ngủ, toát mồ hôi
đêm và về lâu dài còn phải đối mặt với nguy cơ của bệnh tim mạch, bệnh
loãng xương, bệnh Alzheimer Tất cả các rối loạn này đã ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
Mỗi người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau. Ngay cả tuổi
bắt đầu mãn kinh cũng thay đổi. Một số người bắt đầu từ 30-40 tuổi, một số
khác có thể đến trên 60. Phổ biến nhất là khoảng 45 - 55 tuổi. Các triệu
chứng cũng rất thay đổi tùy mỗi người. Có thể chỉ có vài triệu chứng nhẹ
thoáng qua, hoặc mắc phải hàng loạt biến đổi tâm sinh lý. Phụ nữ mãn kinh
thường trải qua sự rối loạn vận mạch, các cơn bốc nóng mặt, vã mồ hôi ban
đêm, hồi hộp, khó chịu… Nguyên nhân là cơ thể đang tập quen dần với
tình trạng thiếu hụt estrogen - hormon sinh dục nữ.
1
Cùng với sự suy giảm nồng độ estrogen, nguy cơ mắc các bệnh lý tim
mạch cũng tăng cao. Rối loạn tim mạch ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ
gây tử vong mà còn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống nhưng lại
cũng là nguyên nhân có thể phòng ngừa hiệu quả, trong đó lối sống có vai
trò chủ yếu trong việc gây ra các rối loạn tim mạch ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả ở châu Âu và Bắc Mỹ đã được tiến
hành tập trung vào các khía cạnh khác nhau thuộc lĩnh vực sức khoẻ sinh
sản của phụ nữ mãn kinh như: Tuổi mãn kinh trung bình, sự thay đổi về
đặc điểm hình thái - chức năng của phụ nữ mãn kinh, mối liên quan giữa
loãng xương, bệnh lý tim mạch và sự suy giảm estrogen, các khối u đường
sinh dục, lợi Ých và nguy cơ của liệu pháp hormon thay thế
Ở Việt Nam, mặc dù phụ nữ độ tuổi quanh mãn kinh chiếm tỷ lệ
không nhỏ (năm 2007 có khoảng 22,5% tổng số phụ nữ trên toàn quốc)
nhưng có thể nói các công trình nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của phụ
nữ chưa đáp ứng được với yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ ở lứa tuổi này.
Trong thực tế khám chữa bệnh, phụ nữ ở tuổi quanh mãn kinh thường có
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cao, số lượng người đi khám chữa bệnh có tỷ lệ
khá đông, trong số đó tăng huyết áp cùng với cơn bốc hoả là hai triệu
chứng thường gặp và là lý do chính để người bệnh đến khám tại phòng
khám tim mạch. Tuy nhiên, những nghiên các vấn đề sức khoẻ nói chung ở
đối tượng này còn nhiều hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu về tăng
huyết áp ở phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh, vì vậy chúng tôi chọn đề tài này
với mục tiêu:
1. Khảo sát tình trạng huyết áp ở phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng huyết áp ở phụ
nữ thời kỳ quanh mãn kinh
2
Chng 1
Tng quan ti liu
1.1. Sinh lý kinh nguyt.
1.1.1. Nhc li sinh lý ca hin tng kinh nguyt v chu k kinh nguyt.
- nh ngha: Kinh nguyt l hin tng chy mỏu cú tớnh cht chu
k hng thỏng t t cung ra qua ng õm o ra ngoi, do cú s bong ni
mc t cung di nh hng ca s tt t ngt estrogen v progesteron
trong c th. ú l kt qu ca mt chu k hot ng sinh dc cú phúng
noón nhng khụng th tinh, l biu hin hot ng ni tit ca bung trng
ngi ph n. S bong ni mc t cung xy ra tun t trờn ton b mt ca
niờm mc, bong n õu thỡ ni mc t cung li c tỏi to ngay v vỡ th
khi bong xong ton b ni mc t cung cng l lỳc ni mc t cung c
tỏi to xong, thi gian kộo di 3-4 ngy. Di nh hng ca cỏc hormon
bung trng, ni mc t cung cú s bin i v cu trỳc v chc nng qua
cỏc giai on tng sinh, ch tit v thoỏi trin.
Kinh nguyt bỡnh thng l biu hin kt qu hot ng ca bung
trng v thn kinh ca ngi ph n.
1.1.2. Cỏc thi k hot ng sinh dc ca ngi ph n.
- Ngi ta ly mc chia cuc i hot ng sinh dc ca ngi
ph n thnh cỏc thi k khỏc nhau. (hỡnh 1.1)
3
10
19
Thời kỳ thơ ấu
Giai đoạn
dậy thì
15
Tiền mãn kinh
42
52
Thời kỳ hoạt động sinh sản
Thời kỳ mãn kinh
Tuổi
Tuổi trẻ
20
49
Hình 1.1: Các thời kỳ trong cuộc đời người phụ nữ
- Thời kỳ thơ Êu là thời kỳ phụ nữ lọt lòng mẹ đến trước khi có chu
kỳ kinh nguyệt đầu tiên, thông thường từ sau đẻ đến 13, 14 tuổi.
