Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIỂU LUẬN chủ để 2 tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và ý nghĩa của vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.13 KB, 12 trang )

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC HOA SEN

KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
------

TIỂU LUẬN
Chủ để 2:
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
và ý nghĩa của vấn đề này

Giáo viên hướng dẫn: Dương Hồng Anh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Cơng
Mssv

: 22117280

Lớp

: Kinh Tế Chính Trị - 4152

HCM: 2021

TIEU LUAN MOI download :


Mục Lục
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................3
B. NỘI DUNG......................................................................................................4
Chương 1: Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa..................................4
1.1. Khái niệm hàng hóa............................................................................. 4
1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa............................................................... 5


Chương 2: Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa............................6
2.1. Lao động cụ thể....................................................................................7
2.2. Lao động trừu tượng............................................................................8
Chương 3: Ý nghĩa của tính chất hai mặt của lao động sản xuất.................9
C. Tài liệu tham khảo........................................................................................10
D. Lời Cảm ơn................................................................................................... 11

TIEU LUAN MOI download :


A. LỜI MỞ ĐẦU
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng
hóa, đồng thời sản xuất lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng
mua bán trên thị trường. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình
dạng xác định trong khơng gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa
rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được. Hàng hố đóng
vai trị rất quan trọng trong xã hội. Bất kỳ một hình thái xã hội nào cũng liên
quan đến hàng hoá. Hàng hoá ra đời khi con người có sự phát triển nhất định.
Bởi lẽ là một sinh vật sống con người cần có nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại … một
cá nhân hay một nhóm người nào đó khơng thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp
ứng nhu cầu của mình. Để thoả mãn họ phải tự trao đổi với nhau. Vậy hàng hố
ra đời từ nhu cầu cấp thiết, khơng thể thiếu của cuộc sống.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng
tối đa, với số lượng hàng hóa khổng lồ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn
luôn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tư bản chủ nghĩa xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu, dẫn đến quyền
bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ, tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc. Điều này
đã được Mác-Ăngghen phân tích trong q trình nghiên cứu về các hình thái
kinh tế xã hội: “Tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội
hoàn thiện hơn, Đó là nơi mà con người có quyền tự do, văn minh, xã hội công

bằng, nền kinh tế phát triển bền vững – chế độ xã hội chủ nghĩa”. Vậy việc
nghiên cứu về hàng hố và những thuộc tính của của nó là một việc quan trọng
có ý nghĩa lí luận và thực tiễn đối với q trình cạnh tranh. Đây chính là lý do
mà em lựa chọn đề tài này. Do vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn
hạn hẹp, bài làm của em còn nhiêu điều thiếu sót. Em rất mong cơ quan tâm, chỉ
bảo thêm để bài tiểu luận của em có thể hồn thiện trở nên tốt hơn ạ.

TIEU LUAN MOI download :


B. NỘI DUNG
Chương 1: Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa.
1.1.

Khái niệm hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi và mua bán. Hàng hóa ở đây bao
gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vơ hình, nghĩa là bao gồm tất cả các
sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và phi vật chất. [1]
Để trở thành hàng hóa, các sản phẩm phải có đủ ba tiêu chí sau:
- Phải là sản phẩm của lao động, nếu sản phẩm không do lao động tạo
ra, mặc dù nó rất cần thiết cho con người như: nước trong tự nhiên,
khơng khí… cũng khơng phải là hàng hóa.
- Phải thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, một vật dù là sản phẩm
của lao động nhưng nếu không được tiêu dùng thì khơng phải là hàng hóa.

- Phải thông qua trao đổi, mua bán, nếu sản phẩm sản xuất ra để tự
tiêu dùng như người nông dân sản xuất thóc để ăn thì đó khơng phải là
hàng hóa.

Từ khái niệm hàng hóa cho thấy:
Hàng hố là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng
hoá, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hố khi nó là đối tượng
mua bán trên thị trường.

TIEU LUAN MOI download :


1.2.

Hai thuộc tính của hàng hóa.

Thuộc tính là những tính chất thuộc về bản thân sự vật. Hàng hóa có hai thuộc
tính cơ bản: giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ
ràng buộc nhau lẫn nhau, nếu như một thuốc tính mất đi thì đó khơng phải là
hàng hóa.
1.2.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Khái niệm: Giá trị sử dụng là cơng dụng hay tính có ích của vật nhằm
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: gạo để ăn, áo để mặc,
máy móc sx, điện thắp sáng,…
- Đặc tính:
Cùng với sự phát triển của KHCN thì người ta phát hiện thêm một số giá
trị mới của hàng hóa, giá trị sử dụng ngày càng được phát hiện ra nhiều
hơn, chủng loại giá trị sử dụng ngày càng phong phú, chất lượng giá trị
sử dụng ngày càng cao.
Giá trị sử dụng của hàng hóa do những thuộc tính lý, hóa học của thực thể
hàng hóa đó tạo ra cơng dụng của nó. Chính vì vậy giá trị sử dụng là một
phạm trù vĩnh viễn.
Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Là giá trị sử dụng của XH vì: Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là


thuộc tính của hàng hố, khơng phải là giá trị sử dụng của người SX trực
tiếp mà là cho người khác, cho XH, thơng qua trao đổi, mua bán. Điều
đó, địi hỏi người SX hàng hóa phải ln ln quan tâm đến nhu cầu của
XH, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của XH thì hàng
hóa của họ mới bán được.
Một hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng do cách thức
người ta sử dụng nó.

