Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dạy khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể theo quan điểm sinh học hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.9 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

DẠY KHÁI NIỆM SINH SẢN Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ
THEO QUAN ĐIỂM SINH HỌC HỆ THỐNG
NGUYỄN NGỌC LINH
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Email:
Tóm tắt: Để dạy khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể trong chương trình sinh học
lớp 11 đúng định hướng, đầu tiên giáo viên phải tìm ra được các dấu hiệu tương
đồng của đặc trưng sống sinh sản. Từ đó, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tìm
kiếm, khai thác thơng tin của vấn đề này và kết hợp với sách giáo khoa để hình
thành kiến thức về sinh sản ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật. Cuối cùng, học
sinh có thể khái quát thành các kiến thức chung của sinh sản cấp độ cơ thể.
Từ khóa: sinh sản, sinh học cơ thể, sinh học hệ thống.

1. MỞ ĐẦU
Chương trình sinh học 11 hiện nay giới thiệu hệ thống sống ở cấp độ cơ thể chủ yếu dựa
trên sự khái quát kiến thức chuyên khoa về cơ thể thực vật (TV) và động vật (ĐV) để hình
thành các khái niệm chung phản ánh các đặc trưng cơ bản là: Chuyển hóa vật chất năng
lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Sách giáo khoa (SGK) sinh học 11 hiện
nay với bố cục mỗi chương ứng với một đặc trưng cơ bản của hệ sống gồm nội dung sinh học
cơ thể TV (phần A) và sinh học cơ thể ĐV (phần B). Các bài tổng kết chương cũng tách riêng
từng nội dung đó và thiếu những câu hỏi mang tính khái quát giúp học sinh (HS) trên cơ sở
tìm hiểu sự giống và khác nhau trong các cơ chế thực hiện các đặc trưng sống ở TV và ĐV,
giải pháp nào hình thành nên khái niệm sinh sản cấp độ cơ thể? Để làm được điều này, đòi hỏi
giáo viên phải có định hướng trong hoạt động giảng dạy trong đó việc tổ chức logic kiến thức
tương đồng nhau giữa phần TV và ĐV để làm cơ sở cho việc khái qt hóa hình thành nên
khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể. Bài viết này tác giả trình bày định hướng dạy học để hình
thành khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể.
2. NỘI DUNG
2.1. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Là hình thành logic giảng dạy đúng định hướng khái niệm sinh
sản cấp độ cơ thể trong chương trình sinh học 11.
Phương pháp nghiên cứu: Để hình thành được khái niệm sinh sản cấp độ cơ thể đòi hỏi
người giáo viên phải thực hiện thao tác theo logic: Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp (ở mức
khái quát cao hơn) [1].
- Tổng quát: Tức là đề cập đến các dấu hiệu tương đồng của đặc trưng sống đó một cách
khái qt thơng qua câu hỏi cốt lõi hoặc từ định nghĩa của đặc trưng sống đó rút ra. Đây là
giai đoạn đầu tiên, có tính chất khái qt, định hướng cho giai đoạn tiếp theo nhằm tránh trệch
định hướng DH Sinh học 11 cấp độ cơ thể.
- Phân tích: Là giai đoạn dạy riêng TV và ĐV, với mục đích làm rõ hệ thống kiến thức
sự kiện. Giai đoạn này được triển khai tuần tự theo định hướng của giai đoạn tổng quát ở trên
đồng thời đây là giai đoạn cung cấp nguyên liệu cho giai đoạn tiếp theo. Để triển khai giai

204


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

đoạn này GV sử dụng hệ thống câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung để định hướng và tổ chức
cho quá trình DH.
- Tổng hợp: Một lần nữa GV sử dụng câu hỏi cốt lõi để định hướng giúp HS khái quát
hóa dấu hiệu tương đồng của đặc trưng sống từ hệ thống kiến thức sự kiện và chuyên khoa
của TV và ĐV. Để hình thành được các dấu hiệu tương đồng, đòi hỏi HS phải thấu hiểu sự
khác biệt trong từng cơ chế của TV và ĐV trên cơ sở đó hình thành đặc trưng chung, bản chất
của hệ cơ thể.
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Dấu hiệu bản chất trong khái niệm sinh sản chính là sự vận động có tính quy luật của
vật chất di truyền qua các cấp độ tổ chức sống. Từ cấp độ phân tử đến cấp tế bào, cơ thể, quần
thể, hệ sinh thái, sinh quyển thì sinh sản đó là sự kế thừa có tính chất hệ thống, nếu phân cắt
ra làm các các tổ chức sống thì đó là những biểu hiện sinh sản khác nhau của cùng một tổ