- Tuổi dậy thì là thời kỳ bộ phận sinh dục hoàn thiện dần, được đánh
dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Những vòng kinh đầu của tuổi dậy
thì thường không có phóng noãn (trung bình tuổi từ 13 đến 15) nhưng ở
nông thôn có muộn hơn. Hành kinh sớm là trước 8 tuổi gọi là dậy thì sớm.
- Thời kỳ hoạt động sinh sản là thời kỳ bộ phận sinh dục trưởng thành,
phụ nữ hành kinh đều đặn, vòng kinh phóng noãn có khả năng sinh sản.
- Thời kỳ tiền mãn kinh hay còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp trước
khi mãn kinh thực sự, thường có rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng hoạt
động kém, có thể phóng noãn hoặc không phóng noãn.
- Thời kỳ mãn kinh là thời kỳ người phụ nữ không còn hành kinh
nữa không có khả năng sinh sản.
1.1.3. Trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng
Chức năng sinh sản của người phụ nữ được thực hiện nhờ hoạt động
của bộ phận sinh dục, tức là chức năng đảm bảo sự thụ tinh, làm tổ và phát
triển của trứng trong tử cung. Tất cả hoạt động của bộ phận sinh dục chịu
ảnh hưởng nội tiết của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Trục
này hoạt động có chu kỳ, biểu hiện bằng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng.
Nguyên nhân hoạt động có chu kỳ của người phụ nữ là do cơ chế hồi tác
(feed - back) (hình 1.2).
4
Hình 1.2. Cơ chế điều khiển của trục
vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng
1.2. mãn kinh
1.2.1. Định nghĩa mãn kinh
Vào khoảng 40-50 tuổi, kinh nguyệt của người phụ nữ trở nên không
đều. Sau vài tháng đến vài năm người phụ nữ mất kinh nguyệt hoàn toàn và
không còn hiện tượng phóng noãn. Hiện tượng này được gọi là mãn kinh.
Mãn kinh là tình trạng thôi hành kinh vĩnh viễn, một vô kinh thứ phát do
suy giảm hoạt động của buồng trứng một cách tự nhiên và không hồi phục.
5
1.2.2. Phân loại mãn kinh
- Mãn kinh tự nhiên là tình trạng vô kinh liên tục 12 tháng sau lần có
kinh cuối cùng mà không có bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào.
- Mãn kinh nhân tạo là tình trạng dừng kinh nguyệt sau khi cắt bỏ
buồng trứng (có hoặc không cắt bỏ tử cung) hoặc do điều trị hoá chất,
phóng xạ làm suy giảm chức năng buồng trứng.
1.2.3. Các giai đoạn của mãn kinh
- Giai đoạn tiền mãn kinh (Pre-menopause): là giai đoạn trước khi mãn
kinh, khi mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều đặn ở phụ nữ sau độ tuổi 40, đôi khi
mất kinh nhưng không kéo dài quá 3 tháng.
- Giai đoạn quanh mãn kinh (Peri-menopause) : là giai đoạn ngay
trước khi mãn kinh thật sự, khi mà chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc có
giai đoạn vô kinh kéo dài hơn 3 tháng nhưng không kéo dài hơn 12 tháng,
giai đoạn này bao gồm cả năm đầu sau khi mãn kinh.
- Giai đoạn hậu mãn kinh (Post-menopause) : là giai đoạn sau khi vô
kinh liên tục 12 tháng, giai đoạn này kéo dài cho tới khi chết.
Hình 1.3. Mối liên quan giữa các khoảng thời gian
xung quanh thời điểm mãn kinh
6
Quanh m·n kinh
M·n kinh
12 th¸ng
HËu m·n kinh
TiÒn m·n kinh
1.2.4 Cơ sở sinh lý học của mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài khoảng 1-5 năm, có khi tới 10 năm
trước khi mãn kinh. Dấu hiệu sớm nhất là: (1) chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại,
không đều từ 2 đến 3 ngày và (2) giảm khả năng thụ thai.
Sau khi sinh, số lượng các nang trứng sẽ giảm dần và đến tuổi dậy
thì buồng trứng chỉ còn khoảng 1 triệu nang trứng. Số nang trứng này tiếp
tục giảm và ở tuổi 20 thì buồng trứng chỉ còn khoảng 0,3 triệu nang. Mặc
dầu chỉ có khoảng 400 nang trứng được sử dụng từ khi dậy thì đến khi mãn
kinh (chỉ chiếm khoảng 1%) nhưng ngay cả ở những phụ nữ có chu kỳ kinh
nguyệt dài hay sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài thì vẫn không
thể trì hoãn được mãn kinh.
1.2.5. Những thay đổi về nội tiết khi mãn kinh
Vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, do chức năng buồng trứng
suy giảm nên nồng độ các hormon do nang trứng và hoàng thể bài tiết ra
như estrogen, progesteron, inhibin và activin cũng giảm, dẫn tới sự tăng
cao nồng độ FSH trong huyết thanh. Khi mãn kinh nồng độ FSH có thể
tăng 10-20 lần. Nồng độ LH còng gia tăng 3-5 lần.
