Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dạy học sinh học gắn với hướng nghiệp và sản xuất, kinh doanh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.9 KB, 7 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

DẠY HỌC SINH HỌC GẮN VỚI HƯỚNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT,
KINH DOANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MAI VĂN HƯNG 1,*, PHAN THỊ THU PHƯƠNG 2
1
Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội
*
Email:
2
Trường THPT Lê Lợi, Hà Nội
Tóm tắt: Dạy học Sinh học gắn với sản xuất kinh doanh thực chất là quá trình dạy
học giúp học sinh gắn kết, vận dụng kiến thức sinh học vào hoạt động sản xuất
kinh doanh đang diễn ra tại địa phương nơi cư trú của học sinh. Từ đó giúp học
sinh đam mê kiến thức, đam mê các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương
mình, nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng khiếu sở
trường của mỗi cá nhân. Đó cũng chính là một phần quan trọng trong giáo dục định
hướng nghề nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THPT hiện nay
của ngành giáo dục.
Từ khóa: Sản xuất, kinh doanh, sinh học, hướng ngiệp, giáo dục.

1. MỞ ĐẦU
Học để làm gì? Đó là câu hỏi khơng dễ trả lời nhưng vẫn phải trả lời, trong thực tế hiện
nay có rất nhiều học sinh thậm chí học sinh giỏi sau khi học xong phổ thông không thể tiếp
cận được với cuộc sống đã ảnh hưởng không nhỏ đển định hướng phân luồng của ngành giáo
dục. Nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng nhiều học sinh rất thành đạt trong trường học, họ
học rất giỏi, học trường chuyên lớp chọn nhưng lại khó khăn khi phải giải quyết các vấn đề
đặt ra trong cuộc sống?
Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương những nội
dung dạy học Sinh học liên quan được coi là để hướng nghiệp cho học sinh được học tại
trường hoặc thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng giúp học sinh bước


đầu làm quen tạo hứng thú nghề nghiệp ngay từ khi còn là học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Quy trình dạy học Sinh học gắn với sản xuất kinh doanh
Bước 1: Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương
Bước 2: Xác định kiến thức phù hợp với SXKD
Bước 3: Thiết kế hoạt động dạy học gắn với SXKD
Bước 4: Thực hành kiến thức vào sản xuất kinh doanh
Bước 5: Mở rộng hiểu biết về Sản xuất kinh doanh
Hình 1. Quy trình dạy học gắn với sản xuất kinh doanh

183


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Để thực hiện việc dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương cần thực hiện
theo tiến trình theo hình 1. Trên cở sở quy trình hình 1 vận dụng vào dạy học Sinh học bao
gồm các bước sau:
Bước 1. Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. Bước này gồm các nội dung:
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến các nội dung khoa
học trong chương trình Sinh học phổ thông.
- Sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh
doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có yếu tố Sinh học hoặc
khoa học tự nhiên.
- Liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh mời các kỹ sư, nghệ nhân, người lao động
chuyên nghiệp cùng tham gia giảng dạy các nội dung thực hành tại cơ sở xản xuất kinh doanh.
- Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh, chú ý đến hoạt động học
để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những kiến thức Sinh học hoặc khoa học tự
nhiên liên quan đến nghề nghiệp, tương lai nghề nghiệp sản xuất và kinh doanh của địa phương.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh

tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác có các hoạt động liên quan đến kiến thức
môn học, bài học cụ thể trong Sinh học hoặc Khoa học tự nhiên.
Bước 2. Xác định kiến thức liên quan đến hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh tại
địa phương. Nội dung môn Sinh học gắn với những hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm
các nội dung trong bảng 1.
Bảng 1. Các kiến thức liên quan tới sản xuất kinh doanh trong chương trình Sinh học - THPT
Môn học
Sinh học 10

Sinh học 11

Sinh học 12

-

Hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sản xuất bia, rượu vang, rượu.
Sản xuất cồn sinh học.
Sản xuất thực phẩm cho con người bằng vi sinh vật: sữa chua, phomat, thịt/nem chua.
Sản xuất chế phẩm sinh học phân bón.
Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
Sản xuất chất đối kháng sinh học.
Hoạt động kinh doanh rượu, bia.
Hoạt động kinh doanh thực phẩm chế biến bằng vi sinh vật.
Chuỗi cung ứng sản phẩm vi sinh vật.
Sản xuất, kinh doanh hệ thống thủy canh, khí canh.
Quy trình làm đất sạch.
Sản xuất phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…).
Sản xuất phân bón vơ cơ (vơi, phospho, Kali,…).
Sản xuất giống cây trồng địa phương.

