Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DỊCH VỤ GỌI XE CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.81 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

TIỂU LUẬN MƠN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHĨM

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DỊCH VỤ GỌI XE
CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC

i

DANH MỤC HÌNH ẢNH

iii

Hình 1.2: Quy trình gọi xe công nghệ

iii

I. Lý do chọn đề tài

1


II. Nội dung

2

1. Tổng quan về dịch vụ gọi xe công nghệ

2

1.1. Khái niệm “gọi xe cơng nghệ”

2

1.2 Các hình thức gọi xe công nghệ

3

1.3 Những xu hướng ứng dụng công nghệ trong dịch vụ gọi xe công nghệ hiện tại
và tương lai (Trần, 2017)
4
1.4 Quy trình gọi xe cơng nghệ

4

2. Chuyển đổi số trong dịch vụ vận chuyển là xu thế khách quan

6

3. Thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam trong những năm gần đây

6


3.1 Giai đoạn mới xuất hiện.

7

3.2 Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019

7

3.3 Giai đoạn năm 2020 đến nay

9

3.4 Sự cạnh tranh gay gắt giữa gọi xe công nghệ và gọi xe truyền thống

11

4. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong dịch vụ gọi xe tại
Việt Nam
12
4.1 Những thành tựu trong việc chuyển đổi số dịch vụ gọi xe công nghệ so với gọi
xe truyền thống
12
4.1.1 Dễ dàng tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất kinh doanh

12

4.1.2 Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn:

12


4.1.3 Tối ưu hố chi phí

12

4.1.4 Phương thức thanh tốn hiện đại, đa dạng

13

4.1.5 Nâng cao tính an toàn cho người sử dụng:

13

4.1.6 Phản hồi sau chuyến đi

13

4.1.7 Nâng cao trải nghiệm của người dùng

14

4.1.8 Giảm tỉ lệ thất nghiệp

14

4.1.9 Thời gian làm việc của các tài xế

14

4.1.10 Khả năng thích nghi để tồn tại trong dịch Covid19


14

1


4.2 Những khó khăn, hạn chế cịn tồn tại

15

4.2.1 Cần có lộ trình phát triển cụ thể

15

4.2.2 Bất cập quyền lợi của chủ phương tiện và các chủ hãng

15

4.2.3 Những khó khăn, nguy hiểm mà các tài xế cơng nghệ gặp phải

15

5. Các quy định và chính sách của nhà nước đối với dịch vụ gọi xe công nghệ 16
III. Kết luận

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Báo cáo Landscape 2020 về thị trường vận chuyển và giao nhận
Hình 1.2: Quy trình gọi xe cơng nghệ
Hình 3.1 Thị phần gọi xe cơng nghệ Việt Nam nửa đầu năm 2019
Hình 3.2 Thị phần gọi xe công nghệ Việt Nam nửa đầu năm 2020

3

3
5
8
10


I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, một trong những vấn đề hiện đang rất được quan tâm tại mỗi quốc
gia là Giao thông vận tải, nhất là quốc gia rất đa dạng các loại hình vận tải như nước
ta. Giao thơng phát triển tới đâu thì nền kinh tế quốc gia phát triển tới đó. Theo đó, các
vấn đề về phương tiện vận chuyển cũng như cách thức vận chuyển cũng như các hãng
cung cấp các loại hình giao thơng đang có sự cạnh tranh vơ cùng gay gắt. Ngành Giao
thông vận tải đang tồn tại trong bối cảnh tác động hết sức mạnh mẽ củ của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0. Gần đây nhất, sự xuất hiện của mơ hình gọi xe cơng nghệ đã
cho thấy việc kết nối vạn vật đã tác động một cách mạnh mẽ đến lĩnh vực vận tải
đường bộ như thế nào. Đó chính là việc hình thành bước đầu hệ thống đường bộ cao
tốc, kết nối Internet cũng như áp dụng công nghệ thông tin trong cung cấp các dịch vụ
vận tải. Và thơng qua đó, ta có thể thấy được xu hướng phát triển của nền kinh tế chia

sẻ đang ngày càng được mở rộng cả về phạm vi khi lan tỏa trên toàn thế giới cũng như
về lĩnh vực, khi càng ngày càng nhiều các công ty lớn nhỏ ứng dụng mơ hình này vào
trong hoạt động kinh doanh của mình.
Và khơng nằm ngồi xu thế đó, là một trong những nước có nền kinh tế đang
phát triển cũng như trình độ tiếp thu các nền tảng kỹ thuật và công nghệ 4.0 nhanh,
Việt Nam cũng đang đẩy mạnh phát triển mơ hình kinh tế này. Cụ thể, chỉ thị 01/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/1/2020 về “Thúc đẩy phát triển công
nghệ số Việt Nam” đã đưa ra nhận định: Dựa trên nền tảng của nhiều cơng nghệ mới
mà cốt lõi là cơng nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện
toán đám mây, internet vạn vật,...), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn
cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới
bắt đầu quá trình chuyển đổi số (Lê, 2017). Trên cơ sở đó, nhóm “CHIẾN” đã chọn đề
tài này để cùng nhau tìm hiểu cơng nghệ đã tác động như thế nào đến dịch vụ gọi xe
trực tuyến ở Việt Nam.

1


II. Nội dung
1. Tổng quan về dịch vụ gọi xe công nghệ
1.1. Khái niệm “gọi xe công nghệ”
Trên thế giới, một mơ hình kinh doanh mới trong ngành vận tải hành khách,
ứng dụng từ nền tảng nền kinh tế chia sẻ được ra đời và được định nghĩa bởi nhiều
thuật ngữ khác nhau như: ride-sharing, ride-hailing, app-based transportation,
taxi hailing app… Dù khác nhau về tên gọi nhưng các khái niệm đó đều có điểm
tương đồng về bản chất, từ đó một khái niệm mới được ra đời trong ngành vận tải
hành khách với thuật ngữ “Gọi xe công nghệ”. Để phân tích khái niệm này, nhóm
sẽ phân tích ở hai yếu tố tạo nên khái niệm là “Gọi xe” và “Công nghệ”:
 Gọi xe là một khái niệm chỉ hành động khách hàng lựa chọn phương tiện di
chuyển thông qua hình thức liên hệ trực tiếp với các người cung cấp dịch vụ đó
hoặc qua điện thoại, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu di chuyển của bản thân.

Các phương tiện di chuyển có thể là xe máy, xe taxi hoặc một số loại xe theo
yêu cầu khác. Đây là phương thức di chuyển truyền thống của người dân trước
đây, tùy thuộc vào khả năng chi trả và một số yếu tố khác, họ có thể lựa chọn sử
dụng một trong các phương tiện di chuyển phù hợp.
 Công nghệ là: sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các
cơng cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ
chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một
mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Cơng nghệ cũng có thể chỉ là
một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay
những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm sốt và thích
nghi của con người cũng như của những động vật khác vào mơi trường tự nhiên
của mình. Như vậy, cơng nghệ có thể được định nghĩa là những sự cải tiến, phát
minh để nhằm cải thiện đời sống của con người ngày càng tốt hơn.
Sau khi kết hợp ý nghĩa của hai khái niệm trên, ý nghĩa của khái niệm “Gọi xe
cơng nghệ” có thể được hiểu là: “Hình thức khách hàng lựa chọn phương tiện di
chuyển thơng qua cơng nghệ, giúp cải thiện đáng kể q trình đi lại của khách
hàng, giảm bớt các bất cập phát sinh khi sử dụng gọi xe truyền thống” (Nguyễn,
2019).

2


1.2 Các hình thức gọi xe cơng nghệ

Hình 1.1 Báo cáo Landscape 2020 về thị trường vận chuyển và giao nhận

Có ba hình thức gọi xe cơng nghệ, cụ thể như sau:
 Các ứng dụng đi lại: là ứng dụng thường được thiết kế tương thích đa
phương tiện có thể sử dụng được ở nhiều thiết bị khác nhau như máy
tính, điện thoại, tablet, tivi thơng minh… mang đến giải pháp liên kết

giúp kết nối người khách hàng với một tài xế gần đó để mang đến một
chuyến xe an tồn, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
 Các ứng dụng giao đồ ăn: là ứng dụng thường được thiết kế tương thích
đa phương tiện có thể sử dụng được ở nhiều thiết bị khác nhau như máy
tính, điện thoại, tablet, tivi thông minh… đáp ứng nhu cầu nhận đồ ăn
tận nhà của khách hàng.
 Các ứng dụng giao nhận hàng hố: là ứng dụng thường được thiết kế
tương thích đa phương tiện có thể sử dụng được ở nhiều thiết bị khác
nhau như máy tính, điện thoại, tablet, tivi thơng minh… mà vận chuyển
hàng hóa là bên trung gian nhận vận chuyển hàng từ nơi này đến nơi
khác nhằm phục vụ cho mọi hoạt động mua bán hàng hóa.