chức sống.
Theo tiếp cận sinh học hệ thống, sinh sản được định nghĩa là sự tăng lên về số lượng các
hệ thống sống mới có cấu trúc cơ bản giống như cấu trúc của hệ thống sống sinh ra nó. Khái
niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể được định nghĩa: Là sự tăng lên số lượng cá thể sinh vật thơng
qua các hình thức sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính.
Ở mỗi cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao sự sinh sản luôn gắn liền với môi trường của
chúng. Nếu cho rằng sinh sản là tăng lên về số lượng cơ thể thì đúng hay sai? Trong tự nhiên
tất cả các quần thể đều được sinh sản thông qua tăng số lượng của các cá thể nhưng sự tăng số
lượng đó được khống chế bởi các quần thể khác gọi là hiện tượng khống chế sinh học (SH),
khơng cho quần thể đó tăng quá mức chịu đựng của môi trường, và tạo nên trạng thái cân
bằng SH, khống chế SH dẫn đến sự tự điều chỉnh của quần thể và do đó khơng có quần thể
nào tăng số lượng một cách vơ tổ chức, tăng trưởng quần thể sinh vật luôn giao động quanh vị
trí cân bằng tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Khái niệm sinh sản trong sách giáo
khoa lớp 11 định nghĩa: “Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục
của loài”, định nghĩa này đã tránh được khuynh hướng khống chế SH trong tự nhiên và khơng
nói sinh sản là sự tăng lên về số lượng như trước đây, tuy nhiên sách giáo khoa SH 11 chưa
chỉ ra được dấu hiệu bản chất của sự sinh sản tức là chưa tìm được dấu hiệu tương đồng.
Như vậy, chúng ta không nên quan niệm rằng sự sinh sản là tăng lên về số lượng vì tăng
số lượng khơng phải là bản chất của sinh sản mà đó là quy luật vận động của các yếu tố vật
chất di truyền xuyên suốt các cấp độ tổ chức sống.
Dấu hiệu tương đồng trong khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể: Sự xuất hiện cá thể mới
thông qua bản chất của sinh sản như đã phân tích ở trên, từ đó thấy được bản chất sự sinh sản
ở cấp độ cơ thể.
Cách dạy khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể: Ở cơ thể đa bào thì tế bào là đơn vị cấu
trúc – chức năng có vai trị là hệ nhỏ trong hệ lớn vì vậy khi nghiên cứu các chức năng sống
cơ thể thì cơ chế của từng chức năng diễn ra ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể có mối quan hệ
qua lại nhân – quả giữa hệ lớn với hệ nhỏ thành phần. Tổ chức sống dù ở cấp độ nào đều có
các đặc trưng sống như: Trao đổi chất – năng lượng, sinh trưởng – phát triển, cảm ứng vận
động, sinh sản, tự điều chỉnh. Tuy nhiên, cơ chế thực hiện các q trình đó khơng hồn tồn
giống nhau. Ngay trong cùng cấp độ cơ thể thì hình thái, cấu tạo, giải phẫu, sinh lý, tập tính,...

của các sinh vật khơng giống nhau do tiến hóa thích nghi theo các chiều hướng khác nhau.

205


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Nội dung SGK Sinh học 11 được trình bày theo tiếp cận cấu trúc hệ thống (CT-HT)
giúp người học nhận thức được sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, mối liên hệ giữa
các chức năng sống, sự giống và khác nhau trong việc thực hiện các chức năng sống ở ĐV &
TV. Vận dụng phương pháp tiếp cận CT-HT khi truyền đạt các kiến thức của SGK Sinh học
11 phải đặt sinh học cơ thể trong mối liên hệ với sinh học tế bào và sinh học trên cơ thể; mối
liên hệ giữa cơ thể môi trường. Tuy nhiên, ở một số bài tổng kết chương còn thiếu những câu
hỏi mang tính khái qt. Điều này địi hỏi giáo viên phải là người giúp học sinh liên kết các
kiến thức một cách logic, khái quát. Cách biên soạn soạn nội dung SGK lớp 11 cũng đã chú
trọng đến sự đổi mới cách dạy, cách học thể hiện ở việc tăng kênh hình, các lệnh, các câu hỏi
ở cuối mơi bài; đồng thời cũng đã cập nhật nhiều kiến thức mới về khoa học sự sống liên quan
đến sinh học cơ thể.
Bảng 1. Dấu hiệu tương đồng trong khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể
Dấu hiệu
tương đồng
Yếu tố mang và kế thừa đặc
điểm di truyền qua các thế hệ
Cơ chế truyền đạt vật chất di
truyền:
- Bộ máy
- Cơ chế
Cơ chế tái sinh hệ thống cơ thể
Điều hòa sinh sản