Sản xuất, kinh doanh thiết bị bảo quản sau thu hoạch (sấy khô, sấy thăng hoa).
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng (chủ yếu từ thực vật, vi sinh vật).
Sản xuất hệ thống thiết bị trợ giúp người khuyết tật.
Hoạt động kinh doanh sản phẩm nông sản địa phương.
Giám định phân tử DNA.
Chọn tạo giống cây trồng; giống hoa, cây cảnh.
Kinh doanh cây trồng tại địa phương.
Sản xuất thiết bị trồng cây theo môi trường sinh thái thu nhỏ.
Sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường, trong nông nghiệp.
Sản xuất mơ hình thực hành thí nghiệm về di truyền, tiến hóa và sinh thái.

184


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

Bước 3. Thiết kế tiến trình dạy học.
Hoạt động 1. Tạo tình huống có vấn đề trong thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương
- Mục đích: Tạo tâm thế chú ý đến các vấn đề đang xảy ra tại địa phương của học sinh,
giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học với kiến thức bài mới có liên quan đến
các hoạt động này. GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong sách giáo khoa và thực tiễn
cuộc sống. Hướng dẫn học làm bộc lộ “cái” HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn
thiếu, giúp HS nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại
địa phương có liên quan đến bài học. Từ đó, giúp HS suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm
ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập nhằm giải quyết hoặc thích ứng với môi
trường sản xuất kinh doanh tại địa phương.
- Phương thức hoạt động: Để tạo ra tình huống có vấn đề trong thực tiễn SXKD tại địa
phương, kết nối hiểu biết thực tiễn của HS với nội dung bài mới, đồng thời tạo hứng thú cho
HS khi bước vào bài học mới. Hoạt động này theo các phương thức như: Sử dụng tranh, ảnh,

các tình huống, đố vui, tạo mâu thuẫn,... có liên quan đến nội dung của bài học. GV lựa chọn
các phương pháp, kỹ thuật dạy học để tổ chức hoạt động học phù hợp với nội dung bài học và
hoạt động SXKD cho HS.
- Đánh giá: Thông qua kết quả hoạt động của HS, GV đánh giá được những hiểu biết
ban đầu của các em về các vấn đề liên quan đến kiến thức SXKD trong thực tiễn cuộc sống
trong bài hoặc trong chủ đề học.
Hoạt động 2. Học kiến thức bài học mới liên quan đến hoạt động
- Mục đích của hoạt động này là giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng Sinh học mới
và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của bản thân. GV sẽ cùng
với HS xây dựng mối liên hệ giữa các kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến
thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối với các hoạt động SXKD cụ thể
của địa phương nhằm giải thích các hoạt động này hoặc vận dụng kiến thức học được vào các
hoạt động SXKD cụ thể.
- Phương thức hoạt động: Trong các hoạt động học cần tập trung tổ chức cho HS thực
hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
+ Giao nhiệm vụ học tập: Trên cơ sở hoạt động SXKD cụ thể và nội dung kiến thức
Sinh học của bài học. GV giao nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của
HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm qua SXKD mà HS phải hoàn thành khi thực hiện
nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú
nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
vận dụng kiến thức vào thực tiễn SXKD.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV cần khuyến khích HS hợp tác, chia sẻ, tương tác,
thảo luận với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó
khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt là với những quy
trình sản xuất hoặc kinh doanh địi hỏi kỹ năng cao chỉ nên cho HS thực hành quan
sát và nhận xét.
+ Báo cáo kết quả học tập: GV yêu cầu học sinh báo cáo kết quả học được dựa trên sự
phù hợp giữa các hoạt động SXKD tại địa phương với nội dung học tập và kỹ thuật
dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về
nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.