3


1.3 Những xu hướng ứng dụng công nghệ trong dịch vụ gọi xe công nghệ hiện tại và
tương lai (Trần, 2017):
 GPS(Global Positioning System) hay hệ thống định vị toàn cầu: là hệ
thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo. GPS có
rất nhiều lợi ích được ứng dụng như: Ứng phó khẩn cấp mỗi khi đang di
chuyển trên phương tiện, thực hiện đo qng đường mà bạn đã di chuyển
hoặc thậm chí có thể đo được cả tốc độ di chuyển của tài xế, cho phép
người dùng có thể chụp ảnh kèm tọa độ địa lý hoặc cho biết lộ trình đoạn
đường sắp đi…
 Augmented reality-AR hay thực tế tăng cường/ thực tế ảo: là cơng nghệ
tích hợp những thơng tin vào như âm thanh, video, đồ họa, hoặc dữ liệu
GPS từ máy tính đến cái nhìn thực tế của người sử dụng. Trong gọi xe
cơng nghệ, nó có thể giúp cơng nhân nhận diện nhanh chóng thơng tin lơ
hàng, từ đó thời gian làm hàng được đấy nhanh hơn.
 On-demend delivery hay giao hàng theo yêu cầu: Việc giao hàng nhanh

kết hợp sự tiện lợi của việc đặt hàng bất cứ đâu và sự sẵn có hàng hóa ở
những cửa hàng bán lẻ truyền thống. Sự tiện lợi và giao hàng cùng ngày
chi phí thấp là mơ hình bán lẻ tương lai và dần dần được khách hàng đón
nhận. Cơng nghệ giao hàng theo yêu cầu sẽ được các công ty áp dụng vì
cần phải đổi mới nhanh chóng và tăng tính linh hoạt trong chuỗi cung
ứng.
 Internet vạn vật (Internet of Things-IoT): chủ yếu giúp việc kết nối giữa
máy móc với nhau và cải thiện hiệu quả giao hàng, được mong đợi gia
tăng tốc độ, giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí tổng thể. Người ta tin
rằng IoT sẽ có thể kết nối với các công nghệ mới như AIDC (AIDC
(Automatic Identificatinon and Data capture)), RFID (Radio Frequency
Identification) hay Bluetooth để nhận diện những yếu tố cần thay đổi
theo nhu cầu của công ty và khách hàng.
 Big Data: tác động tới việc lập kế hoạch và tốc độ chuỗi cung ứng: Với
cơng cụ tốt hơn và có nhiều dữ liệu hơn ở những điểm khác nhau trong
chuỗi cung ứng, các cơng ty có thể giảm những "phần đệm" (để phịng
ngừa rủi ro) mà thường có trong mơ hình lập kế hoạch chuỗi cung ứng.
Điều này có nghĩa là giảm sự dư thừa, giảm số lượng sản phẩm và quản
lý tốt hơn việc giao hàng theo dự kiến.
 Omni-channel hay phân phối đa kênh: là cách tiếp cận đa kênh giúp
cung cấp trải nghiệm mua sắm thông suốt cho khách hàng, dù khách
hàng mua sắm online trên điện thoại hay máy tính, qua điện thoại hay
cửa hàng thực tế. Giúp tăng trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng các
ứng dụng vận chuyển hàng hố
1.4 Quy trình gọi xe cơng nghệ
Khác với phương thức gọi xe truyền thống, quy trình gọi xe công
nghệ trải qua 8 bước cơ bản như sau (Nguyễn, 2019):

4



Hình 1.2: Quy trình gọi xe cơng nghệ
Bước 1: Tải xuống ứng dụng gọi xe: Bước đầu tiên để có thể sử
dụng dịch vụ gọi xe công nghệ, người tiêu dùng cần tải xuống cài đặt ứng
dụng của dịch vụ này trên smartphone. Hiện nay các hãng xe công nghệ
đều cung cấp các ứng dụng gọi xe trên cả 2 nền tảng IOS và Android để
tiếp cận được tối đa người dùng sử dụng các thiết bị di động của 2 nền
tảng này.
Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng: Tiếp theo, người dùng cần
đăng ký thông tin cá nhân và đăng nhập vào ứng dụng. Hiện nay để không
làm mất thời gian của người dùng, các ứng dụng cho phép đăng nhập
thơng qua các tài khoản facebook hoặc google có sẵn… trên điện thoại
của người dùng.
Bước 3: Lựa chọn loại hình vận chuyển: Sau khi đăng nhập vào
ứng dụng, người dùng bắt đầu lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp
với nhu cầu của bản thân. Phương thức vận chuyển chủ yếu mà người
dùng lựa chọn là chở người với hai phương tiện di chuyển chính là xe
máy hoặc ơ tơ. Ngồi ra, người tiêu dùng cũng có thể lựa chọn phương
thức vận chuyển hàng hóa hoặc thức ăn trên ứng dụng này.
Bước 4: Lựa chọn điểm đi và đến: Người dùng bắt đầu lựa chọn
điểm đi và đến thông qua việc nhập địa điểm trên thanh cơng cụ tìm kiếm,
một địa điểm phù hợp sẽ hiện ra để người dùng lựa chọn. Sau khi chọn
xong điểm đi và đến, ứng dụng tự động tính tốn mức chi phí khách hàng
phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ vận chuyển này. Ngoài ra ứng dụng cũng sẽ
liệt kê ra mức chi phí cho từng phương tiện vận chuyển như xe máy hoặc
ô tô để người dùng cân nhắc và lựa chọn loại hình di chuyển phù hợp với
bản thân.

5



Bước 5: Lựa chọn phương thức thanh toán: Hiện nay các ứng
dụng gọi xe cho phép khách hàng có thể thanh tốn qua nhiều hình thức
khác nhau như: thanh tốn bằng tiền mặt, thanh tốn bằng thẻ tín dụng,
thanh tốn thơng qua các ngân hàng liên kết hoặc thanh tốn bằng cách sử
dụng các ví điện tử.
Bước 6: Đặt xe: Sau khi lựa chọn điểm đi, đến, phương tiện vận
chuyển cũng như phương thức thanh toán phù hợp, người dùng bắt đầu
lựa chọn chức năng Đặt xe. Khi đó ứng dụng sẽ bắt đầu tìm kiếm những
phương tiện vận chuyển phù hợp gần nhất với người dùng và thông báo
đến các phương tiện đó về nhu cầu di chuyển của người dùng. Lái xe
được thơng báo sẽ lựa chọn có chấp nhận yêu cầu di chuyển này của
khách hay không, nếu có hệ thống sẽ thơng báo đến người dùng về thơng
tin lái xe sẽ phụ trách đón và đưa người dùng đến địa điểm mong muốn.
Thông tin của lái xe bao gồm: Họ tên, biển số xe, loại xe, số điện thoại
liên hệ và vị trí hiện tại của lái xe trên bản đồ để người dùng nắm được
Bước 7: Liên hệ với tài xế: Người dùng sử dụng thông tin được
ứng dụng cung cấp để liên hệ với lái xe, thống nhất thời gian và địa điểm
đón cho phù hợp với cả hai bên. Ngoài ra trong trường hợp người dùng
đợi mãi nhưng chưa thấy lái xe đến, người dùng có thể chủ động gọi điện
để nắm bắt được tình hình di chuyển của lái xe khi đi trên đường.
Bước 8: Bắt đầu chuyến đi: Sau khi lái xe đến đón tại địa điểm đã
thống nhất, người dùng bắt đầu lên xe và di chuyển tới địa điểm mong
muốn. Ứng dụng bắt đầu thơng báo về tình hình di chuyển của khách
hàng và tiến hành tính phí, khoản phí dịch vụ này sẽ được thanh tốn bằng
tiền mặt cho tài xế hoặc qua các phương thức thanh toán online khi khách
hàng kết thúc chuyến đi.
2. Chuyển đổi số trong dịch vụ vận chuyển là xu thế khách quan
Các doanh nghiệp tồn tại trong xu thế của cách mạng 4.0 sẽ sống trong thế
giới phẳng, cạnh tranh với toàn cầu, thế giới mà thông tin được chia sẻ không