Trong thời kỳ sinh sản, estrogen có nguồn gốc chủ yếu ở buồng
trứng do các tế bào hạt lớp áo trong ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt bài tiết
và nửa sau là do hoàng thể bài tiết. Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng
lớn estrogen. Ngoài ra estrogen còn được cung cấp từ sự thơm hóa ở ngoại
vi do sự chuyển đổi androgen thành estrogen. Có 3 loại estrogen tự nhiên
chính là β-estradiol, estron và estriol. Estrogen cũng có thể biến từ dạng
này sang dạng khác như sự chuyển dạng qua lại của estradiol và estron.
Gan có tác dụng chuyển dạng các estrogen mạnh (estradiol và estron) thành
dạng estriol yếu.
7
Trước khi mãn kinh, 95% estradiol lưu hành trong máu do buồng
trứng tiết ra, phần còn lại có nguồn gốc từ sự chuyển hóa estron. Ở thời kỳ
mãn kinh có sự thay đổi về hàm lượng, nguồn gốc và các dạng estrogen lưu
hành trong máu. Nồng độ estradiol, estron giảm rõ rệt trong 12 tháng đầu
của thời kỳ này và tiếp tục giảm chậm hơn trong một vài năm sau đó. Ở
khoảng 90% phụ nữ, buồng trứng không còn chế tiết estradiol và estron trở
thành loại estrogen tuần hoàn chính yếu. Nguồn gốc của estron đều từ quá
trình thơm hóa androstenedion mà 95% chất này được chế tiết ra từ tuyến
thượng thận và 5% từ buồng trứng. Sau đó sự chuyển đổi estron ở mô
ngoại vi là nguồn gốc chính của estradiol trong thời kỳ mãn kinh.
Ở thập kỷ 70 thế kỷ XX, người ta đã biết đến hiện tượng tăng FSH
huyết tương trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Nồng độ FSH huyết
thanh tăng lên trên 40 mUI/ml là dấu hiệu cận lâm sàng đáng tin cậy nhất
để xác định mãn kinh.
Trong một nghiên cứu tiến cứu, Burger và cộng sự đã tiến hành định
lượng FSH và estradiol ở PNMK và thấy rằng nồng độ estrogen trung bình
giảm khoảng hai năm trước khi mãn kinh, giảm rất nhanh vào thời điểm
mãn kinh và có trạng thái cao nguyên ảo sau khi mãn kinh hai năm; trong
khi đó, nồng độ trung bình của FSH tăng nhanh trong hai năm trước khi
mãn kinh, tăng rất nhanh trong vòng 10 tháng trước khi mãn kinh và ở
trạng thái cao nguyên ảo khoảng hai năm sau mãn kinh.
Ngày nay vai trò của inhibin đã được làm sáng tỏ và các tác giả đã
chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa sự tăng nồng độ FSH với sự
giảm nồng độ inhibin và nồng độ estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Như vậy, là có mối tương quan nghịch giữa nồng độ inhibin với nồng độ
FSH trong thời kỳ mãn kinh.
Các hormon sinh dục được gắn với globulin (SHBG) là một protein
huyết thanh, chỉ có 1-3% ở trạng thái tự do và có hoạt tính sinh học. Nồng
8
độ globulin gắn hormon sinh dục có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi. Hút
thuốc lá làm tăng khả năng gắn của SHBG với estrogen và là nguyên nhân
chính làm giảm hoạt tính sinh học của estradiol.
1.2.6. Tuổi mãn kinh
Tuổi mãn kinh tự nhiên khoảng 40 - 55 tuổi, trước 40 tuổi được xem
là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi được xem là mãn kinh muộn. Theo một số tác
giả khác thì mãn kinh ở giai đoạn từ 30-39 tuổi là mãn kinh tự nhiên sớm,
còn từ trên 55 tuổi là mãn kinh tự nhiên muộn. Theo công bố của WHO
năm 1996 thì tuổi mãn kinh trung bình ở các nước công nghiệp phát triển
khoảng 51 tuổi và ở các nước đang phát triển thì thấp hơn. Tuy nhiên các
công trình nghiên cứu về tuổi mãn kinh của nhiều nước trên thế giới cho
kết quả rất khác nhau. Tại Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc điều tra 4300 phụ nữ
mãn kinh tự nhiên thấy tuổi mãn kinh trung bình là 50,9 (tính theo tuổi
trung bình). Ở Alexandria (Hy lạp), nghiên cứu cắt ngang trên 289 phụ nữ
tuổi mãn kinh cho thấy tuổi mãn kinh trung bình là 46,7 ± 5,4.
Theo nhận xét của WHO thì trong hầu hết các nghiên cứu đều thấy
rằng so với phụ nữ ở các nước công nghiệp, phụ nữ ở các nước đang phát
triển có kinh lần đầu tiên muộn hơn và mãn kinh đến sớm hơn. Tuy nhiên,
một nghiên cứu ngang tiến hành trên 4000 phụ nữ ở 7 nước châu Á (Năm
1991) lại cho thấy tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ ở các nước này là
hơn 51 tuổi. Kết quả này giống các kết quả nghiên cứu về tuổi mãn kinh
trung bình của phụ nữ ở các nước công nghiệp.
