Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xây dựng và sử dụng bảng hệ thống để tổ chức dạy học phần ba: “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.31 KB, 8 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢNG HỆ THỐNG
ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN BA: “SINH HỌC VI SINH VẬT”
SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỖ THÀNH TRUNG 1,*, NGUYỄN THỊ VÂN ANH 2
1
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
*
Email:
2
Trường THPT Cẩm Giảng 2-Hải Dương
Tóm tắt: Trong dạy học Sinh học sử dụng bảng hệ thống (BHT) là một trong
những biện pháp hiệu quả để phát huy tính tích cực của học sinh. BHT khơng chỉ
giúp người học dễ dàng hơn trong việc hệ thống hóa kiến thức, mà còn giúp người
học phát triển được một số năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát.
Trong bài báo này, chúng tôi xác định 5 nguyên tắc để xây dựng BHT, đồng thời
đề xuất quy trình xây dựng BHT gồm 4 bước, vận dụng quy trình đó để xây dựng
các BHT trong phần ba: “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10 trung học phổ thông
(THPT), bước đầu thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của quy trình và biện
pháp sử dụng bảng hệ thống.
Từ khóa: Phương pháp dạy học, bảng hệ thống, sinh học vi sinh vật.

1. MỞ ĐẦU
Để đáp ứng sự được nhu cầu của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện người học,
cả đức, trí, thể, mỹ. Người học phải được trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng với nhu
cầu của xã hội. Một trong những kỹ năng cần trang bị cho học sinh (HS) là kỹ năng khái quát,
kỹ năng hệ thống hóa kiến thức. Trong đó, bảng hệ thống (BHT) giúp cho HS rèn được tư duy
khái quát, và hệ thống kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Sử dụng bảng hệ thống là một trong những biện pháp phát huy tư duy tích cực của HS
trong dạy học, cho phép HS dễ dàng tiếp cận nội dung, quá trình ghi nhớ đạt hiệu quả cao, tiết


kiệm được thời gian học tập do thông tin được sắp xếp khoa học, có sự đối chiếu, so sánh để
rút ra được bản chất và tính quy luật của các sự vật, hiện tượng.
Nội dung chương trình Sinh học 10 nói chung, đặc biệt là phần ba: “Sinh học
vi sinh vật” nói riêng là những kiến thức đầu tiên về đặc trưng của tổ chức sống ở cấp độ cơ
thể đơn bào, làm nền tảng cho Sinh học 11 - Sinh học cơ thể đa bào. Nội dung này yêu cầu
giáo viên (GV) phải giúp cho HS nêu bật được các đặc tính của một cấp độ tổ chức sống. Việc
sử dụng bảng hệ thống trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật” [2].
Tuy nhiên, phần lớn vẫn trình bày thông tin một cách dàn trải khiến cho việc tri giác của
HS đạt hiệu quả chưa cao. GV thường là trung tâm của tiết học, HS tiếp thu kiến thức một
cách thụ động, rời rạc, mau quên,... do không biết cách khái quát, so sánh, hệ thống kiến thức.
Việc xây dựng và ứng dụng bảng hệ thống góp phần khắc phục những nhược điểm đó trong
dạy học Sinh học.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm hệ thống, bảng hệ thống
Theo Từ điển Tiếng Việt [4], hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc
cùng chức năng, có quan hệ chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất.

343


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Theo Nguyễn Đình Hịe; Dương Tiến Sỹ; Hồng Tụy, hệ thống là một tập hợp các yếu tố
cấu trúc có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu trúc
với nhau và với môi trường đã làm cho đối tượng trở thành một chỉnh thể toàn vẹn [3, 5, 6].
Theo Hoàng Phê (2011) trong từ điển Tiếng Việt, hệ thống hóa: là làm cho vấn đề, sự
kiện trở nên có hệ thống [4].
Hệ thống hóa kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức là thao tác gia công, xử lý những thông
tin đã được phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để từ đó rút ra những kết luận khái qt, có
tính quy luật của sự vận động đối tượng nghiên cứu [1].