185


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

+ Đánh giá kết quả học tập: GV nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập tại
các cơ sở SXKD của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
và những ý kiến thảo luận của HS về mối liên quan giữa kiến thức học được và hoạt
động SXKD mà học sinh tham gia. Chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được
thơng qua các hoạt động gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Do mỗi bài học được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể
được thực hiện thông qua các tiết học ở trong và ngồi lớp học. Vì thế, trong một
tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp
và kỹ thuật dạy học được sử dụng thông qua hoạt động dạy trên lớp của GV và hoạt
động tham quan các cơ sở SXKD của học sinh dưới sự hướng dẫn của GV hoặc các
GV thỉnh giảng từ các cơ sở SXKD.
Bước 3. Luyện tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Mục đích của hoạt động thực tập là giúp HS thực hiện các bài thực hành, thí nghiệm tại
các cơ sở SXKD tại địa phương nhằm củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.
GV sẽ yêu cầu HS làm các “bài tập” cụ thể tại nơi SXKD giống như “bài tập” trong bước học
các kiến thức bài mới liên quan đến SXKD. Yêu cầu đạt được là HS diễn đạt được đúng kiến
thức hoặc mô tả đúng kỹ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực
tiếp kiến thức, kỹ năng đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong thực tiễn SXKD.
- Nội dung: Đây là những hoạt động nhằm chứng minh kiến thức học được là phù hợp
với hoạt động SXKD tại địa phương giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã được học bao
gồm những nhiệm vụ như trình bày, viết tường trình, bài thực hành tạo ra tư duy chặt chẽ; yêu
cầu HS phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong thực tiễn
giúp cho HS thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp.
- Phương thức hoạt động: GV hoặc GV thỉnh giảng hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc

nhóm để hồn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành,… ngay tại cơ sở SXKD. Nên cho HS
hoạt động cá nhân để các em hiểu và biết được mình hiểu mối liên quan giữa kiến thức với
thực tiễn như thế nào, có đóng góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập
thể lớp. HS có thể hoạt động nhóm để trao đổi chia sẻ kết quả mình làm được qua các hoạt
động SXKD, thơng qua đó các em có thể học tập lẫn nhau, cùng nhau sáng tạo. Kết thúc hoạt
động này HS sẽ trao đổi với GV hoặc GV thỉnh giảng tại địa phương để được bổ sung, uốn
nắn các phương pháp kỹ năng liên quan đến việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn SXKD.
- Đánh giá: Thông qua sản phẩm thực tập tại cơ sở SXKD, GV đánh giá được kiến thức,
kỹ năng, sự vận dụng kiến thức kỹ năng của HS vào các hoạt động SXKD cụ thể phù hợp với
từng bài hoặc chủ đề.
Bước 4: Thực hành kiến thức vào sản xuất kinh doanh
- Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng được kiến thức bài học để giải quyết
các tình huống có trong thực tiễn, đó là những tình huống thực khơng hồn tồn giống với các
tình huống giả định hay tình huống quan sát được trong quá trình luyện tập. GV hướng dẫn
HS sắp xếp lại các kiến thức, kỹ năng đã học và đã được luyện tập thành thạo trong hoạt động
trước đó để giải quyết thành cơng tình huống mới có trong thực tiễn, hoạt động này đỏi hỏi
tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự
hướng dẫn của gia đình, địa phương để hồn thành nhiệm vụ học tập. Thực tế cho thấy cùng
một tình huống, HS có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau, nên giúp HS có cách lựa chọn
tối ưu nhất.

186


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

- Nội dung: Hoạt động thực hành khác với hoạt động luyện tập, do luyện tập là làm bài
tập cụ thể do GV, HS hoặc sách hướng dẫn đặt ra từ đó đưa vào thực tiễn SXKD. Trong khi
đó hoạt động thực hành thực chất là hoạt động vận dụng, khi đó HS tự đặt ra bài tập cho mình
để thực hành trong các cơ sở SXKD tại địa phương. Đây là hoạt động triển khai ở nhà, cộng