Tại Việt Nam tuổi mãn kinh trung bình theo nhiều nghiên cứu là 48 ± 3
Sự khác nhau về tuổi mãn kinh giữa các quốc gia, các dân tộc, đã
gợi ý cho các nhà khoa học nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi
mãn kinh như nhân khẩu học, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, tiền sử
kinh nguyệt - thai nghén, tiền sử nuôi con, tiền sử bệnh tật Theo WHO,
9
mãn kinh đến sớm hơn có thể liên quan đến các phụ nữ có hút thuốc lá,
không sinh đẻ, vòng kinh ngắn và có thể do tình trạng kinh tế xã hội thấp
kém, ly dị, ly thân, sử dụng thuốc ngừa thai đường uống Một số tác giả
ghi nhận rằng tuổi mãn kinh có liên quan tới di truyền.
1.2.7. Một số đặc điểm chức năng ở phụ nữ mãn kinh
1.2.7.1. Rối loạn kinh nguyệt và ngừng kinh nguyệt
Vào tuổi mãn kinh ở phụ nữ không còn hành kinh nữa. Tuy nhiên
trước đó một số năm (thường khoảng 2-8 năm) thì hoạt động của buồng
trứng giảm xuống khiến kinh nguyệt trở thành không đều và các vòng kinh
thưa dần, có khi 3-4 tháng mới có một lần. Nguyên nhân chính của sự giảm
hoạt động của buồng trứng là do bản thân buồng trứng giảm nhạy cảm với
tác dụng kích thích của FSH mặc dù nồng độ FSH lúc này rất cao. Trong
giai đoạn này có thể có những thay đổi về độ dài của chu kỳ kinh nguyệt,
hoặc thay đổi về số lượng máu kinh.
Trong trường hợp điển hình thì ở giai đoạn sớm của tiền mãn kinh,
chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn lại và sau đó lại kéo dài ra. Một vài chu kỳ
hoàn toàn không có kinh. Những chu kỳ không phóng noãn có thể xuất
hiện đột ngột nên không có hoàng thể hoặc hoàng thể chóng tàn và chế tiết
progesteron kém. Điều này dẫn đến mất cân bằng giữa estrogen và
progesteron gây tăng sinh niêm mạc tử cung và hậu quả là rong kinh. Trong
những trường hợp này, bác sỹ Sản phụ khoa cần chẩn đoán phân biệt với
các bệnh lý thực thể khác của tử cung mà hay gặp nhất là u xơ tử cung.
Đến giai đoạn mãn kinh thật sự, do lượng estrogen tiết ra không đủ
để làm thay đổi niêm mạc tử cung đến mức gây được hiện tượng kinh
nguyệt nên xẩy ra hiện tượng thôi hành kinh vĩnh viễn. Như vậy, hiện
tượng ngừng kinh nguyệt đánh dấu sự xuất hiện của thời kỳ mãn kinh. Sau
10
khi loại trừ các nguyên nhân khác, người phụ nữ sẽ được chẩn đoán là mãn
kinh khi vô kinh trên một năm.
1.2.7.2. Hội chứng mãn kinh
Hội chứng mãn kinh bao gồm một số triệu chứng mà phụ nữ mắc
phải có liên quan tới thời kỳ mãn kinh.
Các triệu chứng liên quan tới thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng rất nhiều
tới chất lượng sống của phụ nữ mãn kinh nên trên thế giới có nhiều nghiên
cứu liên quan tới lĩnh vực này. Các nghiên cứu chủ yếu là thống kê tỷ lệ
xuất hiện, lượng hóa mức độ của các triệu chứng và phân thành các nhóm.
Tuy nhiên cho đến nay các tác giả không thống nhất được với nhau ở số
lượng các triệu chứng cũng như số lượng của các nhóm triệu chứng. Theo
tìm hiểu của chúng tôi thì nhìn chung, các biểu hiện của phụ nữ thời kỳ này
thường gồm:
* Các rối loạn về vận mạch
Cơn bốc hoả, ra mồ hôi đêm là triệu chứng liên quan tới rối loạn điều
nhiệt của cơ thể, đặc trưng cho thời kỳ mãn kinh. Ra mồ hôi đêm thường đi
cùng với mất ngủ và là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ về đêm.
Cơn bốc hoả xuất hiện đột ngột, biểu hiện của nó là người phụ nữ có
cảm giác bừng Êm hay nóng, thường bắt đầu từ ngực và lan lên cổ, đầu và
mặt. Cảm giác có thể kéo dài một vài giây tới một vài phút và thường kèm
theo một cơn đỏ mặt tăng dần từ phần trên ngực lên cổ và mặt. Sau đó bệnh
nhân thường vã mồ hôi và rùng mình. Các cơn bốc hỏa có thể nhiều Ýt
mạnh yếu, nhưng đặc biệt chúng hay xuất hiện về ban đêm. Thần kinh căng
thẳng là một trong các yếu tố khởi phát cơn bốc hỏa. Tần số, cường độ, thời
gian kéo dài của cơn bốc hoả có thể giảm ngay cả ở nhóm dùng giả dược.
Như vậy là có cả yếu tố tâm lý tham gia vào triệu chứng cơn bốc hỏa. Một
11
số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa cơn bốc hoả với vã mồ hôi về đêm
và với mất ngủ. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng này ở phụ nữ mãn kinh
nhân tạo cao hơn so với phụ nữ mãn kinh tự nhiên.
