Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Lựa chọn một khái niệm và thiết kế quy trình hình thành khái niệm đó cho học sinh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.29 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÀI THI MÔN: Tâm lý học giáo dục
NĂM HỌC : 2021-2022
Điểm:

Họ và tên sinh viên: ĐỖ THỊ PHƯƠNG THANH

Họ tên, chữ ký cán bộ
chấm:

Ngày

sinh:

26/11/2003

MSSV:

DTS215D140209038
Lớp: Toán K56CLC Số trang: 3
Đề 2:
Lựa chọn một khái niệm và thiết kế quy trình hình thành khái niệm đó cho học
sinh.
Bài làm:
• Khái niệm:
Mỗi mơn học tập trung trong nó một hệ thống các khái niệm khoa học, bao
gồm khái niệm về sự vật, khái niệm về quan hệ (quy luật). Trước hết chúng ta cần
hiểu khái niệm là gì và nguồn gốc của nó ở đâu?
Để dễ hình dung, ta lấy một ví dụ đơn giản để xem xét khái niệm “cái thìa”. Có
phải cái thìa thật (vật thật), từ “cái thìa” (kí hiệu) hay một câu (định nghĩa về cái
thìa) là khái niệm cái thìa hay khơng? Tất cả đó đều khơng phải khái niệm cái thìa.


Tất cả những cái thìa cụ thể khác nhau, dù về phương diện nào (nguyên liệu, kích
cỡ, màu sắc…) đều là hình thức vật chất của khái niệm (bên ngồi). Từ “thìa”
(thuật ngữ), định nghĩa “cái thìa” cũng chỉ là nơi trú ngụ của khái niệm thìa hoặc là
sự thay đổi hình thức tồn tại từ vật thật đến kí hiệu. Cịn hình thức bên trong là nội
dung của khái niệm, do con người phát hiện ra thì lại “ẩn náu” vào chính cái hình
thức bên ngồi kia (tức là ẩn náu vào cái thìa). Cả hai hình thức này đều được xác
định bởi một chuỗi các thao tác liên tiếp nhau, chuỗi thao tác này chỉ được xuất
hiện trong hành động của chủ thể và qua đó cũng đã phản ánh một năng lực mới.
Chẳng hạn: cầm thìa (thường là tay phải), xúc thức ăn hay thức uống, đặt mặt thìa
lên phía trên, nâng lên và đưa dần vào phía miệng, nghiêng thìa cho thức ăn hoặc
thức uống vào miệng. Lúc đó chủ thể đã biết cư xử cái thìa theo “kiểu người” và ta
nói rằng người đó đã có khái niệm cái thìa. Do đó, khái niệm (ở đây là “cái thìa”)
là một năng lực thực tiễn được kết tinh lại và gửi vào đối tượng (ở đây là cái thìa
thật). Nói cách khác, khái niệm thìa “ẩn náu” trong cái thìa thực và khái niệm đó
được hình thành khi chủ thể phát hiện ra logic vốn có trong chính nó. Như vậy,


nguồn gốc xuất phát của khái niệm là ở sự vật, hiện tượng. Từ khi con người phát
hiện ra nó thì khái niệm có thêm một chỗ ở thứ hai là trong tâm lí, tinh thần của
con người. Để tiện lưu trữ và trao đổi, người ta dùng ngôn ngữ “gói gém” nội dung
khái niệm lại. Sự “gói gém” này có thể bằng một từ để đặt tên cho nó (thuật ngữ),
hoặc một câu hay vài câu (gọi là định nghĩa). Rõ ràng là cái thìa thực, từ thìa, định
nghĩa về cái thìa khơng phải là khái niệm thìa, mà chỉ là nơi cho khái niệm thìa “trú
ngụ”, “ẩn náu”. Như vậy, khái niệm khơng phải là cái có thể nhìn thấy, đọc lên
được. Bất kì ai muốn có một khái niệm nào thì phải thâm nhập vào đối tượng (bằng
cách thực hiện một hành động với nó) để làm bộc lộ ra logic tồn tại của nó và “lấy
lại” khái niệm mà loài người đã gửi gắm vào đối tượng. Cách “lấy lại” đó khơng có
cách nào khác là phải lập lại đúng chuỗi thao tác mà trước đây lồi người đã phát
hiện ra. Mỗi lần làm như thế chủ thể lại có thêm một năng lực mới chưa hề có
trước đây.