Khái niệm bảng hệ thống: BHT là một công cụ để diễn đạt nội dung giúp chúng ta khảo
sát sự vật, hiện tượng bằng tiếp cận theo quan điểm hệ thống [1, 4].
Cấu trúc của một BHT gồm có các cột, trong mỗi cột trình bày các thơng tin để chúng
có thể quan hệ với các thông tin khác theo logic chiều dọc, ngang, chéo; cho phép đối chiếu,
so sánh thiết lập các mối quan hệ giữa các nội dung, sự vật, hiện tượng. Bảng có giá trị sư
phạm giúp khảo sát sự vật, hiện tượng một cách tồn diện, đặt nó vào một hệ thống các mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp người ta dễ dàng hình dung bản chất mang tính quy luật của
sự vật, hiện tượng.
2.2. Lập bảng hệ thống để dạy học phần “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10 trung học
phổ thơng
2.2.1. Quy trình xây dựng (lập bảng) hệ thống
* Nguyên tắc xây dựng bảng hệ thống
Việc xây dựng BHT phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Vận dụng phối hợp linh hoạt, sáng tạo giữa các quy trình xây dựng bảng hệ thống và
cách phân chia khái niệm sao cho bảng được thiết lập phải đảm bảo tính khoa học, chính xác,
logic và mang tính sư phạm cao.
- Bảng hệ thống cần phải đạt được mục đích dạy học đề ra.
- Bảng hệ thống phải bao quát được nội dung cơ bản về kiến thức cần hệ thống trong SGK.
- Bảng hệ thống phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
- Khi xây dựng bảng phải được tiến hành bằng các phương pháp phát huy tính tích cực,
tự lực, sáng tạo của HS trong dạy học.
* Quy trình xây dựng bảng hệ thống
Chúng tơi thiết kế quy trình xây dựng BHT gồm 4 bước: Bước 1: Xác định mục tiêu bài
học, mục tiêu bảng hệ thống  Bước 2: Phân tích nội dung bài để xác định các đơn vị kiến
thức có thể lập bảng hệ thống  Bước 3: Xác định cấu trúc các hàng, các cột  Bước 4:
Hoàn thiện bảng hệ thống và đọc lại để chỉnh sửa bổ sung
* Phân tích các bước:
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu bảng hệ thống
GV xác định mục tiêu của bài học, trên cơ sở đó, xác định đươc phương pháp dạy học
trong bài có sử dụng bảng hệ thống để tổ chức dạy học không? Việc xác định mục tiêu bài học

sẽ định hướng các hoạt động của giáo viên khi tổ chức giảng dạy.

344


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

- Bước 2: Phân tích nội dung bài để xác định các đơn vị kiến thức có thể lập BHT
GV cần phải phân tích nội dung kiến thức của bài, lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp có
thể xây dựng BHT. Từ đó, phân nội dung của phần mà có thể lập BHT thành các đơn vị kiến thức
cụ thể,mã hóa cho chúng thành những tiểu mục nhất định. Thơng thường ta hệ thống hóa nội dung
của bài dưới dạng sơ đồ đơn giản để xác định được những tiêu mục của bài.
* Bước 3: Xác định cấu trúc các hàng, cột của bảng
Sau khi phân tích nội dung bài, nội dung của phần có thể lập BHT, GV phải xác định
cấu trúc của bảng (các tiêu chí, các cột, các hàng,…), xác định mối quan hệ và tính chất mối
quan hệ giữa các nội dung kiến thức để bước đầu định hình bảng hệ thống.
* Bước 4: Hoàn thiện bảng hệ thống và đọc lại để chỉnh sửa, bổ sung
Tìm hiểu thơng tin và điền nội dung vào các ô, các cột trong bảng hệ thống. Đọc lại để
kiểm tra độ chính xác của bảng đã được thiết lập.
2.2.2. Ví dụ quy trình lập bảng hệ thống
* Lập bảng hệ thống phân biệt vi khuẩn và virut:
- Bước 1. Xác định mục tiêu của bảng hệ thống
+ Liệt kê được các đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống của virut và vi khuẩn.
+ Xác định được các tiêu chí đối chiếu, so sánh giữa virut - vi khuẩn.
+ Xây dựng được cấu trúc bảng và hoàn thiện thông tin trong bảng hệ thống so sánh virut
- vi khuẩn.
- Bước 2. Phân tích nội dung bài để xác định các đơn vị kiến thức có thể lập bảng hệ thống:
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức bài 29 và nhớ lại các kiến thức về vi
khuẩn đã học để đưa ra các tiêu chí so sánh, đối chiếu giữa 2 đối tượng virut và vi khuẩn.
Cấu trúc bài 29:

Khái quát chung (cấp độ cấu tạo, mơi trường sống, lối
sống, kích thước, vật chất di truyền…)
Cấu trúc các loại vi rút

Cấu tạo: Gồm phần vỏ và phần lõi
Hình thái: Gồm 3 dạng: Dạng khối, dạng xoắn và dạng
hỗn hợp

+ Từ phân tích nội dung của bài kết hợp với kiến thức bài sinh vật nhân sơ, có thể thấy
giữa vi khuẩn, vi rút có thể so sánh với nhau ở một số nội dung: Cấu tạo tế bào, vật
chất di truyền, kích thước, hình thức sống….
- Bước 3. Xác định cấu trúc các hàng, cột của bảng:
Sau khi xác định được nội dung của bài, ta xác định được các tiêu chí so sánh là: Cấu
tạo tế bào, vật chất di truyền, kích thước, hình thức sống, riboxom, sinh sản  ứng với các
hàng, còn cột là vi khuẩn, vi rút.

345


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Đại diện
Đặc điểm

Vi rút

Vi khuẩn

Cấu tạo tế bào
Vật chất di truyền

Kích thước
Hình thức sống
Riboxom
Sinh sản

- Bước 4. Hoàn thiện bảng hệ thống và đọc lại để chỉnh sửa, bổ sung:
Điền nội dung vào các cột, các ô trong bảng hệ thống.
Đại diện

Vi rút

Đặc điểm

Vi khuẩn

Cấu tạo tế bào

Chưa có

Đã có

Vật chất di truyền

Chỉ chứa một loại axit nucleic: Chứa cả ADN và ARN
ADN hoặc ARN

Kích thước

Vơ cùng nhỏ bé, chỉ thấy được Kích thước nhỏ bé, chỉ quan sát được
dưới kính hiển vi

dưới kính hiển vi (lớn hơn vi rút)
Ký sinh nội bào bắt buộc

Sống ký sinh ngoại bào; tự do hoặc
cộng sinh, hợp tác,…

Riboxom

Chưa có



Sinh sản

Khơng có khả năng sinh sản độc Có khả năng sinh sản độc lập
lập, chỉ khi ký sinh trong tế bào
chủ mới có thể nhân lên được

Hình thức sống

2.2.3. Sử dụng bảng hệ thống để dạy học phần ba: “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10
trung học phổ thông
* Sử dụng khi tổ chức hoạt động học tập kiến thức mới
Các biện pháp có thể sử dụng ở 4 mức độ yêu cầu từ thấp đến cao như sau:
- Mức 1: GV lập bảng, vừa giảng vừa điền vào ô.
- Mức 2: GV lập bảng, đặt tên các cột dọc, ngang, HS lấy thông tin đưa vào ô.
- Mức 3: GV hướng dẫn, HS tự xây dựng bảng, lấy thông tin điền vào bảng.
- Mức 4: GV yêu cầu HS tự lập bảng hệ thống, đọc bảng để rút ra mối liên quan giữa
các nội dung kiến thức hoặc những kiến thức mới.
* Sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức:

GV sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống kiến thức cho HS để
củng cố những nội dung đã học, sắp xếp chúng thành hệ thống chặt chẽ, giúp HS hiểu biết
được bản chất của các đối tượng, quá trình.