ngừng và có sẵn trên những đầu ngón tay, với tốc độ lan truyền chóng mặt chỉ
bằng một cái chạm, chuyển đổi số đã và đang xuất hiện trong mọi ngóc ngách của
các ngành nghề. Đối với dịch vụ gọi xe trực tuyến thì cơng nghệ 4.0 được ứng
dụng một cách hiệu quả và rõ ràng nhất. Nếu doanh nghiệp nào không bắt kịp xu
thế này cũng đồng nghĩa tự bước ra khỏi cuộc chơi toàn cầu. Do vậy các doanh
nghiệp phải vận động hết mình và ln trong tâm thế ở “trường đua”, bởi nếu
không thay đổi cho kịp thời đại thì chắc chắn rằng sẽ bị bỏ lại phía sau.
3. Thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam trong những năm gần đây
Trước đây, vào khoảng những năm 1990 - 2000 thì bắt đầu có sự xuất hiện
của xe ơm truyền thống. Vào giai đoạn này thì có rất ít người làm nghề chạy xe ôm
nên hầu như không có sự cạnh tranh như bây giờ. Những người chạy xe ôm không
phải đăng ký mặt bằng hay sân bãi như hiện nay. Người ta hay nói vui rằng những
người làm nghề xe ôm truyền thống ngày xưa là những người có của ăn của để,
ngành này làm ăn rất khá khẩm vì lượng cầu lớn hơn cung rất nhiều.

6


Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của cơng nghệ
thêm vào đó là đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới, tiến đến công nghiệp hóa
hiện đại hóa vì vậy có thể nói sự phát triển của công nghệ 4.0 làm cho cuộc chiến
tại thị trường gọi xe đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt.
3.1 Giai đoạn mới xuất hiện.
Cái tên xuất hiện sớm nhất trên thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam là
Uber. Uber được thành lập khoảng năm 2009 nhưng mãi đến năm 2014 thì mới
chính thức xuất hiện tại Việt Nam. Uber xuất hiện đem lại cho khách hàng trải
nghiệm về một loại hình vận chuyển mới hơn, hiện đại hơn, rẻ hơn và nhiều khuyến
mãi hơn so với những kiểu xe truyền thống. Vì vậy, nhờ có nhiều ưu đãi nên khi
mới gia nhập vào thị trường Việt Nam thì Uber cũng nhận lại một lượng lớn khách
hàng và trở thành cái tên quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên Uber cũng

gặp một số vấn đề như bị sự phản ứng dữ dội của các loại xe truyền thống như xe
ôm, taxi, vướng phải lùm xùm nợ thuế,.. chính vì thế nên Uber chỉ tồn tại trên thị
trường Việt Nam trong một thời gian rất ngắn.
Tiếp theo, nói đến Grab thì nó xuất hiện vào năm 2012 với tên gọi là
MyTeksi tại Malaysia. Nhưng đến khoảng đầu năm 2014 thì ứng dụng này chính
thức có mặt tại Việt Nam với cái tên là GrabTaxi. Sau gần 2 năm hoạt động thì có
ngày càng nhiều các dịch vụ của Grab xuất hiện như là: GrabTaxi, GrabBike,
GrabCar, GrabExpress với mục đích phục vụ cho mọi nhu cầu của người dân Việt
Nam đặc biệt là nhu cầu di chuyển. Tại thời điểm mới gia nhập thì dân số Việt Nam
khoảng 92 triệu người, và cái tên Grab hồn tồn xa lạ với Người dân Việt Nam vì
cái tên họ biết nhiều nhất trong lĩnh vực xe công nghệ này là Uber.Tuy nhiên, với sự
phát triển nhanh chóng của Internet và sự bùng nổ của smartphone thì cái tên grab
dần xuất hiện nhiều hơn. Sự thành công này chắc hẳn là do Grab có nhiều cải tiến
hơn so với Uber, điểm nổi bật nhất là Grab hiểu rõ thị trường Việt Nam vì thế họ
cho phép khách hàng sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán bằng tài khoản ngân hàng.
Điều này là điều mà Uber không làm được vì khi gia nhập, Uber chỉ cho phép khách
hàng thanh tốn bằng tài khoản, điều này gây khó khăn cho người sử dụng vì lý do
tại Việt Nam, hầu như mọi người sử dụng tiền mặt là chính và khả năng sử dụng
cơng nghệ mới của người dân cịn hạn chế. Chính vì thế, vào giai đoạn này thì Grab
đã chiếm thị trường Việt Nam rất nhanh và trở thành cái tên hàng đầu trong dịch vụ
gọi xe công nghệ.
3.2 Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019
Xuất hiện trên thị trường xe công nghệ từ sớm hơn nhưng Uber lại bị Grab
thâu tóm trong khi Grab chỉ xuất hiện sau Uber. Kể từ đó thì thị trường xe cơng
nghệ ở Việt Nam đã bước sang thời kỳ sôi động hơn khi càng có nhiều cái tên mới
xuất hiện được thành lập ra để vận chuyển hành khách, giao nhận hàng hóa, giao đồ
ăn,thức uống,… điển hình như là Grab, Gojek, Be, Baemin, Vato , ứng dụng của
Mai Linh, MyGo, Fast-go,… Các hãng này vẫn đang cạnh tranh rất gay gắt với
nhau.


7


Trong giai đoạn này thì thị trường gọi xe của Việt Nam có mức tăng trưởng
trung bình lên đến 57%, cao nhất của khu vực Đông Nam Á. Không dừng lại ở đó,
nhiều người dự đốn rằng quy mơ của thị trường gọi xe công nghệ này sẽ tiếp tục
tăng trong những năm tiếp theo (“Thị trường đặt xe công nghệ Việt liệu đã bão
hồ?”, 2020).
Tại thời điểm này thì Việt Nam có nhiều ứng dụng gọi xe đã và đang hoạt
động với nhiều lĩnh vực khác nhau. Và theo báo cáo vào 6 tháng đầu năm 2019 của
ABI Research thì Grab đang dẫn đầu thị trường Việt Nam về số lượng cuốc xe hoàn
thành. Nếu Grab đứng đầu với 146 triệu cuốc xe và chiếm 73% thị phần thì Bee với
hơn 31 triệu cuốc xe, chiếm 15% thị phần và đang đứng vị trí thứ hai. Tiếp theo vị
trí thứ 3 và 4 lần lượt là Go-Viet( Gojek bây giờ) với 21 triệu cuốc, chiếm 11% thị
phần và FastGo với 2.4 triệu cuốc xe. Những ứng dụng còn lại thì chỉ chiếm thị
phần rất nhỏ khơng đáng kể với khoảng hơn 200 nghìn cuốc xe (Bích, 2020).

Hình 3.1 Thị phần gọi xe công nghệ Việt Nam nửa đầu năm 2019
Trước hết phải kể đến cái tên Grab- gã khổng lồ trong thị trường gọi xe công
nghệ. Giai đoạn này cũng là một cột mốc đáng nhớ của Grab. Với một hệ sinh thái
được coi là đa dạng nhất trên thị trường ngay bấy giờ như GrabCar, GrabBike,
GrabFood, GrabExpress, hợp tác với Agoda và Booking.com để đặt phòng khách sạn,
hợp tác với Moca để làm ví điện tử… và gần đây nhất là tiên phong ra mắt mơ hình
“căn bếp trung tâm" – GrabKitchen ngầm cho thấy rằng khả năng phát triển bền vững
của Grab (Thành, 2020).
Nói đến Go-Viet hay cái tên bây giờ là Gojek thì dù đã phát triển từ sớm
nhưng Gojek chỉ mạnh về mảng giao đồ ăn còn thị phần về gọi xe lại yếu thế hơn so
với các hãng xe cơng nghệ khác. Hình thức thanh tốn chỉ gị bó bằng phương thức
thanh tốn tiền mặt, chưa có giấy phép xe bốn bánh,.. Đây là những lý do mà Gojek
chỉ đứng ở vị trí thứ 3. GoViet hợp tác với Gojek với mong muốn sẽ gia tăng sức