Như vậy, khái niệm là một sẩn phẩm tâm lý, là logic nội tại của sự vật, hiện tượng
mà con người đã phát hiện ra hoặc lĩnh hội được bằng hành động của mình.
Quy trình hình thành khái niệm: Hình chữ nhật
Để hình thành một khái niệm mới ở học sinh, giáo viên cần tổ chức hoạt động học
của các em qua 5 khâu sau đây:
- Khâu thứ nhất: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh, tạo ra tình huống
“có vấn đề”, hấp dẫn học sinh tham gia tích cực vào việc lĩnh hội khái niệm
mới, tạo cho học sinh thực sự là chủ thể của hoạt động nhận thức.
* Đưa ra một số hình ảnh, mẫu vật (hộp bánh, cục tẩy, thước kẻ…) có dạng hình
chữ nhật. Cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi cho học sinh.
+ Các em có biết đây là gì khơng? Nó có hình dạng như thế nào?
-

Khâu thứ hai: Tổ chức cho học sinh hành động để qua đó phát hiện ra những
dấu hiệu, thuộc tính và mối liên hệ giữa chúng qua đó làm lộ rõ logic của khái
niệm ra bên ngoài để nhận biết. Mặt khác, cần tạo ra các tư liệu cần thiết (tài
liệu cảm tính, tri thức khoa học đã hình thành từ trước…) làm cơ sở để xây
dựng khái niệm mới.
* Cho học sinh quan sát kỹ lại hình ảnh, mẫu vật.
+ Đưa ra đặc điểm của hình em vừa quan sát được?

-

Khâu thứ ba: Dẫn dắt học sinh vạch ra những nét bản chất của khái niệm và làm
cho chúng ý thức được những dấu hiệu bản chất đó. Đây là khâu có tầm quan
trọng đặc biệt vì tính chính xác trong lĩnh hội khái niệm phụ thuộc vào khâu
này. Do đó, khi tiến hành khâu hành này cần lưu ý là: Phải dựa vào đối tượng
điển hình để phân tích, đối chiếu, so sánh với những đối tượng khác, cụ thể là:
+ Dẫn dắt học sinh tự mình suy nghĩ để tìm ra dấu hiệu bản chất của đối tượng.



* - Em quan sát được hình trên có bao nhiêu cạnh?
- Độ dài các cạnh của chúng như thế nào?
- Trong hình có bao nhiêu góc vng?
+ Giúp học sinh phân biệt dấu hiệu bản chất và dấu hiệu khơng bản chất của đối
tượng.
* Hình chữ nhật:
- Có 4 góc vng, 4 cạnh
- Có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau
+ Giúp học sinh làm quen với một số dạng đặc biệt với dạng xa lạ của đối tượng
bên cạnh dạng điển hình, dạng quen thuộc.
* Dạng đặc biệt của hình chữ nhật là hình vng.
+ Giúp học sinh đưa dấu hiệu bản chất dưới dạng khái quát, tức là xây dựng các
quy tắc, các định nghĩa, cơng thức.
* - Định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vng.
- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Các đường chéo cắt nhau tạo thành 4 tam giác cân
- Cơng thức tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật
-

Khâu thứ tư: Hệ thống hóa khái niệm
Giúp học sinh đưa khái niệm đang được hình thành và hệ thống các khái niệm
đã được lĩnh hội từ trước, tạo cho học sinh khả năng nắm chắc các khái niệm
một cách hệ thống
* - Tứ giác có 3 góc vng là hình chữ nhật
- Hình thang cân có một góc vng là hình chữ nhật
- Hình bình hành có một góc vng là hình chữ nhật
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình nhữ nhật.

-


Khâu thứ năm: Luyện tập, vận dụng khái niệm mới đã nắm được.
Có thực hiện khâu này thì quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh mới trở nên
sinh động, sáng tạo, việc hiểu tri thức mới trở nên sâu sắc, không còn hiểu ở
dạng chung chung, trừu tượng.
* Cho một số câu hỏi, bài tập liên quan đến hình chữ nhật
+ Đưa hình ảnh (hình vng, hình chữ nhật, hình trịn, hình bình hành), hình
nào dưới đây là hình chữ nhật?
Quá trình hình thành khái niệm ở học sinh diễn ra qua năm khâu, năm khâu này
liên kết với nhau tạo thành cấu trúc chung của quá trình hình thành khái niệm.
Cần phải thực hiện đầy đủ năm khâu để phát huy đầy đủ tính tích cực của học
sinh đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức đạt kết quả tốt nhất.



×