Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở học phần Giải phẫu sinh lý người theo hướng phát triển năng lực tại trường Đại học Phạm Văn Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.76 KB, 7 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Ở HỌC PHẦN
GIẢI PHẪU SINH LÝ NGƯỜI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY 1,*
TRẦN VĂN GIANG 2, TRẦN QUỐC DUNG 1
1
Khoa Hóa - Sinh - Mơi trường, Trường Đại học Phạm Văn Đồng
*
Email:
2
Khoa Sinh, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Sinh học là một khoa học thực nghiệm, trong đó giải phẫu sinh lý người
là một mơn khoa học chuyên nghiên cứu về hình thái, cấu trúc và các quy luật hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể trong mối quan hệ thống nhất cũng như mối liên
hệ giữa cơ thể với môi trường. Việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm môn Giải phẫu
người nhằm phát triển năng lực cá nhân của sinh viên là cần thiết. Bài báo giới
thiệu một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm hướng đến việc phát triển năng
lực cá nhân sinh viên tại trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Từ khóa: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan, giải phẫu sinh lý người, năng lực.

1. MỞ ĐẦU
Trong cải cách giáo dục, ngoài đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học,
việc đổi mới phương thức kiểm tra - đánh giá là một vấn đề hết sức cấp thiết nhằm tăng cường
hiệu quả dạy và học. Theo Dương Thiệu Tống (1995) [11] trong giảng dạy và học tập ở bất kỳ
cấp học nào đều có bốn vấn đề quan trọng cần phải quan tâm, đó là: mục tiêu giảng dạy, cấu
trúc của nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy và học tập, cuối cùng là đánh giá giảng
dạy và học tập. Kiểm tra - đánh giá có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sinh viên và
giảng viên, mà còn đối với cả những nhà quản lý giáo dục thuộc các cấp khác nhau. Đối với
sinh viên, việc kiểm tra-đánh giá mang tính khoa học, có hệ thống và thường xuyên sẽ cung


cấp thông tin phản hồi giúp sinh viên tự điều chỉnh hoạt động học. Đối với giảng viên, việc
kiểm tra - đánh giá không những giúp giảng viên biết trình độ chung và riêng của cả lớp mà
cịn điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Đối với nhà quản lý giáo dục, công tác kiểm tra đánh giá nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị
giáo dục để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh các lệch lạc, khuyến khích hỗ trợ các sáng kiến nhằm
đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đề ra. Sinh học là một khoa học thực nghiệm,
trong đó giải phẫu sinh lý người là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về hình thái, cấu
trúc và các quy luật hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trong mối quan hệ thống nhất
cũng như mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường. Việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm môn
giải phẫu sinh lý người người phục vụ kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học của sinh viên
cho giáo trình này là thiết thực.
2. NỘI DUNG
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung học phần Giải phẫu sinh lý người
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu nội dung học phần Giải phẫu sinh
lý người.

373


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các chuyên gia cách xây dựng bộ câu hỏi trắc
nghiệm [1, 2].
2.3. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở các loại hình của câu hỏi khác nhau của trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
chúng tôi bám sát vào quy trình xây dựng đề kiểm tra TNKQ [2], [10]. Thơng thường quy
trình bao gồm các bước: Xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi; soạn câu hỏi thơ, rà
sốt, chọn lọc, biên tập, thẩm định câu hỏi; thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi; chỉnh sửa
câu hỏi sau thử nghiệm; xây dựng đề thi, thử nghiệm, phân tích đánh giá; rà sốt lựa chọn đưa