8


mạnh, khắc phục những mảng còn yếu ở thị trường Việt Nam và đem đến nhiều trải
nghiệm tốt cho người dùng và dần chiếm lĩnh thị trường.
Chỉ mới tham gia và chính thức lăn bánh vào cuối năm 2018 đầu năm 2019
nhưng “BE” khá thành công với hai dịch vụ gọi xe hai bánh và bốn bánh ở hai khu
vực lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vào cuối năm 2019
thì Be bỏ cuộc mảng gọi đồ ăn và tập trung hơn vào mảng vận tải với mục tiêu tăng
tốc và rút ngắn khoảng cách với đối thủ cạnh tranh. Be hầu như đã thiết lập cho mình
một ứng dụng hồn chỉnh với nhiều chức năng như xe hai bánh, bốn bánh, đi chợ
hộ,giao hàng, đi tỉnh hai chiều, đặt hộ chuyến,… và đặc biệt là tính năng gọi điện
miễn phí qua app có trước cả Grab. Có lẽ vậy nên BE trở thành cái tên uy tín và đánh
bật mọi đối thủ phía sau nó. Khơng dừng lại ở đó, Be hứa hẹn sẽ mang đến nhiều tính
năng hơn nữa cho người tiêu dùng và chạy đua để nắm giữ thị phần (Thành, 2020).
Không chỉ dừng lại ở những số liệu được nêu trên các báo cáo mà thị trường
gọi xe công nghệ còn được thể hiện rõ trên những con hẻm, con phố khi có sự xuất
hiện của những chiếc áo xanh, áo vàng,.. với mật độ rất dày đặc. Khi bước ra đường,
chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những người tài xế xe ôm công nghệ đang đứng chờ đợi
khách, nghỉ mệt,…
Vào cuối năm 2019 thì dịch bệnh CoVid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế
giới cũng như Việt Nam. Nhưng Việt Nam kiểm soát dịch bệnh một cách chặt chẽ
nên thị trường gọi xe công nghệ cũng không chịu ảnh hưởng nhiều. Nói tóm lại,
trong giai đoạn này thì Grab vẫn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các
hãng xe khác cũng đang không ngừng phát triển và hứa hẹn sự bùng nổ trong những
năm tiếp theo và mục tiêu đánh bật Grab tương lai.
3.3 Giai đoạn năm 2020 đến nay
Có thể nói giai đoạn 2020 đến nay là một giai đoạn đầy khó khăn đối với nền
kinh tế của Việt Nam. Và thị trường gọi xe cơng nghệ cũng phải chịu ảnh hưởng

khơng ít.
Theo báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2020 của ABI Research thì thị
trường gọi xe cơng nghệ đang phân hóa rất rõ ràng. Grab vẫn đang chiếm thị phần số
một với việc hoàn tất 62,5 triệu cuốc xe, chiếm 74.6%. Be giữ vị thế số 2 với thị phần
12,4%. Và vị trí thứ 3 vẫn là Gojek nhưng khoảng cách đã được rút ngắn hơn với thị
phần là 12.3%. FastGo giảm 0.3% thị phần so với năm 2019 xuống còn 0.7% (Việt,
2021).

9


Hình 3.2 Thị phần gọi xe cơng nghệ Việt Nam nửa đầu năm 2020
Tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng Grab vẫn dần mở rộng các lĩnh vực
như giao nhận thức ăn, thanh tốn điện tử (thơng qua hợp tác với Moca), giới thiệu
các dịch vụ mới. trong giai đoạn giãn cách xã hội thì Grab tận dụng thời cơ để cho ra
mắt dịch vụ GrabMart và GrabAssistant để giúp người dân đi chợ. Bên cạnh đó, Grab
cũng đang cố gắng thực hiện vòng huy động vốn mới. Và được biết rằng họ sẽ đàm
phán với Alibaba cho khoản đầu tư 3 tỷ USD. Đối với thị trường Việt Nam, Grab
tun bố sẽ rót thêm 500 triệu USD trong vịng 5 năm tiếp theo để phục vụ cho mục
tiêu phát triển trở thành siêu ứng dụng hàng đầu tại Việt Nam.
Trong tháng 10 vừa qua, nằm trong kế hoạch năm 2020 của Gojek, Gojek sẽ
tập trung mở rộng thị trường, và đang tiến đến con đường trở thành siêu ứng dụng
như Grab. Tiếp tục mở rộng kinh doanh thanh toán kỹ thuật số trong kỷ nguyên
covid.
Be vẫn định hướng tập trung vào mảng đặt xe công nghệ để rút ngắn khoảng
cách với Grab. Với hơn 9 triệu lượt tải xuống, điều này đủ để khẳng định vị thế của
Be trên thị trường, dư sức đánh bật những hãng xe còn lại và đủ khả năng để cạnh
tranh với hai ông lớn là Grab và Gojek.
Tuy 2020 là một năm đầy khó khăn nhưng ngồi những cái tên quen thuộc thì
thị trường gọi xe công nghệ lại xuất hiện thêm 2 tân binh mới là GV Taxi và viApp.

Điều này giúp nâng tổng số ứng dụng gọi xe trên thị trường lên hơn 20 ứng dụng. Ra
đời sau và tiềm lực còn yếu nên đòi hỏi những người đứng đầu phải nỗ lực tìm hướng
đi riêng và phát triển khơng ngừng (Viễn, 2020).
Có thể thấy rằng dù khó khăn chồng chất khó khăn nhưng thị trường gọi xe
cơng nghệ vẫn “nóng” hơn bao giờ hết. Các hãng xe công nghệ vẫn không ngừng
cạnh tranh nhau để chiếm lĩnh thị phần nhưng có vẽ Grab vẫn giữ vững vị thế của
mình trong suốt những năm vừa qua.
Và theo báo cáo của Google và Temasek cho thấy, quy mô thị trường ứng
dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi
năm. Đến năm 2025, dự báo thị trường này sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD với tốc độ tăng

10


29%/năm. Do đó, năm 2020, thị trường ứng dụng gọi xe chắc chắn sẽ vẫn chứng kiến
sự cạnh tranh khốc liệt, ít nhất là với 3 cái tên Grab, Be và Gojek (Hoàng, 2019).
3.4 Sự cạnh tranh gay gắt giữa gọi xe công nghệ và gọi xe truyền thống
Đến thời điểm hiện tại, thị trường gọi xe công nghệ đang chiếm phần lớn. Theo
nghiên cứu mới nhất của Qandme thì Grab là gã khổng lồ khi 66% số người khảo sát
từng sử dụng dịch vụ và 60% số người đánh giá đây là app gọi xe công nghệ họ sử
dụng nhiều nhất. Be đứng sau với con số 22% người từng sử dụng dịch vụ. Tóm lại,
49% người ưu tiên chọn xe công nghệ, 23% người ưu tiên xe truyền thống và 28% sử
dụng cả hai với tần suất ngang nhau.
Đối với loại hình hai bánh, Grab vẫn chiếm lĩnh thị trường đặt xe với 60%
người từng sử dụng, kế sau là Gojek với 19% và Be với 18%. 50% người khảo sát ưu
tiên lựa chọn xe ôm công nghệ, 13% lựa chọn xe ôm truyền thống trong khi chỉ 16%
sử dụng hai dịch vụ tương đương nhau.Số liệu này chỉ đúng ở các thành phố lớn như
Hồ Chí Minh, Hà Nội,.. cịn ở địa phương xa thì gọi xe truyền thống vẫn có lợi thế cao
hơn so với gọi xe công nghệ.
Gọi xe công nghệ và gọi xe truyền thống có thể nói là có mối hiềm khích rất lớn

