Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bồi dưỡng giáo viên sinh học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.13 KB, 9 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SINH HỌC ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI
ĐINH QUANG BÁO, PHAN THỊ THANH HỘI *
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
*
Email:
Tóm tắt: Bài báo khái quát một số nội dung đổi mới cơ bản trong chương trình
giáo dục phổ thơng mới và tác động của những đổi mới đến giáo viên phổ thơng.
Tiếp theo, trên cơ sở phân tích quan điểm xây dựng, mục tiêu, nội dung khái qt
chương trình mơn Sinh học; phân tích phương thức xác định nội dung và cách thức
đưa năng lực vào dạy học, bài báo đã xác định một số kỹ năng cần bồi dưỡng cho
giáo viên sinh học nhằm đáp ứng chương trình mới, trong đó, quan trọng đầu tiên
là kỹ năng đọc hiểu chương trình mơn sinh học, tiếp theo là kỹ năng triển khai các
hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh và một số kỹ năng khác.
Từ khóa: Bồi dưỡng, chương trình giáo dục phổ thơng mới, chương trình mơn
sinh học, kỹ năng, năng lực.

1. MỞ ĐẦU
Chương trình (CT) giáo dục phổ thông mới theo định hướng tiếp cận năng lực (NL)
người học ở Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện. Một số nội dung đổi mới cơ bản như:
1) Chương trình giáo dục phổ thơng theo định hướng phát triển NL; 2) Chương trình và sách
giáo khoa theo định hướng tích hợp và phân hóa; 3) Chương trình được thiết kế theo hai giai
đoạn: giáo dục cơ bản 9 năm và giáo dục định hướng nghề nghiệp 3 năm ở THPT; 4) Thực
hiện cơ chế một CT quốc gia, nhiều bộ sách giáo khoa; 5) Quản lý thực hiện CT theo định
hướng tăng cường tự chủ của địa phương và nhà trường [1].
Các đổi mới trên có nhiều tác động đến giáo viên phổ thông. Một số các tác động đó là:
- Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) định hướng phát triển phẩm chất và NL,
trong đó đã mơ tả tường minh các NL chung, NL chuyên môn bằng các yêu cầu cần đạt, giáo
viên (GV), phải “đọc bản thiết kế”, tổ chức “thi công” CT nhằm làm ra sản phẩm là nhân cách


học sinh (HS) với đầy đủ các phẩm chất và NL đã xác định.
- Chương trình GDPT được xây dựng theo định hướng tích hợp và phân hóa, do đó, GV cần
phải có NL dạy học tích hợp, phân hóa. Tích hợp và phân hóa là phương thức phát triển NL.
- Chương trình GDPT được thiết kế theo hai giai đoạn, do đó, ở cấp THPT, GV phải
được đào tạo lại, bồi dưỡng theo hướng trang bị kiến thức vừa rộng vừa chuyên sâu, NL tư
vấn nghề nghiệp, lựa chọn môn học, tài liệu giáo khoa.
- Thực hiện cơ chế một CT quốc gia, nhiều bộ SGK. Do đó, GV cần phải biết lựa chọn
SGK phù hợp và khi đủ điều kiện có thể tự tổ chức soạn tài liệu giáo khoa cho riêng trường
mình. Đặc biệt GV phải được đào tạo, bồi dưỡng phát triển CT môn học, CT nhà trường.
- Quản lý thực hiện CT theo hướng tăng cường NL tự chủ của địa phương và nhà
trường. Do đó, GV cần phải tham gia vào quá trình thực hiện CT GDPT quốc gia làm cho CT
giáo dục phù hợp với địa phương, nhà trường, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở
nhà trường. GV cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao NL phát triển CT giáo dục nhà trường.