TIEU LUAN MOI download :


1.2.2. Giá trị của hàng hóa.
- Khái niệm: Gía trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Ví dụ: 1m vải = 5 kg thóc.
- Đặc Tính:
Gía trị của hàng hóa chỉ được thơng qua giá trị trao đổi: Là một quan hệ
về số lượng là tỷ lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị trao đổi
khác nhau. Ví dụ: 1 mét vải = 5kg thóc.
Từ khái niệm: giá trị là cơ sở, là nội dung bên trong, cịn giá trị trao đổi
là hình thức biểu hiện bên ngồi.
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ giữa những người Sản xuất hàng
hóa với nhau.
Gía trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử bởi vì chỉ những thứ đem ra trao
đổi mua bán mới tính đúng giá trị, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa. [2]

Chương 2: Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của
người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa.

C. Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hố. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây không phải là hai
thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng
lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu
tượng.

TIEU LUAN MOI download :


2.1.

Lao động cụ thể.

2.1.1. Khái niệm:
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng
riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế,
đối tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào,
khoan, đục; phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết
quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế. [3]
2.1.2. Đặc trưng của lao động cụ thể:
- Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động
cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau.
- Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội.
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ
thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của
phân cơng lao động xã hội.
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là
phạm trù vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn

tại gắn liền vối vật phẩm, nó là một điều kiện khơng thể thiếu trong bất kỳ
hình thái kinh tế - xã hội nào.
- Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc
vào trình độ phát triển và sự áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất,
đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và
khoa học - công nghệ ở mỗi thời đại.

TIEU LUAN MOI download :


- Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng
do nó sản giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao
động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất,
làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người.
2.2.

Lao động trừu tượng.

2.2.1. Khái niệm:
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ
những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao
sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa
nói chung.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về
mặt lao động cụ thể thì hồn tồn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự
khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ cịn có một cái chung, đều phải hao phí
sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người.
2.2.2. Đặc trưng của lao động trừu tượng:
- Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người xét về
mặt sinh lý, nhưng khơng phải sự hao phí sức lao dộng nào về mặt

sinh lý cũng là lao động trừu tượng.
- Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do nục đích
của sản xuất là để trao đổi. Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các
lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được với nhau
thành một thứ lao động đồng nhất có thể trao đổi với nhau, tức lao động
trừu tượng.
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong
trao đổi. Nếu khơng có sản xuất hàng hóa, khơng có trao đổi thì cũng không

TIEU LUAN MOI download :


cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng. Vì vậy, lao động
trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa.
 Lưu ý: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có quan hệ
với tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.
Tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa có
mâu thuẫn với nhau, đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản
đơn biểu hiện ở chỗ sản phẩm của người sản xuất hàng hóa riêng biệt có
thể khơng ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội hoặc hao
phí lao động cá biệt của ngưịi sản xuất hàng hố có thể cao hơn hay thấp
hơn hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận. Chính vì những mâu
thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn
khả năng khủng hoảng “sản xuất thừa”.

Chương 3: Ý nghĩa của tính chất hai mặt của lao động sản xuất.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hỏa có ý nghĩa rất to
lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa
học thực sự giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế,
như sự vận động trái ngược khi khối lượng của cá vật chất ngày càng tăng lên,

đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay khơng thay đổi. [4]
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tư nhân và tính
chất xã hội của người sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất
cái gì và sản xuất như thế nào là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất
độc lập, lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân. Đồng thời, lao động của
mỗi người sản xuất hàng hóa, nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao
động trừu tượng, thì nó ln là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất, nằm
trong hệ thống phân công lao động xã hội nên lao động trừu tượng là biểu hiện
của lao động xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là
hai lao động khác nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất.

TIEU LUAN MOI download :


Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Đó là
mâu thuẫn cơ bản của “sản xuất hàng hóa”. Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ:
- Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể khơng ăn khớp
hoặc khơng phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp
hơn hao phí lao động mà xã hội có thể chấp nhận.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi
mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản
xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khùng hoảng
“sản xuất thừa”.

C. Tài liệu tham khảo.
[1] P. N. T. Nghĩa, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Hà Nội: Giáo Trình,
2019.
[2] B. K. Lê, "Sản xuất hàng hóa và vai trị của sản xuất hàng hóa đối với

nền kinh tế Việt Nam.," 3 2021. [Online]. Available:
[Accessed 12 2021].
[3] V. P. L. Ứ. D. V. NAM, "Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa," 16 6 2021. [Online]. Available: [Accessed 18 12 2021].
[4]

P. N. Tú, "Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này đối với Việt Nam hiện nay,"

11 7 2021. [Online]. Available: [Accessed 18 12 2021].


TIEU LUAN MOI download :


D. Lời Cảm ơn.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cơ Dương Hồng Anh.
Trong q trình học tập và tìm hiểu bộ mơn Kinh tế chính trị, em đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp em
tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hồn thiện hơn trong
cuộc sống. Thơng qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình
đã tim hiểu về vấn đề hang hóa quan trong Kinh tế chính trị Mác - Lê nin đến
cơ.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
ln tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu
luận, chắc chẳn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận
được những góp ý đến từ cơ để bải tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kinh chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng
dạy.

TIEU LUAN MOI download :




×