vào ngân hàng câu hỏi.
Các phương pháp kiểm tra - đánh giá thường dùng trong dạy học đối với hình thức thi
viết có hai dạng khác nhau: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Ngồi ra, cịn sử
dụng các phương pháp đánh giá mới như sử dụng câu hỏi kết thúc mở, quan sát phỏng vấn, tự
đánh giá, sử dụng tập sản phẩm hay đánh giá thể hiện, gần đây cịn có một chương trình đánh
giá học sinh quốc tế PISA6 [12].
Trắc nghiệm tự luận (essay tests): Trắc nghiệm tự luận cho phép sinh viên có một sự tự
do nhất định nào đó để trả lời một vấn đề được đặt ra, nhưng cũng yêu cầu sinh viên phải nhớ
lại hơn là nhận biết thông tin. Bằng cách này có thể đo được khả năng suy luận, sáng tạo của
sinh viên [2], [10].
Trắc nghiệm khách quan (objective tests): Thơng thường, một bài TNKQ có nhiều câu
hỏi hơn là một bài trắc nghiệm tự luận và mỗi câu hỏi thường có thể được trả lời bằng một
dấu hiệu đơn giản. Bài trắc nghiệm được gọi là khách quan chủ yếu bởi vì hệ thống chấm và
cho điểm là khách quan chứ không phải chủ quan như đối với bài trắc nghiệm tự luận [2],
[10]. Có bốn loại TNKQ ứng với các loại hình câu hỏi khác nhau được sử dụng trong khi viết
một bài TNKQ, như sau:
- Câu trắc nghiệm đúng - sai (true-false item): Đây là loại hình đặc biệt của câu MCQ
(Multiple choise question) nhưng chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc đúng hoặc sai.
Ưu điểm của loại trắc nghiệm này thơng dụng thích hợp với những loại kiến thức sự
kiện, có thể kiểm tra nhiều kiến thức trong thời gian ngắn nhưng khó xác định điểm yếu của
sinh viên và có 50% cơ may đốn mị câu trả lời đúng, độ tin cậy thấp, đề ra có khuynh hướng
trích ngun câu trong giáo trình, do đó khuyến khích sinh viên học thuộc lịng hơn là suy
nghĩ tìm tịi.
Ví dụ 1: Đúng/Sai: Mơ xương và mơ cơ tim có đặc điểm chung đều có những vân ngang.
Trong trường hợp này nếu sinh viên đọc không kỹ đề sẽ chọn đúng vì nghĩ là mơ xương (mơ cơ
xương: cơ vân), mô cơ xương và mô cơ tim giống nhau đều có vân, nhưng mơ xương là một
loại mơ liên kết đặc biệt do chất căn bản nhiễm muối canxi nên có độ rắn vừa phải khơng có
vân. Sinh viên suy nghĩ cẩn thận đọc kỹ đề sẽ chọn sai chính là phương án đúng.
Ví dụ 2: Đúng/Sai: Dây thần kinh vận nhãn chi phối cho hoạt động của cơ nâng mi trên,
cơ thẳng trên, cơ thẳng trong, cơ thẳng dưới và cơ chéo dưới. Sinh viên chọn ngay đáp án

đúng vì có tất cả ba đơi dây thần kinh sọ chi phối cho cơ nhãn cầu trong đó thần kinh vận
Chương trình hợp tác của các quốc gia thành viên của tổ chức OECD nhằm đánh giá những học sinh ở độ tuổi
15 được chuẩn bị tốt như thế nào để đáp ứng những thách thức của xã hội ngày nay. Đánh giá được tiến hành
ba năm một lần bắt đầu từ năm 2000. Có bốn lĩnh vực được đánh giá trong PISA đó là hiểu biết tốn (trên cơ sở
đặt ra những vấn đề về… cuộc sống…, …để sử dụng gắn kết với…, …cuộc sống của cá nhân đó…), đọc hiểu,
hiểu biết khoa học và các kỹ năng giải quyết vấn đề.
6