với nhau. Sự cạnh tranh giữa hai hình thức gọi xe này rất căng thẳng, điều này có thể
dễ dàng nhận ra khi ngày càng có nhiều vụ lùm xùm giữa hai hình thức gọi xe này. Dễ
dàng hình dung khi mới xuất hiện trên thị trường thì hình thức gọi xe cơng nghệ bị
hình thức gọi xe truyền thống phản ứng rất mạnh mẽ. Vào khoảng đầu tháng 10 năm
2017 thì người đi đường tại các thành phố lớn thường xuyên bắt gặp một số hãng xe
taxi dán dòng chữ với nội dung: “Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt
Nam”, “Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì q nhiều bất cơng về điều kiện kinh
doanh”. Các hãng taxi truyền thống đang đòi quyền bình đẳng trong kinh doanh với
các hãng xe cơng nghệ vì các hãng xe cơng nghệ được nhận rất nhiều ưu đãi như
khuyến mại giảm giá sốc, quy định logo, số lượng xe hoạt động, cấm đường,.. Một tài
xế taxi truyền thống đã bày tỏ quan điểm rằng Uber, Grab có nhiều lợi thế hơn taxi
truyền thống như khơng bị khống chế số lượng xe, không bị cấm đường, không mất
đàm phí, đón trả khách tự do. Trong khi đó, taxi truyền thống phải thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ về thuế, phí. Điều này khiến cho thu nhập của tài xế taxi truyền thống giảm
mạnh, nhiều lái xe bỏ nghề. Cịn ơng Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội
cho biết, thống kê từ Hiệp hội Taxi Hà Nội nói rằng chỉ trong 18 tháng áp dụng thí
điểm, số lượng xe hoạt động kiểu Uber, Grab trên toàn quốc đã lên tới hơn 50.000
chiếc, riêng tại Hà Nội xe dưới 9 chỗ là hơn 25.000 chiếc. Việc này đã phá vỡ quy
hoạch, gây ùn tắc giao thông và quá tải trầm trọng. Điều này gây nên nỗi bất bình rất
lớn đối với xe truyền thống.Tiếp đến phải kể đến vụ ấu đã giữa các tài xế xe công nghệ
và tài xế xe truyền thống tại bến xe miền Tây quận Bình Tân-TP Hồ Chí Minh. Có thể
nói mâu thuẫn này đã lên đến đỉnh điểm vì cần phải có sự can thiệp của cơng an thì
mới có thể giải quyết sự việc mâu thuẫn này (Nhóm PV, 2017).
Và đặc biệt phải kể đến vụ kiện được xem là lịch sử giữa taxi truyền thống và
taxi công nghệ. Grab bị Vinasun kiện ra tòa với lý do là Grab đã không hoạt động lành
mạnh, làm suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp taxi truyền thống. Vụ kiện giữa
hai hình thức kinh doanh này rất đặc biệt vì nó là vụ kiện đầu tiên trên thế giới. Vào
năm 2015 Vinasun cho rằng grab đã vi phạm đề án 24 của Bộ GTVT gây thiệt hại cho

11



mình nên khởi kiện, đề nghị TAND TP.HCM buộc Grab phải bồi thường hơn 41 tỉ
đồng. Có thể thấy trong cuộc chiến này vấn đề Grab gặp phải không phải do chính họ
gây ra. Và nhiều người cho rằng phía doanh nghiệp taxi truyền thống đang cố tình để
nhận lại được sự bảo hộ của phía cơ quan chức năng. Vụ kiện này đã diễn ra trong một
thời gian dài và tốn khơng ít giấy mực của các nhà báo nhưng cuối cùng vẫn chưa ra
được quyết định xét xử vụ kiện này. Tuy nhiên điều mà mọi người đang hướng đến là
sự hịa giải giữa hai hình thức gọi xe này (Duy, 2018).
Nói tóm lại, cho dù là kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào thì cũng phải tự thay đổi
mình bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ,tận tâm,.. để bắt kịp với xu hướng của
thời đại và cạnh tranh với các đối thủ đặc biệt là trong thời đại cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa chuyển đổi cơng nghệ như hiện nay.
4. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong dịch vụ gọi xe tại
Việt Nam
4.1 Những thành tựu trong việc chuyển đổi số dịch vụ gọi xe công nghệ so với gọi xe
truyền thống
4.1.1 Dễ dàng tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất kinh doanh
Đối với hình thức gọi xe cơng nghệ, mọi thơng tin đều sẽ được máy chủ, thuật
tốn phân tích nhằm mục đích cung cấp cho các kỹ thuật viên và chủ doanh nghiệp
giúp họ dễ dàng hơn trong việc thiết lập quy trình kinh doanh. Mặt khác, dữ liệu cơng
nghệ cũng được phân tích và xử lí thơng tin cho quản lý cung và cầu, từ đó đưa ra
những nhận định, chiến lược để nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Đối với hình thức gọi xe truyền thống là các điều phối viên ở trung tâm trực
đàm. Do sử dụng sức người nên hoạt động kém năng suất hơn
4.1.2 Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn:
Trước đây, người dùng có nhu cầu sẽ tìm kiếm các phương tiện vận chuyển
đang di chuyển trên đường hoặc gọi tổng đài để đưa ra yêu cầu di chuyển. Nếu hai bên
thống nhất địa điểm và người dùng đồng ý sử dụng dịch vụ, các phương tiện này sẽ
đưa người dùng đến địa điểm chỉ định.

Ngày nay, Bởi tính tiện dụng mà cơng nghệ số mang lại cho ngành dịch vụ gọi
xe người dùng có nhu cầu sẽ chủ động đặt xe thơng qua các ứng dụng gọi xe, lựa
chọn điểm đi và đến, loại phương tiện muốn sử dụng, các ứng dụng sẽ lựa chọn
phương tiện vận chuyển phù hợp và thông báo cho người dùng về thời gian cần thiết
để bắt được xe. Chỉ cần với chiếc điện thoại thông minh trên tay, người dùng hồn
tồn có thể đặt được xe hay gọi giao hàng mà không lo về vấn đề thời gian hay địa
điểm.
4.1.3 Tối ưu hố chi phí
Đối với các doanh nghiệp vận tải: họ không phải mua sắm phương tiện vận
chuyển bởi vì các tài xế sử dụng phương tiện cá nhân. Từ đó giảm lượng xe chạy rỗng,
tận dụng nhiều ô tô, xe máy nhàn rỗi so với hình thức gọi xe truyền thống, giúp hạn
chế bớt tình trạng kẹt xe và gánh nặng giao thơng ở các thành phố lớn cũng như lượng
khí thải ra mơi trường.

12


Đối với người dùng dịch vụ: Trong mơ hình gọi xe truyền thống, với loại hình
taxi, mức phí dựa vào quãng đường thực tế người dùng đi được nhân với giá tiền cho
từng đơn vị di chuyển. Chỉ khi đến nơi người dùng mới biết được mức phí mình cần
bỏ ra là bao nhiêu. Về hình thức xe ơm truyền thống, hai bên đã có sự thỏa thuận trước
khi lên xe về giá tiền tuy nhiên khơng có căn cứ chính xác để tính tốn mức phí này
nên giá tiền thường cao hơn nhiều so với quãng đường người dùng di chuyển. Ngược
lại, với sự tham gia của việc chuyển đổi số trong mơ hình gọi xe cơng nghệ, người
dùng có thể biết được trước giá thành trong việc di chuyển. Cơng nghệ số sẽ giúp phân
tích thơng tin thời gian thực về các tuyến và luồng giao thơng, tình trạng vận chuyển
và các dữ liệu khác (tai nạn giao thơng, thời tiết, điều kiện giao thơng…) cho cái nhìn
tồn diện để đưa ra mức chi phí phù hợp nhất. Số tiền này không thay đổi sau khi
người dùng bắt đầu chuyến đi dù quãng đường đi có thể thay đổi do một vài yếu tố
khách quan.

4.1.4 Phương thức thanh tốn hiện đại, đa dạng
Các ứng dụng gọi xe cơng nghệ linh hoạt với nhiều hình thức thanh tốn như
tiền mặt, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử…Điều này cho phép người dùng có
thể linh hoạt và chủ động trong việc đặt xe, khơng cần thiết phải có tiền mặt trong
người hoặc có thẻ ngân hàng mới có thể sử dụng dịch vụ, giúp ứng dụng tiếp cận được
tối đa những người có nhu cầu.
Trong khi đó dịch vụ gọi xe truyền thống hầu hết là trả bằng tiền mặt, trừ một
số hãng xe taxi có trang bị thiết bị quẹt thẻ.
4.1.5 Nâng cao tính an tồn cho người sử dụng:
Hầu hết các phương tiện vận chuyển truyền thống không đưa ra thông tin của
lái xe nên khi có vấn đề cần liên lạc lại thì khơng thể.
Cịn đối với hình thức gọi xe cơng nghệ, thơng tin lái xe được thể hiện ngay
trên màn hình ứng dụng gọi xe để khách hàng có thể chủ động liên hệ thống nhất địa
điểm đón cũng như liên lạc lại sau chuyến đi nếu có vấn đề phát sinh như quên đồ,
hành lý trên xe trong dịch vụ giao hàng. Và người đặt hàng có thể dễ dàng theo dõi lộ
trình của hàng hóa thơng qua ứng dụng hoặc trang web trong dịch vụ vận chuyển.
4.1.6 Phản hồi sau chuyến đi
Gọi xe truyền thống khơng có cơ chế tiếp nhận phản hồi từ khách hàng sau khi
họ trải nghiệm dịch vụ trừ một số hãng xe có hotline liên hệ. Tuy vậy, mặc dù có
hotline nhưng việc xử lý các vấn đề phát sinh của khách hàng rất khó khăn và gần như
là khơng thể do khơng thể kiểm sốt chính xác tài xế phụ trách vận chuyển.
Gọi xe cơng nghệ có cơ chế tiếp nhận phản hồi từ khách hàng ngay trên ứng
dụng di động đồng thời vote sao vừa giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng các
phản hồi của khách hàng vừa giúp cho các lái xe có trách nhiệm hơn trong việc cung
cấp dịch vụ vận chuyển, tạo một trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng khi sử dụng
dịch vụ.