Cơ thể
Thực vật

Động vật

ADN nằm trong nhân, ty thể và ADN nằm trong nhân, ty thể
lục lạp
- Phân bào
- Phân bào
- Nguyên phân, giảm phân và - Nguyên phân, giảm phân và
thụ tinh
thụ tinh
Sinh sản vơ tính, sinh sản hữu Sinh sản vơ tính, sinh sản hữu
tính
tính
Các yếu tố chi phối sự ra hoa ở Cơ chế điều hòa sinh tinh và cơ
TV có hoa
chế điều hịa sinh trứng

Theo logic thơng thường, để hình thành được khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể đòi hỏi
phải dạy xong phần TV (phần A) và phần ĐV (phần B). Tuy nhiên qua nghiên cứu thấy rằng
ngay trong khi dạy phần sinh sản ở thực vật thì giáo viên phải hướng ngay vào việc hình
thành nên các dấu hiệu tương đồng của các đặc trưng sống sinh sản cấp độ cơ thể, tức là khi
dạy phần sinh sản ở TV phải hướng tới phần sinh sản ở ĐV, hay dạy sinh sản ở TV thực chất
là đang làm khung cho dạy phần sinh sản ở ĐV. Nói một cách hình tượng khi dạy phần sinh
sản ở TV giống như việc xây xong một nửa cầu phía bên này đồng thời định vị và hình thành
các mố cầu phía bên kia sơng để khi học phần ĐV học sinh chỉ cần tạo thêm các dầm cầu mới
là hồn thiện cầu [3], lơgic Tổng - Phân - Hợp được triển khai như sau:
Bước 1: Xây dựng dấu hiệu tương đồng của khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể (Cột 1).
Bước 2: Tổ chức HS tìm kiếm, khai thác thơng tin: Kết hợp với SGK, tổ chức HS quan

sát các kênh thông tin bổ sung để hình thành nên kiến thức sinh sản ở TV (Cột 2).
Bước 3: Kết hợp các kênh thông tin, dựa vào logic các dấu hiệu tương đồng để tổ chức
HS gia công các thông tin về sinh sản ở ĐV bằng phép suy diễn tương tự (Cột 3).
Bước 4: Từ kiến thức chi tiết ở Cột 2 và 3, GV có thể đặt các câu hỏi khái quát để học
sinh khái quát thành khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể chính là các dấu hiệu tương đồng của
mỗi đặc trưng sống (Cột 1).
Trong mỗi bước, GV cần chú trọng đến vai trò của phương tiện dạy học thể hiện qua
các kênh như: Kênh chữ, hình tĩnh, hình động, sơ đồ,... để làm phát huy hiệu quả logic dạy
học SH cấp cơ thể.

206


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

3. KẾT LUẬN
Bản chất các quá trình sinh học cấp độ cơ thể giống nhau ở cơ thể TV và ĐV nhưng
hình thái biểu hiện bên ngồi rất đa dạng và khác biệt, để hình thành khái niệm sinh sản cấp
độ cơ thể đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện theo logic Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp
và áp dụng chặt chẽ quy trình bốn bước đó là: Xây dựng dấu hiệu tương đồng của khái niệm
sinh sản ở cấp độ cơ thể; tổ chức HS tìm kiếm, khai thác thơng tin: Kết hợp với SGK, tổ chức
HS quan sát các kênh thông tin bổ sung để hình thành nên kiến thức sinh sản ở TV; kết hợp
các kênh thông tin, dựa vào logic các dấu hiệu tương đồng để tổ chức HS gia công các thông
tin về sinh sản ở ĐV bằng phép suy diễn tương tự; từ kiến thức chi tiết GV có thể đặt các câu
hỏi khái quát để học sinh khái quát thành khái niệm sinh sản ở cấp độ cơ thể chính là các dấu
hiệu tương đồng của mỗi đặc trưng sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996). Lý luận DH sinh học - phần đại cương, NXB
Giáo dục.
[2] Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Nghĩa (2012). Dạy học sinh học 11 theo hướng tiếp cận hệ

thống, NXB Giáo dục.
[3] Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007). Sinh học 11, NXB Giáo
dục.
[4] Trần Đăng Kế, Nguyễn Như Khanh (2000). Sinh lý học thực vật. NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Ngọc Linh (2014). Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học sinh học cơ thể thực
vật theo hướng tích hợp truyền thơng đa phương tiện, Luận án tiến sỹ, ĐHSP Hà Nội.
[6] Vũ Đức Lưu (2007). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11, NXB Hà Nội.

Title: HOW TO TEACH THE CONCEPT OF REPRODUCTION AT THE BODY LEVEL
Abstract: Teach the concept of reproduction at the
orientation must first correctly found similar signs
organizations seeking students, information extraction
knowledge about reproduction in animals from which
reproductive knowledge formed body level.

level of the body - bio-11, Middle School
of specific reproductive life, from which
combined with textbooks to form specialist
plants and generalized signs of similarity to

Keywords: Reproduction, body biology, systematic biology.

207



×