374


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

nhãn ngoài chi phối cho cơ thẳng bên, thần kinh ròng rọc chi phối cơ thẳng trên, thần kinh vận
nhãn chi phối cho các cơ còn lại (sinh viên hiểu bài sẽ phân tích như vậy để chọn đáp án)
nhưng nếu sinh viên khơng hiểu bài có thể sẽ chọn sai vì đây dụng ý của người ra đề là liệt kê,
khi liệt kê thường không đầy đủ ý.
- Câu trắc nghiệm điền khuyết (completion item): Là loại câu hỏi có để một vài chỗ
trống yêu cầu sinh viên điền vào một hai từ hay cụm từ thích hợp. Mặc dù, sự chấm điểm có
thể chủ quan phần nào đó khi phải xem xét phần trả lời của sinh viên có chính xác hoặc phù
hợp khơng, nhưng thường được xếp vào loại TNKQ.
Ví dụ: Lượng dịch ở mơ tiết ra bất thường gọi là
thường gặp ở khắp nơi trên
cơ thể nhưng chủ yếu là
(đáp án là phù nề, bàn chân và cổ chân. Tuy nhiên, sinh
viên có thể đưa ra các phương án khác là: chân, tay do đó khi chấm giảng viên cần xem xét
các khả năng trả lời khác của sinh viên xem có phù hợp không.
- Câu trắc nghiệm ghép đôi (matching item): Đây là loại hình đặc biệt của loại câu MCQ,
trong đó một dãy thông tin chứa các câu hỏi (cột A) và dãy kia là các phương án lựa chọn (cột
B) được dùng để trả lời bằng cách kết nối sao cho thích hợp với mỗi một câu ở cột A.

Ví dụ:
1. Tế bào kẽ

a. nối từ buồng bìu đến phúc mạc

2. Ống bẹn

b. tế bào gốc để sản sinh ra tinh trùng

3. Nội mạc tử cung

c. vùng bìu chứa tinh hồn bên trong

4. Cơ trơn ở bìu

d. roi

5. Khoang bìu

e. lớp trong cùng của thành tử cung

6. Tinh nguyên bào

f. phần mở rộng của ống tử cung

7. Estradiol

g. loại hormone quan trọng

8. Ampulla (bóng)


h. có vai trị trong sản sinh androgen

9. Đi tinh trùng

i. lớp nằm trong vùng hạ bì của bìu

Trên cơ sở ghép đơi các câu hỏi như trên sinh viên sẽ tìm các câu ở mức độ biết ghép
trước sau đó đến các câu hiểu và cuối cùng câu vận dụng sẽ ghép sau.
- Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ): Đây là loại câu trắc nghiệm thông dụng
nhất, sau câu dẫn có 3-5 phương án trả lời cho sẵn chỉ có một phương án là đúng hoặc đúng
nhất, các phương án còn lại hoặc sai hoặc chỉ đúng một phần, gọi là các câu nhiễu.
Thông thường, trong TNKQ hay sử dụng là dạng câu hỏi MCQ, một câu hỏi MCQ
gồm hai phần: câu dẫn hoặc câu hỏi và các phương án để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có
1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án cịn lại là phương án nhiễu. Trong đó câu
dẫn là loại câu đặt ra câu hỏi, đưa ra yêu cầu, tình huống để sinh viên thực hiện. Do đó yêu
cầu cơ bản nhất khi viết câu dẫn là làm sao sinh viên phải biết rõ câu hỏi đó cần phải trả lời
cần phải thực hiện và vấn đề cần giải quyết.
Với câu dẫn như trên các phương án lựa chọn nếu là phương án đúng (phương án tốt
nhất) thể hiện sự hiểu biết của sinh viên và là sự lựa chọn chính xác nhất theo yêu cầu của câu
dẫn. Phương án nhiễu là những phương án trả lời hợp lý nhưng khơng chính xác với câu hỏi
hoặc vấn đề đặt ra trong câu dẫn. Phương án nhiễu chỉ hợp lý đối với sinh viên không nắm
kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ, không hợp lý đối với sinh viên có kiến thức.