đồng; động viên, khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo; giúp HS gần gũi với gia đình thậm
chí giúp đỡ gia đình thực hiện các hoạt động khoa học ứng dụng như làm dưa, muối cà, nấu
rượu,… HS có thể tự đặt ra bài tập cho mình, trao đổi, thảo luận với gia đình và cộng đồng để
cùng giải quyết các vấn đề đặt ra trong sản xuất kinh doanh. GV yêu cầu HS phải thể hiện
năng lực thông qua trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp, với GV, gia đình và các cơ sở
SXKD tại địa phương.
- Phương thức hoạt động: GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân và nhóm để trao đổi với
các bạn về nội dung và kết quả về bài tập do mình đặt ra, sau đó thảo luận với GV hoặc các
cán bộ tại cơ sở SXKD. Cần lưu ý hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận với gia đình về những
vấn đề cần giải quyết hoặc nêu những câu hỏi để các thành viên trong gia đình trả lời... Hoạt
động tại cơ sở SXKD có thể ngay trong gia đình hoặc tại các nhà máy, hay công ty kinh
doanh những vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
Đánh giá: GV đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các sản phẩm kết hợp
giữa bài học với thực tiễn như các bài tường trình, các sản phẩm SXKD do học sinh tự làm
hoặc kết hợp với người khác trong cơ sở SXKD làm được trong thực tiễn.
Bước 5: Mở rộng hiểu biết về Sản xuất kinh doanh
- Mục đích: Giúp học sinh tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo tìm hiểu và mở rộng kiến thức,
ứng dụng kiến thức vào thực tiễn SXKD tại địa phương để khơng bao giờ được hài lịng vì
biết rằng ngồi những kiến thức học được trong nhà trường, còn rất nhiều điều cần phải tiếp
tục học; học sinh nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của kiến thức đối với cuộc sống của bản
thân và cộng đồng. Đặc biết gắn liền với hướng nghiệp giúp học sinh định hướng được việc
học của mình.
- Nội dung, phương thức hoạt động: Học sinh tìm các nguồn tài liệu ngồi SGK
(sách/tài liệu tham khảo bằng bản in hoặc internet, trao đổi trực tiếp, báo cáo, thuyết trình…),
hoạt động trải nghiệm hoặc làm bài tập nghiên cứu… để mở rộng hiểu biết, ứng dụng các kiến
thức đã tìm được thơng qua các cơ sở SXKD ở phạm vị rộng hơn địa phương của học sinh.
- GV nêu các vấn đề và gợi ý, hướng dẫn về các nhiệm vụ cần phải giải quyết và yêu
cầu học sinh phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau tại các cơ sở SDKD mà học
sinh tự tìm kiếm được. Học sinh phải thơng qua trao đổi, thảo luận, hợp tác với các bạn trong
nhóm, trong lớp, giáo viên, gia đình và cộng đồng để giải quyết vấn đề mang tính chất rộng

nhằm giúp người học đam mê và định hướng lựa chọn nghề phù hợp cho HS.
- Đánh giá: GV đánh giá kết quả học tập mở rộng hiểu biết về sản xuất kinh doanh của
học sinh thông qua các tư liệu, sản phẩm được học sinh sưu tầm, trích dẫn; bản báo cáo, sản
phẩm nghiên cứu của học sinh… được trưng bày, báo cáo, thuyết trình, các phương án, đề
án,… giải quyết vấn đề về SXKD có liên quan đến nội dung Sinh học ở trường THPT.
2.2. Thiết kế bài dạy minh họa
Chủ đề minh họa: “Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn sản xuất tại địa phương”.
Bước 1: Khảo sát cơ sở.
Lựa chọn cơ sở SXKD tại địa phương có liên quan để tổ chức tham quan.

187


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

- Liên hệ và làm việc với cơ sở sản xuất kinh doanh về:
+ Quy mô sản xuất (sản lượng, số lượng công nhân…).
+ Những loại sản phẩm được sản xuất bằng vi sinh vật.
+ Nội dung, nguồn gốc của quy trình cơng nghệ được sử dụng tại cơ sở SXKD.
+ Những yêu cầu cơ bản đối với nguồn nhân lực làm việc tại cơ sở SXKD
+ Đề nghị cơ sở sản xuất kinh doanh hỗ trợ hoạt động tham quan học tập.
Bước 2: Xác định nội dung kiến thức.
Xác định mối liên hệ nội dung bài học với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
Nội dung bài học dựa trên nền tảng các bài học trong SGK Sinh học 10:
- Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
- Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
- Bài 24: Thực hành lên men êtilic và lactic.
- Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.
- Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật.
- Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.