Giãn mạch thường xảy ra khi khởi phát cơn bốc hỏa và tiếp tục Ýt
nhất 5 phót sau khi triệu chứng đã giảm đi. Giãn mạch và đổ mồ hôi là cơ
chế thải nhiệt, sau đó sự rùng mình sau cơn bốc hỏa có tác dụng làm tăng
thân nhiệt trung tâm trở về bình thường. Cơ chế gây rối loạn vận mạch tới
nay chưa rõ nhưng hình như có mối liên hệ tạm thời giữa cơn bốc hỏa và
nhịp giải phóng LH.
Theo các nhà nghiên cứu thì tần suất xuất hiện các cơn bốc hỏa khác
nhau tuỳ theo từng vùng, từng dân tộc Ví dụ tần suất này là 10% ở phụ
nữ Trung Quốc; 56% ở phụ nữ Thuỵ Điển, 17,6% ở phụ nữ Singapore;
56% ở phụ nữ Malaysia; và trên 80% ở phụ nữ Hà Lan. Tại Việt Nam, theo
Nguyễn Thị Ngọc Phượng thì tỷ lệ này là 60,5% và theo Phạm Gia Đức là
41,4% ở phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh
* Biểu hiện về hệ sinh dục - tiết niệu
Khi mãn kinh, thiếu estrogen sẽ gây teo các cơ quan, bộ phận thuộc
hệ thống sinh dục - tiết niệu. Teo âm đạo thường xuất hiện muộn trong
khoảng 5 -10 năm sau mãn kinh, tuy nhiên những năm sau mãn kinh thì
estrogen vẫn có tác dụng lên các tế bào âm đạo. Một nghiên cứu về tế bào
âm đạo ở 148 phụ nữ tuổi từ 40-78 chỉ ra rằng chỉ có 20% số phụ nữ có
phiến đồ âm đạo teo hoàn toàn. Âm đạo - cổ tử cung có nhiều mạch máu
nên rất dễ tổn thương khi va chạm và gây chảy máu. Theo Larson B. và CS
thì tỷ lệ khô âm đạo là khoảng 37% ở phụ nữ MK Thụy Điển, theo Harvey
Chim thì tỷ lệ này là 20,7% ở phụ nữ Singapore. Ngoài triệu chứng khô âm
đạo, hết ham muốn tình dục cũng là một yếu tố giảm tần suất hoạt động
12
tình dục. Giảm ham muốn tình dục do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong
đó có quan niệm cho rằng tình dục chỉ dành cho giới trẻ. Ở Việt Nam theo
Đặng Quang Vinh nghiên cứu ở phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Tô Minh
Hương, và ở phụ nữ thành phố Hà Nội, thì tỷ lệ giao hợp đau tương ứng là
50% và 71,6%.
Rối loạn về tiết niệu là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có tuổi,
thường xảy ra vào giai đoạn quanh mãn kinh. Triệu chứng này cũng gặp ở
nam nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Các triệu chứng về đường tiết niệu gồm có:
bí đái, khó đái, tiểu không tự chủ thường gặp ở khoảng 25-50% số phụ nữ
sau mãn kinh. Ở Việt Nam theo Nguyễn Thị Tân Sinh thì tỷ lệ này là
37,5% .* Dấu hiệu về cơ xương khớp
Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh phàn nàn về các triệu chứng cơ xương khớp
là rất cao, đặc biệt là đau lưng, đau khớp Theo nghiên cứu tại Trung
Quốc của Ho S.C. và cộng sự, thì triệu chứng cơ xương khớp chiếm tỷ lệ
cao nhất, sau đó mới đến các triệu chứng đau đầu và các triệu chứng tâm
lý, cuối cùng là các triệu chứng rối loạn vận mạch. Tại Việt Nam theo
Nguyễn Thị Ngọc Phượng thì triệu chứng về cơ xương khớp chiếm tỷ lệ
cao nhất là 67%, sau đó là triệu chứng bốc hoả (44,1%), triệu chứng tiết
niệu (32,2%) và cuối cùng là rối loạn tình dục (28,4%). Trần Thị Tô Châu
nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh thành phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ đau cơ
xương khớp chiếm khoảng 73,9% - 82,3%.
* Biểu hiện về tâm lý
Những rối loạn về tâm lý ở giai đoạn này bao gồm chủ yếu là mất
ngủ, dễ cáu gắt, lo lắng, trầm cảm Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước
đều nhận định rằng những rối loạn về tâm lý có liên quan tới khó khăn mà
người phụ nữ gặp phải trong giai đoạn mãn kinh hơn là tình trạng mãn
kinh. Những khó khăn trở ngại mà người phụ nữ mãn kinh gặp phải là rất
13
nhiều, bao gồm trục trặc trong quan hệ trước đó hoặc lâu dài, bất đồng
trong hôn nhân, khó khăn về tài chính, cha mẹ qua đời, con cái lập gia đình
và sống độc lập, cùng với các vấn đề nảy sinh khác. Trong điều tra của Mc
Kinley và cộng sự trên 2500 phụ nữ độ tuổi 40-55 cho thấy hầu hết các
biểu hiện về tâm lý đều liên quan tới những lo lắng về chồng con và họ
hàng thân thuộc. Trong nghiên cứu của Kravitz thống kê tỷ lệ phụ nữ mãn
kinh bị mất ngủ ở Mỹ là khoảng 38%, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ Nhật
Bản là 28%. Tỷ lệ trầm cảm theo nghiên cứu của Bosworth trên phụ nữ
mãn kinh Mỹ là 28,9%. Một số yếu tố như không vận động, dùng hormon
kết hợp trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể làm nguy cơ bị trầm cảm tăng
lên.