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Để thực hiện tốt chương trình các GV phổ thơng cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng một
số kỹ năng (KN) dạy học. Một trong những KN cần thiết nhất là đọc hiểu chương trình các mơn
học và thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển NL HS và một số các KN khác.
2. NỘI DUNG
2.1. Quan điểm xây dựng chương trình mơn Sinh học
Theo dự thảo Chương trình giáo dục môn Sinh học (2018), môn Sinh học được xây
dựng dựa theo các quan điểm sau đây [2]:
i) Tuân thủ các quy định nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
- Định hướng chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt,
kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá
kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển CT;

- Định hướng xây dựng CT Khoa học tự nhiên, trong đó có Sinh học.
ii) Tiếp cận với xu hướng quốc tế
- Bên cạnh tiếp thu, kế thừa thành công, ưu điểm của CT môn Sinh học hiện hành, CT
môn Sinh học còn được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu sâu CT môn học này của một số nước
và tổ chức quốc tế (của một số bang Hoa Kỳ, của Anh, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, tổ chức Olympic
Sinh học quốc tế, UNESCO,...). Kết quả nghiên cứu đó cho phép rút ra các xu hướng chung
trong xây dựng CT mơn Sinh học phổ thơng có thể vận dụng cho Việt Nam:
- Ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, kiến thức sinh học là một phần trong môn Khoa học
tự nhiên cùng với vật lý, hóa học, khoa học Trái Đất. Lên cấp trung học phổ thông, sinh học, vật
lý, hóa học được tách ra thành các mơn học riêng với các mục tiêu dạy học chuyên sâu chuẩn bị
cho HS có thể tiếp tục học lên cao theo ngành nghề liên quan trực tiếp với môn học này.
- Nội dung sinh học ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông được xây dựng theo
hướng đồng tâm để có điều kiện mở rộng và học sâu hơn cả về nội dung chi tiết, cả về
phương pháp nghiên cứu và nguyên lý ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sinh học trong môn Sinh
học ở trung học phổ thơng.
- Ngun tắc tích hợp trong CT sinh học được thể hiện qua sự kết nối các nội dung dạy
học quanh các nguyên lý cơ bản của khoa học tự nhiên, của thế giới sống và qua kết nối trong
và giữa các mạch nội dung cốt lõi của sinh học.
iii) Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp
- Xác định các lĩnh vực ngành nghề và q trình cơng nghệ địi hỏi tri thức sinh học
chun sâu để lựa chọn khung nội dung môn Sinh học sao cho các chủ đề trong CT có tác
dụng giáo dục HS theo định hướng nghề nghiệp.
- Nội dung sinh học vừa phản ánh các thuộc tính cơ bản của tổ chức sống trên cơ sở
sinh học cấp độ vi mô (phân tử, tế bào) và cấp độ vĩ mô (quần xã, sinh quyển); vừa giới thiệu
các nguyên lý công nghệ ứng dụng sinh học nhằm định hướng cho HS lựa chọn ngành nghề
thuộc lĩnh vực công nghệ của thế kỷ XXI – thế kỷ của công nghệ sinh học, và cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0).
- Để thực hiện định hướng trên mà không làm quá tải đối với HS, CT được thiết kế theo
các chủ đề có tính khái qt và dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động dạy học giúp

HS tìm tịi, khám phá khoa học, phát triển NL nhận thức, trong đó chú ý tổ chức các hoạt

4


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

động trải nghiệm. Đó cũng là cách tạo hứng thú để có nhiều HS lựa chọn mơn Sinh học, một
môn học gắn với một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn cần nhiều chuyên gia, nhân lực cho xã
hội hiện đại.
- CT chú ý tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng trong đời sống và tìm hiểu công
nghệ sinh học; kết hợp học trên lớp với hoạt động ngoại khóa trong mơi trường tự nhiên và xã hội.
iv) Giáo dục phát triển bền vững và gắn với cuộc sống hằng ngày của HS
CT chú trọng giúp HS phát triển NL thích ứng trong một xã hội biến đổi khơng ngừng;
NL cùng chung sống hài hịa và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Nội dung sinh học góp phần phát triển ở HS NL gắn khoa học với cuộc sống. Quan tâm
tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS; tăng cường vận dụng kiến thức
khoa học vào thực tiễn, giúp HS thấy được sinh học vừa gần gũi, thiết thực với cuộc sống con
người, vừa là lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành tựu về lý thuyết và công nghệ hiện đại trong bối
cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0.
2.2. Mục tiêu chương trình mơn Sinh học
Theo dự thảo Chương trình giáo dục mơn Sinh học (2018), mơn Sinh học góp phần hình
thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu, NL chung cốt lõi và NL chuyên môn. Môn
Sinh học vừa phát triển các phẩm chất ở HS như tự tin, trung thực, khách quan, tình u thiên
nhiên, tơn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới
tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; và phát triển NL tìm hiểu tự nhiên dưới góc
độ sinh học, bao gồm NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tịi, khám phá tự nhiên và NL
vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hóa, củng cố kiến thức,
phát triển KN và giá trị cốt lõi của sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản. CT môn
Sinh học giúp HS tiếp tục tìm hiểu các khái niệm, quy luật sinh học làm cơ sở khoa học cho

việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống;
trên cơ sở đó, HS định hướng được ngành nghề để tiếp tục học và phát triển sau trung học phổ
thông [2].
2.3. Nội dung khái qt chương trình mơn Sinh học
Nội dung sinh học bao quát các cấp độ tổ chức sống gồm phân tử, tế bào, cơ thể, quần
thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển. Mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm cấu trúc, chức năng;
mối quan hệ giữa cấu trúc, chức năng và môi trường sống. Từ kiến thức về các cấp độ tổ chức
sống khái quát các đặc tính chung của thế giới sống là di truyền, biến dị và tiến hóa. Thơng
qua các chủ đề nội dung sinh học, trình bày các thành tựu công nghệ sinh học trong chăn nuôi,
trồng trọt, xử lý ô nhiễm môi trường, nông nghiệp và thực phẩm sạch; trong y – dược học.
Chương trình phổ thơng mới sẽ tinh giản các nội dung có tính mơ tả để tổ chức cho HS
tìm tịi, nhận thức các kiến thức có tính ngun lý, cơ sở cho quy trình cơng nghệ ứng dụng
sinh học hiện đại. Đặc biệt tập trung vào các ứng dụng công nghệ sinh học.
“Khác biệt lớn nhất so với CT hiện hành là sẽ đi sâu hơn để cung cấp cho HS những mơ
hình lý thuyết để có thể giải thích và thiết kế các mơ hình ứng dụng cơng nghệ sinh học. Cơng
nghệ sinh học là một lĩnh vực hiện đại trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, do đó trong
chương mơn Sinh lĩnh vực đó có trọng số thích đáng.
Do đó có những những nội dung kiến thức mang tính mơ tả được cắt giảm, thay vào đó
tăng cường học sâu hơn những nội dung sinh học hiện đại như. các kiến thức về sinh học phân

5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

tử, sinh học tế bào. Những kiến thức này gần như xuyên suốt trong tất cả các chủ đề. Bởi công
nghệ sinh học hiện đại chủ yếu dựa trên cơ sở tiến bộ của sinh học phân tử và sinh học tế bào”.
Thông qua các chủ đề nội dung sinh học, CT sẽ trình bày các thành tựu cơng nghệ sinh
học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý ô nhiễm môi trường, nông nghiệp và thực phẩm sạch;
trong y - dược học.

Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, mỗi năm, những HS có thiên hướng hoặc hứng thú
khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề. Các chuyên đề nhằm mở
rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành để trực tiếp định hướng, làm cơ sở cho
các quy trình kỹ thuật, cơng nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến sinh học. Các chuyên
đề hướng đến các lĩnh vực của nền công nghiệp 4.0 như: công nghệ sinh học trong nông
nghiệp, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo...
2.4. Phương thức xác định nội dung môn học
Phát triển NL là nguyên tắc xuyên suốt của CT giáo dục phổ thơng mới. NL chỉ có thể
hình thành và phát triển ở HS thông qua tổ chức dạy học bằng các hoạt động. Hoạt động xét
về phương diện logic khoa học là một tổ hợp các thành phần kiến thức, KN của nhiều khoa
học. Các kiến thức khoa học từ các môn học khác nhau phải được lựa chọn theo nguyên tắc
hướng vào làm sáng tỏ một vấn đề nào đó có giá trị như một tiêu đề cốt lõi. Việc lựa chọn
thành phần nội dung và phương pháp tổ chức HS lĩnh hội, vận dụng nội dung đó được định
hướng bởi chủ đề cốt lõi có phạm vi khái quát ở các cấp độ khác nhau. Giá trị tích hợp hay
phạm vi tích hợp tăng dần từ chủ đề cốt lõi trong một phân môn, trong một môn học (khoa
học chuyên ngành), trong một lĩnh vực (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn)…
2.5. Phương thức đưa năng lực vào dạy học sinh học
Nguyên tắc cái và cách cấu thành đồng xu 2 mặt là nội dung kiến thức và NL cần được
quán triệt khi xác định các phương thức đưa NL chung vào CT môn học. Theo đó khi lực
chọn kiến thức đã phải quan tâm đến KN, NL và ngược lại “cách” nằm trong “cái” và “cái”
vừa là sản phẩm vừa là cấu trúc của “cách” là logic tất yếu. Theo nguyên tắc đó, có thể có các
phương thức cơ bản sau:
Vận dụng thiết kế CT theo kiểu lui, được bắt đầu bằng xác định chuẩn đầu ra. Chuẩn
đầu ra phải là “ đồng xu” có mệnh giá NL với quan niệm như trên. Để thể hiện NL vào CT
môn học, việc xác định CĐR thực hiện bằng ma trận tích hợp sau.
Mỗi mơn học lập được
ma trận quan hệ giữa hệ
thống KN và nội dung kiến
thức dưới dạng bảng sau:


ND

a

KN
A
B

b

c

d

e

g

Ab
Ba

Bd

Bg

- Cột KN có thể là
C
Cb
những KN hoặc các chủ đề
nội dung định được trong 1

bài học, 1 chương, 1 phân môn, 1 môn học tích hợp, của tất cả các lĩnh vực mơn học, cột KN
có thể dùng bảng động từ mục tiêu của B.Bloom.
- Cột ND (nội dung) cũng lần lượt là những nội dung ở các phạm vi tương tự cột KN
hay chủ đề nội dung.

6


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

- Bảng quan hệ trên cũng cho thấy một hoạt động (KN được thực hiện) có thể tác động
lên cùng một đối tượng (một nội dung) học tập và ngược lại một nội dung có thể là đối tượng
tác động của nhiều hoạt động.
- Bảng cũng cho thấy quan hệ KN và ND sẽ được xác lập theo nhiều mạch logic khác
nhau và phạm vi khác nhau. Sự khác nhau đó tạo ra phạm vi tích hợp khác nhau.
- Trong logic phát triển CT theo tiếp cận NL thì cột KN được lập trước, tiếp đó là soạn
ND trên cơ sở phân tích các thành phần ND mơn học, và tiếp theo là tạo tình huống chứa
đựng các vấn đề hay chủ đề tích hợp. Loại tích hợp, mức độ tích hợp phụ thộc vào tình huống,
vấn đề, chủ đề tích hợp đó.
- Bảng là cơng cụ hướng dẫn tích hợp quan trọng cho GV và HS.
- NL = KN x nội dung x tình huống tích hợp, như vậy dựa vào bảng trên GV hay người
soạn CT thiết kế các tình huống tích hợp, hoạt động huy động vận dụng kiến thức, KN từ các
nguồn để giải quyết vấn đề có ý nghĩa.
- Từ bảng cũng cho thấy chủ đề tích hợp có thể là KN, một NL chung, một NL chuyên
biệt, hay có thể là các chủ đề nội dung, đối tượng học tập.
- Thiết kế bài học theo trật tự nâng dần yêu cầu tích hợp bằng cách thiết lập các nhóm tổ
hợp KN. ND ứng với các tình huống khác nhau.
- Mỗi ơ có thể là một NL, hay đó là mục tiêu cụ thể, tổ hợp các NL đó được NL tích hợp.
(Xavier gọi là mục tiêu tích hợp
cuối thời đoạn – MTCT)