346


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

* Sử dụng khi tổ chức hoạt động tự học ở nhà cho HS:
Rèn luyện cho HS thói quen hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học dưới dạng bảng
khi tự học ở nhà, có tác dụng giúp HS củng cố được kiến thức đã học và tìm hiểu trước bài
mới, khi đến lớp học sẽ có hiệu quả cao hơn.
* Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá
- Mức 1: Hoàn thành bảng hệ thống khuyết thiếu một số nội dung.
- Mức 2: Hoàn thành bảng hệ thống đã được thiết kế và đặt tên các cột dọc, ngang.
- Mức 3: Tự xây dựng bảng hệ thống dựa trên các tiêu chí cho trước.
- Mức 4: Tự xây dựng bảng hệ thống khơng có các tiêu chí gợi ý.
2.3. Kết quả thực nghiệm và biện luận
2.3.1. Phân tích kết quả về mặt định lượng
Ở cả hai nhóm TN và ĐC chúng tôi đã tiến hành tại trường THPT Vân Tảo, Nguyễn Tất
Thành tại Hà Nội, với 6 lớp HS có trình độ tương đương. Chúng tơi tiến hành 4 bài kiểm tra,
trong đó có 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm và 1 lần kiểm tra sau thực nghiệm. Kết quả thu
được như sau:.
a) Kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm
Với 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm chúng tôi đã thu được tổng số 648 bài, trong đó có
321 bài của nhóm TN và 327 bài của nhóm ĐC. Kết quả như sau:
Bảng 1. Kết quả thực nghiệm và đối chứng qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm
Bài
1

2
3
Tổng
hợp

Phương án

N

TN

107

ĐC

X

S

Cv (%)

6.64 ± 0.11

1.16

17.47

109

6.06 ± 0.14


1.45

23.93

TN

107

7.21 ± 0.10

1.09

15.12

ĐC

109

6.23 ± 0.13

1.38

22.15

TN

107

7.64 ± 0.11


1.11

14.53

ĐC

109

6.21 ± 0.14

1.47

23.67

TN

321

7.16 ± 0.12

1.19

16.62

ĐC

327

6.17 ± 0.14


1.43

23.18

±m

dTNĐC



0.58

3.25

0.98

5.80

1.43

8.08

0.99

5.53

Từ bảng 1 cho thấy, trong thực nghiệm, điểm trung bình cộng trong mỗi lần kiểm tra ở
nhóm TN đều cao hơn so với nhóm ĐC. Điểm trung bình cộng của HS của nhóm TN tăng dần
qua các lần kiểm tra. Hiệu số điểm trung bình cộng (dTN-ĐC) lần lượt là 0.58, 0.98, 1.43 và đều

dương, chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.
Độ lệch chuẩn (S) của nhóm TN qua 3 lần kiểm tra là 1.19 nhỏ hơn của nhóm ĐC 1.43;
Cv của nhóm TN cũng đều nhỏ hơn của nhóm ĐC và có xu hướng giảm dần qua các lần kiểm
tra, chứng tỏ độ dao động xung quanh giá trị trung bình cộng của nhóm TN nhỏ hơn nhóm
ĐC và việc thiết kế bài dạy sử dụng các bảng hệ thống có hiệu quả ổn định và vững chắc hơn
so với phương pháp dạy học truyền thống khác.

347


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Độ tin cậy tđ ở cả 3 lần kiểm tra trong thực nghiệm theo thứ tự lần lượt là 3.25, 5.80,
8.08 đều lớn hơn t  = 1.96, chứng tỏ khả năng lĩnh hội kiến thức của nhóm TN cao hơn
nhóm ĐC là đáng tin cậy.
Bảng 2. Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm
Bài

Số
bài làm
107
109
107
109
107
109
321
327

Phương án

TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC

1
2
3
Tổng
hợp

Yếu kém
(%)
3.74
12.84
1.87
8.26
0.93
11.01
2.18
10.70

Trung bình
(%)
23.36
35.78

10.28
40.37
2.80
32.11
12.15
36.09

Khá
(%)
60.75
43.12
63.55
39.25
57.02
46.79
60.44
43.12

Giỏi
(%)
12.15
8.26
24.30
11.93
38.25
10.09
25.23
10.09

Qua bảng 2 cho thấy:

Tỷ lệ % điểm khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỷ lệ % điểm yếu, kém và trung
bình của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ nhóm TN đạt hiệu quả học tập cao hơn.
Bảng 3. Tần suất cộng dồn (CD) các điểm trong thực nghiệm
Cơng
thức

Số
bài

ĐC

327

TN

321

Chỉ số
tính
Tần số
CD
Tần suất
CD
Tần số
CD
Tần suất
CD

1


2

3

Điểm Xi đạt được
4
5
6
7

0

8

22

35

96

153

0.00

0.02

0.07

0.11


0.29

0

0

3

7

0.00

0.00

0.01

0.02

8

9

10

294

319

327


0.47

0.90

0.98

1.00

29

46

240

279

307

321

0.09

0.14

0.75

0.87

0.96


1.00

Đồ thị tần suất cộng dồn các điểm trong thực nghiệm

Qua đồ thị trên ta có thể nhận thấy, đường biểu thị của nhóm TN ln ở phía dưới và
bên phải so với đường biểu thị điểm của nhóm ĐC. Từ 6 điểm trở xuống, nhóm TN có tần
suất thấp cịn nhóm ĐC có tần suất cao. Ở mức điểm 7 - 8 giữa nhóm TN và ĐC có sự chênh

348


BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1

lệch ít. Tuy nhiên, đồ thị của nhóm ĐC chỉ đạt mức điểm 9 thì dừng lại, nhóm TN 10 điểm đồ
thị mới dừng lại. Điều này chứng tỏ nhóm TN có kết quả cao hơn so với nhóm ĐC.
b) Kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm 15 ngày, chúng tôi tiến hành kiểm tra 45 phút để đánh giá độ
bền kiến thức của HS. Với lần kiểm tra sau thực nghiệm, chúng tơi thu được tổng số 216 bài,
trong đó có 109 bài của nhóm ĐC, 107 bài của nhóm TN. Kết quả như sau:
Bảng 4. Kết quả thực nghiệm và đối chứng qua lần kiểm tra sau thực nghiệm
Bài

Phương án

N

4

TN
ĐC


107
109

X

±m
7.25 ± 0.12
6.10 ± 0.14

S

Cv(%)

dTN-ĐC



1.24
1.42

17.19
23.22

1.15

6.34

Từ bảng 4 cho thấy, điểm trung bình cộng của nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC, hiệu dTNĐC dương, độ tin cậy tđ = 6.34 lớn hơn t = 1.96. Điều đó chứng tỏ nhóm TN có độ bền kiến thức cao
hơn nhóm ĐC.

Bảng 5. Phân loại trình độ HS qua lần kiểm tra sau thực nghiệm
Bài

Phương án

4

TN
ĐC

Số
bài làm
107
109

Yếu kém
(%)
2.80
10.09

Trung
bình (%)
10.28
36.70

Khá
(%)
59.82
44.04


Giỏi
(%)
27.10
9.17

Từ bảng 5 cho thấy, sau 15 ngày thực nghiệm thì tỷ lệ % điểm khá, giỏi của nhóm TN
vẫn giữ mức cao hơn ĐC, cịn tỷ lệ % điểm yếu, kém, trung bình nhóm TN vẫn thấp hơn so
với nhóm ĐC. Điều này khẳng định thêm sự bền vững của kiến thức ở nhóm TN cao hơn so
với nhóm ĐC.
Như vậy, qua việc xử lý định lượng kết quả các bài kiểm tra trong và sau thực nghiệm
của hai nhóm TN và ĐC đã chứng minh hiệu quả của việc vận dụng bảng hệ thống trong các
khâu của quá trình dạy học phần “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10. Kết quả này cho thấy, sử
dụng bảng hệ thống không những giúp HS nâng cao khả năng nhận thức mà còn tăng cường
được độ bền kiến thức cho HS.
2.3.2. Phân tích kết quả về mặt định tính
Qua các bài kiểm tra và hỏi đáp trong q trình giảng dạy, chúng tơi nhận thấy hiệu quả
học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC cả về chất lượng lĩnh hội kiến thức, năng lực tư duy,
khả năng vận dụng kiến thức và độ bền kiến thức.
- Về chất lượng lĩnh hội kiến thức: Khi xem xét các bài kiểm tra chúng tôi thấy rằng
HS nhóm TN đã vận dụng tốt kỹ năng lập bảng hệ thống để trình bày nội dung một cách
khoa học, logic.
- Về năng lực tư duy và khả năng vận dụng kiến thức: Năng lực tư duy thể hiện ở khả
năng nhận biết vấn đề, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến
thức để giải quyết các bài tập, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Năng lực tư duy của HS các lớp TN cao hơn các lớp dạy ĐC thể hiện ở việc nhiều em
thực hiện các lệnh nêu trong bài kiểm tra rất rõ ràng, logic, cấu trúc bảng khoa học, tốc độ làm
bài nhanh, phong thái tự tin, hào hứng. Tuy nhiên, ở nhóm ĐC, khá nhiều em cịn ngỡ ngàng,
thao tác chậm, trình bày con lan man, thiếu ý.