13



4.1.7 Nâng cao trải nghiệm của người dùng
Mơ hình gọi xe truyền thống buộc phải thay đổi để không bị đào thải với “cuộc
đua”, bắt nhịp với xã hội 4.0. Ví dụ như Mai Linh, Vinasun, Thành Cơng… những
hãng taxi lớn đều đã tạo ra ứng dụng gọi xe riêng của hãng, tăng tương tác với tổng
đài. Là một thị trường tiềm năng nên việc có nhiều hãng cơng nghệ tham gia vào lĩnh
vực vận tải này là điều tất yếu. Tại Việt Nam, ngồi các hãng cơng nghệ nổi tiếng thế
giới như Grab, Uber, Go-jek… tham gia vào thị trường và đạt được những kết quả
khơng nhỏ thì các thương hiệu nội địa khác cũng đang nổi lên như Be, FastGo,
VATO… để cạnh tranh. Không chỉ vậy, nhờ vào đó, do tính cạnh tranh thị trường, tất
cả các hãng tham gia hoạt động vận tải hành khách đều tự thay đổi cách tiếp cận khách
hàng chuyên nghiệp hơn, tổ chức và đào tạo thái độ của nhân viên đối với khách hàng
một cách hệ thống, đưa ra các mức giá mang tính cạnh tranh... Từ đó, khách hàng được
đi xe với giá thành phù hợp, chất lượng cao, góp phần nâng cao trải nghiệm người
dùng dịch vụ.
4.1.8 Giảm tỉ lệ thất nghiệp
Theo hãng Grab, Grab đã mang lại thu nhập tốt hơn cho hơn 175.000 đối tác tài
xế. Chỉ tính riêng với đối với các đối tác GrabBike, mức tăng trưởng thu nhập hàng
tháng luôn nằm trong khoảng 20% (Thu, 2019).
4.1.9 Thời gian làm việc của các tài xế
Các tài xế của hình thức gọi xe truyền thống thường làm tồn thời gian. Trong
khi các tài xế cơng nghệ có thời gian làm việc linh hoạt hơn: tồn thời gian hoặc bán
thời gian hay bất cứ lúc nào nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập, từ đó thích nghi tốt hơn
với những biến động thị trường (Dung, 2019).
4.1.10 Khả năng thích nghi để tồn tại trong Đại dịch Covid - 19
Trước tình hình dịch Covid - 19 ngày càng diễn biến phức tạp, Nhà nước và các
cơ quan chức năng khuyến cáo người dân ở yên trong nhà, hạn chế ra ngồi, tránh tụ
tập đơng người ở những nơi như quán bar, rạp chiếu phim, nhà hàng, siêu thị,…Nắm
bắt được cơ hội này, các hãng gọi xe công nghệ đã nhanh chóng phát triển hàng loạt
những dịch vụ mới như mua đồ thay, giúp khách hàng ngồi tại nhà mà vẫn có đầy đủ
các thực phẩm, vật dụng cần thiết. Be đã cho ra mắt dịch vụ “Be đi chợ”, Grab cũng

đang thử nghiệm dịch vụ GrabMart...Với loại hình dịch vụ này, khách hàng chọn địa
điểm mua hàng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hố... và món hàng muốn mua
thông qua ứng dụng kết nối với tài xế có vị trí phù hợp, thuận tiện nhất để thực hiện
những cơng việc cịn lại (Thiên, 2020).
Bước đi này của các ứng dụng gọi xe công nghệ được các chuyên gia đánh giá
cao và cho rằng các hãng đã nhanh chóng nắm nắm bắt và giải quyết được nỗi lo lắng
hạn chế đến những nơi công cộng, điểm mua bán tiếp xúc đơng người, từ đó hạn chế
được phần nào tcác ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây được coi là một cơ hội tốt
nhằm gia tăng số lượng người dùng trung thành, gắn bó với dịch vụ, và tiếp cận được
những đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.

14


4.2 Những khó khăn, hạn chế cịn tồn tại
4.2.1 Cần có lộ trình phát triển cụ thể
Theo các chun gia thì chuyển đổi số ở nước ta chỉ mới ở dừng ở bước khởi
đầu, cịn nhiều khó khăn và thách thức về tầm nhìn, lộ trình cũng như cách tận dụng
những nguồn lực từ cá nhân, doanh nghiệp và cả quyết tâm của các địa phương.
“Chuyển đổi số chỉ thành cơng nếu tồn dân tham gia. Cơng nghệ số, dịch vụ số
phải được phổ cập, kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng giá thành rẻ, dễ sử
dụng, tiện ích cho mọi người”, đại diện Bộ Thơng tin và truyền thông (TT&TT) phát
biểu tại Diễn đàn cấp cao công nghệ TT&TT Việt Nam năm 2020. Cơ hội từ chính
phủ, thị trường là có thể thấy được từ những phát biểu trên. Thế nhưng, tại các địa
phương có thật sự gia nhập vào tiến trình chuyển đổi số hay khơng, và tiếp cận bằng
cách như thế nào cịn là bài tốn khó mà mỗi thành phố, mỗi tỉnh sẽ có lời giải riêng.
4.2.2 Bất cập quyền lợi của chủ phương tiện và các chủ hãng
Ngay từ lúc mới thành lập thì các hãng vận chuyển hành khách ứng dụng công
nghệ đã huy động được một đội ngũ đông đảo các loại phương tiện từ ô tô cho đến xe
máy... Ban đầu là các cá nhân có phương tiện nhàn rỗi tham gia, sau đó thì có một số

người cảm thấy đây cũng là một cơ hội kiếm thêm thu nhập vì vậy cũng sẵn lịng đầu
tư hẳn những phương tiện như ơ tơ, xe máy để có thể tham gia vào đội ngũ kinh doanh.
Cứ như vậy, những tài xế công nghệ không ngừng tăng lên đồng nghĩa với sự cạnh
tranh về dịch vụ, doanh số, lợi nhuận ngày càng căng thẳng.
Và có một nghịch lý là hiện nay xe máy tham gia kinh doanh các loại hình kinh
doanh vận chuyển hành khách ứng dụng cơng nghệ có mức thu nhập gần như tương
đương với xe ô tô thậm chí có lúc cịn cao hơn.
Câu chuyện khơng chỉ dừng lại ở đó, khi mà các doanh nghiệp gọi xe công
nghệ sử dụng sức lao động và phương tiện, tài cá nhân nhưng lại yêu cầu tài xế xe mô
tô cũng như ô tô phải chịu trách nhiệm tất cả những tổn thất về phương tiện hay sức
khỏe, và cũng khơng có bất kỳ hỗ trợ phương tiện hay loại hình bảo hiểm nào cho
người lái xe.
Vậy bài tốn khó cần được giải quyết ở đây là làm sao giải quyết hài hòa giữa
quyền lợi của doanh nghiệp, quyền lợi của chủ các phương tiện và hành khách sử dụng
dịch vụ gọi xe cơng nghệ.
4.2.3 Những khó khăn, nguy hiểm mà các tài xế công nghệ gặp phải
Tài xế cơng nghệ là cơng việc mà trong q trình hành nghề địi hỏi tính chất
tập trung cao độ và phải đối mặt khơng ít rủi ro. Đó là những rủi ro về việc phải đối
mặt với các tai nạn giao thông – mà đối với họ được coi như là tai nạn nghề nghiệp…
Bởi vì một người phải thường xuyên di chuyển trong nhiều giờ trên đường liên tục thì
tỷ lệ gặp phải tai nạn giao thông đương nhiên sẽ cao hơn rất nhiều so với các cơng việc
khác ít di chuyển hơn. Thực tế đã chứng minh rằng không ít tài xế phải bỏ mạng trong
quá trình hành nghề vì khơng may gặp tại nạn giao thơng, nhẹ thì chỉ bị thương ngoài
da nhưng vẫn phải mất tiền viện phí, chi phí sửa chữa phương tiện và có thể nghỉ việc
thời gian dài để dưỡng bệnh nhưng không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ, trợ cấp gì từ
phía doanh nghiệp nơi mà các tài xế được xem là “đối tác”.