NL cơ bản 1

NL cơ bản 2

NL cơ bản 3

NL 1

Mục tiêu tích hợp là một NL NL 2
Mục tiêu tích hợp (NL cuối thời
phức hợp địi hỏi sự tích hợp chứ NL 3
đoạn)
không phải là kết quả thực hiện một NL n-1
KN riêng lẻ ứng với một nội dung cụ
thể. Mục tiêu tích hợp tạo ra một NL
bền vững trong cấu trúc tâm lý của chủ thể. Các KN riêng lẻ được thực hiện khi xác định các
mục tiêu dạy học từng bài học, từng đơn vị nội dung môn học.
2.6. Bồi dưỡng giáo viên Sinh học nhằm đáp ứng chương trình mới
Để đáp ứng thực hiện CT giáo dục phổ thông mới và thể hiện được mục tiêu CT môn
Sinh học, các GV dạy học Sinh học cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng một số KN nhằm
giúp cho việc dạy học phát triển NL, cụ thể như sau:
2.6.1. Kỹ năng đọc, hiểu chương trình mơn Sinh học
Để hiểu được CT môn Sinh học, đầu tiên cần phân tích được những biểu hiện của NL
tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ sinh học được trình bày trong bảng 1.

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ


Bảng 1. Những biểu hiện của NL tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ sinh học
NL
thành phần
1. Nhận thức
kiến thức sinh
học

Biểu hiện
1.1. Nhận biết
– Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc q trình
tự nhiên.Thơng hiểu
– Trình bày các sự kiện, đặc điểm, vai trị của các đối tượng và các quá trình tự
nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngơn ngữ nói, viết, cơng thức, sơ đồ, biểu
đồ,...
– Phân loại các vật, sự vật theo các tiêu chí khác nhau.
– Phân tích các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo một logic nhất
định.
– So sánh, lựa chọn các đối tượng, khái niệm hoặc q trình dựa theo các tiêu chí.
– Lập dàn ý, tìm từ khố; sử dụng ngơn ngữ khoa học khi đọc và trình bày các văn
bản khoa học, sử dụng các hình thức ngơn ngữ biểu đạt khác nhau. Kết nối thơng tin
theo logic có ý nghĩa.
1.2. Biện luận
– Giải thích với lập luận về mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nhân – quả,
cấu tạo – chức năng,...), định nghĩa khái niệm,…
– Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa một lời giải thích. Thảo luận đưa ra những nhận
định phê phán có liên quan tới chủ đề.

2. Tìm tịi và
khám phá tự

nhiên dưới góc
độ sinh học

Thực hiện được các KN: tìm tịi, khám phá thế giới sống. Chứng minh được các vấn
đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học:
2.1. Đặt được câu hỏi, xây dựng được giả thuyết.
2.2. Lập được kế hoạch và thực hiện điều tra, thu thập dữ liệu, thực nghiệm; lưu giữ,
ghi chép các số liệu thu thập được.
2.3. Lập được báo cáo: sử dụng được một số tham số thống kê đơn giản để xử lý dữ
liệu, so sánh kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận, viết báo cáo.
2.4. Trình bày, truyền đạt được ý tưởng, hiểu biết với lập luận chặt chẽ bằng các
minh chứng thuyết phục.
Thảo luận: đặt ra được các vấn đề cốt lõi có thể có nhiều ý kiến khác nhau, tổng hợp
được các ý kiến khác nhau một cách thuyết phục.
2.5. Khái quát được các bước chung để giải quyết vấn đề tương tự trong học tập và
trong cuộc sống.

3. Vận dụng
kiến thức sinh
học vào thực
tiễn

Vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn để
3.1. nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn bằng lý luận và thu thập được các bằng
chứng để chứng minh được vấn đề đó.
3.2. phản biện, đánh giá được tác động của một vấn đề thực tiễn.
3.3. đề xuất được một số phương pháp, biện pháp mới để giải quyết vấn đề thực tiễn
nảy sinh: lựa chọn, nêu được mơ hình cơng nghệ mới; trình bày được cách thử
nghiệm ứng dụng mơ hình.
3.4. dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải pháp và thực hiện

được một số giải pháp để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ
thiên nhiên, mơi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu và có hành vi, thái độ hợp lý
nhằm phát triển bền vững.