Sù gia tăng của các rối loạn trong thời kỳ mãn kinh như rối loạn vận
mạch, cơ xương khớp, sinh dục, tiết niệu và những khó khăn về xã hội mà
người phụ nữ mãn kinh gặp phải làm cho họ cảm thấy mệt mỏi, dễ rơi vào
trạng thái ức chế, trầm cảm. Nghiên cứu của Avis N.E. và CS trên 2565
phụ nữ Mỹ tuổi 45-65 cho thấy nguy cơ trầm cảm tăng lên ở những phụ nữ
có thời gian quanh mãn kinh kéo dài. Đối với phụ nữ phương Tây thì mãn
kinh có thể coi là một thảm họa bởi nó đã tước đoạt của họ ham muốn tình
dục, còn đối với phụ nữ châu Á thì quan niệm về mãn kinh là sự giải thoát
khỏi việc có thai ngoài ý muốn, và người phụ nữ mãn kinh trở nên chín chắn
hơn. Đây cũng là một yếu tố tâm lý làm cho tỷ lệ rối loạn tâm lý của phụ nữ
châu Á thấp hơn phụ nữ Âu - Mỹ. Theo nghiên cứu của Ho S.C. và CS thì tỷ
lệ rối loạn tâm lý như đau đầu, hay quên, căng thẳng thần kinh của phụ nữ
mãn kinh Trung Quốc là 12,27%, trong khi đó ở Mỹ tỷ lệ này là 25%.
1.2.7.3. Một số biểu hiện về mạch, huyết áp trong thời kỳ mãn kinh
Theo thống kê của WHO thì bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Nguy cơ về bệnh tim mạch ở nữ
14
thấp hơn nam, nhưng khi tuổi cao thì nguy cơ tăng đối với cả hai giới. Ở độ
tuổi 45-55 nguy cơ bệnh tim mạch của nam cao gấp ba lần nữ; sau tuổi 65
thì sự khác biệt giảm đi, còn đến tuổi 75 trở đi thì nguy cơ ở cả hai giới xấp
xỉ nhau.
Theo các nghiên cứu thì bản thân tuổi tác không đóng vai trò quan
trọng trong việc gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Những yếu tố như tiền sử
gia đình, hút thuốc lá, cholesterol cao, cao huyết áp, đái tháo đường đóng
vai trò then chốt trong việc xác định nguy cơ ở mỗi cá thể. Estrogen vẫn
được xem là yếu tố chống lại sự thành lập và phát triển mảng xơ vữa, nên
nguy cơ bệnh tim mạch sẽ tăng lên ở phụ nữ mãn kinh do giảm estrogen, vì
estrogen có tác dụng:
- Giảm cholesterol toàn phần và LDL - cholesterol, tăng HDL -
cholesterol.
- Ức chế sự vận chuyển cholesterol vào lớp áo trong của mạch máu.
- Tác dụng làm giảm fibrinogen và yếu tố VII, hoạt hoá plasminogen
nên có tác dụng chống đông máu và làm tan cục máu đông.
- Cải thiện tưới máu nhờ tăng giãn mạch.
Một nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh tại Malaysia thấy rằng nồng
độ cholesterol và lipid ở phụ nữ sau mãn kinh tăng cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với ở phụ nữ tiền mãn kinh. Như vậy, sự giảm estrogen theo
thời gian, nhất là nồng độ estrogen sau mãn kinh rất thấp là một yếu tố làm
tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ mãn kinh.
Mạch bị xơ vữa làm giảm tính đàn hồi của thành mạch và do đó làm
tăng sức cản ngoại vi, khi đó tim phải tăng hoạt động để chống lại sự tăng
của sức cản ngoại vi nên huyết áp có xu hướng tăng lên. Nghiên cứu của
Lương Chí Thành và cộng sự cho thấy huyết áp tăng dần theo tuổi và ở thời
kỳ mãn kinh thì huyết áp ở nữ cao hơn ở nam ở cùng một lứa tuổi. Cụ thể
15
là ở độ tuổi 45-50 tuổi thì huyết áp cả 2 giới đều có xu hướng tăng, nhưng
ở nữ tăng nhanh hơn.
Tóm lại, tác động của estrogen trong việc làm giảm tần suất bệnh tim
mạch ở phụ nữ sau mãn kinh ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Có giả thuyết
cho rằng tác động có lợi của estrogen trên hệ tim mạch có liên quan đến tác
dụng đối với chuyển hóa lipid. Do vậy, phụ nữ mãn kinh dùng liệu pháp
hormon thay thế có thể làm giảm 50% nguy cơ bệnh tim mạch, nhưng cần
cân nhắc giữa lợi Ých và nguy cơ khi sử dụng liệu pháp này ở giai đoạn
quanh mãn kinh và sau mãn kinh.
