Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ DẠY HỌC DỰ ÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC DỰ ÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINHPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.26 KB, 28 trang )

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ
DẠY HỌC DỰ ÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Người thực hiện: Nguyễn Trung Kiên


MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC TRUNG HỌC


Nhiệm vụ trọng tâm từ năm học 2017-2018
1. Tích cực triển khai Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đổi mới căn bản,
toàn diện GD-ĐT.
2. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng
tăng cường phân cấp, tăng quyền chủ động của
nhà trường

3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.


Nhiệm vụ trọng tâm từ năm học 2017-2018
4. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, KT,
ĐG kết quả học tập và rèn luyện của HS.
5. Tập trung phát triển ĐNGV và CBQLGD về năng
lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện
KHGD theo định hướng phát triển năng lực HS;
năng lực đổi mới PPDH, KTĐG, tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo.




Về thực hiện chương trình giáo dục THPT
• Tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở
giáo dục THCS xây dựng và thực hiện KHGD định
hướng phát triển năng lực HS.
• Chỉ đạo và hướng dẫn các trường tạo điều kiện
cho các tổ/nhóm chuyên môn, GV được chủ động
lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học,
xây dựng KHDH phù hợp.


Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
• Tiếp tục đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng KT-KN của HS; tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học;
• Bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện
kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho HS; chú
ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của
HS.
• Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề,
các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án
trong các môn học; tích cực ứng dụng CNTT-TT phù
hợp với nội dung bài học.


Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
• Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, NCKH của HS; sử dụng
các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng CNTT-TT

như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối;...
• Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ
học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và
hướng dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.


Đổi mới kiểm tra và đánh giá
• Đổi mới KTĐG theo hướng chú trọng đánh giá
phẩm chất và năng lực của HS. Chú trọng đánh giá
quá trình; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về
phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng
thú học tập của các em trong quá trình dạy học.
• Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định
hướng phát triển năng lực.


DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC


Bản chất của quá trình dạy học
• Dạy học là dạy hoạt động. Trong quá trình dạy học,
học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò
tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập
của học sinh sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh,
xây dựng tri thức.
• Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa
học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của
giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống
nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy
học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt

động dạy học.


Vai trò của GV và HS trong DH tích cực
Tổ chức, kiểm tra,
định hướng, trao đổi,
tranh luận
GIÁO VIÊN

HỌC SINH

TƯ LIỆU DẠY HỌC

Hành động với tư
liệu dạy học, tổ chức,
kiểm tra, định hướng
hoạt động học của
học sinh

Hành động với tư
liệu dạy học, trao
đổi, tranh luận với
nhau và với giáo
viên


Tiêu chí xây dựng kế hoạch bài học theo
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
• Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu,
nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

• Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức
và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
• Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử
dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
• Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong
quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.


Kĩ thuật tổ chức một hoạt động học
Mỗi nhiệm vụ học tập của học sinh được tổ chức thực
hiện theo quy trình như sau:
•Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và
phù hợp với khả năng của học sinh;
•Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác
với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập;
•Báo cáo kết quả và thảo luận: khuyến khích cho học sinh
trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập;
•Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về
quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.


Tiêu chí hoạt động của giáo viên
• Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương
pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
• Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những
khó khăn của học sinh.
• Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ
và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi
thực hiện nhiệm vụ học tập.
• Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc

tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và
quá trình thảo luận của học sinh.


Tiêu chí hoạt động của học sinh
• Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
học tập của tất cả học sinh trong lớp.
• Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học
sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
• Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình
bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập.
• Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.


QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ


1. Xác định vấn đề cần dạy
• Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo
khoa của môn học và những ứng dụng kĩ thuật,
hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm
chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên
quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết
hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề
chung để tạo thành một chuyên đề
dạy học trong môn học.



1. Xác định vấn đề cần dạy
• Trường hợp có những nội dung kiến thức liên
quan đến nhiều môn học, các tổ chuyên môn
liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống
nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.
• Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các
loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và
ứng dụng kiến thức mới.


2. Lựa chọn nội dung chuyên đề
• Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy
học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học
cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng,
dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương
ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác
định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.
Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết
trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các
môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy
học.


3. Xác định chuẩn KT, KN, TĐ và NL
• Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
theo chương trình hiện hành và các hoạt
động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh

theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó
xác định các năng lực và phẩm chất có thể
hình thành cho học sinh trong chuyên đề
sẽ xây dựng.
• Một số năng lực chung: Tự học, phát hiện
và giải quyết vấn đề, sáng tạo; Giao tiếp
và hợp tác; Sử dụng CNTT&TT.
• Một số phẩm chất: Nhân ái, khoan dung;
Làm chủ bản thân; Thực hiện nghĩa vụ học
sinh.


4. Mô tả 4 mức độ yêu cầu và biên
soạn câu hỏi/bài tập KTĐG
• Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết,
thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại
câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh
giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy
học.
• Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các
mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá
trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,
đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.


5. Thiết kế tiến trình dạy học
• Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các
hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể
thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên
lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong

tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật
dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động
học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất
phát. Các hoạt động tiếp theo trong tiến trình dạy
học thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp
dạy học được lựa chọn.


6. Thử nghiệm tiến trình dạy học
• Mỗi môn lựa chọn 01 trong số các chuyên đề đã
xây dựng được để tổ chức dạy thử nghiệm
• Nhóm được lựa chọn đóng vai trò giáo viên: Tổ
chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học
• Các nhóm còn lại đóng vai trò học sinh: Thực
hiện hoạt động học dưới sự hướng dẫn của giáo
viên
• Sau bài học, tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm
theo các tiêu chí trong CV 5555


Đăng kí trên “Trường học kết nối”
• Mỗi môn/tỉnh tạo thành 1 nhóm đăng kí vào 1
chuyên đề/môn học/lớp trên TH kết nối tại địa
chỉ:
• Đăng kí theo tài khoản đã được cấp tại các đơn
vị: Vào “Sinh hoạt chuyên môn”, chọn “Lĩnh vực”
và “Lớp” để tìm bài tập huấn.
• Dự thảo về chuyên đề đang xây dựng trong lớp
tập huấn được đưa lên mạng để tiếp tục thảo
luận sau giờ lên lớp.

• Cuối đợt, mỗi nhóm phải nộp SP lên mạng.


Yêu cầu về sản phẩm
1. Vấn đề cần dạy và tên của chuyên đề.
2. Nội dung của chuyên đề.
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những
phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành
và phát triển trong dạy học CĐ.
4. Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu
hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy
học chuyên đề.


×