NL tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ Sinh học bao gồm 3 thành tố, mỗi thành tố đã được
xác định bằng các động từ.
Ở thành tố 1: Nhận thức kiến thức sinh học bao gồm các động từ được chia thành 3 mức
độ, ở mức độ 1.1, HS chỉ yêu cầu nhớ, nhắc lại kiến thức đã học. Ở mức độ 1.2, HS yêu cầu
8


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

hiểu kiến thức đã học thông qua việc sử dụng các cách khác nhau để thể hiện kiến thức đã
học. Ở mức độ 1.3, yêu cầu HS biện luận được các vấn đề liên quan đến kiến thức đã học.
Thành tố 2: Tìm tịi và khám phá tự nhiên dưới góc độ sinh học, thành tố này biểu hiện
KN tiến trình, đây chính là q trình nghiên cứu, tìm tịi, khám phá kiến thức. Thành tố này
thể hiện qua 5 bước, bắt đầu bằng bước 2.1. đặt câu hỏi và đưa ra giả thuyết, tiếp theo là 2.2.
lên kế hoạch tìm tịi, khám phá, thực hiện kế hoạch và 2.3. viết báo cáo, 2.4. chia sẻ và thảo
luận và 2.5. khái quát vấn đề.
Thành tố 3: Vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. HS được yêu cầu không chỉ học
kiến thức lý thuyết mà điều quan trọng là vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Do vậy,
thành tố này yêu cầu HS các mức độ khác nhau, mức 3.1. nhận ra và giải thích; 3.2. phản biện
vấn đề; 3.3. đề xuất giải pháp; 3.4. thực hiện giải pháp.
Từ việc hiểu bảng 1. Biểu hiện các thành tố của NL, GV có thể đọc hiểu được các yêu
cầu cần đạt thể hiện trong CT.
Ví dụ: Khi đọc trong CT thấy các động từ như: kể tên, nêu, phát biểu…GV có thể xác
định yêu cầu này thuộc về NL 1.1. Tương tự như vậy, khi đọc CT thấy các động từ như Lập
được kế hoạch, thực hiện điều tra, GV xác định được NL 2.2.
Một số ví dụ như sau:

Nội dung
 Các
ngun tố hóa
học
 Nước trong
tế bào
 Các đại
phân tử trong
tế bào

Yêu cầu cần đạt
 Liệt kê được một số ngun tố hóa học chính có trong tế bào (C, H, O,
N, S, P).
 Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
 Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật
lý, hóa học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trị sinh học của
nước trong tế bào. Từ đó, giải thích được vì sao ở đầu có sự sống ở đó có
nước.
 Trình bày được thành phần cấu tạo (các ngun tố hóa học và đơn
phân) và vai trị của các đại phân tử trong tế bào: carbohydrate, lipid,
protein, nucleic acid. Từ đó giải thích được đặc trưng cơ bản chung nhất
của phân tử sinh học và định nghĩa khái niệm phân tử sinh học.
 Vận dụng được kiến thức về thành phần hóa học của tế bào vào giải
thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lý;
giải thích vì sao thịt lợn, thịt bị cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm
khác nhau; giải thích vai trị DNA trong xác định huyết thống, truy tìm
tội phạm,…).
 Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hóa học có
trong tế bào (protein, lipid,…).


Mức NL
 1.1.
 1.1.
 1.2.

 1.2.

 1.3.
 3.1.
 2.1.

2.6.2. Kỹ năng triển khai các hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh
Đây là KN quan trọng nhằm giúp cho GV có thể tổ chức các hoạt động học tập của HS.
GV cần bám sát yêu cầu cần đạt, coi các yêu cầu cần đạt là đầu ra kết quả học tập của HS.
Muốn vậy, cần chú ý phân tích các động từ diễn đạt yêu cầu cần đạt để thiết kế hoạt động phù
hợp; khi thiết kế các hoạt động dạy học cần sử dụng các thông tin, kênh hình, thí nghiệm, các
hoạt động ứng dụng thực tiễn: giải thích, vận dụng vào thực tiễn và chú ý tới các ngành nghề
liên quan.
Sau đây là các ví dụ:

9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Chủ đề: Thông tin giữa các tế bào
Yêu cầu cần đạt: Dựa vào sơ đồ thơng tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:
Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình
dạng; Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân
tử đích trong tế bào; Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều

hòa hoạt động tế bào.
GV sử dụng sơ đồ
sau [3], yêu cầu HS
quan sát và phân tích để
rút ra quá trình:
NL và KN hướng
tới: NL tự học, giải
quyết vấn đề; KN quan
sát, phân tích, đọc thơng
tin từ tranh/ hình.
Chủ đề: Mối
quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể
Yêu cầu cần đạt: Trình bày được mối quan hệ giữa các q trình sinh lý trong cơ thể.
Từ đó chứng minh được cơ thể là một hệ thống mở tự điều chỉnh.
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và phân tích mối quan hệ các q trình sinh lý trong cơ
thể.
Nước và
khống

Carbon
dioxide
và các
chất
thải.