375


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Theo Bloom B. [2], các cấp độ của quá trình tư duy bao gồm 6 cấp độ: biết, hiểu, ứng

dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Trên cơ sở đó chúng tơi tùy thuộc vào tình hình thực tế
để soạn câu hỏi TNKQ loại MCQ.
1. Biết: Sinh viên nhớ lại tài liệu đã học trước đó như sự kiện, thuật ngữ, nguyên lý, quy trình…
Ví dụ: Mỏm khuỷu được tìm thấy ở xương nào sau đây?
a. xương cánh tay

b. xương trụ

c. xương quay

d. xương đòn

Để trả lời sinh viên chỉ cần biết cấu tạo của các xương nói trên, trong đó chỉ có xương
trụ có mỏm khuỷu, sinh viên chỉ cần nhớ lại và chọn phương án trả lời.
2. Hiểu: Sinh viên phải có khả năng hiểu biết về các sự kiện và ngun lý, giải thích tài
liệu học tập, nhưng khơng nhất thiết phải liên hệ các tư liệu.
Ví dụ: Cơ nào sau đây không gắn với xương cánh tay :
a. cơ tròn lớn

b. cơ trên gai

c. cơ nhị đầu cánh tay

d. cơ cánh tay

Để trả lời câu hỏi này sinh viên phải hiểu được cơ nhị đầu cánh tay: mặc dÙ ở vị trí cánh
tay nhưng cơ nhị đầu cánh tay có nguyên ủy ở mấu quạ của xương bả vai và bám tận ở lồi củ
xương quay, do đó khơng gắn với xương cánh tay, các cơ còn lại gắn với xương cánh tay.
3. Áp dụng: sinh viên có khả năng vận dụng tài liệu đã học vào các tình huống mới và
cụ thể.

Ví dụ: Hormone nào sau đây kích thích sự bài tiết testosteron :
a. FSH

b. ACTH

c. LH

d. Relaxin

(Sinh viên phải vận dụng để hiểu chức năng của từng loại hormone trong đó các loại
hormone FSH, LH có chức năng kích thích nang trứng tăng trưởng, khi LH đạt mức độ tối đa
kích thích chín và rụng trứng ở nữ giới. Relaxin lại có chức năng chính ở nữ làm giãn khớp
mu, làm giãn và mềm cổ tử cung. Ngồi chức năng kích thích nang trứng thì LH lại có chức
năng quan trọng kích thích tế bào Leydig ở tinh hồn tiết testosterone).
4. Phân tích: Phân tích sự liên hệ giữa các thành phần của một cấu trúc có tính tổ chức
sao cho có thể hiểu được, nhận biết được.
Ví dụ: Túi thừa mạc nối có ở:
a. Tá tràng

b. Hồi tràng

c. Kết tràng xích ma d. Dạ dày

Sinh viên phải phân tích được sự khác biệt về cấu tạo của ruột non và ruột già. Ở ruột
già có các sợi cơ tập trung thành ba dải cơ dọc, nằm giữa các dải cơ là các túi phình kết tràng
cách nhau bởi những chỗ thắt ngang. Dọc theo chiều dài của ruột già có những túi phúc mạc
nhỏ chứa mỡ gọi là túi thừa mạc nối.
5. Tổng hợp: Đặt các thành phần với nhau để tạo thành một tổng thể hay giải các bài
tốn bằng tư duy sáng tạo.
Ví dụ: Để phẫu thuật mô phần dưới cùng của bàn chân, hãy sắp xếp trật tự của các lớp

tế bào khi tiếp xúc với dụng cụ mổ:
1. Lớp bóng; 2. Lớp sừng; 3. Lớp mầm; 4. Lớp gai; 5. Lớp hạt
a. 1, 2, 4,5, 3,