15



Cùng với đó, họ phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí là nguy hiểm tính mạng
bởi các tội phạm hình sự. Có thể thấy rằng tài xế xe ơm công nghệ được coi là những
“con mồi béo bở” mà các đối tượng nhắm đến với mục tiêu lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
cướp tài sản, hay ra tay sát hại dã man. Số vụ việc có liên quan xuất hiện ngày càng
nhiều, liên tục và để lại hậu quả vô cùng lớn, gây hoang mang cho giới tài xế và dư
luận.
Không chỉ thế, họ cũng thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị chính khách
hàng bùng cuốc xe, quỵt tiền hoặc từ chối nhận hàng với những lý do hết sức ngớ
ngẩn với số tiền từ hàng chục, hàng trăm hay thậm chí triệu đồng. khi các tài xế
khơng may mắn gặp phải trường hợp như trên, một số cơng ty sẽ có các hình thức hỗ
trợ nhưng thực tế thủ tục, quy trình khơng hề đơn giản và số lượng thật sự nhân được
hỗ trợ không nhiều.
5. Các quy định và chính sách của nhà nước đối với dịch vụ gọi xe công nghệ
Trước đây, Bộ Giao thông vận tải đã lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ơ tơ. Trước đó, Bộ Giao thơng vận
tải cũng đã gửi công văn tới Sở GTVT 4 tỉnh: Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk
cho phép một số doanh nghiệp taxi đủ điều kiện được phối hợp với các đơn vị cung cấp
phần mềm (mơ hình GrabTaxi) để triển khai việc hỗ trợ công tác điều hành hoạt động
vận tải taxi việc bằng cách ứng dụng phần mềm, đồng thời tán thành việc sử dụng
khoa học cơng nghệ nhằm mục đích bổ trợ cho kinh doanh vận tải, khuyến khích các
doanh nghiệp vận tải chủ động ứng dụng để tạo sự thuận lợi cho người dân và nâng cao
chất lượng dịch vụ (Hà, 2019).
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng dù đã trải qua bốn lần sửa đổi, bổ sung
nhưng các quy định tại dự thảo cịn mang tính “hạn chế” đối với sự phát triển của
những loại hình gọi xe cơng nghệ chỉ mới xuất hiện trên thị trường. Theo đó, Bộ Giao
thơng vận tải đã trình Chính phủ hai phương án như sau:
Phương án thứ nhất là xe hợp đồng điện tử như Grab phải có phù
hiệu xe hợp đồng điện tử, khơng phải là xe taxi và không phải gắn mào
như xe taxi truyền thống.
Phương án thứ hai, theo đề xuất của Hiệp hội taxi Hà Nội và TP Hồ

Chí Minh, quy định toàn bộ các phương tiện kinh doanh vận tải có sức
chứa dưới 9 chỗ có ứng dụng phần mềm tính tiền, phải là xe taxi.
Tuy nhiên, đáng nói là nếu quy định các công ty cung cấp dịch vụ ứng
dụng kết nối như Grab hay Uber là đơn vị kinh doanh vận tải sẽ đi ngược lại
với xu thế thế giới. Trong nền kinh tế thời đại 4.0, các doanh nghiệp có xu
hướng chun mơn hóa, tập trung đầu tư vào một hoặc một số công đoạn trong
chuỗi các giá trị, nhằm tìm cách tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
Vì vậy, Uber và Grab là hai đơn vị cung cấp phần mềm, họ không trực
tiếp thực hiện hoạt động vận chuyển. Thế mạnh của 2 hãng này là phát triển
công nghệ phần mềm phục vụ kết nối với hành khách và quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải. Việc buộc các doanh nghiệp công nghệ phải đáp ứng các điều

16


kiện của tồn bộ q trình kinh doanh vận tải chính là đi ngược với xu hướng
chun mơn hóa.
Và hơn nữa, ở dự thảo Nghị định lần này, người tiêu dùng có thể thấy một
cách tư duy vẫn cũ, đó là “khơng quản được thì cấm” và thậm chí nếu gặp các
vấn đề rắc rối, phức tạp thì cũng cấm ln. Nói như TS Nguyễn Đình Cung Viện trưởng CIEM, Uber hay Grab chỉ là hiện tượng của một xu thế, chúng ta
có thể “quản” được hiện tượng chứ khơng thể “cản” được một xu thế (Huyền,
2019).
“Việc ép Grab và Uber vào khuôn của taxi truyền thống là sai lầm. Việc
Uber và Grab sử dụng các phần mềm nhằm phục vụ chung cho mục đích kinh
doanh vận tải, điều hành các phương tiện để vận chuyển hành khách thì khơng
thể gọi là đơn vị kinh doanh vận tải. Kinh doanh theo kiểu Uber hay Grab là
một phương thức hoàn toàn mới, nó sẽ làm thay đổi các quan hệ giao dịch hiện
có, tạo ra cân bằng về cung - cầu, giúp giảm chi phí hay thậm chí đưa chi phí
giao dịch về bằng không. Tuy nhiên, các quy định được áp đặt từ cơ quan quản
lý có thể khiến chi phí của họ tăng thêm và đối tượng chịu thiệt vẫn là người

dân”, ơng Cung nói.
Theo ơng Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam,
cần phải xem xét lại cách thu thuế đối với Uber và Grab để đảm bảo tính cơng
bằng. “Mặc dù xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 2014, nhưng Uber đã
trốn thuế và phải đến năm 2016 mới bắt đầu thu được thuế của Uber với số tiền
lên đến 30 tỷ đồng. Bộ Tài chính cần thanh tra việc nộp thuế của Uber, Grab
trong những năm qua một cách rõ ràng và minh bạch. Nếu không thực hiện
chúng tôi sẽ kiến nghị với nhà nước để xử lý, thậm chí chúng tơi sẽ kiến nghị
để nhà nước xử lý hình sự về việc trốn thuế” - ơng Thanh nói.
Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội - ơng Đỗ Quốc Bình cũng cho hay, trong
khi taxi truyền thống phải gánh chịu nhiều loại thuế như giá trị gia tăng 10%,
thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, thì Uber và Grab đang được hưởng mức thuế
doanh thu chỉ 3% trên 80% doanh thu. "Như vậy, cả hai hãng Uber và Grab đều
đang được hưởng ưu đãi với mức thuế xấp xỉ 2,4% trên doanh thu và 1,5% thuế
thu nhập, điều này gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước và đẩy nhiều hãng
taxi khác trước thềm phá sản”, theo lời ơng Bình nói.
Bộ Giao thơng vận tải đã từng gửi văn bản bác bỏ việc thí điểm hỗ trợ
quản lý và kết nối hoạt động chở hành khách bằng cách ứng dụng và khoa học
công nghệ theo hợp đồng của Uber Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải khẳng
định rằng, các cơ quan chức năng tại Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã
tìm thấy, kiểm tra và xử lý nhiều các loại xe hợp đồng, ô tô cá nhân sử dụng
phần mềm Uber để vận chuyển hành khách, thu phí trái với quy định của pháp
luật nước ta. Câu chuyện của Uber hay Grab chỉ là những ví dụ điển hình của
việc phát triển nền kinh tế chia sẻ mà chưa có hành lang pháp lý bảo hộ. Với
sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ và sự kêu gọi của Nhà nước
gây dựng một cộng đồng đổi mới sáng tạo, chắc chắn trong tương lai gần mơ
hình này sẽ được mở rộng hơn. Tuy nhiên, việc chưa có các quy định về luật
pháp nào đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp dưới mô hình trên sẽ làm
cản trở Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế chia sẻ và đồng thời, những câu