Oxygen
Chất hữu


MT ngồi


Cơ thể

MT
ngồi

NL và KN hướng tới: NL tự học, giải quyết vấn đề; KN quan sát, phân tích, đọc thơng
tin từ sơ đồ.
Ngồi ra, mỗi GV cịn cần thơng thạo các KN như: thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp; sử
dụng thành thạo các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; thiết kế các tình huống học tập.
2.6.3. Kỹ năng thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh
Để có tích hợp cần Lựa chọn NỘI DUNG cho tri thức KẾT NỐI, bằng cách:
- Cấu trúc môn học bằng các chủ đề khái quát nội dung ở các phạm vi khác nhau.
- Xây dựng các chủ đề/dự án vận dụng kiến thức.
2.6.4. Kỹ năng sử dụng thành thạo các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
Trong Dự thảo Chương trình mơn Sinh học đã xác định: Sinh học là môn học gắn với
10


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

thực hành, thực nghiệm. Do vậy, dạy HS học gắn với thực tiễn qua các PPDH, trong đó thí
nghiệm thực hành là đặc trưng. Ngồi sử dụng các PPDH chung, dạy học môn Sinh học ở
THPT cần quan tâm, sử dụng hiệu quả các PPDH đặc thù [2]. Chẳng hạn như:
- Dạy học bằng sử dụng các phương tiện trực quan: video, tranh, mơ hình, thí nghiệm
ảo, quan sát mẫu vật thật…
- Dạy học thông qua thực hành trong phịng thí nghiệm, ngồi thực địa.
- Dạy học dự án ứng dụng sinh học; Dự án tìm hiểu các vấn đề sinh học trong thực tiễn.
Ngồi ra có thể sử dụng các PPDH phổ biến như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học
bằng bài tập tình huống, dạy học hợp đồng, dạy học vi mô,…

2.6.5. Kỹ năng thiết kế các tình huống học tập
NL =KT+KN+ ý thức về giá trị /thái độ + Tình huống
Địi hỏi kết nối tri thức theo các phạm vi rộng hẹp khác nhau để giải quyết các vấn đề
nhận thức, thực tiễn, công nghệ dạng STEAM.
3. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích những đổi mới cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông mới
và những tác động đến giáo viên phổ thông, bài báo tiếp tục phân tích chương trình mơn Sinh
học và đề xuất một số KN giáo viên Sinh học cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm đáp
ứng dạy học tốt chương trình mơn Sinh học mới. Trong đó, các KN đọc hiểu chương trình và
KN thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển NL HS được chúng tơi minh họa nhằm
giúp GV có định hướng cho việc tự bồi dưỡng trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]

[5]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Dự thảo Chương trình giáo dục môn Sinh học.
Campbell-Reece, Urry - Cain - Wasserman - Minorsky Jackson (2017, bản dịch). Sinh học,
NXB Giáo dục Việt Nam.
Đinh Quang Báo - Mai Sỹ Tuấn - Phan Thị Thanh Hội (2017). Định hướng xây dựng
chương trình mơn Sinh học THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, Tạp
chí Giáo dục, số 419, trang 5-9.
Bộ GD-ĐT (2007). Sinh học 12, NXB Giáo dục.

Title: FOSTERING BIOLOGY TEACHERS TO MEET THE NEW GENERAL EDUCATION
CURRICULUM

Abstract: This article outlines some of the fundamental innovations in the new general education
curriculum and the impact of innovations on general school teachers. Next, on the basis of the analysis
of the construction viewpoints, objectives and contents of the Biology curriculum; Analyzing the
methodology of determining the content and the way to put the competency into teaching, the article
identified some skills that need to be fostered for biology teachers in order to meet the new
curriculum, of which the first is sill of reading Biology curriculum, and then skill in teaching activities
that develop student competencies and other skills.
Keywords: Foster, new general education curriculum, Biology curriculum, skill, competency.

11



×