Bước 3: Thiết kế hoạt động dạy học gắn với SXKD.
Lựa chọn cơ sở SXKD tại địa phương có liên quan để tổ chức tham quan.
- Liên hệ và làm việc với cơ sở sản xuất kinh doanh về:
+ Quy mô sản xuất (sản lượng, số lượng công nhân…).
+ Những loại sản phẩm được sản xuất bằng vi sinh vật.
+ Nội dung, nguồn gốc của quy trình cơng nghệ được sử dụng tại cơ sở SXKD.
+ Những yêu cầu cơ bản đối với nguồn nhân lực làm việc tại cơ sở SXKD.
+ Đề nghị cơ sở sản xuất kinh doanh hỗ trợ hoạt động tham quan học tập.
Bước 4: Thực hành kiến thức vào sản xuất kinh doanh.
- Phương án 1, giáo viên phải luôn luôn quan tâm tới việc gắn nội dung dạy học, nội
dung giáo dục với hoạt động SXKD để góp phần định hướng nghề nghiệp, định hướng phân
luồng cho học sinh.
- Phương án 2, giáo viên cần chú trọng phối hợp giữa dạy học trên lớp và tại cơ sở để
vừa đảm bảo mục tiêu dạy học theo chương trình mơn học vừa đảm bảo tính gắn kết giữa hoạt
động giáo dục nhà trường với hoạt động sản XSKD tại địa phương.
- Phương án 3, giáo viên cần chú ý tới việc đảm bảo mục tiêu dạy học theo chương trình
mơn học, đặc biệt trong trường hợp người thực hiện chủ yếu lại là người của cơ sở SXKD.
Bước 5: Mở rộng hiểu biết về sản xuất kinh doanh
GV yêu cầu học sinh tìm các nguồn tài liệu ngồi SGK (sách/tài liệu tham khảo bằng bản
in hoặc internet, trao đổi trực tiếp, báo cáo, thuyết trình liên quan đến vi sinh vật, hoạt động trải
nghiệm hoặc làm bài tập nghiên cứu về vi sinh vật. Sau khi thực hiện xong nội dung dạy học,

188


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

giáo viên cần dành thời gian để rút kinh nghiệm, đặc biệt là xác định được những điểm bất hợp
lý, bất khả thi bộc lộ qua quá trình triển khai để rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh.
3. KẾT LUẬN

Như vậy Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương
thông qua môn Sinh học bậc Trung học phổ thông được thực hiện theo quy trình gồm 3 bước:
Chuẩn bị cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương; lựa chọn kiến thức liên quan đến hoạt
động của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và Thiết kế tiến trình dạy học. Trong mỗi
bước gồm có nhiều nội dung chi tiết giúp cho GV và học sinh thực hiện việc dạy và học gắn
liền giữa kiến thức bài học với việc sản xuất kinh doanh tại địa phương có vai trị quan trọng
trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]
[4]

[5]
[6]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của
ngành Giáo dục, Số: 2699/CT-BGDĐT, ngày 08-8-2017.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Kỷ yếu hội thảo: Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục
định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với
thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu bồi dưỡng môn Sinh học “Xây dựng và thực hiện
kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực cho học sinh và tổ chức hoạt động giáo
dục trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương”.
Đặng Như Toàn (1996), Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục.
Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận Dạy học Đại học, NXB Giáo dục.

Title: TEACHING BIOLOGY WITH

PRODUCTION IN THE HIGH SCHOOL

VOCATIONAL

TRAINING

AND

BUSINESS

Abstract: Teaching Biology in association with business production is actually the process of
teaching students to associate and apply biological knowledge to production and business activities in
localities where students reside. This helps students to gain knowledge and passion for business
activities in their localities in order to guide students in choosing the right career for each individual. It
is also an important part of career orientation education, the orientation of students after graduation
high school education today.
Keywords: Production, business, biology, education.

189



×