16
1.2.8. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mãn kinh
1.2.8.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1980, WHO đã tập hợp các nhà khoa học để bàn về mãn kinh
và đưa ra định hướng nghiên cứu, chính sách về y tế, chăm sóc sức khoẻ tại
cộng đồng. Trong 3 thập kỷ qua, nhiều tác giả nước ngoài đặc biệt là châu
Âu và châu Mỹ đã nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ mãn kinh. Nhìn
chung các công trình này nghiên cứu về các chủ đề như: tuổi mãn kinh, các
biểu hiện về tâm lý, hành vi tuổi mãn kinh, mãn kinh sớm và nguy cơ nhồi
máu cơ tim, mối liên quan giữa loãng xương và thiếu hụt estrogen, các khối
u đường sinh dục
Theo nghiên cứu HERS (The Heart and Estrogen/Progestin
Replacement Study) có 59% phụ nữ độ tuổi này có biểu hiện tăng huyết áp,
trên 90% có LDL-cholesterol huyết thanh bằng hoặc trên 100 mg/dL
1.2.8.2. Tình hình trong nước
Trong 10 năm gần đây, lĩnh vực nghiên cứu về lứa tuổi vị thành niên
và mãn kinh bắt đầu đuợc sự chú ý quan tâm của các nhà khoa học. Một số
tác giả đã nghiên cứu một số khía cạnh về sức khỏe sinh sản phụ nữ mãn
kinh như:
- Nghiên cứu tần suất loãng xương ở phụ nữ mãn kinh của Vũ Đình
Chính thuộc một số xã ở Hải Dương.
- Nghiờn cứu mụt số chỉ số Lipid máu và biến đổi Estradiol ở phụ nữ
độ tuổi quanh mãn kinh (49+-3 tuổi)của Lê Quang Toàn
- Nghiên cứu chỉ số sinh học của phụ nữ tuổi mãn kinh ở nữ Hà Nội,
Cần Thơ của Nguyễn Huy Bình, Nguyễn Trung Kiên
Nhìn chung các công trình còn dừng lại ở việc nghiên cứu một số
khía cạnh của sức khỏe sinh sản, một số rối Ýt loạn chức năng thời kỳ mãn
17
kinh chứ chưa thấy có nghiên cứu cụ thể nào đề cập đến biến đổi tim mạch
ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh
1.3. Đại cương về tăng huyết áp
1.3.1. Định nghĩa tăng huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO),
Hội Tăng huyết áp châu Âu (European Society of Hypertension – ESH) và
Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, lượng giá và điều trị bệnh
THA Hoa Kỳ (The Sixth Report of the Joint National Committee on
Prevention, Detection, Evaluation and Treatment of Hight Blood Pressure -
JNC VII) đã thống nhất, với người lớn ≥ 18 tuổi:
- Chẩn đoán là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
- Gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc (Isolate Systolic Hypertension
-ISH) khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.
- Gọi là tăng huyết áp tâm trương đơn độc (Isolate Diastolic
Hypertension - IDH) khi huyết áp tâm thu < 140 mmHg và huyết áp tâm
trương ≥ 90 mmHg.
1.3.2. Phân loại tăng huyết áp.
Năm 1997, JNC VI trình bày bảng phân loại THA và chiến lược điều
trị, đã được Uỷ ban điều phối của “ Chương trình giáo dục Quốc gia về
THA” (NHBPEP) chuẩn y.
Năm 1999, WHO/ISH đưa ra những hướng dẫn điều trị THA đề cập
đến các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích và các bệnh lý phối hợp,
cũng như chiến lược điều trị cho toàn cầu. Đến năm 2003, WHO/ISH bổ
18
sung một số vấn đề mới trên cơ sở của JNC VI và thống nhất cách phân
loại THA như sau:
19
Bảng 1.1. Phân độ THA theo JNC VI (1997) và WHO/ISH (2003)
Khái niệm
HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương
(mmHg)
HA tối ưu
HA bình thường
HA bình thường cao
< 120
< 130
130 - 139
và
và
và
< 80
< 85
85 - 89
THA độ 1 (nhẹ)
THA độ 2 (trung bình)
THA độ 3 (nặng)
THA tâm thu đơn độc
140 - 159
160 - 179
≥ 180
≥ 140
và / hoặc
và / hoặc
và / hoặc
và
90 - 99
100 - 109
≥ 110
< 90
Năm 2003, JNC VII bổ sung thêm một số vấn đề mới về điều trị
THA trên cơ sở JNC VI và đưa ra cách phân loại THA mới.
Bảng 1.2. Phân loại THA theo JNC VII (2003)
Loại THA HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương
(mmHg)
Bình thường
Tiền THA
THA giai đoạn I
THA giai đoạn II
< 120
120 - 129
140 - 159
≥ 160
và
hoặc
hoặc
hoặc
< 80
80 - 89
90 - 99
≥ 100
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, nên áp dụng
cách phân độ THA của JNC VI và WHO/ISH (2003) (Bảng 1.1) vì có giá
trị thực tế khi các yếu tố nguy cơ đối với bệnh THA đang gia tăng.
Phân loại giai đoạn bệnh THA theo mức độ tổn thương các cơ quan
đích.
20
Giai đoạn I: Không có biểu hiện tổn thương các cơ quan.