b. 1,4,3, 2, 5,

c. 2,1, 5,4,3

376

d. 3, 4, 5, 1, 2


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

Sinh viên phải sắp xếp trật tự của biểu mơ lát tầng sừng hóa khi đi từ trong ra ngồi hay
đi từ ngồi vào trong. Ở đây vì phẫu thuật da nên phải đi từ ngoài vào trong và xếp thứ tự 5
lớp bắt đầu từ lớp sừng, lớp bóng, lớp hạt, lớp gai và lớp mầm.
6. Đánh giá: Khả năng phê phán, đánh giá thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục
đích nhất định.
Ví dụ: Nhận định nào sau đây không đúng trong trường hợp gãy xương sườn:
a. Xảy ra khi có lực ép mạnh vào ngực.
b. Đầu các xương sườn gãy thường có khuynh hướng bật ra bên ngoài.
c. Đầu của mảnh xương gãy có thể làm tổn thương phổi.
d. Bó nẹp thành ngực là quá trình điều trị tối ưu.
Sinh viên phải nhận định được rằng, các xương sườn có thể gãy ở bất cứ nơi nào khi có
lực tác động mạnh và trực tiếp, điểm thường gãy nhất là góc sườn vì đó là điểm yếu của
xương sườn. Các xương sườn bị gãy thường không dùng nẹp như các gãy xương thông
thường khác (chi trên, chi dưới). Các mảnh sườn bị gãy có thể bị lồi ra bên ngồi, nếu có một
lực tác động quá mạnh mảnh sườn có thể gãy và hướng vào bên trong gây tổn thương và xuất

huyết phổi.
Thực tế cho thấy rất khó để áp dụng hệ thống phân loại 6 mức nhận thức này của Bloom
(1956) [1], một số nhà giáo dục đã giản lược thành 4 mức chung (Niemierko B. 2012) [8], [9]:
biết, hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao; và 3 mức chung (Crooks, 1976)
[3]: biết, kết hợp hiểu và áp dụng, giải quyết vấn đề hay bài toán.
Từ những ví dụ cụ thể như trên nguyên tắc khi viết câu TNKQ là phải đảm bảo viết
đúng yêu cầu trong ma trận chi tiết đề thi, không được sai sót về chun mơn, câu hỏi chưa
được sử dụng cho kiểm tra đánh giá khác, câu hỏi phải mới, câu hỏi cần phải khai thác vận
dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống,
Để viết câu hỏi TNKQ MCQ chúng ta cần tuân thủ: một câu hỏi cần đo một kết quả học
tập quan trọng, tập trung vào một vấn đề cụ thể, dùng từ nhất quán đối với nhóm đối tượng
được kiểm tra, các câu phải độc lập với nhau tránh trường hợp câu này gợi ý cho câu kia,
tránh những kiến thức quá riêng biệt hoặc theo ý kiến chủ quan của cá nhân, không nên sử
dụng đúng nguyên văn các cụm từ trong giáo trình… Cần tránh sử dụng những cụm từ tất cả
các phương án trên, khơng có phương án nào, khơng nên dùng các thuật ngữ mơ hồ thông
thường, phần lớn,… hoặc các cụm từ hạn định như luôn luôn, tuyệt đối, duy nhất…
Do đó để khắc phục những hiện tượng trên câu dẫn cần phải rõ ràng, từ ngữ toát lên
được yêu cầu sinh viên phải làm gì, để nhấn mạnh câu dẫn cần để ở dạng câu hỏi thay vì diễn
đạt dài dịng. Nếu câu dẫn là một câu hoàn chỉnh tránh để chỗ trống ở đầu hay giữa câu. Nên
trình bày phần dẫn ở thể khẳng định, nếu thể phủ định thì gạch chân hay tơ đậm cho nổi bật
phần dẫn.
Đối với các phương án lựa chọn phải khẳng định rằng chỉ có duy nhất một lựa chọn
đúng, sắp xếp các phương án theo một trật tự nhất định, cân nhắc khi sử dụng các phương án
trả lời nếu có nghĩa trái ngược nhau sinh viên dễ đốn, các phương án lựa chọn nên đồng nhất
về mặt nội dung, hình thức, tránh lặp lại thuật ngữ nhiều lần, các phương án nhiễu nên viết ở
thể khẳng định. Cần tránh những cụm từ tất cả các phương án trên, khơng có phương án nào,
khơng nên dùng các thuật ngữ mơ hồ thông thường, phần lớn,… hoặc các cụm từ hạn định
như luôn luôn, tuyệt đối… Đối với các phương án nhiễu không nên sai một cách rõ ràng,