349



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

- Về độ bền kiến thức
+ Trong đề kiểm tra 45 phút tiến hành sau khi thực nghiệm 15 ngày, chúng tôi sử dụng
lại hầu hết các câu hỏi đã sử dụng trước đó (để đánh giá khả năng hiểu bài của HS)
nhằm kiểm định độ bền kiến thức của 2 nhóm lớp tham gia thực nghiệm.
+ Kết quả cho thấy, HS ở các lớp TN đã lựa chọn phương pháp trình bày nội dung dưới
dạng các bảng hệ thống một cách khoa học và lơgíc, mức độ chính xác và đầy đủ kiến
thức cao hơn so với lớp ĐC chủ yếu trình bày lần lượt theo lối học thuộc lòng.
3. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bảng hệ thống trong dạy học
phần Sinh học vi sinh vật, chúng tôi đã xây dựng được nguyên tắc xây dựng và quy trình lập
BHT. Đồng thời, vận dụng quy trình đó thiết kế được một số bảng hệ thống để sử dụng trong
dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT. Đồng thời, đề xuất một số biện pháp
sử dụng bảng hệ thống trong các khâu của quá trình dạy học phần ba: “Sinh học vi sinh vật”
Sinh học 10 THPT.
Qua thực nghiệm Sư phạm với 6 lớp học sinh ở hai trường THPT Vân Tảo và Nguyễn
Tất Thành tại Hà Nội, bước đầu cho thấy, bảng hệ thống là một công cụ, phương tiện khá hữu
ích trong việc dạy học. Đặc biệt, qua bảng hệ thống đã phát triển được một năng lực tư duy
cho người học như: năng lực lập bảng hệ thống, hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa kiến
thức và năng lực tự học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]


[6]

Nguyễn Phúc Chỉnh (2005). Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học, NXB Giáo dục.
Nguyễn Thành Đạt - Phạm Văn Lập - Trần Dụ Chi - Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty
(2002). Sinh học 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2009). Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và
phát triển, NXB Đại học Quốc gia.
Hoàng Phê (2011). Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Dương Tiến Sỹ (2006). Quán triệt tư tưởng cấu trúc - hệ thống và tư tưởng tiến hóa sinh
giới trong dạy học Sinh học ở trường phổ thơng, Tạp chí Giáo dục, Số 142 kỳ 2-7/2006,
trang 37-39.
Hồng Tụy (1987). Phân tích hệ thống và ứng dụng, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

Title: CONSTRUCTION AND USE OF SYSTEM TABLES TO TEACH PART THIRD:
“BIOLOGY OF MICROORGANISM” 10 HIGH SCHOOL BIOLOGY
Abstract: Research focuses on processes construction and use of system tables to teach part third:
“biology of microorganism” 10 high school biology. The theme has built 15 of the system tables, and
proposed processes using system tables in the stages of the teaching of biology. The research results as
a basis for improving the perceived quality of student knowledge when learning the "Biology of
micro-organisms”.
Keywords: Methods of teaching, system tables, biology of micro-organism.

350



×