Giai đoạn II: Có Ýt nhất một trong các biểu hiện tổn thương sau đây:
- Phì đại thất trái (X quang, điện tim, siêu âm)
- Hẹp một phần hoặc toàn bộ các động mạch vành.
- Protein niệu vi thể, Protein niệu và/hoặc tăng nhẹ Creatinin huyết
tương (107 – 133 mcmol/l).
- Mảng xơ vữa động mạch tại động mạch chủ hoặc động mạch cảnh,
động mạch chậu hoặc động mạch đùi, phát hiện bằng siêu âm hoặc X quang.
Giai đoạn III: Có đủ các biểu hiện chủ quan và khách quan do tổn
thương nội tạng, bao gồm:
- Tim: Đau thắt ngực
Nhồi máu cơ tim.
Suy tim.
- Não: Tai biến mạch máu não.
Cơn đột quị thoáng qua.
Bệnh não do THA.
Rối loạn tâm thần do tổn thương mạch não.
- Mắt: Xuất huyết võng mạc và xuất tiết kèm theo hoặc không
kèm phù gai thị biểu hiện của THA ác tính hoặc THA tiến
triển nhanh)
- Thận: Creatinin huyết tương > 133 mcmol/l.
Suy thận.
- Mạch máu:
21
Phình tách động mạch.
Tắc động mạch có biểu hiện cơ năng.
1.3.3. Nguyên nhân gây THA.
1.3.3.1. Tăng huyết áp tiên phát.
Đại đa số THA ở người lớn (>95%) là không tìm thấy nguyên nhân
(hay THA vô căn), cơ chế gây bệnh THA chưa thật rõ ràng.
1.3.3.2. Tăng huyết áp thứ phát.
Một số nhỏ bệnh nhân trẻ tuổi bị THA (thường < 5-10%) có thể phát
hiện được nguyên nhân đặc biệt gây THA (gọi là tăng huyết áp thứ phát).
Các biện pháp áp dụng để tìm kiếm thường là khai thác tiền sử,
khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy. Một số nguyên
nhân gây tăng huyết áp thứ phát được tìm thấy gồm:
- Tăng huyết áp do nhu mô thận (viêm cầu thận, thận đa nang), bệnh
mạch máu thận (hẹp ĐM thận do xơ vữa hoặc dị dạng)…
- Các bệnh nội tiết: U tuỷ thượng thận, Cushing, cường aldosteron…
- Các bệnh hệ tim mạch: hẹp quai ĐM chủ (HA chi trên cao hơn,
HA chi dưới thấp hoặc không đo được)
- Do dùng một số thuốc: viên tránh thai uống, steroid, kháng viêm
không steroid, cocain, amphetamine, …
- Một số nguyên nhân khác: ngộ độc thai nghén, ngưng thở khi ngủ…
1.3.4. Chẩn đoán tăng huyết áp:
Tại phòng khám: Khi bệnh nhân có trị số HA ≥ 140/90 mmHg, sau
khám lọc lâm sàng Ýt nhất 2 lần khác nhau, mỗi lần khám HA được đo Ýt
nhất 2 lần.
22
Tại nhà: Khi đo nhiều lần đúng phương pháp, THA khi có trị số HA
> 135/85 mmHg.
Đo HA bằng máy đo HA 24 giê: HA > 125/80 mmHg.
Chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả phụ nữ đến khám và điều trị tại viện
Tim mạch Việt Nam có độ tuổi 45 – 55 có biểu hiện tiền mãn kinh hoặc
mất kinh chưa quá 12 tháng
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Phụ nữ mãn kinh không phải theo cách tự nhiên mà do cắt tử cung,
buồng trứng trước mãn kinh, sau điều trị hoá chất, tia xạ.
- Phụ nữ đã sử dụng liệu pháp hormon thay thế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
n= (Z
2
1-
α
/2
x p x q)/d
2
Trong đó:
- n là cỡ mẫu cần thiết cho một quần thể đủ lớn .
- Z
2
1-
α
/2
bằng 1,96 với độ tin cậy 95%.
- p là tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ quanh mãn kinh.
Ước lượng p = 0,5; q = 1-p = 0,5 (theo nghiên cứu HERS)
23
- d: chớnh xỏc tng i (khong sai lch mong mun gia t l
thu c t mu v t l quan sỏt). Ly d = 0,08.
Thay vo cụng thc ta cú:
n = (1,96
2
x 0,5 x 0,5)/ 0,08
2
= 150
2.2.3. Quy trỡnh nghiờn cu:
Tt c bnh nhõn tham gia nghiờn cu c hi, khỏm lõm sng v
xột nghim theo mu bnh ỏn sn cú (Ph lc 1)
2.2.4. S nghiờn cu
24
Bệnh nhân nghiên cứu
Hỏi bệnh theo mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1)
Khám lâm sàng
Đo chiều cao, cân nặng, tính BMI
Đo huyết áp, nghe tim
Xét nghiệm cận lâm sàng
Điện tâm đồ: nếu có rối loạn nhịp -> holter ĐTĐ
Holter huyết áp
Hormon FSH, estrogen
Lipid máu
Đo độ loãng xơng
25
Kh¶o s¸t t×nh tr¹ng huyÕt ¸p vµ t×m mét sè yÕu tè
liªn quan ®Õn t×nh tr¹ng huyÕt ¸p