377



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

tránh dùng các cụm từ để sinh viên thiếu kiến thức tìm cách đốn mị, khơng dùng các cụm từ
sai ngữ pháp.
Bước cuối cùng là phân tích câu hỏi và lượng giá bài trắc nghiệm. Phân tích các câu trả
lời trong bài trắc nghiệm là hết sức cần thiết vì giúp cho giảng viên biết được mức độ khó của
câu trắc nghiệm, lựa chọn các câu có chỉ số phân biệt cao để có thể phân biệt được sinh viên
giỏi và yếu đồng thời giảng viên cũng có thể hiểu được cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn.
3. KẾT LUẬN
Trên cơ sở các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm đánh giá năng lực sinh viên, đồng
thời góp phần phát hiện lệch lạc mà sinh viên gặp phải khi học môn học cần tiến hành phân
tích độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm giải phẫu sinh lý người. Thông qua quá trình này
giảng viên có thể tìm ra những ngun nhân để đề ra phương án giải quyết, điều chỉnh kế
hoạch dạy và học (nội dung và phương pháp sao cho phù hợp) nhằm tháo gỡ những khó khăn
định hướng cho sinh viên tiếp thu môn học một cách tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bloom, B.S. và cs (1956), Nguyên tắc Phân loại Mục tiêu Giáo dục (Lĩnh vực Nhận thức),
Bản dịch của Đoàn Văn Điều. NXB Giáo dục – 1995.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên Trung học
phổ thông về kỹ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá.
[3] Cooks T.J., Cane M.T., Gillmore G.M (1976), Student evaluations of teaching: the
generalizability of class means, Jem. 13 (3), 171-183.
[4] Haldyna, T. M. (1996), Writing Test Items to Evaluate Higher Order Thinking, Routledge,
New York.
[5] Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1996), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và
đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo Dục.
[6] Vũ Đình Luận (2002), Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn di truyền học ở trường CĐSP, Tạp chí Giáo dục (35), tr.37-38.

[7] Mehrans, W.A. and Lehmann, I.J. (1991). Measurement and Evaluation in Education and
Psychology. (4rd ed.) Holt, Rinehart & Winston, New York.
[8] Niemierko B. (2012), Educational diagnostics for contemporary school systems. Measuring
and assessing growth of student human capital. Part I: Main concepts and the scope,
Colloquium”.
[9] Niemierko B. (2012), Educational diagnostics for contemporary school systems. Measuring
and assessing growth of student human capital. Part II: Methodology and rules,
“Colloquium”.
[10] Nguyễn Văn Thuận, Phan Đức Duy, Hoàng Trọng Phán (2006), Thiết kế bài dạy học và
Trắc nghiệm khách quan Sinh học Trung học phổ thông, NXB Giáo Dục.
[11] Dương Thiệu Tống (1995). Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập. Trường ĐHTH TP
Hồ Chí Minh.
[12] Trần Vui, Nguyễn Đăng Minh Phúc (2013), Đánh giá trong giáo dục toán, NXB Lao động.
[1]

378


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

Title: USING THE OBJECTIVE TESTS IN THE MODULE HUMAN ANATOMY AND PHYSIOLOGY
ON THE WAY OF THE ABILITY DEVELOPMENT AT PHAM VAN DONG UNIVERSITY
Abstract: Biology is an experimental science among them human anatomy and physiology is a
science that studies about the morphology, structure, and rule of organs in the body. In addition,
human anatomy and physiology also studies the unified relationship as well as the connection of the
body and the environment. The complicated questionnaire of the human anatomy and physiology to
examine and evaluate the quality in teaching and learning of students is necessary. This article
introduces the process to build some objectives test questions and focus developing the individual
competency of students at Pham Van Dong University.
Keywords: Multiple objective test questions, physiological anatomy, capacity.


379



×