17


chuyện "đơn thương độc mã" không chỉ diễn ra với các tài xế cơng nghệ của
Grab, Uber mà cịn với các doanh nghiệp khác.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể từng thừa nhận hiện nay công tác quản lý
chưa chặt chẽ do Grab, Uber là mơ hình mới mới được thí điểm ở Việt Nam và
thậm chí đối với thế giới cũng vẫn là mới. Tất nhiên trong thời gian thí điểm
khơng thể tránh khỏi những sai sót, bất cập nhưng tất cả những bất cập này sẽ
phải được giải quyết khi ban hành nghị định 86 sửa đổi.
"Bộ Giao thông vận tải rất cẩn trọng trong việc lấy ý kiến, nghiên cứu sửa
đổi Nghị định 86. Đây là một mơ hình hoàn toàn mới lạ, nhạy cảm, với nhiều
quan điểm khác nhau nhưng chúng tôi khẳng định Nghị định 86 sửa đổi và
quan điểm của Bộ Giao thông vận tải là khuyến khích phát triển cơng nghệ,
khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xây dựng các phần mềm, bán phần
mềm cho các hãng taxi, các hãng vận tải. Do đó bộ khung pháp lý mới chắc
chắn sẽ không thể triệt tiêu khoa học công nghệ và không đi ngược lại xu thế
của cách mạng 4.0" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Trong một số lần sửa đổi Nghị định trước đó, Bộ Giao thơng vận tải từng
đề xuất định danh các loại hình như Grab, Go-Viet trở thành doanh nghiệp vận
tải. Tuy vậy, đa số các chuyên gia trong ngành đều phản đối quan điểm này.
Ơng Đỗ Hịa - một chuyên gia chiến lược cho rằng nếu “ép” Grab vào mơ hình
của một doanh nghiệp vận tải, họ sẽ trở về đúng bản chất của mơ hình taxi
truyền thống. Tới lúc đó, Grab buộc phải tăng chi phí th mặt bằng, phình bộ
máy, chi phí lương thưởng, chi phí quản lý, chế độ đãi ngộ cho nhân viên, sửa
chữa, bảo dưỡng xe… Tất cả chi phí sẽ được doanh nghiệp sẽ áp vào giá thành,
người dân hết thời đi xe giá rẻ. Bao nhiêu cái mới, cái tiến bộ, cái hay sẽ trở
nên vơ nghĩa (Huyền, 2019).
“Cần phải đón đầu những thay đổi liên tục về công nghệ, hoặc thậm chí
có luật riêng để quản lý Grab. Trong đó, phân định trách nhiệm của mỗi đơn vị

về cơ sở hạ tầng, quản lý thuế,… Không thể lấy cái cũ chỉnh sửa lại vì bản chất
hồn tồn khơng giống nhau, họ không phải taxi, kinh doanh vận tải. Thời đại
công nghệ hiện nay, chỉ có cơng nghệ mới quản được cơng nghệ”, ơng Hịa
chia sẻ.
Từ góc nhìn của Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng đã đến lúc các nhà lập chính sách phải
nhận thấy được sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế chia sẻ.
Khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải suy nghĩ theo thị trường,
sự phát triển của công nghệ và những phương thức kinh doanh mới, chứ không
phải dùng thủ tục hành chính can thiệp.
Các doanh nghiệp, hiệp hội và nhà quản lý cần thay đổi tư duy. Ngoài ra,
những phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng cơng nghệ mới có thể chưa
được khuyến khích, phải chịu rào cản kỹ thuật, nhưng không đồng nghĩa là loại
bỏ phương thức kinh doanh này. Vì thế, các cơ quan quản lý nhà nước cũng
phải tư duy theo sự phát triển của công nghệ, thị trường và các hình thức kinh
doanh mới mà dùng thủ tục hành chính can thiệp.
Phó Chủ tịch Chun trách Ủy ban An tồn Giao thơng Quốc Gia Khuất
Việt Hùng cho rằng, theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐCP về kinh doanh vận tải bằng ô tô, siết các điều kiện kinh doanh vận tải, thì

18


các quy định về quản lý các loại hình kinh doanh xe công nghệ về chất lượng
và dịch vụ cũng đã được quy định gần sát với các điều kiện thực tế.
Theo quy định các vấn đề về quản lý, tất cả các loại hình gọi xe cơng
nghệ đều phải kết nối với đơn vị quản lý về tài chính và các cơ quan quản lý
nhà nước.
Ngồi các chính sách giá tốt để thu hút hành khách, các ứng dụng phải
tăng cường dịch vụ và sự tiện lợi như duy trì mức giá ổn định. Theo chun gia
kinh tế Ngơ Trí Long, thị trường gọi xe đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc

liệt.
Do đó, chính sách giá tốt là yếu tố quan trọng nhất để các hãng giành thị
phần. Tuy nhiên, ngồi ra cần phải có thêm hai yếu tố nữa là dịch vụ tốt và tiện
lợi. Cũng theo ông Long, năng lực tài chính tốt nhưng chính sách giá, quản trị
không tốt, không quan tâm đến người lao động sẽ khó tồn tại.

19


III. Kết luận
Trong bối cảnh mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển ngày
càng mạnh mẽ tại Việt Nam, việc áp dụng nền tảng về công nghệ vào các dịch
vụ cơ bản hàng ngày của người tiêu dùng đang ngày càng trở lên phổ biến.
Cùng với đó, sự ảnh hưởng của mơ hình nền kinh tế chia sẻ cũng đang mở ra
một thị trường mới đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có
thể khai thác.
Loại hình gọi xe cơng nghệ của người tiêu dùng chính là một trong
những mơ hình dịch vụ ra đời và ứng dụng cả hai yếu tố này trong hoạt động
kinh doanh. Với loại hình gọi xe mới này, các doanh nghiệp tận dụng được ưu
thế về công nghệ cũng như khả năng mở rộng không giới hạn số lượng phương
tiện vận chuyển do tận dụng được các phương tiện “nhàn rỗi” của một bộ phận
không nhỏ người dân trong xã hội. Chính vì những ưu điểm mà hình thức gọi
xe truyền thống khơng thể đạt được, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia
vào hình thức gọi xe cơng nghệ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các doanh nghiệp vận tải công nghệ. Qua bài tiểu luận của nhóm, ta có thể xác
định được một cách tổng quan Việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ gọi xe
công nghệ trực tuyến ở Việt Nam để nhận thức được rằng chuyển đổi số đã và
đang tạo ra không gian phát triển kinh tế - xã hội số, và điều này đang len lỏi
trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào ở nước ta. Trên hết, gọi xe cơng nghệ
khơng nằm ngồi xu thế đó, nó góp phần mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát

triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá
trình chuyển đổi số.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bích, T. (2020). Tồn cảnh thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam 2019. Thế
chân vạc chưa thể hình thành?. Truy xuất từ />Duy, T. (2018). Vụ kiện lịch sử giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ: Kiến
tạo hay bảo hộ?. Truy xuất từ />Hà, M. (2019). Bộ GTVT ủng hộ ứng dụng gọi xe công nghệ. Truy xuất từ
/>Hoàng, N. (2019). Thị trường gọi xe công nghệ trong 4 năm qua. Truy xuất từ
/>Huyền, T. (2019). Tư duy mới cho mơ hình kinh tế mới. Truy xuất từ
/>Lê, A. (2020). Chuyển đổi số - Hành trình của hiện tại và tương lai. Truy xuất từ
/>
Nhóm PV (2017). Vì sao taxi truyền thống “bơi xấu” Uber, Grab?. Truy xuất từ
/>Nguyễn, H.H.H (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gọi xe công nghệ của
người tiêu dùng tại Hà Nội (Luận văn thạc sĩ). (8340101)

Thành, L. (2020). “Nóng” thị trường đặt xe cơng nghệ năm 2020. Truy xuất từ
/>Thiên, T. (2020). Tăng trưởng tới 200%, xe công nghệ đếm tiền mỏi tay mùa
dịch Covid – 19. Truy xuất từ />“Thị trường đặt xe công nghệ Việt liệu đã bão hoà?” (2020). Truy xuất từ
/>
Thu, D. (2019). Ứng dụng công nghệ gọi xe 4.0, bộ mặt ngành vận tải thay đổi.
Trần, C.D. (2017). Ứng dụng công nghệ thơng tin và tự động hố nâng cao dịch vụ
Logictics. Truy xuất từ />
Truy xuất từ />21



×